LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay ngành giao thông vận tải đường biển trên thế giới nói chung và ở Việt Nam
nói riêng đang trên đà phát triển mạnh. Cùng với sự phát triển này thông tin liên lạc càng trở
nên quan trọng và đóng vai trò mật thiết với cuộc sống. Nó được ứng dụng rộng rãi trong mọi
lĩnh vực của cuộc sống như hàng hải, hàng không. Với nhiều mục đích khác nhau như thông tin
công cộng, thông tin thông thường và thông tin phục vụ cho mục đích cứu hộ, cứu nạn. Sự phát
triển của ngành vô tuyến điện hàng hải giúp cho việc truyền thông tin giữa tàu với bờ, tàu với
tàu và bờ với tàu được nhanh hơn, an toàn và chính xác hơn. Nó giúp cho ngành hàng hải một
ngành không thể thiếu được trong công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá sớm hoàn thành.
Để đảm bảo thực hiện tốt các chức năng của mình thì hệ thống GMDSS đã đưa ra các
quy định chung về các trang thiết bị thông tin vô tuyến điện trang bị cho tàu biển bắt buộc phải
có khi hoạt động trong từng vùng biển riêng biệt. Căn cứ vào đặc điểm của các thiết bị trong hệ
thống đồng thời để phát huy hiệu quả của hệ thống thì tổ chức hàng hải quốc tế IMO đã chia
các vùng biển và đại dương thành 4 vùng:
- Vùng biển A1 là vùng biển được phủ sóng bởi ít nhất một đài bờ VHF - thoại, có trực
canh báo động liên tục bằng phương thức DSC (Digital Selective Calling). Thông tin thoại dải
tần VHF truyền lan theo phương thức truyền thẳng, nên cự ly thông tin thường nằm trong
khoảng 20-30 hải lý.
- Vùng biển A2 là vùng biển nằm ngoài A1, được phủ sóng bởi ít nhất một dải bờ MF-
thoại, có trực canh báo động liên tục bằng phương thức DSC. Thông tin thoại dải tần MF
truyền lan theo phương thức sóng đất, nên cự ly thông tin nằm trong khoảng 100-150 hải lý.
- Vùng biển A3 là vùng biển, nằm ngoài các vùng A1 và A2, được phủ sóng bởi các vệ
tinh địa tĩnh trong hệ thống INMARSAT. Vùng phủ sóng của các vệ tinh thông tin địa tĩnh
trong khoảng từ 70 vĩ độ Bắc đến 70 vĩ độ Nam.
- Vùng biển A4 là vùng biển nằm ngoài các vùng A1, A2 và A3. Đó là vùng biển gần
hai cực trái đất.
Việt Nam là một nước thành viên của IMO, với hơn 3000 km chiều dài bờ biển, nằm ở
vùngvĩ tuyến thấp (từ 10
o
Bắc đến 23
o
Bắc), vùng thông tin qua vệ tinh địa tĩnh INMARSAT có
độ tin cậy cao. Vị trí địa lý và các yếu tố kinh tế kỹ thuật đó ảnh hưởng lớn đến quy hoạch tổng
thể hệ thống thông tin hàng hải của Việt Nam.
Một trong các giải pháp quy hoạch tổng thể hệ thống thông tin hàng hải của Việt Nam
trong hệ thống GMDSS là thiết lập vùng biển A2, đảm bảo thông tin mặt đất ở dải sóng MF
như là một trong các phương thức quan trọng trong thông tin hàng hải của Việt Nam.
Để hiểu rõ hơn về vấn đề này em đã nghiên cứu về đề tài: "Quy hoạch vùng biển A2
trong hệ thống GMDSS".
Qua đề tài này cho phép em gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo ThS.Trương Thanh
Bình đã giúp đỡ chỉ bảo tận tình, giúp đỡ và đóng góp nhiều ý kiến quý báu để em hoàn thành
bài tập lớn này. Tuy nhiên do hạn chế về sự hiểu biết và kiến thức thực tế nên không thể tránh
khỏi những sai thiếu sót. Em xin được sự chỉ bảo và đóng góp ý kiến của thầy và các bạn!
1
CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG GMDSS
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển.
Từ khi được thiết lập năm 1959, tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO- International
Maritime Organzation) đã tìm kiếm để tăng cường cải tiến hệ thông cung cấp thông tin vô
tuyến trong công ước Quốc tế về an toàn sinh mạng trên biển (SOLAS - Safety of Life at Sea)
và lợi dụng những cải tiến trong trong kĩ thuật thông tin vô tuyến.
Trang thiết bị thông tin vô tuyến trên tàu được qui định bởi công ước 1960 và
1974 bao gồm các thiết bị vô tuyết điện báo cho tàu khách (với mọi kích cỡ) và tàu hàng có
trọng tải 1600 tấn trở lên, cũng như thiết bị vô tuyến điện thoại cho tàu hàng có trọng tải 300
đến 1600 tấn. Những tàu được lắp đặt như vậy mặc dù có thể nhận được một loan báo cấp cứu
nhưng chúng không thể liên lạc được với nhau.
Tình trạng đó kéo dài tới năm 1984. Tất cả các tàu đã được yêu cầu để có thể liên lạc
bằng vô tuyết điện thoại VHF, và MF. Thang tầm hoạt động của MF chỉ là 150 hải lý do vậy
các tàu khác nằm ngoài khoảng cách này tính từ một trạm bờ gần mặt đất, nó chỉ có thể liên lạc
theo kiểu tàu- tàu.
Năm 1972, với sự trợ giúp của ủy ban hợp tác vô tuyến Quốc tế (CCIR), IMO bắt đầu
xem xét nghiên cứu thông tin vệ tinh Hàng hải.
Năm 1973, thông qua nghị quyết cuộc họp A.283 IMO xem xét lại chính sách của nó
trong sự phát triển của hệ thống cứu nạn Hàng hải để lợi dụng các đặc điểm tiên tiến của thông
tin vệ tinh trong việc loan báo tự động và phát thông tin an toàn và cứu nạn Hàng hải.
Năm 1979 IMO tổ chức hội nghị về tìm kiếm và cứu nạn trên biển và hội nghị đã thông
qua công ước về tìm kiếm và cứu nạn trên biển 1979 (SAR 1979), mục tiêu chính là thiết lập
một kế hoạch toàn cầu cho công tác tìm kiếm và cứu nạn Hàng hải. Hội nghị cũng yêu cầu
IMO phát triển một hệ thồng cứu nạn và an toàn Hàng hải toàn cầu với những quy định về
thông tin liên lạc cho hoạt động hiệu quả của công ước tìm kiếm và cứu nạn.
Cho đến năm 1988 thì hệ thống an toàn và cứu nạn Hàng hải toàn cầu GMDSS đã được
thông qua dưới dạng bổ sung sửa đổi công ước an toàn sinh mạng trên biển SOLAS74. Những
bổ sung sửa đổi này đã có hiệu lực kể từ tháng 2/1992 theo đó hệ thống GMDSS sẽ được áp
dụng từng phần cho đến tháng 2/1999 thì sẽ được áp dụng toàn bộ.
GMDSS là hệ thống thông tin liên lạc mới phục vụ cho mục đích an toàn và cứu nạn
hàng hải toàn cầu, ý tưởng chủ đạo của hệ thống là tìm kiếm và cứu nạn. Các đơn vị tổ chức
cứu nạn cũng như các tàu đang hoạt động ở vùng lân cận tàu bị nạn sẽ được báo động một cách
kịp thời sao cho họ có thể trợ giúp những hoạt động phối hợp tìm kiếm và cứu nạn với thời
gian trễ là nhỏ nhất được. Hệ thống này được tổ chức IMO đề xướng và phát triển với sự phối
hợp của nhiều tổ chức quốc tế khác nhau: Tổ chức liên minh viễn thông Quốc tế (ITU), tổ chức
thông tin di động Quốc tế (INMARSAT), hệ thống tìm iếm và cứu nạn COSPAS - SARSAT, tổ
chức khí tượng thế giới (WMO).
1.2. Đặc trưng cơ bản và chức năng thông tin của hệ thống GMDSS
1.2.1. Đặc trưng cơ bản
Hệ thông GMDSS có đặc trưng có bản là tính toàn cầu và tính tổ hợp cao, đặc trưng này
được thể hiện như sau:
- Phân chia vùng thông tin theo cự li hoạt động của tàu, từ đó xác định các loại thiết bị
sẽ được lắp đặt trên tàu cùng tần số và phương thức thông tin thích hợp.
