Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

So sánh những điểm tương đồng và khác biệt của Trung Quốc với tiến trình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.24 KB, 14 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Theo quan niệm của người Trung Quốc, thể chế kinh tế là hành thức tổ chức cụ
thể và chếđộ quản lý kinh tế của mỗi một chếđộ kinh tế xã hội hoặc một quan hệ sản
xuất. Chếđộ kinh tế là tổng hoà của các mối quan hệ sản xuất chiếm địa vị thống trị
trong xã hội, là tiêu chí căn bản của một hình thái xã hội, có tính ổn định. Để xây
dựng nền kinh tế thị trường, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã kết hợp lý luận của Mác
với thực tiễn Trung Quốc từđóđã hình thành hệ tư tưởng chỉđạo ( lấy tư tưởng của
Mao Trạch Đông làm chủđạo) lãnh đạo cuộc cách mạng dân chủ nhân dân, đem lại
thắng lợi cho cho cách mạng Trung Quốc vào năm 1949.
Nhưng khi bước vào công cuộc xây dựng kinh tế, chính trị, xã hội, đáp ứng
bước phát triển mới thì những chính sách đó, những tư tưỏng cũ không còn phù hợp
nữa. Thực tế trong nước cũng như quốc tế đã có nhiều thay đổi đòi hỏi phải có
đường , lối mới, chính sách mới. Trải qua một thời gian khá dài từ năm 1978 sau Đại
hội TW 3 khoá XI đến Đại hội XIV ( tháng 10/1992) tiến trình nhận thức về tư tưởng
cải cách thể chế kinh tế, Đảng Cộng sản Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Đặng Tiểu
Bình đã dẫn dắt dân tộc Trung Hoa đi tới một cuộc trường chinh mới với lí luận xây
dựng chủ nghĩa xã hội mang mầu sắc Trung Quốc, trong đó tư tưởng về cải cách thể
chế kinh tếđã có một bước tiến quan trọng - Xây dựng thể chế kinh tế thị trường
XHCN.
Do còn hạn chế về tài liệu, nên trong bài tiểu luận này không thể tránh khỏi
thiếu sót, em mong muốn nhận được những ý kiến chỉ bảo của Giáo sư – Tiến sĩ Mai
Ngọc Cường
Em xin trân trọng cảm ơn!
1 1
PHẦN I
TIẾN TRÌNH TƯ TƯỞNG THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG XHCN Ở TRUNG QUỐC
1- Sự phá sản của đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội kiểu cũở Trung Quốc
những năm 1960 – 1970.
Đại hội đại biểu toàn quỗc lần thứ VIII Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 1956
đã phân tích, đánh giá lại tình hình sau khi cơ bản hoàn thàn, cải tạo XHCN về chếđộ
tư hữu tư liệu sản xuất, đề ra nhiệm vụ triển khai nhiệm vụ xây dựng CNXH. Theo


đánh giá thìđường lối của Đại hội VIII làđúng đắn, nhưng sự chuẩn bị tư tưởng không
đầy đủ của Đảng lúc bấy giờđối với công cuộc xây dựng CHXH toàn diện. Do xác
định mô hình thể chế kinh tế XHCN là kinh tế kế hoạch, nên ngay ở giai đoạn đầu
khôi phục đất nước sau chiến tranh, nền kinh tế kế hoạch đã có tác dụng nhanh chóng
tập trung nhân lực, tài lực, vật lực đểđảm bảo các mục tiêu kế hoạch đãđề ra. Nhưng ở
thể chế này, do Nhà nước tập trung cao độ, quản lí xí nghiệp quá cứng nhắc, không
phân biệt rõ chức năng quản lí nhà nứơc về kinh tế với quản lí sản xuất kinh doanh,
duy trì chếđộ công hữu đơn nhất, loại bỏ sản xuất hàng hoá và tác dụng của quy luật
giá trị nên càng ngày nó càng làm mất đi nhiều sức sống của kinh tế XHCN. Với các
chủ trương như "Đại nhảy vọt", " Ba ngọn cờ hồng", " Toàn dân làm gang thép", "
Công xã nhân dân' đãđưa Trung Quốc vào thảm hoạ lạc hậu, đói nghèo và cùng với
tư tưởng cực tả còn đẩy Trung Quốc vào một cuộc cuồng phong "cách mạng văn hoá
vô sản" đưa Trung Quốc đến bờ vực của thảm hoạ diệt vong.
