Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

Thực trạng bạo lực trẻ mầm non ở trường tư thục và dân lập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (749.31 KB, 60 trang )

MỤC LỤC
1.1.1.Ở nước ngoài 6
Vấn đề về bạo hành, xâm hại đến trẻ em đã được các tổ chức và nhiều quốc gia đặc
biệt quan tâm. “Bạo lực trẻ em xảy ra ở mọi quốc gia và mọi nền văn hóa” Giám đốc
Điều hành Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) Anthony Lake cho biết. “Bất cứ
khi nào và bất cứ nơi đâu có trẻ em bị bạo lực là chúng ta phải chọ mọi người thấy sự
phẫn nộ và giận dữ. Chúng ta phải cho mọi người thấy những điều họ chưa nhìn thấy
về bạo lực trẻ em.” 6
Năm 1990, Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em được ban hành, quy định rằng
tất cả trẻ em ở khắp mọi nơi đều có quyền được bảo vệ khỏi tất cả các hình thức bạo
lực 6
Tháng 12 năm 2013, UNICEF đã tổ chức hội thảo về “Nghiên cứu nguyên nhân bạo
lực đối với trẻ em”, xác định các yếu tố liên quan tới việc gây ra các hình thức bạo
lực với trẻ, đồng thời đề xuất những giải pháp can thiệp của quốc gia trong phòng,
chống bạo lực. Nghiên cứu được thực hiện ở 4 khu vực trên thế giới, trong đó có:
Nam Phi (tại Zimbabwe, Đông Á (tại Việt Nam), Mỹ La Tinh (tại Pêru), Nam Âu (tại
Italia) 6
Tại một số quốc gia cũng đề cập tới tình trạng bạo lực ở trẻ em: 6
“ Tiếp xúc trẻ em bị bạo hành trong gia đình và xã hội”, Gayla Margolin và Elana B.
Gordis, trường đại học Nam Califỏnia ( Tập chí Annual reviews);“ Báo cáo về nghiên
cứu bạo hành trẻ em trong trường học ở Kosovo” ( UNICEF/9- 2005); “ Bạo lực trẻ
em trong trường học “ ( Tổ chức Plan International - Thailan); “Bạo lực trẻ em trong
nhà trường và môi trường giáo dục”, Mariella Furrer ( UNICEF/ 11-2006); “ Bạo lực
trẻ em trong trường học ở Lebanon, Morocco and Yemen” ( Tổ chức Save the
Children - Sweden); “ Bạo lực trẻ em trong trường học ở Trung Đông và Bắc Phi–
Tình trạng, nguyên ngân và giải pháp” ( UNICEF/ 2005)… 6
1.1.2. Ở Việt Nam 7
40
40
Trong khi đó, trên địa bàn TP Vinh hiện có 47 trường mầm non, trong đó có 28
trường công lập, 5 trường dân lập, 14 trường tư thục và còn khoảng trên 60 nhóm


cơ sở độc lập với 88 nhóm lớp nhỏ lẻ. với 10.500 chỗ học, trong đó trẻ 3-4 tuổi
được bố trí 6.200 chỗ. Theo số liệu của Phòng GD-ĐT, hiện TP Vinh có gần 9.000
trẻ ở độ tuổi này và như vậy, trên 2.800 cháu đã không còn chỗ học. Ngoài ra, với
các cháu 2 tuổi, hệ thống trường mầm non, nhà trẻ cũng chỉ tiếp nhận được 1.772
cháu, trong khi TP có 4.102 cháu ở độ tuổi này 40
1
MỞ ĐẦU
1. Lý đo chọn đề tài
Bác Hồ đã từng nói:
Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan.
Là một vị lãnh tụ của dân tộc, bận trăm công nghìn việc nhưng Bác
Hồ chúng ta vẫn dành những tình yêu thương đặc biệt cho các cháu thiếu
nhi. Bác ví trẻ em như “búp trên cành”, hình ảnh này đã diễn tả đúng
trạng thái tâm sinh lý của trẻ em: là giai đoạn mới bắt đầu, còn non tơ,
tinh khiết, hồn nhiên, trong trắng. Vì vậy, với lứa tuổi này Bác rất trân
trọng, nâng niu như gìn giữ một viên ngọc quý trong suốt.
Cây cao bóng cả bắt đầu từ mầm non bé bỏng và đời người cũng bắt
đầu từ tuổi ấu thơ. Muốn cây cao lớn, sum suê, tươi tốt thì phải chăm sóc
chu đáo ngay từ khi cây trổ mầm, và muốn một đứa trẻ thành người thì
phải nâng niu, chăm sóc từng tí từ khi còn nằm trong nôi. Vì vậy, giáo
dục trẻ thơ có vai trò rất quan trọng trong quá trình hình thành và phát
triển nhân cách một con người. Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên
của hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển thể chất,
nhận thức, tình cảm xã hội và thẩm mỹ cho trẻ em. Những kỹ năng đầu
2
tiên mà trẻ tiếp thu được ở trường mầm non là điều kiện để trẻ tiếp tục
hoàn thiện bản thân, hướng tới thành công trong cuộc sống sau này, như
nhà giáo dục người Ý Maria Montessori đã từng nói : "Trong mỗi đứa trẻ
đều có những tài năng tiềm ẩn. Sự chuẩn bị kỹ càng từ lúc đầu đời chính

là chìa khóa thành công cho tương lai mỗi cháu”.
Cùng với sự phát triển của toàn ngành, giáo dục mầm non ở nước
ta đã và đang được sự quan tâm đúng mức của các cấp chính quyền.
Đảng ta xác định, giáo dục mầm non là vấn đề có tầm chiến lược lâu dài
trong việc phát triển nguồn nhân chất lượng cao cho đất nước. Do vậy,
trong những năm qua, giáo dục mầm non đã có những chuyển biến tích
cực: tỉ lệ trẻ em đến lớp tăng, cơ sở trường lớp được xây dựng khang
trang, sạch đẹp, đội ngũ giáo viên mầm non được bổ sung về số lượng và
từng bước được nâng cao trình độ nghiệp vụ, chuyên môn. Số lượng
trường mầm non được xây mới không ngừng tăng lên, ngoài trường công
thì số lượng trường tư và dân lập cũng tăng nhanh đáng kể.
Bên cạnh những thành tích đáng ghi nhận, thì giáo dục mầm non
đang tồn tại nhiều yếu kém bất cập. Số lượng trường tư tăng nhanh
nhưng việc chất lượng giáo dục có được đảm bảo hay không thì không
thể biết. Ở một số nơi, đặc biệt là các thành phố lớn, các cấp quản lý còn
buông lỏng trong công tác thanh tra, kiểm tra các trường mầm non. Đó
cũng chính là nguyên nhân tình trạng bạo lực ở trẻ mầm non ở trường tư
thục, dân lập gia tăng trong thời gian gần đây. Bạo hành trẻ em để lại
những ảnh hưởng nặng nề đến sự phát triển tâm sinh lý của trẻ, thậm chí
có thể làm hỏng cả một con người.
Chính vì những lí do trên, tôi đã lựa chọn, tìm hiểu và nghiên cứu
đề tài:” Thực trạng bạo lực trẻ mầm non ở trường tư thục và dân lập”.
2. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu thực trạng, nguyên nhân bạo lực trẻ mầm non ở trường
tư thục và dân lập trong thời gian qua.
3
- Đề ra một số biện pháp nhằm hạn chế, khắc phục tình trạng trên.
3. Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Tình trạng bạo hành trẻ em mầm non .

