Tải bản đầy đủ (.doc) (102 trang)

đồ án kỹ thuật viễn thông Đẩy mạnh xuất khẩu của Tập đoàn Viễn thông Quân đội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 102 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Bản luận văn này được hoàn thành là cả quá trình nghiên cứu
nghiêm túc của tôi cùng với sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng
dẫn GS.TS. Đỗ Đức Bình . Tôi cam đoan các số liệu, kết quả, trích dẫn
trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng và trung thực.
Hà Nội, ngày tháng năm 2012
Học viên
Nguyễn Thị Hạnh
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bản luận văn này, em xin chân thành cảm
ơn sự hướng dẫn tận tình của GS.TS Đỗ Đức Bình trong suốt quá
trình viết và hoàn thành luận văn.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô giáo trong Hội
đồng khoa học Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Khoa Kinh tế
Quốc tế, Viện đào tạo Sau đại học, Trường Đại học kinh tế quốc
dân đã tạo điều kiện và giúp đỡ em hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày tháng năm 2012
Tác giả
Nguyễn Thị Hạnh
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU vii
TÓM TẮT LUẬN VĂN i
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU VÀ ĐẨY MẠNH XUẤT
KHẨU DỊCH VỤ CỦA MỘT DOANH NGHIỆP 5
1.1 Khái niệm và các phương thức xuất khẩu dịch vụ 5
1.1.1 Khái niệm xuất khẩu dịch vụ 5


1.1.2 Các phương thức xuất khẩu dịch vụ 7
1.2 Đặc điểm và xu hướng phát triển của xuất khẩu dịch vụ trong bối cảnh
hội nhập kinh tế quốc tế 8
1.2.1 Đặc điểm của xuất khẩu dịch vụ 8
1.2.2 Xu hướng phát triển xuất khẩu dịch vụ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế 10
1.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu và đẩy mạnh xuất khẩu của
doanh nghiệp viễn thông 12
1.3.1. Nhân tố quốc tế 13
1.3.2. Nhân tố trong nước 14
1.4 Các chỉ tiêu phát triển xuất khẩu 18
1.4.1 Chỉ tiêu tăng kim ngạch xuất khẩu () 18
1.4.2 Chỉ tiêu tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu (%) 18
1.4.3 Chỉ tiêu mở rộng thị trường xuất khẩu (H) 18
CHƯƠNG 2 THỰC TRANG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA TẬP ĐOÀN
VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI GIAI ĐOẠN 2007 - 2012 19
2.1 Đặc điểm của Tập đoàn Viễn thông Quân đội 19
2.1.1 Chức năng và nhiệm vụ của Tập đoàn Viễn thông Quân đội 19
2.1.2 Đặc điểm của nguồn lực cho xuất khẩu dịch vụ của Tập đoàn Viễn thông Quân đội. .20
2.2 Thực trạng xuất khẩu của Tập đoàn Viễn thông Quân đội giai đoạn 2007
- 2012 23
2.2.1 Đặc điểm và tình hình xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam giai đoạn 2007 - 2012 23
2.2.2.Đặc điểm các dịch vụ xuất khẩu của Tập đoàn Viễn thông Quân đội 26
2.2.3 Phân tích các chỉ tiêu xuất khẩu của Tập đoàn Viễn thông Quân đội 32
2.2.4 Tình hình mở rộng các thị trường xuất khẩu giai đoạn 2007 - 2012 33
2.3 Thực trạng các chính sách Tập đoàn Viễn thông Quân đội sử dụng để đẩy
mạnh xuất khẩu 52
2.4 Phân tích điểm mạnh, điểm yếu trong hoạt động xuất khẩu của Tập đoàn
Viễn thông Quân đội 54
2.4.1. Điểm mạnh 54
2.4.2 Điểm yếu 55

