Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

phân tích tình hình thâm hụt ngân sách từ nam 2010 đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.33 KB, 20 trang )

Mục lục
1
Dẫn nhập
Đối với mỗi Quốc gia ngân sách nhà nước là 1 trong những
nguồn tài chính vô cùng quan trong trong việc điều tiết nền kinh tế và
cung ứng cho các hoạt động của chính phủ để đáp ứng, xây dựng các
nhu cầu của xà hội mà không phải tổ chức, cá nhân nào có thể đáp ứng
được. vì vậy việc quản lí cũng như sự dụng nguồn tài chính này cần
phải hợp lí và có hiệu quả thì mơi mang lại phúc lợi xã hội cho toàn xã
hội của mỗi quốc gia, đôi lúc các khoản thu không đủ để chi cho các
hoạt động của chính phủ làm cho xảy ra hiện tượng thâm hụt ngân
sách. Trong nền kinh tế hiện đại thì các quốc gia phát triển không tránh
khỏi vấn đề này vì các khoản mục chi ra để phát triển nên kinh tế đi
theo xu hướng và mong muốn của chính phủ là rất cao, nên thương
xảy ra việc thâm hụt ngân sách. Những năm gần đây vấn đề thâm hụt
ngân sách được chú trọng là điều tất yếu.
2
Đặt vấn đề
Thâm hụt ngân sách xảy ra là điều tất yếu ở các nước phát triển
nhưng quan trọng là mức độ nay năm ở mức nào, chính phủ có đủ khả
năng kiểm soát mức độ này hay không. Để đi theo xu hướng của nền
kinh tế thế giới thì việc chính phủ Việt Nam tăng các khoản chi là có thể
chấp nhận, vì trong thời kỳ hội nhập chính phủ cần nâng cao vài trò của
mình trong nên kinh tế, nhưng không vì vậy mà việc chi tiêu ngân sách
nhà nước cần mang lại hiệu quả chứ không phải chi tiêu 1 cách bừa bãi
dẫn đến thâm hụt ngân sách diễn ra triền miên và đi ra xa so với mức
độ kiểm soát của chính phủ cũng như khả năng chấp nhận của thị
trường Việt Nam. Vậy nên để hiểu rõ hơn những cái được cái mất trong
việc chi tiêu ngân sách nhà nước thì dưới đây là bài tiểu luận phân tích
tình hình thâm hụt ngân sách từ nam 2010 đến nay
Bài tiểu luận được chia làm 2 phần


Phần I Tìm hiểu chung về thâm hụt ngân sách nhà nước
Phần II Phân tích tình hình thâm hụt ngân sách từ năm 2010
đến nay
3
Phần I:Tìm hiểu chung về thâm hụt
ngân sách nhà nước.
1.1, khái niệm
Ngân sách nhà nước, hay ngân sách chính phủ, là một phạm trù
kinh tế và là phạm trù lịch sử; là một thành phần trong hệ thống tài
chính. Thuật ngữ "Ngân sách nhà nước" được sử dụng rộng rãi trong
đời sống kinh tế, xã hội ở mọi quốc gia. Song quan niệm về ngân sách
nhà nước lại chưa thống nhất, người ta đã đưa ra nhiều định nghĩa về
ngân sách nhà nước tùy theo các trường phái và các lĩnh vực nghiên
cứu. Luật Ngân sách Nhà nước của Việt Nam đã được Quốc hội Việt
Nam thông qua ngày 16/12/2002 định nghĩa: Ngân sách Nhà nước là
toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước trong dự toán đã được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một
năm để đảm bảo thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước.
1.2, khái niệm thâm hụt ngân sách nhà nước
Thâm hụt ngân sách nhà nước, hay còn gọi là bội chi ngân sách
nhà nước, là tình trạng khi tổng chi tiêu của ngân sách nhà nước vượt
quá các khoản thu "không mang tính hoàn trả" của ngân sách nhà
nước.
Để phản ánh mức độ thâm hụt ngân sách người ta thường sử
dụng chỉ tiêu tỉ lệ thâm hụt so với GDP hoặc so với tổng số thu trong
ngân sách nhà nước.
Thâm hụt ngân sách nhà nước có thể ảnh hưởng tích cực hoặc
tiêu cực đến nền kinh tế một nước tùy theo tỉ lệ thâm hụt và thời gian
thâm hụt. Nói chung nếu tình trạng thâm hụt ngân sách nhà nước với tỷ
lệ cao và trong thời gian dài sẽ gây ra lạm phát, ảnh hưởng tiêu cực.

