Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm phát triển công tác đoàn đội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.99 KB, 9 trang )

A/ Đặt vấn đề:
Trong công cuộc đổi mới CNH- HĐH đất nước, con người được đặt ở trung
tâm chiến lược phát triển kinh tế- xã hội.Trong đó, lớp Thiếu niên Nhi đồng
hôm nay sẽ là những công dân, những người chủ tương lai của đất nước. Hơn
nữa, đứng trước những nhu cầu và sự phát triển đa dạng phong phú của Thiếu
nhi, đòi hỏi những người làm công tác chăm sóc và giáo dục Thiếu niên nhi
đồng phải cố gắng, phấn đấu để thực sự trở thành những nhà giáo dục và có đầy
đủ những kiến thức khoa học về công tác xây dựng Đội và phong trào Thiếu
nhi.
Để làm được điều đó, đòi hỏi người giáo viên TPT phải chủ động, sáng
tạo trong quá trình tổ chức các hoạt động nhằm thu hút được toàn thể Đội viên
và nhi đồng tham gia một cách tích cực, có hiệu quả. Thông qua các hoạt động
đó nhằm giúp các em thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy, phấn đấu học tập và rèn
luyện trở thành những con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt, cháu ngoan Bác Hồ.
B/ Đặc điểm ,tình hình:
Quảng Hợp là một xã vùng cao, đời sống của nhân dân ở đây còn nhiều khó
khăn. Hơn nữa, địa hình bị chia cắt bởi đồi núi, khe suối nên có tới 4 điểm
trường, đóng ở 4 địa bàn thôn khác nhau.
Năm học 2007 – 2008 Liên đội có 10 Chi đội và 14 lớp nhi đồng.
Tổng số HS 550 em : Trong đó :
Đội viên 240 em, Nhi đồng 310 em. Cụ thể từng điểm trường như sau:
Điểm trường Trung tâm có 4 Chi đội (86 em) và 5 lớp Nhi đồng (112 em).
Điểm trường Hợp Phú có 2 Chi đội ( 62 em) và 3 lớp Nhi đồng (56 em).
Điểm trường Bưởi Rỏi có 2 Chi đội (47 em) và 3 lớp Nhi đồng (66 em)
Điểm trường Thanh Xuân có 2 chi đội (45 em) và 3 lớp Nhi đồng (69 em ).
ở mỗi điểm trường đều có các lớp từ khối 1 đến khối 5 nên được cơ cấu như
một “Liên đội” độc lập. Chính vì vậy việc tổ chức các hoạt động Đội một cách
đồng bộ và thống nhất gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, để xây dựng được phong
trào Đội ở các điểm trường lẻ là một việc làm hết sức khó khăn và gặp không ít
trở ngại.
Song bên cạnh những khó khăn mà Liên đội gặp phải, liên đội luôn nhận


được sự quan tâm, chỉ đạo và tạo điều kiện của BGH nhà trường, của HĐĐ các
cấp cũng như sự nhiệt tình của tập thể GV chủ nhiệm nên trong những năm học
vừa qua, đặc biệt là năm học 2007 – 2008 phong trào hoạt động Đội của liên đội
nói chung và các điểm trường lẻ nói riêng đã có nhiều chuyển biến rõ rệt và đạt
được những thành tích đáng khích lệ.
C/ Các giải pháp cơ bản:
1.Khảo sát đặc điểm, tình hình:
Vào đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát cụ thể, toàn diện các điểm
trường để nắm bắt đặc điểm, tình hình từng khu vực, thông qua việc trò chuyện
với học sinh, với GV phụ trách khu vực và với Ban đại diện phụ huynh của từng
khu vực để nắm bắt được những tâm tư, nguyện vọng cũng như những mặt
thuận lợi và khó khăn của từng điểm trường. Trong đó, lưu ý nhất với điểm
trường có học sinh là công giáo.
2.Xây dựng kế hoạch hoạt động:
Sau khi khảo sát, nắm được đặc điểm tình hình của các điểm trường, tôi đã
tiến hành xây dựng kế hoạch hoạt động cho từng khu vực một cách cụ thể, phù
hợp với đặc điểm từng điểm trường. Đồng thời, dựa vào đó để tôi xây dựng kế
hoạch hoạt động chung cho toàn Liên đội, bám sát chương trình hoạt động của
HĐĐ Huyện, chọn các nội dung hoạt động trọng tâm, phù hợp với từng đặc
điểm, tình hình của Liên đội, của các điểm trường. Phân chia thời gian cụ thể
cho từng hoạt động, theo chủ điểm từng tháng, từng tuần, sát với chương trình
hoạt động ngoài giờ lên lớp của nhà trường.
Sau khi xây dựng xong kế hoạch hoạt động của từng điểm trường và kế hoạch
chung của toàn Liên đội, tôi trình lên BGH nhà trường với HĐĐ xã để xin ý
kiến chỉ đạo. Từ đó, có sự thống nhất giữa Liên đội, Nhà trường và HĐĐ xã
trong việc tổ chức thực hiện các hoạt động trên. Kế hoạch hoạt động này được
thảo luận trong HĐSP, Chi đoàn nhà trường, BCH liên đội và nó là một phần
của bản Phương hướng hoạt động của Liên đội trong năm học 2007 – 2008
được trình bày trước Đại hội Liên đội.
3.Xây dựng hệ thống tổ chức:

Tôi đã đề xuất với BGH trong việc xây dựng đội ngũ phụ trách chi đội, phụ
trách nhi đồng, đảm bảo phối hợp có hiệu quả giữa công tác chủ nhiệm với công
tác phụ trách Đội, phụ trách Nhi đồng. Tham mưu với BGH chọn mỗi điểm
trường một GV có đầy đủ phẩm chất, năng lực, đặc biệt là sự nhiệt tình, tâm
huyết với phong trào Đội và đóng vai trò như là một “Tổng phụ trách khu vực”
để phối hợp cùng với Liên đội trong việc chỉ đạo, tổ chức các hoạt động ở khu
vực.
Hướng dẫn các Chi đội tiến hành Đại hội, chọn đại biểu đi dự Đại hội Liên
đội ( mỗi lớp 5 em). Thông qua Đại hội Liên đội để bầu ra BCH Liên đội gồm
có 5 em ( mỗi điểm trường1 em, riêng ở Trung tâm có 2 em ) BCH Liên đội
thực sự là những Đội viên ưu tú, nhiệt tình với phong trào Đội, năng nổ sáng tạo
trong mọi hoạt động. Từ đó, lên kế hoạch để bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đội
cho đội ngũ Phụ trách chi đội và tổ chức tập huấn hướng dẫn cho đội ngũ BCH
về mọi cộng việc và kĩ năng công tác Đội để làm sao các em có khả năng chủ
động triển khai, hướng dẫn đội viên của chi đội mình hoạt động.
Riêng đối với phụ trách sao, tôi đã phối hợp chặt chẽ với GV chủ nhiệm
để lựa chọn những em ở các khu vực có khả năng làm phụ trách sao. Từ đó, bồi
dưỡng các em tiến hành các bước tổ chức sinh hoạt sao Nhi đồng, các kĩ năng
hoạt động, tập múa, dạy hát, hướng dẫn trò chơi vv Làm thế nào để các em
thấy thích thú công việc mình đang làm và hoàn thành tốt công việc được giao.
Mục tiêu của việc xây dựng hệ thống tổ chức nhằm hình thành một đội ngũ
cán bộ có đủ tâm huyết, có năng lực tổ chức các hoạt động Đội từ phụ trách các
chi đội đến BCH Đội. Đó phải là một ê kíp (Theo nghĩa tích cực) hiểu biết lẫn
nhau, đoàn kết thân ái, có tinh thần hợp tác, cộng đồng trách nhiệm vì phong
trào chung của toàn Liên đội.
4.Tổ chức thực hiện:
Để có sự thống nhất trong một số họat động giữa các điểm trường, tôi đã
quy định thời gian cụ thể cho từng hoạt động như đọc báo đội, truy bài, thể dục,
múa hát, sinh hoạt sao vv Bên cạnh đó, thành lập các Đội cờ đỏ để theo dõi và
kiểm tra các hoạt động ở từng điểm trường.