2.4.3 Các nguyên nhân gây nên điểm yếu trong hoạt động xuất khẩu của Tập đoàn Viễn
thông Quân đội 57
CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP
NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA TẬP ĐOÀN VIỄN
THÔNG QUÂN ĐỘI ĐẾN NĂM 2020 60
3.1 Bối cảnh quốc tế và trong nước ảnh hưởng đến việc đẩy mạnh xuất khẩu
của Tập đoàn Viễn thông Quân đội 60
3.1.1 Bối cảnh quốc tế 60
3.1.2 Bối cảnh trong nước 60
3.2 Định hướng chiến lược xuất khẩu của Tập đoàn viễn thông Quân đội đến
năm 2020 61
3.3 Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu của Tập đoàn Viễn thông Quân đội đến
năm 2020 66
3.3.1 Đa dạng hóa dịch vụ xuất khẩu và thị trường xuất khẩu 66
3.3.2 Nâng cao chất lượng các dịch vụ xuất khẩu 68
3.3.3 Nâng cao hiệu quả công tác quản lý của Tập đoàn 68
3.3.4 Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến tìm kiếm thị trường mới, khách hàng mới 69
3.3.5. Xây dựng cơ chế lương và các tiêu chuẩn phúc lợi theo hiệu suất, hiệu quả 70
3.3.6. Thực hiện tốt quản trị rủi ro 71
3.4 Kiến nghị đối với các cơ quan hữu quan 72
3.4.1 Kiến nghị đối với Bộ Kế hoạch và Đầu tư 72
3.4.2 Kiến nghị đối với Bộ Thông tin và truyền thông 74
3.4.3 Kiến nghị đối với Bộ Quốc phòng 75
KẾT LUẬN 76
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 78
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT
CHỮ VIẾT
TẮT
CHỮ VIẾT TẮT ĐẦY

ĐỦ TIẾNG ANH
CHỮ VIẾT TẮT ĐẦY ĐỦ
TIẾNG VIỆT
1 APRU Average Profit Per User
Doanh thu bình quân trên một thuê
bao
2 BOT
Build – Operate –
Transfer
Xây dựng – Vận hành – Chuyển
giao
3 GATS
General Agreement on
Trade in Services
Hiệp định chung về thương mại
dịch vụ
4 IT Information Technology Công nghệ thông tin
5 KPI
Key Performance
Indicator
Chỉ số đo lường hiệu suất
6 SIP Session Initial Protocol
Giao thức báo hiệu điều khiển lớp
ứng dụng
7 TDM
Time Division
Multiplexing
Ghép kênh phân chia theo thời gian
8 USD US Dollar Đô la Mỹ
9 Viettel Tập đoàn Viễn thông Quân đội

10 WTO
World Trade
Organization
Tổ chức Thương mại Thế giới
11 2G 2
nd
Generation Thế hệ điện thoại thứ 2
12 3G 3
rd
Generation Thế hệ điện thoại thứ 3
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng biểu:
Bảng 2.1 Quân số tại các thị trường xuất khẩu 21
Bảng 2.2: So sánh kim ngạch xuất khẩu dịch vụ và kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của
Việt Nam giai đoạn 2007 – 2012 25
Bảng 2.3 Các chỉ tiêu xuất khẩu của Tập đoàn Viễn thông Quân đội 32
Bảng 2.4 Hạ tầng mạng lưới của Unitel tai Lào 38
Bảng 2.5 Hạ tầng mạng lưới tại thị trường Campuchia 46
Bảng 2.6 Hạ tầng mạng lưới tại Haiti 47
Bảng 2.7 Kết quả kinh doanh tại thị trường Mozambique 48
Bảng 2.8 Chỉ tiêu phát triển thuê bao tại thị trường Peru 50
Đơn vị: Thuê bao 50
Biểu đồ:
Biểu đồ 2.1 Nhân lực cho hoạt động xuất khẩu dịch vụ 20
Biểu đồ 2.2: Kim ngạch xuất nhập khẩu dịch vụ của Việt Nam giai đoạn 2007-2012 25
Biểu đồ 2.3 Thị phần di động tại Lào 36
37
Biểu đồ 2.4 Thị phần cố định tại Lào 37
Biểu đồ 2.5 Thị phần di động tại Campuchia 45
Biểu đồ 2.6: Thị phần cố định tại Campuchia 46