Mặt khác vai trò của Trung Quốc trên thế giới bị giảm sút khi Trung Quốc đại
lục chỉ là " người khổng lồ rỗng ruột" bị cô lập với thế giới bên ngoài. Đây là lí do
chính cùng với tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, sựđiều
chỉnh thích ứng mới của CNTB, sự lạc hậu, trì trệ khủng hoảng của CNXH thế giới
đã góp phần thúc đẩy ban lãnh đạo Trung Quốc tích cực tìm kiếm con đường thích
2 2
hợp để tiếp tục xây dựng CNXH ở Trung Quốc là con đường xây dựng " CNXH
mang màu sắc Trung Quốc " và trên cơ sởđóđể hình thành và xây dựng thể chế kinh
tế thị trường XHCN ở Trung Quốc.
2- Sự hình thành lí luận thể chế kinh tế thị trường XHCN ở Trung Quốc.
Công cuộc cải cách kinh tế vĩđại của Trung Quốc chia làm các giai đoạn như
sau:
_ Năm 1978 – 1984: giai đoạn khởi đầu về nhận thức cải cách thể chế kinh tế, đó là từ
"kinh tế kế hoạch đơn thuần" sang "kinh tế kế hoạch là chủ yếu, điều tiết thị trường là
bổ sung" hay còn gọi là "kinh tế hàng hóa có kế hoạch".
_ Từ 1984 – 1989: giai đoạn chuyển sang "kết hợp kinh tế kế hoạch với điều tiết thị
trường"

_ Từ 1989 – 1992: giai đoạn chuyển sang "kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa"
Lí luận về kinh tế thị trường XHCN là một bộ phận cấu thành quan trọng hàng
đầu của lí luận Đặng Tiểu Bình, cũng là lí luận về chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc
Trung Quốc.
*Giai đoạn khởi đầu của cuộc cải cách, Hội nghị trung ương III khóa XII (
12/1978)
Sau ngày thành lập nước, Trung Quốc xác định mô hình thể chế kinh tế XHCN
là kinh tế kế hoạch. ở thể chế này, Trung Quốc đã nhanh chóng đảm bảo các mục tiêu
trọng điểm quốc gia. Tuy nhiên, thể chế này cũng đã bộc lộ những yếu điểm và ngày
càng làm mất đi nhiều sức sống của kinh tế XHCN do hiệu quả kinh tếđem lại là rất
thấp đòi hỏi các nhà lãnh đạo Trung Quốc phải nghiên cứu tìm hướng đi mới phù hợp
với tình hình của Trung Quốc.
Hội nghị Trung ương III khoá XI (12/1978), Trung Quốc tiến hành cải cách
mở, nhà lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình chỉ ra, muốn phát triển sức sản xuất,
phải cải cách thể chế kinh tế. Mục tiêu và thực chất của cuộc cải cách này là thay đổi
3 3
thể chế kinh tế cũ, xây dựng thể chế kinh tế mới giải phóng và phát triển sức sản xuất
để thực hiện hiện đại hoá XHCN. Nhiệm vụ của của công cuộc hiện đại hóa XHCN
bao gồm nhiều mặt, nhưng phát triển kinh tế phải là nhiệm vụ trung tâm, chỉ có phát
triển kinh tế mới giải quyết được mâu thuẫn chủ yếu trong giai đoạn đầu của CNXH ở
Trung Quốc. Ngay từ Hội nghị Trung ương III ( khóa XII ) này, Đặng Tiểu Bình đã có
tư tưởng chuyển Trung Quốc sang nền kinh tế thị trường, nhưng do lúc này, còn mơ
hồ về lí luận kinh tế thị trường thuộc CNXH hay CNTB, đồng thời có nhiều quan
điểm khác nhau về xác định thể chế kinh tế của Trung Quốc trong giai đoạn này như:
một thời gian dài đã tồn tại quan điểm cho rằng: kinh tế kế hoạch tương đồng với chủ
nghĩa xã hội, kinh tế thị trường tương đồng với CNTB, nhiều nhà kinh tế học Trung
Quốc đã cho rằng, nền kinh tế XHCN ở Trung Quốc là "kinh tế hàng hóa có kế
hoạch", thậm chí có người đãđưa ra quan niệm nền kinh tế XHCN ở Trung Quốc là
"kinh tế thị trường XHCN", còn cố vấn kinh tế Tiết Mộ Kiều đãđề cập tới quan điểm
cần phải lợi dụng thị trường để làm sống động lưu thông.

