Tải bản đầy đủ (.doc) (123 trang)

ĐÁNH GIÁ, KIẾN NGHỊ VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ EPOSI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (842.28 KB, 123 trang )

1
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP
1.1. Khái quát về công ty cổ phần phát triển công nghệ Eposi
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần phát triển công nghệ Eposi
- Tên doanh nghiệp: Ngày 31/03/2011, Sở kế hoạch đầu tư Tp Hà Nội ra quyết định số
255/QĐ-SKHDT về việc thay đổi tên Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Mạnh Dũng
thành Công ty cổ phần phát triển công nghệ Eposi.
Tên tiếng Việt : Công ty cổ phần phát triển công nghệ Eposi
Tên tiếng Anh : Eposi Joint Stock Company
Tên giao dịch : EPOSI
- Trụ sở chính của doanh nghiệp đặt tại Hà Nội, có địa chỉ là: Số 672 Quang Trung, Phường
La Khê, Quận Hà Đông, Hà Nội.
- Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần
- Giấy phép đăng ký kinh doanh: Số 0102058295 – đăng ký ngày: 18/10/2002
- Mã số thuế: 0102058295
- Quy mô của doanh nghiệp ( tổng số vốn và lao động của doanh nghiệp):
+ Tổng số vốn: 55.392.000.000 VNĐ. Trong đó:
Vốn vay: 25.770.000.000 VNĐ
Vốn CSH: 29.622.000.000 VNĐ
+ Vốn điều lệ của công ty là 35.000.000.000 VNĐ
+ Tổng số lao động của công ty (bao gồm cả các chi nhánh): 255 người.
- Công ty có 2 chi nhánh:
Nguyễn Thị Kiều Trang
2
+ Chi nhánh miền trung tại Đà Nẵng: Số 15 Bế Văn Đàn – Phường Chính Gián – Quận
Thanh Khê – TP.Đà Nẵng.
+ Chi nhánh miền nam tại TP.Hồ Chí Minh: Số 17 đường số 2 Cư Xá Đô Thành – Quận 3
– TP.Hồ Chí Minh.
Trải qua hơn 10 năm hình thành và phát triển, Ban lãnh đạo và tập thể cán bộ công nhân
viên đã đưa Eposi có những bước phát triển vượt trội.
Năm 2002, Công ty được thành lập với tên gọi ban đầu là Công ty Cổ phần Xây dựng và


Thương mại Mạnh Dũng. Công ty hoạt động chính trong lĩnh vực kinh doanh thiết bị ngành điện
dân dụng, dịch vụ nhà hàng khách sạn, và đầu tư kinh doanh bất động sản.
Ngày đầu thành lập công ty đã xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường và đã trở thành 1
trong những doanh nghiệp mạnh về lĩnh vực kinh doanh thiết bị ngành điện dân dụng, cung cấp
cho thị trường cả nước.
Liên tiếp năm 2004và 2005: Với nguồn vốn sẵn có, công ty đã mở rộng kinh doanh thành
lập chuỗi nhà hàng Ngự Bình với cơ sở 1 tại quận Cầu giấy và cơ sở 2 tại Quận Hà Đông. Với
sức chứa trên 500 thực khách trên 1 cơ sở và đã được thành phố Hà Nội trao Cúp vàng doanh
nghiệp vì sức khỏe cộng đồng.
Năm 2007: Các cổ đông trong HĐQT đã góp vốn, thành lập đơn vị thành viên là công ty
Cổ phần Tư vấn thiết kế & Đầu tư xây dựng Havinco hoạt động trong lĩnh vực đầu tư kinh doanh
bất động sản. Hiện nay, công ty đang triển khai các dự án tòa nhà thương mại và khu đô thị tại
quận cầu Giấy và huyện Quốc Oai thành phố Hà Nội.
Năm 2011: Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại Mạnh Dũng chính thức được đổi
Nguyễn Thị Kiều Trang
3
tên thành Công ty Cổ phần Phát triển Công nghệ Eposi, đánh dấu một bước ngoặt trên chặng
đường phát triển của doanh nghiệp. Giai đoạn này, thực hiện chủ trương của Chính phủ quy định
về bắt buộc phương tiện vận tải phải lắp thiết bị giám sát hành trình. Eposi đã nhanh chóng tiếp
tục mở rộng sang đầu tư, nghiên cứu, chế tạo và đã thành công cung cấp ra thị trường cả nước
thiết bị giám sát hành trình mang nhãn hiệu Eposi hợp chuẩn theo quy định của nhà nước và đã
được thị trường tiếp nhận tiêu thụ với số lượng lớn.
Tiếp tục phát huy thế mạnh sẵn có cùng với những tư duy đột phá và quyết tâm mạnh mẽ,
Eposi đã định hướng phát triển hệ thống hoạt động với các công ty con, công ty thành viên hoạt
động trong lĩnh vực bất động sản, dịch vụ, điện dân dụng – điện công nghiệp, công nghệ ứng
dụng.
Trở thành Tập đoàn đa ngành, Eposi quyết tâm mang lại những đóng góp tích cực cho sự
phát triển của nền kinh tế và lợi ích đích thực cho xã hội. Cán bộ nhân viên, ban lãnh đạo Eposi
luôn tâm đắc phương châm “Kết nối sáng tạo để thành công” nhằm tổng hợp sức mạnh của sự
liên kết, hợp tác và tính biến hóa của sự sáng tạo để đem lại thịnh vượng bền vững cho mỗi thành