- Không sử dụng các tần số cấp cứu 500Khz bằng vô tuyến điện báo và tần số 2182Khz
bằng vô tuyến điện thoại để báo động và gọi cấp cứu, mà dùng kỹ thuật gọi chọn số DSC
2
(Digital Selective Caling) với những tần số thích hợp dành riêng cho báo động và gọi cấp cứu.
Những thông tin ở cự ly xa sẽ được đảm bảo thông qua thiết bị thông tin vệ tinh và các thiết bị
hoạt động trên dải sóng ngắn HF.
- Việc trực canh cấp cứu và thu nhận các thông báo an toàn Hàng hải (Navigation
Waring) và dự báo thời tiết (Weather forecast waring) bằng phương thức tự động.
- Sử dụng kĩ thuật gọi chọn số DSC, in chữ trực tiếp băng hẹp NBDP và vô tuyến điện
thoại trong thông tin liên lạc, bỏ không dùng vô tuyến điện báo Morse, do đó không nhất thiết
phải sử dụng sỹ quan chuyên nghiệp.
1.2.2. Chức năng thông tin
GMDSS (Global Maritime Distress and Safety System), Hệ thống thông tin an toàn và
cứu nạn hàng hải toàn cầu được Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO) đề xướng và phát triển, với
sự tham gia của các quốc gia thành viên và sự hợp tác của tổ chức quốc tế khác như: Liên minh
Viễn thông quốc tế (ITU), Tổ chức Thông tin Di động quốc tế (INMARSAT), Hệ thống vệtinh
trợ giúp tìm kiếm cứu nạn (COSPAS- SARSAT)
Các chức năng thông tin của GMDSS có thể phân làm ba nhóm lớn:
- Thông tin phục vụ mục đích tìm kiếm và cứu nạn trên biển.
- Thông tin phục vụ mục đích an toàn hàng hải.
- Thông tin phục vụ mục đích thương mại, khai thác và quản lý đội tàu.
Trong hệ thống GMDSS, các trung tâm cứu nạn tàu biển cũng như các tàu lân cận trong
khu vực của một tàu bị nạn sẽ nhanh chóng được báo động và sẵn sàng tham gia hoặc giúp đỡ
hoạt động tìm kiếm cứu nạn. IMO đã đưa ra 9 chức năng thông tin chính cần được thực hiện
bởi tất cả các tàu. Song song với việc này là yêu cầu về trang thiết bị vô tuyến cần thiết để thực
hiện những chức năng đó trong những vùng biển mà tàu đang hoạt động. Nói một cách khách,
bất kể tàu hoạt động ở trong vùng biển nào, mỗi tàu phải được trang bị thiết bị vô tuyến có khả
năng thông tin xuyên suốt cuộc hành trình của mình.
9 chức năng đó là:
- Phát và thu, báo động cấp cứu theo chiều từ tàu đến bờ.
- Phát và thu, báo động cấp cứu theo chiều từ bờ đến tàu.
- Phát và thu, báo động cấp cứu theo chiều từ tàu đến tàu.
- Phát và thu các thông tin phối hợp tìm kiếm và cứu nạn.
- Phát và thu các thông tin hiện trường.
- Phát và thu tín hiệu định vị.
- Phát và thu các thông tin an toàn Hàng hải
- Phát và thu các thông tin thông thường.
- Thông tin buồng lái.
Với 9 chức năng thông tin này ta có thể nhóm thành các chức năng sau:
* Báo động cứu nạn: Tín hiệu báo động cứu nạn được thông tin khẩn cấp và tin cậy tới
một cơ sở có khả năng cứu nạn đó là một trung phối hợp cứu nạn (Rescue Co-Ordination
Center-RCC) hoặc các tàu hoạt động trong vùng lân cận. Khi một RCC nhận được tính hiểu
báo động cứu nạn, qua một đài thông tin duyên hải hoặc đài bờ mặt đất, RCC sẽ chuyển tiếp tín
hiệu báo động cấp cứu tới một đơn vị tìm kiếm và cứu nạn (Search And Rescue-Sar), và các
tàu lân cận trong vùng bị nạn, tọa độ tàu bị nạn, tính chất tai nạn cùng các thông tin cần thiết
khác cho hoạt động tìm kiếm cứu nạn. Sự phối hợp thông tin trong GMDSS sẽ được thiết kế để
cho phép thực hiện các thông tin báo động cứu nạn theo cả ba chiều từ tàu đến bờ, từ tàu đến
tàu và từ bờ đến tàu trên tất cả các vùng biển.
3
Chức năng báo động được thực hiện bằng cả hai hình thức thông tin vệ tinh và thông tin
mặt đất, và tín hiệu báo động cứu nạn ban đầu được phát theo chiều từ tàu đến bờ. Khi tín hiệu
báo động cứu nạn được phát hiện bằng phương thức DSC trên các dải tần VHP, MF hoặc HF,
các tàu có trang thiết DSC trong vùng phủ sóng của tàu bị nạn cũng được báo động (báo động
theo chiều từ tàu đến tàu).
Thường thì một tín hiệu báo động cứu nạn được đề xướng bằng phương thức nhân công,
và tất cả các tín hiệu báo động cứu nạn được xác nhận cũng bằng phương thức nhân công.
Khi một tàu bị chìm thì một FPIRB sẽ tự động làm việc hoạt động trong vùng biển A1
có thể thay thế Sattllite FPIRB bởi VHF FPIRB phát trên kênh 70. Sự chuyển tiếp các tín hiệu
báo động cứu nạn từ RCC đến các tàu lân cận tàu bị nạn được thực hiện bằng các phương thức
thông tin vệ tinh hoặc phương thức thông tin mặt đất trên các tần số được qui định. Trong từng
trường hợp, để tránh báo động với tất cả các tàu trong vùng biển rộng, chỉ chuyển tiếp tín hiệu
báo động cứu nạn tới các tàu lân cận tàu bị nạn trong một vùng hạn chế bởi một “vùng gọi”
quanh vị trí tàu bị nạn. Khi nhận được tín hiệu chuyển tiếp báo động cứu nạn, các tàu lân cận
tàu bị nạn phải thiết lập được thông tin với RCC liên quan để phối hợp trợ giúp.
* Thông tin liên lạc phục vụ tìm kiếm và cứu nạn: Đó là những thông tin cần thiết cho
sự phối hợp giữa các tàu và máy bay tham gia vào hoạt động tìm kiếm và cứu nạn tiếp sau một
tín hiệu báo động cứu nạn bao gồm các RCC với người điều hành hiện trường hoặc người điều
phối tìm kiếm mặt biển trong vùng xảy ra tai nạn. Trong hoạt động tìm kiếm, cứu nạn, các bức
điện được thông tin theo cả hai chiều, bằng phương thức thoại hoặc telex, khác với bức điện
bào động cấp cứu chỉ được phát một chiều, bằng DSC. Những công nghệ được sử dụng trong
thông tin phối hợp với cứu nạn là vô tuyến điện thoại, telex hoặc cả hai. Những thôn tin đó có
thể thực hiện thông qua thông tin về tinh hoặc thông tin mặt đất, tùy thuộc vào trang thiết bị
trên tàu và vùng biển xảy ra tai nạn.
* Thông tin hiện trường: Là thông tin có liên quan tới hoạt động tìm kiếm cứu nạn bằng
các phương thức điện thoại (R/T) hay Telex (NBDP) trên các tần số được qui định riêng cho
thông tin an toàn và cấp cứu ở dải sóng MF và VHF. Đối với thông tin loại thường sử dụng chế
độ liên lạc đơn kênh (Simples), còn NBDP sử dụng phương thức FEC. Những thông tin này
giữa tàu bị nạn với các phương tiện trợ giúp tuân theo các qui định trợ giúp cho tàu và người bị
nạn. Khi có máy bay tham gia thông tin hiện trường, chúng có thể sử dụng các tần số 3023
KHz, 4125 KHz và 5680 KHz. Thêm vào đó, máy bay tham gia tìm kiếm cứu nạn có thể được
trang bị thiết bị thông tin ở tần số di động Hàng hải khác.
* Thu phát tín hiệu định vị: Chức năng thông tin này làm khả năng cứu nạn. Nó được sử
dụng để nhanh chóng xác định vị trí tàu hay người bị nạn. Tàu và trực thăng cứu hộ có thể nhận
được những tín hiệu để nhận biết từ các tín hiệu phát đi từ tàu bị nạn. “Định vị” là một thuật
ngữ được định nghĩa theo điều IV/2.18 SOLAS, là sự phát hiện tàu, máy bay hay người bị nạn.
