Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị - đồ dùng dạy học nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh khối lớp 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.23 KB, 17 trang )

A T VN
Nớc ta đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức thơng mại thế giới
(WTO), nền kinh tế cạnh tranh ngày càng khốc liệt cùng với sự phát triển nh vũ
bão của khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, đặc biệt là công nghệ thông
tin. Kinh tế thị trờng là một chủ trơng lớn của Đảng và nhà nớc, đây là một chủ
trơng phù hợp với thời kỳ quá độ đi lên CNXH. Đấy chính là điều kiện hết sức
thuân lợi cho kinh tế nớc nhà phát triển, đồng thời là một tiền đề cho nền giáo
dục nớc nhà phát triển. Song cũng chính là thách thức cho ngành giáo dục đòi hỏi
ngành giáo dục phải đào tạo ra một thế hệ trẻ có tri thức và đạo đức để đáp ứng
với yêu cầu phục vụ sự nghiệp đổi mới của đất nớc. Vai trũ c bit quan trng
ca GD&T c ng ta xỏc nh ti i hi ng ln th IX Phỏt trin
GD&T l mt trong nhng ng lc thc y, hot ng l iu kin phỏt
trin ngun nhõn lc, yu t c bn phỏt trin xó hi tng trng nhanh v
bn vng.
Cựng vi cụng cuc i mi ton din ca t nc, giỏo dc nc ta
cng ó v ang tỡm kim nhng gii phỏp tiờn tin, tin ti xõy dng mt
nn giỏo dc hin i. Mt trong nhng i mi c bn, quan trng ca giỏo dc
Vit Nam ó lm c ú l i mi chng trỡnh sỏch giỏo khoa, m nhim v
v mc tiờu l o to con ngi hin nay v mai sau, lm ch tri thc khoa hc
v cụng ngh hin i, cú t duy sỏng to, cú k nng thc hnh gii.
i mi chng trỡnh sỏch giỏo khoa l i mi c v ni dung, hỡnh thc
v phng phỏp ging dy. Giỳp hc sinh chim lnh tri thc mt cỏch ch ng,
sỏng to thụng qua cỏc phng tin, thit b, dựng dy hc. Vỡ thit b -
dựng dy hc va l phng tin chuyn ti thụng tin, va l ni dung ca
quỏ trỡnh truyn th kin thc, giỏo dc t cỏch, rốn luyn k nng thc hnh cho
hc sinh. Nú iu khin hot ng nhn thc ca hc sinh t trc quan sinh ng
n t duy tru tng. Nú cú tỏc dng to ln trong vic phỏt huy trớ tu sỏng to,
kớch thớch hng thỳ trong vic dy v hc ca thy v trũ. Bi thit b dy hc
luụn l mt chõn lớ ỳng cho nhng kt qu khng nh v khc sõu kin thc
cho hc sinh, nú m bo tớnh khoa hc, tớnh sỏng to v tớnh thm m cao. c
bit l i vi hc sinh tiu hc núi chung v hc sinh lp 3 núi riờng. Cỏc em


bt u c tip cn vi nhng khỏi nim mi tt c cỏc b mụn nh: Toỏn,
Ting Vit, m nhc, T nhin & xó hi, M thut, Vỡ vy s dng thit b -
dựng dy hc tt s phỏt huy c tớnh tớch cc ca hc sinh, gúp phn nõng cao
cht lng dy hc.
1
Hiện nay việc sử dụng thiết bị - đồ dùng dạy học vẫn còn một số giáo viên
đang gặp không ít khó khăn, một phần do thiết bị - đồ dùng dạy học được trang
bị còn thiếu, chưa đồng bộ, tần số sử dụng chưa cao, một phần do giáo viên sử
dụng còn lúng túng thiết bị - đồ dùng dạy học nên chưa đạt hiệu quả giờ dạy, từ
đó dẫn đến tâm lý ngại sử dụng.
Là một cán bộ quản lý trong nhà trường, để giúp giáo viên, đặc biệt là giáo
viên khối 3 nâng cao việc sử dụng thiết bị - đồ dùng dạy học. Do đó tôi đã chọn
đề tài: “Nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị - đồ dùng dạy học nhằm tích cực
hóa hoạt động học tập của học sinh khối lớp 3” để nghiên cứu, viết sáng kiến
kinh nghiệm.
B – GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN:
Thiết bị - đồ dùng dạy học là một phương tiện góp phần nâng cao hiệu quả
giờ lên lớp, ở các cấp học nói chung và bậc Tiểu học nói riêng.
Mục tiêu dạy học ở bậc Tiểu học đã được khẳng định rõ: “ Tiểu học đặt cơ
sở ban đầu cho việc hình thành, phát triển toàn bộ nhân cách của con người, đặt
nền tảng vững chắc cho giáo dục phổ thông và toàn bộ hệ thống giáo dục quốc
dân”.
Để đạt được mục tiêu này, các trường Tiểu học cần phải được đổi mới về
nội dung, phương pháp dạy học, trong những vấn đề đổi mới về giáo dục đào tạo
hiện nay thì đổi mới về phương pháp dạy học có vị trí đặc biệt quan trọng. Vì
hoạt động dạy và hoạt động học là hai hoạt động chủ yếu của nhà trường. Cuộc
cách mạng về phương pháp giáo dục, phương pháp lựa chọn nội dung, phương
pháp dạy học, phương pháp sử dụng thiết bị - đồ dùng dạy học (thiết bị được cấp
và đồ dùng tự làm có hiệu quả) sẽ đem lại những chuyển biến tích cực trong giáo