3.2 Khách thể nghiên cứu
Quá trình chăm sóc trẻ mầm non ở trường mầm non tư thục và dân
lập.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu lí luận về đặc điểm của trẻ mầm non, về bạo hành và
tác hại của bạo hành đối với trẻ mầm non.
- Nghiên cứu thực trạng và nguyên nhân bạo hành trẻ mầm non ở
trường tư thục và dân lập.
5. Giả thuyết khoa học.
Trong thời gian, tỉ lệ trẻ mầm non tăng nhanh đã gây quá tải ở các
trường công lập mầm non, các trường tư lại thiếu thốn về cơ sở vật chất
và dụng cụ dạy học, cùng với đó là sự buông lỏng quản lý của các cấp,
đào tạo giáo viên mầm non còn nhiều bất cập, công ciệc của giáo viên
mầm non quá tải, đồng lương eo hẹp và thiếu sự quan tâm của giai đình
đã làm gia tăng tình trạng bạo hành trẻ mầm non ở trường tư thục và dân
lập.
6. Phạm vi nghiên cứu
Các trường mầm non tư thục và dân lập trên khắp cả nước.
7. Phương phám nghiên cứu.
7.1. Phương pháo nghiên cứu lý thuyết
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp thu thập thông tin qua kênh thông tin đại chúng,
internet.
7.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát
4
- Phương pháp phỏng vấn
- Phương pháp điều tra thông qua phiếu điều tra
- Phương pháp toán thống kê
8. Cấu trúc đề tài

Chương 1: Cơ sở lí luận
Chương 2: Thực trạng bạo lực trẻ mầm non ở các trường tư thục
dân lập
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
5
1.1.1. Ở nước ngoài
Vấn đề về bạo hành, xâm hại đến trẻ em đã được các tổ chức và
nhiều quốc gia đặc biệt quan tâm. “Bạo lực trẻ em xảy ra ở mọi quốc gia
và mọi nền văn hóa” Giám đốc Điều hành Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc
(UNICEF) Anthony Lake cho biết. “Bất cứ khi nào và bất cứ nơi đâu có
trẻ em bị bạo lực là chúng ta phải chọ mọi người thấy sự phẫn nộ và giận
dữ. Chúng ta phải cho mọi người thấy những điều họ chưa nhìn thấy về
bạo lực trẻ em.”
Năm 1990, Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em được ban
hành, quy định rằng tất cả trẻ em ở khắp mọi nơi đều có quyền được bảo
vệ khỏi tất cả các hình thức bạo lực
Tháng 12 năm 2013, UNICEF đã tổ chức hội thảo về “Nghiên cứu
nguyên nhân bạo lực đối với trẻ em”, xác định các yếu tố liên quan tới
việc gây ra các hình thức bạo lực với trẻ, đồng thời đề xuất những giải
pháp can thiệp của quốc gia trong phòng, chống bạo lực. Nghiên cứu
được thực hiện ở 4 khu vực trên thế giới, trong đó có: Nam Phi (tại
Zimbabwe, Đông Á (tại Việt Nam), Mỹ La Tinh (tại Pêru), Nam Âu (tại
Italia).
Tại một số quốc gia cũng đề cập tới tình trạng bạo lực ở trẻ em:
“ Tiếp xúc trẻ em bị bạo hành trong gia đình và xã hội”, Gayla
Margolin và Elana B. Gordis, trường đại học Nam Califỏnia ( Tập chí
Annual reviews);“ Báo cáo về nghiên cứu bạo hành trẻ em trong trường
học ở Kosovo” ( UNICEF/9- 2005); “ Bạo lực trẻ em trong trường học “
( Tổ chức Plan International - Thailan); “Bạo lực trẻ em trong nhà

trường và môi trường giáo dục”, Mariella Furrer ( UNICEF/ 11-2006); “
Bạo lực trẻ em trong trường học ở Lebanon, Morocco and Yemen” ( Tổ
chức Save the Children - Sweden); “ Bạo lực trẻ em trong trường học ở
Trung Đông và Bắc Phi– Tình trạng, nguyên ngân và giải pháp”
( UNICEF/ 2005)…
6
1.1.2. Ở Việt Nam
Tại Việt Nam, đã có nhiều hội thảo và đề tài nghiên cứu về tình
trạng bạo hành trẻ trong gia đinh, trong trường học và ngoài xã hội.
Tháng 5/2009 tại TP.Hồ Chí Minh diễm ra hội thảo “Bạo hành trẻ
em trong gia đình và nhà trường hiện nay - thực trạng và giải pháp” – do
Viện Nghiên cứu Phát triển thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Trung
tâm tư vấn FDC tổ chức ngày 27/5/2009 tại TPHCM với nhiều bài
nghiên cứu của nhiều tác giả : “Cần phải ngăn chặn bạo hành trẻ em
trong nhà trường để con em chúng ta được phát triển lành mạnh”,
Nguyễn Thị Thương, Giám đốc Trung tâm FDC; “Bạo hành trẻ em ở
lứa tuổi mẫu giáo, tiểu học – đôi điều suy nghĩ” của Nguyễn Thị Kim
Bắc, Trung tâm Tư vấn FDC; Bạo hành trẻ em trong gia đình và nhà
trường” , ThS. Lê Thị Ngọc Dung, Viện nghiên cứu phát triển TP.Hồ Chí
Minh; “Một số vấn đề bạo hành trẻ em trong nhà trường và gia đình
hiện nay” , Th.s Nguyễn Thị Mỹ Linh; “Thực trạng bạo lực trẻ em ở
nước ta hiện nay-giải pháp“, TS. Nguyễn Hải Hữu.
Trên một số tờ báo nhiều học giả, nhà nghiên cứu cũng đưa ra
những nhận định, những ý kiến về vấn đề bạo hành trẻ trong trường học:
“ Đề xuất kiểm soát tình trạng bạo hành trẻ mầm non”, Trịnh Viết Then,
Báo vnexpress; “ Vì sao trẻ bị bạo hành”, Trường Yên, Báo BBC Tiếng
Việt; “Nguyên nhân bạo hành trẻ mầm non”, Hồng Ân, bao dân trí ;
“Những tổn hại trong tâm lý trẻ bị bạo hành”, Huỳnh Văn Sơn, báo giáo
dục.
1.2. Một số khái niệm