Trong GMDSS chức năng này được thực hiện bởi thiết bị phát đáp sóng Radar tàu biển
(SARTs-SAR Radar Transonder) hoạt động trên dải tần 9GHz được trang bị trên tàu và người
bị nạn trên đó. Tần số 121.5 MHz trong hầu hết các EPIRB vệ tinh được sử dụng để thông tin
trở về các cơ sở cứu nạn hàng không.
* Thông tin an toàn Hàng hải MSI: Hệ thống GMDSS cung cấp dịch vụ phát đi các
thông báo Hàng hải quan trọng, các bản tin khí tường và dự báo thời tiết trên các dải tần số
khác nhau để đảm bảo tầm hoạt động là xa nhất. Các tàu cần phải cập nhật các thông báo Hàng
hải, dự báo khí tượng và các thông tin an toàn Hàng hải khẩn cấp khác. Thông tin an toàn Hàng
hải được phát bằng phương thức điện báo truyền chữ trực tiếp băng hẹp (NBDP) ở chế độ phát
4
FEC trên tần số 518 KHz (Dịch vụ NAVTEX Quốc tế). Đối với các tàu hoạt động ngoài vùng
phủ sóng NAVTEX, thì sử dụng dịch vụ EGC (Enhanced Group Call) của hệ thống
INMARSAT (mạng Safety Net). Các tàu hoạt động ở vùng biển địa cực, thông tin an toàn
Hàng hải được phát bằng phương thức điện báo truyền chữ trực tiếp băng hẹp trên dải sóng HF.
* Thông tin thường: Chức năng thông tin này được thiết kế để phục vụ cho thông tin
công cộng mang tính chất thương mại giữa tàu và bờ và các phương tiện khác bằng điện thoại,
điện tín, truyền thông dữ liệu trên bất kỳ một tàn số nào ngoài tần số dành riêng cho cứu nạn và
an toàn Hàng hải. Đó là các thông tin liên quan đến hoạt động của tàu, quản lý tàu, giao dịch
giữa tàu với cảng, đại lý, hoa tiêu, các cơ quan cung ứng tàu biển.
1.3. Cấu trúc của GMDSS.
Cấu trúc của GMDSS gồm có 2 hệ thống thông tin chính là:
+ Hệ thống thông tin vệ tinh
+ Hệ thống thông tin mặt đất
1.3.1 Hệ thống thông tin vệ tinh
Hệ thống thông tin vệ tinh là một đặc trưng quan trọng trong hệ thống GMDSS. Hệ
thống thông tin vệ tinh trong hệ thống GMDSS gồm có:
+ Thông tin qua hệ thống vệ tinh INMARSAT
+ Thông tin qua hệ thống vệ tinh COSPAS - SARSAT
Hệ thống vệ tinh INMARSAT, với các vệ tinh địa tĩnh hoạt động trên dải tần 1,5→1,6
GHz (băng L) cung cấp cho các tàu có lắp đặt trạm đài tàu vệ tinh 1 phương tiện báo động cứu
nạn và khả năng thông tin 2 chiều bằng các phương thức thoại và phương thức Telex. Hệ thống
Safety NET được sử dụng như một phương tiện chính để phát thông báo các thông tin an toàn
hàng hải cho các vùng không được phủ sóng dịch vụ NAVTEX. Hệ thống COSPAS - SARSAT
là một hệ thống vệ tinh quỹ đạo cực, với các EPIRB hoạt động trên tần số 406MHz là một
trong những phương tiện chính để báo động cứu nạn cho phép xác định nhận dạng và vị trí tàu
hoặc người bị nạn trong GMDSS.
Các trạm vệ tinh mặt đất: Các trạm đài tàu SESs (Ship earth Stations) bao gồm các trạm
Inmarsat-A/B/C hoặc M có chức năng báo động cấp cứu và gọi cấp cứu chiều từ tàu đến bờ và
chức năng thông tin thông thường trong vùng bao phủ của các vệ tinh INMARST.
Các trạm phối hợp mạng NCS (Network Coordinated Stations): mỗi một vùng đai
dương có một trạm NCS được thiết kế để điều khiển và phối hợp giữa các đàI vệ
tinh mặt đất trong cùng một vùng vệ tinh với nhau và giữa vùng vệ tinh này với các
vùng vệ tinh khác.
Các trạm đài mặt đất LES (Land earth Stations): Trong một vùng bao phủ của vệ tinh
INMARRSAT có thể có nhiều trạm LES, các trạm LES này được nối với nhau qua đường thuê
bao quốc tế và quốc gia,đồng thời các trạm này cũng được nối với các trung tâm phối hợp và
tìm kiếm cứu nạn RCC.
1.3.2 Hệ thống thông tin mặt đất:
Hệ thống thông tin mặt đất sử dụng DSC là công nghệ cơ bản để thông tin an toàn và
cứu nạn. Những thông tin an toàn và cứu nạn tiếp sau 1 cuộc gọi DSC có thể thực hiện bằng
phương thức NBDP, Telex, thoại.Trong hệ thống thông tin mặt đất bao gồm các thiết bị chính
sau:
5
1.3.2.a. Thiết bị gọi chọn số DSC:
Đối với hệ thống thông tin liên lạc mặt đất thì thiết bị DSC có vai trò chủ yếu
trong thông tin cứu nạn và an toàn. Thiết bị DSC làm nhiệm vụ thiết lập liên lạc ban
đầu giữa các trạm với nhau,tiếp theo là bức điện DSC, thông tin liên lạc trao đổi
giữa đài thu và đài phát sẽ được thiết lập qua thiết bị NBDP, thoại qua máy
MF/HF,VHF.Xác nhận tín hiệu cấp cứu từ đài tàu, phát chuyển tiếp các bức điện
cáp cứu cũng như những thông tin cấp cứu và thông tin an toàn hàng hải. Các thiết
bị DSC có thể là các thiết bị độc lập hoặc được kết hợp với các thiết bị thoại trên
các băng tần MF, HF và VHF.Thủ tục khai thác các thiết bị DSC đã được thống nhất và quy
định rõ trong các khuyến nghị của tổ chức liên minh Viễn thông quốc tế (ITU). Thành phần cơ
bản của một bức điện DSC bao gồm: nhận dạng của trạm (hoặc nhóm trạm) đích, tự nhận dạng,
trạm phát và nội dung bức điện bao gồm những thông tin ngắn gọn, cơ bản nhất để chỉ ra mục
đích cuộc gọi.
1.3.2.b. Thiết bị thông tin thoại:
Các thiết bị thông tin thoại trong hệ thống GMDSS làm việc trên các dải sóng MF, HF
và VHF ở các chế độ J3E, H3E (cho tần số cấp cứu 2182KHz) và G3E. Các thiết bị thông tin
thoại này cũng được dùng để gọi cấp cứu khẩn cấp và an toàn và nó là các thiết bị thông tin
chính phục vụ cho thông tin hiện trường giữa một tàu bị nạn với các đơn vị làm nhiệm vụ cứu
nạn. Trên mỗi dải tần làm việc của các thiết bị thông tin thoại đều có ít nhất một tần số cấp cứu
quốc tế dành cho các thông tin cấp cứu. Đồng thời các thiết bị này sẽ đáp ứng các dịch vụ
thông tin công cộng khác trong nghiệp vụ thông tin lưu động hàng hải.
1.3.2.c. Thiết bị NBDP
Các thiết bị NBDP - thiết bị truyền chữ trực tiếp băng hẹp là một bộ phận cấu thành
trong hệ thống GMDSS, để hỗ trợ trong thông tin cấp cứu khẩn cấp và an toàn, ngoài ra các
thiết bị NBDP nhằm đáp ứng các dịch vụ thông tin trên các dảisóng VTĐ mặt đất tàu với bờ và
ngược lại. Các thiết bị NBDP hoạt động trên các dải sóng MF và HF, ở các chế độ ARQ dùng
để trao đổi thông tin có tính chất thông báo tới nhiều đài. Trên mỗi dải sóng VTĐ hàng hải đều
được thiết kế một tần số giành riêng cho cấp cứu khẩn cấp và an toàn bằng các thiết bị NBDP.