Thâm hụt ngân sách nhà nước cần phải đặt trên cơ sở thu nhập
và mức sống của người dân do thuế là 1 trong những nguồn bù đắp
ngân sách lớn nhất của ngân sách nhà nước mà việc thu thuế cần phải
4
dựa vào mức thu nhập của người dân, hơn nữa nhà nước có thể lựa
chọn vay từ dân cư trong nước mà để định mức vay hợp lý thì lại phải
dựa trên thu nhập và mức sống của người dân
1.3, Phân loại thâm hụt ngân sách nhà nước
Tài chính công hiện đại phân loại thâm hụt ngân sách thành hai
loại: thâm hụt cơ cấu và thâm hụt chu kỳ.
Thâm hụt cơ cấu là các khoản thâm hụt được quyết định bởi
những chính sách tùy biến của chính phủ như quy định thuế suất, trợ
cấp bảo hiểm xã hội hay quy mô chi tiêu chogiáo dục, quốc phòng,
Thâm hụt chu kỳ là các khoản thâm hụt gây ra bởi tình trạng
của chu kỳ kinh tế, nghĩa là bởi mức độ cao hay thấp của sản
lượng và thu nhập quốc dân. Ví dụ khi nền kinh tế suy thoái, tỷ lệ thất
nghiệp tăng sẽ dẫn đến thu ngân sách từ thuế giảm xuống trong khi chi
ngân sách cho trợ cấp thất nghiệp tăng lên.
1.4, Các yếu tố dẫn đến thâm hụt ngân sách nhà nước
1.4.1, Yếu tố khách quan
*Tác động của chu kỳ kinh tế:
Tùy thuộc vào mỗi thời kỳ mà việc thâm hụt ngân sách hay thặng
dư ngân sách. Trong thời điểm nền kinh tế mới khôi phục sau những
cuộc khủng hoảng thì việc chi ngân sách nhà nước để khôi phục sản
xuất cũng như việc khắc phục hậu quả do khủng hoảng gây ra, mà việc
thu ngân sách lại giảm sụt vì các doanh nghiệp chưa phục hồi đóng
thuế không đầy đủ ví sản xuất chưa mang lại hiệu quả, dẫn đến chi
nhiều hơn thu làm cho thâm hụt ngân sách nhà nước. Hoặc ngược lại
khi nền kinh tế đã ổn định trở lại thì việc thu thuế dễ dàng hơn nhà
nước có nhiều ngân sách tư thuế hơn mà không phải chi nhiều cho việc

5
phục hồi nên kinh tế làm cho giảm thâm hụt ngân sách hoặc thặng dư
ngân sách nhà nước.
*Tác động những yếu tố bên ngoài không đoán trước
Đây là những yếu tố bất khả kháng làm cho chính phủ chi ngân
sách nhà nước 1 cách đột biến trong khi thu vẫn không đổ làm thâm hụt
ngân sách. Vd như hàng năm các nước giáp biển chịu ảnh hưởng của
bão, lũ, thiên tai, tưy vào mỗi năm mà ảnh hưởng của vấn đề này
khác nhau, không nhất thiết năm nào cũng như năm nào. Chính phủ sẽ
tăng chi ngân sách nhà nước để khắc phục hậu quả nhằm ổn định đời
sống xã hội.
1.4.2 Các yếu tố chủ quan:
* Tác động từ những chính sách định hướng của chính phủ
Khi chính phủ muốn kích cầu tiêu dùng hay khuyến khích sản
xuất thì chính phủ sẽ chi ngân sách nhà nước ra để chi vào các khoản
mục đầu tư, điều chỉnh nên kinh tế đi theo định hướng đã dự định
trước. Ví dụ như chính phủ muốn tăng cường xuất nhập khẩu thì cần
chi ngân sách nhà nước để xây dựng các cơ sở hạ tầng nhằm phục vụ
cho xuất nhập khẩu như xây dựng nâng cấp đường xá, cầu cảng, sân
bay,…Việc thâm hụt do khích cầu thị trường như thế này thường xảy ra
đối với các nước đang phát triển và hạn chế tại các nước phát triển.
*Tác động do việc sự dụng ngân sách nhà nước không hiệu quả
Hàng năm các khoản chi cho việc cung cấp hàng hóa công, cũng
như các khoản chi phí cho việc duy trì bộ máy hoạt động của chính phủ
thường là những khoản chi rất lớn. Việc cung ứng nhằm tạo phúc lợi
cho xã hội không được sử dụng 1 cách hiệu quả gây lãng phí 1 phần
ngân sách nhà nước.
1.5, Tác động của thâm hụt ngân sách nhà nước tới nền kinh
tế
*Thâm hụt ngân sách và vấn đề đầu tư.