viên và cho toàn xã hội.
Sau đây là bảng tổng hợp một số chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh thiết bị
ngành điện dân dụng của Công ty (chi nhánh miền bắc) trong năm 2011, 2012:
Bảng 1.1: Kết quả kinh doanh thiết bị điện trong hai năm 2011 và 2012
Chỉ tiêu Đơn vị 2011 2012 Tốc độ tăng
bình quân
Nguyễn Thị Kiều Trang
4
(%)
Doanh thu thuần Triệu đồng 35.217 52.076 47,87
Giá vốn Triệu đồng 30.821 46.158 49,76
Lợi nhuận gộp Triệu đồng 4.396 5.918 34,62
Lợi nhuận trước thuế Triệu đồng 953 1.667 74,92
Lợi nhuận sau thuế Triệu đồng 762,4 1.333,6 74,92
1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ kinh doanh của công ty
1.1.2.1. Chức năng
Công ty Cổ phần Phát triển Công nghệ Eposi là tập đoàn kinh tế đa ngành. Tuy nhiên bài
báo cáo của em chỉ phân tích về chức năng kinh doanh và phân phối thiết bị điện dân dụng của
công ty. Các mặt hàng thiết bị điện công ty kinh doanh gồm: ổ cắm, công tắc điện, bóng đèn dây
tóc, bòng đèn LED, bóng tuýp, máng đèn, bộ ngắt điện an toàn (Aptomat), dây và cáp điện… đáp
ứng nhu cầu của thị trường. Tất cả hoạt động của công ty đều dựa trên nền tảng tri thức, sáng tạo
và trải nghiệm với sức mạnh tổng hợp bằng tính tuân thủ quản trị công ty, cùng với hệ thống
quản lý hiện đại.
1.1.2.2. Nhiệm vụ
- Tổ chức tốt công tác phân phối, tiêu thụ hàng hóa;
- Tổ chức tốt công tác bảo quản sản phẩm, hàng hoá, đảm bảo lưu thông sản phẩm thường
xuyên, liên tục và ổn định trên thị trường;
- Quản lý khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn, đảm bảo đầu tư mở rộng sản xuất,
kinh doanh;
Nguyễn Thị Kiều Trang

5
- Thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước, tuân thủ chính sách quản lý kinh tế của Nhà
nước. Đăng ký kinh doanh và kinh doanh đúng nghành hàng đăng ký, chịu trách nhiệm trước nhà
nước về kết quả hoạt động kinh doanh của mình và chịu trách nhiệm trước khách hàng, trước
pháp luật về sản phẩm hàng hóa do công ty sản xuất, kinh doanh;
- Quản lý và chỉ đạo các chi nhánh, đơn vị trực thuộc thực hiện đúng cơ chế tổ chức và hoạt động của
công ty;
- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với người lao động theo đúng quy định của bộ luật lao động.
1.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Mối quan hệ giữa các vị trí, phòng ban trong bộ máy quản lý của công ty được khái quát
qua sơ đồ sau:
Hình 1.1: Sơ đồ mô hình bộ máy quản lý
• Chức năng, nhiệm vụ của từng vị trí, phòng ban:
Nguyễn Thị Kiều Trang
6
- Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty, gồm tất cả các cổ đông có
quyền biểu quyết, họp ít nhất mỗi năm một lần. Đại hội đồng cổ đông quyết định những vấn đề
được Luật pháp và Điều lệ Công ty quy định. Đại hội đồng cổ đông thông qua các báo cáo tài
chính hàng năm của Công ty và tài chính cho năm tiếp theo, bầu miễn nhiệm, bãi nhiệm thành
viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban Kiểm soát của Công ty
- Hội đồng quản trị: do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, là cơ quan quản lý cao nhất của Công ty,
có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến quyền lợi của Công ty,
trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị giữ vai trò định
hướng chiến lược kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh hàng năm, chỉ đạo và giám sát hoạt
động của Công ty thông qua Ban điều hành Công ty.
- Ban kiểm soát: do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, có nhiệm vụ kiểm tra hoạt động tài chính của
Công ty, giám sát việc tuân thủ chấp hành chế độ hạch toán, kế toán, quy trình, quy chế nội bộ
của Công ty, thẩm định Báo cáo tài chính hàng năm, báo cáo Đại hội đồng cổ đông về tính chính
xác, trung thực, hợp pháp của Báo cáo tài chính của Công ty.
- Tổng giám đốc: có nhiệm vụ tổ chức thực hiện các quyết định từ phía trên tập đoàn và các