1.3.2.d. NAVTEX quốc tế
Navtex quốc tế là một dịch vụ truyền chữ trực tiếp trên tần số 518 khz- là tần số navtex
quốc tế, sử dụng kỹ thuật truyền chữ trực tiếp băng hẹp NBDP và chế độ phát FEC, để truyền
những thông tin an toàn hàng hải MSI bằng tiếng Anh trong phàm vi phủ sóng cách bờ khoảng
400 hải lý. Dich vụ của Nevtex bao gồm cả dự báo về thời tiết và khí tượng ,các loại thông báo
hàng hải, các thông tin về khẩn cấp và an toàn, sẽ truyền tới tất cả các loại tầu cỡ tàu nằm trong
vùng phủ sóng của Navtex. Khả năng lựa chọn của máy thu cho phép người sử dụng chỉ cần
thu những thông tin cần thiết .
1.3.2.e. EPIRB VHF-DSC
Đối với các tầu hoạt động trong vùng biển A1,có thể sử dụng EPIRB gọi chọn số DSC
trên kênh 70 VHF , phát đi tín hiệu báo động khi bị kích hoạt theo chu kỳ đã được quy định
gồm 5 tín hiệu cấp cứu phat đi liên tục ttrong giây thứ 230+10N (trong đó N là số của nhóm tín
hiệu phát đi). Cách phát tín hiệu cấp cứu kiểu này sẽ giảm được thời gian chiếm giữ kênh thông
tin và cũng cho phép xác đinh được thời gian bắt đầu phát tín hiệu báo động.
1.3.2.f. Bộ phát đáp radar tìm kiếm và cứu nạn-SART
Các bộ phất đáp radar dùng trong tìm kiếm và cứu nạn-SART là phương tiện chính
trong hệ thống GMDSS để xác định vị trí tầu bị nạn hoặc xuồng cứu sinh của các tầu bị nạn đó.
6
Theo các công ước của SOLAS/88 sửa đổi, tất cả các tầu hành trình trên biển đều phải trang bị
SART. Các thiết bị SART hoạt động ở dải tần 9 GHz (băng –X) và sẽ tạo ra một chuỗi các tín
hiệu phản xạ khi có sự kích hoạt của bất kỳ một tín hiệu radar hàng hair hoặc hàng không hoạt
động ở băng-X nào. SART có thể di chuyển được dễ dàng để có thể sử dụng trên tầu,mang
xuống xuồng cứu sinh, phao bè hoặc có thể tự nổi và tự hoạt động khi tầu bị đắm. SART có chế
độ hoạt động bằng tay hoặc tự động khi rơi xuống nước.Khi họat động trong tình huống cấp
cứu, SART sẽ đáp lại các xung kích thích của radar bằng cách phát các tín hiệu tần số quét để
tạo ra mộtt đường thẳng trên màn hình radar gồm 12 nét đứt (gồm 12 “dot”) từ tâm ra đến vị trí
của SART, trên cơ sơ đó các đơn vị cứu hộ có tthể xác địng được vị trí của tầu bị nạn.SART có
thể hoạt động ở chế độ stand-by trong khoảng 96 giờ trong điều kiện nhiệt độ tư -20 độ C đến
+50 độ C.
1.4. Các vùng biển hoạt động của tàu
Các thiết bị thông tin vô tuyến điện trong hệ thống GMDSS, ngoài những tính ưu việt
của chúng còn có một số những hạn chế. Nếu xét về cự ly hoạt động, vùng địa lý và các dịch
vụ thông tin cung cấp bởi các thiết bị đó. Chính vì những lý do đó mà yêu cầu về trang thiết bị
thông tin trên tàu trong hệ thống GMDSS sẽ được quyết định bởi vùng hoạt động của tàu chứ
không phải theo kích cỡ của tàu.Căn cứ vào đặc điểm của các trang thiết bị trong hệ thống
GMDSS và để phát huy tính hiệu quả của hệ thống, tổ chức Hàng Hải quốc tế IMO đã chia các
vùng biển và đại dương thành 4 vùng như sau:
- Vùng biển A1 : Là vùng nằm trong tầm hoạt động của ít nhất một trạm đài bờ VHF có
dịch vụ gọi chọn số DSC. Thông thường mỗi trạm VHF có vùng phủ sóng với bán kính khoảng
25 - 30 hải lý.
- Vùng biển A2: Là vùng biển nằm ngoài vùng A1, nhưng nằmtrong tầm hoạt động của
ít nhất một trạm đài bờ MF có dịch vụ gọi chọn số DSC. Thông thường mỗi trạm MF có vùng
phủ sóng với bán kính khoảng 150 - 200 hải lý.
- Vùng biển A3: Là vùng biển trừ vùng A1, A2 nằm trong vùng bao phủ của các vệ tinh
địa tĩnh INMARSAT của tổ chức vệ tinh hàng hải quốc tế từ 70 vĩ độ Bắc đến 70 vĩ độ Nam.
- Vùng biển A4: Là vùng còn lại trừ vùng A1, A2, A3,về cơ bản đó là các phần địa cực.
1.5. Các quy định về trang thiết bị thông tin trên tàu trong hệ thống GMDSS
Để thực hiện được các chức năng thông tin và vấn đề an toàn trên biển trong hệ thống
GMDSS tàu phải được trang bị đầy đủ các trang thiết bị thông tin. Quy định về trang thiết bị
thông tin lắp đặt trên tàu không dựa trên cỡ tàu mà dựa trên cơ sở vùng biển mà tàu hoạt
động.Quy định trang bị tối thiểu về thiết bị thông tin liên lạc cho các tàu là đối tượng của hệ
thống GMDSS đã được quy định rõ trong chương IV của SOLAS sửa đổi 1988 do IMO xuất
bản năm 1997 có nội dung như sau :
1.5.1. Quy định chung cho tất cả các tàu hoạt động trên biển (không phụ thuộc vào vùng
biển mà tàu hoạt động).
Mỗi tàu hoạt động trên biển bắt buộc phải được trang bị các thiết bị sau đây trong hệ
thống GMDSS mà không phụ thuộc vào vùng biển mà tàu hoạt động Máy thu phát VHF :
+ Có khả năng thu phát và trực canh liên tục bằng DSC trên kênh 70.
+ Có các tần số của kênh thoại 156.8 MHz (kênh 16), 156.650 MHz (kênh 13) và 156.3
MHz (kênh 6). Thiết bị thu phát DSC trên kênh 70 có thể là độc lập hoặc kết hợp với thiết bị
thu phát VHF thoại.
7
- Thiết bị phản xạ radar - RADAR TRANSPONDER hoạt động trên tần số 9GHz phục
vụ cho tìm kiếm và cứu nạn
- Thiết bị thu nhận thông tin an toàn hàng hải MSI máy thu NAVTEX nếu tàu hoạt động
trong vùng biển có các dịch vụ NAVTEX quốc tế. Nếu tàu hoạt động ở các vùng biển không có
các dịch vụ NAVTEX quốc tế thì phải được trang bị một máy thu gọi nhóm tăng cường EGC -
Enhand Group call.11
- Phao định vị vô tuyến qua vệ tinh : Satellite EPIRB có khả năng phát báo động cấp cứu
qua vệ tinh quỹ đạo cực hoạt động trên tần số 406 MHz. Hoặc nếu tàu chỉ hoạt động ở vùng
bao phủ của vệ tinh Inmarsat thì EPIRB vệ tinh phải có khả năng phát báo động cấp cứu qua vệ
tinh địa tĩnh Inmarsat hoạt động ở băng L. Phao định vị vô tuyến này phải được đặt ở vị trí
thuận tiện, có khả năng hoạt động bằng tay, tự nổi khi tàu chìm đắm và tự động hoạt động khi
nổi.
- Cho đến ngày 01/2/1999, tất cả các tàu vẫn phải có một máy thu trực canh vô tuyến
điện thoại cấp cứu trên tần số 2182 KHz. Trừ các tàu hoạt động ở vùng biển A1các tàu phải có
máy tạo tín hiệu báo động điện thoại trên tần số 2182 KHz
- Các tàu khách phải được trang bị các thiết bị cho thông tin hiện trường. VHF– two way
phục vụ cho mục đích tìm kiếm và cứu nạn trên tần số 121.5 MHz và 123.1 MHz.
