LỜI MỞ ĐẦU
Con người luôn là một nhân tố quan trọng trong xã hội. Trong nền kinh tế hiện
đại như hiện nay, vị trí quan trọng của con người ngày càng được khẳng định, là
yếu tố quyết định sự thành bại của các hoạt động sản xuất kinh doanh. Cùng với sự
phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật , trình độ của con người ngày càng
được nâng cao, tuy nhiên trình độ của người lao động nước ta hiện nay vẫn chưa
cao và chưa đồng đều và cũng chưa có đầy đủ điều kiện để phát triển hơn nữa. Vì
vậy, hiện nay các doanh nghiệp đang rất chú trọng đến công tác đào tạo và phát
triển nguồn nhân lực để giúp người lao động thực hiện tốt công việc của mình cũng
như tạo điều kiện để họ phát triển.
Trong quá trình thực tập tại Tổng công ty cổ phần dệt may Hà Nội em nhận
thấy, Tổng công ty rất chú trọng đến yếu tố con người và các chương trình đào tạo
và phát triển nguồn nhân lực tuy nhiên cũng cón có một số vấn đề tồn tại. Vì vậy,
em đã lựa chọn đề tài “Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
tại Tổng công ty cổ phần dệt may Hà Nội” để nghiên cứu. Với mục đích tìm hiểu
kĩ hơn công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Tổng công ty và có một số
giải pháp góp phần hoàn thiện hơn nữa công tác này.
Tuy nhiên thời gian có hạn, và kiến thức chuyên ngành của bản thân còn hạn
chế nên chuyên đề thực tập của em còn một số thiếu sót. Em rất mong nhận được ý
kiến đóng góp của các cán bộ trong Tổng công ty và cô giáo hướng dẫn để em có
thể hoàn thiện chuyên đề tốt nghiệp của mình
Em xin chân thành cảm ơn!
1
Chương I:
TỔNG QUAN VỀ TỔNG CTCP DỆT MAY HÀ NỘI
1.1. Qúa trình hình thành và phát triển của Tổng công ty cổ
phần dệt may Hà Nội
Tổng công ty cổ phần dệt may Hà Nội là công ty nhà nước hoạt động theo
Luật Doanh nghiệp nhà nước, có tư cách pháp nhân, con dấu, biểu tượng, điều lệ tổ
chức và hoạt động, được mở tài khoản tại ngân hàng, kho bạc Nhà nước, được tự
chủ kinh doanh, kế thừa các quyền và nghĩa vụ pháp lý của Công ty Dệt - May Hà
Nội theo quy định của pháp luật.
Tên doanh nghiệp: Tổng Công ty cổ phần dệt may Hà Nội
Tên giao dịch: HANOI TEXTILE AND GARMENT JOINT STOCK
CORPORATION
Tên viết tắt: VINATEX - HANOSIMEX
Địa chỉ: Số 25/13 đường Lĩnh Nam, phường Mai Động, quận Hoàng Mai, Hà
Nội
Vốn điều lệ: 205 tỷ đồng
Tên chứng khoán: Cổ phiếu Tổng công ty cổ phần dệt may Hà Nội
Số lượng phát hành: 20.500.000 cổ phần
Giấy đăng kí kinh doanh: 0103022023 do Sở kế hoạch đầu tư Hà Nội cấp ngày
22/01/2008
Địa chỉ web site:
Địa chỉ email:
ĐT: 04.38621024
Fax: 04.38622334
Ngành nghề kinh doanh của Tổng công ty:
a) Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu các loại sản phẩm dệt may, nguyên
phụ liệu, thiết bị, phụ tùng thuộc ngành dệt may;
2
b) Kinh doanh, xuất, nhập khẩu nguyên liệu bông, xơ, phụ liệu, hoá chất, thuốc
nhuộm, thiết bị, máy móc ngành dệt may, vật liệu điện, điện tử, nhựa, cao su; các
mặt hàng tiêu dùng;
c) Kinh doanh kho vận, cho thuê văn phòng, nhà xưởng, đầu tư và kinh doanh
cơ sở hạ tầng;
d) Kinh doanh nhà hàng, khách sạn, siêu thị, dịch vụ vui chơi giải trí;
đ) Dịch vụ đào tạo, đào tạo công nhân ngành dệt may; dịch vụ khoa học, công
nghệ, sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị;
e) Lắp đặt thiết bị công nghiệp, hệ thống điện lạnh, thiết bị phụ trợ ngành
dệt may;
g) Đầu tư và kinh doanh tài chính;
h) Kinh doanh các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật.
Tổng công ty là đơn vị sản xuất – kinh doanh – xuất nhập khẩu các mặt hàng
sợi, sản phẩm dệt kim, dệt thoi, hàng may mặc, khăn bông theo giấy phép kinh
doanh do Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp. Qúa trình hình thành và phát
triển của công ty có thể khái quát qua các giai đoạn:
Từ năm 1978 – 1984, đây là giai đoạn hình thành Công ty với tên gọi sơ khai
là Nhà máy Sợi Hà Nội
7/4/1978, Nhà máy Sợi Hà Nội được thành lập với sự hợp tác giữa Tổng công
ty nhập khẩu thiết bị Việt Nam và hãng UNIONMATEX (cộng hòa liên bang Đức)
với tổng số vốn ban đầu là 50 triệu USD. Đến ngày 21/11/1984 các hạng mục cơ
bản được hoàn thành và chính thức bàn giao công trình cho nhà máy quản lý với tên
gọi nhà máy Sợi Hà Nội.
Từ năm 1984 – 1991, giai đoạn này nhà máy đã đi vào hoạt động sản xuất kinh
doanh; mua sắm, lắp ráp thêm nhiều máy móc thiết bị sản xuất, dây chuyền công
nghệ hiện đại nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa mặt
hàng kinh doanh, dần mở rộng thị trường theo chiều hướng xuất khẩu. Sản phẩm
của công ty cũng đã xuất khẩu sang các nước Nhật, Thụy Sỹ, Nga, Hàn Quốc… Sản
phẩm của Tổng công ty luôn thu hút được sự chú ý của khách hàng và từng bước
3
đứng vững trên thị trường trong nước cũng như quốc tế. Năm 1989, sản lượng đạt
tới 95% công suất thiết kế. Do vậy để thuận tiện cho việc giao dịch, tháng 4/1990
Bộ Kinh tế đối ngoại cho phép xí nghiệp được kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp
( tên giao dịch viết tắt là HANOSIMEX ). Đến tháng 4/1991, Bộ công nghiệp nhẹ
lại quyết định chuyển tổ chức và hoạt động nhà máy Sợi Hà Nội thành xí nghiệp
Liên hiệp sợi – Dệt kim Hà Nội, tên giao dịch đối ngoại là HANOSIMEX. Với gần
2000 cán bộ công nhân trong đó có trên 400 cán bộ kĩ thuật quản lý, công nhân lành
nghề được đào tạo tại các trượng đại học trong và ngoài nước. Công ty có đội ngũ
cán bộ lãnh đạo và kỹ thuật kinh doanh giỏi. Với lực lượng quản lý và lao động
hùng mạnh đã làm cho chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao, duy trì đạt
tiêu chuẩn quốc tế.