quyết định liên quan đến hoạt động hàng ngày của công ty; tổ chức thực hiện các kế hoạch và
phương án kinh doanh và ban hành các quy chế nội bộ công ty; bên cạnh đó còn là người đại diện
pháp nhân của công ty có quyền quyết định khác như bổ nhiệm, bãi nhiệm nhân viên, là người
đứng đầu chịu trách nhiệm điều hành toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty.
Nguyễn Thị Kiều Trang
7
- Phó tổng giám đốc phụ trách kinh doanh: chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về hoạt
động kinh doanh của công ty và các chi nhánh. Có nhiệm vụ lập kế hoạch kinh doanh và chỉ đạo
điều hành trực tiếp phòng kinh doanh và các chi nhánh theo ủy quyền của Tổng giám đốc. Báo
cáo kịp thời kết quả, tình hình hoạt động kinh doanh cho Tổng giám đốc.
- Phó tổng giám đốc phát triển công nghệ: là người trực tiếp điều hành phòng kỹ thuật và
nhóm nghiên cứu về việc nghiên cứu phát triển công nghệ và kỹ thuật, chịu trách nhiệm trước
Tổng giám đốc về mặt kỹ thuật sản xuất của các nhà máy sản xuất, và các hoạt động phát triển
công nghệ.
- Phó tổng giám đốc tài chính tổng hợp: Chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về các hoạt
động tài chính, quản trị nội bộ. Chỉ đạo điều hành trực tiếp Phòng Tài chính-Kế toán thực hiện
quyết toán quý, 6 tháng, năm đúng tiến độ giúp cho Tổng giám đốc công ty nắm chắc nguồn vốn,
doanh thu của toàn Công ty. Chỉ đạo Phòng Hành chính-Nhân sự thực hiện công tác quản lý hành
chính và nguồn nhân lực của công ty.
- Phòng kinh doanh: Tham mưu, tư vấn cho Ban lãnh đạo công ty về định hướng chiến lược
phát triển kinh doanh và các kế hoạch kinh doanh dài hạn và ngắn hạn của công ty. Nghiên cứu
thị trường, tìm kiếm các phương án, cơ hội kinh doanh theo hướng mới, mở rộng thị trường bán
hàng của công ty, tổ chức công tác điều tra, tổng hợp và phân tích thông tin thị trường, giá cả,
khách hàng phục vụ nhiệm vụ kinh doanh của công ty. Lập kế hoạch kinh doanh, triển khai các
hình thức marketing, giới thiệu đẩy mạnh việc bán hàng và mạng lưới tiêu thụ hàng hóa.
- Phòng kỹ thuật: Tổ chức hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa,
đảm bảo chỉ tiêu chất lượng sản phẩm của công ty sản xuất ra để tiêu thụ ra thị trường. Xây dựng,
Nguyễn Thị Kiều Trang
8
triển khai và giám sát việc thực hiện các định mức kỹ thuật ở tất cả các khâu của quá trình sản

xuất kinh doanh.
- Nhóm phát triển công nghệ: Có nhiệm vụ nghiên cứu công nghệ, tìm những hướng đi mới,
công nghệ mới mà thị trường có nhu cầu, để tạo nên những sản phẩm công nghệ phát triển vượt
trội.
- Phòng tài chính: Chịu trách nhiệm toàn bộ thu chi tài chính của Công ty, đảm bảo đầy đủ chi
phí cho các hoạt động lương, thưởng, mua máy móc… và lập phiếu thu chi cho tất cả những chi
phí phát sinh. Lập báo cáo kế toán hàng tháng, hàng quý, hàng năm để trình Ban Giám đốc. Phối
hợp với phòng hành chính – nhân sự thực hiện trả lương, thưởng cho cán bộ công nhân viên theo
đúng chế độ, đúng thời hạn. Theo dõi quá trình chuyển tiền thanh toán của khách hàng qua hệ
thống ngân hàng, chịu trách nhiệm quyết toán công nợ với khách hàng. Mở sổ sách, lưu trữ các
chứng từ có liên quan đến việc giao nhận…
- Phòng hành chính-nhân sự: Lập bảng báo cáo hàng tháng về tình hình biến động nhân sự.
Chịu trách nhiệm theo dõi, quản lý nhân sự, tổ chức tuyển dụng, bố trí lao động đảm bảo nhân
lực cho hoạt động kinh doanh sản xuất, sa thải nhân viên và đào tạo nhân viên mới. Chịu trách
nhiệm soạn thảo và lưu trữ các loại giấy tờ, hồ sơ, văn bản, hợp đồng của Công ty và những
thông tin có liên quan đến Công ty. Tổ chức, triển khai, thực hiện nội quy lao động của Công ty,
theo dõi quản lý lao động, đề xuất khen thưởng. Thực hiện các quy định nhằm đảm bảo quyền lợi
và nghĩa vụ đối với người lao động như lương, thưởng, trợ cấp, phúc lợi,… Phối hợp với phòng
kế toán thực hiện về công tác thanh toán tiền lương, tiền thưởng và các mặt chế độ, chính sách
cho người lao động, và đóng bảo hiểm xã hội thành phố theo đúng quy định của Nhà nước và của
Nguyễn Thị Kiều Trang
9
Công ty.
1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh
1.2.1. Quy trình kinh doanh của công ty
Công ty cổ phần phát triển công nghệ Eposi kinh doanh trong lĩnh vực thương mại. Do đó,
hoạt động kinh doanh cơ bản của công ty là lưu chuyển hàng hoá, mà hàng hóa công ty kinh
doanh chủ yếu là các mặt hàng thiết bị điện dân dụng. Lưu chuyển hàng hoá là sự tổng hợp các
hoạt động gồm các quá trình mua bán, trao đổi và dự trữ hàng hoá.
Quy trình kinh doanh của công ty chia làm 2 quá trình chính: quá trình mua hàng và quá trình

