Tải bản đầy đủ (.doc) (109 trang)

Hoàn thiện tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ nông dân đầu tư cơ giới hóa nông nghiệp của tỉnh Hải Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (642.23 KB, 109 trang )

TRƯờNG ĐạI HọC KINH Tế QUốC DÂN

NGUYễN THị MINH THANH
hoàn thiện tổ chức thực thi chính sách
hỗ trợ nông dân đầu t cơ giới hóa
nông nghiệp của tỉnh hải dơng
Hà NộI - 2013
TRƯờNG ĐạI HọC KINH Tế QUốC DÂN

NGUYễN THị MINH THANH
hoàn thiện tổ chức thực thi chính sách
hỗ trợ nông dân đầu t cơ giới hóa
nông nghiệp của tỉnh hải dơng
Chuyờn ngnh: Qun lý kinh t v chớnh sỏch
Ngi hng dn khoa hc:
PGS. TS. PHAN KIM CHIN
Hà NộI - 2013
LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan luận văn này là công trình được tác giả tự nghiên cứu,
thu thập và xử lý tài liệu, số liệu về cơ giới hóa nông nghiệp nông thôn của tỉnh Hải
Dương thông qua nguồn số liệu của Cục Thống kê tỉnh Hải Dương, Sở Nông nghiệp
& PTNT Hải Dương, Hội Nông dân tỉnh Hải Dương, Chi cục Phát triển nông thôn
Hải Dương, Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT Hải Dương, và các tài liệu có liên
quan khác. Kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được sử
dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tác giả hoàn toàn chịu trách nhiệm về luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!
Hải Dương, ngày … tháng … năm 2013
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Minh Thanh
LỜI CẢM ƠN


Với tình cảm chân thành, tôi xin được bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến Ban lãnh
đạo, các Giáo sư, Tiến sỹ, các thầy cô giáo của Khoa Quản lý kinh tế và Viện Đào
tạo Sau đại học, trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội đã tận tình hướng dẫn,
giảng dạy, giúp đỡ, tạo điều kiện trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn
thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc nhất đến PGS. TS Phan Kim Chiến,
người trực tiếp hướng dẫn khoa học đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và động viên tôi
hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng biết ơn Ban lãnh đạo và các cán bộ chuyên môn của Hội
Nông dân tỉnh Hải Dương, Sở Nông nghiệp & PTNT Hải Dương, Chi cục Phát triển
nông thôn Hải Dương, Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT Hải Dương Cục Thống kê
tỉnh Hải Dương… đã tạo điều kiện, cung cấp số liệu, thông tin cần thiết và giúp đỡ
tôi trong quá trình tìm hiểu nghiên cứu đề tài để hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên khích lệ và giúp
đỡ tôi hoàn thành quá trình học tập và nghiên cứu.
Mặc dù với sự nỗ lực cao nhất nhưng luận văn không thể tránh khỏi những
thiếu sót, tôi kính mong được sự góp ý của các Thầy, Cô để luận văn được hoàn
thiện hơn.
Hải Dương, ngày … tháng … năm 2013
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Minh Thanh
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Dịch nghĩa
CNH Công nghiệp hóa
GĐLH Gặt đập liên hợp
HĐH Hiện đại hóa
HTX Hợp tác xã
ML Mã lực
MTQG Mục tiêu quốc gia

PTNT Phát triển nông thôn
UBND Ủy ban nhân dân
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
SƠ ĐỒ
TRƯờNG ĐạI HọC KINH Tế QUốC DÂN

NGUYễN THị MINH THANH
hoàn thiện tổ chức thực thi chính sách
hỗ trợ nông dân đầu t cơ giới hóa
nông nghiệp của tỉnh hải dơng
Chuyờn ngnh: Qun lý kinh t v chớnh sỏch
Hà NộI - 2013
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Theo tinh thần Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII và hội
nghị Trung Ương lần thứ VII (khoá VII) là tiến hành CNH- HĐH nông thôn. Đây là
quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với việc đổi mới căn bản về công nghệ và
kỹ thuật ở nông thôn, tạo nền tảng cho việc phát triển nhanh, theo hướng nâng cao
hiệu quả kinh tế ở nông thôn, góp phần phát triển bền vũng nèn kinh tế quốc dân
với tốc độ cao.
Theo Nghị quyết: công nghiệp hóa nông nghiệp là bộ phận của công nghiệp hóa
nông thôn, nội dung chủ yếu là đưa máy móc thiết bị, ứng dụng các phương pháp sản
xuất kiểu công nghiệp, các phương pháp và hình thức tổ chức kiểu công nghiệp vào tất
cả lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Hiện đại hóa nông nghiệp là quá trình không ngừng
nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật- công nghệ, trình độ tổ chức và quản lý sản xuất
nông nghiệp. Đây cũng là quá trình cần thực hiện một cách liên tục vì luôn có những
tiến bộ khoa học mới xuất hiện và được ứng dụng vào trong sản xuất.
Như vậy việc thực hiện cơ giới hoá là một trong những nội dung quan trọng
của quá trình CNH- HĐH nông nghiệp. Nó là đường lối chủ trương, chính sách của
Đảng và Nhà nước trong việc thực hiện pháp triển nông nghiệp, nông thôn.
Đối với việc sản xuất nông nghiệp nói chung thì: việc thực hiện cơ giới hoá

