TRƯỜNG CĐ NGHỀ CƠ ĐIỆN HÀ NỘI BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT
NGHIỆP
KHOA KINH TẾ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP
LỜI MỞ ĐẦU
Kế toán là công cụ chủ yếu và không thể thiếu được trong hệ thống các công
cụ quản lý kinh tế. Kế toán là khoa học thu nhận, xử lý và cung cấp toàn bộ những
thông tin về quá trình hình thành tài sản, báo cáo tài chính được tập hợp từ kế toán
còn giúp các nhà quản lý kiểm tra, giám sát toàn bộ các hoạt động kinh doanh, vật tư,
tiền vốn, tình hình chi phí và kết quả hoạt động kinh doanh, kiểm tra tính hiệu quả ,
tính đúng đắn của các mục tiêu mà quản lý đề ra.
Mặt khác, trong hoạt động sản xuất kinh doanh chi phí sản xuất kinh doanh là
một trong những chỉ tiêu kinh tế quan trọng trong hệ thống các chỉ tiêu kinh tế tài
chính của doanh nghiệp, là một nhiệm vụ cơ bản và trọng tâm trong công tác kế toán
nói chung, công tác chi phí và tính giá thành nói riêng. Bởi vì chi phí sản xuất là căn
cứ để tính giá thành sản phẩm. Muốn thực hiện được chính sách giá thì phải tiết kiệm
chi phí, hạ thấp giá thành sản phẩm. Đây là một yếu tố quyết định nhằm nâng cao sức
cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Đó không chỉ là nhiệm vụ thường
xuyên, tất yếu trong công tác quản lý kinh tế của doanh nghiệp, nó quyết định sự
thành công hay thất bại, có tồn tài hay diệt vong của bất kỳ một doanh nghiệp nào.
Đặc biệt trong điều kiện cạnh tranh gay gắt và quyết liệt như hiện nay, đó là quy luật
tất yếu trong điều kiện kinh tế thị trường.
Xuất phát từ tầm quan trọng, tính chất phức tạp trong quản lý, trong hoạt động
sản xuất kinh doanh đòi hỏi công tác kế toán phân bổ và tập hợp các đối tượng sủ
dụng một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời và đúng đối tượng.
Nhận thức được tầm quan trọng đó nên trong thời gian thực tập tại “Công ty
TNHH Phẩm Minh Thành”. Em đã quyết định đi sâu nghiên cứu và hoàn thành bản
báo với chuyên đề : “Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm”
Với chuyên đề này, em nghiên cứu tình hình thực tế tại Công ty TNHH Dược
Phẩm Minh Thành nhằm củng cố vững chắc hơn kiến thức hiểu biết của mình qua
chuyên đề đã chọn, đồng thời để biết vận dụng và kiểm chứng giữa hiểu biết của
mình trong thực tiễn công việc. Thông qua đó để thấy được những vấn đề hạch toán
ghi chép đúng và chưa đúng trong phần hành kế toán của Công ty, qua chuyên đề này
nhằm giúp em hoàn thiện hơn về kế toán của công ty và bổ sung thêm thực tế với
kiến thức của em đã được Thầy Cô trong trường Cao đẳng nghề cơ điện Hà Nội
giảng dạy rất nhiệt tình.
Ngoài LỜI NÓI ĐẦU thì nội dung chính của chuyên đề được chia làm 3 phần.
Phần I: Các vấn đề chung về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Phần II: Thực tế công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
tại Công ty TNHH Dược Phẩm Minh Thành
Phần III: Nhận xét và kiến nghị về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính
giá thành sản phẩm của Công ty TNHH Dược Phẩm Minh Thành
GVHD: SVTT: -KT
1
TRƯỜNG CĐ NGHỀ CƠ ĐIỆN HÀ NỘI BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT
NGHIỆP
KHOA KINH TẾ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP
NỘI DUNG
PHẦN I
CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH
SẢN PHẨM
1. Đặc điểm tổ chức của ngành sản xuất công nghiêp:
Đặc điểm tổ chức của ngành sản xuất công nghiệp nói chung và của mỗi doanh
nghiệp sản xuất kinh doanh nói riêng, để tiến hành hoạt động sản xuất phải có đủ ba
yếu tố đó là: Tư liệu sản xuất, đối tượng lao động và sức lao động. Quá trình sản xuất
là quá trình kết hợp của ba yếu tố đó để tạo ra sản phẩm lao vụ và dịch vụ. Sự tiêu
hao các yếu tố này trong quá trình sản xuất kinh doanh đã tạo ra các chi phí tương
ứng đó là các chi phí về tư liệu lao động, chi phí về đối tượng lao động và chi phí về
lao động sống. Các loại chi phí này phát sinh một cách thường xuyên trong quá trình
sản xuất kinh doanh, nó luôn vận động trong qua trình sản xuất. Hay nói đến công
nghiệp là nói đến một ngành sản xuất mà trong đó đòi hỏi cả về số lượng và chất
lượng. Làm sao sản phẩm được sản xuất ra với số lượng lớn và đảm bảo về chất
lượng cũng như mẫu mã. Ngành công nghiêp cũng chính là nơi khoa học kỹ thuật
được phát huy. Với quy trình công nghệ sản xuất,, máy móc hiện đại cùng với trình
độ lao động cao, sản phẩm tạo ta sẽ đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của xã hội.
Vấn đề quan trọng là tối thiểu hóa mọi chi phí để có lợi nhận cao. Để giải quyết các
vấn đề đó, một trong các biện pháp chủ yếu và hiệu quả là tiết kiệm chi phí, hạ thấp
giá thành sản phẩm thì doanh nghiệp cần phải biết nguồn gốc, nội dung cấu thành của
giá thành để từ đó biết được những nguyên nhân cơ bản, những nhân tố cụ thể làm
tăng giá thành. Trên cơ sở đó nhà quản lý mới đề ra các biện pháp cần thiết để hạn
chế những nhân tố tiêu cực, thúc đẩy khai thác những nhân tố tích cực để từ đó không
chỉ hạ giá thành của một đơn vị sản phẩm mà còn hạ giá thành của một đơn vị sản
phẩm mà còn hạ giá thành của toàn bộ sản phẩm.
2. Khái niệm chi phí sản xuất và cách phân loại chi phí sản xuất chủ yếu:
2.1 Khái niệm chi phí sản xuất :
Hoạt động sản xuất mọi hoạt động của con người nhằm tạo ra thu nhập bao
gồm cả sản phẩm vật chất và dịch vụ.
Do đó, chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động
sống vật hóa và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp chi ra để tiến hành sản
xuất kinh doanh trong một thời kỳ.
2.2 Cách phân loại chi phí sản xuất chủ yếu:
Chi phí sản xuất kinh doanh của Công ty bao gồm nhiều loại, nhiều thứ khác nhau.
Để thuận tiện cho công tác quản lý, hạch toán, kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh
GVHD: SVTT: -KT
2
TRƯỜNG CĐ NGHỀ CƠ ĐIỆN HÀ NỘI BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT
NGHIỆP
KHOA KINH TẾ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP
cần phải được phân loại theo những tiêu thức phù hợp. Trong kế toán tài chính chi
phí sản xuất kinh doanh thường được phân loại, nhận diện theo những tiêu thức sau:
a. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo công dụng kinh tế của chi phí (khoản
mục chi phí) :
Phương pháp này căn cứ vào công dụng kinh tế của chi phí để phân loại, những
chi phí có cùng công dụng kinh tế được xếp vào cùng một 1 khoản mục, bất kể chi
phí đó có nội dung kinh tế như thế nào.
Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất kinh doanh chia thành các khoản
mục chi phí:
- Chi phí sản xuất kinh doanh gồm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp; Chi phí
nhân công trực tiếp; Chi phí sản xuất chung.
- Chi phí ngoài sản xuất gồm: Chi phí bán hàng, Chi phí quản lý doanh nghiệp.
b. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh căn cứ vào nội dung , tính chất kinh tế của
chi phí ( yếu tố chi phí):
Theo cách phân loại này người ta sắp xếp các chi phí có cùng nội dung và tính
chất kinh tế vào một loại gọi là yếu tố chi phí, mà không phân biệt chi phí đó phát
sinh ở đâu và có tác dụng như thế nào. Cách phân loại này được gọi là cách phân loại
chi phí theo yếu tố.
+ Chi phí nguyên liệu, vật liệu: Yếu tố chi phí nguyên vật liệu bao gồm giá mua,
chi phí của nguyên vật liệu dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ. Yếu tố
này bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu chính, chi phí nguyên vật liệu phụ, chi phí
nhiên liệu, chi phí phụ tùng thay thế và chi phí nguyên vật liệu khác.