bán hàng.
- Quá trình mua hàng: công ty trực tiếp nhập hàng từ các nhà cung cấp. Đây là giai đoạn
đầu tiên của quá trình lưu chuyển hàng hoá, là quan hệ trao đổi giữa người mua và người bán về
giá trị hàng hoá thông qua quan hệ thanh toán tiền hàng, là quá trình vốn được chuyển hoá từ
hình thái tiền tệ sang hình thái hàng hoá - doanh nghiệp nắm quyền sở hữu về hàng hoá, mất
quyền sở hữu vê tiền hoặc có trách nhiệm thanh toán tiền cho nhà cung cấp.
- Quá trình bán hàng: công ty tổ chức bán buôn, bán lẻ các mặt hàng thuộc lĩnh vực hoạt
động kinh doanh của công ty để phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng cá nhân, các đơn vị sản
xuất, kinh doanh khác. Đây là khâu cuối cùng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty. Thực hiện nghiệp vụ này, vốn của công ty được chuyển từ hình thái hiện vật là hàng hoá
sang hình thái tiền tệ.
1.2.2. Thông tin về khách hàng, nhà cung cấp và các đối tượng khác
• Nhà cung cấp:
Nguyễn Thị Kiều Trang
10
Công ty lựa chọn nhiều nhà cung cấp chứ không chỉ nhập hàng từ một nhà cung cấp, bởi vậy
mà công ty có quyền lựa chọn rộng rãi, có sự cạnh tranh giữa các nhà cung cấp về các mặt hàng
như: giá cả, chất lượng hàng hóa. Công ty có thể trả chậm, và như vậy sẽ an toàn trong kinh
doanh.
Một số nhà cung cấp mà công ty lựa chọn để nhập các mặt hàng thiết bị điện dân dụng được
trình bày trong bảng dưới đây:
Bảng 1.2: Thông tin một số nhà cung cấp
Tên nhà cung
cấp
Mã số
thuế
Địa chỉ Lĩnh vực kinh doanh
Công Ty Cổ
Phần Điện Đại
Việt

010509623
5
Số 06, Ngách 17,
Ngõ 46, Đ. Kim
Đồng, P. Giáp
Bát, Q. Hoàng
Mai, Hà Nội
Chuyên sản xuất và
kinh doanh thiết bị
điện tại Việt Nam.
Công Ty Cổ Phần
Thiết Bị Điện
Tam Kim
010037978
3
Ô B02, Lô D13,
P. Dịch Vọng, Q.
Cầu Giấy, Hà Nội
Chuyên sản xuất và
kinh doanh các
sản phẩm, thiết bị
ngành điện với
các thương hiệu
đã được khẳng
định.
Nguyễn Thị Kiều Trang
11
Công Ty TNHH
Sản Xuất Và
Thương Mại

VJC
010418320
6
843 Nguyễn Đức
Thuận, Trâu Quỳ,
H. Gia Lâm, Hà
Nội
Chuyên sản xuất và
kinh doanh các mặt
hàng thiết bị điện dân
dụng, linh kiện điện
tử, linh kiện
aptomat…
• Khách hàng:
Khách hàng chủ yếu của công ty là các doanh nghiệp, tổ chức về lĩnh vực xây dựng, xây
lắp, hoặc các cửa hàng kinh doanh thiết bị điện có nhu cầu về mặt hàng thiết bị điện dân
dụng như:
- Công ty TNHH xây dựng Hồng Hà
- Công ty TNHH Thành Phát
- Công ty Cổ phần xây dựng Hướng Dương
- Cửa hàng điện dân dụng Đăng Minh
- Cửa hàng thiết bị điện dân dụng Tín Dương…
Ngoài ra còn có khách hàng là người tiêu dùng cá nhân đến mua lẻ thiết bị điện.
1.2.3. Phương thức bán hàng và phương thức thanh toán của doanh nghiệp
1.2.3.1. Phương thức bán hàng
Công ty bán hàng theo 2 phương thức là: bán buôn qua kho và bán lẻ hàng hóa. Trong đó,
công ty sử dụng phương thức bán buôn qua kho là chủ yếu, bởi khách hàng của công ty đa số là
những doanh nghiệp, tổ chức kinh tế.
Nguyễn Thị Kiều Trang
12

- Bán buôn qua kho: Là phương thức bán hàng cho các đơn vị, tổ chức kinh tế khác nhằm
mục đích tiếp tục chuyển bán hoặc tiêu dùng cho sản xuất. Đặc trưng của bán buôn là bán với số
lượng lớn, nhưng hàng hóa được bán buôn vẫn nằm trong lĩnh vực lưu thông. Theo hình thức
này, căn cứ vào hợp đồng đã ký kết, bên mua cử cán bộ đến nhận hàng tại kho của doanh nghiệp,
công ty xuất hàng trực tiếp từ kho giao cho nhân viên bán hàng. Nhân viên bán hàng cầm hoá
đơn GTGT và phiếu xuất kho do phòng kế toán lập đến kho để nhận đủ hàng và mang hàng giao
cho người mua. Hàng hoá được coi là tiêu thụ khi người mua đã nhận và ký xác nhận trên hoá
đơn kiêm phiếu xuất kho. Việc thanh toán tiền hàng có thể bằng tiền mặt hoặc tiền gửi.
- Bán lẻ: Là hình thức bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng hoặc các tổ chức kinh tế.
Hình thức bán lẻ được áp dụng tại kho của công ty, khách hàng đến trực tiếp kho của công ty để
mua hàng. Công ty thực hiện bán lẻ theo phương thức thu tiền trực tiếp. Khi phát sinh nghiệp vụ
bán lẻ hàng hoá thì kế toán lập hoá đơn GTGT, sau đó giao cho nhân viên bán hàng 2 liên. Sau
khi đã giao hàng và thu tiền xong, nhân viên bán hàng có trách nhiệm nộp tiền hàng cho phòng
kế toán kèm hoá đơn GTGT (liên 3- liên xanh).
1.2.3.2. Phương thức thanh toán
Hiện nay, công ty cổ phần phát triển công nghệ Eposi áp dụng 2 phương thức thanh toán
chủ yếu là:
- Phương thức thanh toán ngay: Theo phương thức này, hàng hoá của công ty sau khi giao
cho khách hàng phải được thanh toán ngay bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản, séc…
- Phương thức thanh toán chậm trả: Đây là hình thức mua hàng trả tiền sau. Theo hình thức
này, khi công ty xuất hàng thì số hàng đó được coi là tiêu thụ và kế toán tiến hành ghi nhận
Nguyễn Thị Kiều Trang
13
doanh thu và theo dõi trên sổ chi tiết công nợ, công ty sẽ được khách trả tiền hàng sau một
khoảng thời gian sau khi đã giao và chuyển quyền sở hữu cho khách hàng (tối đa 45-60 ngày).
1.3. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty
1.3.1. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán
Xuất phát từ đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh và tổ chức bộ máy quản lý ở trên phù
hợp với điều kiện và trình độ quản lý. Công ty CP phát triển công nghệ Eposi áp dụng hình thức
tổ chức tập trung cho bộ máy kế toán, hầu hết mọi công việc kế toán được thực hiện ở phòng kế