Giai đoạn 1991 – 1995, cùng với sự phát triển đổi mới của cơ chế thị trường,
nhu cầu về may mặc luôn thay đổi và ngày càng đa dạng, phong phú hơn, đòi hỏi xí
nghiệp cũng phải được mở rộng về quy mô hơn nữa. Vì vậy, tháng 6/1993, xí
nghiệp tiến hành xây dựng thêm 2 dây chuyền dệt kim. Tháng 10/1993, Bộ công
nghiệp nhẹ quyết đính sát nhập nhà máy sợi Vinh (Nghệ An) vào xí nghiệp liên
hợp. Ngày 19/05/1994, nhà máy dệt kim được khánh thành bao gồm cả 2 dây
chuyền. Tháng 1/1995, khởi công xây dựng nhà máy thêu Đông Mỹ và tháng
2/1995 khánh thành. Tháng 6/1995, Bộ công nghiệp nhẹ lại quyết định đổi tên xí
nghiệp liên hiệp sợi Dệt kim Hà Nội thành Công ty Dệt Hà Nội.
28/02/2000, Công ty đổi tên thành Công ty Dệt may Hà Nội. Việc chuyển đổi
tên thành Công ty Dệt may Hà Nội không phải là sự chuyển đổi về hình thức mà
chính là sự đổi mới về tư duy kinh tế, đổi mới chức năng, nhiệm vụ và phương thức
hoạt động của một doanh nghiệp Nhà nước.
Đến năm 2005, theo kế hoạch đã đặt ra, hai nhà máy thành viên của Công ty là
Nhà máy may Đông Mỹ và Nhà máy Dệt Hà Đông tiến hành cổ phần hóa, chuyển
thành hai công ty con trực thuộc là Công ty cổ phần may Đông Mỹ HANOSIMEX
và Công ty cổ phần Dệt may Hà Đông HANOSIMEX, trong đó vốn nắm giữ của
công ty mẹ lớn hơn 50%. Ngoài ra một thành viên khác là Nhà máy Dệt may Hoàng
4
Thị Loan (tại thành phố Vinh – Nghệ An ) cũng được cổ phần hóa dưới hình thức
công ty liên kết. trong đó Công ty Dệt May Hà Nội nắm giữ 42% cổ phần.
Như vậy Công ty Dệt may Hà Nội đã phát huy vai trò tiên phong trong tiến
trình Nhà nước chủ trương cổ phần hóa , thay đổi hình thức sở hữu đối với một số
ngành nghề quan trọng. Theo kế hoạch thì đến cuối năm 2007, toàn bộ công ty Dệt
may Hà Nội sẽ chuyển sang hình thức cổ phần, trong đó Nhà nước vẫn nắm giữ
51% vốn.
Và đến tháng 1/2008, công ty chính thức đổi tên thành Tổng công ty cổ phần
Dệt may Hà Nội, hoạt động theo mô hình Tổng công ty cổ phẩn, tên giao dịch là
Vinatex – Hanosimex.
1.2. Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty
Các đơn vị thành viên trong Tổng công ty hiện nay
- Nhà máy sợi
- Nhà máy may 1
- Nhà máy may 2
- Nhà máy may 3
- Nhà máy may 4
- Trung tâm Dệt kim Phố Nối
- Nhà máy Dệt Demin
- Công ty cổ phần Dệt Hà Đông
- Công ty cổ phần May Đông Mỹ
- Công ty cổ phần dệt may Hoàng Thị Loan (thành phố Vinh – Nghệ An)
- Công ty cổ phần thương mại Hải Phòng – Hanosimex
- Siêu thị Vinatex Hà Đông
- Công ty cổ phần thời trang
- Công ty cổ phần cơ điện
Cơ cấu tổ chức của Tổng Công ty là cơ cấu điều hành theo chế độ một thủ
trưởng, đứng đầu là Tồng giám đốc ( TGĐ ) điều hành mọi hoạt động của công ty,
5
tiếp theo là 6 Phó Tổng giám đốc. Tiếp theo 2 khối cơ bản là khối phòng ban chức
năng và khối các nhà máy.
- Khối phòng ban chức năng: có nhiệm vụ cố vấn cho lãnh đạo công ty về các
chiến lược đầu tư phát triển, điều hành quá trình sản xuất, thực hiện các nhiệm vụ
kinh tế, giám sát kĩ thuật, giám sát chất lượng sản phẩm, cho ý kiến chỉ đạo để các
nhà máy sản xuất đật hiệu quả cao.
- Khối các nhà máy sản xuất: Trên cơ sở các dây chuyền sản xuất, thực hiện
lệnh sản xuất, thực hiện định mức kinh tế kĩ thuật, đảm bảo hiệu quả sản xuất tối đa,
nâng cao chất lượng sản phẩm, năng suất lao động.
Sơ đồ 01: Mô hình quản lý của Tổng công ty
6
Đại hội đồng
cổ đông
Hội đồng
quản trị
Ban kiểm
soát
Tổng giám
đốc
PTGĐ điều
hành sản
xuất sợi
PTGĐ điều
hành sản
xuất dệt
nhuộm
PTGĐ điều
hành sản
xuất may
PTGĐ điều
hành kĩ
thuật
PTGĐ điều
hành kinh
doanh
Phòng đầu tư
và CNTT
CTCP dệt
may Hoàng
Thị Loan
Nhà máy sợi
Phòng điều
hành sợi dệt
Trung tâm
dệt kim Phố
Nối
CTCP dệt
Hà Đông
Phòng điều
hành may
Nhà máy
may 1
Nhà máy
may 2
Nhà máy
may 3
Nhà máy
may 4
Phòng đảm
bảo chất
lượng
CTCP thương
mại Hải
Phòng
Trung tâm cơ
khí – tự động
hóa
CTCP may
Đông Mỹ
Phòng xuất
nhập khẩu
Phòng kinh
doanh
Trung tâm
thiết kế thời
trang
PTGĐ điều
hành quản trị
nhân sự và
hành chính
Chi nhánh TP
Hồ Chí Minh
Phòng quản
trị hành chính
Phòng đời
sống
Trung tâm
thương mại
Siêu thị
Vinatex Hà
Đông
Phòng quản
trị nhân sự
Trung tâm y
tế
7
Hiện nay, trong quy định của Tổng công ty, mỗi bộ phận lại có những chức
năng nhiệm vụ khác nhau, được quy định rất chặt chẽ trong các tài liệu về ISO của
Tổng công ty.