1.5.2. Trang thiết bị vô tuyến điện cho tàu chạy vùng biển A1:
Tất cả các tàu khi hoạt động trong vùng biển A1, ngoài các trang thiết bị, quy định
chung được nêu ở trên, còn phải bắt buộc trang bị một trong các thiết bị vô tuyến điện sau đây,
có khả năng báo động cấp cứu chiều từ tàu đến bờ :
- VHF DSC, EPIRB hoặc
- EPIRB vệ tinh hoạt động trên tần số 406 MHz hoặc
- thiết bị thu phát MF gọi chọn số DSC hoặc
- Thiết bị thu phát HF gọi chọn số DSC, hoặc
- Một trạm Inmarsat, hoặc
- EPIRB INMARSAT hoạt động trên băng LVới các thiết bị VHF cũng phải có khả
năng phát và thu bằng thoại những thông tin thông thường
1.5.3. Trang thiết bị vô tuyến điện cho tàu hoạt động ở vùng biển A1 và A2:
Tất cả các tàu khi hoạt động ngoài vùng biển A1 nhưng trong vùng biển A2 ngoài các
trang bị quy định chung ở trên sẽ phải trang bị thêm ;- Thiết bị MF, có thể thu phát tín hiệu cấp
cứu bằng DSC trên tần số 2187.5 KHz và trên tần số 2182 KHz bằng thông tin vô tuyến điện
thoại.
- Máy thu trực canh DSC có khả năng duy trì liên tục việc trực canh trên tần số 2187.5
KHz.
- Một thiết bị phát tín hiệu cấp cứu chiều từ tàu đến bờ (ngoài thiết bị MF) có thể là
EPIRB - 406 MHz, hoặc thiết bị HF/DSC hoặc một trạm INMARSAT hoặc EPIRB vệ tinh
INM băng L.12
- Thiết bị thu phát cho mục đích thông tin thông thường bằng vô tuyến điện thoại, hoặc
truyền chữ trực tiếp băng hẹp NBDP hoạt động ở dải tần số từ 1605 KHz - 4000 KHz, hoặc ở
dải tần số 4000 KHz - 27500 KHz hoặc một trạm INMARSAT
1.5.4. Trang thiết bị cho tàu chạy vùng biển A1, A2và A3:
Tất cả các tàu hoạt động ở ngoài vùng A1và A2 nhưng trong vùng biển A3, ngoài các
trang thiết bị chung đã quy định ở trên, sẽ phải trang bị theo một trong hai cách lựa chọn sau :
8
* Lựa chọn 1:
- Trạm INM có khả năng:
+ Phát và thu những thông tin cấp cứu và an toàn bằng truyền chữ trực tiếp băng hẹp.
+ Nhận những cuộc gọi ưu tiên cấp cứu.
+ Duy trì việc trực canh đối với những báo động cấp cứu chiều từ bờ tới tàu.
+ Phát và thu những thông tin thông thường bằng vô tuyến điện thoại, hoặc truyền chữ
trực tiếp băng hẹp NBDP.
- Một thiết bị MF có khả năng thu phát cấp cứu và an toàn trên tần số 2187.5 KHz bằng
DSC và tần số 2182 bằng vô tuyến điện thoại Một máy thu trực canh có khả năng duy trì việc
trực canh liên tục bằng DSC trên tần số 2187.5 KHz Một thiết bị phát tín hiệu cấp cứu chiều
từ tàu → bờ. Ngoài các thiết bị trên, có thể là EPIRB trên tần số 406MHz hoặc thiết bị HF/DSC
hoặc một trạm INMARSAT dự phòng hoặc một EPIRB vệ tinh INMARSAT.
* Lựa chọn 2:
- Một thiết bị thu phát MF/HF cho mục đích thông tin cấp cứu và an toàn trên tất
cả các tần số cấp cứu và an toàn trong dải tần từ 1605 KHz - 4000 KHz và 4000 KHz- 27500
KHz bằng các phương thức thông tin DSC, thoại và truyền chữ trực tiếp băng hẹp NBDP.
- Một thiết bị có khả năng duy trì việc trực canh bằng DSC trên tần số 2187.5 KHz và
8414.5 KHzvà ít nhất một trong những tần số cấp cứu và an toàn bằng DSC sau: 4207.5 KHz,
6312 KHz, 6312 KHz, 12577 KHz hoặc 16804.5 KHz.
- Thiết bị phát tín hiệu cấp cứu chiều từ tàu đến bờ. Ngoài thiết bị thu phát MF/HF, có
thể là EPIRB trên tần số 406 MHz hoặc qua một trạm INM, hoặc IPIRB vệ tinh INM.
- Thiết bị thu phát MF/HF có dải tần 1605 -4000 KHz và 4000 - 27500 KHz, phục vụ
cho các dịch vụ thông tin thông thường bằng phương thức thông tin thoại hoặc truyền chữ trực
tiếp băng hẹp NBDP.
1.5.5 Trang thiết bị vô tuyến điện cho tàu hoạt động ở vùng biển A1, A2, A3và A4:
Tất cả các tàu hoạt động trên tất cả các vùng biển ngoài các trang thiết bị quy định
chung sẽ phải trang bị thêm các thiết bị sau :
- Thiết bị thu phát MF/HF sử dụng cho mục đích an toàn vàcứu nạn, có các phương thức
thông tin gọi chọn số DSC, thoại và truyền chữ trực tiếp băng hẹp NBDP làm việc trong dải tần
1605KHz - 4000 KH và 4000 KH - 27500KHz
- Máy thu trực canh DSC trên tần số 2187.5 KHz 8414.5 KHz và ít nhất một trong các
tần số sau : 4207.5 KHz, 6312 KHz, 12577 KHz và 16804.5 KHz.
- Thiết bị EPIRB - 406 MHz thu phát tín hiệu cấp cứu chiều tàu đến bờ.
- Thiết bị thu phát thông tin thông thường có dịch vụ thông tin vô tuyến điện thoại và
truyền chữ trực tiếp băng hẹp thường là thiết bị thu phát MF/HF.
9
CHƯƠNG II. TIÊU CHUẨN XÁC ĐỊNH VÙNG BIỂN A2
2.1 Đặc điểm truyền sóng trong vùng biển A2
Vùng biển A2 là vùng biển nằm trong vùng phủ sóng của ít nhất một đài MF thoại có
trực canh liên tục DSC. Các phương thức thông tin an toàn và cứu nạn hàng hải sử dụng trong
vùng biển A2 gồm:
- Phương thức thoại đơn biên (SSB) tần số 2182 kHz,
- Phương thức DSC tần số 2187,5 kHz và
- Phương thức NBDP tần số 2174,5 kHz.
Thủ tục khai thác thông tin mặt đất trong hệ thống GMDSS quy định như sau: các thông
tin an toàn và cứu nạn được loan báo bằng phương thức DSC, sau đó sử dụng hoặc phương
thức thoại, hoặc phương thức NBDP (Narrow band Direct Printing) để trao đổi thông tin tiếp
theo. Các phương thức DSC và NBDP là các phương thức thông tin số, trong dải tần MF, HF
có tốc độ truyền tin chậm (100bps), dải thông hẹp (dưới 500 Hz), lại sử dụng các phương thức
kiểm soát lỗi (ARQ hoặc FEC), nên thiết bị thu thường có độ nhạy cao, ảnh hưởng của tạp âm
vô tuyến nhỏ, cự ly thông tin lớn hơn so với phương thức thoại. Vì vậy, cự ly thông tin trong
vùng biển A2 được quyết định bởi cự ly thông tin bằng phương thức thoại, với cùng công suất
phát và điều kiện truyền sóng trên biển.
Thông tin trong vùng biển A2 là thông tin nhiều chiều, tàu-bờ, bờ-tàu và tàu-tàu. Thông
thường, thông tin theo chiều bờ-tàu có cự ly lớn hơn vì máy phát đài bờ cho phép thiết kế với
công suất phát lớn hơn, mặt khác điều kiện mặt bằng ở đài bờ cho phép sử dụng anten kích
thước phù hợp với điều kiện bức xạ tối ưu. Do đó, cự ly thông tin theo chiều tàu-bờ (nhỏ
hơn)sẽ quyết định cự ly thông tin hai chiều trong vùng biển A2.