6
Khi chi ngân sách tăng, thu lại giảm, trong khi GDP tăng làm cho
cầu về tiền của thị trường tăng cao. Nhưng không phải khi nào cầu về
tiền tăng là chính phủ sẽ cung cấp tiền ra cho thị trường vì khi làm vậy
sẽ làm mất giá đồng tiền rất dễ gây ra lạm phát, vậy nên hàng năm
chính phủ chỉ dự định 1 lượng cung nhất định cho thì trường mà cầu
tiền tăng dẫn đến lãi suất tăng gây nên việc cầu về tiền của các doanh
nghiệp không được đáp ứng đầy đủ, làm giảm việc đầu tư của doanh
nghiệp kìm hạm sự phát triển kinh tế. Vì vậy chính phủ cần cân nhắc
chi ngân sách nhà nước sao cho phù hợp với xu hướng của nền kinh tế
trành trường hợp thiếu cung, kiềm hạm nền kinh tế, nhưng không vì thế
mà ưu tiên quá lớn cho đầu tư mà không chú trọng tới các vấn đề xã
hội khác vậy nên đây có thể được coi là việc làm khá kho khắn đối với
chính phủ.
*Thâm hụt ngân sách nhà nước ảnh hưởng tới lạm phát.
Việc vhi nhiều hơn thu làm thâm hụt ngân sách nhà nước, đến
khi cần chi ra mà không còn ngân sách thì chính phủ buộc lòng phải
phát hành tiền hay trái phiếu chính phủ. Nhưng khi phát hành lượng
tiền tương đối lớn như vậy sẽ gây nên lạm phát tại thị trường. Mà tác
hại của lạm phát là rất lớn như phân phối lại thu nhập và của cải một
cách ngẫu nhiên,gây biến dạng về cơ cấu sản xuất và việc làm trong
nền kinh tế.
Tưy nhiên,lạm phát cũng có tác động ngược đến thâm hụt ngân
sách nhà nước.Với tác động phân phối lại của cải một cách ngẫu nhiên
thì lạm phát cũng làm dễ dàng hơn cho chính phủ trong một chừng
mực nhất định.
Thứ nhất,Chính phủ có thêm một nguồn thu nhập đó là thuế lạm
phát.
Thứ hai,Chính phủ có thể được lợi nếu lạm phát làm cho lãi suất
danh nghĩa tăng ít hơn bản thân mức tăng của lạm phát.

7
Và như vậy mức thâm hụt ngân sách có thể giảm.
*Thâm hụt ngân sách nhà nước ảnh hưởng tới cán cân thương
mại.
Hiệu số giữa xuất khẩu và nhập khẩu trong khoản giao dịch còn
gọi là cán cân thương mại. Các hoạt động xuất và nhập khẩu hàng hoá
không chỉ được đánh giá thông qua số lượng mà còn được đánh giá
thông qua tỷ lệ trao đổi. Tỷ lệ trao đổi ở đây là tỷ số giữa giá hàng xuất
khẩu của một nước và giá hàng nhập khẩu của bản thân nước đó. Như
vậy ,nếu như giá xuất khẩu tăng lên một cách tương đối so với hàng
nhập khẩu thì cán cân thương mại sẽ được tăng cường theo hướng
tích cực và ngược lại ( nếu như khối lượng hàng không thay đổi .)
Như ta đã phân tích ở trên, tình trạng thâm hụt ngân sách sẽ làm
cho lãi suất thị trường tăng.Lãi suất tăng làm cho giá trị đồng nội tệ
tăng, giá hàng hoá trong nước theo đó cũng tăng làm giảm lượng hàng
xuất khẩu. Trong khi tương ứng,hàng hoá của đất nước khác sẽ rẻ
tương đối so với nước đó,dẫn tới việc tăng lượng hàng nhập khẩu. Vì
vậy ,thâm hụt ngân sách sẽ gây ra tình trạng nhập siêu. Nhập vào lớn
hơn xuất ra,việc sử dụng hàng hoá sản xuất trong nước bị hạn chế, sản
xuất gặp nhiều khó khăn,tác động không ít tới sự tăng trưởng kinh tế.
8
Phần II:Phân tích tình hình thâm hụt ngân
sách từ năm 2010 đến nay
2.1, Tình hình thu, chi ngân sách nhà nước năm 2010
ĐVT: Tỷ đồng
TỔNG THU CÂN ĐỐI NGÂN
SÁCH NHÀ NƯỚC 588428
Thu nội địa 377030
Thu từ dầu thô 69179
Thu cân đối từ hoạt động xuất