+ Chi phí nhân công: Yếu tố chi phí nhân công là các khoản chi phí về tiền
lương phải trả cho người lao động, các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tiền
lương của người lao động
+ Chi phí khấu hao máy móc thiết bị: Yếu tố chi phí này bao gồm khấu hao của
tất cả TSCĐ dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
= Chi phí dịch vụ mua ngoài: Là số tiền phải trả cho các dịch vụ mua ngoài phục
vụ cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Chi phí khác bằng tiền: Là các khoản chi phí bằng tiền phát sinh trong quá
trình sản xuất kinh doanh ngoài các chi phí nói trên.
Ngoài ra, tùy theo đặc điểm sản xuất, yêu cầu và trình độ quản lý của các doanh
nghiệp có thể phân chia chi phí sản xuất thành các yếu tố chi tiết và cụ thể hơn.
c. Phân loại chi phí theo quan hệ với sản lượng sản phẩm sản xuất:
Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được
chia thành hai loại đó là chi phí cố định và chi phí biến đổi.
Chi phí cố định là chi phí không thay đổi (hoặc thay đổi kinh tế không đáng kể)
Theo sự thay đổi cuả sản lượng sản xuất, hay quy mô kinh doanh của doanh
nghiệp. Thuộc về loại chi phí này gồm có: Chi phí khấu hao TSCĐ; chi phí về tiền
lương trả cho cán bộ,nhân viên quản lý; các chi phí về thuê tài sản, thuê văn phòng
làm việc.v.v
GVHD: SVTT: -KT
3
TRƯỜNG CĐ NGHỀ CƠ ĐIỆN HÀ NỘI BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT
NGHIỆP
KHOA KINH TẾ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP
Chi phí biến đổi là các chi phí thay đổi theo sự thay đổi của sản lượng sản xuất
hay quy mô sản xuất. Thuộc về loại chi phí này gồm các chi phí về vật tư, chi phí tiền
lương công nhân sản xuất trực tiếp, chi phí dịch vụ như tiền điện, tiền nước, tiền điện
thoại…
Khi quy mô sản xuất kinh doanh tăng thì chi phí cố định tính cho một đơn vị sản
phẩm, hàng hóa sẽ bị giảm. Đối với chi phí biến đổi, việc tăng, giảm hay không đổi
khi tính chi phí này cho một đơn vị sản phẩm còn phụ thuộc vào tương quan biến đổi
giữa quy mô sản xuất kinh doanh và tổng chi phí biến đổi của doanh nghiệp.
3. Ý nghĩa của công tác quản lý chi phí sản xuất trong qúa trình hoạt động sản
xuất kinh doanh.
Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được phân loại theo những tiêu
thức nhất định nhằm phục vụ cho công tác quản lý chi phí, phân tích hiệu quả sử
dụng chi phí, hạch toán kiểm tra giúp doanh nghiệp tìm ra các biện pháp để tiết kiệm
chi phí và hạ giá thành sản phẩm.
Phân loại chi phí theo công dụng kinh tế của chi phí ( khoản mục chi phí ) giúp
cho doanh nghiệp có thể tập hợp chi phí và tính giá thành cho từng loại sản phẩm, có
thể quản lý chi phí tại các địa điểm phát sinh chi phí, khai thác các khả năng nhằm hạ
giá thành sản phẩm cả doanh nghiệp.
Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh căn cứ vào nội dung, tính chất kinh tế của
chi phí ( yếu tố chi phí ) cho thấy mức chi phí về vật tư và lao động trong toàn bộ chi
phí sản xuất kinh doanh phát sinh lần đầu trong năm. Việc phân loại này giúp cho
doanh nghiệp lập được dự toán chi phí sản xuất theo yếu tố, kiểm tra sự cân đối giữa
các bộ phận trong doanh nghiệp.
Phân loại chi phí theo quan hệ với sản lượng sản phẩm sản xuất giúp doanh
nghiệp thấy được xu hướng biến đổi của từng loại chi phí theo quy mô kinh doanh, từ
đó doanh nghiệp có thể xác định được sản lượng hòa vốn cũng như quy mô kinh
doanh hợp lý để đạt được hiệu quả tối ưu.
4. Giá thành sản phẩm, phân loại giá thành sản phẩm:
4.1 Khái niệm giá thành sản phẩm:
Giá thành sản phẩm là một biểu hiện bằng tiền của toàn bộ chi phí mà doanh
nghiệp đã bỏ ra để hoàn thiện việc sản xuất và tiêu thụ một đơn vị sản phẩm hay một
loại sản phẩm nhất định.
4.2 Phân loại giá thành sản phẩm:
a. Phân loại giá thành sản phẩm theo thời gian và cơ sở tính giá thành:
Theo cách phân loại này giá thành sản phẩm được chia thành 3 loại sau:
- Giá thành sản phẩm kế hoạch: Là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở chi
phí kế hoạch và số lượng sản phẩm sản xuất kế hoạch. Giá thành kế hoạch bao giờ
cũng được tính toán trước khi bắt đầu quá trình sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp trong một thời kỳ. Giá thành sản phẩm kế hoạch là mục tiêu phấn đấu trong
kỳ sản xuấ kinh doanh của doanh nghiệp, nó cũng là căn cứ để so sánh , phân tích,
đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành của doanh nghiệp.
GVHD: SVTT: -KT
4
TRƯỜNG CĐ NGHỀ CƠ ĐIỆN HÀ NỘI BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT
NGHIỆP
KHOA KINH TẾ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP
- Giá thành sản phẩm định mức: Là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở
xác định mức chi phí hiện hành và chỉ tính cho một đơn vị sản phẩm. Định mức chi
phí được xác định trên cơ sở các định mức kinh tế - kỹ thuật của từng doanh nghiệp
trong từng thời kỳ. Giá thành sản phẩm định mức được xác định trước khi bắt đầu
quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Giá thành sản phẩm thực tế: Giá thành sản phẩm thực tế là giá thành sản
phẩm được tính toán và xác định trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tế phát sinh
và tập hợp được trong kỳ cũng như số lượng sản phẩm thực tế đã sản xuất và tiêu thụ
trong kỳ. Giá thành thực tế chỉ có thể tính toán được khi kết thúc quá trình sản xuất,
chế tạo sản phẩm và được tính toán cho cả chỉ tiêu tổng giá thành và giá thành đơn vị.
Giá thành kinh tế là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả phấn đấu của doanh
nghiệp trong việc tổ chức và sử dụng các giải pháp kinh tế, tổ chức, kỹ thuật và công
nghệ… để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm.
Giá thành sản phẩm thực tế cũng là cơ sở để xác định kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp từ đó xác định nghĩa vụ của doanh nghiệp với Nhà
nước cũng như các bên liên quan.
b. Phân loại giá thành sản phẩm căn cứ vào phạm vi tính toán:
Theo cách phân loại này, giá thành sản phẩm được phân biệt thành hai loại sau:
- Giá thành sản xuất sản phẩm: Bao gồm các chi phí liên quan đến quá trình sản
xuất chế tạo sản phẩm như: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực
tiếp và chi phí sản xuất chung tính cho sản phẩm đã sản xuất hoàn thành. Giá thành
sản xuất sản phẩm được sử dụng để hạch toán thành phẩm, giá vốn hàng xuất bán và
mức lãi gộp trong kỳ của doanh nghiệp.
- Giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ: Bao gồm giá thành sản xuất tính cho số
sản phẩm tiêu thụ cộng với chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh
trong kỳ cho số sản phẩm này. Như vậy giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ chỉ tính
và xác định cho số sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất và đã tiêu thụ, nó là căn cứ để
tính toán xác định mức lợi nhuận thuần trước thuế cuẩ doanh nghiệp
c. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm:
Một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh để tiến hành hoạt động sản xuất phải có
đủ ba yếu tố đó là: Tư liệu lao động , đối tượng lao động và sức lao động. Qua trình
sản xuất là quá trình kết hợp của ba yếu tố đó để tạo ra sản phẩm lao vụ và dịch vụ.
Sự tiêu hao các yếu tố này tronng qua trình sản xuất kinh doanh đã tạo ra các chi phí
tương ứng đó là các chi phí về tư liệu lao động, chi phí về đối tượng lao động và chi
phí về lao động sống. Các loại chi phí này phát sinh một cách thường xuyên trong
quá trình sản xuất kinh doanh, nó luôn vận động trong quá trình sản xuất.
Vấn đề của ngành sản xuất công nghiệp nói chung và của từng doanh nghiệp nói
riêng là tối thiểu hóa mọi chi phí để có lợi nhuận cao. Để quản lý chi phí một cách có
hiệu quả chúng ta cần hiểu rõ bản chất của chi phí là gì? Các chi phí phát sinh trong
doanh nghiệp được chia làm hai loại: Các chi phí bỏ ra để tạo nên một giá trị sử dụng
nào đó cũng như thực hiện giá trị này và các loại chi phí không liên quan đến việc tạo
ra giá trị sử dụng. Sự phân biệt này cần làm rõ mục đích xác định phạm vi và nội
GVHD: SVTT: -KT
5
TRƯỜNG CĐ NGHỀ CƠ ĐIỆN HÀ NỘI BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT
NGHIỆP
KHOA KINH TẾ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP
dung của chi phí sản xuất bởi một điểm rõ ràng là không phải mọi chi phí mà doanh
nghiệp đã đầu tư đều là chi phí sản xuất.