Hội nghị Quốc vụ viện năm 1979 đã thảo luận vấn đề: Thúc đẩy xây dựng hiện
đại hóa Trung Quốc như thế nào? Phó Thủ tướng Quốc vụ viện Lí Tiên Niệm lúc
đóđãđưa ra tư tưởng "kết hợp kinh tế kế hoạch với kinh tế thị trường".
Ông Trần Vân cho rằng: "Kết hợp kinh tế kế hoạch và kinh tế thị trường, lấy
kinh tế kế hoạch làm chủ thể. Kinh tế thị trường là sự bổ sung quan trọng, chứ không
phải là sự bổ sung thứ yếu", "kinh tế kế hoạch là chính, điều tiết thị trường là phụ".
Mối quan hệ giữa kinh tế kế hoạch và kinh tế thị trường được ông Lý Tiên
Niệm đã làm rõ hơn trong Hội nghị công tác Trung ương (4/1979) "Kết hợp kinh tế
kế hoạch với điều tiết thị trường, lấy kế hoạch làm chủ thể, đồng thời triệt tiêu để
coi trọng tác dụng của điều tiết thị trường". Tư tưởng này đãđược các nhà kinh tế
Trung Quốc ủng hộ.
4 4
Ông Đặng Tiểu Bình còn cho rằng: kinh tế thị trường chỉ tồn tại ở xã hội TBCN
là thật không đúng. Tại sao CNXH lại không? Không thể nói xây dựng kinh tếthị
trường là CNTB được, ông nêu rõ Trung Quốc xây dựng kinh tế kế hoạch là chính,
nhưng cũng kết hợp với thị trường. Tư tưởng này của ông Đặng Tiểu Bình đãđược
nhiều người ủng hộ và trong "Quyết định về cải cách thể chế kinh tế" được thông
qua ở Hội nghị TƯ III khóa XII đã chỉ rõ, kinh tế XHCN là nền kinh tế hàng hóa có
kế hoạch dựa trên cơ sở chếđộ công hữu. Phát triển đầy đủ kinh tế hàng hoá là giai
đoạn không thể bỏ qua của sự phát triển kinh tế xã hội làđiều kiện tất yếu để thực hiện
hiện đại hoá Trung Quốc”.Tuy nhiên, trong bối cảnh lúc đó thì chưa đủđiều kiện về lí
luận cũng như thực tiễn nên họ chưa thể lí giải nổi vấn đề xây dựng kinh tế thị trường
XHCN như thế nào?
Trung Quốc tiến hành cải cách mở cửa và phát triển sức sản xuất. ở nông thôn
từng bước thực hiện chếđộ khoán sản phẩm đến hộ gia đình, làm cho nông dân trở
thành chủ thể kinh tế kinh doanh tự chủ, nâng cao giá nông sản phẩm, mở cửa thị
trường thành thị và nông thôn. ở thành thị thì tiến hành cải cách mở rộng quyền tự
chủ kinh doanh xí nghiệp, giảm bớt kế hoạch pháp lệnh đối với sản xuất và tiêu thụ.
Kết quả của sự cải cách này làm cho kinh tế nông thôn và thành thị trở nên sống
động, thu nhập của người dân tăng lên, đã thuyết phục mạnh mẽđông đảo nhân dân

chấp nhân cải cách kinh tế theo hướng thị trường.