dục, đối với bậc Tiểu học là bậc học nền tảng nên vai trò của việc đổi mới
phương pháp lại càng có vị trí đặc biệt quan trọng.
Quá trình dạy học ở Tiểu học thường bắt đầu từ việc cung cấp những hình
ảnh cụ thể của sự vật, hiện tượng, trên cơ sở đó dần dần hình thành các khái
niệm, quy tắc, ban đầu cho học sinh nhưng học sinh nhận thức rất khó khăn. Nếu
biết sử dụng thiết bị - đồ dùng dạy học một cách hợp lí, khoa học thì học sinh dễ
hiểu, khắc sâu, nhớ lâu kiến thức hơn.
2
Nhìn chung phương pháp trực quan là phương pháp phù hợp với tư duy đối
với học sinh Tiểu học và được sử dụng nhiều ở bậc học này, đó là trực quan nghe
(nghe ngôn ngữ, băng ghi âm), trực quan nhìn (tranh ảnh, mô hình, vật mẫu) và
trực quan nghe nhìn (phim đèn chiếu, băng hình) nó phù hợp với đặc điểm tâm
sinh lí lứa tuổi ở Tiểu học, tư duy cụ thể chiếm vai trò chủ đạo, tư duy trừu tượng
còn hạn chế, ghi nhớ máy móc. Chính vì vậy, khi dạy cho học sinh cần phải đi từ
trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng
Sử dụng thiết bị dạy học trong quá trình dạy và học là con đường kết hợp
chặt chẽ giữa cái cụ thể và cái trừu tượng, bằng hành động vật chất, bằng ngôn
ngữ bên ngoài để chuyển thành ngôn ngữ bên trong, phù hợp với đặc điểm nhận
thức của học sinh Tiểu học. Sử dụng thiết bị dạy học chính là tạo điều kiện thuận
lợi để giáo viên đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học và hoạt động theo
hướng đổi mới, tích cực hóa hoạt động của học sinh, cá thể hóa người học trong
hoạt động học tập, rèn luyện, phát huy hết tài năng của mỗi giáo viên và tiềm
năng của học sinh.
Việc sử dụng thiết bị dạy học là một trong những nội dung của việc thực
hiện chương trình sách giáo khoa. Để thực hiện tốt nội dung chương trình sách
giáo khoa, ngành Giáo dục nói chung, các trường Tiểu học nói riêng đã được nhà
nước đầu tư trang thiết bị dạy học rất nhiều như: “ mô hình, vật mẫu, vật thực, ấn
phẩm, tài liệu nghe nhìn, dụng cụ thí nghiệm, tranh ảnh, ” Nhưng việc sử dụng
thiết bị dạy học đó như thế nào? Vào lúc nào? Đối tượng sử dụng? Để giờ dạy
đạt hiệu quả, nhằm góp phần vào đổi mới phương pháp dạy học hiện nay “ Lấy

học sinh làm nhân vật trung tâm”, “ Học đi đôi với hành”, “ Lí luận đi đôi với
thực tiễn” là đòi hỏi cấp thiết của ngành Giáo dục, của các nhà trường, của giáo
viên.
Mặc dù hằng năm nhà trường luôn tổ chức hội thảo về việc sử dụng thiết
bị dạy học cho tất cả giáo viên trực tiếp đứng dạy các khối lớp. Nhưng việc sử
dụng thiết bị - đồ dùng dạy học đang còn nhiều hạn chế, chưa quen với cách
nghĩ, cách dạy của giáo viên nên chất lượng sử dụng chưa cao, chưa khai thác
triệt để các tính năng sử dụng của nó, vì vậy hiệu quả sử dụng thiết bị - đồ dùng
dạy học còn là vấn đề nan giải hiện nay trong nhà trường.
Để khắc phục tình trạng trên năm học 2011 – 2012 tôi tập trung nghiên
3
cứu, tìm ra biện pháp khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong việc sử dụng
thiết bị - đồ dùng dạy học của giáo viên. Sử dụng như thế nào cho thật hiệu quả
để nâng cao chất lượng học tập cho học sinh, góp phần xây dựng nguồn lực con
người trong giai đoạn CNH, HĐH đất nước.
II. THỰC TRẠNG VỀ VIỆC SỬ DỤNG THIẾT BỊ - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC HIỆN NAY
Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC THANH SƠN TĨNH GIA.
Trong những năm gần đây, Phòng GD&ĐT Tĩnh Gia luôn tăng cường
công tác thanh kiểm tra đơn vị trường học cùng với các nhà trường đã đặc biệt
coi trọng việc sử dụng thiết bị trong quá trình dạy học, đồng thời tăng cường
công tác chỉ đạo, kiểm tra việc sử dụng đồ dùng dạy học, nhưng qua thực tế:
Việc sử dụng đồ dùng dạy học của một số giáo viên hiện nay vẫn chưa đạt
hiệu quả cao với những lí do:
* Về phía nhà trường:
- Cơ sở vật chất còn thiếu thốn chưa thực sự đáp ứng nhu cầu giáo dục trong
thời kì đổi mới, đặc biệt là những trang thiết bị hiện đại như máy tính, máy
chiếu, các thiết bị trợ giảng…
- Cán bộ quản lí đôi lúc còn lỏng lẻo trong việc kiểm tra, đánh giá cách sử
dụng TB-ĐDDH của giáo viên.
* Về phía giáo viên:

- Nhận thức của một số giáo viên đang còn chưa xác định đúng tầm quan
trọng của việc sử dụng thiết bị trong quá trình dạy học theo đúng nghĩa của nó
nên có những đồng chí có tâm lí ngại sử dụng hoặc lúng túng khi sử dụng.
- Đội ngũ giáo viên, trình độ không đồng đều, thường dạy chay theo phương
pháp dạy học cũ, do đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc sử dụng thiết bị dạy
học.
- Giáo viên hầu hết dạy 8-9 buổi/tuần và công việc gia đình bận rộn, thời gian
nghiên cứu tài liệu, thời gian chuẩn bị đồ dùng ít, vì vậy đã hạn chế đến chất
lượng sử dụng đồ dùng dạy học.
- Việc sử dụng TB - ĐDDH ở một số tiết chưa được chuẩn bị kỹ lưỡng.
* Về phía học sinh:
- Khi sử dụng đồ dùng dạy học các em rất lúng túng trong thao tác kĩ thuật,
hầu hết các em mới quan tâm đến hình thức bên ngoài chưa nhìn thấy cái giá trị
bên trong của bộ đồ dùng.
- Còn có học sinh chưa mang đầy đủ các bộ đồ dùng học tập cá nhân.
4
* Về phía Ban giám hiệu nhà trường:
Qua các đợt tập huấn Ban giám hiệu đã nhận thức được tầm quan trọng và
hiệu quả của việc sử dụng thiết bị - đồ dùng dạy học của giáo viên trong các tiết
dạy. Luôn quan tâm đến các tiết dạy của giáo viên sử dụng giáo án điện tử với
việc ứng dụng CNTT và việc sử dụng trang thiết bị hiện đại, để góp ý về thiết kế
cũng như những cách sử dụng thiết bị nhằm khơi dạy trong giáo viên tinh thần
học hỏi, khám phá, tìm tòi cách sử dụng đồ dùng hiệu quả nhất, đồng thời luôn
giúp giáo viên sáng tạo cải tiến thiết bị được cấp sao cho sử dụng thật hiệu quả.
Ngoài ra, nhà trường còn hướng dẫn giáo viên hưởng ứng tích cực trong phong
trào “Tự làm đồ dùng dạy học” và các khối lớp đã thiết kế được một số bộ đồ
dùng dạy học tự làm có hiệu quả cao trong dạy học. Qua các cuộc thi đồ dùng
dạy học hằng năm, nhà trường đã nâng cao được nhận thức giáo viên về tầm
quan trọng của đồ dùng trong dạy học, bổ sung thêm những bộ đồ dùng có giá trị
sử dụng cao. Điều đó đã góp phần không nhỏ trong việc đổi mới phương pháp

dạy học phù hợp với giai đoạn hiện nay. Qua thực tế chỉ đạo ở nhà trường, tôi đã
tìm ra được một số giải pháp để khắc phục thực trạng trên.
III. NHỮNG GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC THỰC TRẠNG SỬ DỤNG TB-ĐD DẠY HỌC
NHẰM TÍCH CỰC HÓA HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH KHỐI LỚP 3
Nhận thức được tầm quan trọng của việc sử dụng TB-ĐDDH trong quá
trình dạy học nên ngay từ đầu năm học tôi đã dành nhiều thời gian bắt tay vào
nghiên cứu và tìm tòi những giải pháp để sử dụng thiết bị dạy học được cấp và tự
làm sao cho có hiệu quả trong các tiết dạy của giáo viên. Sau đây là một số giải
pháp mà tôi đã vận dụng vào thực tế trong quá trình chỉ đạo nhà trường:
1. Thống kê, phân loại, lập danh mục thiết bị được cấp ở khối 3, xây dựng
kế hoạch sử dụng.
Thiết bị - đồ dùng được cấp ít khi được giáo viên xem xét trước và tìm
hiểu cách sử dụng của nó như thế nào để xây dựng kế hoạch thực hiện nên thiếu
sự chủ động trong quá trình diễn giải hay hướng dẫn học sinh chiếm lĩnh kiến
thức.
Xuất phát từ những định hướng đổi mới hiện nay là coi trọng và khuyến
khích dạy học trên cơ sở phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo, độc lập của
học sinh. Việc sử dụng thiết bị dạy học sẽ là cầu nối thiết thực nhất giữa người
dạy và người học, giúp cho người học phát triển tư duy, nhận thức theo hướng
lôgic, đó là từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng đến thực tiễn.
5
Vì vậy, để sử dụng đồ dùng có hiệu quả tôi đã tiến hành thực hiện qua 2
nội dung sau:
1. 1.Thống kê, phân loại, lập danh mục thiết bị được cấp ở khối 3:
Tiến hành:
* Bước 1: Thống kê, phân loại, lập danh mục các thiết bị dạy học được cấp ở
khối 3 có những loại thiết bị nào.
* Bước 2: Xác định mức độ sử dụng theo 3 mức độ “ Sử dụng dễ, sử dụng được,
khó sử dụng”.
* Bước 3: Xác định tần số sử dụng theo hai mức độ “cao, thấp”.