Trong quá trình hoạt động của mình doanh nghiệp cần thiết phải quan tâm đúng
mức tới chi phí và chi phí sản xuất. Chi phí sản xuất là giới hạn tối thiểu mà doanh
nghiệp cần phải bù đắp để tránh lâm vào tình trạng phá sản, đồng thời nó cũng là căn
cứ để xác định giá thành sản phẩm. Mặt khác, sau một kỳ hoạt động sản xuất, các nhà
quản lý doanh nghiệp cần phải biết được tổng chi phí của doanh nghiệp trong kỳ là
bao nhiêu và nó sẽ được bù đắp bằng tổng thu nhập trong kỳ, từ đó để xác định kết
quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Như vậy, chi phí và chi phí sản xuất là một vấn đề quan trọng và cần thiết
trong quá trình quản lý của doanh nghiệp. Cũng phải hạch toán và cung cấp đầy đủ
về thông tin chi phí của doanh nghiệp nói chung và chi phí sản xuất nói riêng phục
vụ cho quá trình quản lý doanh nghiệp.
Xét về thực chất thì chi phí sản xuất kinh doanh là sự chuyển dịch vốn của
doanh nghiệp vào đối tượng tính giá thành nhất định. Nó là vốn của doanh nghiệp bỏ
vào quá trình kinh doanh. Mục đích chủ yếu của việc xác định chi phí sản xuất là để
xác định giá thành sản xuất sản phẩm.
5. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành sản phảm:
5.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất:
Khi xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất trước hết phải căn cứ: Đặc
điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, quản lý sản xuất kinh doanh, quy trình công nghệ
sản xuất, loại hình sản xuất sản phẩm, khả năng, trình độ và yêu cầu quản lý của
doanh nghiệp.
* Căn cứ để xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất:
Xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất là khâu đầu tiên trong việc tổ chức
kế toán chi phí sản xuất. Thực chất của việc xác định đối tượng kế toán chi phí sản
xuất là xác định nơi gây ra chi phí ( phân xưởng, bộ phận sản xuất kinh doanh, giai
đoạn công nghệ ) Hoặc đối tượng chịu chi phí ( sản phẩm, đơn đặt hàng…).
Khi xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất trước hết là các nhà quản trị
phải căn cứ vào mục đích sử dụng của chi phí sau đó phải căn cứ vào đặc điểm tổ
chức sản xuất kinh doanh, quản lý sản xuất kinh doanh, quy trình công nghệ sản xuất,
loại hình sản xuất sản phẩm, khả năng, trình độ và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.
Xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất một cách khoa học hợp lý và cơ sở
tổ chức kế toán chi phí sản xuất, từ việc hạch toán ban đầu đến tổ chức tổng hợp số
liệu, ghi chéo trên tài khoản, sổ chi tiết…
* Các đối tượng tập hợp chi phí sản xuất:
Tùy thuộc vào đặc điểm tình hình cụ thể mà đối tượng kế toán chi phí sản xuất
trong các doanh nghiệp có thể là:
- Từng sản phẩm, chi tiết sản phẩm, nhóm sản phẩm, đơn đặt hàng.
- Từng phân xưởng, giai đoạn công nghệ sản xuất.
- Toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất, toán doanh nghiệp.
GVHD: SVTT: -KT
6
TRƯỜNG CĐ NGHỀ CƠ ĐIỆN HÀ NỘI BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT
NGHIỆP
KHOA KINH TẾ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP
5.2 Đối tượng tính giá thành sản phẩm:
*Các căn cứ để xác định đối tượng tính giá thành sản phẩm:
Cũng như khi xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất, việc xác định đối
tượng tính giá thành cũng cần phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình
công nghệ sản xuất sản phẩm, khả năng, yêu cầu quản lý cũng như tính chất của từng
loại sản phẩm cụ thể.
Nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất đơn chiếc thì từng sản phẩm được xác định
là đối tượng tính giá thành. Nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất hàng loạt thì từng loại
sản phẩm là một đối tượng tính giá thành. Đối với quy trình sản xuất công nghệ giản
đơn thì đối tượng tính giá thành sẽ là sản phẩm hoàn thành cuối cùng của quy trình
công nghệ, còn các doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất và chế biến phức
tạp thì đối tượng tính giá thành có thể là nửa thành phẩm ở từng gian đoạn, công nghệ
cuối cùng và cũng có thể là từng bộ phận, từng chi tiết sản phẩm và sản phẩm đã lắp
ráp hoàn thành.
* Các đối tượng tính giá thành sản phẩm: Từng loại sản phẩm, công việc, đơn
đặt hàng đã hoàn thành, từng công trình, hạng mục công trình.
6. Nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm:
Để thực hiện được đầy đủ chức năng kiểm tra và cung cấp thông tin về chi phí,
giá thành một cách đầy đủ, nhanh chóng , kịp thời phù hợp với yêu cầu của các nhà
quản trị doanh nghiệp. Kế toán chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm phải thường
xuyên xem xét tính hợp lý, khoa học của đối tượng kế toán chi phí sản xuất và đối
tượng tính giá thành đã xác định. Khi có sự thay đổi cơ cấu tổ chức sản xuất, quy
trình công nghệ, yêu cầu quản lý, trình độ hạch toán… Kế toán chi phí sản xuất phải
xác định lại phạm vi và giới hạn mà các chi phí cần tập hợp cho phù hợp.
7. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất:
7.1 Tài khoản kế toán chủ yếu sử dụng: TK 621, TK 622, TK 627, TK 154
* Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp – TK 621:
Nội dung: Chi phí NVLTT , bao gồm trị giá NVL chính, phụ, nhiên liệu được dùng
trực tiếp cho công việc sản xuất, chế tạo sản phẩm, thực hiện lao vụ, dịch vụ ( cả nửa
thành phẩm mua ngoài nếu có).
Kết cấu chủ yếu của tài khoản này như sau:
Bên Nợ:
- Trị giá vốn nguyên liệu, vật liệu sử dụng trực tiếp cho sản xuất, chế tạo sản
phẩm hoặc thực hiện lao vụ dịch vụ trong kỳ.
Bên Có:
- Trị giá vốn nguyên liệu, vật liệu sử dụng không hết nhập lại kho.
- Trị giá phế liệu thu hồi (nếu có).
- Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế sử dụng cho sản xuất
kinh doanh trong kỳ.
- Kết chuyển chi phí NVLTT vượt trên mức bình thường.
Tài khoản 621 không có số dư.
GVHD: SVTT: -KT
7
TRƯỜNG CĐ NGHỀ CƠ ĐIỆN HÀ NỘI BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT
NGHIỆP
KHOA KINH TẾ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP
TK này được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí ( phân xưởng, bộ phận
sản xuất).
Chứng từ sử dụng: Phiếu xuất kho; bảng phân bổ vật liệu, CCDC; Sổ chi tiết chi phí
NVLTT…
* Kế toán chi phí nhân công trực tiếp - TK 622:
Nội dung: Chi phí nhân công trực tiếp: Là những khoản tiền phải trả cho công nhân
trực tiếp sản xuất sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện các loại lao vụ, dịch vụ gồm:
Tiền lương chính, tiền lương phụ, các khoản phụ cấp, tiền trích BHXH,BHYT, KPCĐ
theo số tiền lương của công nhân sản xuất.
Kết cấu cơ bản của tài khoản này như sau:
Bên Nợ:
- Chi phí nhân công trực tiếp tham gia quá trình sản xuất sản phẩm.
Bên Có:
- Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường.
TK 622 không có số dư.
Chứng từ sử dụng là: bảng chấm công, bảng phân bổ tiền lương và các khoản
trích treo lương…
* Kế toán chi phí sản xuất chung – TK 627:
Nội dung: Chi phí sản xuất chung: Là những khoản chi phí cần thiết khác phục vụ
cho quá trình sản xuất sản phẩm phát sinh ở phân xưởng, bộ phận sản xuất bao gồm:
- Chi phí nhân viên phân xưởng: Phản ánh chi phí liên quan phải trả cho nhân viên
phân xưởng.
Kết cấu cơ bản của tài khoản này như sau:
Bên Nợ:
- Tập hợp chi phí sản xuất chung trong kỳ.
Bên Có:
- Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung ( nếu có).
- Chi phí sản xuất chung được phân bổ, kết chuyển vào chi phí chế biến cho
các đối tượng chịu chi phí.
- Chi phí sản xuất chung không được phân bổ, kết chuyển vào chi phí sản xuất
kinh doanh trong kỳ.