Nhằm khuyến khích sự hứng thú trong học tập và rèn luyện giữa các lớp
trong khu vực với nhau, Liên đội đã in 4 lá cờ thi đua phát cho 4 khu vực.
Trong tuần, lớp nào đạt thành tích cao sẽ được nhận cờ thi đua và được tuyên
dương trước cờ vào sáng thứ 2. Chính vì vậy đã tạo được phong trào thi đua học
tập sôi nổi giữa các lớp trong khu vực với nhau. Ngoài ra, Liên đội còn kết hợp
với nhà trường và các đoàn thể trong và ngoài nhà trường phát động các phong
trào thi đua với những nội dung thiết thực, cụ thể mang tính tập trung nhân các
ngày lễ lớn như 20/11, 22/12, 3/2, 26/3,19/ 5 vv cụ thể như làm báo tường,
làm biểu đồ thi đua gắn sao học tập, sao chiến công. Phối kết hợp với Ban đại
diện phụ huynh, xin kinh phí để tổ chức một số hoạt động như hội điễn văn
nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tổ chức HKPĐ cấp trường
nhân dịp 22/12, Thi Phụ trách sao giỏi, thi Nghi thức đội viên nhân dịp 26/3 vv
sau mỗi Hội thi Liên đội cùng với BCH Chi đoàn, Ban hoạt động ngoài giờ của
nhà trường tiến hành đánh giá, rút kinh nghiệm và khen thưởng kịp thời cho các
đội đạt thành tích cao.
Thông qua các hội thi đã tạo ra được các sân chơi lành mạnh cho các em
“Học mà chơi - Chơi mà học” gây dựng được phong trào TDTT, VHVN trong
trường học, đồng thời thông qua các Hội thi đã phát hiện và tuyển chọn những
em có năng khiếu ở các môn để từ đó tiến hành luyện tập và tham gia các Hội
thi do Phòng Giáo Dục và Huyện tổ chức.
Song song với việc xây dựng các phong trào bề nổi, Liên đội còn đẩy
mạnh phong trào thi đua học tập và rèn luyện vì đây chính là hoạt động trọng
tâm của Liên đội, bằng các hình thức gắn với chủ điểm của từng tháng trở thành
phong trào xuyên suốt trong năm học như phong trào: “ Bông hoa điểm 10 dâng
tặng Thầy cô” Nhân dịp 20/11. “Bắn trúng vòng 10” Nhân dịp 22/12. Làm biểu
đồ thi đua với tiêu đề “Hành trình về thăm quê Bác” Từ 03 / 02 đến 19 / 5. Bên
cạnh đó, Liên đội đã xây dựng được các mô hình học tập như “ Đôi bạn cùng
tiến”, “ Đôi bạn điểm 10”. Phong trào “Giúp bạn vượt khó”vv
Các đợt thi đua đều có nội dung và tiêu chí cụ thể, phù hợp với mỗi chủ điểm.
5. Công tác kiểm tra đánh giá:

Để đánh giá một cách khách quan và thực chất các hoạt động Đội ở từng
điểm trường, hàng tháng BCH liên đội kết hợp với Đội cờ đỏ đi kiểm tra. Công
tác kiểm tra tiến hành một cách công bằng, đánh giá thẳng thắn những việc làm
tốt và những mặt còn tồn tại của từng điểm trường để từ đó phát huy những ưu
điểm, thế mạnh và hạn chế những yếu điểm của từng khu vực. Thông qua việc
kiểm tra Liên đội tiến hành xếp loại thi đua hàng tháng cho các lớp và từng
điểm trường. Đồng thời, TPT Đội cùng với BCH Liên đội cũng tiến hành kiểm
điểm, đúc rút kinh nghiệm kịp thời.
6.Công tác phối kết hợp với các lực lượng ngoài trường học:
Nhằm để giáo dục thiếu niên và nhi đồng một cách đồng bộ, đúng hướng
và mang tính thống nhất thông qua hoạt động Đội. Tôi đã trực tiếp trao đổi với
HĐĐ xã và đặc biệt ở các Chi đoàn ở nông thôn để triển khai các hoạt động Đội
trên địa bàn dân cư. Nhất là vào dịp hè, tổ chức tốt bàn giao HS về sinh hoạt hè
tại địa phương. Nhằm giúp cho các hoạt động trên địa bàn dân cư có hiệu quả
tôi đã trực tiếp tập huấn cho các anh chị đoàn viên thanh niên một số kĩ năng
hoạt động như cách tổ chức trò chơi, các bài múa hát về thiếu nhi vv và một số
hình thức hoạt động khác để các em được tham gia sinh hoạt và vui chơi ngoài
giờ lên lớp nhằm tạo cho các em có môi trường vui chơi lành mạnh và bổ ích.
Giúp các em phát triển một cách toàn diện về Trí - Thể - Mĩ.
D/ Kết quả đạt được:
Nhờ sự quan tâm, giúp đỡ và chỉ đạo sát sao của BGH nhà trường, của Chi
đoàn và của HĐĐ các cấp cũng như sự nhiệt tình, cố gắng của bản thân, áp
dụng các mô hình hoạt động phù hợp với từng điểm trường nên đã phát huy
được sức mạnh của từng điểm trường. Chính vì vậy trong thời gian qua, Liên
đội Trường Tiểu học Quảng Hợp đã đạt được một số thành tích đáng khích lệ,
nhất là năm học 2007 – 2008.
* Kết quả đạt được: ở cấp Liên đội có:
- 8/10 Chi đội đạt chi đội mạnh xuất sắc.
- 12/14 Lớp nhi đồng xếp loại tốt.
- 40/42 Sao đạt Sao cháu ngoan Bác Hồ.