nông nghiệp sẽ tạo ra một năng suất lao động cao, sản phẩm có chất lượng từ đó sẽ
hạ được giá thành sản phẩm đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Khi tiến hành cơ giới
hoá nông nghiệp sẽ giảm tính mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp bởi vì máy móc sẽ
giảm bớt thời gian gieo cấy, làm dất và thu hoạch các loại cây trồng. Với việc thực
hiện cơ giới hoá cho phép giảm bớt lao động tay chân nặng nhọc, đồng thời tạo ra
một lực lượng lao động dồi dào cho các lĩnh vực khác của nền kinh tế quốc dân.
Đối với nước ta hiện nay việc thực hiện cơ giới hoá trong sản xuất nông
nghiệp trở nên cấp bách và cần thiết hơn vì: sản xuất nông nghiệp nước ta hiện nay
vấn còn lac hậu, manh mún, thủ công… Do đó để có thể từng bước đi lên sản xuất
hàng hoá thì phải nhanh chóng đưa máy móc vào trong sản xuất nông nghiệp.
i
Chính sách hỗ trợ nông dân đầu tư cơ giới hóa nông nghiệp của tỉnh Hải
Dương đã phần nào giải quyết được vấn đề cấp bách trên, qua quá trình làm việc tại
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương tác giả nhận thấy được tầm
quan trọng của chính sách trong việc đóng góp vào xây dựng nông thôn mới và phát
triển CNH- HĐH đất nước. Tuy nhiên, công tác thực thi chính sách vẫn còn gặp
nhiều khó khăn và vướng mắc. Một trong những việc làm cấp thiết hiện nay là hoàn
thiện công tác tổ chức thực thi chính sách để chính sách có thể thực hiện hiệu quả
và thành công. Vì vậy, để nghiên cứu một cách tổng thể quá trình tổ chức thực hiện
và đánh giá hiệu quả, thông qua đó đề xuất biện pháp cơ chế nhằm hoàn thiện hơn
công tác tổ chức thực thi chính sách cho giai đoạn tiếp theo, tác giả lựa chọn đề tài:
“Hoàn thiện tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ nông dân đầu tư cơ giới hóa
nông nghiệp của tỉnh Hải Dương”. Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được
kết cấu thành 3 chương như sau:
Chương 1: Cở sở lý luận về tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ nông dân đầu
tư cơ giới hóa nông nghiệp.
Chương 2: Phân tích thực trạng tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ nông dân
đầu tư cơ giới hóa nông nghiệp của tỉnh Hải Dương.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức thực thi chính sách hỗ
trợ nông dân đầu tư cơ giới hóa nông nghiệp của tỉnh Hải Dương.

* Mục tiêu nghiên cứu đề tài:
- Hệ thống hóa lý luận cơ bản về tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ nông dân
đầu tư cơ giới hóa nông nghiệp. Xây dựng khung lý thuyết cho tổ chức thực thi
chính sách.
- Đánh giá thực trạng tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ nông dân đầu tư cơ
giới hóa nông nghiệp của tỉnh Hải Dương Hải Dương. Những thành tựu đạt được,
những mặt hạn chế, yếu kếm và nguyên nhân.
- Đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức thực thi chính
sách để tạo mọi điều kiện hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế nông nghiệp, giúp nông
dân giảm nghèo và làm giàu chính đáng.
ii
* Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng các phương pháp phân tích như: phương pháp thống kê
mô tả được dùng để thống kê số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân; phương pháp
so sánh nhằm đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng đã được lượng hóa có cùng một
nội dung, tổ chức tương tự để xác định xu hướng, mức độ biến động, đánh giá kết
quả theo thứ tự thời gian, không gian; phương pháp chuyên gia, chuyên khảo được
sử dụng thông qua việc tham khảo, hỏi ý kiến các chuyên gia về lĩnh vực chuyên
môn và quản lý.
- Nguồn số liệu:
Số liệu thứ cấp: Tổng hợp các tài liệu, số liệu từ các báo cáo thực hiện đề án
và dự án về hỗ trợ cho nông dân đầu tư cơ giới hóa hàng năm, báo cáo 5 năm của
các cấp Hội Nông dân.
Thu thập thông tin từ sách, báo, internet và các nguồn có sẵn khác.
Thu thập các văn bản pháp quy, văn bản hành chính Nhà nước và chủ
trương, chính sách hỗ trợ, chương trình đầu tư phát triển cơ giới hóa cho nông
nghiệp, nông thôn.
* Nội dung luận văn
Luận văn được chia làm 3 chương.
Trong chương 1, tác giả trình bày cơ sở lý luận về tổ chức thực thi chính