1.2.1 Bạo hành.
7
Bạo hành là hành vi bạo lực, biểu hiện trạng thái tâm lý tức giận
của người bạo hành. Mục đích của bạo hành là trừng phạt, khuất phục trẻ
để thỏa mãn và khẳng định vị trí gia trưởng của một người nào đó.
Bạo hành không chỉ là dùng bạo lực gây thương tổn thân thể, gây
thương tích, tàn tật mà còn là sự lăng nhục về tinh thần, là sự xúc phạm
danh dự và nhân phẩm người khác đến mức có thể gây ra những “sang
chấn tâm lý”.
1.2.2 Bạo lực
Có rất nhiều khái niệm về bạo lực đã được đưa ra
Bạo lực là hành vi sử dụng sức mạnh thể chất với mục đích gây
thương vong, tổn hại một ai đó. Bạo lực thể chất có thể là điểm tột đỉnh
của các cuộc xung đột
Bạo lực là việc đe dọa hay dùng sức mạnh thể chất hay quyền lực
đối với bản thân, người khác hoặc đối với một nhóm người hay một cộng
đồng người mà gây ra hay làm gia tăng khả năng gây ra tổn thương, tử
vong, tổn hại về tâm lý, ảnh hưởng đến sự phát triển hay gây ra sự mất
mát (WHO).
Theo khái niệm của Đại hội đồng Liên hiệp quốc thì Bạo lực gia
đình bao gồm bất kỳ một hành động bạo lực dựa trên cơ sở giới nào dẫn
đến, hoặc có khả năng dẫn đến những tổn hại về thân thể, tình dục hay
tâm lý, hay những đau khổ của phụ nữ, bao gồm cả sự đe dọa có những
hành động như vậy, sự cưỡng bức hay tước đoạt một cách tùy tiện sự tự
do, dù nó xảy ra nơi công cộng hay cuộc sống riêng tư.
Ở Việt Nam, Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 định
nghĩa “Bạo lực là hành vi cố ý của người gây tổn hại hoặc có khả năng
gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với các người khác”.
1.2.3. So sánh bạo hành và bạo lực
8

Từ những định nghĩa trên, ta có thể thấy rằng xét về nội hàm thì 2
khái niệm niệm này có nghĩa tương tự nhau, đều gây ra sự tổn hại về thể
xác, tinh thần đối với một người nào đó.
Còn khi xét về những khía cạnh khác thì 2 khái niệm có sự khác
nhau ở một mức độ nào đó.
Về phạm vi tác động: Bạo lực là khái niệm rộng hơn bạo hành, bạo
lực có thể xảy ra giữa người với người, nhóm người (cộng đồng) này với
nhóm người (cộng đồng) khác và rộng lớn hơn là giữa các quốc gia với
nhau, giữa các nhóm nước với nhau ( ví dụ phe chủ nghĩa xã hội và tư
bản chủ nghĩa thời chiến tranh lạnh). Còn khái niệm bạo hành thì nhỏ
hơn, chúng ta thường nói người (hay nhóm người) này bạo hành người
(nhóm người) khác chứ không nói quốc gia này gây bạo hành quốc gia
khác.
Về mức độ tác động: Về bàn chất thì bạo lực và bạo hành đều gây
ra tổn hại cho người khác, tuy nhiên mức độ gây tổn hại do bạo lực gây
ra thường nặng nề hơn so với bạo hành. Ví dụ, cùng là hành vi bạo lực
và bạo hành lên một người, thì hành vi bạo hành thường chỉ dừng lại ở
việc lăng mạ, sỉ nhục cao, gây ra những chấn thương thể chất và tâm lý
đối với bị bạo hành, còn với hành vi bạo lực thì hành động mang tính
hung bạo hơn, tàn ác hơn và khó kiểm soát hơn, bạo lực không chỉ gây ra
những chấn thương mà thậm chí có thể gây tử vong tức thời cho người bị
bạo lực.( Bạo hành cũng có thể gây chết người nhưng đó là do kết quả
kéo dài của chấn thương hoặc do sự vô tình của người bạo hành).
Về kết quả tác động: Vì bạo lực xảy ra ở quy mô lớn hơn nền kết
quả mà bạo lực gây ra để lại nghiêm trọng hơn so với bạo hành. Những
hành động xung đột, bạo lực gây ra chiến tranh giữa các quốc gia để lại
hậu quả rất nặng nề, có thể dẫn tới cái chết của hàng triệu người, hàng
ngàn phố xá, làng mạc, nhà máy, trường học….bị phá hủy.
9
Từ kết quả phân tích trên có thể thấy rằng, bạo lực là sự bao hàm

bạo hành, ở mức độ, phạm vi nhỏ ta có thể xem bạo lực và bạo hành là
một.
1.2.3 Bạo hành trẻ mầm non
Là những hành vi thô bạo, biểu hiện trạng thái tâm lý tức giận của
cô giáo, gây thương tích, lăng nhục về tinh thần, xúc phạm danh dự nhân
phẩm trẻ ở lứa tuổi mầm non để gây nên những ‘sang chấn tâm lý’.
Bạo hành với trẻ mầm non có 2 hình thức chính là bạo hành về thể
xác và bạo hành về tinh thần.
* Bạo hành về thể xác: Là hành vi ngược đãi, đánh đập,…của giáo
viên mầm non gây ra những tổn thương trên thân thể của trẻ.
Bạo hành thân thể có nhiều mức độ khác nhau:
- Mức độ nhẹ: Ngắt hoặc véo làm cho đau, hậuq quả để lại là những
vết bầm tím, vệt hằn trên da.
- Mức độ vừa: Giáo viên giật, kéo tóc trẻ, dùng tay chân hoặc kết
hợp các dụng cụ : thước, roi, thìa…để đánh đập trẻ ở mức độ nhẹ. Hậu
quả làm trẻ đau đớn, để lại những vết thương, những vết bầm tím lớn…
trên thân thể trẻ.
- Mức độ nặng: Giáo viên dùng tay chân kết hợp các vật dụng đánh
đập trẻ ở mức độ nặng, hậu quả gây ra những vết thương lớn, vết thương
bên trong, gây gãy xương, làm tàn tật…và nặng hơn có thể gây tử vong
cho trẻ.
* Bạo hành về tinh thần: là những lời nói, thái độ, hành vi ngược đãi
hoặc sỉ nhục của giáo viên làm tổn hại đến tâm lý của trẻ.
Bạo hành tinh thần chia làm 2 loại:
- Bạo hành trực tiếp: có nghĩa là trẻ trực tiếp là nạn nhân bị giáo
viên chửi mắng, sỉ nhục, dùng những từ ngữ thô lỗ ảnh hưởng tới nhân
phẩm và tâm lý trẻ.
10
- Bạo hành gián tiếp: Có nghĩa là trẻ khôg phải là nạn nhân mà chỉ là
người chứng kiến những hành vi bạo hành của giáo viên đối với những