Ví dụ: Đối với môn Toán tôi thống kê, phân loại như sau:
Bảng 1A
TT Tên thiết bị
Tính năng sử dụng Tần số sử dụng
Sử dụng
dễ
Sử dụng
được
Khó sử
dụng
Cao Thấp
1 Bộ số x x
2 Bộ tấm đỏ x x
3 Bộ chấm tròn x x
4 Êke x x
5
Lưới ô vuông hình chữ
nhật – hình vuông
x x
6
Bộ số từ 0 đến 9 các phép
tính, dấu các phép tính
x x
7 Mô hình đồng hồ X x
8 Com pa x x
9 Thước x x
10 Lắp ghép hình x x
11 Bảng nỉ x x
Đối với môn Tự nhiên và xã hội tôi thống kê, phân loại như sau:
Bảng 1B

TT Tên thiết bị
Tính năng sử dụng Tần số sử dụng
Sử
dụng
dễ
Sử
dụng
được
Khó
sử
dụng
Cao Thấp
1 Tranh về cơ quan hô hấp x x
2 Tranh về cơ quan tuần hoàn x x
3 Tranh về cơ quan bài tiết nước tiểu x x
6
4 Tranh về cơ quan thần kinh x x
5 Các tấm thẻ tên các cơ quan x x
6 Lược đồ các châu lục và các đại dương x x
7 Quả địa cầu x x
8 Mô hình Trái đất quay quanh Mặt trời x x
Đối với các môn học khác tôi cũng tiến hành phân loại như thế, sau khi
phân loại xong, tôi đầu tư thời gian tìm hiểu cách sử dụng các thiết bị khó sử
dụng hoặc sử dụng với tần số thấp để xây dựng kế hoạch thực hành luyện tập
khắc phục cách sử dụng đồ dùng dạy học khó sử dụng như đã thống kê ở trên
cho giáo viên nắm vững.
1.2. Xây dựng kế hoạch thực hành luyện tập cách sử dụng đối với những
thiết bị khó sử dụng hoặc sử dụng có tần số thấp:
Để chủ động sử dụng các thiết bị khó sử dụng, tôi đã tiến hành xây dựng
kế hoạch thực hành cho các tổ khối chuyên môn và Ban giám hiệu nhà trường

đưa nội dung này vào nội dung sinh hoạt chuyên môn. Kế hoạch được xây dựng
như sau:
Bảng 1C
TT
Tên TB khó sử dụng hoặc
sử dụng có tần số thấp
Môn
Thời gian thực hành
tập sử dụng
Thời gian sử dụng trong
bài dạy
1 Mô hình đồng hồ Toán Tuần 23/ tháng 02 Tuần 24/ tháng 02
2
Mô hình Trái Đất quay
quanh Mặt Trời
TN&XH Tuần 29/ tháng 3 Tuần 30/ tháng 4
3
Qua việc tìm hiểu, phân loại, xác định mức độ sử dụng, xây dựng kế
hoạch thực hành luyện tập cách sử dụng cho giáo viên và tổ. Ban giám hiệu nhà
trường cùng các thành viên trong tổ đã có cơ hội tiếp cận tìm ra cách sử dụng
hiệu quả nhất và chủ động trong quá trình sử dụng thiết bị - đồ dùng dạy, để giờ
dạy đạt hiệu quả.
2. Chuẩn bị đồ dùng dạy học nâng cao hiệu quả giờ lên lớp:
Chuẩn bị đồ dùng dạy học là bước không thể thiếu đối với người giáo viên.
Xác định được tầm quan trọng của nó trong dạy học, Ban giám hiệu đã yêu cầu
giáo viên thực hiện qua các bước sau:
+ Đọc tài liệu, nghiên cứu bài dạy, sưu tầm tư liệu.
+ Chọn loại đồ dùng cho phù hợp với nội dung bài học.
7
+ Linh hoạt lựa chọn những bài học phù hợp để ứng dụng công nghệ thông

tin, thiết kế giáo án điện tử với những hình ảnh minh họa sinh động thay thế cho
việc chuẩn bị loại nhiều tranh ảnh
+ Chuẩn bị trước bài dạy 2 ngày để sửa sang, vận hành đồ dùng sao cho khoa
học, thẩm mĩ và thành thạo.
+ Dự tính không gian, vị trí (đặt, treo, bày) đồ dùng dạy học cho phù hợp, học
sinh quan sát dễ.
+ Phân loại đồ dùng theo trọng tâm bài dạy.
Bằng giải pháp này, giáo viên đã hoàn toàn chủ động, tự tin khi dạy học ở
bất kì giờ học nào, đem lại hiệu quả cao trong giờ học, học sinh lĩnh hội được
kiến thức và kĩ năng cơ bản của tiết học.
3. Cách khắc phục, cải tiến những thiết bị - đồ dùng khó sử dụng hoặc sử
dụng có tần số thấp:
Sử dụng đồ dùng dạy học hợp lí, khoa học đem lại hiệu quả cao trong dạy
học bởi vì kiến thức, kĩ năng ở Tiểu học dù ở mức độ nào cũng là trừu tượng đối
với lứa tuổi các em. Để có thể giúp học sinh lĩnh hội được kiến thức, kĩ năng ở
mỗi bài học trước hết giáo viên phải tường minh được kiến thức, kĩ năng ấy ở
trên các mô hình, mẫu vật. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh làm việc
với các mô hình, mẫu vật cụ thể để lĩnh hội kiến thức, kĩ năng cho chính mình.
Một trong những phương tiện để tường minh kiến thức, kĩ năng cho HS họat
động, lĩnh hội kiến thức là thiết bị - đồ dùng dạy học. Vì vậy để xây dựng được
cách sử dụng thiết bị - đồ dùng dạy học có hiệu quả Ban giám hiệu đã yêu cầu
giáo viên thực hiện theo các trình tự sau:
* Bước 1: Quan sát kĩ đồ dùng đó có cấu tạo như thế nào? Tên gì? dạy
môn nào? Bài gì?
* Bước 2: Nêu lí do vì sao thiết bị này khó sử dụng hoặc sử dụng với tần
số thấp; khó sử dụng ở khâu nào? Cách tháo gỡ ra sao?
* Bước 3: Chọn những đồ dùng khó sử dụng hoặc sử dụng với tần số thấp
để xây dựng cách khắc phục ( trong bảng 1C).
Ví dụ 1 : Mô hình đồng hồ: Sử dụng mô hình đồng hồ, mới nhìn thì thấy dễ
nhưng để học sinh “ thao tác đúng và thành thạo trên mô hình”, học sinh bước