Tuy nhiên, trong quá trình cải cách theo hướng thị trường cũng có nhiều hạn
chế do hai thể chế cũ và thể chế mới cùng tồn tại. Một mặt nó kích thích sản xuất phát
triển, mắt khác làm nảy sinh các hiện tượng tiêu cực. Một số quan điểm cho rằng
những tổn tại trong nền kinh tế không phải do thị trường, mà là do thể chế kế hoạch
vẫn chiếm địa vị chủ thể, do mẫu thuẫn của haii thể chế cùng tồn tại. Vì vậy họ chủ
trương đẩy mạnh cải cách theo hướng thị trường.
5 5
Vàđến đầu thập kỷ 80, thì khẩu hiệu "kinh tế kế hoạch là chính, điều tiết thị
trường là phụ" được cho là không đúng, cần được thay bằng "xây dựng kinh tế hàng
hóa XHCN". Thuyết kinh tế hàng hóa đã góp phần làm thay đổi nhận thức của các
nhà lãnh đạo Trung Quốc. Trong văn kiện về cải cách thể chế kinh tế của Quốc vụ
viện (9/1980) đã chỉ rõ : Nền kinh tế XHCN của Trung Quốc giai đoạn hiện nay là
nền kinh tế hàng hóa trong đó chếđộ công hữu tư liệu sản xuất chiếm ưu thế, nhiều
thành phần kinh tế cùng tồn tại. Nguyên tắc và phương hướng cải cách thể chế kinh tế
cần phải là: kiên trì chếđộ công hữu tư liệu sản xuất, tự giác vận dụng quy luật giá trị,
cải cách điều tiết kế hoạch đơn nhất thành điều tiết thị trường dưới sự chỉđạo của kế
hoạch, theo yêu cầu phát triển kinh tế hàng hóa và thúc đẩy nền sản xuất lớn của xã
hội.
Tuy nhiên, qua một thời gian thực hiện thì thấy thể chế mới này tồn tại 1 số
nhược điểm như việc để thả lỏng quyền hạn ở doanh nghiệp quốc hữu chưa được
khắc phục nên đã xuất hiện một số vấn đề như gia tăng thâm hụt tài chính, lạm phát
trầm trọng, trật tư kinh tế rối loạn…vì thế thuyết kinh tế hàng hóa XHCN lại bị phê
phán kịch liệt.
Sự phê phán gay gắt này đã khiến cho Đại hội XII Đảng Cộng sản Trung Quốc
(1982) không có thêm bước tiến nào về quan hệ giữa kế hoạch và thị trường. Báo cáo
chính trị của Đại hội XII lại nêu ra phương châm "kinh tế kế hoạch là chính, điều tiết
thị trường là phụ" và coi đây là vấn đề căn bản của cuộc cải cách thể chế kinh tế. Kế
hoạch đãđược phân chia thành hai loại: kế hoạch pháp lệnh và kế hoạch mang tính
chỉđạo, đồng thời vận dụng các đòn bẩy và một số quy luật kinh tế như giá cả, thuế,

tín dụng, quy luật giá trị để tạo đà thúc đẩy nền kinh tế theo kế hoạch Nhà nước.
Hội nghị Trung ương III khóa XII của Đảng Cộng sản Trung Quốc (10/1984)
đã thông qua Nghị quyết về cải cách thể chế kinh tế với nội dung là: nền kinh tế
XHCN là nền kinh tế hàng hóa có kế hoạch trên cơ sở chếđộ công hữu. Phát triển đầy
6 6
đủ kinh tế hàng hóa là giai đoạn không thể bỏ qua của sự phát triển kinh tế xã hội
làđiều kiện tất yếu để thực hiện hiện đại hóa Trung Quốc. Đây là bước đột phá quan
trọng về lí luận, chỉ ra phương hướng đúng đắn cho cuộc cải cách ở Trung Quốc. Ông
Đặng Tiểu Bình gọi đó là "kinh tế chính trị học kết hợp nguyên lí cơ bản của chủ
nghĩa mác với thực hiện CNXH của Trung Quốc.