sách hỗ trợ nông dân đầu tư cơ giới hóa nông nghiệp. Chia làm 3 mục lớn:
Mục 1 tác giả trình bày những vấn đề liên quan đến chính sách hỗ trợ nông
dân đầu tư cơ giới hóa nông nghiệp, bao gồm khái niệm về cơ giới hóa nông
nghiệp, khái niệm về chính sách hỗ trợ nông dân đầu tư cơ giới hóa nông nghiệp,
mục tiêu và các giải pháp cơ bản của chính sách.
Mục 2 hệ thống hóa lý luận cơ bản về tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ
nông dân đầu tư cơ giới hóa nông nghiệp, khái niệm và mục tiêu tổ chức thực thi
chính sách. Xây dựng khung lý thuyết cho tổ chức thực thi chính sách bao gồm
iii
những điều kiện thực thi chính sách thành công, quá trình tổ chức thực thi chính
sách gồm 3 giai đoạn: chuẩn bị triển khai chính sách, chỉ đạo thực thi chính sách và
kiểm tra sự thực hiện chính sách.
Mục 3 tác giả thông qua kinh nghiệm từ một số tỉnh thực hiện chính sách hỗ
trợ nông dân đầu tư cơ giới hóa nông nghiệp để rút ra bài học cho tỉnh Hải Dương
trong công tác tổ chức thực thi chính sách.
Chương 2, tác giả phân tích thực trạng tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ
nông dân đầu tư cơ giới hóa nông nghiệp của tỉnh Hải Dương. Gồm 4 mục lớn:
Mục 1 giới thiệu về khái quát về tỉnh Hải Dương thông qua các tiêu chí: vị trí
địa lý, thời tiết khí hậu, hệ thống giao thông và cơ sở hạ tầng, cơ cấu kinh tế chung
của tỉnh Hải Dương; cùng với đó là nêu rõ tình hình đầu tư cơ giới hóa nông nghiệp
của tỉnh trong những năm qua.
Mục 2 trình bày cụ thể về chính sách hỗ trợ nông dân đầu tư cơ giới hóa
nông nghiệp của tỉnh Hải Dương, mục tiêu và giải pháp thực hiện của chính sách
trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
Mục 3 phân tích thực trạng tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ nông dân đầu
tư cơ giới hóa nông nghiệp của tỉnh Hải Dương trong giai đoạn 2008- 2013. Thực
trạng chuẩn bị triển khai chính sách, thực trạng chỉ đạo thực thi chính sách, thực
trạng kiểm soát sự thực hiện chính sách.
Mục 4 tác giả đánh giá kết quả công tác tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ
nông dân đầu tư cơ giới hóa nông nghiệp của tỉnh Hải Dương. Thông qua phân tích

thực trạng tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ nông dân đầu tư cơ giới hóa nông
nghiệp của tỉnh Hải Dương trong giai đoạn 2008- 2013 ở phần trên, tác giả đưa ra
các đánh giá về kết quả thực hiện theo các mục tiêu, điểm mạnh của tổ chức thực thi
chính sách, điểm yếu của tổ chức thực thi chính sách, nguyên nhân của các điểm
yếu trên.
Chương 3, tác giả đưa ra phương hướng hoàn thiện tổ chức thực thi chính
iv
sách trong thời gian tới và trình bày một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ
chức thực thi chính sách hỗ trợ nông dân đầu tư cơ giới hóa nông nghiệp của tỉnh
Hải Dương. Thông qua các nhóm giải pháp cho chuẩn bị triển khai chính sách,
nhóm giải pháp cho chỉ đạo thực hiện chính sách, nhóm giải pháp cho kiểm soát sự
thực hiện chính sách, nhóm các giải pháp khác. Từ đó nêu lên một số kiến nghị đối
với Hội Nông dân tỉnh Hải Dương, UBND tỉnh Hải Dương và Nhà nước.
v
TRƯờNG ĐạI HọC KINH Tế QUốC DÂN