đầu hiểu được “ thời điểm, khoảng thời gian” thì cả một vấn đề cần được khắc
8
phục. Để sử dụng mô hình này có hiệu quả, qua thực tế giảng dạy của giáo viên,
tôi nhận thấy cần phải khắc phục một số nhược điểm sau:
Khi dạy bài “Thực hành xem đồng hồ” Tiết 120&121 trang 123-125
( SGK lớp 3).
* Đối với giáo viên cần:
- Chuẩn bị đồ dùng dạy học chu đáo, đầy đủ ( từ 6 đến 8 mô hình đồng hồ).
- Cần thao tác trên mô hình đồng hồ thành thạo, chính xác.
- Hướng dẫn học sinh cách quay kim đồng hồ, theo đúng chiều quay của kim
đồng hồ.
- Hiểu sâu về biểu tượng về “ Thời điểm, khoảng thời gian”.
( Ví dụ: Chương trình phim hoạt hình bắt đầu lúc 8 giờ và kết thúc lúc 8 giờ 30
phút; vậy chương trình này kéo dài bao lâu? Giáo viên quay kim đồng hồ thời
điểm bắt đầu từ lúc 8 giờ và dừng lại đúng 8 giờ 30 phút; học sinh trả lời, GV
chốt ý: Khoảng thời gian là từ khi bắt đầu một công việc đến khi kết thúc công
việc đó).
* Đối với học sinh:
- Học sinh còn lúng túng khi thao tác trên mô hình, đồng hồ.
- Vì vậy GV cần hướng dẫn cho HS thực hành nhiều trên mô hình đồng hồ, nhận
xét cách quay kim đồng hồ, cách đọc giờ trên đồng hồ.
- Cần tổ chức cho HS tự nói về các khoảng thời gian thực hiện một công việc
hằng ngày của mình, vừa nói vừa kết hợp quay kim đồng hồ.
( Ví dụ: Em tập thể dục lúc 6 giờ 5 phút, đến trường lúc 7 giờ kém 10 phút; 7 giờ
em vào học và tan học lúc 11 giờ kém 20 phút )
Tóm lại: Qua các bước làm như vậy học sinh đã:
+ Đọc thời điểm trên đồng hồ chính xác.
+ Bước đầu hiểu được biểu tượng thời điểm, khoảng thời gian và thao tác thành
thạo trên đồng hồ.
+ Học sinh nêu được các hoạt động hằng ngày của bản thân, từ đó biết cách lập

thời gian biểu một cách cụ thể trong học tập và sinh hoạt hàng ngày.
** Kết quả đạt được sau khi vận dụng giải pháp này như sau:
Lớp
Tổng số HS
Kết quả thao tác Kết quả kiến thức
Sử
dụng
Sử
dụng
Sử
dụng
Giỏi Khá TB yếu
9
tốt được kém
3A/33 HS
22em=
66.7%
11 em =
33,3
0%
20 em =
60,6 %
11 em =
33,3 %
2 em =
6,1 %
0%
3B/28 HS
18 em =
64,3%

10 em =
35,7%
0%
17 em =
60,7%
9 em =
32,2%
2 em =
7,1%
0%
Bằng cách làm như vậy, giáo viên trong khối 3 đã tự tin khi sử dụng thiết
bị này, đồng thời gây được hứng thú, hầu hết tất cả các đối tượng học sinh đều
được tham gia một cách tích cực và chủ động, từ đó nâng cao được tần số sử
dụng và đạt hiệu quả cao trong giờ dạy.
Ví dụ 2: Mô hình Trái Đất quay quanh Mặt Trời: Mô hình này dùng để dạy các
bài từ “ Bài 60 đến bài 64 SGK TN&XH 3”. Đây là một mô hình rất cần thiết,
nó giúp các em dễ tưởng tượng hơn, phù hợp với tâm lí lứa tuổi, kích thích được
trí tò mò khám phá của HS. Học sinh tự tìm tòi và phát hiện kiến thức thông qua
mô hình.
Để đảm bảo được tần số sử dụng cao hơn ( sử dụng liên tục ) thì mô hình
này cần khắc phục một số hạn chế sau đây:
+ Do sử dụng bằng pin nên dễ hư hỏng hệ thống điện ( pin chảy nước).
+ Tốn tiền và không chủ động trong quá trình sử dụng (đang sử dụng hết pin).
+ Tốc độ quay nhanh (học sinh khó quan sát và khó hình dung, khó phát hiện
kiến thức mới).
Từ những hạn chế nêu trên dẫn đến mô hình này có tần số sử dụng thấp vì
giáo viên có tâm lí ngại sử dụng. Để khắc phục hạn chế này tôi đã tìm ra hướng
cải tiến thiết bị này như sau:
+ Thay nguồn điện sử dụng pin bằng nguồn điện 220V; “ Bằng cách lắp một
biến thế để dùng điện lưới sẵn có”.