Thường thì sóng trung truyền lan bằng hai phương thức: sóng đất và sóng trời, tuy nhiên
sóng đất được xem là phương thức chủ yếu và ổn định hơn. Điều kiện truyền sóng trung thay
đổi theo thời gian trong ngày và tính chất điện của mặt đất trên đường truyền. Sự giao thoa
giữa
sóng đất và sóng trời làm biến đổi cường độ trường tại điểm thu. Đó là hiện tượng pha đinh. Để
làm giảm ảnh hưởng của pha đinh đến sự thăng giá của cường độ trường tại điểm thu, người ta
có thể dùng anten có hướng tính cao trong mặt phẳng đứng, nghĩa là anten bức xạ năng lượng
tập trung mạnh theo hướng mặt đất. Với hướng tính của anten như vậy, thành phần sóng trời sẽ
giảm, còn thành phần sóng đất sẽ được tăng cường, và miền pha đinh do giao thoa giữa sóng
trời và sóng đất sẽ lùi xa đài phát hơn và mức độ thăng giáng tín hiệu thu cũng giảm đi. Đối với
anten đơn cực đặt thẳng đứng trên mặt đất, tỷ số độ dài anten trên bước sóng tối ưu để hạn chế
hiện tượng pha đinh là 0,53. Ở dải 2 MHz điều kiện đó khó đạt được đối với một anten phát lắp
đặt dưới tàu biển. Vì vậy, cần phải tính tới yếu tố ảnh hưởng của hiện tượng pha đinh trong
điều kiện truyền sóng theo chiều thông tin từ tàu tới bờ.
Trên cơ sở đó, Nghị quyết A801 (19) ngày 23/11/1995 của IMO đã đưa ra các quy định
thiết lập vùng biển A2 như sau:
- Cự ly thông tin ở dải sóng 2MHz bị giới hạn bởi công suất bức xạ cũng như điều kiện
truyền sóng và tạp âm khí quyển, các yếu tố này thay đổi theo vị trí địa lý và thời gian trong
ngày.
10
- Về lý thuyết, cự ly thông tin được tính toán với điều kiện truyền lan sóng đất trên mặt
biển, theo Khuyến nghị ITU-R P.368-7 (Ground-Wave Propagation Curves for Frequency
between 10 kHz and 30 MHz).
- Mức tín hiệu nhỏ nhất ở điểm thu phải đảm bảo lấn áp tạp âm và được tính toán theo
khuyến nghị ITU-R PI.372-6 (Radio Noise).
- Vùng biển A2 là vùng biển nằm trong một vòng tròn bán kính B (hải lý) có tâm là vị
trí đặt anten thu của đài bờ và ngoài vùng biển A1.
Bán kính B có thể xác định cho mỗi đài bờ với các điều kiện sau:
- Phương thức thông tin: thoại đơn biên (J3E)
- Công suất phát đài tàu: 60W
- Hiệu suất anten đài tàu: 25%
- Phương thức truyền sóng: sóng đất
- Tần số: 2182 kHz
- Dải thông: 3kHz
- Độ dự trữ pha đinh: 3dB.
- Tỷ số S/N (RF): 9dB (voice)
Cự ly thông tin vùng biển A2 phải được thẩm định thực tế bằng việc đo cường độ
trường.
2.2 Phân tích các công cụ tính toán
Khuyến nghị ITU-R.PI.372 - 6 và phần mềm NOISEDAT Khuyến nghị ITU-R PI.372-6
là phiên bản được ITU đưa ra năm 1994. Nội dung cơ bản của Khuyến nghị là trình bày các đặc
tính của các loại tạp âm và giá trị ước tính của tạp âm các điều kiện khác nhau, như: dải tần,
băng thông, vị trí địa lý, thời gian
Phân loại tạp âm: Tạp âm là những tín hiệu không mong muốn hoặc không cần thiết
trong hệ thống thông tin, nó luôn là yếu tố hạn chế hiệu quả thông tin. Có nhiều nguồn tạp âm,
ngoài tạp âm nội bộ của hệ thống thông tin, các nguồn tạp âm bên ngoài có thể kể đến là:
- Tạp âm khí quyển: bức xạ từ các nguồn sáng, các tầng khí quyển
- Tạp âm vũ trụ: bức xạ từ các thiên thể trong vũ trụ.
- Tạp âm nhân tạo: bức xạ từ các thiết bị điện, điện tử, các đường truyền điện năng
Ở đây chưa kể đến các loại nhiễu vô tuyến cùng kênh hoặc xuyên kênh trong các hệ
thống thông tin vô tuyến liên kênh, liên vùng.
Đối với chấn tử nửa sóng trong không gian tự do, cường độ trường tạp âm được tính
theo:
En=Fa+20logf + ∆ - 99 [dB (µV/m)] (1)
Trong đó: Fa là hệ số tạp âm (dB); f(MHz) là tần số trung tâm tín hiệu; ∆ là dải thông tín hiệu
(dB/Hz).
Như vậy, từ giá trị ước tính của hệ số tạp âm Fa (dB), có thể xác định giá trị tương ứng
của En.
Ước tính giá trị Fa: Các nội dung tiếp theo của Khuyến nghị ITU-R PI. 372-6 trình bày
các phương pháp ước tính giá trị Fa từ các số liệu thực nghiệm đo đạc ở nhiều vùng địa lý khác
nhau trên thế giới với thời gian là một năm. Các giá trị này được cho dưới dạng các bản đồ
phân bố theo mùa và theo thời gian trong ngày.
* Phần mềm NOISEDAT
Các đặc tính của tạp âm vô tuyến và cơ sở dữ liệu (CSDL) trong toàn bộ Khuyến nghị
ITU- RPI. 372 6 được tính toán tự động hoá bằng phần mềm NOISEDAT. Phần mềm
11
NOISEDAT, phiên bản 2.0, có thể được tải từ địa chỉ: http/www. itu.itnt/brgs/sg3/databank.
Phần mềm NOISEDAT là trình ứng dụng để tính giá trị tạp âm vô tuyến khí quyển, tạp âm
nhân tạo, tạp âm vũ trụ và giá trị tạp âm tổng cộng phù hợp với các đặc tính và cơ sở dữ liệu
trong Khuyến nghị ITU-R PI.372-6. NOISEDAT được viết bằng ngôn ngữ FORTRAN, saukhi
dịch thành trình ứng dụng, chương trình chạy trên nền hệ điều hành DOS, với dung lượng
chương trình chưa đến 300 KB.
Gói phần mềm NOISEDAT có 15 tệp.
- 3 tệp chương trình: NOIS1, EXE, NOIS2, NOIBW.EXE.
- 3 tệp chương trình nguồn: NOIS1. FOR, NOIS2.FOR, NOISBW.FOR
- 4 tệp CSDL các tham số phụ của 4 mùa: VD COF1, VDCOF2, VDCOF3, VDCOF4.
- Tệp NOISEDAT.DOC hướng dẫn sử dụng phầm mềm.
Khi chạy chương trình, phần mềm tự sinh thêm các tệp ghi số liệu đầu ra là: NOIS.LST
và NOISBW. OUT. Có thể ghi toàn bộ các tệp trên hoặc những tệp lựa chọn cho ứng dụng cụ
thể vào một thư mục có tên là NOISEDAT, chạy trên nền hệ điều hành MSDOS.
Các tệp chương trình NOIS1.EXE và NOIS2.EXE dùng để tính các giá trị tạp âm khí
quyển, tạp âm nhân tạo và tạp âm vũ trụ theo Khuyến nghị ITU-R PI.372-6. Sự khác nhau duy
nhất giữa 2 tệp này là tên tệp xuất dữ liệu ra.
Tệp chương trình NOISBW.EXE cung cấp toàn bộ các tham số liên quan đên tạp âm khí
quyển, bao gồm cả Vd và σ Vd. Dữ liệu ra ghi vào tệp NOISBW.OUT.
Khi chạy chương trình trên nền hệ điều hành MS DOS, trong thư mục NOISEDAT, gõ
NOIS1, NOIS2 hoặc NOISBWW (tuỳ chọn ứng dụng). Chương trình yêu cầu đưa các tham số
vào theo từng bước và kết quả tính toán được đưa ra các tệp đầu ra tương ứng. b. Khuyến nghị
ITU-RP.368-7 và phần mềm GRWAVE
Khuyến nghị ITU-R P.368-7 là phiên bản được ITU đưa ra năm 1992, với tiêu đề: Đồ
thị truyền lan sóng đất trong dải tần từ 10kHz đến 30 MHz (Ground-Wave Propation Curves
for Frequencies between 10 kHz and 30 MHz).
Nội dung cơ bản của Khuyến nghị là đưa ra các đồ thị biểu diễn quan hệ giữa cường độ
trường tín hiệu và khoảng cách, trong phương thức truyền lan sóng đất với các tần số khác
nhau trong dải sóng dài, trung, ngắn, và với các tính chất điện của các chất đất khác nhau.
Khuyến nghị có 3 phần.
- Phần 1: Đồ thị tính toán truyền lan sóng đất trong miền đất đồng nhất
- Phần 2: Đồ thị tính toán truyền lan sóng đất qua các miền đất không đồng nhất.