Trong quá trình cải cách ở giai đoạn này, Trung Quốc đãđạt được nhiều thành
quả to lớn trên nhiều mặt như sau: tăng tỷ lệ người lao động, giảm thất nghiệp, sức
mua hàng tính theo đầu người đạt hơn 540 NDT, tăng 2,3 % so vơi năm 1978. Thu
nhập bình quân của người dân tăng bình quân mỗi năm 12,1 %, tiền gửi tiết kiệm của
dân cư tăng mạnh, …
* Giai đoạn 1984 -1989
Trên đà tăng trưởng của công cuộc cải cách kinh tế giai đoạn trước đó, Hội
nghịđại biểu tòan quốc ĐCS Trung Quốc (9/1985) đãđưa ra vấn đề "từng bước hòan
thiện hệ thống thị thị trường", trong đó nhấn mạnh phát triển 4 thị trường lớn là thị
trường hàng hóa, thị trường tiền vốn, thị trường sức lao động, và thị trường kỹ thuật.
Điều này khiến cho nhận thức của người dân Trung Quốc về kinh tế hàng hóa ngày
càng gần với khái niệm kinh tế thị trường. ". Năm 1985, ông Đặng Tiểu Bình cho
rằng: giữa XHCN và nền kinh tế thị trường không có mâu thuẫn cơ bản, kế hoạch và
thị trường đều là kế hoạch cả,, chỉ cần có lợi cho phát triển lực lượng sản xuất là có
thể sử dụng, nó phục vụ cho CNXH tức là CNXH, nó phục vụ cho CNTB tức là
CNTB.
Lí luận về cải cách kinh tế và mở cửa cho đến năm 1987 đã có sựđột phá và
sáng tạo. Đây chính là cơ sởđể hình thành cơ bản đường lối xây dựng CNXH mang
đặc sắc Trung Quốc ởĐại hội Đảng lần thứ XIII (11/1987). Khái niệm về kinh tế kế
hoạch không còn được nhắc tới nữa mà nhấn mạnh tới tác dụng của kế hoạch và thị

trường, dần dần xây đựng cơ chế vận động kinh tế mới "nhà nước điều tiết thị trường,
7 7
thị trường dẫn dắt xí nghiệp", xóa bỏ quan niệm truyền thống về tư liệu sản xuất như
nguyên liệu, vốn, kỹ thuật, dịch vụ, đất đai… không thểđưa vào thị trường màđưa ra
khẩu hiệu phát triển và hòan thiện hệ thống thị trường XHCN. Sau Đại hội XIII này,
nhiều nhà lãnh đạo Trung Quốc đã kiến nghịáp dụng quan điểm kinh tế thị trường
XHCN, khiến cho mục tiêu cải cách kinh tế của Trung Quốc càng rõ ràng hơn.
Bên cạnh những thành tựu đãđạt được trong gia đoạn 1978 - 1986, Trung Quốc
đã gặp không ít khó khăn, thử thách nghiêm trọng đòi hỏi phải có những giải pháp kịp
thời, những khó khăn đó là: vật giá tăng nhanh, thâm hụt tài chính tăng mạnh , các
khỏan nợ tăng, mức độ thị trường hóa không đồng bộ, lợi ích bị quyền lợi hóa và
cứng nhắc… nên đã tạo đà làm dấy lên các cuộc tranh luận giữa kinh tế kế hoạch và
kinh tế thị trường. Trường phái kinh tế kế hoạch cho rằng "nền kinh tế XHCN chỉ có
thể là kinh tế kế hoạch, còn kinh tế thị trường tức là TBCN". Còn trường phái theo
hướng thị trường cho rằng: kế hoạch và thị trường chỉ là 2 biện pháp và hình thức bố
trí nguồn lực, chứ không phải là tiêu chíđể phân loại chếđộ xã hội. Như vậy, cho tới
cuối thập kỷ 80, mặc dù nhận thức được tác dụng của việc phát triển kinh tế hàng hóa,
mở rộng cơ chế thị trường, nhưng vẫn hòai nghi về kinh tế thị trường.