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyền lực cao nhất của Tổng công ty, bao
gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết và/hoặc người được cổ đông ủy quyền.
Đại hội đồng cổ đông có quyền bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm các thành viên của Hội
đồng quản trị và Ban kiểm soát.
Cơ cấu Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát nhiệm kì 2008 – 2012
Hội đồng quản trị gồm 5 thành viên
- Ông Nguyễn Khánh Sơn
- Ông Chu Trần Trường
- Bà Nguyễn Thị Thanh Bình
- Bà Nguyễn Thị Dung
- Ông Hồ Lê Hùng
Hội đồng quản trị đã họp phiên đầu tiên và nhất trí bầu ông Nguyễn Khánh
Sơn làm Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Tổng công ty cổ phần dệt
may Hà Nội.
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý cao nhất của Tổng công ty, quản trị Tổng
công ty giữa hai kỳ đại hội. Các thành viên của Hội đồng quản trị là cổ đông của
Tổng công ty, được Đại hội cổ đông bầu. Hội đồng quản trị đại diện cho tất cả các
cổ đông có quyền biểu quyết, có toàn quyền nhân danh các cổ đông quyết định mọi
vấn đề liên quan đến lợi ích của các cổ đông và tương lai phát triển của Tổng công
ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
Ban kiểm soát gồm 3 người
- Bà Nguyễn Thu Hà (trưởng ban)
- Bà Phạm Thị Anh Hoa
- Bà Nguyển Kim Dung
8
Ban Kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu ra. Ban kiểm soát chịu trách
nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông và pháp luật về những công việc và thực hiện
theo quyện và nghĩa vụ của mình.
1.3. Các phòng ban chức năng
Hiện nay, theo quy định của Tổng công ty, mỗi phòng ban lại có chức năng và
nhiệm vụ riêng được quy định rất chặt chẽ trong các tài liệu về ISO của Tổng công
ty. Với cơ cấu tổ chức trong Tổng công ty hiện nay là khá phức tạp vì vậy, dưới đây
chỉ đề cập đến một số phòng ban cơ bản
1.3.1. Phòng Kỹ thuật – Đầu tư
* Chức năng
Phòng kỹ thuật đầu tư có chức năg tham mưu giúp việc cho Tổng giám đốc trong
các lĩnh vực
- Lập kế hoạch đầu tư mua sắm phụ tùng, vật tư, bố sung, cải tạo thay thế thiết bị
mới. Xây dựng chiến lược đầu tư trước mắt và lâu dài cho Tổng công ty nhằm mở
rộng và chiếm lĩnh thị trường trong và ngoài nước.
- Định mức kỹ thuật sợi, dệt, nhuộm, may, định mức lao động và hao phí lao động
trong toàn Tổng công ty.
- Điều hành, kết nối các đơn vị về lĩnh vực kỹ thuật – đầu tư nhằm thực hiện yêu
cầu, nhiệm vụ do Tổng giám đốc phân công.
* Nhiệm vụ
- Xây dựng, ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật của các quy trình công nghệ, xây
dựng các phương án sử dụng nguyên liệu bông, xơ, sợi, vải cho các nhà máy
- Kết hợp với các đợn vị xây dựng hệ thống quản lý chất lượng ISO9000 và tổ chức
quá trình thực hiện một cách có hiệu quả.
- Hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc và kiểm tra các nhà máy trong quá trình thực hiện
các kế hoạch, định mức nhằm phát hiện và khắc phục kịp thời các biến động lớn về
chất lượng sản phẩm, làm cho sản phẩm sản xuất ra luôn đạt yêu cầu, tiêu chuẩn
quy định.
9
- Giups Tổng giám đốc xây dựng chiến lược đầu tư tổng thể và lâu dài, xây dựng kế
hoạch mua sắm, sửa chữa thiết bị máy móc nhằm nâng cao năng lực sản xuất, nâng
cao chất lượng sản phẩm.
- Gíup Tổng giám đốc quản lý lĩnh vực xây dựng cơ bản, đảm bảo các công trình
xây dựng cải tạo đúng yêu cầu kỹ thuật, tiến độ thời gian.
- Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các quy phạm an toàn trong các lĩnh
vực điện lạnh, vệ sinh công nghiệp, vệ sinh môi trường. Tổ chức tập huấn về kỹ
thuật an toàn cho cán bộ quản lý, công nhân.
- Tổng kết, đánh giá tình hình công tác kỹ thuật hàng năm, xây dựng phương hướng
chiến lược năm sau và lâu dài của Tổng công ty.
1.3.2. Phòng Kế toán – Tài chính
* Chức năng
Phòng Kế toán – Tài chính có chức năng tham mưu giúp việc cho Tổng giám đốc
trong công tác kế toán, tài chính của Tổng công ty nhằm sử dụng đồng vố hợp lý
đúng mục đích, đúng chế độ, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của Tổng
côngt ty được duy trì liên tục và đạt hiệu quả kinh tế cao.
* Nhiệm vụ
- Ghi chép, tính toán, phản ánh số liệu hiện có về tình hình luân chuyển và sử dụng
tài sản, vật tư, tiền vốn của Tổng công ty, tình hình sử dụng các nhân việ của đơn
vị, phản ánh các chị phí trong quá trình sản xuất và kết quả của hoạt động sản xuất
kinh doanh của Tổng công ty.
- Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch thi chi tài
chính, kỷ luật thu nộp. Kiểm tra việc giữ gìn và sử dụng các loại tài sản, vật tư, tiền
vốn và các nguồn kinh phí. Phát hiện và ngăn ngừa kịp thời các hiện tượng tham ô,
lãng phí, vi phạm chính sách chế độ quản lý kinh tế và kỷ luật tài chính của Nhà
nước.