NGUYễN THị MINH THANH
hoàn thiện tổ chức thực thi chính sách
hỗ trợ nông dân đầu t cơ giới hóa
nông nghiệp của tỉnh hải dơng
Chuyờn ngnh: Qun lý kinh t v chớnh sỏch
Ngi hng dn khoa hc:
PGS. TS. PHAN KIM CHIN
Hà NộI - 2013
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Nông nghiệp, nông thôn, nông dân luôn là vấn đề quan tâm của Đảng và Nhà
nước ta qua các thời kỳ cách mạng và trong những năm đổi mới. Nông dân nước ta
chiếm 72% dân số với 26 triệu lao động chiếm 60% lao động cả nước, là đội quân
chủ lực của thời kỳ cách mạng, nông dân vốn có truyền thống yêu nước nồng nàn,

tinh thần lao động cần cù sáng tạo, ý thức cộng đồng cao, coi trọng tình làng nghĩa
xóm. Sản xuất nông nghiệp tạo ra hàng hóa nông sản đáp ứng nhu cầu cuộc sống
của mọi thành viên xã hội, cung cấp nguyên liệu cho công nghệ chế biến, góp phần
giải quyết lao động tại chỗ, ổn định tình hình kinh tế xã hội. Phát triển nông nghiệp,
kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới là tiền đề quan trọng để thực hiện công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thị trường nông thôn nước ta rộng lớn và còn rất
nhiều tiềm năng phát triển. Nâng cao đời sống và thu nhập cho nông dân cũng chính
là mở rộng thị trường nông thôn, giúp cho các doanh nghiệp có cơ hội phát triển,
mở rộng sản xuất, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước.
Trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng hiện nay, công nghiệp hóa, hiện
đại hóa nông nghiệp, nông thôn được coi là yêu cầu cần thiết, nhất là khi Việt Nam
đang nỗ lực tập trung triển khai xây dựng nông thôn mới. Trong quá trình đó, không
thể không tổ chức thực hiện cơ giới hóa nông nghiệp.
Hải Dương là tỉnh nằm trong vùng đồng bằng Bắc bộ, có vị trí địa lý, điều
kiện tự nhiên, kinh tế xã hội thuận lợi cho sự phát triển. Kinh tế của tỉnh trong
những năm qua liên tục tăng trưởng ở mức khá, nhất là công nghiệp- dịch vụ. Tuy
nhiên, hiện nay sản xuất nông, lâm, thuỷ sản vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ
cấu GDP toàn tỉnh, trên 70% dân số sống ở nông thôn, làm nông nghiệp là chủ yếu.
Trong những năm qua tỉnh Hải Dương đã có nhiều chủ trương, chính sách đầu tư
cho phát triển nông nghiệp, nông thôn tạo điều kiện nâng cao năng suất, chất lượng,
hiệu quả sản xuất nông nghiệp, góp phần quan trọng thúc đẩy nhanh quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
1
Căn cứ vào Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 về nông nghiệp, nông
dân, nông thôn của Ban chấp hành trung ương Đảng khóa X, Nghị quyết Đại hội
Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ XV, và các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội đến
năm 2015 của tỉnh Hải Dương đã đề ra phải chú ý đầu tư, chăm lo cho nông nghiệp,
nông thôn, nông dân theo hướng sản xuất hàng hóa hiện đại; đẩy mạnh chăn nuôi
gắn với công nghiệp chế biến; xây dựng nông thôn mới và cơ giới hóa nông nghiệp,
giảm thiểu sức lao động. Tạo mọi điều kiện hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế nông

nghiệp, giúp nông dân giảm nghèo và làm giàu chính đáng.
Chính sách hỗ trợ vốn cho nông dân đầu tư cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp
nằm trong đề án Chuyển đổi cơ cấu cây trồng để đạt hiệu quả kinh tế cao do Ủy ban
nhân dân (UBND) tỉnh Hải Dương phê duyệt được Hội Nông dân tỉnh xây dựng và
thực hiện, được cấp ủy, chính quyền, các ngành và hội viên, nông dân đánh giá cao.
Với diện tích gần 64.000ha lúa/ vụ, việc tiếp tục đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông
nghiệp là cần thiết. Mục tiêu đến năm 2015 tỷ lệ cơ giới hóa trong khâu làm đất đạt
95%, vận chuyển 80%, cắt gặt 30% thì việc tiếp tục hỗ trợ nông dân mua máy
nông nghiệp là cần thiết.
Chính sách hỗ trợ vốn cho nông dân đầu tư cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp
đã thực hiện xong giai đoạn 1 (2008- 2010) và đạt được nhiều kết quả đáng kể nên
tiếp tục được triển khai giai đoạn 2 (2012- 2015) kế thừa và phát huy những thành
tựu từ giai đoạn trước.
Là một cán bộ đang công tác và làm việc tại Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn tỉnh Hải Dương, qua quá trình công tác tác giả nhận thấy được tầm quan
trọng của chính sách trong việc đóng góp vào phát triển và xây dựng nông thôn
mới. Vì vậy, để nghiên cứu một cách tổng thể quá trình tổ chức thực hiện và đánh
giá hiệu quả, thông qua đó đề xuất biện pháp cơ chế nhằm hoàn thiện hơn công tác
tổ chức thực thi chính sách cho giai đoạn tiếp theo, tác giả lựa chọn đề tài: “Hoàn
thiện tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ nông dân đầu tư cơ giới hóa nông
nghiệp của tỉnh Hải Dương” làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế và
chính sách của mình.
2
2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
- Hệ thống hóa lý luận cơ bản về tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ nông dân
đầu tư cơ giới hóa nông nghiệp. Xây dựng khung lý thuyết cho tổ chức thực thi
chính sách.
- Đánh giá thực trạng tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ nông dân đầu tư cơ
giới hóa nông nghiệp của tỉnh Hải Dương Hải Dương. Những thành tựu đạt được,
những mặt hạn chế, yếu kếm và nguyên nhân.

- Đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức thực thi chính
sách để tạo mọi điều kiện hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế nông nghiệp, giúp nông
dân giảm nghèo và làm giàu chính đáng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quá trình tổ chức thực thi chính sách hỗ
trợ cho nông dân đầu tư cơ giới hóa nông nghiệp của tỉnh Hải Dương.
* Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: tập trung nghiên cứu quá trình thực thi chính sách hỗ trợ nông
dân đầu tư cơ giới hóa nông nghiệp của chính quyền tỉnh Hải Dương.
- Về không gian: trong địa bàn tỉnh Hải Dương.
- Về thời gian: Tổng hợp, phân tích các số liệu được thu thập trong giai đoạn
từ 2008- 2012, các giải pháp được đề xuất nhằm hoàn thiện tổ chức thực thi chính
sách cho giai đoạn tiếp theo đến năm 2015.
3
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Khung lý thuyết nghiên cứu
4
Các điều kiện tổ
chức thực thi chính
sách hỗ trợ nông
dân đầu tư cơ giới
hóa nông nghiệp
Chính sách
tối ưu
Sự ủng hộ
của các đối
tượng hưởng
lợi
Nền hành

chính mạnh
Quá trình tố chức
thực thi chính sách
hỗ trợ nông dân đầu
tư cơ giới hóa nông
nghiệp
Kết quả thực hiện
chính sách hỗ trợ
nông dân đầu tư
cơ giới hóa nông
nghiệp
- Tăng tỷ lệ cơ giới
hóa trong sản xuất
nông nghiệp
- Khuyến khích đầu
tư vào máy móc
nông nghiệp phục
vụ sản xuất.
Cam kết và
quyết tâm
của lãnh đạo
các cấp
Kiểm soát sự
thực hiện
chính sách
Chỉ đạo
thực hiện
chính sách
Chuẩn bị
triển khai

chính sách
4.2. Nguồn số liệu
Số liệu thứ cấp: Tổng hợp các tài liệu, số liệu từ các báo cáo thực hiện đề án
và dự án về hỗ trợ cho nông dân đầu tư cơ giới hóa hàng năm, báo cáo 5 năm của
các cấp Hội Nông dân.
Thu thập thông tin từ sách, báo, internet và các nguồn có sẵn khác.
Thu thập các văn bản pháp quy, văn bản hành chính Nhà nước và chủ
trương, chính sách hỗ trợ, chương trình đầu tư phát triển cơ giới hóa cho nông
nghiệp, nông thôn.
4.3. Phương pháp phân tích số liệu
Luận văn sử dụng các phương pháp phân tích như: phương pháp thống kê
mô tả được dùng để thống kê số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân; phương pháp
so sánh nhằm đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng đã được lượng hóa có cùng một
nội dung, tổ chức tương tự để xác định xu hướng, mức độ biến động, đánh giá kết
quả theo thứ tự thời gian, không gian; phương pháp chuyên gia, chuyên khảo được
sử dụng thông qua việc tham khảo, hỏi ý kiến các chuyên gia về lĩnh vực chuyên
môn và quản lý.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
* Ý nghĩa khoa học
Lưa chọn và tập hợp góp phần hệ thống hóa lý luận về cơ giới hóa nông
nghiệp, nông thôn; chính sách hỗ trợ nông dân đầu tư cơ giới hóa nông nghiệp và tổ
chức thực thi chính sách hỗ trợ nông dân đầu tư cơ giới hóa nông nghiệp. Làm rõ
vai trò của chính sách trong phát triển và xây dựng nông thôn mới; những nhân tố
tác động đến lợi thế, tiềm năng cũng như những hạn chế của việc thực thi cơ giới
hóa nông nghiệp, nông thôn.
* Ý nghĩa thực tiễn
Đánh giá thực trạng hiệu quả của việc thực thi chính sách hỗ trợ nông dân
đầu tư cơ giới hóa nông nghiệp của tỉnh Hải Dương thời gian qua; đề xuất các giải
pháp nhằm hoàn thiện quá trình thực thi chính sách hỗ trợ nông dân đầu tư cơ giới
hóa nông nghiệp góp phần thúc đẩy phát triển cơ giới hoá nông nghiệp nông thôn