* Giai đoạn 1989 - 1992
Đầu những năm 90, Trung Quốc đã xuất hiện một cuộc luận chiến lớn về vấn
đề cải cách do lí luận về kinh tế thị trường qua một thời gian thực tiễn đã gây ra sự lo
lắng, nghi ngờ, rối loạn trong cán bộ và quần chúng, nhân dân. Thêm vào đó là sự
kiện sụp đổ chếđộ cộng sản ở Liên Xô, và các nước Đông Âu khiến cho công cuộc cải
cách ở Trung Quốc bịảnh hưởng chậm lại. Do vậy, trong giai đoạn này, tạm thời
không nhắc tới vấn đề kinh tế thị trường mà vẫn tiếp thu kinh tế hàng hóa bởi vẫn
chưa xác định được vấn đề thị trường mang tính chất XHCN hay TBCN.
Đứng trước những băn khoăn đó, Lí luận về Kinh tế thị trường của Nhà lãnh
đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình đã cóảnh hưởng lớn đến cuộc cải cách thể chế kinh
8 8
tế thị trường. Trong phát biểu nhân chuyến đi khảo sát miền Nam Trung Quốc đầu

năm 1992, Đặng Tiểu Bình đã lần đầu tiên vượt lên quan niệm truyền thống về kinh tế
thị trường: "Kế hoạch nhiều hay thị trường nhiều, không phải là sự khác nhau về bản
chất giữa CNXH với CNTB. Kinh tế kế hoạch không có nghĩa là CNXH, CNTB cũng
có kế hoạch, kinh tế thị trường không có nghĩa là CNTB, chủ nghĩa xã hội cũng có thị
trường. Kế hoạch và thị trường đều là giải pháp." Theo ông, kinh tế thị trường XHCN
có ba đặc trưng cơ bản: lấy chếđộ công hữu, lấy phân phối theo lao động làm chủ thể,
lấy sựđiều tiết vĩ mô của Nhà nước chủđạo.
Tư tưởng mới này của Đặng Tiểu Bình đãĐại hội XIV Đảng CS Trung Quốc
(10/1992) đã tiếp thu và ra nghị quyết chuyển sang kinh tế thị trường xã hội chủ
nghĩa.
Từ sau Đại hội XIV (1992), Trung Quốc khẳng định thể chế kinh tế thị trường
XHCN:
- Thể chế kinh tế thị trường được hình thành dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng
sản và trong điều kiện chính trị của chính quyđânân chủ nhân dân.
- Kinh tế thị trường hoạt động trong sự kết hợp với chếđộ kinh tế cơ bản, mà
công hữu là chủ thể, kết hợp với các thành phần kinh tế khác cùng phát triển.
- Kinh tế thị trường thực hiện nguyên tắc cùng giàu có.
- Điều hành vĩ mô trên toàn quốc lớn mạnh, cóưu chính trị lớn
- Xây dựng chếđộ doanh nghiệp hiện đại.
- Xây dựng hệ thống thị trường có cạnh tranh trong trật tự.
- Thiết lập hệ thống điều hành vĩ mô, trong đóđiều hành gián tiếp là chính.
- Xây dựng chếđộ phân phối và chếđộđảm bảo xã hội thích ứng với thể chế thị
trường.
Vì vậy Trung Quốc đã từng bước thiết lập thể chế kinh tế thị trường XHCN và
tiến hành hàng loạt các biện pháp cải cách như: chuyển cơ chế kinh doanh của các
9 9
doanh nghiệp nhà nước, tăng nhanh nhịp độ mở rộng hệ thống thị trường, chuyển đổi
chức năng chính quyền, thả lỏng hơn giá cả thị trường… Kết quả làđến cuối năm
1997, tỷ trọng giá thị trường đã chiếm trên 90% tổng mức bán lẻ hàng tiêu dùng xã
hội, các loại thị trường được xây dựng và phát`triển nhanh chóng, theo thống kê, 85%

mức mậu dịch hàng hóa cả nước được thực hiện thông qua giao dịch thị trường. Từ
hiệu quả trên lĩnh vực kinh tếđã tác động đến nhiều mặt khác của đời sống xã hội.
Những cải cách này đã tạo cơ sở ban đầu trong việc xây dựng hệ thống điều tiết kinh
tế vĩ mô tương ứng với thể chế kinh tế thị trường, cả xã hội Trung Quốc trở nên năng
động vàđầy sức sống. Bên cạnh nhưng thành quả to lớn đó thì vẫn còn tồn tại một số
hạn chế và các nhà lãnh đạo Trung Quốc tiếp tục tìm giải pháp cho con đường XHCN
mang màu sắc Trung Quốc.