-Lập và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về số liệu báo cáo kế toán với cơ
quan nhà nước và cấp trên theo hệ thống mẫu biểu do Nhà nước quy định.
10
- Thực hiện chế độc hạch toán thống nhất theo hệ thống tài chính do Bộ Tài chính
quy định.
- Lập kế hoạch giá thành, kế hoạch tài chính, tính toán hiệu quả kinh tế cho các dự
án đầu tư gửi cấp trên, cơ quan chủ quản.
- Tham mưu cho Tổng giám đốc về giá cả trong việc ký kết hợp đồng mua bán vật
tư thành phẩm với khách hàng. Thực hiện việc nộp ngân sách đầy đủ kịp thời đúng
chế độc nhà nước quy định.
1.3.3. Phòng Hành chính – Nhân sự
* Chức năng
- Tham mưu cho Tổng giám đốc về lĩnh vực tổ chức cán bộ, đào tạo, lao động tiền
lương, chế độ chính sách, quản lý hành chính, pháp chế.
- Tổng hợp, phân tích báo cáo thống kê các hoạt động thuộc lĩnh vực phòng quản lý
để phục vụ công tác chung của Tổng công ty.
* Nhiệm vụ
- Nghiên cứu, đề xuất các phương án tổ chức bộ máy quản lý các đơn vị cho phù
hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh, cơ chế quản lý trong từng thời kỳ.
- Quản lý toàn bộ cán bộ công nhân viên trong Tổng công về mặt số lượng và chất
lượng. Quản lý mọi vấn đề liên quan đến công tác tuyển dụng, bố trí, đề bạt, miễn
nhiệm, khen thưởng, kỉ luật, giúp lãnh đạo của Tổng công ty xây dựng đội ngũ cán
bộ kế cận, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ
quản lý, cán bộ chuyên môn nghiệp vụ.
- Xây dựng kế hoạch lao động, kế hoạch tiền lương, kế hoạch đào tạo và tuyển dụng
nhân sự.
- Xây dựng, trình duyệt Tổng giám đốc duyệt và ban hành các quy chế trong công
tác bảo hộ lao động, công tác đào tạo, công tác lao động, tiền lương và các chính
sách chế độ có liên quan.
- Giải quyết các đơn thư khiếu nại của cán bộ công nhân viên, lập hồ sơ, báo cáo
Tổng giám đốc giải quyết các trường hợp vi phạm kỷ luật khiếu nại của Tổng công
ty.
11
- Quản lý, giải quyết các chế độc chính sách và chế độ bảo hiểm xã hội với người
lao động.
- Tổ chức kiểm tra định kỳ các đơn vị trong toàn Tổng công ty về việc thực hiện các
công tác trên.
- Quản lý hệ thống thông tin liên lạc trong và ngoài Tổng công ty.
1.4. Đặc điểm về sản phẩm của Tổng công ty
Tổng công ty cổ phần Dệt may Hà Nội là một doanh nghiệp lớn được Nhà
nước giao vốn cho toàn quyền sử dụng, tự quản lý và điều hành hoạt động sản xuất
kinh doanh. Trong quá trình phát triển Tổng công ty đã không ngừng đa dạng hóa
và nâng cao chất lượng sản phẩm. Hiện nay Tổng công ty đang tiến hành sản xuất
kinh doanh một số mặt hàng chủ yếu sau:
- Các loại sợi: sợi cotton, Peco, Slub, PES, OE các loại
- Các loại vải dệt kim: single, interlock, rib, lacost…
- Các sản phẩm may mặc bằng vải dệt kim, vải dệt Demin
- Các loại khăn bông
- Sản phẩm khác: Hiện nay Tổng công ty còn có thêm một số dòng sản phẩm
thời trang cao cấp như Jump, Bloom… đã được cấp giấy chứng nhận đăng kí bản
quyền của cục sở hữu trí tuệ.
Năng lực sản xuất của công ty:
- Năng lực kéo sợi: 23000 tấn/năm
- Năng lực sản xuất hàng dệt kim: vải các loại 4500 tấn/năm, sản phẩm may
mặc dệt kim 12 triệu sản phẩm/năm, xuất khẩu 7 triệu sản phẩm/năm
- Các loại khăn: 1500 tấn/năm
- Quần áo Jean: 1,5 triệu sản phẩm/năm
1.5. Kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty trong những
năm vừa qua
Tổng công ty Dệt may Hà Nội trước kia là một đợn vị sản xuất theo chỉ tiêu kế
hoạch ngành giao. Ngày nay khi chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung
12
sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, Tổng công ty đã nhanh
chóng tiếp cận với thị trường, mở rộng mặt hàng sản xuất kinh doanh của mình.
Với các sản phẩm dệt kim có chất lượng cao, giá thành hợp lí, Tổng công ty đã
thu hút được sự tín nhiệm của khách hàng. Tổng công ty đã duy trì được khách hàng
truyền thống và ngày càng thu hút thêm được số lượng lớn khách hàng mới, sản
lượng tiêu thụ ngày càng cao, đời sống cán bộ công nhân viên ngày càng được cải
thiện. Trong những năm gần đây, công ty đã đạt được kết quả khả quan
13
Bảng 01: Một số chỉ tiêu hoạt động kinh doanh thời kỳ 2006 - 2009
ĐVT: Trđ
STT Chỉ tiêu Năm
2005
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
1 Doanh thu thuần từ bán
hàng và cung cấp dịch vụ
1.351.267 1.580.459 1.789.49
8
1.371.333 1.168.98
5
2 Lợi nhuận gộp từ bán hàng
và cung cấp dịch vụ
101.384 123.878 142.760 128.293 92.107
3 Doanh thu từ hoạt động tài
chính
5.098 5.427 6.236 9.562 15.745
4 Lợi nhuận từ hoạt động
kinh doanh
7.722 8.970 10.438 628 -3.557
5 Lợi nhuận khác 195 305 418 9244 14.241
6 Lợi nhuận sau thuế TNDN 7210 8110 8.930 8.333 8.579
7 Lãi cơ bản trên cổ phiếu 406 418
Biểu đồ 01: Doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ
giai đoạn 2003 – 2009
Qua bảng trên ta thấy, trong những năm gần đây, doanh thu từ hoạt động bán
hàng và cung cấp dịch vụ của Tổng công ty có tăng trưởng đáng kể. Năm 2006,
14
doanh thu của Tổng công ty tăng 229.192 triệu đồng so với năm 2005 tương ứng
với 16,96%. Đến năm 2007, doanh thu của Tổng công ty vẫn tiếp tục tăng, cụ thể
tăng 209.039 triệu đồng tương ứng với 13,2%. Tuy nhiên đến năm 2008, doanh thu
của Tổng công ty có sự giảm sút đáng kể, giảm 418.165 triệu đồng tương ứng với
23,4%, nguyên nhân là do trong năm này Tổng công ty đã tổ chức lại cơ cấu doanh
nghiệp, chuyển sang hình thức công ty cổ phẩn nên Tổng công ty còn gặp nhiều khó
khăn. Hơn nữa cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài cũng đã ảnh hưởng lớn đến hiệu
quả kinh doanh của Tổng công ty. Mặc dù, năm 2009 Tổng công ty đã đầu tư trang
thiết bị và cơ sở hạ tầng, tuy nhiên doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vị vẫn
có sự giảm sút. Năm 2009, doanh thu từ bán hàng giảm 202.348 triệu đồng, tương
ứng với 14,8%.