5
tỉnh Hải Dương thời gian tới, góp phần thực hiện chương trình Công nghiệp hóa-
Hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn tỉnh Hải Dương; thực hiện theo Nghị quyết số
26 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn của Ban chấp hành trung ương Đảng khóa
X, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ XV, và các mục tiêu phát
triển kinh tế- xã hội đến năm 2015 của tỉnh Hải Dương đã đề ra.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài lời mở đầu và kết luận, luận văn được chia làm 3 chương:
Chương 1: Cở sở lý luận về tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ nông dân đầu
tư cơ giới hóa nông nghiệp.
Chương 2: Phân tích thực trạng tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ nông dân
đầu tư cơ giới hóa nông nghiệp của tỉnh Hải Dương.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức thực thi chính sách hỗ
trợ nông dân đầu tư cơ giới hóa nông nghiệp của tỉnh Hải Dương.
6
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC THỰC THI CHÍNH SÁCH
HỖ TRỢ NÔNG DÂN ĐẦU TƯ CƠ GIỚI HÓA
NÔNG NGHIỆP
1.1 Chính sách hỗ trợ nông dân đầu tư cơ giới hóa nông nghiệp
1.1.1 Khái niệm về Cơ giới hóa nông nghiệp
Cơ giới hóa là quá trình thay thế công cụ lao động thủ công bằng công cụ cơ
giới hóa, thay thế động lực sức người và gia súc bằng động lực máy móc, thay thế
phương pháp sản xuất thủ công lạc hậu bằng phương pháp sản xuất hiện đại, nghĩa
là thay thế từng yếu tố của lực lượng sản xuất bằng toàn bộ lực lượng sản xuất phát
triển, có nền thực hiện là công nghiệp cơ khí phát triển đặc biệt là công nghiệp cơ
khí phục vụ cho nông nghiệp.
Cơ giới hóa nông nghiệp là quá trình sử dụng máy móc vào sản xuất nông
nghiệp thay thế một phần hoặc toàn bộ sức người hoặc súc vật nhằm tăng năng suất
lao động và giảm nhẹ cường độ lao động. Cơ giới hóa nông nghiệp có các mức độ

khác nhau từ cơ giới hóa từng công việc riêng lẻ (cày đất, gieo hạt, đạp lúa) đến
việc cơ giới hóa liên hoàn đồng bộ một quy trình sản xuất một cây trồng, một vật
nuôi, một sản phẩm nông nghiệp (Từ điển Bách khoa Nông nghiệp, 1991).
Quá trình cơ giới hóa nông nghiệp được tiến hành qua các giai đoạn sau: Quá
trình này được bắt đầu từ cơ giới hóa bộ phận (từng khâu riêng lẻ) tiến lên cơ giới
hóa tổng hợp rồi tự động hoá.
- Cơ giới hóa bộ phận (từng khâu riêng lẻ) trước hết và chủ yếu được thực
hiện ở những công việc nặng nhọc tốn nhiều sức lao động và dễ dàng thực hiện.
Đặc điểm giai đoạn này mới sử dụng các chiếc máy riêng lẻ cho từng khâu.
- Cơ giới hóa tổng hợp là sử dụng liên tiếp các hệ thống máy móc vào tất
cả các giai đoạn của quá trình sản xuất. Đặc trưng của giai đoạn này là sự ra đời
hệ thống máy trong nông nghiệp, đó là những tổng thể máy bổ xung lẫn nhau và
hoàn thành liên tiếp tất cả các quá trình lao động sản xuất sản phẩm ở địa
phương, từng vùng.
7
- Tự động hoá là giai đoạn cao nhất của cơ giới hóa nông nghiệp. Quá trình
này sử dụng hệ thống máy với phương tiện tự động để hoàn thành liên tiếp tất cả
các quá trình sản xuất từ lúc chuẩn bị đến lúc kết thúc cho sản phẩm. Đặc trưng giai
đoạn này là một phần lao động chân tay với lao động trí óc, con người giữ vai trò
giám đốc, giám sát, điều chỉnh quá trình sản xuất nông nghiệp.
1.1.2 Chính sách hỗ trợ nông dân đầu tư cơ giới hóa nông nghiệp
Theo nghiên cứu của Đại học Kinh tế quốc dân: “Chính sách là hệ thống
quan điểm, chủ trương, biện pháp và quản lý được thể chế hóa bằng pháp luật của
nhà nước để giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội của đất nước”. Chính sách nông
nghiệp, nông thôn là tổng thể các biện pháp kinh tế và những biện pháp khác của
Nhà nước (từ Trung ương đến địa phương) tác động đến nông nghiệp, nông thôn và
các ngành, lĩnh vực có liên quan trực tiếp đến nông nghiệp, nông thôn nhằm đạt
được những mục tiêu nhất định, với những điều kiện thực hiện nhất định và trong
một thời hạn xác định.
Căn cứ vào Quyết định số 497/QĐ- TTg ngày 17 tháng 4 năm 2009 của Thủ