toán, từ khâu kiểm tra chứng từ, ghi sổ đến khâu tổng hợp, lập báo cáo kế toán, từ kế toán chi tiết
đến kế toán tổng hợp.
Ở phòng kế toán mọi nhân viên kế toán đều đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của kế toán
trưởng. Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức bố trí 5 nhân viên có trình độ đại học, nắm
vững nghiệp vụ chuyên môn, bộ máy được thể hiện qua sơ đồ sau:
Hình 1.2: Sơ đồ mô hình bộ máy kế toán
• Chức năng, nhiệm vụ của từng vị trí:
Nguyễn Thị Kiều Trang
Kế toán trưởng
Kế toán
tổng hợp
Kế toán
vốn bằng
tiền
Thủ
quỹ
Kế toán
tiền
lương
Kế toán
bán hàng
công nợ
14
- Kế toán trưởng: Là người giúp phó tổng giám đốc tài chính quản lý về mặt tài chính của công
ty. Chịu trách nhiệm quản lý và điều hành chung mọi hoạt động, công việc của phòng kế toán tài
chính, có nhiệm vụ tổ chức công tác kế toán và bộ máy kế toán phù hợp với tổ chức kinh doanh
của doanh nghiệp, giám sát và ký duyệt các chứng từ kinh tế phát sinh, các quyết toán hàng
tháng, hàng quý, hàng năm, và chịu trách nhiệm trước phó tổng giám đốc tài chính về các số liệu
liên quan. Nắm bắt và phân tích tình hình tài chính của công ty về vốn và nguồn vốn, về hiệu quả
kinh doanh để kịp thời tham mưu cho lãnh đạo công ty trong các quyết định quản lý tài chính một

cách chính xác.
- Kế toán tổng hợp: Tập hợp các số liệu từ kế toán chi tiết tiến hành hạch toán tổng hợp. Kiểm
tra, tổng hợp báo cáo của các chi nhánh, bảo đảm tính chính xác, kịp thời phục vụ cho công tác
phân tích tình hình hoạt động kinh doanh toàn Công ty. Kiểm tra việc chấp hành các qui định ghi
chép sổ sách, chứng từ quản lý tiền hàng. Lập, in các báo cáo tổng hợp, báo cáo chi tiết các tài
khoản, bảng cân đối tài khoản. Hướng dẫn nghiệp vụ cho các phần hành kế toán của công ty
trong công tác xử lý số liệu, hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh để thực hiện tốt phần hành
kế toán được phân công. Cung cấp các số liệu kế toán, thống kê cho Kế toán trưởng và Ban Giám
Đốc khi được yêu cầu. Thực hiện công tác lưu trữ số liệu, sổ sách, báo cáo liên quan đến phần
hành phụ trách đảm bảo an toàn, bảo mật.
- Kế toán vốn bằng tiền: Có nhiệm vụ lập các chứng từ kế toán vốn bằng tiền như phiếu thu,
phiếu chi, ủy nhiệm chi, séc tiền mặt, séc chuyển khoản… Ghi sổ kế toán chi tiết tiền mặt, tiền
gửi ngân hàng để đối chiếu với sổ tổng hợp. Kịp thời phát hiện các khoản chi không đúng chế độ,
sai nguyên tắc. Thực hiện các công việc giao dịch với ngân hàng. Thực hiện các công việc do kế
Nguyễn Thị Kiều Trang
15
toán trưởng giao nhiệm vụ
- Thủ quỹ: Có nhiệm vụ quản lý tiền mặt của công ty, căn cứ vào các chứng từ được duyệt hợp
lý, hợp lệ, hợp pháp để tiến hành thu chi tiền mặt, giao dịch ngân hàng Theo dõi, ghi chép sổ
quỹ, lập báo cáo quỹ thường xuyên để phản ánh kịp thời, đầy đủ, chính xác tình hình tăng, giảm
và số tiền còn tồn tại quỹ. Cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho kế toán trưởng để làm cơ sở
cho việc kiểm soát, điều chỉnh vốn bằng tiền, từ đó ra những quyết định thích hợp cho hoạt động
kinh doanh và quản lý tài chính của công ty.
- Kế toán bán hàng và theo dõi công nợ: Có trách nhiệm ghi chép phản ánh doanh thu bán hàng
và các khoản giảm trừ doanh thu. Ghi chép kế toán tổng hợp và chi tiết bán hàng. Căn cứ vào các
chứng từ hợp lệ theo dõi tình hình bán hàng và biến động tăng giảm hàng hóa hàng ngày. Chịu
trách nhiệm theo dõi các khoản nợ của công ty, hàng tháng đối chiếu công nợ, lập bảng kê và nộp
cho kế toán trưởng. Cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác các thông tin cần thiết về tình hình bán
hàng phục vụ cho việc chỉ đạo, điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Kế toán tiền lương: theo dõi, phản ánh tình hình về lương, phụ cấp và các khoản trích theo