Biểu đồ 02: Lợi nhuận ròng của công ty giai đoạn 2005 – 2009
Với những nỗ lực không ngừng trong hoạt động kinh doanh của Tổng công ty,
lợi nhuận Tổng công ty đã đạt được những con số đáng kinh ngạc. Lợi nhuận sau
thuế của năm 2006 tăng 900 triệu đồng so với năm 2005 tương ứng với 12,5%. Đến
năm 2007 lợi nhuận cũng vẫn tiếp tục tăng so với năm 2006, cụ thể là tăng 820 triệu
đồng tương ứng với 10,1%. Đến năm 2008, mặc dù doanh thu của Tổng công ty có
15
sự giảm sút đáng kể, nhưng với nhiều hoạt động khác đặc biệt là việc phát hành cổ
phiếu, công ty đã thu được mức lợi nhuận là 8333 triệu đồng, tuy nhiên vẫn thấp
hơn năm 2007 là 597 triệu đồng tương ứng với 6,7%. Và đến năm 2009, hoạt động
sản xuất kinh doanh đã đi vào ổn đinh trở lại, mặc dù doanh thu từ hoạt động bán
hàng vẫn giảm tuy nhiên doanh thu từ hoạt động tài chính thì tăng mạnh, đồng thời
lợi nhuận từ các hoạt động khác thì lại có bước tăng trưởng đáng kể vì vậy lợi
nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp của Tổng công ty trong năm 2009 tăng 246
triệu đồng tương ứng với 2,95%. Với kết quả kinh doanh đó, Tổng công ty đã có
những định hướng phù hợp để nâng cao hiệu quả kinh doanh, mạng lại lợi nhuận
lớn hơn cho Tổng công ty.
1.6. Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác Đào tạo và phát triển
nguồn nhân lực tại Tổng công ty
1.6.1. Nhân tố bên ngoài
1.6.1.1. Xu hướng phát triển hội nhập của nền kinh tế thị
trường
Với sự phát triển của nền kinh tế thế giới cũng như các nước trong khu vực, đã ít
nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế của nước ta. Các cường quốc như
Mỹ, Anh, Nhật Bản, Trung Quốc… đều đã đạt được những thành tựu kinh tế đáng
kể, trở thành những nước dẫn đầu trong sự phát triển về kinh tế, kĩ thuật cũng như
nhiều lĩnh vực. Vì vậy, vấn đề đặt ra là làm thế nào để Việt Nam ko bị tụt hậu và
thoát khỏi tình trạng kinh tế kém phát triển, không bị lệ thuộc vào các cường quốc
đó. Để có thể tiếp cận, học hỏi với các phương thức kinh doanh, các công nghệ hiện
đại, năm 2006, Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO. Thoát khỏi
các rào cản kinh tế, có cơ hội tiếp cận với các nền kinh tế hiện đại, có cơ hội mở
rộng thị trường tuy nhiên Việt Nam cũng phải đối đầu với rất nhiều khó khăn thử
thách. Khi xuất khẩu sản phẩm sang các thị trường nước ngoài đồng thời cũng có
nghĩa là các doanh nghiệp nước ngoài cũng được kinh doanh tại thị trường Việt
Nam, như vậy các doanh nghiệp của nước ta sẽ phải đối đầu với nhiều hơn các đối
thủ cạnh tranh, trong đó có các đối thủ mạnh có lợi thế hơn cả về tài chính lẫn công
16
nghệ. Việc các doanh nghiệp trong nước xuất khẩu sản phẩm sang thị trường nước
ngoài cần phải tìm hiểu rất kĩ các quy định kinh tế, chính trị và luật pháp của nước
đó nên cần phải có những bước chuẩn bị kĩ lưỡng. Bên cạnh đó còn có một số vấn
đề hiện nay đang trở nên khá nhức nhối. Các nước phát triển trên thế giới hiện nay
luôn cách xa nước ta về trình độ của người lao động. Với đầy đủ cơ sở vật chất
trang thiết bị hiện đại, các phương pháp khoa học, tạo nên một đội ngũ lao động
đảm bảo cả về chất lượng và số lượng. Trong khi đó, công tác đào tạo và phát triển
người lao động của nước ta còn có rất nhiều hạn chế và không đồng đêu. Mặt khác
khi các doanh nghiệp nước ngoài vào kinh doanh ở nước ta đã mở ra rất nhiều cơ
hội cho người lao động của nước ta, rất nhiều nhân tài đã chuyển sang làm cho các
doanh nghiệp nước ngoài, sang định cư tại các nước đang phát triển để có cơ hội
học hỏi và phát triển tài năng của cá nhân dẫn đến hiện tượng cháy máu chất xám.
Vì vậy, vấn đề đặt ra cho công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh
nghiệp của nước ta là làm sao phải tạo ra một đội ngũ lao động thực sự có năng lực
và có các biện pháp để giữ chân người lao động góp phần thúc đẩy nền kinh tế của
nước nhà.
1.6.1.2. Nhân tố chính trị, luật pháp
Mỗi nhà nước đều hoạt động theo một thể chế chính trị và có những quy định luật
pháp riêng. Chính trị ổn định sẽ tạo điều kiện kinh doanh cho các doanh nghiệp
cũng như tạo nên một cuộc sống ổn định cho người dân. Pháp luật lại là một công
cụ quản lý của nhà nước, đảm bảo sự công bằng và trật tự cho xã hội. Bất kì một
doanh nghiệp nào cũng phải hoạt động và chịu sự quản lý về của nhà nước về chính
trị và pháp luật. Vì vậy họ phải tuân thủ các quy định mà nhà nước đó đang áp
dụng.
