Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

kế hoạch đổi mới PP dạy học 2010-2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122 KB, 4 trang )

PHÒNG GD&ĐT ĐAKÔNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS BA LÒNG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: KH-THCS Ba Lòng, ngày tháng năm 2010
KẾ HOẠCH
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NĂM HỌC 2010 - 2011
- Căn cứ công văn số … ngày / /2010 của phòng GD&ĐT Đakrông về việc
hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học cấp THCS.
- Căn cứ vào các văn bản thi đua; " Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích
cực", " Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo", " Học tập và
làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", Phong trào thực hiện " Hai không" và bốn
nội dung.
Thực hiện chủ đề trọng tâm trong năm học: Tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao
chất lượng giáo dục.Hưởng ứng điểm nhấn của Sở GD&ĐT " Đề cao trách nhiệm của
người thầy trong kểm tra chấm điểm". Trường THCS Ba Lòng xây dựng kế hoạch đổi
mới phương pháp dạy học năm học 2010-2011.
I. Đặc điểm tình hình
1.Thuận lợi:
Năm học 2010 - 2011 là năm học toàn nghành tiếp tục quán triệt và thực hiện
nhiệm vụ theo tinh thần nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, là năm học kết thúc giai đoạn
2006 - 2010 về chương trình phát triển của huyện nhà.
Các cấp chính quyền quan tâm hơn tới sự phát triển của giáo dục.
Đội ngũ giáo viên ngày càng nâng cao trình độ chuẩn, tiếp cận nhanh với các tiến
bộ KHKT áp dụng trong dạy và học, sự quan tâm hỗ trợ các chế độ chính sách cho học
sinh dân tộc thiểu số kịp thời.
2. Khó khăn.
Đội ngũ giáo viên mặc dầu ngày càng được chuẩn hoá, nâng cao, nhưng năng lực
còn nhiều hạn chế.
CB, GV, CNV chưa chủ động và sáng tạo trong công tác của mình, chưa giám
nghĩ, giám làm, giám nghĩ cũng chưa mạnh dạn áp dụng, nhất là trong công tác chuyên
môn giảng dạy.
Bên cạnh đó:


Công tác xã hội hoá giáo dục chưa thực sự đi sâu vào tận từng người dân, đời
sống kinh tế của người dân còn nhiều khó khăn.
Nạn bỏ học, bỏ giữa chừng vẫn còn xảy ra, nguyên nhân có nhiều, nhưng chủ yếu
1
đời sống kinh tế còn thấp.
II. Nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp cơ bản.
1. Những nhiệm vụ trọng tâm.
a) Về nguyên tắc đổi mới phương pháp dạy học.
- Đổi mới phương pháp dạy học phải lấy học trò làm trung tâm, giáo viên là
người hướng dẫn, dạy cách học, phương pháp tự học đối với học sinh.
- Đổi mới phương pháp dạy học gắn liền với việc thực hiện đổi mới kiểm tra
đánh giá cho điểm học sinh.
- Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá nội dung chương trình,
bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng của từng bộ môn, sát đối tượng học sinh
- Đổi mới phương pháp gắn liền với việc ứng dụng, sử dụng thiết bị dạy học theo
hướng hiện đại hoá, đặc biệt áp dụng công nghệ thông tin vào tiết dạy.
b) Cơ sở để đổi mới phương pháp dạy học.
- Giáo viên không ngừng nâng cao trình độ đào tạo chuẩn và trên chuẩn.
- Đổi mới đồng bộ từ cơ sở vật chất lớp học đến trang thiết bị dạy học, đặc biệt
đầu tư mua sắm các thiết bị hiện đại như máy vi tính, máy chiếu,
- Nắm bắt thông tin về việc đổi mới phương pháp dạy học qua các phương tiện
thông tin đại chúng, tham gia các lớp chuyên đề các cấp, phổ biến tư, tài liệu của từng
bộ môn.
- Giáo viên tích cực tự học tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ đối với bản thân,
tiếp cận và khai thác tốt thông tin internet, biết thông thạo máy vi tính.
c) Mục tiêu.
- 100% giáo viên đổi mới cách soạn giáo án theo hướng đổi mới phương pháp
dạy học, bài soạn có chất lượng, thể hiện được hoạt động tích cực của học sinh.
- 100% giáo viên biết vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học trong mỗi tiết
học, làm cho tiết học sôi nổi, học sinh tích cực hoạt động.