nhập khẩu 130351
Thu viện trợ 11868
TỔNG CHI CÂN ĐỐI NGÂN
SÁCH NHÀ NƯỚC 648833
Chi đầu tư phát triển 183166
Chi trả nợ và viện trợ 88772
Chi thường xuyên 376620
chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính 275
chênh lệch -60405
Năm 2010, ngân sách nhà nước vẫn chủ yếu dựa vào 2 khoản
thu lơn đó là thu từ nội địa là 377030 tỷ đồng chiếm 64,07% so với tổng
thu ngân sách nhà nước, và thu từ hoạt động xuất nhập khẩu là 130351
tỷ đồng chiếm 22,15%. Thu ngân sách năm 2010 tăng từ 61% trong
năm 2009 lên 62,5%, cho thấy việc hoàn thiện việc thu ngân sách ngày
càng được cải thiện. Đây cũng có thể là 1 bước tiến khá tốt trong thời
kỳ phục hồi sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008.
Tổng thu ngân sách nhà nước năm 2010 dự kiến vượt 12,7% so
với dự toán và tăng 17,6% so với năm 2009, bảo đảm được các nhiệm
9
vụ chi và góp phần giảm bội chi xuống dưới 6%, thấp hơn kế hoạch đề
ra (6,2%). Đến hết năm 2010, dư nợ Chính phủ tương đương khoảng
44,5% GDP, dư nợ nước ngoài của quốc gia khoảng 42,2% GDP và dư
nợ công bằng 56,7% GDP, nằm trong giới hạn an toàn.
Các khoản chi thì vẫn chủ yếu là chi thường xuyên và chi cho
đầu tư phát triển là 2 khoản chi lớn của chi ngân sách nhà nước. Chi
thường xuyên chiếm 58,04% tổng chi ngân sách và chi cho đầu tư phát
triển chiếm 28,23% so với tổng chi ngân sách.
Thông qua đây ta có thể thấy chính phủ đang đi bước đầu tiên
trong việc phục hồi, ổn định kinh tế sau khủng hoảng, vì vậy dẫn đến
thâm hụt ngân sách là 60405 tỷ đồng do chi nhiều hơn thu.

10
TỔNG THU CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ
NƯỚC 721804
Thu nội địa 443731
Thu từ dầu thô 110205
Thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu 155765
Thu viện trợ 12103
TỔNG CHI CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ
NƯỚC 787554
Chi đầu tư phát triển 208306
Chi trả nợ và viện trợ 111943
Chi thường xuyên 467017
chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính 288
chênh lệch
-65750
2.2, Tình hình thu, chi ngân sách nhà nước năm 2011
ĐVT: Tỷ đồng
Trong năm 2011 tình hình trốn thuế vẫn đang nhiều mặc dù
Chính phủ đánh giá tổng thu ngân sách vượt 11,3% so với dự toán,
tăng 19,9% so với thực hiện năm 2010. Tưy nhiên, qua giám sát, Ủy
ban Tài chính ngân sách thấy rằng, tình trạng gian lận thương mại, trốn
lậu thuế vẫn diễn ra khá phổ biến, nhất là ở một số thành phố lớn. Vẫn
có thể khai thác nguồn thu từ đất đai, kinh doanh bất động sản, từ khai
thác tài nguyên khoáng sản. Vì vậy thu ngân sách từ nội địa giảm
xuống còn chiếm 61,47% tổng thu ngân sách giảm so với năm 2010.
Nhưng nhìn chung tổng thu ngân sách tăng cao hơn cũng đã là 1 thành
công của chính phủ, dễ nhận thấy việc ổn định sản xuất kinh doanh của
thị trường có nhiều khởi sắc hơn so với năm 2010.
11
Nghị quyết 11 của Chính phủ tập trung vào việc cắt giảm chi tiêu

công, tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên, nhưng tổng số chi ngân
sách vẫn vượt dự toán 9,7%.Chi đầu tư phát triển vẫn vượt dự toán và
tăng 15,1% (23.000 tỷ đồng) là mức tăng khá cao, nếu đặt trong bối
cảnh đang thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt, giảm đầu tư công thì
việc tăng chi nói trên là chưa hợp lý. Đối với chi thường xuyên, Ủy ban
Tài chính - Ngân sách chỉ rõ, cơ cấu chi thường xuyên chưa thay đổi
tích cực, vẫn tồn tại, bất cập, nhất là chi cho con người, chưa thực hiện
tốt nguyên tắc phân phối theo lao động, theo năng suất, hiệu quả, công
lao đóng góp; chưa khuyến khích và thu hút được người có tài; tiền
lương cơ bản thấp, mang tính bình quân đã làm cho chế độ tiền lương
mất dần động lực
Tưy thu ngân sách có tăng nhưng kéo theo đó là chi ngân sách
cũng tăng alf cho chính phủ thâm hụt ngân sách tăng từ 60405 tỷ đồng
lên 65750 tỷ đồng tăng 8,84% so với năm 2010.
2.3, tình hình thu, chi ngân sách nhà nước năm 2012
ĐVT: Tỷ đồng
TỔNG THU CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ
NƯỚC
73488
3
Thu nội địa
47710
6
Thu từ dầu thô
14010
6
Thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu
10740
4
Thu viện trợ 10267

TỔNG CHI CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ
NƯỚC
97846
3
Chi đầu tư phát triển
26881
2
12
Chi trả nợ và viện trợ
10583
8
Chi thường xuyên
60337
2
chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính 441
chênh lệch
-
243580
Năm 2012 ta có thể nhận thấy tốc độ tăng giảm chi và thu ngân
sách là khá chênh lệch, thu ngân sách năm 2012 chỉ tăng 1,81% so với
năm 2011nhưng chi ngân sách năm 2012 tăng 24,24% so với năm
2011. Thu từ hoạt đông xuất nhập khẩugiảmcũng có thể dễ hiểu vì
trong năm này thì xảy ra vấn đề chính trị đó là việc tranh chấp biển
đông của Việt Nam với TQ làm cho vấn đề xuất nhập khẩu bị gián đoạn
làm cho ngân sách thu từ hoạt động xuất nhập khẩu giảm xuống
45,02% so với năm 2011, các của khẩu bị hạn chế nhiều mà TQ là 1
trong những thị trường xuất khẩu của Việt Nam nên ngân sách từ hoạt
đọng này giảm là điều có thể dễ nhận ra.Ngoài ra còn thu thị trường Mỹ
và Châu âu rơi vào tình trạng suy thoái nên kinh tế làm cho sức mua
giảm, các rào cản ngày càng được thiết lập.

Các khoản chi ngân sách thì việc chi cho chi thường xuyên tăng
đột biến khoản mục này tăng 29,19% so với năm 2011. Nguyên nhân
đột biến này là do chính phủ chi nhiều cho quân sự, chi cho quốc phòng
và chi cho các hoạt động bảo vệ chủ quyền trên biển Đông.
2.4 tình hình thu chi ngân sách nhà nước năm 2013
ĐVT: Tỷ đồng
TỔNG THU CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ
NƯỚC 816000
Thu nội địa 545500
Thu từ dầu thô 99000
Thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu 166500
13
Thu viện trợ 5000
TỔNG CHI CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ
NƯỚC 939000
Chi đầu tư phát triển 175000
Chi trả nợ và viện trợ 105000
Chi thường xuyên 658900
chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính 100
chênh lệch
-123000
Trong năm 2013 các khoản chi giảm và các khoản thu tăng làm
cho thâm hụt ngân sách giảm 20.580 tỷ đồng, trong đó thu ngân sách
tăng 82.883 tỷ đồng tăng 11,03% so với cùng kỳ năm 2012, chi giảm
39.463 tỷ đồng giảm 4.2% so với cùng kỳ năm 2012. Tổng thu ngân
sách vẫn dựa nhiều trên việc thu từ nội địa và thu từ hoạt động xuất
nhập khẩu, năm 2013 thu từ hoạt động xuất nhập khẩu tăng 55.02% so
với cùng kỳ năm 2012, thu nội địa tăng 14.33%.
Nhìn chung tình hình cơ cấu nguồn thu ngân sách nhà nước năm
2013 tiếp tục hướng đến tăng thu nội địa với tỷ trọng gần 2/3 tổng thu