TÓM TẮT LUẬN VĂN
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xuất khẩu là một hoạt động kinh tế đối ngoại cơ bản thúc đẩy nền kinh tế
phát triển, có vai trò cực kỳ quan trọng trong sự tăng trưởng và phát triển nền kinh
tế của mỗi quốc gia. Cùng với sự bùng nổ của nền kinh tế thị trường, xu hướng
vươn ra thị trường quốc tế là xu hướng chung không chỉ của quốc gia mà còn của
mỗi doanh nghiệp nhằm phát triển, mở rộng thị trường kinh doanh.
Tuy nhiên, có một thực tế là trong khi xuất khẩu hàng hóa đã đạt được nhiều
thành công vượt trội và trở thành động lực tăng trưởng của nền kinh tế nước ta thì
xuất khẩu dịch vụ mặc dù cũng đã được đẩy mạnh trong mấy năm gần đây nhưng
vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập cần khắc phục.
Là một Tập đoàn hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ, Tập đoàn Viễn
thông Quân đội (Viettel) đã sớm xác định hướng xuất khẩu dịch vụ ra nước ngoài
để nâng cao khả năng cạnh tranh cũng như tăng cường lợi nhuận cho Tập đoàn
trong bối cảnh kinh doanh viễn thông trong nước đã bước vào ngưỡng bão hòa. Tuy
đã đạt được một số thành công nhất định nhưng hoạt động xuất khẩu dịch vụ của
Viettel hiện đang gặp nhiều khó khăn thách thức.
Vấn đề đặt ra là để tồn tại và phát triển trong thị trường cạnh tranh khốc liệt,
Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel cần phải tìm ra những giải pháp để tăng cường
sức cạnh tranh. Để làm được điều đó, Tập đoàn Viễn thông Quân đội cần phải đánh
giá thực trạng hoạt động xuất khẩu trong những năm vừa qua để đánh giá được điểm
mạnh cũng như điểm yếu của mình. Vì vậy, tác giả chọn đề tài “Đẩy mạnh xuất
khẩu của Tập đoàn Viễn thông Quân đội” làm đề tài Luận văn Thạc sỹ.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích: Nghiên cứu về thực trạng xuất khẩu của Tập đoàn Viễn thông Quân
đội những năm gần đây trên cơ sở đó rút ra những thành tựu đạt được, những hạn chế,
bất cập còn tồn tại, chỉ ra nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế đồng thời đề
xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm đẩy mạnh xuất khẩu trong những năm tới.
i

Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt được những mục đích nêu trên, nhiệm vụ của luận văn bao gồm:
- Hệ thống hóa và làm rõ thêm một số vấn đề lý luận về hoạt động xuất khẩu
đối với một doanh nghiệp và sự cần thiết phải đẩy mạnh xuất khẩu của doanh nghiệp;
- Phân tích, đánh giá thực trạng xuất khẩu của Tập đoàn Viễn thông Quân
đội giai đoạn 2007 – 2012 để chỉ ra những điểm thành công và bất cập, đặc biệt là
những nguyên nhân dẫn đến những bất cập, hạn chế đó;
- Đề xuất phương hướng, quan điểm, giải pháp để đẩy mạnh xuất khẩu của
Tập đoàn Viễn thông Quân đội đến năm 2020
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là xuất khẩu ra nước ngoài của doanh nghiệp;
- Phạm vi nghiên cứu bao gồm không gian nghiên cứu: Tập đoàn Viễn thông
Quân đội và thời gian nghiên cứu: thực trạng xuất khẩu của Tập đoàn Viễn thông
Quân đội giai đoạn 2007 – 2012 và các kiến nghị, đề xuất giải pháp tăng cường xuất
khẩu của Tập đoàn Viễn thông Quân đội cho đến năm 2020.
4. Phương pháp nghiên cứu
Là một công trình nghiên cứu về khoa học kinh tế, luận văn sử dụng phương
pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm phương pháp luận cơ bản. Ngoài ra,
luận văn còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác như thống kê, phân tích, so
sánh, đối chiếu, tổng hợp để đánh giá tình hình xuất khẩu của Việt Nam nói chung
và của Tập đoàn Viễn thông Quân đội nói riêng.
5. Một số đóng góp mới của đề tài
Luận văn đã có những đóng góp cả về lý luận và thực tiễn sau:
- Làm rõ thêm những vấn đề lý luận về xuất khẩu dịch vụ ra nước ngoài, cụ
thể là xuất khẩu dịch vụ viễn thông;
- Đánh giá thực trạng xuất khẩu dịch vụ viễn thông của Tập đoàn Viễn thông
Quân đội trong những năm qua;
- Đưa ra một số kiến nghị và giải pháp có tính đột phá nhằm đẩy mạnh hoạt
động xuất khẩu của Tập đoàn Viễn thông Quân đội trong thời gian tới
6. Kết cấu luận văn

Luận văn gồm 3 chương: Chương 1, chương 2 và chương 3
Chương 1: Lý luận chung về xuất khẩu và đẩy mạnh xuất khẩu dịch vụ của
một doanh nghiệp;
Chương 2: Thực trạng xuất khẩu của Tập đoàn Viễn thông Quân đội giai
đoạn 2007 – 2012
ii
Chương 3: Định hướng chiến lược và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất
khẩu ở Tập đoàn Viễn thông Quân đội đến năm 2020.
iii
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU VÀ ĐẨY MẠNH XUẤT
KHẨU DỊCH VỤ CỦA MỘT DOANH NGHIỆP
1.1. Khái niệm và các phương thức xuất khẩu dịch vụ
1.1.1 Khái niệm xuất khẩu dịch vụ
Xuất khẩu dịch vụ được hiểu là việc đối tượng cư trú của một nước cung cấp
dịch vụ cho đối tượng phi cư trú vì mục đích thương mại. Hệ thống tài khoản quốc
gia do Liên hiệp quốc xây dựng và Bảng cán cân thanh toán do Quỹ tiền tệ quốc tế
đề xuất đã có sự thống nhất ở mức độ khá cao về việc xác định khái niệm xuất khẩu
dịch vụ cũng như phương pháp thống kê các số liệu liên quan.
1.1.2. Các phương thức xuất khẩu dịch vụ
Theo quy định của Hiệp định GATS, có 4 phương thức cung cấp dịch vụ đó là:
- Phương thức 1: Cung cấp qua biên giới (Cross Border);
- Phương thức 2: Tiêu thụ ở nước ngoài (Consumption abroad);
- Phương thức 3: Hiện diện pháp nhân (Legal presense);
- Phương thức 4: Hiện diện thể nhân (Presense of natural person).
1.2.Đặc điểm và xu hướng phát triển của xuất khẩu
dịch vụ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
1.2.1 Đặc điểm của xuất khẩu dịch vụ
Trước hết, xuất khẩu dịch vụ có thể diễn ra mà các doanh nghiệp không ý
thức được rằng mình đang tiến hành hoạt động xuất khẩu;