lương của cán bộ công nhân viên như BHYT, BHXH, BHTN, KPCĐ. Theo dõi quỹ lương,
thưởng. Lập các báo cáo kế toán.
1.3.2. Chính sách kế toán doanh nghiệp áp dụng
- Chế độ kế toán áp dụng tại công ty là theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006
của Bộ tài chính;
- Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 dương lịch hàng năm;
Nguyễn Thị Kiều Trang
16
- Đồng tiền sử dụng: Việt Nam đồng (VNĐ) và phương pháp chuyển đổi ngoại tệ theo tỷ giá tại
thời điểm phát sinh;
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: phương pháp kê khai thường xuyên;
- Phương pháp tính giá xuất hàng bán tại công ty: phương pháp Nhập trước xuất trước;
- Phương pháp khấu hao TSCĐ: phương pháp đường thẳng;
- Phương pháp tính thuế VAT theo phương pháp khấu trừ;
- Phương pháp hạch toán chi tiết hàng tồn kho: phương pháp thẻ song song;
- Hình thức ghi sổ kế toán: Nhật ký chung.
1.3.3. Hệ thống kế toán
1.3.3.1. Chứng từ sử dụng:
Chứng từ công ty sử dụng là bộ chứng từ theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC do Bộ tài
chính ban hành và một số chứng từ do công ty lập để phục vụ yêu cầu quản lý doanh nghiệp.
Dưới đây là danh mục một số chứng từ được sử dụng:
Nguyễn Thị Kiều Trang
17
Bảng 1.3: Danh mục chứng từ sử dụng
ST
T
TÊN CHỨNG TỪ SỐ HIỆU TÍNH CHẤT
Bắt
buộc
Hướng

dẫn
I /Hàng tồn kho
1 Phiếu nhập kho 01-VT x
2 Phiếu xuất kho 02-VT x
3 Biên bản kiểm kê hàng hoá 05-VT x
4 Bảng phân bổ công cụ, dụng cụ 07-VT x
II/ Tiền
1 Phiếu thu 01-TT x
2 Phiếu chi 02-TT x
3 Biên lai thu tiền 06-TT x
4
Bảng kiểm kê quỹ (dùng cho
VND)
08a-TT x
5 Bảng kê chi tiền 09-TT x
III/ Tiền lương
1 Bảng chấm công 01a-LĐTL x
2 Bảng thanh toán tiền lương 02-LĐTL x
3 Bảng phân bổ tiền lương và các
khoản trích theo lương
11-LĐTL x
V/ Tài sản cố định
1 Biên bản giao nhận TSCĐ 01-TSCĐ x
2 Biên bản thanh lý TSCĐ 02-TSCĐ x
3 Biên bản kiểm kê TSCĐ 05-TSCĐ x
4 Bảng tính và phân bổ khấu hao
TSCĐ
06-TSCĐ x
VI/ Chứng từ khác
1 Hoá đơn Giá trị gia tăng 01GTKT-3LL x

2 Bảng kê thu mua hàng hoá mua
vào không có hoá đơn
04/GTGT x
Nguyễn Thị Kiều Trang
18
1.3.3.2. Tài khoản sử dụng:
Hệ thống tài khoản kế toán của công ty áp dụng thống nhất với hệ thống tài khoản kế toán
doanh nghiệp ban hành theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC của Bộ tài chính, và được chi tiết theo
yêu cầu quản lý của công ty:
- TK 111 : Tiền mặt;
- TK 112 : Tiền gửi ngân hàng, được chi tiết theo ngân hàng:
+ TK 1121: Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
+ TK 1122: Ngân hàng TMCP Á Châu…
- TK 131: Phải thu của khách hàng và TK 331: Phải trả người bán: được chi tiết theo từng
đối tượng khách hàng và nhà cung cấp.
- TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ; - TK 3331: Thuế GTGT phải nộp;
- TK 156: Hàng hóa; - TK 511: Doanh thu bán hàng;
- TK 521: Chiết khấu thương mại ; - TK 531: Hàng bán bị trả lại;
- TK 632: Giá vốn hàng bán;
- TK 641: Chi phí bán hàng;
- TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp;
- TK 421: Lợi nhuận chưa phân phối;
- TK 911: Xác định kết quả kinh doanh….
1.3.3.3. Sổ kế toán sử dụng:
Công ty cổ phần phát triển công nghệ Eposi ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung.
Nguyễn Thị Kiều Trang
19
Trình tự ghi sổ được khái quát qua sơ đồ sau:
Hình 1.3: Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung
Ghi chú:

Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm
tra
• Trình tự ghi sổ:
(1) Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ ban đầu (phiếu xuất kho, hoá đơn GTGT, phiếu thu ) đã
Nguyễn Thị Kiều Trang
Sổ, thẻ kế
toán chi tiết
Bảng tổng hợp
chi tiết
Chứng từ kế toán
Sổ nhật ký chung
Sổ cái
Báo cáo tài chính
Bảng cân đối
số phát sinh
20
được kiểm tra để làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ NKC.
(2) Sau đó căn cứ trên số liệu đã ghi trên sổ NKC để ghi vào sổ cái theo các tài khoản liên quan
đến nghiệp vụ bán hàng như TK511, TK632, TK131, TK156,…
(3) Đồng thời với việc nghi sổ NKC, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi
tiết liên quan (sổ chi tiết bán hàng, sổ chi tiết thanh toán, sổ chi tiết hàng hoá, thẻ kho…)
(4) Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, tính tổng số phát sinh Nợ, tổng số phát sinh Có và số dư của
từng tài khoản đơn vị sử dụng trên sổ Cái, sổ chi tiết.
(5) Căn cứ vào sổ Cái lập bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đối chiếu số liệu giữa sổ Cái TK 511
với bảng tổng hợp chi tiết doanh thu, sổ cái TK 131 bảng tổng hợp chi tiết thanh toán với người
mua, sổ cái TK 156 với bảng tổng hợp chi tiết hàng hoá, sổ cái TK 632 với bảng tổng hợp chi tiết
TK632, sổ cái TK111 với sổ quỹ tiền mặt,… (các bảng tổng hợp chi tiết được lập từ các sổ như:
Sổ chi tiết bán hàng, sổ chi tiết thanh toán, sổ chi tiết hàng hoá, sổ quỹ,…) Các sổ cái được dùng

để lập báo cáo tài chính.
• Sổ kế toán:
Công ty sử dụng các mẫu sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung được ban hành theo
Quyết định 15/2006/QĐ-BTC và các thông tư hướng dẫn sửa đổi bổ sung chế độ kế toán doanh
nghiệp của Bộ tài chính, dưới đây là một số danh mục sổ kế toán:
Bảng 1.4: Danh mục sổ kế toán sử dụng
Nguyễn Thị Kiều Trang
21
Trong đó, sổ chi tiết hàng hóa và thẻ kho, sổ chi tiết các tài khoản 511, 521, 531, 632 được
mở chi tiết cho từng loại hàng hóa; sổ chi tiết các tài khoản 131, 331,112 được mở chi tiết theo
từng đối tượng. Công ty không mở sổ chi tiết cho tài khoản 641, 642, 911, mà hàng ngày căn cứ
vào chứng từ phát sinh kế toán phản ánh vào sổ nhật ký chung, cuối tháng căn cứ vào sổ nhật ký
chung để ghi sổ cái TK 641, 642, 911.
1.3.3.4. Báo cáo sử dụng
Hiện nay, công ty sử dụng hệ thống báo cáo tài chính năm được ban hành theo Quyết định
15/2006/QĐ-BTC như sau:
- Bảng cân đối kế toán: Mẫu số B 01 - DN
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Mẫu số B 02 - DN
Nguyễn Thị Kiều Trang
STT TÊN SỔ MẪU SỐ
1 Sổ Nhật ký chung S03a-DN
2
Sổ Cái (dùng cho hình thức Nhật ký
chung)
S03b-DN
3 Bảng cân đối số phát sinh S06-DN
4 Sổ chi tiết hàng hóa S10-DN
5 Sổ chi tiết các tài khoản S38-DN
6 Thẻ kho (Sổ kho) S12-DN
7 Sổ quỹ tiền mặt S07-DN

8 Sổ kế toán chi tiết quỹ tiền mặt S07a-DN
9 Sổ tiền gửi ngân hàng S08-DN
10
Sổ theo dõi thuế GTGT
S61-DN
11
Sổ tài sản cố định
S21-DN
22
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Mẫu số B 03 - DN
- Bản thuyết minh báo cáo tài chính: Mẫu số B 09 - DN
Các báo cáo này thường được lập và gửi cho cơ quan quản lý nhà nước vào cuối năm tài
chính (31/12).
1.3.4. Kiểm soát nội bộ đối với công tác kế toán
Nhằm mục đích tăng cường chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý nói chung và
quản lý hoạt động tài chính - kế toán nói riêng trong doanh nghiệp, kiểm soát nội bộ được xác
định như là một công cụ hết sức cần thiết và có môt ý nghĩa hết sức quan trọng.
Thông qua kiểm soát nội bộ sẽ giúp cho các nhà quản trị có được những căn cứ có tính xác
thực và có đủ độ tin cậy để xem xét, đánh giá các hoạt động trong nội bộ, tính đúng đúng đắn của
các quyết định cũng như tình hình chấp hành và thực hiện các quyết định đã được ban hành với
các bộ phận và cá nhân thừa hành.
Tại công ty cổ phần phát triển công nghệ Eposi, bộ phận thực hiện kiểm soát nội bộ là Ban
kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, có nhiệm vụ kiểm tra hoạt động tài chính của Công ty,
giám sát việc tuân thủ chấp hành chế độ hạch toán, kế toán, quy trình, quy chế nội bộ của Công
ty, thẩm định Báo cáo tài chính hàng năm, báo cáo Đại hội đồng cổ đông về tính chính xác, trung
thực, hợp pháp của Báo cáo tài chính của Công ty.
Quy trình kiểm soát nội bộ đối với công tác kế toán tại công ty như sau:
- Xây dựng quy trình kiểm soát kế toán - tài chính nội bộ;
- Kiểm soát hạch toán kế toán của công ty và các chi nhánh, công ty thành viên bao gồm:
Kiểm soát thu, chi, mua, bán, hợp đồng kinh tế,….dựa trên định mức đã xây dựng;