- Phần 3: Là lời ghi chú rằng: công cụ tính toán để thiết lập các đồ thị trong các phần
mềm trên là phần mền GRWAVE.
* Phần mềm GRWAVE Phần mềm GRWAVE là trình ứng dụng để tính toán cường độ trường
sóng đất ở dải tần từ10 kHz đến 30 MHz. GRWAVE, có thể được tải từ địa chỉ:
htttp//ww.itu.int/brgs/sg3/databanks. Phần mềm GRWAVE được viết bằng ngôn ngữ Fortran,
sau khi dịch thành trình ứng dụng, chương trình chạy trên nền hệ điều hành DOS, dung lượng
chương trình khoảng 300KB.
Gói phần mềm Grwave có 3 tệp:
- Chương trình chính: Grwave.exe.
- Chương trình nguồn: Grwave.For.
- Hướng dẫn sử dụng: Grwusr.man.
- Cách sử dụng chương trình Grwave được trình bày trong Grwusr.man.
2.3 Phương pháp xác định giới hạn vùng biển A2 của một đài duyên hải MF
12
Từ việc phân tích các công cụ tính toán trên, bài toán tính cự ly phủ sóng vùng biển A2
của một đài bờ MF, được phát biểu như sau:
Từ vị trí đặt anten thu của một đài bờ MF xác định, tính bán kính B (hải lý) của vòng
tròn giới hạn biên của vùng biển A2 tương ứng, với các điều kiện cụ thể là:
- Tần số: 2182MHz; dải thông ∆: 3000Hz hay ∂ = 10 lg∆ = 34,77 dB (Hz).
- Phương thức: sóng đất; phân cực sóng: Thẳng đứng; loại anten: đơn cực, thẳng đứng.
- Tính chất điện chất đất: mặt biển, độ mặn trung bình, σ = 5 (S/m), ε' = 70.
- Công suất phát: 60w, hiệu suất anten phát: 25%.
- Tỷ số S/N (RF): 9 dB; độ dự trữ pha đinh: 3dB.
a, Sử dụng phần mềm Grwave, xác định bán kính B:
Bán kính B là hàm phụ thuộc nhiều tham số:
B = f(σ, ε', f, Es').
Trong đó:
- Các tham số σ, ε', f là xác định.
- Es' - Cường độ trường yêu cầu tương đương.
Grwave tính cường độ trường theo khoảng cách với công suất bức xạ của đài phát là
1kw, Es’ là cường độ trường tại khoảng cách B tới đài phát. Trong khi đó, công suất bức xạ của
đài phát chỉ là: 60W x 25% = 0,015 kW, cường độ trường tại cùng khoảng cách B sẽ đạt được
là Es, nhỏ hơn Es'. Quan hệ giữa Es và Es' xác định như sau:
Es = Es' P(kW )
Hay tính theo dB:
Es = Es' + 10 lg P(kw) = Es' + 10lg 0,015 = Es' - 18,24
Tức là: Es' = Es + 18,24 (dB). (2)
Như vậy, để xác định được Es’ cần xác định được Es.
b, Es là cường độ trường cực tiểu tại điểm cách đài phát tàu khoảng cách B
Giá trị này phải đủ lấn áp tạp âm tại điểm thu, với tỷ số S/N (RF) là 9dB, và tính tới cả
yếu tố pha đinh, cần phải có độ dự trữ là 3dB, do vậy có thể xác định Es từ En:
Es = En + 9 + 3 = En + 12 (dB). (3)
Trong đó, En là giá trị cường độ trường tạp âm cực đại (theo thời gian) tại điểm thu, điểm đặt
anten thu của đài bờ: En = max {Ent}; Ent là giá trị thống kê của cường độ trường tạp âm ứng
với các thời gian trong một năm tại điểm thu, và được tính theo:
Ent = Fa + 20 lgf (MHz) + ∂ - 95,5(dB). (4)
Thay các giá trị: f = 2,182 MHz và ∂ = 10 lg∆ = 10lg 3000 = 34,77dB, ta được:
Ent = Fa - 53,95 (dB).
Các giá trị Fa tương ứng được tính toán trên cơ sở phần mềm Noisedat, với các tham số vị trí
đài bờ.
c. Thuật toán tính bán kính phủ sóng vùng biển A2 của một đài bờ.
Từ các phân tích trên, thuật toán tính bán kính phủ sóng vùng biển A2 của một đài bờ
theo các bước sau:
Bước 1: Sử dụng phần mềm Noisedat tính hệ số Fa ứng với vị trí đặt anten thu đài bờ, ứng với
tất cả các khối thời gian trong ngày và các mùa trong một năm. Mỗi giá trị Fa sẽ xác định
được một giá trị Ent tương ứng. Giá trị cực đại của các giá trị Ent được gán cho En, và từ đó
xác định được Es và Es' (theo các công thức 2 4).
Bước 2: Sử dụng phầm mềm Grwave tính toán khoảng cách B tương ứng với giá trị Es' với
các tham số:
13
- Tần số: 2,182MHz
- Tính thô: gán dmin = 100km, dmax = 400km, dstep = 10km
- Tính chi tiết: Gán dmin và dmax lệch nhau 10km và xung quanh giá trị gần nhất tương
ứng với Es' trong bước tính thô, với dstep = 1km.
Đọc giá trị d gần nhất tương ứng với giá trị Es', với sai số tính ở bước này là 1km. Đó
chính là giá trị B cần tính.
Lưu đồ thuật toán được trình bày như Hình vẽ.
2.4 Kết quả tính toán vùng phủ sóng của một số đài bờ MF của Việt Nam
Sử dụng các công cụ tính toán với lưu đồ thuật toán trong phương pháp tính toán nêu
trên có thể xác định cự li thông tin (tính toán lý thuyết) của một số đài bờ MF của Việt Nam.
Kết quả tính toán đối với một số đài MF của Việt Nam được đưa ra trong bảng 1:
Tên đài Vị trí Cự ly(nm)
Móng Cái 21
o
31'N, 107
o
58'E 231
Cửa Ông 21
o
01'N, 107
o
24'E 232
Hòn Gai 21
o
07'N, 107
o
04'E 229
Hải Phòng 20
o
51'N, 106
o
42'E 233
Bến Thủy 18
o
30'N, 105
o
42'E 211
Huế 16
o
32'N, 107
o
38'E 213
14
Đà Nẵng 16
o
03'N, 108
o
12'E 211
Phú Yên 12
o
53'N, 109
o
27'E 190
Nha Trang 12
o
16'N, 109
o
10'E 190
Vũng Tàu 10
o
20'N, 107
o
5'E 197
Tên Đài Vị trí Cự ly(nm)
Hồ Chí Minh 10
o
30'N, 107
o
08'E 197
Cà Mau 09
o
12'N, 105
o
10'E 202
Kiên Giang 09
o
23'N, 104
o
26'E 204
2.5. Kết luận
Việc tính toán phủ sóng vùng biển A2 được dựa trên cơ sở các tiêu chuẩn hướng dẫn của
IMO theo Nghị quyết A.704 về cung cấp dịch vụ viễn thông trong hệ thống GMDSS và cách
tính toán theo Khuyến nghị ITU-R P.368-7 về tạp âm vô tuyến (phần mềm Noisedat) và
khuyến nghị ITU-R PI.372-6 về tính toán truyền lan sóng đất (phần mềm Grwave).
Phương pháp tính toán phủ sóng vùng biển A2 được sử dụng ở đây dựa trên CSDL về
phân bố tạp âm vô tuyến toàn cầu do ITU đo đạc thực nghiệm một số vị trí địa lý và dự báo số
liệu cho các vị trí khác. Do đó, kết quả tính toán chỉ có thể coi là thiết kế sơ bộ, kết quả đo
lường thực nghiệm cường độ trường mới có tính ứng dụng thực tế.
15
CHƯƠNG III. THÔNG TƯ GMDSS.1/Circ.13 CỦA IMO
Thông tư GMDSS.1/Circ.13 ngày 23/05/2011 là tài liệu cập nhật mới nhất của IMO về
Quy hoạch tổng thể GMDSS (GMDSS Master Plan). Với cả trăm trang số liệu, Thông tư
GMDSS.1/Circ.13 cung cấp thông tin về thực trạng trang thiết bị đài bờ trong GMDSS, với
những nội dung chính như sau :
- Tổng quan về trang thiết bị thông tin hàng hải các nước, bao gồm cả thông tin vệ
tinh,thông tin mặt đất và thông tin an toàn hàng hải.