Tài khoản 627 không có số dư và được mở tài khoản cấp hai để tập hợp theo yếu tố
chi phí:
- TK 6271 – Chi phí nhân viên.
- TK 6272 – Chi phí vật liệu.
- TK 6273 – Chi phí dụng cụ sản xuất.
- TK 6274 – Chi phí khấu hao TSCĐ.
- TK 6277 – Chi phí dịch vụ mua ngoài.
- TK 6278 – Chi phí khác bằng tiền.
* Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang – TK 154 ( đối với tập hợp chi phí và tính
giá thành theo phương pháp kê khai thường xuyên).
GVHD: SVTT: -KT
8
TRƯỜNG CĐ NGHỀ CƠ ĐIỆN HÀ NỘI BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT
NGHIỆP
KHOA KINH TẾ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP
Kết cấu cơ bản của TK này như sau:
Bên Nợ:
- Kết chuyển chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ.
- Giá trị vật liệu thuê ngoài chế biến.
- Chi phí thuê ngoài chế biến.
Bên Có:
- Các khoản giảm chi phí sản xuất trong kỳ.
- Giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm hoàn thành.
- Giá thành thực tế vật liệu thuê ngoài chế biến, tự chế hoàn thành.
Dư Nợ:
- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
- Chi phí thuê ngoài chế biến hoặ tự chế vật tư chưa hoàn thành.
7.2. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất.
7.2.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
* Phương pháp tập hợp: Chi phí NVLTT thường liên quan trực tiếp đến đối tượng
kế toán tập hợp chi phí sản xuất nên thường sử dụng phương pháp trực tiếp. Trường
hợp chi phí NVLTT liên quan đến nhiều đối tượng thì phải phân bổ cho từng đối
tượng. Khi đó tiêu chuẩn phân bổ có thể là:
- Tiêu chuẩn phân bổ Chi phí NVL chính, nửa thành phẩm mua ngoài là: Chi phí
định mức ( kế hoạch), khối lượng sản phẩm sản xuất….
- Tiêu chuẩn phân bổ NVL phụ, nhiên liệu…là: Chi phí NVL chính, Chi phí NVL
thực tế định mức ( kế hoạnh), khối lượng sản xuất sản phẩm.
* Cách xác định chi phí NVLTT trong kỳ: Được xác định theo công thức sau:
CPNVL Trị giá NVL Trị giá NVL Trị giá VL Giá trị
trực tiếp = chưa sử dụng + dùng trong - chưa sử dụng - phế liệu
trong kỳ hết đầu kỳ tại kỳ cho TTSX hết còn lại cuối thu hồi
PX kỳ tại PX (nếu có)
TK 152 TK 621 TK 152
Vật liệu không sử dụng hết
Vật liệu xuất kho sử dụng cho sản xuất sản phẩm,
trực tiếp cho sản phẩm, thực hiện dịch vụ cuối kỳ
thực hiện dịch vụ. nhập lại kho.
TK 154
Cuối kỳ,tính,phân bổ và kết
chuyển chi phí NVL
(Phương pháp kê khai thường xuyên)
TK 611 TK 632
Trị giá NVL xuất kho sử dụng Chi phí nguyên vật liệu
Trong kỳ cho sản xuất sản phẩm vượt trên mức bình thường
GVHD: SVTT: -KT
9
TRƯỜNG CĐ NGHỀ CƠ ĐIỆN HÀ NỘI BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT
NGHIỆP
KHOA KINH TẾ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP
Thực hiện dịch vụ
( Theo phương pháp kiểm kê định kỳ) TK 631
C Cuối kỳ tính,phân bổ và kết chuyển
Chi phí NVLTT theo đối tượng tập
hợp chi phí
(Theo phương pháp kiểm kê định kỳ)
Sơ đồ 1: Sơ đồ kế toán chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp:
7.2.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp.
* Phương pháp tập hợp: Chi phí NCTT ( Tiền lương sản phẩm) thường liên quan
trực tiếp tới từng đối tượng kế toán tập hợp CPSX nên thường sủ dụng phương pháp
trực tiếp.
Còn chi phí NCTT (Tiền lương chính theo thời gian, tiền lương phụ) liên quan
tới nhiều đối tượng kế toán tập hợp CPSX phải phân bổ cho từng đối tượng. Tiêu
chuẩn phân bổ thường là chi phí NCTT theo kế hoạch (định mức), Giờ công định
mức, giờ công thực tế, khối lượng sản xuất sản phẩm.
Các khoản trích theo lương được tính theo tỷ lệ quy định cho từng đối tượng
theo số tiền lương đã tập hợp hoặc phân bổ.
TK 334 TK 622 TK 154
Tiền lương,tiền công, phụ cấp,tiền ăn ca phải Cuối kỳ tính,phân bổ và kết chuyển chi
Trả CNTT sản xuất và kinh doanh dich vụ phí NCTT theo đối tượng tập hợp chi phí
( theo phương pháp kê khia thường xuyên)
TK 335 TK 632
Trích trước tiền lương nghie phép của Chi phí NCTT vượt trên mức bình thường
TK 338 TK 631
Các khoản trích về BHXH,BHYT,KPCĐ, Cuối kỳ tính,phân bổ và kết chuyển chi phí
BHTN NCTT theo đối tượng tập hợp chi phí
( Theo phương pháp kiểm kê định kỳ)
Sơ đồ 2: Kế toán chi phí nhân công trực tiếp.
7.2.3. Kế toán chi phí sản xuất chung.
- Chi phí vật liệu: Những chi phí dùng chung cho phân xưởng…
- Chi phí dụng cụ ssanr xuất: Những chi phí về công cụ, dụng cụ sản xuất dùng cho
phân xưởng sản xuất.
- Chi phí KHTSCĐ: Khấu hao của tất cả tài sản cố định sử dụng ở PXSX.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài.
- Chi phí dịch vụ bằng tiên khác.
* Phương pháp tập hợp: Chi phí SXC thường được tập hợp theo bộ phận sản xuất
có tách riêng phần định phí và biến phí. Trường hợp một bộ phận sản xuất trong kỳ
GVHD: SVTT: -KT
10
TRƯỜNG CĐ NGHỀ CƠ ĐIỆN HÀ NỘI BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT
NGHIỆP
KHOA KINH TẾ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP
SX nhiều loại sản phẩm thì phải tiến hành phân bổ cho từng loại sản phẩm theo tiêu
thức:
Tổng chi phí Tổng chi phí SXC cần
SXC phân bổ cho = phân bổ x Tổng tiêu thức phân bổ
Từng đối tượng Tổng tiêu thức cần phân của từng đối tượng
bổ của các đối tượng
Tiêu thức phân bổ có thể lựa chọn là: Phân bổ theo định mức, theo giờ làm
việc thực tế của công nhân sản xuất, theo tiền lương của công nhân sản xuất.p;.
TK 334,338 TK 627 TK 111,112,152…
Chi phí nhân viên
Các khoản giảm thu
TK 152,TK 153
Chi phí vật liệu, công cụ TK 154
Cuối kỳ tính,phân bổ và kết chuyển chi
TK 214 phí SXC theo đối tượng tập hợp chi phí
(Theo phương pháp kê khai thường xuyên)
Chi phí KHTSCĐ dùng cho sản xuất
Sản phẩm, thực hiện dịch vụ.
TK 631
TK 142,TK 242,TK 335
Cuối kỳ tính,phân bổ và kết chuyển chi
Chi phí phân bổ dần phí SXC theo đối tượng tập hợp chi phí
Chi phí trích trước (Theo phương pháp kê khai định kỳ)
TK 111,TK 112,TK 141,TK 331…
TK 632
Chi phí dịch vụ mua ngoài, Chi phí sản xuất chung cố định không
phí bằng tiền khác được tính vào giá thành sản phẩm
TK 133
mà tính vào giá vốn hàng bán
Thuế GTGT đầu vào ( Do mức SX thực tế < mức công suất
bình thường)
Sơ đồ 3: Kế toán chi phí sản xuất chung:
7.2.4. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang:
TK 621,TK 622 TK 154 TK 152, TK 156
Phân bổ, kết chuyển chi phí Vật tư, hàng hóa gia công
NVL Trực tiếp, chi phí NCTT hoàn thành nhập kho
TK 627 TK 155
GVHD: SVTT: -KT
11
TRƯỜNG CĐ NGHỀ CƠ ĐIỆN HÀ NỘI BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT
NGHIỆP
KHOA KINH TẾ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP
Phân bổ, kết chuyển chi phí Sản phẩm hoàn thành nhập kho
TK 632,157
Sản phẩm hoàn thành tiêu thụ ngay
Và sản phẩm hoàn thành
gửi bán thẳng
Chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ
vào giá thành sản phẩm
Sơ đồ 4: Kế toán chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
Kế toán có thể tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành theo hai phương pháp:
- Phương pháp kê khai thường xuyên.
- Phương pháp kê khai định kỳ.