ngân sách nhà nước. Tưy nhiên, nguồn thu nội địa sẽ chịu tác động
mạnh của các biện pháp hỗ trợ sản xuất kinh doanh và thị trường kể từ
cuối năm 2012 trở lại đây. Trên thực tế, các cơ quan quản lý nhà nước
đã có những động thái nhất định nhằm kích thích, hỗ trợ các hoạt động
sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng trong nước như hạ lãi trần lãi suất
huy động xuống 7,5%, bơm 30.000 tỷ đồng vào thị trường BĐS, lên kế
hoạch giảm thuế thu nhập doanh nghiệp về 22% Tưy nhiên, dường
như những giải pháp này chưa đủ mạnh và chưa thật trúng, nên tác
14
động tới doanh nghiệp, tới thị trường còn hạn chế, chưa thực sự rõ
ràng.
15
2.5, Dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2014
ĐVT: Tỷ đồng
TỔNG THU CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC 782700
Thu nội địa 539000
Thu từ dầu thô 85200
Thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu 154000
Thu viện trợ 4500
TỔNG CHI CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC 987500
Chi đầu tư phát triển 163000
Chi trả nợ và viện trợ 120000
Chi thường xuyên 704400
chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính 100
chênh lệch -204800
Dự toán của chính phủ trong năm 2014 là chi ngân sách tăng
5,16% so với cùng kỳ năm 2013, thu ngân sách giảm 4,25%, dự đoán
tham hụt ngân sách có thể tăng lên 204800 tỷ đồng tăng 66,5% so với

năm 2013. Trong đó ngân sách chi thường xuyên chiếm tỉ trong cao,
chiếm 71,33% tổng chi ngân sách nhà nước, trong khi các khoản chi
cho đầu tư phát triển giảm nhẹ và chi cho trả nợ và viện trợ tăng nhẹ.
Cho thấy trong năm 2014 chính phủ ít quan tâm hơn tới việc đầu tư
phát triển mà chú trọng nhiều hơn vào khoản mục chi cho hoạt động xã
hội nhiều hơn.
16
2.6, Biến động thu, chi ngân sách nhà nước từ năm 2010 đến
nay
2.6.1 Biến động thu ngân sách nhà nước từ năm 2010 đến
nay
ĐVT: Tỷ đồng
Nhìn chung tình hình thu ngân sách nhà nước khá ổn định trong
những năm gần đây, tăng từ 377.030 tỷ đồng trong năm 2010 lên
554.500 tỷ đồng trong năm 2013, hoàn thành vượt mức đề ra của chính
phủ. Cơ cấu khoản thu ngân sách vẫn dựa trên việc thu từ nội địa nhiều
hơn, tỉ trọng thu từ nội địa khá cao và tốc đọ tăng cũng khá tốt qua các
năm, cho thấy chính sách thu các loại thuế, phi, lệ phí trong nước được
cải thiện đáng kể. Nhưng theo dự toán của chính phủ thì trong năm
2014 thu nội địa giảm 1,2% so với năm 2013 giảm từ 554.500 tỷ đồng
xuống còn 539.000 tỷ đồng.
Với tỉ trọng thu từ nội địa cao như vậy thì vấn đề thu thuế là điều
rất quan trọng trong thời gian tới nếu không muốn thâm hụt ngân sách
ngày càng cao do xu hướng chi ngân sách đang tăng cao và rất có thể
tăng cao trong thời gian tới nên việc cần làm gấp rút trong giai đoạn tới
đây.
2.6.2 Biến động chi ngân sách nhà nước từ năm 2010 đến
nay
ĐVT: tỷ đồng
Biểu đồ thể hiện tình hình chi ngân sách nhà nước từ năm 2010 đến