Thứ hai, xuất khẩu dịch vụ không phải lĩnh vực chỉ dành riêng cho các công
ty lớn, thị trường xuất khẩu dịch vụ mở rộng hơn cho các công ty vừa và nhỏ so với
thị trường xuất khẩu hàng hóa;
Thứ ba, khả năng thành công của các công ty xuất khẩu dịch vụ phụ thuộc rất
lớn vào uy tín của công ty đó trên thị trường;
Thứ tư, xuất khẩu dịch vụ thường gặp phải nhiều rào cản thị trường, không
chỉ giới hạn trong những rào cản mang tính kinh tế - thương mại mà còn cả những
rào cản văn hóa, xã hội, chính trị, …
1.2.2 Xu hướng phát triển xuất khẩu dịch vụ trong bối cảnh hội nhập
kinh tế quốc tế
iv
 Xuất khẩu dịch vụ sẽ ngày càng phát triển về quy mô và chiếm tỷ trọng
ngày càng tăng trong thương mại quốc tế;
 Cơ cấu xuất khẩu dịch vụ sẽ chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng của
những loại dịch vụ sử dụng nhiều tri thức;
 Phương thức cung cấp dịch vụ sẽ chuyển biến theo hướng ít đòi hỏi sự
tiếp xúc và tương tác trực tiếp giữa người cung cấp dịch vụ và người tiêu dùng dịch
vụ
 Xu hướng khu vực hóa, toàn cầu hóa và tự do hóa hoạt động xuất khẩu
dịch vụ
 Xu hướng bảo hộ trong lĩnh vực dịch vụ
1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu và đẩy
mạnh xuất khẩu của doanh nghiệp viễn thông
1.3.1. Nhân tố quốc tế
- Nhân tố pháp luật: bao gồm luật pháp nước mình và cả luật pháp của nước
mà mình xuất khẩu sản phẩm sang;
- Nhân tố chính trị: nhân tố chính trị đóng vai trò đặc biệt quan trọng bởi
viễn thông là dịch vụ nhạy cảm trong vấn đề an ninh xã hội đối với mỗi quốc gia;
- Nhân tố kinh tế: nhân tố này sẽ làm cho hoạt động xuất khẩu trở nên khó
khăn hay thuận lợi;

- Nhân tố văn hóa – xã hội;
- Các nhân tố khác: như vị trí địa lý, khí hậu, …
1.3.2. Nhân tố trong nước
a. Nhân tố bên trong doanh nghiệp
- Giá cả dịch vụ: là một trong những nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất đến đẩy
mạnh xuất khẩu dịch vụ viễn thông;
- Chất lượng dịch vụ;
- Ban lãnh đạo của doanh nghiệp: Đây là yếu tố có tính chất quyết định đối
với mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong đó có hoạt động
xuất khẩu;
- Cơ cấu bộ máy của doanh nghiệp: giúp doanh nghiệp đối phó với những
bất trắc, khó khăn phát sinh trong quá trình hoạt động;
- Các nguồn lực của doanh nghiệp bao gồm cơ sở vật chất, nhân lực, tài chính, …;
b. Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
• Nhân tố thuộc về Nhà nước, bao gồm: Nhân tố pháp luật; nhân tố chính
sách; nhân tố kinh tế.
v
• Nhân tố người tiêu dùng: yếu tố khách hàng luôn được doanh nghiệp đặt
lên hàng đầu vì đây là nhân tố quyết định sự thành công hay thất bại của doanh
nghiệp;
• Nhân tố đối thủ cạnh tranh: doanh nghiệp phải nắm được các thông tin của
đối thủ cạnh tranh về chất lượng sản phẩm dịch vụ cạnh tranh, khả năng cung ứng
sản phẩm dịch vụ …;
1.4. Các chỉ tiêu phát triển xuất khẩu
1.4.1 Chỉ tiêu tăng kim ngạch xuất khẩu (
XK
Q
)
01
QQQ

XK
−=
1.4.2 Chỉ tiêu tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu (
XK
K
%)
100
0
01
x
Q
QQ
K
XK