+ Giảm tốc độ quay bằng cách thay bánh răng lớn hơn.
Từ việc cải tiến rất nhỏ này mà “ Mô hình Trái Đất quay quay Mặt Trời”
đã được giáo viên sử dụng với tần số cao, mang lại hiệu quả cao trong giờ học.
Trên đây là một số ví dụ cụ thể, mang tính đặc trưng, còn đối với tất cả các môn
học khác tôi cũng thực hiện như vậy và đã giúp giáo viên nhà trường thành công
trong mỗi giờ lên lớp.
Bằng giải pháp này, giáo viên đã hoàn toàn chủ động trong việc chuẩn bị và
sử dụng thiết bị - đồ dùng dạy học trong quá trình dạy và học một cách khoa học,
chất lượng, mang lại hiệu quả cao trong mỗi tiết dạy.
10
4. Sử dụng đồ dùng dạy học trong tiết dạy đảm bảo tính khoa học và hợp lý:
Qua thực tế giảng dạy của giáo viên tôi thấy:
Việc sử dụng đồ dùng dạy học hợp lí, hiệu quả sẽ mang lại chất lượng cao trong
mỗi tiết dạy nên khi sử dụng cần chú ý:
+ Trình bày khoa học theo trình tự nội dung ( ví dụ: tranh 1, tranh 2, tranh 3,
tranh ) đặt, treo, để nơi học sinh cả lớp dễ quan sát.
+ Từ khâu giới thiệu bài đến phát hiện kiến thức hay cất đồ dùng dạy học phải
hợp lí. Lời giới thiệu nội dung hoặc câu hỏi gợi ý học sinh suy nghĩ về nội dung
của giáo viên cần ăn khớp cùng thời điểm xuất hiện đồ dùng dạy học để nhận
thức của học sinh thành mạch kiến thức liên tục, không bị gián đoạn.
+ Giáo viên cần chỉ vào những nội dung cần thiết ở đồ dùng dạy học, để nhấn
mạnh trọng tâm của bài, không chỉ giới thiệu chung chung bằng lời, để học sinh
có cái nhìn bao quát, từ đó học sinh hiểu sâu, nhớ lâu được kiến thức mà giáo
viên cần truyền đạt.
+ Sử dụng theo đúng quy trình bài học ( treo, bày, đặt theo từng hoạt động của
bài).
+ Hướng dẫn học sinh quan sát, tìm hiểu, khai thác đồ dùng dạy học thông qua
hệ thống câu hỏi gợi mở của giáo viên để học sinh nắm bắt kiến thức mới.
+ Không đưa cùng một lúc nhiều đồ dùng ra giới thiệu, phân tích làm phân tán
sự chú ý của học sinh.

Tóm lại: Sử dụng đồ dùng dạy học trong tiết dạy đảm bảo tính khoa học
hợp lý, đem lại hiệu quả cao trong giờ học mà trong thực tế giảng dạy của giáo
viên đã thu được một số kết quả đáng khích lệ. (Giáo viên sử dụng đồ dùng dạy
học thuần thục, gợi mở được kiến thức của bài dạy. Học sinh nắm bắt được kiến
thức, hiểu và vận dụng tốt trong khâu thực hành).
5. Nâng cao chất lượng, hiệu quả làm đồ dùng và cách sử dụng đồ dùng tự
làm:
Nhận thức được tầm quan trọng của việc sử dụng thiết bị - đồ dùng dạy
học, giáo viên nhà trường ngay từ đầu năm học đã dành nhiều thời gian bắt tay
ngay vào tìm hiểu, thiết kế và làm được một số đồ dùng khác phù hợp với từng
tiết học, bài học cụ thể. Nhiều giờ dạy được soạn giảng bằng giáo án điện tử với
những hình ảnh rất sinh động. Điều đó góp phần không nhỏ trong việc đổi mới
phương pháp dạy học trong giai đoạn hiện nay, tôi xây dựng cho giáo viên một
11
kế hoạch “ Làm đồ dùng và sử dụng đồ dùng dạy học tự làm” qua các quy trình
sau:
5.1. Nâng cao chất lượng, hiệu quả làm đồ dùng:
* Bước 1: Nghiên cứu bài dạy, xác định ý tưởng.
* Bước 2: Xác định yêu cầu của đồ dùng.
Đồ dùng dạy học phải đạt một số yêu cầu cơ bản sau:
+ Đồ dùng dạy học phải là một thành tố hữu cơ của bài dạy.
+ Đồ dùng dạy học phải thiết thực cho nội dung bài dạy ( Giới thiêu bài, hình
thành kiến thức mới, củng cố bài).
+ Đồ dùng dạy học phải đa dạng, phong phú ( nhưng màu không lòe loẹt, làm
ảnh hưởng đến sự chú ý của học sinh về hình thức bên ngoài mà quên đi nhiệm
vụ chính là từ đồ dùng trực quan rút ra nội dung, kiến thức từng tiết học, bài
học).
+ Chất liệu làm đồ dùng phải dễ tìm, tốn ít kinh phí.
+ Phát huy triệt để tác dụng của đồ dùng dạy học, dạy được nhiều bài, nhiều
khối lớp.