nay
Trong những năm gần đây việc chi thường xuyên tăng cao và với
tốc độ khá nhanh tăng từ 176.620 tỷ đồng lên 704.400 tỷ đồng trong dự
17
toán chi ngân sách năm 2014. Đối với chi thường xuyên lại đột nhiên
giảm nhanh trong năm 2013, giảm từ 268.812 tỷ đồng năm 2012 xuống
còn 175.000 tỷ đồng năm 2013 và giảm còn 163.000 tỷ đồng theo dự
toán chi năm 2014.
Với việc chi ngân sách nhà nước tăng với tốc độ như vậy thì thu
ngân sách không thể đáp ứng đủ nên những năm gần đây tình hình vay
nợ từ nước ngoài càng gia tăng làm cho công nợ tăng cao, gần đây
nhất là việc phát hành trái phiếu chính phủ trong năm 2015 thì làm cho
nợ công càng tăng, nếu không kiểm soát chẽ chẽ thì nguy cơ bất ổn
nền kinh tế sẽ xảy ra. Hiện tại nợ công nước ta đang nằm ở mức khá
cao so với các nước trong khu vực Đông Nam Á và thâm hụt ngân sách
đứng ở vị trí khá cao so với các nước ở Châu Á. Trong những năm nay
chính phủ liên tục đưa ra gói kích cầu vào năm 2011,2012,2013 làm
cho tình khoản chi ngân sách nhà nước cho chi thường xuyên tăng cao
trong những năm gần đây, them vào đó là việc cung ứng các hàng hóa,
dịch vụ công chưa mang lại hiệu quả gây lãng phí ngân sách nhà nước.
2.7 Tình hình thâm hụt ngân sách từ năm 2010 đến nay
ĐVT: Tỷ đồng
Biểu đồ thể hiện tình hình thâm hụt ngân sách từ năm 2010
đến nay
Ta thấy thâm hụt ngân sách biến động mạnh trong năm 2012,
tăng nhanh từ 65.750 tỷ đồng lên 243.580 tỷ đồng trong năm 2012 sau
đó giảm gần 50% trong năm 2013 và dự toán sẽ tăng lại trong năm
2013. Những năm gần đây tưy rằng ngân sách nhà nước liên tục tăng
nhưng lúc nào chi ngân sách cũng cao hơn thu ngân sách, dẫn đến
thâm hụt ngân sách diễn ra triền miên trong những năm vừa qua. Kéo

theo của việc thâm hụt ngân sách đó là việc công nợ tăng nhanh trong
những năm qua tăng từ 56,3% GDP lên trên 60% GDP trong năm 2014
và dự đoán nợ công sẽ tăng lên 65% GDP trong năm 2015.
18
Tưy nhiên từ năm 2010 đến nay việc giảm nợ công, giảm thâm
hụt ngân sách được chính phủ quan tâm nhiều hơn, hàng năm thâm
hụt ngân sách thực tế luôn nhỏ hơn mức thâm hụt ngân sách cho phép
của chính phủ, đây được coi là thành công quan trong trong việc xử lí
công nợ và thâm hụt ngân sách của nước ta trong những năm gần đây.
19
Kết luận:
Nhìn chung thì tình hình thâm hụt ngân sách từ năm 2010 đến
nay đang diễn biến khá phúc tạp. Chi ngân sách liên tục tăng và tăng
với tốc độ cao nhưng thu thì lại có tốc đọ tăng không kịp chi dẫn đến
thâm hụt ngân sách, nhưng đó không phải là do việc quản lí ngân sách
của chính phủ chưa chặt chẽ mà là do nhu cầu kinh tế tạo nên, chúng
ta không thể cứ giữ mãi ngân sách nhà nước tại mức thu bằng chi nếu
làm như vậy với 1 nước phát triển như Việt Nam thì rất có thể chúng ta
sẽ không theo kịp xu hướng phát triển của kinh tế thế giới. Ngoài ra
chính sách thu thuế của nước ta hiện nay vẫn chưa mang lại hiệu quả
tối ưu vì hàng năm nợ đọng thuế vẫn diễn ra trong khi chi thì liên tục
tăng tạo nên sức ép về chi ngân sách đối với chính phủ. Làm cho nợ
công tăng trong những năm qua, nhưng theo thông báo của chính phủ
thì mức độ nợ công vẫn đang năm trong tâm kiểm soát, nhưng không vì
thế vấn đề làm giảm tham hụt ngân sách không được chú trọng. Dự
kiếm tình hình thâm hụt ngân sách có thể vẫn tăng trong thời gian tới.
20

×