tướng Chính phủ về việc hỗ trợ vốn vay mua máy móc thiết bị, vật tư phục vụ sản
xuất nông nghiệp và vật liệu xây dựng nhà ở khu vực nông thôn; Nghị định số
63/2010/QĐ- TTg về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tốn thất sau thu hoạch đối với
nông sản, thủy sản; Nghị định 02/2010/NĐ- CP của Chính phủ về khuyến nông;
Nghị định số 63/NQ- CP ngày 23 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ về đảm bảo an
ninh lương thực quốc gia; Quyết định số 124/ QĐ- TTg ngày 02 tháng 02 năm 2012
của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất
ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030…
1.1.2.1 Khái niệm về chính sách hỗ trợ nông dân đầu tư cơ giới hóa nông nghiệp
Chính sách hỗ trợ nông dân đầu tư cơ giới hóa nông nghiệp là chính sách hỗ
trợ về vốn, lãi suất hoặc kỹ thuật cho người nông dân mua máy móc thiết bị, vật tư
cơ giới phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Nội dung hỗ trợ của chính sách hỗ trợ nông dân đầu tư cơ giới hóa nông
nghiệp bao gồm:
8
- Hỗ trợ về vốn;
- Hỗ trợ về lãi suất;
- Hỗ trợ về kỹ thuật.
Trong nghiên cứu này, tác giả luận văn chỉ tập trung vào nghiên cứu chính
sách hỗ trợ về lãi suất vốn vay cho người nông dân mua máy móc cơ giới hóa phục
vụ sản xuất nông nghiệp.
Theo đó, hàng hóa sản xuất trong nước được hỗ trợ bao gồm: sản phẩm máy
móc, thiết bị cơ khí, phương tiện phục vụ sản xuất và chế biến nông nghiệp gồm các
chủng loại máy: các loại động cơ đốt trong (động cơ nhỏ dưới 30 mã lực (ML),
động cơ thủy lực dưới 80 ML); máy gặt đập liên hợp, máy kéo, mày cày, máy xới,
máy làm đất, máy gặt, tuốt lúa, sấy nông sản, xát lúa gạo, bơm nước, phát điện, máy
vò chè, tẽ ngô, gieo hạt, máy sục khí ôxy nuôi thủy sản, các loại ghe, xuồng có gắn
động cơ , máy cắt cỏ, băm cỏ, máy nghiền, trộn, đóng viên, đóng bánh thức ăn cho
gia súc, gia cầm, máy vắt sữa, máy ấp, nở gia cầm, xe tải nhẹ, máy vi tính để bàn,
vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp gồm: phân bón hóa học các loại, thuốc bảo vệ

thực vật. Các loại vật liệu xây dựng chủ yếu để làm nhà ở khu vực nông thôn.
Những hàng hóa trên phải là sản phẩm được sản xuất trong nước và phải
được đăng ký, niêm yết giá bán và có nhãn hàng hóa theo quy định.
Để được vay vốn và hỗ trợ lãi suất, các tổ chức, cá nhân vay phải có địa chỉ
cư trú hợp pháp và được UBND xã, phường, thị trấn xác nhận là người trực tiếp sản
xuất (không phải mua về để bán lại), có hợp đồng vay vốn với nhân hàng thương
mại theo quy định.
Các ngân hàng thương mại cho vay theo cơ chế tín dụng thông thường, thực
hiện giảm trừ số tiền lãi được hỗ trợ vào số tiền lãi phải cho các tổ chức, cá nhân
vay khi đến hạn thu lãi vay. Không được từ chối hỗ trợ lãi suất, nếu khoản vay
thuộc đối tượng được hỗ trợ lãi suất.
Nguồn kinh phí thực hiện chính sách được cấp từ các nguồn ngân sách của
Trung ương, địa phương và các nguồn tài trợ đóng góp hợp pháp của các nhà tài trợ
và các tổ chức trong và ngoài nước.
9
1.1.2.2 Mục tiêu của chính sách hỗ trợ nông dân đầu tư cơ giới hóa nông nghiệp
Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến
năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Thủ tướng Chính phủ đã đề ra mục tiêu cho
cơ giới hóa nông nghiệp nói chung, mục tiêu của chính sách hỗ trợ nông dân đầu tư
cơ giới hóa nông nghiệp nói riêng là phấn đấu đến năm 2020 tỷ lệ cơ giới hóa khâu
làm đất tăng từ 70% năm 2010 lên 95%, khâu gieo trồng, chăm bón từ 25% lên
70%, khâu thu hoạch từ 30% lên 75%, khâu chế biến từ 30% lên 80%. Khuyến
khích phát triển mạnh máy gặt đập liên hợp và máy gặt xếp dãy rải hàng cải tiến
loại công suất 0,4ha/ h/ máy trở lên.
Khuyến khích đầu tư sản xuất máy động cơ, máy canh tác phục vụ sản xuất
nông, lâm, ngư nghiệp, diêm nghiệp với giá thành hợp lý. Mở rộng sản xuất theo
hướng tập trung chuyên canh, hình thành cánh đồng mẫu lớn, nhằm tạo điều kiện
cho nông dân, doanh nghiệp, các tổ chức sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, diêm
nghiệp áp dụng nhanh cơ giới hóa vào các khâu sản xuất- bảo quản- chế biến- vận
chuyển và tiêu thụ sản phẩm.