trẻ khác.
Dù dưới hình thức gì đi nữa, thì những hành vi bạo hành của giáo
viên đối với trẻ mầm non cũng gây ra những ảnh hưởng tâm sinh lý nặng
nề cho trẻ.
Những trẻ bị bạo hành sẽ ngại giao tiếp và khó thiết lập quan hệ với
người lớn, nhất là giáo viên trong trường học.Trẻ bị bạo hành sẽ có cách
nhìn và suy nghĩ không tốt về bảo mẫu và giáo viên. Trẻ có cảm giác sợ
hãi khi đến lớp học, từ đó xuất hiện những dấu hiệu trầm cảm, lo âu, sợ
sệt.
Những hành động bạo hành của các bảo mẫu có thể gây phản ứng
chống đối hoặc phòng vệ ở trẻ, khiến trẻ phát triển tính chống đối, ngang
bướng, lầm lì, ít nói, mất tự tin. Đặc biệt nguy hiểm là trẻ có thể bắt
chước các cô giáo, và từ đó, phát triển tính bạo lực sau này.
Ngoài ra, trẻ bị bạo hành còn chịu ảnh hưởng nặng nề về mặt sinh
lý, những tổn thương cơ thể từ việc bạo hành sẽ gây hậu quả nặng nề cho
sự phát triển sinh lý của trẻ. Nhiều trường hợp bạo hành có thể làm trẻ bị
nứt, gãy xương, để lại những tổn thương nội tạng, gây di chứng co giật,
động kinh, chậm phát triển.
1.2.4 Trường mầm non tư thục và dân lập
Nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo dân lập tư thục là cơ
sở giáo dục mầm non thuộc hệ thống giáo dục quốc dân của nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, do tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-nghề
nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập khi được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền cho phép. Nguồn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và
bảo đảm kinh phí hoạt động là nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước.
Nhà trường, nhà trẻ tư thục, có tư cách pháp nhân, con dấu và được mở
tài khoản riêng.
11
QUY CHẾ
Tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục

(Ban hành kèm theo Quyết định số 41 /2008/QĐ/BGDĐT
ngày 25 tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quy chế này quy định tổ chức và hoạt động trường mầm non tư
thục, bao gồm: Thành lập, sáp nhập, chia, tách, đình chỉ hoạt động, giải
thể nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục; Cơ cấu tổ
chức quản lý và hoạt động; Tài chính, tài sản; Giáo viên, nhân viên và trẻ
em; Thanh tra, kiểm tra, khen thưởng và xử lý vi phạm.
2. Quy chế này áp dụng đối với trường mầm non, trường mẫu giáo
(sau đây gọi chung là nhà trường), nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc
lập thuộc loại hình tư thục; tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động giáo dục
mầm non tư thục.
3. Nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục
được tổ chức và hoạt động theo quy định của Điều lệ trường mầm non
và Quy chế này.
Điều 2. Vị trí của nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc
lập tư thục
1. Nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục là
cơ sở giáo dục mầm non thuộc hệ thống giáo dục quốc dân của nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, do tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-
nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập khi được cơ quan
nhà nước có thẩm quyền cho phép. Nguồn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất
và bảo đảm kinh phí hoạt động là nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước.
2. Nhà trường, nhà trẻ tư thục, có tư cách pháp nhân, con dấu và
được mở tài khoản riêng.
Điều 3. Nhiệm vụ, quyền hạn của nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ,
lớp mẫu giáo độc lập tư thục
12
1.Tổ chức thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ
ba tháng tuổi đến sáu tuổi theo chương trình giáo dục mầm non do Bộ

trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
2. Huy động trẻ em lứa tuổi mầm non đến trường; tổ chức giáo dục
hoà nhập cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
3. Quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hiện nhiệm vụ nuôi
dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
4. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của
pháp luật. Xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị theo yêu cầu chuẩn hoá, hiện
đại hoá hoặc theo yêu cầu tối thiểu đối với vùng khó khăn.
5. Phối hợp với gia đình trẻ em, tổ chức và cá nhân để thực hiện
hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Tổ chức cho cán bộ
quản lý, giáo viên, nhân viên và trẻ em tham gia các hoạt động xã hội
trong cộng đồng.
6. Thực hiện kiểm định chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo
dục trẻ em theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
1. Tự chủ và tự chịu trách nhiệm về quy hoạch, kế hoạch phát triển,
tổ chức các hoạt động giáo dục, xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên,
huy động, sử dụng và quản lý các nguồn lực để thực hiện mục tiêu giáo
dục mầm non, góp phần cùng Nhà nước chăm lo sự nghiệp giáo dục, đáp
ứng yêu cầu xã hội.
2. Có trách nhiệm báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định và yêu
cầu của các cơ quan có liên quan.
3. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của
pháp luật.
Điều 4. Chính sách ưu đãi đối với nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp
mẫu giáo độc lập tư thục
1. Nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục được
Nhà nước giao hoặc cho thuê đất, cơ sở vật chất, hỗ trợ ngân sách khi
13
thực hiện nhiệm vụ do Nhà nước giao, được hưởng các chính sách ưu đãi
về thuế, tín dụng và chính sách khác theo quy định của Chính phủ.

2. Nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục được
hưởng chính sách ưu đãi theo quy định hiện hành của Chính phủ về
khuyến khích phát triển các cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập.
Điều 5. Phân cấp quản lý đối với nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp
mẫu giáo độc lập tư thục
1. Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Uỷ
ban nhân dân cấp xã) quản lý nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo
độc lập tư thục trên địa bàn.
2. Phòng giáo dục và đào tạo giúp Uỷ ban nhân dân quận, huyện, thị
xã, thành phố trực thuộc (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp
huyện) thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục đối với nhà
trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục trên địa bàn.
Nhiệm vụ, quyền hạn của nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu
giáo dân lập tư thục
Tổ chức thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba
tháng tuổi đến sáu tuổi theo chương trình giáo dục mầm non do Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Huy động trẻ em lứa tuổi mầm non đến trường; tổ chức giáo dục
hoà nhập cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hiện nhiệm vụ nuôi
dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp
luật. Xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị theo yêu cầu chuẩn hoá, hiện đại
hoá hoặc theo yêu cầu tối thiểu đối với vùng khó khăn.
Phối hợp với gia đình trẻ em, tổ chức và cá nhân để thực hiện hoạt
động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Tổ chức cho cán bộ quản
lý, giáo viên, nhân viên và trẻ em tham gia các hoạt động xã hội trong
14
cộng đồng.
Thực hiện kiểm định chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục

trẻ em theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Tự chủ và tự chịu trách nhiệm về quy hoạch, kế hoạch phát triển,
tổ chức các hoạt động giáo dục, xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên,
huy động, sử dụng và quản lý các nguồn lực để thực hiện mục tiêu giáo
dục mầm non, góp phần cùng Nhà nước chăm lo sự nghiệp giáo dục, đáp
ứng yêu cầu xã hội.
Có trách nhiệm báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định và yêu
cầu của các cơ quan có liên quan.
Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp
luật.
1.3. Đặc điểm tâm sinh lý trẻ em mầm non
1.3.1. Các quy luật phát triển tâm lý trẻ
*Sự phát triển tâm lý của trẻ chịu sự chi phối bởi những điều kiện
sống, bởi trình độ văn hoá của những người xung quanh, bởi mức độ
phong phú và tinh xảo của những phương tiện sống, bởi những biến động
của xã hội.
Trong quá trình phát triển, trẻ tiếp nhận văn hoá theo hai con đường:
- Con đường tự phát: Là sự tiếp nhận một cách tự nhiên của các yếu
tố trong hoàn cảnh sống chủ yếu bằng bắt chước. Với con đường này, sự
phát triển tâm lý của trẻ mang tính chất tuỳ tiện, những thành đạt nếu có
trong bước đường lớn lên đều mang tính ngẫu nhiên.
- Con đường tự giác ( tức giáo dục ): Là sự tác động có mục đích, có
kế hoạch của người lớn đối với trẻ nhằm hình thành ở trẻ những phẩm
chất nhân cách đáp ứng những yêu cầu của xã hội. Nói cách khác, giáo
dục dưới dạng chung nhất là sự chuẩn bị cho trẻ bước vào đời sống xã
hội. Đây là con đường chủ yếu để hình thành nhân cách cho trẻ em và để
phát triển xã hội.
15
Như vậy, văn hoá ( trong đó có cả giáo dục ) đóng vai trò cực kỳ
quan trọng đối với sự phát triển tâm lý và hình thành nhân cách của trẻ

em.
*Để phát triển, để nên người, đứa trẻ phải tự hoạt động để lĩnh hội
kinh nghiệm xã hội - lịch sử. Hoạt động không chỉ là nơi tâm lý con
người được bộc lộ mà chính là cái hình thành nên tâm lý của con người.
Muốn phát triển tâm lý và hình thành nhân cách trẻ em thì nhất thiết phải
đưa chúng vào những hoạt động nhất định. Giáo dục trước hết phải là quá
trình tổ chức hoạt động tích cực của trẻ em, qua đó mà chiếm lĩnh nền
văn hoá của dân tộc và của nhân loại.
Ở mỗi giai đoạn phát triển có một hoạt động nhất định đóng vai trò
chủ đạo, tạo ra những nét đặc trưng trong tâm lý của trẻ ở mỗi giai đoạn
phát triển. Dưới đây là một số hoạt động chủ đạo của trẻ mầm non:
- Tuổi hài nhi: 3 tháng đến 12 tháng
Hoạt động chủ đạo : Giao tiếp xúc cảm trực tiếp với người lớn
- Tuổi nhà trẻ ( ấu nhi): 1 tuổi đến 3 tuổi
Hoạt động chủ đạo : Hoạt động với đồ vật
- Tuổi mẫu giáo: 3 tuổi đến 6 tuổi
Hoạt động chủ đạo : vui chơi ( trung tâm là trò chơi đóng vai theo
chủ đề )
*Điều kiện sinh học ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý của trẻ ở
những điều sau đây:
- Những chức năng tâm lý sơ đẳng của con người như các cảm giác
gắn liền với các giác quan. Chất lượng hoạt động của các giác quan sẽ
ảnh hưởng đến các chức năng tâm lý bậc cao.
- Kiểu hoạt động thần kinh cấp cao ảnh hưởng đến cách bộc lộ của
hoạt động tâm lý, khiến cho hành vi của mỗi người mang sắc thái riêng.
- Những độc tố trong cơ thể cha mẹ cũng ảnh hưởng lớn đến sự phát
triển tâm lý của trẻ em, nhất là đến trí tuệ.
16
Như vậy, những điều kiện sinh học có ảnh hưởng lớn đến sự phát
triển tâm lý của trẻ. Ảnh hưởng đó là ở chỗ nó tạo điều kiện thuận lợi hay

gây trở ngại cho sự phát triển tâm lý với tốc độ nhanh hay chậm, dễ dàng
hay khó khăn.
1.3.2. Đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ mầm non
Đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ hài nhi ( 3 - 12 tháng)
Giao tiếp với người lớn là một nhu cầu bức thiết của trẻ. Giao tiếp
trực tiếp với người lớn có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển tâm lý
của trẻ. Đặc biệt là về mặt xúc cảm. Trong giao tiếp với người lớn, trẻ
tiếp nhận được những sắc thái xúc cảm khác nhau của người lớn, rồi dần
dần trẻ cũng thể hiện được những xúc cảm khác nhau của mình. Cùng với
giao tiếp trực tiếp với người lớn, dần ở trẻ xuất hiện nhu cầu sờ mó, cầm
nắm các đồ vật. Từ đó nhu cầu giao tiếp trực tiếp sẽ nhường chỗ cho giao
tiếp với đồ vật, tức là giao tiếp với người lớn để tiếp xúc với đồ vật. Lúc
này người lớn trở thành khâu trung gian giữa trẻ và đồ vật. Sự giao tiếp
này dần dần trở thành hoạt động phối hợp giữa người lớn và trẻ em. Nhờ
hoạt động phối hợp với người lớn, ở trẻ nảy sinh khả năng bắt chước
hành động của người lớn. Khả năng này là điều kiện quan trọng để tiếp
thu những điều dạy dỗ của người lớn, mở rộng vốn kinh nghiệm của trẻ.
Trong suốt thời kỳ hài nhi nếu không có sự tiếp xúc với người lớn
thì sự phát triển tâm lý của trẻ không thực hiện được. Giao tiếp với người
lớn được coi là điều kiện tiên quyết để trưởng thành được. Giao tiếp với
người lớn được coi là điều kiện tiên quyết để trưởng thành.
Tóm lại, sự phát triển tâm lý của trẻ trong năm đầu tuy còn đơn sơ
nhưng rất quan trọng, song song với tiến tới độc lập về mặt sinh học của
con người, ở giai đoạn này chủ yếu là tạo ra những tiền đề cần thiết để
sau này hình thành nên những chức năng tâm lý của con người.
Đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ em tuổi nhà trẻ ( 1 -3 tuổi)
17
Tuổi nhà trẻ, mối quan hệ của trẻ với đồ vật có chức năng nhất
định và phương thức sử dụng tương ứng, với sự hướng dẫn của người lớn
trẻ hướng hoạt động của mình vào việc nắm cách sử dụng đồ vật và ngày