Trong điều kiền kinh tế mở rộng như hiện nay, các doanh nghiệp được mở rộng thị
trường, tiến hành xuất khẩu sang các nước. Vì vậy, những doanh nghiệp xuất khẩu
này, ngoài việc tuân thủ các quy định chính trị pháp luật trong nước, bên cạnh đó
còn phải tìm hiểu và tôn trọng các quy định luật pháp ở các nước xuất khẩu.
17
Nhà nước Việt Nam là nhà nước hoạt động theo thể chế cộng hòa xã hội chủ nghĩa,
nhà nước của dân, do dân và vì dân. Vì vậy nhà nước luôn tạo điều kiện ổn định về
chính trị để các doanh nghiệp, cá nhân tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh
hợp pháp, góp phần thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế của nước nhà. Nhà nước cũng
đã ban hành các văn bản pháp luật và yêu cầu các doanh nghiệp, cá nhân khi kinh
doanh phải đảm bảo đầy đủ các yêu cầu theo quy định của pháp luật. Và trong tiến
trình tất yếu của hội nhập quốc tế, đặc biệt là việc gia nhập Tổ chức thương mại thế
giới WTO, nguyên tắc đối xử phổ biến trong pháp luật về thành lập, quản lý hoạt
động doanh nghiệp và pháp luật về đầu tư là đối xử quốc gia, một loạt các văn bản
mới đã được ban hành như Luật doanh nghiệp 2005, Luật đầu tư 2005, Luật lao
động được ban hành và áp dụng từ tháng giêng năm 2005.
Các quy định về pháp luật và chính trị khiến cho người lao động có ý thức trong
công việc, hơn nữa còn giúp cho việc tạo thị trường lao động có tính chất và mức độ
cạnh tranh cụ thế, đảm bảo các điều kiện về bảo hiểm, chế độ, các chính sách ưu
đãi cho người lao động… Ngoài ra, các yếu tố về chính trị và luật pháp còn tạo nên
một chế độ công bằng, vì vậy người lao động đều có cơ hội đào tạo và phát triển
như nhau. Với các quy định đó còn tạo cho người lao động có ý thức cao trong quá
trình thực hiện đào tạo và phát triển, góp phần hoàn thiện công tác đào tạo và phát
triển nguồn lao động trong doanh nghiệp.
Là một trong những doanh nghiệp nhà nước vì vậy Tổng công ty cổ phần dệt may
Hà Nội luôn phải đi đầu trong công tác áp dụng và chấp hành các quy định của pháp
luật, là công cụ vật chất quan trọng để nhà nước điều tiết vĩ mô, làm lực lượng nòng
cốt, thực hiện công bằng, đầy đủ và đúng quy định về các hoạt động đào tạo và phát
triển người lao động, góp phần chủ yếu để kinh tế nhà nước thực hiện vai trò chủ
đạo trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
1.6.1.3. Nhân tố công nghệ
Khoa học kỹ thuật ngày nay phát triển khá mạnh và có tác động rõ rệt lên mọi mặt
của đời sống xã hội và bất cứ một doanh nghiệp nào cũng phải đối mắt với sự tiến
bộ không ngừng của công nghệ sản xuất, máy móc trang thiết bị. Mỗi ngày lại có
18
nhiều công nghệ mới ra đời và công nghệ trước nhanh chóng trở nên lạc hậu. Vì vậy
vấn đề đặt ra là doanh nghiệp làm thế nào để có thế tiếp cận với công nghệ mới một
cách kịp thời và nhanh chóng tiếp thu, áp dụng công nghệ đó tại doanh nghiệp của
mình. Đồng thời phải trang bị cho người lao động những kiến thức cần thiết về công
nghệ mới đó để họ có thể chủ động trong công việc và làm chủ được máy móc công
nghệ đó.
Việt Nam hiện nay đang là một nước đang phát triển, vì vậy trình độ công nghệ còn
gặp rất nhiều hạn chế. Hầu hết những công nghệ mà các doanh nghiệp trong nước
đang áp dụng được coi là công nghệ mới nhưng trên thế giới, công nghệ đó đã trở
nên lạc hậu. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sản phẩm của nước ta
so với sản phẩm của các đối thủ trên thị trường thế giới. Bên cạnh đó, đội ngũ lao
động cũng gặp khó khăn trong quá trình tiếp cận với máy móc trang thiết bị mới. Vì
vậy yêu cầu đặt ra là công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phải đảm bảo
cho đội ngũ lao động đáp ứng được yêu cầu trong quá trình sử dụng công nghệ,
đảm bảo vốn kiến thức cần thiết cho người lao động.
Tại Tổng công ty cổ phần dệt may Hà Nội, các công nghệ hiện nay đang được áp
dụng đều là những công nghệ hiện đại được nhập khẩu từ các hãng nổi tiếng trên
thế giới như Marzoli, Toyota, Rieter… và đồng bộ trong tất cả các lĩnh vực kéo
sợi, dệt vải Demin, dệt khăn, dệt kim, may.
Năm 2005, Tổng công ty đã đầu tư mở rộng dây chuyền thiết bị sợi hiện đại có
thiết bị cáp lõi và đồi sợi tự động, các máy may công nghệ được điều khiển và kiểm
soát qua màn hình vi tính, các máy ghép đều trang bị hệ thống làm đều tự động
Autoleveler, các máy ống tự động được trang bị hệ thống cắt lọc điện tử hiện đại
cho sợi chất lượng cao.
Trong lĩnh vực dệt vải Demin, dây chuyền dệt được đầu tư đồng bộ từ công
đoạn Mắc – Nhuộn – Hồ - Dệt – Hoàn tất với các ưu điểm vượt trội đảm bảo chất
lượng cho sản phẩm.
Trong lĩnh vực dệt khăn, các thiết bị được đầu tư đồng bộ, sản xuất chủng loại
khăn đa dạng, chất lượng cao. Công đoạn dệt được trang bị các máy dệt tự động
19
VIMATEX – ITALIA, đặc biệt có đầu Jacka điện tử dệt được các mặt hàng có hình
hoa phức tạp, các kiểu trang trí,… đáp ứng yêu cầu đa dạng của khách hàng.