K/c chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ K/c trị giá thành phẩm tồn kho cuối kỳ
TK 154 TK 631 TK 632 TK 155
Kết chuyển chi phí sản xuất Kết chuyển trị giá
dở dang đầu kỳ thành phẩm tồn
kho đầu kỳ.
TK 621 Giá thành sản xuất của sản phẩm
hoàn thành nhập kho.
K/c chi phí NVLTT TK 159 TK 911
TK 622 K/c giá vốn
K/c chi phí NCTT Dự phòng giảm giá hàng bán
hàng tồn kho
TK 627 TK 138( 1381)
Tính toán, phân bổ và kết Giá trị hao hụt mất mát của
chuyển chi phí SXC hàng tồn kho
Chi phí SXC cố định không dược tính vào giá thành sản phẩm
Do mức sản xuất thực tế < mức công suất bình thường
Sơ đồ 5: Sơ đồ kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tình giá thành sản phẩm
( Theo phương pháp kiểm kê định kỳ)
TK 621 TK 154 TK 155
K/c hoặc phân bổ chi phí NVLTT
K/c giá thành sản xuất thực tế
Cuối kỳ
TK 632
GVHD: SVTT: -KT
12
TRƯỜNG CĐ NGHỀ CƠ ĐIỆN HÀ NỘI BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT
NGHIỆP
KHOA KINH TẾ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP
TK 622 TK 157
K/c giá thành SX thực tế sản xuất
gửi bán thẳng
K/c hoặc phân bổ chi phí NCTT
Cuối kỳ
TK 157 TK 632
K/c chi phí SXC được phân bổ Giá thành thực tế sản phẩm bán
ngay không qua kho
(đã xác định tiêu thụ cuối kỳ)
Sơ đồ 6: Sơ đồ kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tình giá thành sản phẩm
( Theo phương pháp kê khai thường xuyên)
8. Các phương pháp đánh giá sản phẩm đang chế tạo dở dang :
Sản phẩm dở dang theo nghĩa hẹp là những sản phẩm dở dang trên dây truyền
sản xuất. Theo nghĩa rộng thì sản phẩm dở dang còn bao gồm nửa thành phẩm tự chế
biến.
Đánh giá sản phẩm có chi phí NVL chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí sản xuất
sản phẩm dở dang cuối kỳ là việc xác định chi phí sản xuất tính và trị giá sản phẩm
dở dang cuối kỳ.
a. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên liệu, vật liệu chính trực tiếp.
Áp dụng đối với các sản phẩm và sản lượng dở dang giữa các kỳ kế toán ít biến
động.
Công thức: Dđk + Cn
Dck = x Qd
Qsp + Qd
Trong đó:
Dck: Trị giá sản phẩm dở dang cuối kỳ.
Ddk: Trị giá sản phẩm dở dang đầu kỳ.
Qsp: Số lượng sản phẩm hoàn thành.
Qd: Số lượng sản phẩm dở dang.
Cn: Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp phát sinh trong kỳ.
b. Đánh giá sản phẩm dở dang theo sản lượng sản phẩm hoàn thành tương đương.
Chi phí bỏ vào ngay từ đầu quy trình ( Cn ): (Chi phi9s nguyên liệu,vật liệu)
Công thức:
Ddk + Cn
(1) Dck = x Qd
Qsp + Qd
GVHD: SVTT: -KT
13
TRƯỜNG CĐ NGHỀ CƠ ĐIỆN HÀ NỘI BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT
NGHIỆP
KHOA KINH TẾ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP
Chi phí chế biến: (chi phí nhân công,chi phí sản xuất chung)
Công thức:
Dđk + Ccb
(2) Dck = x Qtđ
Qsp + Qtđ
Qtđ = Qdd x % hoàn thành
Trong đó:
Ccb: Chi phí phát sinh trong kỳ.
Qtđ: Số lượng sản phẩm tương đương.
Dck: Trị giá sản phẩm dơ dang cuối kỳ.
Dđk: Trị giá sản phẩm dở dang đàu kỳ.
Qsp: Số lượng sản phẩm hoàn thành.
Qd: Số lượng sản phẩm dở dang.
Cn: Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp phát sinh trong kỳ.
c. Đánh giá sản phẩm dở dang theo định mức chi phí:
Phương pháp này áp dụng thích hợp với hệ thống kế toán chi phí sản xuất và
tính giá thành theo chi phí thực tế, phương pháp này chỉ thích hợp với những sản
phẩm đã xây dựng định mức chi phí sản xuất hợp lý.
Theo phương pháp này kế toán căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang đã
kiểm kê, xác định ở từng công đoạn sản xuất và định mức từng khoản mục chi phí ở
từng công đoạn sản xuất tương ứng cho từng đơn vị sản phẩm để tính ra chi phí định
mức ở khối lượng sản phẩm dở dang từng công đoạn. Sau đó tập hợp lại cho từng sản
phẩm.
Chi phí sản xuất của Số lượng sản Mức độ hoàn Định mức
sản phẩm dở dang cuối = phẩm dở dang x thành của sản x chi phí giai
kỳ giai đoạn i giai đoạn i phẩm dở dang giai đoạn i
Trong phương pháp này các khoản mục chi phí được tinh cho sản phẩm dở
dang được tính theo mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang. Phương pháp này có
ưu điểm tính toán chính xác và khoa học hơn phương pháp trên nhưng nhược điểm là
khối lượng tính toán nhiều, việc đánh giá mức độ chế biến hoàn thành cùa sản phẩm
dở dang phức tạp mang tính chủ quan.
9. Các phương pháp tính giá thành sản phẩm và ứng dụng trong các loại hình
doanh nghiệp chủ yếu:
9.1. Các phương pháp tính giá thành sản phẩm:
Phương pháp tính giá thành sản phẩm: Là phương pháp sử dụng số liệu CPSX
đã tập hợp được trong kỳ để tính toán tổng giá thành và giá thành đơn vị theo từng
khoản mục chi phí quy định cho các đối tượng tính giá thành.
GVHD: SVTT: -KT
14
TRƯỜNG CĐ NGHỀ CƠ ĐIỆN HÀ NỘI BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT
NGHIỆP
KHOA KINH TẾ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP
Phụ thuộc vào việc sản xuất hay quy trình công nghệ sản xuất của doanh
nghiệp như sản xuất đơn chiếc (xây đựng cơ bản hoặc đóng tầu) thì đối tượng tính giá
thành là từng đối tượng, từng sản phẩm, từng công việc. Sản xuất hàng loạt hoặc theo
đơn đặt hàng thì đối tượng là từng loại sản phẩm hoặc từng đơn đặt hàng. Sản xuất
loại sản phẩm khối lượng sản xuất lớn ( dệt vải hoặc làm bánh kẹo…) đối tượng tính
gái là mỗi loại sản phẩm.
Kỳ tính giá là kỳ mà bộ phận kế toán cần tiến hành công việc tính giá thành
cho các đối tượng sản phẩm đã hoàn thành. ( tháng hoặc khi sản phẩm hoàn thành)
Z = DĐ + PS - DC
Do đó giá thành sản phẩm thường được tính theo phương pháp:
* Phương pháp tính giá thành giản đơn ( phương pháp trực tiếp).
Công thức:
Z
Zđv =
Q
Trong đó:
Z: Tổng giá thành sản xuất
Zđv: Giá thành đơn vị.
DĐ: Số dở dang đầu kỳ.
PS: Số phát sinh trong kỳ.
DC: Số dư cuối.
* Phương pháp tính theo hệ số:
Áp dụng cho công nghệ sản xuất cùng một loại nguyên liệu,vật liệu thu được
những sản phẩm khác nhau, chất lượng khác nhau ( sản xuất hóa chất, công nghệ hóa
dầu…).
Đối tượng tính giá thành là những sản phẩm hoàn thành.
Lấy một sản phẩm chuẩn ( H = 1) xác định hệ số tính giá cho các sản phâm khác.
Quy đổi sản lượng sản xuất thực tế thành sản lượng tiêu chuẩn:
Công thức:
Sản lượng tiêu chuẩn = sản lượng thực tế x Hệ số tính giá.
Tính tổng giá thành:
Công thức:
Dđ + PS - Dc
(2) Zi = x Qi x Hi
GVHD: SVTT: -KT
15
TRƯỜNG CĐ NGHỀ CƠ ĐIỆN HÀ NỘI BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT
NGHIỆP
KHOA KINH TẾ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP
Qtc
Trong đó:
Zi: Tổng giá thành đơn vị thời kỳ i.
Dđ: Số dư đầu kỳ.
PS: Số phát sinh trong kỳ.
Dc: Số dư cuối kỳ.
Qtc: Sản lượng tiêu chuẩn.
Qi: Sản lượng thời kỳ i.
Hi: Hệ số tính giá thời kỳ i.
Công thức:
Zi
Zđv =
Qtt
Trong đó: Qtt: Sản lượng thực tế.