càng giống với cách sử dụng đồ vật của người lớn-gọi là hoạt động với
đồ vật(hoạt động có đối tượng). Đây là hành động khám phá phức tạp do
đó cần phải được sự giúp đỡ của người lớn như làm mẫu, giúp trẻ thực
hiện hành động… Sự lĩnh hội những hành động thiết lập mối tương quan
của trẻ phụ thuộc vào phương pháp dạy dỗ của người lớn nhờ đó các
chức năng tâm lý: tri giác, trí nhớ, tưởng tượng, tư duy trực quan hành
động phát triển.
Ở giai đoạn này, trẻ nảy sinh nhu cầu giao tiếp với người lớn bằng
ngôn ngữ đồng thời với sự phát triển nhu cầu giao tiếp bằng ngôn ngữ. Ở
tuổi này, trẻ nói còn lệch âm, vốn từ ít, chưa nắm vững ngữ pháp ( hiện
tượng nói ngược). Đến 3 tuổi, ngôn ngữ của trẻ phát triển mạnh giúp trẻ
phát triển các hình thức ngữ pháp, trẻ nói được những câu phức tạp.Ngôn
ngữ đã trở thành một phương tiện giao tiếp, phát triển các chức năng tâm
lý.
Điểm quan trọng nhất trong sự phát triển của trẻ là lúc trẻ bắt đầu ý
thức được mình , trẻ nhận ra cái “tôi”như khi xưng hô .Trẻ nhận ra tên
gọi của mình là gắn liền với bản thân như một nhân cách.Trẻ đã có khả
năng tự mình thực hiện những hành động với đồ vật ,có thói quen tự phục
vụ trong trường hợp đơn giản ý thức này bộc lộ khi trẻ biết bắt đầu nói
đến mình theo ngôi thứ nhất như “con” ,”cháu”, “em”…Trẻ biết tự nhận
xét mình nghe theo lời của người lớn và sau đó tự liên hệ mình với các
nhân vật trong truyện, cần khuyến khích trẻ làm theo yêu cầu của mình .
Mong muốn được khen trở thành nhu cầu và cố gắng để đạt được nhờ đó
trẻ có thể bỏ tính xấu học tính tốt , khả năng này còn hạn chế , người lớn
cần kiên trì, nhắc nhở nhiều lần để trẻ làm xong phần việc được giao .
18
Khi trẻ “tách” mình khỏi người lớn và có ý thức về khả năng chính
mình đồng thời xuất hiện thái độ mới với người lớn.Trẻ muốn giống và
làm như người lớn, muốn độc lập tự chủ như trẻ hay nói: ”Con tự rửa
tay…” Đây là dấu hiệu của sự trưởng thành nhưng lại xuất hiện tính

bướng bỉnh do muốn làm theo ý mình, muốn dành mọi vật về mình. Sự
tách được bản thân mình ra khỏi người khác, sự tự nhận thức về mình,
mong muốn độc lập tự chủ là một bước ngoặt trong sự phát triển tâm lý,
tạo tiền đề cho sự hình thành nhân cách giai đoạn tiếp theo.
Đặc điểm tâm lý trẻ tuổi mẫu giáo bé ( 3-4 tuổi)
Bước sang tuổi mẫu giáo, hoạt động vui chơi ( mà thực chất là hoạt
động đóng vai theo chủ đề) nổi lên chiếm vị trí ưu thế và giữ vai trò chủ
đạo để tạo ra một diễn biến cơ bản trong tâm lý của trẻ, tức là bắt đầu
hình một nhân cách. Ở tuổi mẫu giáo bé, trò chơi đóng vai theo chủ đề
vừa mới xuất hiện còn rất no yếu, nhưng nó vẫn tạo ra ở trẻ một cấu tạo
tâm lý mới, một nhân cách hết sức đơn giản, nhưng đó lại chính là xu
hướng phát triển cơ bản của trẻ.
Những đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ trong giai đoạn này là:
- Ngôn ngữ của trẻ được xây dựng từ câu ngắn đến câu có nhiều âm
tiết.
- Ngôn ngữ của trẻ thể hiện giọng điệu rõ nét.
- Ngôn ngữ của trẻ thường kèm theo các hình thức hoạt động tư duy
khác nhau, kích thích hành động.
- Thường nhắc đi nhắc lại một từ trong câu trọn vẹn. Ngôn ngữ
mang màu sắc cảm xúc rõ nét.
Trẻ không chỉ ghi nhớ những dấu hiệu bên ngoài mà trẻ đi dần vào
thuộc tính khuất trong trường tri giác. Ở độ tuổi này, trẻ giữ gìn được
thông tin gây ấn tượng mạnh cho trẻ trong thời gian vài tháng, thậm chí
cả đời người. Trẻ dễ nhận lại, nhớ lại các thao tác, hành vi, ngôn ngữ. Trẻ
nhớ nhanh, đúng những sự kiện, đồ vật gắn với cảm xúc, hành động.
19
Đến lứa tuổi này tưởng tượng của trẻ phát triển mạnh cả về dạng
loại và các mức độ phong phú của hình ảnh tưởng tượng. Hình ảnh tưởng
tượng thường gắn với biểu tượng trong hoàn cảnh cụ thể giới hạn bởi
kinh nghiệm tích luỹ được ở lứa tuổi này. Trẻ bắt đầu xuất hiện tưởng