=
1.4.3 Chỉ tiêu mở rộng thị trường xuất khẩu (H)
01
MMH −=
Chương 1 tập trung vào phân tích và làm rõ những vấn đề tổng quan chung
của hoạt động xuất khẩu và đẩy mạnh xuất khẩu dịch vụ như khái niệm, phương
thức, nhân tố tác động.
vi
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA TẬP
ĐOÀN VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI GIAI ĐOẠN 2007 - 2012
2.1 Đặc điểm của Tập đoàn Viễn thông Quân đội
2.1.1 Chức năng và nhiệm vụ của Tập đoàn Viễn thông Quân đội
Tập đoàn Viễn thông Quân đội hiện nay có những chức năng cơ bản sau:
- Tham mưu cho Bộ Quốc phòng và thực hiện các lĩnh vực sau: cung cấp các

dịch vụ viễn thông trong nước và quốc tế;
- Đảm bảo an ninh cho hệ thống thông tin liên lạc của Bộ Quốc phòng;
Về nhiệm vụ, Tập đoàn Viễn thông Quân đội chịu trách nhiệm về:
- Kết hợp kinh tế với quốc phòng đồng thời đảm bảo các nhiệm vụ quốc tế;
- Phá thế độc quyền, cạnh tranh lành mạnh, hiệu quả xã hội cao.
2.1.2 Đặc điểm của nguồn lực cho xuất khẩu dịch vụ của Tập đoàn Viễn thông
Quân đội
2.1.2.1 Nhân lực
Tổng số cán bộ nhân viên Việt Nam va bản địa phục vụ cho hoạt động xuất
khẩu của Viettel tăng dần qua từng năm tương ứng với tiến độ triển khai các thị
trường xuất khẩu, hầu hết đều là các kỹ sư, chuyên viên có trình độ chuyên môn cao.
2.1.2.2 Nguồn vốn dành cho xuất khẩu
Tập đoàn Viễn thông Quân đội liên tục tăng cường vốn để phát triển thị trường
nước ngoài, từ 960 tỷ vốn điều lệ ban đầu tăng lên hơn 6.219 tỷ đồng vào năm 2011.
2.1.2.3 Điều kiện sản xuất dịch vụ
Bao gồm công nghệ và phương tiện sản xuất dịch vụ theo đó Tập đoàn Viễn
thông Quân đội luôn nỗ lực áp dụng các công nghệ hiện đại nhất trong hoạt động cung
cấp dịch vụ của mình và trang bị phương tiện sản xuất như máy tính, điện thoại (với
các gói cước đặc biệt cho các nhân viên xuất khẩu) để nâng cao hiệu quả kinh doanh.
vii
2.2 Thực trạng xuất khẩu của Tập đoàn Viễn thông
Quân đội giai đoạn 2007 – 2012
2.2.1 Đặc điểm và tình hình xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam giai đoạn
2007 - 2012
a. Quy mô và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu dịch vụ
Quy mô và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam trong suốt
giai đoạn 1995 – 2002 rất thấp, tuy nhiên trong những năm gần đây, kim ngạch xuất
khẩu dịch vụ của Việt Nam đã tăng gần như liên tục.
b. Cơ cấu xuất khẩu dịch vụ
Dịch vụ du lịch và dịch vụ vận tải là hai ngành dịch vụ xuất khẩu chủ chốt