* Bước 3: Thực hiện làm đồ dùng:
Đây là khâu rất quan trọng để có một sản phẩm mang tính khoa học, thẩm
mĩ cần phải thực hiện theo các yêu cầu sau:
+ Tham khảo bạn bè, đồng nghiệp, chuyên môn nhà trường.
+ Tìm kiếm chất liệu, chuẩn bị dụng cụ làm đồ dùng.
+ Lên kế hoạch, thời gian thực hiện.
+ Trình diễn mẫu trước tổ khối để chỉnh sửa những vướng mắc trong khi thực
hiện.
Bằng những bước này, Ban giám hiệu đã nâng cao chất lượng và hiệu quả
trong quá trình làm đồ dùng của giáo viên.
5.2.Cách sử dụng đồ dùng dạy học tự làm:
Trong quá trình giảng dạy, ngoài những đồ dùng thường xuyên trong tiết
dạy đã được hội đồng nhà trường công nhận đạt hiệu quả cao khi sử dụng, trong
đó bộ đồ dùng “ Phong cảnh vùng cao” là bộ đồ dùng có tính chất xuyên suốt
chương trình từ lớp 1 đến lớp 5 mà tôi cảm thấy tâm đắc nhất. Hiệu quả sử dụng
của bộ đồ dùng này đem lại kết quả cao trong tiết học. Vì Mô hình “ Phong cảnh
12
vùng cao” có thể dạy được nhiều môn, nhiều khối lớp, bởi mô hình này có cấu
tạo gồm nhiều mô hình nhỏ:
- Nhà sàn, bản làng, cây cối, một số vật nuôi, thú.
- Đồi núi, suối, nương rẫy, ruộng bậc thang. Các đồ vật của người dân tộc ít
người sống ở miền núi phía Bắc ( chày, ống đựng nước, )
** Phạm vi sử dụng: Chủ yếu dạy môn TN&XH, môn Tiếng Việt.
** Cách sử dụng:
Khối lớp 3: Môn Tự nhiên& xã hội
Dạy bài 49: - Động vật
Dạy bài 54: - Thú
Học sinh quan sát mô hình và nêu được một số động vật sống quanh ta, một số
loài thú sống trong rừng.
Phân môn Tập làm văn

Dạy bài 17: - Viết về thành thị và nông thôn.
Học sinh quan sát mô hình, viết được một đoạn văn về phong cảnh vùng cao.
Phân môn Luyện từ và câu
Dạy bài 34: - Mở rộng vốn từ về thiên nhiên.
Học sinh quan sát mô hình, nêu được các từ ngữ về thiên nhiên.
Ngoài ra còn có thế sử dụng mô hình này để dạy các bài ở khối lớp như:
6. Kết hợp với phụ huynh học sinh chuẩn bị chu đáo đồ dùng học tập cho
học sinh:
Khâu chuẩn bị đồ dùng dạy học của giáo viên vô cùng quan trọng nhưng
về phía học sinh chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập cũng không kém phần quan
trọng. Vì vậy ngay từ đầu năm học Ban giám hiệu đã:
* Tuyên truyền cho các bậc phụ huynh biết được vai trò quan trọng của đồ dùng
dạy học trong việc thực hiện chương trình sách giáo khoa.
* Động viên phụ huynh học sinh mua sắm đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập.
* Thành lập ban nề nếp để kiểm tra đôn đốc, nhắc nhở học sinh chưa đầy đủ đồ
dùng học tập.
* Thường xuyên hướng dẫn học sinh sử dụng thiết bị - đồ dùng học tập để các
em có thói quen sử dụng đồ dùng hàng ngày.
13
* Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, khen ngợi học sinh sử dụng đồ dùng có hiệu
quả, động viên, gần gũi, khích lệ những học sinh còn lúng túng trong thao tác với
đồ dùng dạy học.
Với cách làm như vậy, ngay từ đầu năm học, các lớp đều có đầy đủ bộ đồ
dùng học tập của học sinh, các em có hứng thú khi học tập và sử dụng.
7. Cách bảo quản thiết bị - đồ dùng dạy học.
Việc bảo quản thiết bị - đồ dùng dạy học là một khâu không kém phần
quan trọng. Vì vậy, các đ/c giáo viên sau mỗi lần sử dụng thiết bị - đồ dùng dạy
học luôn luôn có ý thức bảo quản để thiết bị - đồ dùng dạy học được sử dụng
trong nhiều năm. Muốn bảo quản tốt thiết bị - đồ dùng, giáo viên đã phân loại
như sau, để có biện pháp bảo quản thích hợp:

+ Tranh ảnh, bản đồ, lược đồ, biểu bảng. (Sử dụng xong cuộn tròn đưa vào túi
bóng, cất nơi khô thoáng theo trình tự bài học).
+ Vật mẫu, băng hình ( Sử dụng xong lau sạch, đưa vào hộp, cất nơi khô
thoáng)
+ Đồ thí nghiệm, chai lọ, dụng cụ, ( Đậy nắp, lau sạch, xếp ngăn nắp vào tủ ).
Bằng biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả mà đồ dùng dạy học mỗi khi giáo viên
sử dụng xong đều được bảo quản, giữ gìn cẩn thận, thuận tiện cho người sử dụng
sau đó.
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
Qua một năm vận dụng các giải pháp trên, tôi nhận thấy:
+ Giáo viên đã học hỏi và rút ra được rất nhiều kinh nghiệm trong việc sử dụng
thiết bị - đồ dùng dạy học, do đó nâng cao được hiệu quả sử dụng lên rất nhiều
so với trước đây. Giáo viên không còn ngại chuẩn bị và sử dụng thiết bị - đồ
dùng trong các tiết dạy học.
+ Những tiết học có sử dụng đồ dùng trực quan trở nên linh hoạt, nhẹ nhàng hơn.
+ Đối với học sinh: chủ động sáng tạo, khám phá tìm tòi kiến thức mới, học sinh
hoạt động một cách tích cực, hứng thú hơn trong giờ học.
+ Học sinh có cơ hội bày tỏ các suy nghĩ của mình và mạnh dạn phát biểu hơn
trước tập thể.
+ Do đó tỉ lệ học sinh khá giỏi tăng nhanh theo từng giai đoạn của năm học.
Cụ thể trong năm học 2011 - 2012, kết quả xếp loại học lực môn Toán- Tiếng
Việt của lớp 3A, 3D như sau:
Lớp/ sĩ Các kỳ kiểm Môn Toán Môn Tiếng Việt
14
số tra, khảo sát
Giỏi Khá TB Giỏi Khá TB
SL % SL % SL % SL % SL % SL %
3A/
33HS
KS Đầu năm