- Danh bạ đài bờ trực canh DSC, bao gồm các thông số : Tên đài, loại đài, số nhậndạng,
vịtrí, cự ly thông tin …, các loại đài VHF (A1), MF (A2), HF (A3, A4).
- Danh bạ các đài phát thông tin an toàn hàng hải : NAVTEX, HF NBDP
- Danh bạ các đài LES trong hệ thống INMARSAT
- Danh bạ các đài LUT, MCC trong hệ thống COSPAS-SARSAT.
* Nhận xét về quy hoạch tổng thể GMDSS
- Nhóm các nước phát triển có quy hoạch hệ thống thông tin hàng hải đầy đủ các dịch vụ
được cung cấp từ các hệthống thông tin mặt đất và thông tin vệ tinh.
- Nhóm các nước còn chậm phát triển thông tin hàng hải còn thiếu nhiều dịch vụ và vẫn
còn đang có kế hoạch phát triển hoàn thiện, có thể kể trong đó có Việt nam. Đặc biệt P.R.Korea
và Cuba gần như chưaphát triển hệ thống thông tin hàng hải theo công ướcGMDSS.
Bảng 2 : Quy hoạch hệ thống thông tin hàng hải của một số nước điển hình
16
CHƯƠNG IV. PHÂN TÍCH VÙNG BIỂN A2 CỦA VIỆT NAM
VÀ CÁC NƯỚC ĐIỂN HÌNH
4.1 Quy hoạch vùng biển A2 trong GMDSS
4.1.1 Đặc điểm chung
Nhiều nước quan tâm phát triển vùng biển A1 (phủ sóng bởi hệ thống các đài bờ VHF)
và vùng biển A2 (phủ sóng bởi hệ thống các đài bờ MF dải 2MHz). Đặc biệt là các nước Bắc
Âu, có vùng biển vĩ tuyến cao, thông tin vệ tinh địa tĩnh không hoàn toàn có ưu thế.Có những
nước vùng biển vĩ tuyến thấp không đặt ra kế hoạch phát triển hệ thống đài bờ VHF để phủ kín
vùng biển A1, như Nhật bản, Australia,… mặc dù các hệ thống thông tin hàng hải khác phát
triển khá hoàn thiện.
4.1.2 Quy hoạch vùng biển A2 của Việt Nam
Hệ thống đài bờ VHF của Việt nam đều là đài Main Station, mỗi đài có một số nhận
dạng, ngoài 18 đài đã hoạt động như trong bảng 5, Việt nam còn có kế hoạch phát triển
(planned) 11 đài bờ VHF khác. Các đài có ID dạng 005741xxx kết nối với MRCC Hải Phòng,
các đài có ID dạng 005742xxx kết nối với MRCC Đà nẵng, còn cácđài có ID dạng 005743xxx
kết nối với MRCC Vũng tàu. Tất cả các đài bờ VHF của Việtnamđều công bố vùng phủ sóng
30 Nm. So với Nauy, một nước có chiều dài bờ biển tương đương, thiết lập vùng biển A1với
hơn 100 đài VHF, với nhiều đài vùng phủ sóng 50-90 Nm, thì hệ thống đài VHF củaViệt nam
chưa đủ đảm bảo phủ kín vùng A1 ven biển Việt Nam.
17
Bảng 3: Hệ thống các đài bờ VHF của Việt Nam
Hệ thống đài bờ MF của Việt Nam gồm 13 đài (bảng 4) đều công bố vùng phủ sóng
200Nm, phân bố không thật hợp lý, vùng biển phía Bắc Vịnh Bắc bộ được phủ sóng bởi
nhiềuđài gần nhau (Móng Cái, Cửa Ông, Hòn Gai, Hải Phòng) và vùng biển Nam Vịnh Bắc
bộcũng phủ sóng bởi nhiều đài gần nhau(Hồ Chí Minh, Vũng tàu, Cà Mau)
Bảng 4: Hệ thống đài bờ MF của Việt Nam
18
* Kết luận: Kế hoạch phát triển các vùng biển A1, A2 đã được các nước có biển chú trọng xây
dựng trong một quy hoạch tổng thể hệ thống GMDSS. Quy hoạch vùng biển A2 của Nauy là
một một quy hoạch điển hình đảm bảo phủ sóng tin cậy kín vùng ven biển của Nauy. Trong khi
hệ thống các đài bờ MF của Việt nam được phân bố chưa thật hợp lý, còn hệ thống các đài bờ
VHF còn cần phát triển hoàn thiện hơn, nếu Việt nam có mục tiêu phủ kín vùng biển A1.
4.1.3 Quy hoạch vùng biển A2 của Nauy
Nauy là một trong những nước phát triển hoàn thiện nhất vùng biển A1 và A2. Nauy là
nước Bắc Âu, có vùng bi ển vĩ tuyến cao, có bờ biển cũng khoảng hơn 3000 km như Việt Nam,
nhưng hệ thống các đài bờ VHF và MF của Nauy rất phát triển cả về số lượng và cách tổ chức
hệ thống đài. Hệ thống đài bờ VHF của Nauy gồm 05 đài chính (Main Staion) điều khiển hơn
100 đài điều khiển từ xa (Monitor Station). Các đài VHF của Nauy có cự ly phủ sóng từ
17Nm(Ligtov) đến 93Nm (Sogndal, Storehogen). Lưu ý là cự ly phủ sóng của đài VHF phụ
thuộc độ cao anten đài bờ VHF theo công thức, chứng tỏ có đài VHF của Nauy đặt trên núi
cao, có vị trí tới gần 1000m.
Các đài chính VHF của Nauy gồm :
- Tjøme Radio (002570100) điều khiển 09 đài Monitor;
- RogalandRadio (002570300) điều khiển 18 đài Monitor;
- Florø Radio (002570500) điều khiển 32 đài Monitor (bảng 5);
- Bodø Radio (002570700) điều khiển 28 đài Monitor
- Vardø Radio (002570800) điều khiển 16 đài Monitor.
- Hệ thống các đài MF phủ sóng vùng biển A2 của Nauy bao gồm 05 đài Main station
cũng có MMSI: 002570100, , 002570800 và 11 đài Monitor station, tổng cộng 16 đài MF,
đều công bố cự ly phủ sóng 200Nm.
Bảng 5 : Hệ thống các đài VHF Monitor được điều khiển bởi đài Florø Radio (002570500)
19
KẾT LUẬN
Qua bài tập lớn này em được tìm hiểu và phân tích cấu hệ thống GMDSS và tiêu chuẩn
xác định vùng biển A2 thông qua nghị quyết A801 của IMO và thông tư GMDSS1/Circ.13,
Đồng thời được tìm hiểu về việc quy hoạch vùng biển A2 của Việt Nam và các nước điển hình
20
khác, vấn đề này đang được nhiều quốc gia đặc biệt quan tâm. Em xin chân thành cảm ơn thầy
giáo Th.S Trương Thanh Bình đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành bài tập lớn này Tuy vậy
do kiến thức của em còn hạn chế nên trong bài còn nhiều thiếu xót. Em rất mong nhận được sự
góp ý từ thầy và các bạn để bài làm của em được hoàn thiện hơn ạ.
Tài liệu tham khảo
[1]. Phan Anh, Lý thuyết và kỹ thuật anten, NXB KHKT, Hà Nội 1998.
[2]. Phan Anh, Trường điện từ & truyền sóng, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2000.
[3]. Giáo trình hệ thống thông tin hàng hải- TS.Trần Xuân Việt.
21
[4]. Trần Đắc Sửu (chủ biên), Trần Xuân Việt, , Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà
nước, KHCN 10-03, Hải Phòng, 1999.
[5]. Trần Xuân Việt, Nghiên cứu thiết lập hệ thống thông tin hàng hải Việt Nam trong hệ thống
GMDSS, Luận văn Thạc sỹ kỹ thuật, Học viện KTQS, 2000.
[6]. Grwave software, Version 4.0, 1990,/ />[7]. Noisedat software, Version 2.0, 1993.1990, / />[8]. GMDSS handbook./IMO, London, 1995.
[9]. Resulation A.704 (17), “Provision of Radio Services for GMDSS)/ IMO”, November 1991.
[10]. Recommendation P.368-7, Ground-Wave Propagation Curves for Frequencies between
10kHz
and 30 MH/ITU Radiocommunication, Bereau, 1992.
[11]. Recommendation PI.372-6, Radio Noise/ ITU, Radiocommunication Bureau, 1994.
22