- 100% giáo viên phải đoạn tuyệt với cách dạy phương pháp dạy theo kiểu Đọc -
Chép trong tiết học.
- ít nhất trong năm học mỗi giáo viên phải thực hiện và áp dụng dạy 5 tiết bằng
giáo án điện tử.
- Phấn đấu 80% tổng số tiết dạy của giáo viên đạt mức khá giỏi trở lên.
2. Các giải pháp:
- Ban giám hiệu lồng ghép kế hoạch từng tuần để tiến hành đánh giá mỗi tuần
một tiết dạy điểm độc lập ở bất cứ bộ môn nào, xem đó là kết quả của việc đổi mới
phương pháp dạy học ở giáo viên đó, đưa vào đánh giá thi đua chuyên môn trong năm
học.
- Quán triệt mục tiêu giáo dục tới tận giáo viên, thực hiện một cách có hiệu quả
2
với các nội dung công văn chỉ đạo của các cấp các nghành, đặc biệt về vấn đề đổi mới
phương pháp dạy học.
- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về đổi mới PPDH mỗi
học kỳ một lần, lập kế hoạch bồi dưỡng kiến thức tin học cho giáo viên thường xuyên
trong năm học, cụ thể vào thứ 7, CN hằng tuần.
- Hoàn thiện dần những quy định, quy chế chuyên môn phù hợp với đặc điểm
tình hình giáo viên và học sinh như; Xây dựng tiêu chí đánh giá chất lượng giáo viên
thông qua sản phẩm, thành quả được giao ở tất cả các lĩnh vực trong và ngoài nhà
trường, công tác kiêm nhiệm. Gắn trách nhiệm về tiêu chí chỉ tiêu phấn đấu của học
sinh với giáo viên.
- Phân công, quán triệt về chuyên môn cho giáo viên, giao chất lượng bộ môn,
kềm cặp học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh khá giỏi. Cụ thể; Mỗi giáo viên được phân
công giảng dạy ở lớp chọn chất lượng văn hoá phải đạt 100% TB trở lên, trong đó có
35% học sinh khá, 5% học sinh giỏi trở lên. Giáo viên được phân công giảng dạy học
sinh yếu kém, chất lượng TB trở lên cuối năm phải tăng lên được 20%. Giáo viên được
phân công bồi dưỡng học sinh giỏi tham gia thi huyện, mỗi môn đứng ở mỗi khối lớp
phải đạt ít nhất 2 em ( lượt ), thi tỉnh đạt 1 em.
- Tổ chuyên môn thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ, phương pháp chuyên môn

cho thành viên tổ mình. Nâng cao ý thức vai trò tự học tự bồi dưỡng, thăm lớp dự giờ
thường xuyên, đánh giá góp ý. Cụ thể giáo viên dạy giỏi cấp huyện, tỉnh tiến hành dạy
mẫu, giáo viên dạy ở mức độ trung bình thường xuyên được BGH, đồng nghiệp thăm
lớp dự giờ để đúc rút kinh nghiệm, đánh giá, nếu các tiết dạy không tiến bộ thì xếp năng
lực chuyên môn loại yếu.
- Quản lý tốt việc sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học. Trên cơ sở trang thiết bị hiện
có, giáo viên sử dụng linh hoạt đối với các tiết dạy. Đặc biệt tập trung vào các phòng bộ
môn, không để trống phòng bộ môn. Quản lý phòng bộ môn, phòng thiết bị đồng chí
chuyên trách được phân công chịu mọi trách nhiệm khi xảy ra mất mát, hư hỏng. Hằng
kỳ phải kê khai các loại thiết bị, đồ dùng dạy học, báo cáo lên nhà trường.
- Tiếp tục đổi mới cách đánh giá học sinh thông qua kiểm tra dưới mọi hình thức,
học sinh tự đánh giá năng lực học bộ môn của mình. Giáo viên đánh giá qua kiểm tra
miệng, 15 phút, kiểm tra định kỳ theo hướng dẫn của Bộ giáo dục. Khi đánh giá cần
phải sát đối tượng học sinh của mình phụ trách.
- Giáo viên chuẩn bị tốt ngân hàng đề cho cá nhân cũng như cho nhà trường ở các
bộ môn, phù hợp với đối tượng học sinh.Cụ thể ra đề khảo sát chất lượng đầu năm vào
tháng 8, ra đề khảo sát học kỳ I vào tháng 11, ra đề khảo sát cuối năm vào tháng 3. Hội
đồng chuyên môn thẩm định đề một cách bí mật, khách quan. Nội dung và hình thức ra
đề phải tuân thủ đúng theo yêu cầu của hội đồng chuyên môn nhà trường.
3
- Nhà trường cụ thể hoá nội dung yêu cầu của nhiệm vụ năm học theo từng chủ
đề, theo từng đợt thi đua. Mỗi giáo viên phải dự giờ tối thiểu 18 tiết/ năm học, được
đánh giá dự giờ để xếp loại 3 tiết/năm học. Sau mỗi đợt dự giờ phải lưu phiếu đánh giá
theo tổ, lưu nhà trường, và nạp về chuyên môn phòng GD.
- Bộ môn: Ngữ Văn, Lịch sử, Địa lý, GDCD, cần tích hợp các nội dung liên
môn, giáo dục môi trường, truyền thống lịch sử địa phương để đổi mới phương pháp
dạy học
- Thực hiện kiểm tra đánh giá theo quy định chuyên môn. Mạnh dạn chủ động, tự
chủ về nội dung kiến thức trong từng tiết dạy.
- Không ngừng xây dựng tủ sách pháp luật cho thư viện trường, phát động giáo

viên và học sinh tham gia mượn tài liệu nghiên cứu, học tập. Tiến tới xây dựng thư viện
kết nối Internet.
III. Tổ chức thực hiện
Các tổ chuyên môn, bộ phận thiết bị, thư viện trường học, cá nhân cán bộ giáo
viên tiếp thu những nội dung kế hoạch về đổi mới phương pháp dạy học tiến hành thực
hiện nghiêm túc, có hiệu quả, đặc biệt phối kết hợp qua lại để nâng cao chất lượng trong
mỗi tiết dạy.
Ban giám hiệu nhà trường cùng với ban đổi mới phương pháp dạy học có kế
hoạch kiểm tra, đôn đốc, góp ý, đánh giá, sơ tổng kết, xếp loại cuối kỳ, cuối năm đối
với mỗi giáo viên về việc đổi mới phương pháp dạy học ở bộ môn đó./.
Nơi gửi: TM. BAN CHỈ ĐẠO
- Phòng GD&ĐT huyện; HIỆU TRƯỞNG
- Các tổ chuyên môn trường;
- Lưu VT;
- Thành viên BCĐ;
- In bản
Trần Thanh Hòa
4

×