9.2. Ứng dụng các phương pháp tính giá thành trong các loại hình doanh nghiệp
chủ yếu:
a. Doanh nghiệp có quy trình sản xuất phức tạp theo đơn đặt hàng.(Kiểu song song)
Kế toán lập bảng kê để tập hợp chi phí sản xuất theo từng sản phẩm và từng
đơn đặt hàng đối với chi phí trực tiếp phát sinh liên quan đến đơn đặt hàng nào thì
hạch toán trực tiếp cho đơn đặt hàng đó theo chứng từ gốc. Đối với chi phí SXC được
tập hợp theo từng phân xưởng cuối cùng phân bổ cho từng đơn đặt hàng.
b. Doanh nghiệp có quy trình sản xuất phức tạp kiểu liên tục:
- Phương án tính giá thành có tính giá thành nửa thành phẩm:
GĐ 1 GĐ 2
Chi phí NVL trực tiếp Trị giá thành phẩm GĐ1 chuyển sang
Chi phí cơ bản 1 Chi phí cơ bản 2
Nửa thành phẩm GDD1 Thành phẩm
Công thức:
Z1 = DĐ 1 + PS 1 - DC 1
Trong đó:
Z1: Tổng giá thành đơn vị giai đoạn 1.
Dđ: Số dư đầu kỳ giai đoạn 1.
PS: Số phát sinh trong kỳ giai đoạn 1.
Dc: Số dư cuối kỳ giai đoạn 1.
Nửa thành phẩm ở giai đoạn 1 không nhập kho chuyển sang giai đoạn 2 và
nhập kho nửa thành phâm. Giai đoạn 2 tiếp tục và hoàn thiện sản phẩm.
Công thức:
Z2 = Z1 2 + DĐ 1 + PS 1 - DC 1
GVHD: SVTT: -KT
16
TRƯỜNG CĐ NGHỀ CƠ ĐIỆN HÀ NỘI BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT
NGHIỆP
KHOA KINH TẾ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP
- Phương án tính giá thành không tính giá nửa thành phẩm:
GĐ 1 GĐ 2
Chi phí sản xuất phát sinh GĐ 1 Chi phí sản xuất phát sinh GĐ 2
Xác định chi phí sản xuất nằm trong Xác định chi phí sản xuất nằm trong
Giá thành GĐ 1 giá thành GĐ 2
Z ( giá thành toàn bộ)
PHẦN II
THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM MINH
THÀNH.
1. Đặc điểm chung của công ty TNHH Dược Phẩm Minh Thành
1.1. Quá trình phát triển của doanh nghiệp.
* Giới thiệu chung về Công ty:
- Tên công ty: Công ty TNHH Dược Phẩm Minh Thành
- Địa điểm: 45_Nhuyễn Viết Xuân_Phường Trần Hưng Đạo_Phủ Lý_Hà Nam
- Tên giao dich bằng tiếng anh:MINH THANH Pharma Company limited
- Tên viết tắt:MINH THANH Pharma co.LTD
- Người đại diện :Phan Văn Thuyết
- Tel: +843513852091
- Mã số thuế: 0700236699
- Email:
* Quá trình hình thành, phát triển của Công ty
Công ty TNHH Dược Phẩm Minh Thành được thành lập năm 2006 tại trụ sở :
Tổ 45Nguyễn Viết Xuân – Phường Trần Hưng Đạo – Phủ Lý – Hà Nam theo giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0700236699 do Sở Kế Hoạch đầu tư Thành Phố
Hà Nam cấp.
Là một Công ty TNHH hoạt động với đầy đủ tư cách pháp nhân , hạch toán
độc lập. Mặc dù mới thành lập được 6 năm với số vốn điều lệ là 5.000.000.000(năm
tỉ đồng Việt Nam) nhưng Công ty đã tạo cho mình một chỗ đứng nhất định với quy
mô sản xuất và thương mại rộng khắp, không ngừng tăng mức tích luỹ và mở rộng
vốn kinh doanh.
* Một số chỉ tiêu đánh giá về Công ty:
Căn cứ vào bảng CÂN ĐỐI KẾ TOÁN NĂM 2011 – 2012cho thấy:
Năm 2011
GVHD: SVTT: -KT
17
TRƯỜNG CĐ NGHỀ CƠ ĐIỆN HÀ NỘI BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT
NGHIỆP
KHOA KINH TẾ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP
Tổng TS = Tổng NV = 8.664.141.390đ
Trong đó: + Tài sản ngắn hạn: 5.833.419.070
+ Tài sản dài hạn: 2.830.722.320
+ Nợ phải trả: 3.696.604.510
+ Nguồn vốn chủ sở hữu : 4.967.536.880
Năm 2012
Tổng TS = Tổng NV = 10.410.922.610
Trong đó: + Tài sản ngắn hạn: 6.907.889.550
+ Tài sản dài hạn: 3.503.033.060
+ Nợ phải trả : 4.072.923.010
+ Nguồn vốn chủ sở hữu: 6.337.999.600
- Tài sản: Nhìn chung giá trị tài sản của Công ty là tương đối lớn. Năm 2012
tổng tài sản tăng so với năm 2011 là 1.746.781.220đồng. Tăng là do tài sản ngắn hạn
năm 2012 tăng so với năm 2011.sản phẩm sản xuất ra tiêu thụ rất tôt, cho nên hàng
tồn kho năm 2012giảm so với năm 2011, tiền mặt tăng lên, các khoản phải thu của
khách hàng cũng tăng theo; Tài sản dài hạn năm 2012 tăng so với năm 2011 là do
Công ty làm ăn có hiệu quả, sản phẩm tiêu thụ tốt. Công ty tập trung vào mua sắm
TSCĐ, các thiết bị hiện đại phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh, dây truyền
sản xuất hiện đại thay thế nhiều thiết bị đã cũ, sản xuất kém hiệu quả. Trong Công ty
bây giờ đang hiện đại hóa hết các trang bị, thiết bị sản xuất…nhằm đáp ứng nhu cầu
sản xuất ngày càng lớn của Công ty.
- Nguồn vốn: Tổng nguồn vốn của Công ty tương đối lớn. Lợi thế nhiều đó là
nguồn vốn của chủ sở hữu lớn hơn nhiều so với nợ phải trả. Đây là một động lực thúc
đẩy tốt để Công ty yên tâm sản xuất và mở rộng quy mô sản xuất. Nguồn vốn năm
2012 tăng so với năm 2011. Xuất phát từ việc sản xuất sản phẩm, tiêu thụ sản phẩm
có hiệu quả. Quỹ đầu tư tăng, quỹ dự phòng tăng, quỹ khen thưởng cũng tăng hơn so
với năm trước. Điều này cho thấy Công ty làm việc có hiệu quả, sử dụng linh hoạt
các nguồn vốn sẵn có, đồng thời huy động được một khoản đầu tư lớn từ các nhà đầu
tư. Cứ đà này nhất định Công ty sẽ phát triển không ngừng trong tương lai, khẳng
định thương hiệu vượt trội hơn so với các công ty khác cùng chung mặt hàng sản
xuất.
- Khả năng thanh toán của công ty:
Chỉ tiêu
Đơn vị
tính
Năm
2011
Năm
2012
Khả năng thanh toán hiện thời
= Tổng TS NH/Tổng nợ NH
lần 2,72 3,42
Khả năng thanh toán nhanh
= (Tổng TS NH - Hàng tồn kho)/Tổng nợ
NH
lần 2,53 3,26
GVHD: SVTT: -KT
18
TRƯỜNG CĐ NGHỀ CƠ ĐIỆN HÀ NỘI BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT
NGHIỆP
KHOA KINH TẾ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP
Khả năng thanh toán bằng tiền
= Tiền / Tổng nợ NH
lần 0,63 0,83
Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty trong năm 2012 là 3,42 lần, so
với năm 2011là 2,72 lần tăng 0,7 lần . Ta thấy, khả năng thanh toán nợ ngắn hạn qua
hai năm 2011 và năm 2012đều có hệ số lớn hơn 1, điều đó có nghĩa là lượng dự trữ
tài sản ngắn hạn dư thừa để thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn. Tuy nhiên đến
năm 2012 tỉ lệ này là 3,42 lớn hơn 3, điều này không tốt do công ty dự trữ quá nhiều
tài sản ngắn hạn không cần thiết, từ đó giảm khả năng sinh lời từ nguồn dư thừa này
của công ty, sang năm công ty cần giảm tỉ lệ này chỉ cần lớn hơn 1.
Khả năng thanh toán nhanh của công ty năm 2012 cũng tốt hơn so với năm
2011 đến hơn 0,5 nhưng không cần thiết do công ty dự trữ quá nhiều tài sản có tính
thanh khoản cao, cần giảm chỉ số này xuống chỉ hơn 0,5 trong năm tới.