tượng có chủ định và tưởng tượng sáng tạo.
Ở giai đoạn này trẻ đã phát triển tất cả các sắc thái xúc cảm, trẻ
phản ứng với những người xung quanh, các sự kiện vui, buồn, hờn
giận… đặc biệt trẻ phản ứng xúc cảm qua lời nói, sự vận động và điệu
bộ, hành vi của trẻ.
Đặc điểm tâm lý trẻ tuổi mẫu giáo nhỡ ( 4-5 tuổi)
Ở lứa tuổi mẫu giáo bé, hoạt động vui chơi của trẻ đã phát triển
mạnh. Nhưng chỉ ở độ tuổi mẫu giáo nhỡ, hoạt động vui chơi mới mang
đầy đủ ý nghĩa của nó nhất. Có thể nói rằng hoạt động vui chơi ở lứa tuổi
mẫu giáo nhỡ và mẫu giáo lớn phát triển tới mức hoàn thiện. Hoạt động
vui chơi, đặc biệt là trò chơi đóng vai có chủ đề là hoạt động là loại hoạt
động cùng nhau đầu tiên của trẻ em. Ở lứa tuổi này, việc chơi của các em
tương đối thành thạo và chơi với nhau trong nhóm bạn đã trở thành một
nhu cầu cấp bách. Như vậy các quan hệ trong trò chơi của trẻ đã được mở
rộng hơn nhiều so với trẻ mẫu giáo bé. Từ đó những “ xã hội trẻ em “
thực sự được hình thành.
Ngôn ngữ của trẻ mang tính chất hoàn cảnh, tình huống nghĩa là
ngôn ngữ của trẻ gắn liền với sự vật, hoàn cảnh, con người, hiện tượng
đang xảy ra trước mắt trẻ. Vốn từ của trẻ tăng lên không chỉ số lượng từ
mà điều quan trọng là lĩnh hội được các cấu trúc ngữ pháp đơn giản. Đã
hình thành những cảm xúc ngôn ngữ qua giọng nói, ngữ điệu, âm tiết…
Tuy nhiên dưới tác động của cảm xúc trẻ có thể nghe nhầm, phát âm
nhầm.
Tình cảm đạo đức ngày càng được phát triển do lĩnh hội được các
chuẩn mực hành vi, quy tắc ứng xử. Trẻ bối rối, cảm thấy có lỗi khi hành
20
vi phạm sai lầm. Trẻ biết đòi người lớn đánh giá đúng mức hành vi đúng,
sai, tốt, xấu của mình. Tình cảm trí tuệ cũng phát triển theo hướng tìm
hiểu các nguyên nhân, cội nguồn các hiện tượng tự nhiên và xã hội, cuộc
sống xung quanh trẻ. Tình cảm thẩm mỹ: Tổng hợp nhiều xúc cảm cùng

loại khi rung cảm trước vẽ đẹp của thiên nhiên, con người, cỏ cây, hoa
lá…tình cảm thẩm mỹ xuất hiện ở trẻ. Nhìn chung xúc cảm và tình cảm
của trẻ phong phú nhưng có những đặc điểm sau đây: Dễ dao động, dễ
thay đổi, dễ khóc, dễ cười.
Đặc điểm tâm lý trẻ tuỗi mẫu giáo lớn ( 5-6 tuổi)
Việc học tập ở mẫu giáo lớn vẫn là “ học mà chơi, chơi mà học”.
Nội dung học tập vừa nhẹ nhàng, vừa hấp dẫn trẻ, đối tượng của những
tiết học là những kiến thức rất cụ thể, trực quan sinh động.
Quan hệ bạn bè trong khi “ Học mà chơi “ cũng được thiết lập gần
như quan hệ bạn bè ở lớp một, quan hệ cô và trẻ cũng tương tự như cô
giáo và học sinh ở lớp một nghĩa là cô có thể đứng “giảng bài” nhưng
cũng có thể ngồi cùng trẻ để giải thích, phân tích chứng minh. Ngôn ngữ
của cô vừa mạch lạc, rõ ràng vừa diễn cảm, đặc biệt ở môn truyện, thơ…
lại kèm cả tranh, ảnh… Các “tiết” học âm nhạc, nghệ thuật tạo hình… đã
khơi dậy hứng thú học tập thật sự đối với trẻ.
Các tính chất ngôn ngữ thường gặp ở trẻ 5 – 6 tuổi là: Ngôn ngữ
giải thích, trẻ có nhu cầu nhận sự giải thích và cũng thích giải thích cho
các bạn. Ngôn ngữ tình huống (hoàn cảnh) do giao tiếp với người xung
quanh bằng những thông tin mà trẻ trực tiếp tri giác được trong khung
cảnh. Tính mạch lạc rõ ràng: do vốn từ của trẻ chiếm 50% là danh từ, nên
câu nói của trẻ thường ngắn gọn, rõ ràng. Tính địa phương trong ngôn
ngữ nền văn hoá của địa phương, cộng đồng thể hiện rõ trong ngôn ngữ
của trẻ ( nói ngọng, nói mất dấu …).
Các hiện tượng tâm lý như tri giác, trí nhớ, tưởng tượng về cơ bản
là sự nối tiếp sự phát triển ở lứa tuổi từ 4 – 5 tuổi nhưng chất lượng mới
21
hơn: Mức độ chủ định các quá trình tâm lý rõ ràng hơn, có ý thức hơn;
Tính mục đích hình thành và phát triển ở mức độ cao hơn; Độ nhạy cảm
của các giác quan được tinh nhạy hơn; Khả năng kiềm chế các phản ứng
tâm lý được phát triển.

Sự phát triển tư duy ở độ tuổi này mạnh mẽ về kiểu loại, các thao
tác và thiết lập nhanh chóng các mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện
tượng, thông tin giữa mới và cũ, gần và xa…Tư duy của trẻ dần dần mất
đi tính duy kỷ, tiến dần đến khách quan, hiện thực hơn. Dần dần trẻ phân
biệt được thực và hư. Đã có tư duy trừu tượng với các con số, không
gian, thời gian, quan hệ xã hội… Ý thức rõ về những ý nghĩ, tình cảm
của mình, trách nhiệm đối với hành vi. Các phẩm chất của tư duy đã bộc
lộ đủ về cấu tạo và chức năng hoạt động của nó như tính mục đích, độc
lập sáng tạo, tính linh hoạt, độ mềm dẻo…
Ở lứa tuổi này trẻ xuất hiện tình cảm bạn bè. Đời sống xúc cảm,
tình cảm ổn định hơn so với trẻ 4 – 5 tuổi, mức độ phong phú, phức tạp
tăng dần theo các mối quan hệ giao tiếp với những người xung quanh.
Các tình cảm trong mối quan hệ xã hội hình thành : Tình cảm mẹ con,
ông bà, anh chị em, tình cảm với cô giáo, với người thân, người là …Tuy
nhiên đời sống xúc cảm của trẻ còn dễ dao động, mang tính chất tình
huống.
Ở tuổi mẫu giáo lớn, sự tự ý thức còn được biểu hiện rõ trong sự
phát triển giới tính của trẻ. Trẻ không những nhận ra mình là trai hay gái
mà còn biết nếu mình là trai hay gái thì hành vi này phải thể hiện như thế
nào cho phù hợp với giới tính của mình.
Ý thức bản ngã được xác định rõ ràng giúp trẻ điều khiển và điều
chỉnh hành vi của mình dần dần phù hợp với những chuẩn mực, những
quy tắc xã hội, từ đó hành vi của trẻ mang tính xã hội. Ý thức bản ngã
được xác định rõ ràng còn cho phép trẻ thực hiện các hành động có chủ
tâm hơn. Nhờ đó các quá trình tâm lý mang tính chủ định rõ rệt.
22
1.4. Ảnh hưởng của bạo hành tới dự phát triển tâm sinh lý trẻ
em
1.4.1 Bạo hành ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ:
*Sức khỏe thể chất:

Trước hết, cần khẳng định, bạo hành trẻ em dù dưới bất kỳ hình thức
nào, dù với lý do gì và theo luận thuyết nào đều không thể chấp nhận
được trong thời đại ngày nay. Bạo hành trước hết ảnh hưởng trực tiếp đến
sức khỏe thể chất của trẻ hoặc nguy hại hơn, khiến trẻ có thể bị nguy
hiểm đến tính mạng. Bạo hành cũng làm trẻ không thể phát triển về thể
chất một cách bình thường. Trẻ có thể trở nên còi cọc, chậm lớn, đau
bụng, rối loạn tiêu hóa, nước da tái, môi nhợt nhạt, ánh mắt đờ đẫn bạc
nhược hoặc hung dữ… Khi những bệnh nhân được điều trị có hiệu quả,
nước da của họ đều trở nên đẹp hơn, ánh mắt trong sáng hơn…
*Sức khỏe tinh thần:
Bạo hành cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần của
trẻ. Sức khỏe tinh thần tốt là sự thoải mái, không lo lắng, là cảm giác
được hưởng thụ cuộc sống. Sức khỏe tinh thần tốt cũng biểu hiện qua
những hành vi, ứng xử hợp lý. Bệnh về sức khỏe tinh thần không phải chỉ
là biểu hiện điên loạn, có những hành vi hoang tưởng, ảo giác…
Khi bị bạo hành, có hai phản ứng ở trẻ thường xảy ra. Nếu biểu hiện
ra bên ngoài, trẻ có thể thay đổi tính nết. Đang hiền lành, trẻ bỗng trở nên
hung bạo, hay cáu gắt, khóc lóc, thậm chí đánh đập người khác hoặc độc
ác với thú vật. Loại thứ hai là cách phản ứng thu mình lại. Trẻ trở nên lo
lắng, buồn phiền, xa lánh mọi người, không thích tiếp xúc và luôn mang
cảm giác sợ sệt.
1.4.2 Bạo hành ảnh hưởng đến việc hình thành và phát triền
nhân cách của trẻ
Tuy nhiên, điều đặc biệt lưu ý là việc bạo hành trẻ ảnh hưởng
nghiêm trọng đến việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Tất cả
23
những hành động như đánh đập, vùi dập, khủng bố, làm nhục đều khiến
đứa trẻ thiếu tự tin, rụt rẻ, luôn trong trạng thái thảng thốt. Bị bạo hành,
trẻ dần dần hình thành một nhân cách nhút nhát, tự ti, thiếu sự khẳng định
mình khi mà trong cuộc sống có biết bao điều cần khẳng định bản thân

mỗi người. Thử thách trong cuộc sống là rất nhiều. Riêng học tập cũng đã
là một chuỗi thử thách nặng nề. Nếu suốt ngày bị đánh đập, chửi bới,
nhiếc móc, chắc chắn trẻ sẽ bị ảnh hưởng rất lớn tinh thần. Một đứa trẻ
không được yêu thương, làm sao biết yêu thương? Một đứa trẻ chịu sự
giáo dục bằng roi vọt dễ có hành vi độc ác khi trưởng thành. Biểu hiện
lúc nhỏ của trẻ có thể đơn giản là hung bạo, hay cáu gắt, khó tính, nhưng
khi lớn lên, trẻ có thể trở thành một con người cục cằn, lỗ mãng và độc
ác. Sống trong môi trường không lành mạnh, bị bạo hành hoặc chứng
kiến sự bạo hành, trẻ sẽ có quan niệm sống lệch lạc, không biết tôn trọng
người khác và cũng không biết tôn trọng chính bản thân mình.
Không mấy khi các nhà tâm thần học nối được, liên kết được quá
khứ của người bệnh với hiện tại, nhất là ở Việt Nam, việc quan tâm đến
quá khứ dài của người bệnh chưa được thực hiện đúng mức. Tuy nhiên,
khi khám bệnh, tiền sử của những người bệnh cũng đều được các bác sĩ
hỏi đến. Những sai lệch trong giáo dục thời thơ ấu chắc chắn là ảnh
hưởng đến tâm thần cũng như tâm lý trong suốt cuộc đời người bệnh.
Một tác hại cũng không thể không nhắc tới, đó là việc bạo hành, làm
nhục có thể khiến trẻ trở nên mất lòng tự trọng. Khi liên tục bị đánh đập,
hành hạ hoặc bị làm nhục dưới mọi hình thức, trẻ trở nên mất lòng tự
trọng, lì lợm, ngang bướng, và không còn coi chuyện vi phạm lỗi là quan
trọng. Trẻ sẵn sàng không tôn trọng người khác nơi công cộng, có những
hành vi mà người có lòng tự trọng không bao giờ làm. Trẻ cũng trở nên
vô cảm, không biết lên án những hành vi phi đạo đức của người khác.
24
1.4.3 Bạo hành ảnh hưởng đến tương lai của trẻ
Bạo hành cũng ảnh hưởng đến sự thành công trong tương lai của trẻ.
Trước hết, những cách giáo dục phản giáo dục, giáo dục sai phương pháp
là một tác nhân quan trọng khiến trẻ không thích đến trường, không thích
đi học. Khi không thích học, trẻ không thể tiếp thu kiến thức. Điều này
rất tai hại. Học kém, bị điểm thấp, bị trách phạt từ gia đình đến nhà

trường, trẻ trở nên kém tự tin, dần dẫn đến u lì, mụ mị đầu óc, dễ bị
những cám dỗ bên ngoài ảnh hưởng đến như: Kết bè đảng với những đứa
trẻ giống mình, bỏ nhà đi lang thang, hút thuốc lá, thậm chí nghiện ma
túy. Một điều mà các bậc phụ huynh nên lưu ý: Hút thuốc khi còn ở tuổi
vị thành niên cũng là một biểu hiện rối loạn hành vi. Càng bị trách phạt,
trẻ càng có nguy cơ rối loạn hành vi nhiều hơn. Chỉ một cái tát của cô
giáo đôi khi cũng là một vết thương khó phai mờ trong tâm trí của trẻ,
khiến trẻ trở nên tự ti. Cá biệt có trường hợp còn làm thay đổi cả tính
cách của một con người.
1.5 Nguyên tắc chăm sóc - giáo dục trẻ mầm non
1.5.1 Quyền của trẻ em
Trong bộ luật chăm sóc – giáo dục trẻ em quy định một số quyền về
trẻ em như sau:
Điều 5
1- Trẻ em có quyền được khai sinh và có quốc tịch.
2- Trẻ em không rõ cha, mẹ, khi có yêu cầu, được cơ quan có thẩm
quyền giúp đỡ xác định cha, mẹ cho mình.
Điều 6
1- Trẻ em có quyền được chăm sóc, nuôi dạy để phát triển thể chất,
trí tuệ và đạo đức.
2- Trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em ở vùng cao, hải đảo, vùng xa xôi
hẻo lánh, được Nhà nước tạo điều kiện trong việc bảo vệ, chăm sóc và
giáo dục.
25

×