12 36,
4
10 30,
3
11 33,
3
10 30,
3
16 48,5 7 21,2
Cuối kì I
15 45,5 12 36,
4
6 18,
1
12 36,
4
19 57,5 2 6,1
Giữa kì II
23 69,
7
6 18,2 4 12,
1
14 42,4 17 51,5 2 6,1
3D/
31HS
KS Đầu năm 14 45,3 11 35,5 6 19,2 8 25,8 15 48,4 8 25,8
Cuối kì I
20 64,5 9 29,0 2 6,5 12 38,
7
15 48,4 4 12,9

Giữa kì II
23 74,
1
5 16,
1
3 9,8 14 45,3 15 48,4 2 6,3
C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
1. Kết luận:
Trong quá trình chỉ đạo giáo viên vận dụng các giải pháp “ nâng cao hiệu
quả sử dụng thiết bị - đồ dùng dạy học nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của
học sinh khối lớp 3” trong năm học vừa qua tôi nhận thấy:
Việc sử dụng thiết bị - đồ dùng dạy học thường xuyên đem lại kết quả cao
trong giờ học. Bởi vì thiết bị - đồ dùng dạy học vừa là phương tiện chuyển tải
thông tin, vừa là nội dung của quá trình truyền tải kiến thức, kĩ năng thực hành
cho HS. Do đó giáo viên cần phải tự mình học hỏi, bồi dưỡng, nâng cao trình độ
chuyên môn. Trong đó kĩ năng khai thác, sử dụng và làm đồ dùng dạy học là một
trong những khâu quyết định chất lượng giáo dục hiện nay.
Khai thác, sử dụng thiết bị - đồ dùng dạy học có hiệu quả tạo được không
khí sôi nổi trong giờ học, khắc phục được tình trạng “ Dạy chay - Học chay”
giúp cho người học phát triển tư duy, nhận thức theo hướng logic, đó là từ trực
quan sinh động đến tư duy trừu tượng, đến thực tiễn.
Nâng cao chất lượng làm đồ dùng dạy học giúp cho người giáo viên tự tin
khi lên lớp, có thao tác thành thạo theo đúng quy trình và khai thác hết hiệu quả
mà đồ dùng dạy học mang lại. Học sinh chủ động tiếp thu, lĩnh hội kiến thức,
phát huy hết khả năng tư duy sáng tạo của học sinh.
2. Đề xuất:
* Đối với giáo viên:
+ Cần coi trọng việc sử dụng thiết bị dạy học và xem đây là việc làm cần thiết.
15
+ Cần có quan niệm đúng đắn về việc sử dụng thiết bị - đồ dùng dạy học.

+ Luôn luôn tăng cường bồi dưỡng, nâng cao trình độ và kĩ năng khai thác, sử
dụng thiết bị - đồ dùng dạy học; biết phối hợp và linh hoạt lựa chọn trang thiết bị
truyền thống hay hiện đại để vừa tiết kiệm được thời gian, công sức vừa đạt hiệu
quả cao.
+ Biết cách sử dụng thiết bị - đồ dùng đúng lúc, đúng chỗ và không lạm dụng.
+ Tích cực hưởng ứng và nâng cao chất lượng làm đồ dùng dạy học.
+ Cần phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh, động viên tuyên truyền để họ
tạo điều kiện về tinh thần, mua sắm đầy đủ trang thiết bị đồ dùng học tập cho
con em mình.
+ Khuyến khích nhắc nhở học sinh biết cách sử dụng và bảo quản các đồ dùng
học tập.
* Đối với nhà trường:
+ Nhà trường tiếp tục tham mưu với địa phương để xây dựng cơ sở vật chất nhà
trường: như xây dựng các phòng học, các phòng chức năng, thư viện - thiết bị
dạy học đạt chuẩn, trang bị thêm những thiết bị dạy học hiện đại như: Máy chiếu
đa năng, máy tính xách tay, những trang thiết bị trợ giảng khác để đáp ứng ngày
càng tốt hơn việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình quản lí và dạy học
trong nhà trường
+ Tiếp tục chăm lo, quan tâm và tạo mọi điều kiện hỗ trợ đến các hoạt động
trong nhà trường, đặc biệt là hoạt động sử dụng thiết bị - đồ dùng dạy học và làm
đồ dùng dạy học của giáo viên và học sinh.
+ Động viên khuyến khích giáo viên tích cực tham gia làm đồ dùng dạy học.
+ Kiểm tra đôn đốc việc sử dụng thiết bị - đồ dùng dạy học của giáo viên.
Trên đây là “ Những giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị - đồ
dùng dạy học” mà qua thực tế chỉ đạo công tác giảng dạy của nhà trường tôi đã
đúc kết kinh nghiệm và áp dụng có hiệu quả, đã đem lại kết quả đáng khích lệ
mà giáo viên các khối lớp đạt được trong năm học này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thanh Sơn, ngày 10 tháng 4 năm 2012
NGƯỜI VIẾT

16
Lường Minh Kính
17

×