PHẦN II
SO SÁNH NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT VỚI TIẾN TRÌNH KINH TẾ THỊ
TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM.
1- Những điểm chung:
Cuộc khủng hoảng và sụp đổ của mô hình kiểu xã hội chủ nghĩa kiểu đã khẳng
định những vấn đề quan trọng trong xây dựng CNXH là vấn đề xâ dựng đất nước theo
mô hình nào. Các nước XHCN trước đây trong dó Trung Quốc và Việt Nam đều đi
theo mô hình Liên Xô dựa trên thể chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung cao độ. Thể chế
này phát huy được tác dụng trong điều kiện đặc biệt: bị bao vây, cấm vận và trong
thời kì có chiến tranh. Thể chế kinh này, sau đốđã bộc lộ những điểm yếu và kìm hãm
sự phát triển kinh tế xã hội. Các cuộc cải cách trước đây ở Liên Xô và các nước Đông
Âu thực chất là cuộc cải cách về mô hình nhưng vì thực hiện nửa vời nên không thành
công. cuộc cải cách mở cửa vàđổi mới ở Trung Quốc và Việt Nam cóđiểm chung đó
là tìm kiếm 1 mô hình mới, thiết thực để xây dựng thành công XHCN ở mỗi nước.
10 10
- Về mặt lí luận, Việt Nam và Trung Quốc đều lấy lí luận của chủ nghĩa Mác –
Lênin làm cơ sở cho hệ tư tưởng của mình, vàđều kiên định đi theo con đường xây
dựng CNXH dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
- Quan niệm chung của các nước XHCN trong đó có Việt Nam và Trung Quốc
vềđặc trưng, bản chất của XHCN gồm 3 mặt:
+ Chếđộ công hữu bao gồm: Nhà nước, tập thể và kinh tế quốc hữu và kinh tế
tập thể trong sở hữu hỗn hợp.
+ Chếđộ phân phối: phân phối theo lao động.

+ Chếđộ chính trị : chếđộ chính trị XHCN chuyên chính vô sản lấy liên minh
công nông làm nòng cốt.
- Đa dạng hóa quan hệ kinh tếđối ngoại nhưđẩy mạnh ngoại thương, lợi dụng
vốn và kỹ thuật tiến tiến nước ngoài.
- Phát triển kinh tế thị trường có sựđiều tiết và quản lý của nhà nước thúc đẩy
sản xuất, lưu thông, tăng trưởng kinh tế.
2- Những đặc điểm riêng:
- Trung Quốc trước cải cách mở cửa coi kế hoạch tập trung cao là thể chế kinh
tế xã hội chủ nghĩa. Hội nghị Trung ương III khóa IX cũng chưa phân biệt rõ mối qua
hệ kinh tế kế hoạch với kinh tế thị trường. Trải qua nhiều lần tranh luận giữa 2 quan
điểm về kinh tế kế hoạch và kinh tế thị trường cùng với những trải nghiệm thực tế bắt
đầu từ năm 1978 tới Đại hội XIV năm 1992 Đảng Cộng sản Trung Quốc mới xác định
Kinh tế XHCN là kinh tế thị trường XHCN. Nền kinh tếđó có 3 đặc trưng chủ yếu là:
Một là tài nguyên do thị trường di chuyển, phân bổ là chính.
Hai là hoạt động kinh tế do thị trường điều tiết là chính.
Ba là giá cả do thị trường điều tiết là chính. Đó là thị trường XHCN chứ không
phải là thị trường tự do TBCN.
11 11
Ở Việt Nam, công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tếđất nước bắt nguồn từĐại
hội lần thứ VI Đảng Cộng sản Việt Nam ( 12/ 1986 ), vàđược khẳng định tại Đại hội
lần thứ VII ( 6/1991 ) là" Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định
hướng XHCN, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước.Việt Nam
đã tiến hành những bước quan trọng trong việc áp dụng cơ chế thị trường như: Tự do
hóa giá cả, thị trường tỷ giá hối đoái, thực hiện chếđộ khoán trao quyền sử dụng
ruộng đất cho nông dân….