- Kiểm soát việc thực hiện các quy trình quản lý tài chính kế toán. Một số cơ chế kiểm soát
Nguyễn Thị Kiều Trang
23
có thể áp dụng như: phê duyệt; sử dụng mục tiêu; bất kiêm nhiệm; bảo vệ tài sản; đối
chiếu; báo cáo bất thường; kiểm tra & theo dõi; định dạng trước;
- Cập nhật và áp dụng các chế độ, nguyên tắc, luật thuế;
- Kiểm soát các hoạt động kế toán liên quan đến thuế;
- Lập báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về tình trạng kiểm soát kế toán;
- Phối hợp với Bộ phận Kế hoạch kinh doanh và Kế hoạch tài chính giám sát việc thực hiện
kế hoạch kinh doanh về mặt thu, chi… Phát hiện những thiếu sót, sai phạm trong quá trình
thực hiện và đề xuất ý kiến với Ban giám đốc để đưa ra những phương pháp chấn chỉnh
kịp thời góp phần phòng ngừa rủi ro cũng như đảm bảo tính hợp pháp trong hoạt động kinh
doanh;
- Lập báo cáo kiểm soát trình bày các kết quả, những mặt cần khắc phục và đề xuất ý kiến;
kiểm tra giám sát việc thực hiện khắc phục;
- Phối hợp với Bộ phận Kế hoạch Kinh doanh và Kế hoạch tài chính giải quyết các công
việc liên quan khác.
Hệ thống kiểm soát nội bộ đối với công tác kế toán tại công ty cổ phần phát triển công
nghệ Eposi được tổ chức khá chu đáo, có quy chế hợp lý và hoạt động hiệu quả. Sau đây là một
số những điểm tốt công ty đã đạt được:
• Môi trường kiểm soát:
- Doanh nghiệp đã ban hành dưới dạng văn bản các quy tắc, chuẩn mực phòng ngừa ban
lãnh đạo và các nhân viên xung đột quyền lợi với doanh nghiệp; Ban hành các quy định xử
phạt thích hợp khi các quy tắc chuẩn mực này bị vi phạm;
Nguyễn Thị Kiều Trang
24
- Phổ biến rộng rãi các quy tắc, chuẩn mực nêu trên, đã yêu cầu tất cả nhân viên ký bản cam
kết tuân thủ những quy tắc, chuẩn mực được thiết lập;
- Có sơ đồ tổ chức hợp lý đảm bảo công tác quản lý (lập kế hoạch, tổ chức, quản lý nhân sự,
lãnh đạo và kiểm soát) được triển khai chính xác, kịp thời, hiệu quả;

- Không đặt ra những chuẩn mực, tiêu chí thiếu thực tế hoặc những danh sách ưu tiên, ưu
đãi, lương, thưởng bất hợp lý tạo cơ hội cho các hành vi vô kỷ luật, gian dối.
• Đánh giá rủi ro:
- Ban lãnh đạo đã quan tâm và khuyến khích nhân viên quan tâm phát hiện, đánh giá và
phân tích định lượng tác hại của các rủi ro hiện hữu và tiềm ẩn;
- Doanh nghiệp đã đề ra mục tiêu tổng thể cũng như chi tiết để mọi nhân viên có thể lấy đó
làm cơ sở tham chiếu khi triển khai công việc.
• Hoạt động kiểm soát:
- Doanh nghiệp đã đề ra các định mức xác định về tài chính và các chỉ số căn bản đánh giá
hiệu quả hoạt động cũng như những chỉ số quản lý khi lập kế hoạch và kiểm soát để điều
chỉnh hoạt động kinh doanh phù hợp với mục tiêu đề ra;
- Đảm bảo quyền hạn, trách nhiệm và nghĩa vụ trong ba lĩnh vực: Cấp phép và phê duyệt
các vấn đề tài chính, Kế toán và Thủ kho được phân định độc lập rõ ràng; Ban hành văn
bản quy định rõ ràng những ai có quyền hoặc được uỷ quyên phê duyệt toàn bộ hay một
loại vấn đề tài chính nào đó;
- Có biện pháp ngăn ngừa các lãnh đạo cao cấp của công ty sử dụng kinh phí và tài sản của
doanh nghiệp vào các mục đích riêng.
Nguyễn Thị Kiều Trang
25
• Hệ thống thông tin và truyền thông:
- Doanh nghiệp thường xuyên cập nhật các thông tin quan trọng cho ban lãnh đạo và những
người có thẩm quyền;
- Hệ thống truyền thông của doanh nghiệp đảm bảo cho nhân viên ở mọi cấp độ đều có thể
hiểu và nắm rõ các nội quy, chuẩn mực của tổ chức, đảm bảo thông tin được cung cấp kịp
thời, chính xác đến các cấp có thẩm quyền theo quy định;
- Có lắp đặt hệ thống bảo vệ số liệu phòng ngừa sự truy cập, tiếp cận của những người
không có thẩm quyền.
• Hệ thống giám sát và thẩm định:
- Doanh nghiệp đã yêu cầu các cấp quản lý trung gian báo cáo ngay với lãnh đạo về mọi
trường hợp gian lận, nghi ngờ gian lận, về các vi phạm nội quy, quy định của doanh nghiệp

cũng như quy định của luật pháp hiện hành có khả năng làm giảm uy tín doanh nghiệp và
gây thiệt hại về kinh tế.
Nguyễn Thị Kiều Trang

×