Dẫn đầu về phong trào học tập có các chi đội: Kim Đồng, Chi đội Lê Văn
Tám, Chi đội Lê Hồng Phong, Chi đội Nguyễn Bá Ngọc. Về lớp Nhi đồng có
các lớp 3C, 1C, .
Dẫn đầu về phong trào TDTT là điểm trường Bưởi Rỏi.
Về phong trào Văn hóa Văn nghệ có điểm trường Thanh Xuân.
Điểm trường có phong trào Thi đua học tập sôi nổi và có chất lượng là Trung
Tâm.
Dẫn đầu về việc thực hiện tốt CTRL Đội viên là điểm trường Hợp Phú
* Trong năm học qua Liên đội đã tham gia tốt các phong trào và các cuộc thi do
Phòng GD và Huyện tổ chức:
- Tham gia viết thư gửi chào mừng đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ IX
được 290 bài
- Tham gia viết thư Quốc tế UPU lần thứ 37 được 310 bài
- Tham gia cuộc thi vẽ tranh nói không với trừng phạt thân thể và tinh
thần trẻ em do HĐĐ Tỉnh tổ chức được 131 bài
Nhờ làm tốt công tác chuẩn bị cũng như sự đầu tư thời gian luyện tập nên Liên
đội đã đạt được một số thành tích ở các cuộc thi:
+Tham gia HKPĐ cấp cụm đạt giải 3 toàn đoàn (trong đó có 2 giải nhất,
3 giải nhì và 3 giải ba).
+Tham gia HKPĐ cấp Huyện được xếp thứ 22 toàn đoàn (trong đó có
một giải nhì môn cờ vua và 1 giảI khuyến khích môn điền kinh)
+ Tham gia HKPĐ Tỉnh đạt một huy chương đồng môn cờ vua nữ
- Cuối năm được HĐĐ Huyện kiểm tra và công nhận là Liên đội Mạnh
xuất sắc
Tuy những thành tích còn khiêm tốn nhưng phần nào nó đã đánh dấu được
sự chuyển biến một cách rõ rệt về phong trào hoạt động Đội của một liên đội
vùng cao, còn gặp nhiều khó khăn.
E/ Bài học kinh nghiệm:
1* Để xây dựng được phong trào hoạt động Đội ở liên đội có nhiều điểm
trường, trước hết, đòi hỏi người TPT phải nắm rỏ đặc điểm tình hình của từng

điểm trường. Từ đó, lên kế hoạc hoạt động cụ thể phù hợp cho từng khu vực, kế
hoạch chung cho liên đội.
2* Phối hợp chặt chẽ với GV chủ nhiệm, với BCH liên đội. Tập huấn các kĩ
năng, nghiệp vụ công tác Đội cho đội ngũ này một cách đầy đủ đúng quy trình.
3* Phối hợp với các lực lượng xã hội, lực lượng giáo dục khác để làm tốt công
tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục Thiếu niên , nhi đồng.
4* Tranh thủ sự chỉ đạo của BGH nhà trường, của Đoàn thanh niên và HĐĐ các
cấp để có sự phối hợp trong quá trình hoạt động.
5* Đòi hỏi người Tổng phụ trách phải nhiệt tình với phong trào Đội, tính kiên
trì và lòng yêu trẻ. Có năng lực, kinh nghiệm tổ chức các hoạt động Đội. Không
ngừng tự học, tự nghiên cứu và học hỏi đồng nghiệp trong việc tổ chức hoạt
động Đội để xây dựng vốn kinh nghiệm, vốn kiến thức cho bản thân.
G/ Kết luận:
Trong những năm qua, Đội TNTP Hồ Chí Minh đã và đang khẳng định
được vị trí của mình, thể hiện rõ sự phát triển cả về số lượng và chất lượng. Để
đạt được kết quả này, bản thân tổ chức Đội đã có những đổi mới về các loại
hình hoạt động nhằm thu hút trẻ em vào tổ chức, tạo cho mọi đội viên phát huy
mọi khả năng của mình trong hoạt động Đội, nhất là ở các trường thuộc vùng
khó khăn, để tổ chức Đội thực sự là lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà
trường.
Để hoạt động Đội ngày càng phát triển hơn nữa, đòi hỏi người Phụ trách
phải bết yêu trẻ, nhiệt tình, có năng lực và kinh nghiệm để làm nòng cốt tập hợp
các lực lượng phụ trách Đội và Thiếu nhi.
Bên cạnh đó đòi hỏi bản thân người TPT phải biết đổi mới cách thức hoạt
động sao cho phù hợp với nhu cầu phát triển của trẻ em ngày một đa dạng và
phong phú, phù hợp với đặc điểm từng trường, từng vùng miền. Từng bước
nâng cao nhận thức, năng lực học tập và các hoạt động cho học sinh vùng khó
khăn. Rút dần khoảng cách giữa các trường vùng khó khăn với các trường đồng
bằng.
Nhằm góp phần giáo dục các em một cách toàn diện về : Văn - Trí -Thể -

Mĩ, xứng đáng là những chủ nhân của tương lai của đất nước.

×