Khả năng thanh toán bằng tiền của công ty là 0,83 trong năm 2010, đã tăng so với
năm 2011 (là 0,2 lần), cho thấy lượng tiền mặt đã đủ khả năng bù đắp cho nợ ngắn
hạn. Tuy nhiên công ty cần chú trọng đến quá trình thu nợ trong khoản phải thu để có
đủ tiền đáp ứng tốt hơn nhu cầu của công ty.
- Phân tích một số chỉ tiêu tài chính của công ty trong 2 năm 2011 - 2012
Chỉ tiêu
Đơn vị
tính
Năm
2011
Năm
2012
Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản
= Lợi nhuận ròng/ Tổng tài sản
% 3,73 4,10
Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu
= Lợi nhuận ròng/ Tổng vốn chủ sở hữu
% 6,5 6,74
Tỷ suất sinh lời trên doanh thu
= Lợi nhuận ròng/ Doanh thu thuần
% 0,94 0,95
Năm 2011 hiệu suất sử dụng tài sản là 3,73% tức là công ty bỏ ra một đồng đầu
tư cho tài sản thì sinh được 0,0373 đồng lợi nhuận, đến năm 2011 nếu công ty bỏ ra
một đồng đầu tư cho tài sản sẽ tạo ra 0,041 đồng lợi nhuận điều đó cho thấy việc
quản lý sử dụng tài sản của công ty rất tốt và có hiệu quả. Nguyên nhân do tiền mặt
tăng còn hàng lưu kho của công ty giảm trong năm 2012.
Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu: năm 2012 chỉ tiêu này cao hơn so với
năm 2011, nghĩa là năm 2012 công ty sử dụng một đồng vốn chủ sở hữu sẽ tạo ra
0,0674 đồng lợi nhuận, còn năm 2011 công ty sử dụng một đồng vốn chủ sở hữu đã
tạo ra 0,065 đồng lợi nhuận. Như vậy, công ty đã sử dụng hiệu quả nguồn vốn chủ sở
hữu, cũng chứng tỏ nguồn vốn của công ty rất ổn định và luôn trong trạng thái an
toàn.
GVHD: SVTT: -KT
19
TRƯỜNG CĐ NGHỀ CƠ ĐIỆN HÀ NỘI BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT
NGHIỆP
KHOA KINH TẾ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP
Như đã phân tích trong tỷ suất lợi nhuận sau thuế so với doanh thu thuần ta thấy được
tỷ suất sinh lời trên doanh thu trong năm 2012 chưa hiệu quả. Khi đó, tốc độ tăng về
lợi nhuận không nhanh bằng tốc độ tăng doanh thu, do chi phí phát sinh trong công ty
nhiều, quản lý doanh nghiệp còn nhiều hạn chế.
Tuy chỉ phân tích số liệu trong 2 năm gần đây thì chưa đủ để đánh giá hết được tình
hình tài chính của công ty nhưng chúng ta có thể hy vọng vào sự phát triển của công
ty trong những năm sắp tới.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty TNHH Dược Phẩm Minh Thành:
Công ty TNHH Dược Phẩm Minh Thành đã khẳng định vị thế của mình trên
thị trường trong nước cũng như thị trường quốc tế với dây truyền sản xuất hoạt động
liên tục có hiệu quả đã giúp cho Công ty vững mạnh và phát triển hơn.
Lĩnh vực sản xuất kinh doanh của Công ty là: Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập
khẩu thuốc,thực phẩm chức năng,mỹ phẩm, vật tư y tế phục vụ cho công tác phòng
và chữa bệnh, chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho người dân.
1.3. Công tác tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất và tổ chức bộ máy kế toán của
Công ty TNHH Dược Phẩm Minh Thành:
1.3.1. Công tác tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất:
• Mặt hàng sản xuất chủ yếu của Công ty:
Công ty TNHH Dược Phẩm Minh Thàh là công ty chuyên nghiên cứu và sản
xuất những sản phẩm thuốc phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của người dân trong việc
phòng và chữa bệnh, chăm sóc, bảo vệ sức khỏe…Sản phẩm sản xuất là những sản
phẩm thuốc đã qua kiểm định là tốt cho sức khỏe, không gây tác dụng phụ…
• Quy trình công nghệ sản xuất của mặt hàng chủ yếu:
Quy trình sản xuất của Công ty là quy trình công nghệ giản đơn, loại hình sản
xuất hàng loạt, chu kỳ sản xuất ngắn,các giai đoạn sản xuất được thực hiện trọn vẹn
trong một phân xưởng lớn.
Quy trình sản xuất sản phẩm của Công ty:
GVHD: SVTT: -KT
20
Trưng cất Nghiên cứu công
thức chế tạo SP
Nhập kho
Hoàn thiện
Sản phẩm
Nguyên vật liệu tươi Sơ chế NVL Kiểm tra NVL đã
qua sơ chế
TRƯỜNG CĐ NGHỀ CƠ ĐIỆN HÀ NỘI BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT
NGHIỆP
KHOA KINH TẾ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP
Sơ đồ 7 Quy trình công nghệ sản xuất thuốc.
• Công tác tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức sản xuất:
Sơ đồ 8: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức sản xuất
* Chức năng,nhiệm vụ của từng bộ phận:
GVHD: SVTT: -KT
Hội đồng quản trị
Giám đốc điều hành
P. Giám đốc
Phòng
Hành
chính
Phòng
kinh
doanh
Phòng
kế
toán
Phòng
Kỹ
Thuật
Phòng
Kế
Hoạch
Phòng
Vật tư
Xuất
Nhập
Khẩu
Phân xưởng sản xuất
21
Tổ
Sản
xuất
Tổ
Hoàn
Thiện
TRƯỜNG CĐ NGHỀ CƠ ĐIỆN HÀ NỘI BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT
NGHIỆP
KHOA KINH TẾ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP
+ Hội đồng quản trị: Là cơ quan cao nhất quyết định mọi vấn đề về chính
sách, chế độ, các vấn đề liên quan đến bổ nhiệm,miễn nhiệm các chức danh Giám
đốc, hoạch địnhc hiến lược kinh doanh…Tuy nhiên, Hội đồng quản trị không tham
gia trực tiếp vào quá trình điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
+ Giám đốc điều hành:
- Là người phụ trách chung toàn bộ các hoạt động của Công ty và được quyền
quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh: Trưởng / phó phòng nghiệp vụ
trong Công ty. Đảm nhiệm trực tiếp lĩnh vực xuất nhập khẩu của Công ty.
- Là người ký duyệt các văn bản giấy tờ, báo giá, hợp đòng với khách hàng.
+ Phó Giám đốc: Đại diện lãnh đạo về quản lý chất lượng của Công ty; là
người tham mưu, giúp việc cho Giám đốc Công ty về công việc được giao; đại diện
cho Công ty giải quyết các vấn đề liên quan đến kinh doanh, duy trì và cải tiến hệ
thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO ; thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám
đốc giao.
+ Phòng hành chính: Có nhiệm vụ cân đối kế hoạch tuyển dụng lao động,tổ
chức quản lý nhân sự, bố trí và sắp xếp lao động một cách khoa học để họ có khả
năng phát huy hết khả năng vốn có của mình làm việc có hiệu quả cao nhất.
+ Phòng kinh doanh: Có chức năng tham mưu cho Giám đốc trong lĩnh vực
nghiên cứu thị trường, tổ chức kinh tế thương mại; thực hiện các tổ chức kinh doanh.
+ Phòng kỹ thuật: Thực hiện việc giám sát kiểm tra quy trình sản xuất nhằm
đảm bảo chất lượng sản phẩm.
+ Phòng kế toán: Có nhiệm vụ tổ chức thực hiện các hoạt động tài chính, kế
toán, thống kê theo đúng pháp luật,đáp ứng nhu cầu chính cho hoạt động sản xuất
kinh doanh,phản ánh kịp thời chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá
trình sản xuất kinh doanh theo đúng quy định của nhà nước để cung cấp thông tin
kịp thời cho Giám đốc Công ty trong quá trình chỉ đạo hoạt động sản xuất kinh
doanh. Quản lý các nguồn vốn, tài sản, cân đối sử dụng nguồn vốn, tài sản hợp lý
hiệu quả trên cơ sở tuân thủ pháp luật ,tạo nguồn tài chính kịp thời cho hoạt động sản
xuất kinh doanh . tổ chức khai thác thông tin kinh tế tài chính, phân tích đánh giá.
Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định đối với các cơ quan quản lý Nhà nước và
Công ty.
+ Phòng vật tư - xuất nhập khẩu: Cung ứng nguyên vật liệu đúng số lượng
và chất lượng kịp thời cho các phân xưởng sản xuất
+ Phòng kế hoạch: Có chức năng lập kế hoạch sản xuất kinh doanh theo đúng
tháng, quý, năm và giám sát thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh theo kế hoạch,
lập dự toán…
+ Phòng sản xuất: Phụ trách toàn bộ hoạt động SX sản phẩmcủa Công ty.