Như vậy Trung Quốc đã hình thành tư tưởng đổi mới thể chế kinh tế trước Vịêt
Nam cả chục năm, vì vậy phải tự lần mò, thử nghiệm con đường XHCN cho riêng
mình mà chưa có khuôn mẫu nào, còn Việt Nam khi hình thành tư tưởng đổi mới cơ
chế kinh tế sau gần 10 năm thìđã biết vận dụng kinh nghiệm của các nước đi trước,
trong đó có Trung Quốc và xác định ngay từđầu là buộc phải thay đổi cớ chế cũ

không còn phù hợp bằng một cơ chế mới theo xu hướng tất yếu là kinh tế thị trường
nhưng là kinh tế thị trường định hướng XHCN, có sự quản lí của Nhà nước.
- Trong chủ trương vềđường lối kinh tế, Trung Quốc đặc biệt khác Việt Nam ở
chỗ là có cơ chế quốc sách " một nước hai chếđộ", đó là hai khu vực kinh tế: một bên
là Trung Hoa Đại lục thực hiện chếđộ XHCN, một bên là Hồng Kông, Đài Loan và
Ma Cao đang theo chếđộ TBCN với các chủ trương về cải cách và phát triển kinh tế
có khác nhau. Hai khu vực này hoạt động bổ sung cho nhau và làđiều kiện thuận lợi
để Trung Quốc phát triển nhanh chóng nền kinh tế thị trường XHCN. Điểm này thực
sự là một sáng tạo của Trung Quốc nhằm thống nhất đất nước bằng phương pháp hòa
bình.
Việt Nam, sau khi bị cắt giảm nguồn viện trợ của Liên Xô cũ thì phải tự mình
gồng gánh, phát huy nội lực dân tộc vàđã vượt qua được cuộc khủng hoảng kinh tế,
vượt lên với nhiều thành quảđáng khâm phục sau 15 năm đổi mới.
12 12
- Tư tưởng về kinh tế thị trường XHCN ở Trung Quốc là dựa trên kế thừa tư
tưởng Mao Trạch Đông kết hợp với nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác và tình hình
thực tế của Trung Quốc, cùng với lí luận về CNXH mang màu sắc Trung Quốc của
nhà lãnh đạo kiệt xuất ĐặngTiểu Bình đã mởđường cho công cuộc cải cách, mở cửa
và phát triển kinh tế của Trung Quốc tiến lên giành được những thành tựu như ngày
nay.
Còn ở Việt Nam, thì tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ nghĩa Mác Lê - nin là kim
chỉ nam dẫn đường cùng với sự vận dụng sáng tạo của Đảng Cộng sản ViệtNam đã
thực hiện thành công cuộc cải cách kinh tế giành được những thắng lợi to lớn.
KẾTLUẬN
Có thể nói, tiến trình tư tưởng thể chế kinh tế thị trường XHCN ở Trung Quốc
đã có những ảnh hưởng nhất định chủ nghĩa xã hội trên thế giới nói chung và Việt
nam nói riêng. Tuy rằng công cuộc cải cách về kinh tếở Trung Quốc và Việt Nam, có
những điểm khác nhau nhưng trong đó có vai trò quan trọng của tư tưởng định hướng
thay đổi thể chế kinh tếở mỗi nước lại gần nhau nên đãđưa nền kinh tế của Trung
Quốc và Việt nam chuyển dần từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế

13 13
thịtrường hiện đại có sựđịnh hướng xã hội chủ nghĩa. Trên thực tế , quá trình này diễn
ra khá phức tạp không mấy suôn sẻ, nhưng có thể nói làđã rất thành công. Nóđã
chứng minh rằng nền kinh tế thị trường và TBCN không phải làđồng nhất. Các nước
có thể xây dựng thành công Chủ nghĩa xã hội trên cơ sở xây dựng thành công nền
kinh tế thị trường nhưng về nguyên tắc phải hoàn tòan khác với CNTB phương Tây.
14 14

×