Lĩnh vực may, các nhà máy may được trang bị nhiều thiết bị đồng bộ, hiện đại
của các hãng nổi tiếng trên thế giới như KANSAI – Nhật Bản, UNION – Mỹ. Trong
đó có nhiều thiết bị điện tử tự động thế hệ mới giúp nâng cao năng suất lao động,
chất lượng sản phẩm và đa dạng hóa mặt hàng. Ngoài ra có xưởng thêu vi tính gồm
10 máy thêu TAJIMA, BARUDAN – Nhật Bản, trong đó có 3 máy thêu khổ rộng
thế hệ mới.
Với những dây chuyền công nghệ hiện đại như vậy, thì cần có một đội ngũ lao
động lanhg nghề và có hiểu biết về những công nghệ đó. Vì vậy cần có những
phương pháp đào tạo phù hợp để người lao động kịp thời nắm bắt được những công
nghệ đó.
1.6.2. Nhân tố bên trong
1.6.2.1. Lịch sử phát triển của Tổng công ty cổ phần dệt may
Hà Nội
Tổng công ty dệt may Hà Nội được thành lập năm 1978 với tên gọi sơ khai là nhà
máy sợi Hà Nội. Do thời kì này nền kinh tế vẫn còn hoạt động theo cơ chế bao cấp
nên người lao động không phát huy hết được khả năng cũng như sức sáng tạo của
mình dẫn đền năng lực sản xuất không đạt hiệu quả. Bên cạnh đó, cơ chế bao cấp
cũng dẫn đến việc đánh giá không đúng khả năng của người lao động, thành quả họ
được hưởng không xứng đáng với những gì họ đã bỏ ra. Cơ chế bao cấp cũng khiến
cho người lao động không được đào tạo bài bản và cũng có ít cơ hội để tiếp tục phát
triển.
Là một doanh nghiệp nhà nước, hoạt động theo Luật doanh nghiệp nhà nước, quy
định của pháp luật và các điều lệ của Tổng công ty vì vậy Tổng công ty cũng không
tránh khỏi những hạn chế mà một công ty nhà nước thường gặp phải. Trong đó, tình
trạng thiếu và mất nhân tài là một trong những vấn đề nghiêm trọng. Một trong
những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó là do chế độ đãi ngộ chưa hợp lý và còn
20
nhiều hạn chế trong các chính sách đối với người lao động, công tác đào tạo và phát
triển nguồn nhân lực cũng không được chú trọng.
Đến cuối năm 2007, đầu năm 2008, công ty đã chuyển sang hình thức cổ phần trong
đó nhà nước vẫn nắm giữ 51 % về vốn. Với những đổi mới này Tổng công ty
mong muốn tạo điều kiện tốt nhất có thể cho người lao động về các điều kiện lao
động, các chính sách đãi ngộ, lương thưởng, bảo hiểm cũng như những sản phẩm
tốt nhất, phù hợp cho khách hàng và lợi ích cho các cổ đông. Với sự thay đối như
vậy, Tổng công ty cũng cần có một đội ngũ lao động có năng lực thực sự và làm
việc đạt hiệu quả, cho nên hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đã được
Tổng công ty đặc biệt chú trọng và có nhiều đổi mới. Việc thay đổi về hình thức
kinh doanh và cơ cấu tổ chức cũng tạo điều kiện thuận lợi cho công tác đào tạo và
phát triển nguồn nhân lực của Tổng công ty.
Với lịch sử phát triển lâu dài, Tổng công ty đã có được đội ngũ lao động lành nghề,
gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Tuy nhiên, với trình độ còn hạn chế nên đội ngũ
lao động đó chưa đáp ứng được so với yêu cầu, đặc biệt trong giai đoạn chuyển đổi
hình thức của Tổng công ty, công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cũng cón
hạn chế vì vậy cũng cần phải có những biện pháp để khắc phục.
1.6.2.2. Đặc điểm về quy mô và cơ cấu tổ chức
Một doanh nghiệp có cơ cấu gọn nhẹ, hợp lý sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác
đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Hiện nay, Tổng công ty có 14 đơn vị thành
viên hoạt động đồng thời, và các đơn vị đó nằm ở những địa bàn khác nhau, có
những đơn vị nằm khá xa trụ sở chính của Tổng công ty. Ví dụ như CTCP dệt may
Hoàng Thị Loan được đặ tại thành phố Vinh – Nghệ An, CTCP thương mại Hải
Phòng – Hanosimex… Với cơ cấu tổ chức khá phức tạp như vậy Tổng công ty sẽ
gặp khá nhiều khó khăn trong các hoạt động kinh doanh nói chung và công tác đào
tạo và phát triển nguồn nhân lực nói riêng. Vì để hoạt động của Tổng công ty được
phát triển thì cần có sự phát triển đồng đều ở các đơn vị thành viên, vì vậy ngay cả
những phương pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cũng cần phải được tiền
hành đồng thời để đảm bảo chất lượng người lao động tại các đơn vị thành viên.
21
1.6.3. Nhân tố thuộc về bản thân người lao động
Mỗi người lao động đều có những tính cách, mục đích lao động riêng vì vậy mỗi
người cũng sẽ có nhu cầu được đào tạo và phát triển khác nhau. Với những cá nhân
luôn coi trọng công việc, có những mục đích rõ ràng, làm việc để kiếm tiền không
chỉ là mục đích duy nhất mà họ luôn có tham vọng, muộn thăng tiến đến vị trí cao
hơn, muốn trở thành người có địa vị trong xã hội cũng như trong công ty. Vì vậy họ
luôn mong muốn hoàn thiện bản thân mình và mong muốn được đào tạo bài bản, có
chất lượng, nhu cầu được đào tạo của họ là không có hạn chế. Tuy nhiên đối tượng
lao động bao gồm rất nhiều thành phần vì vậy cũng luôn có những người không có
nhu cầu được đào tạo và phát triển hơn nữa, họ thỏa mãn với những gì hiện có. Mặt
khác trong Tổng công ty, đối tượng lao động là nữ cũng khá nhiều, mặc dù hiện
nay, cuộc sống cũng trở nên thoải mái, những tư tưởng xưa cũ, lạc hậu cũng đã
được xóa bỏ phần nào nhưng là một người phụ nữ họ luôn có những ý thức trách
nhiệm đối với gia đình, con cái. Vì vậy, họ sẽ gặp khó khăn trong quá trình tiến
hành đào tạo và phát triển.