• Tình hình lao động và sử dụng lao động của công ty:
STT
Năm
Chỉ tiêu
ĐVT 2011 2012 Chênh lệch
Mức %
GVHD: SVTT: -KT
22
TRƯỜNG CĐ NGHỀ CƠ ĐIỆN HÀ NỘI BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT
NGHIỆP
KHOA KINH TẾ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP
1 Tổng số lao động
Lao động
205 226 21 0,1
Giới tính
Trong
đó
Nữ
Lao động
120 130 10 8,3
Nam
Lao động
80 90 10 12,5
2 Tính chất công việc
Công nhân SXTT
Lao động
158 175 17 10,7
Nhân viên quản lý
Lao động
42 45 3 7
3 Trình độ
Trong
đó
Trên Đại học
Lao động
5 6 1 20
Đại học chính quy
Lao động
42 42 - -
Cao đẳng chính quy
Lao động
50 55 5 10
Trung cấp chuyên
nghiệp
Lao động
108 113 5 4,6
Bảng 1: Tình hình lao động và sử dụng lao động
* Phân tích:
Qua bảng trên ta thấy, tình hình tăng giảm lao động của Công ty biến động là
do:
- Công nhân sản xuất năm 2012 so với năm 2011 tăng 11% tương ứng với tăng
17 lao động. Tăng là do Công ty làm ăn ngày càng phát triển, số lượng hàng hóa
ngày càng tăng, cần nhiều công nhân sản xuất để đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất
hàng hóa mà Công ty nhận được đơn đặt hàng…
- Nhân viên quản lý năm 2012 so với năm 2011 tăng 7% tương ứng với tăng 3
lao động. Tăng là do tốc độ phát triển của Công ty lớn, quy mô sản xuất ngày càng
được mở rộng, kéo theo nhiều vấn đề cần lưu tâm, sự quản lý không tôt sẽ làm giảm
khả năng sản xuất, công việc bị đình trệ nếu không có người quản lý, chính vì vậy để
tăng cường công tác quản lý chặt chẽ Công ty cần bổ sung thêm nhân viên quản lý…
Nhận xét chung:
Qua thời gian thực tập tại Công ty TNHH Dược Phẩm Minh Thành em nhận
thấy rằng tình hình lao động và sử dụng lao động tại Công ty tương đối ổn định. Số
lượng công nhân viên tuyển dụng hợp lý, phân bổ vị trí công việc tương đối đồng
đều, phù hợp với khả năng của từng người. Mặc dù trình độ công nhân còn chưa
được đồng đều, còn nhiều chỗ thiếu sót nhưng tinh thần, thái độ làm việc tại Công ty
rất tốt. Mọi người luôn nghiêm túc trong khi làm việc. Vì mọi người luôn ý thức được
rằng: “Công việc của mình là làm ra những sản phẩm tốt nhất cho sức khỏe của mọi
người, không được chủ quan”. Không những tinh thần và thái độ làm việc như vậy
mà tình đoàn kết trong Công ty cũng được đẩy lên cao. Mọi người trong Công ty luôn
cùng nhau cố gắng làm việc để đạt được hiệu quả cao nhất.
• Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty:
Trước những thành công bước đầu trong sản xuất kinh doanh, Công ty đã chủ
động mua và thuê thêm nhà xưởng, thiết bị máy móc phục vụ cho sản xuát kinh
doanh . Tài sản năm 2012 đã tăng lên so với năm 2011. Với đường lối đúng đắn của
GVHD: SVTT: -KT
23
TRƯỜNG CĐ NGHỀ CƠ ĐIỆN HÀ NỘI BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT
NGHIỆP
KHOA KINH TẾ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP
ban lãnh đạo công ty cùng sự nỗ lực không ngừng trong nghiên cứu, trong đầu tư và
tự học hỏi để tìm ra những sản phẩm có tác dụng và tính năng tốt đáp ứng yêu cầu đòi
hỏi ngày càng cao của thị trường, đồng thời giúp tăng doanh thu cho Công ty. Cụ thể
trong những năm qua thì tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty được thể hiện
trên bảng cân đối sau:
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN NĂM 2011 – 2012
Đơn vị tính: VNĐ
Chỉ tiêu 31/12/2011 31/12/2012
Chênh lệch
Chênh lệch
tuyệt đối
%
TÀI SẢN
A.Tài sản ngắn hạn 5.833.419.070 6.907.889.550 1.074.470.480 18,42
1. Tiền 1.347.951.620 1.767.901.990 328.950.370 24,40
2. Các khoản phải
thu
4.076.315.290 4.925.427.640 849.112.350 20,83
3. Hàng tồn kho 409.152.130 305.559.920 (103.592.240) (25,32)
4. Tài sản ngắn hạn
khác
- - - -
B.Tài sản dài hạn 2.830.722.320 3.503.033.060 672.310.740 23,75
1.Tài sản cố định 2.830.722.320 3.503.033.060 672.310.740 23,75
2.Đầu tư TCDH khác - - - -
Tổng tài sản 8.664.141.390 10.410.922.610 1.746.781.220 20,16
NGUỒN VỐN
A. Nợ phải trả 3.696.604.510 4.072.923.010 1.746.781.220 10,18
1. Nợ ngắn hạn 2.146.315.290 2.022.589.460 376.318.500 5,76
2. Nợ dài hạn 1.550289.220 2.050.333.550 500.044.329 32,25
B. Nguồn vốn chủ
sở hữu
4.967.536.880 6.337.999.600 1.370.462.720 27,59
1. Vốn chủ sở hữu 4.680.411.450 5.967.512.940 1.287.101.490 27,50
- Vốn đầu tư của chủ 2.816.471.200 3.818.160.170 1.001.688.970 35,57
GVHD: SVTT: -KT
24
TRƯỜNG CĐ NGHỀ CƠ ĐIỆN HÀ NỘI BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT
NGHIỆP
KHOA KINH TẾ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP
sở hữu
- Quỹ đầu tư phát
triển
233.229.000 289.139.770 55.910.770 23,97
- Quỹ dự phòng tài
chính
335.452.300 422.827.800 87.375.500 26,05
- LN chưa phân phối 1.295.258.950 1.437.385.200 142.126.250 10,97
2. Nguồn kinh phí và
quỹ khác
287.125.430 370.486.660 83.361.230 29,03
- Quỹ khen thưởng,
phúc lợi
287.125.430 370.486.660 83.361.230 29,03
Tổng nguồn vốn 8.664.141.390 10.410.922.610 1.746.781.220 20,16
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
Bảng 2: Bảng cân đối kế toán năm 2011-2012
* Qua bảng CÂN ĐỐI KẾ TOÁN NĂM 2011 – 2012 cho thấy:
- Về cơ cấu tài sản, ta thấy tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn năm 2012 tăng so
với năm 2011. Nguyên nhân của việc tăng này là do trong năm 2012 Công ty đã đầu
tư vào tài sản cố định, mở rộng kinh doanh hơn các năm trước. Mặt khác, khối luợng
hàng tồn kho của Công ty trong năm 2012 giảm đi so với 2011.Điều này chứng tỏ
Công ty đã chú trọng đến chất lượng hàng hoá hơn rất nhiều.
Việc tài sản ngắn hạn tăng là nhờ vào sự tăng thêm của tiền và các khoản phải
thu. Qua đây ta cũng thấy được chính sách của Công ty trong giai đoạn này là hạn
chế số khách hàng nợ tiền quá cao vì rủi ro cao và phải chịu nhiều chi phí cơ hội cho
khoản nợ đó của khách hàng. Mặt khác Công ty thực hiện chính sách nới lỏng các
khoản bán chịu cho khách hàng với thời hạn trả nợ ngắn hạn nên tiêu thụ được nhiều
sản phẩm hơn,hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều.
- Cơ cấu về vốn:
Nợ phải trả của Công ty năm 2012 tăng 10,18% so với năm 2011 tương đương
tăng 376.318.500 đồng. Sự gia tăng này của khoản mục nợ phải trả là không lớn, do
trong năm 2012 Công ty không có sự thay đổi nào đáng kể trong chính sách bán hàng
của Công ty.
Điều đó cho ta thấy hướng phát triển bền vững của Công ty đã dần huy động
được nợ dài hạn để tài trợ cho tài sản ngắn hạn về một phần tài sản ngắn hạn, đây
cũng là chính sách quản lý vốn thận trọng của Công ty. Còn nợ ngắn hạn lại có xu
hướng giảm.
Một trong những điều đáng mừng của Công ty trong năm 2012 là sự gia tăng
của vốn chủ sở hữu từ 4.680.411.450 đồng (năm 2011) lên 5.967.512.940 đồng(năm
2012) tương tương tăng 27,50% . Điều đó cho ta thấy sự tự chủ về tài chính của Công
ty và hướng phát triển lâu dài của Công ty.
GVHD: SVTT: -KT
25