1.1.2.3 Các giải pháp cơ bản của chính sách hỗ trợ nông dân đầu tư cơ giới
hóa nông nghiệp
a/ Giải pháp hỗ trợ về vốn
Một trong các phương thức hỗ trợ cho người mua máy là hỗ trợ trực tiếp vào
giá máy. Theo Nghị định số 02 về khuyến nông, đối với các mô hình cơ giới hóa
nông nghiệp, bảo quản chế biến và ngành nghề nông thôn, nghề muối, được hỗ trợ
kinh phí để mua công cụ, máy cơ khí, thiết bị với mức 100% ở địa bàn khó khăn,
huyện nghèo, không quá 75% ở địa bàn trung du miền núi, bãi ngang và không quá
50% ở địa bàn đồng bằng.
Cụ thể là đối với khu vực đồng bằng, các máy móc cơ giới phục vụ cho sản
xuất nông nghiệp được hỗ trợ 50% giá trị mua máy nhưng không quá 75 triệu đồng/
1 máy. Nguồn kinh phí thực hiện các chương trình dự án khuyến nông trong đó có
các chương trình dự án về cơ giới hóa nông nghiệp được cấp từ các nguồn ngân
sách của Trung ương, địa phương và các nguồn tài trợ đóng góp hợp pháp của các
nhà tài trợ và các tổ chức trong và ngoài nước.
10
Thực tế ngân sách Nhà nước luôn có hạn, mà các ngành nghề cần hỗ trợ lại
nhiều. Nếu thực hiện giải pháp hỗ trợ này chính quyền tỉnh sẽ phải chịu nhiều tốn kém
hơn, thêm vào đó thủ tục hỗ trợ phải qua nhiều công đoạn lằng nhằng do đó không
được chính quyền tỉnh quan tâm thực hiện như các giải pháp hỗ trợ về lãi suất.
b/ Giải pháp hỗ trợ về lãi suất
Theo Quyết định số 497 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ vốn vay mua
máy móc thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và vật liệu xây dựng nhà ở
khu vực nông thôn. Các tổ chức, cá nhân được hỗ trợ lãi suất 4% với mức vay tối đa
100% giá trị hàng hóa nhưng không quá 7 triệu đồng/ ha đối với vật tư sản xuất
nông nghiệp, không qúa 50 triệu đồng đối với vật liệu làm nhà ở nông thôn.
Theo Quyết định số 63 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ nhằm giảm tổn
thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản, thì theo đó ngân sách nhà nước hỗ trợ
100% lãi suất trong 2 năm đầu, từ năm thứ 3 là 50% đối với các loại máy móc, thiết
bị có giá trị sản xuất trong nước trên 60% và có nhãn hàng hóa theo quy định của

pháp luật về nhãn hàng hóa, trong đó bao gồm: Các loại máy làm đất, gieo cấy,
trồng, chăm sóc, thu hoạch nông sản, máy sấy, vật liệu cơ bản để làm sân phơi có
diện tích đến 1000m
2
.
Cụ thể hình thức hỗ trợ là cho vay vốn từ 70%- 80% giá máy (để đảm bảo
mức huy động vốn đối ứng ban đầu của nông hộ thấp) và hỗ trợ lãi suất 100% trong
thời gian 3 năm, chính quyền cấp tỉnh chỉ định ngân hàng tham gia cho vay vốn, đề
ra tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp phân phối máy trợ giá một cách bình đẳng, công
khai. Việc tập hợp nhu cầu và thẩm định người được mua máy do Sở Nông nghiệp
& PTNT thực hiện. Các thủ tục thanh toán, trả lãi nên được thực hiện trực tiếp từ
kho bạc nhà nước tỉnh với ngân hàng.
c/ Giải pháp hỗ trợ về kỹ thuật
Đối với các giải pháp hỗ trợ về kỹ thuật cho nông dân của chính sách hỗ trợ
nông dân đầu tư cơ giới hóa nông nghiệp, thì chủ yếu là mở các lớp đào tạo bồi
dưỡng, tập huấn, truyền nghề cho nông dân về cơ khí, kỹ thuật vận hành, sử dụng
11

×