Bên cạnh đó, trình độ nhận thức của mỗi cá nhân cũng hạn chế nên phương pháp
đào tạo và phát triển cũng khác nhau. Vì vậy những nhân tố thuộc về bản thân
người lao động cũng là một nhân tố ảnh hướng khá nhiều đến công tác đào tạo và
phát triển nguồn nhân lực trong Tổng công ty.
1.6.4. Các nhân tố khác
Trên đây là một số nhân tố có ảnh hưởng lớn đến công tác đào tạo và phát triển
nguồn nhân lực của Tổng công ty. Ngoài ra còn có một số nhân tố cũng ảnh hưởng
không nhỏ đến hoạt động nay.
Nhân tố văn hóa, xã hội là các yếu tố đặc trưng cơ bản của mỗi quốc gia. Với điều
kiện cuộc sống ngày càng được nâng cao, sự thâm nhập của các yếu tố văn hóa của
các dân tộc, các nước khác trên thế giới dẫn đến việc giữ gìn bản sắc cho dân tộc
đang được nhà nước và người dân đặc biệt quan tâm, bên cạnh đó việc học hỏi thêm
các yếu tố văn hóa của nhân loại cũng được đề cập và phát triển. Điều đó dẫn đến
nhu cầu được học hỏi và nâng cao trình độ của con người cũng ngày càng trở nên
22
cấp thiết. Đối với mỗi doanh nghiệp, văn hóa doanh nghiệp cũng là một nhân tố
quan trọng và góp phần tạo nên sự phát triển cũng như xây dựng thương hiệu cho
doanh nghiệp. Ngoài ra, nhân tố này còn ảnh hưởng khá mạnh đến suy nghĩ và cách
thức làm việc của mỗi người, vì vậy sự phát triển của nhân tố văn hóa, xã hội cũng
sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu được đào tạo và phát triển của người lao động. vì vậy,
khi tiến hành công tác này trong doanh nghiệp, người đào tạo cũng phải tiến hành
nghiên cứu sự ảnh hưởng của văn hóa đến người lao động.
Thi trường và đối thủ cạnh tranh: mỗi doanh nghiệp luôn hướng đến một thị trương
tiềm năng nhất định và cũng luôn có mong muốn được mở rộng thị trường. Tuy
nhiên, khi mở rộng thị trường, doanh nghiệp cũng phải tính đến các yếu tố thuộc về
bản thân doanh nghiệp và có một yếu tố ảnh hưởng lớn đến việc phát triển và mở
rộng thị trường đó là các đối thủ cạnh tranh. Đây cũng là một trong các rào cản
khiến cho việc mở rộng thị trường gặp khó khăn. Để đối mặt với các đối thủ cạnh
tranh, doanh nghiệp cần có nguồn lực cả về mặt tài chính, cơ sở vật chất trang thiết
bị, nguồn lực về con người cũng như các phương thức kinh doanh hiệu quả. Và một
công cụ cạnh tranh hiệu quả đó là một nguồn nhân lực dồi dào cả về chất và lượng,
chính vì vậy để tiến hành cạnh tranh đạt kết quả, người lao động phải được đào tạo
bài bản. Vì vậy, nguồn lực cũng là một yếu tố dẫn đến cạnh tranh. Để có được một
nguồn nhân lực vượt trội so với đối thủ cạnh tranh, mỗi doanh nghiệp luôn có
những biện pháp riêng để thu hút lao động và các chương trình đào tạo, phát triển
của các doanh nghiệp ngày càng phong phú hơn.
Có thể nói, có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo và phát triển nguồn
nhân lực, mỗi nhân tố lại có sự ảnh hưởng và mức độ tác động khác nhau. Vì vậy,
trong quá trình thực hiện, doanh nghiệp cần phải xem xét và cân nhắc sự ảnh hưởng
của các yếu tố đó để có thể nâng cao hiệu quả công tác đào tạo và phát triển nguồn
nhân lực một cách nhanh chóng và thiết thực.
23
Chương II:
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN
NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TỔNG CTCP DỆT MAY HÀ NỘI
2.1. Đặc điểm nguồn nhân lực tại Tổng công ty
24
Lực lượng lao động là nhân tố chính trong quá trình sản xuất kinh doanh của bất cứ
một doanh nghiệp nào và đặc điểm của lực lượng lao động cũng là nhân tố quan
trọng tác động trực tiếp đến công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực và là căn
cứ đề lựa chọn các phương pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho hợp lý.
Tổng công ty cổ phần dệt may Hà Nội là một công ty lớn, lực lượng lao động đông
đảo bao gồm rất nhiều thành phần như lãnh đạo cấp cao, nhân viên các phòng ban
chức năng, đội ngũ nhân viên bán hàng, đội ngũ công nhân sản xuất trực tiếp. Mỗi
người lại có trình độ khác nhau và có nhu cầu đào tạo khác nhau nên phải cân nhắc,
xem xét để có phương pháp đào tạo và phát triển phù hợp.
Hiện tại, số lượng lao động trong Tổng công ty cổ phần dệt may Hà Nội là khoảng
6000 lao động. Là một công ty lớn trong ngành dệt may Việt Nam, lực lượng lao
động khá đông đảo, Tổng công ty đã vượt qua nhiều khó khăn, các cuộc khủng
hoảng kinh tế kéo dài để tiếp tục sản xuất kinh doanh. Hàng năm Tổng công ty cũng
tổ chức các hoạt động tuyển dụng để bổ sung lực lượng lao động tạo điều kiện giải
quyết việc làm cho người lao động
Về trình độ của đội ngũ lao động, ta có thể xem xét qua bảng sau
Bảng 02: Kết cấu lao động theo trình độ của Tổng công ty năm 2009
STT Trình độ Số lượng Tỷ lệ
1 Trên đại học 8 0,14%
2 Đại học 430 7,37%
3 Cao đẳng 40 0,69%
4 Trung cấp 215 3,68%
5 Lao động phổ thông 5143 88,12%
- Công nhân bậc 1 623 10,68%
- Công nhân bậc 2 590 10,11%
- Công nhân bậc 3 990 16,96%
- Công nhân bậc 4 1288 22,07%
- Công nhân bậc 5 1061 18,18%
- Công nhân bậc 6 522 8,94%
- Công nhân bậc 7 69 1,18%
Tổng cộng 5836 100%
25