của Việt Nam. Ngoài ra, xuất khẩu dịch vụ còn được đóng góp bởi ngành bưu chính
viễn thông, dịch vụ tài chính, dịch vụ bảo hiểm, … nhưng với mức kim ngạch thấp
hơn hẳn so với hai ngành dịch vụ trên. .
2.2.2.Đặc điểm các dịch vụ xuất khẩu của Tập đoàn Viễn thông Quân đội
2.2.2.1 Dịch vụ điện thoại cố định và di động: là dịch vụ xuất khẩu mang lại
lợi nhuận lớn nhất cho Tập đoàn Viễn thông Quân đội;
2.2.2.2 Dịch vụ thoại quốc tế: Voice over Internet Protocol – VoIP – là dịch
vụ xuất khẩu đầu tiên của Viettel, đóng góp tỷ trọng lớn trong doanh thu xuất khẩu
của Viettel;
2.2.2.3 Dịch vụ truyền dẫn quốc tế và trong nước: Tập đoàn Viễn thông
Quân đội sở hữu mạng lưới cáp quang quốc tế rộng khắp cho phép kết nối đến
Hồng Kong, Nhật Bản, Singapore và Mỹ - là những điểm trung chuyển kết nối lớn
nhất trên toàn thế giới, giúp Viettel có lợi thế cạnh tranh khi cung cấp dịch vụ.
2.2.3. Phân tích các chỉ tiêu xuất khẩu của Tập đoàn Viễn
thông Quân đội
Hoạt động xuất khẩu của Tập đoàn Viễn thông Quân đội những năm vừa qua
liên tục tăng trưởng qua các năm, cả về doanh thu cũng như lợi nhuận và số lượng
thuê bao phát triển. Năm 2012 là năm trọng tâm của xuất khẩu dịch vụ VoIP, đặc
biệt thị trường Mozambique được ưu tiên hàng đầu với chỉ tiêu tăng trưởng doanh
thu dịch vụ VoIP tăng 20 lần trong vòng 6 tháng từ tháng 8/2012 đến tháng 2/2013.
viii
2.2.4 Tình hình mở rộng các thị trường xuất khẩu giai đoạn 2007 – 2012
Từ năm 2006, Tập đoàn Viễn thông Quân đội đã liên tục nghiên cứu, khảo
sát để mở rộng thị trường xuất khẩu trong các năm tiếp theo và chính thức cung cấp
dịch vụ viễn thông cho các thị trường Lào (2010), Haiti (2011), Mozambique
(2012). Như vậy chỉ trong vòng 5 năm, Viettel đã tăng gấp đôi số thị trường xuất
khẩu của mình. Hiện tại Tập đoàn Viễn thông Quân đội đã hoàn thành giai đoạn
khảo sát chi tiết thị trường Peru và chuẩn bị xây dựng mạng lưới hạ tầng tại quốc
gia này.
2.3 Thực trạng các chính sách Tập đoàn Viễn thông Quân đội sử dụng để đẩy

mạnh xuất khẩu.
Các chính sách, biện pháp xuất khẩu của Tập đoàn viễn thông Quân đội bao gồm:
- “Đi đều hai chân”: đẩy nhanh việc lấy giấy phép mới và/hoặc mua công ty
đồng thời phải tối ưu việc khai thác các thị trường đang có;
- Tăng cường bộ não: củng cố hệ thống công cụ (KPI, IT, …) đủ mạnh và
nhóm nhân sự xuất sắc ở đầu não tại Việt Nam;
- BOT (Build – Operate – Transfer): cần mạnh mẽ đưa các tiến trình công
việc vào khuôn mẫu BOT để tránh sai sót, lãng phí;
- Củng cố các nền tảng tài chính và pháp chế: Viettel xây dựng một hệ thống
Kiểm soát nội bộ để đảm bảo thông tin luôn được thông suốt và chính xác từ các thị
trường về Việt Nam;
- Chuẩn tắc và tin học hóa các quy trình công việc
- Ổn định tổ chức
2.4 Phân tích điểm mạnh, điểm yếu trong hoạt động xuất khẩu của Tập đoàn
Viễn thông Quân đội
2.4.1. Điểm mạnh
- Kinh nghiệm: Viettel kế thừa kinh nghiệm kinh doanh trong nước và các
thị trường kinh doanh có APRU thấp;
- Chiến lược kinh doanh khác biệt: Trong hoạt động xuất khẩu của mình,
Tập đoàn Viễn thông Quân đội đã chủ động tự đầu tư và đầu tư theo diện rộng trong
thời gian ngắn ra các thị trường nước ngoài;
- Truyền thống kỷ luật của Quân đội Việt Nam: với tinh thần quyết đoán
đánh nhanh thắng nhanh, không ngại khó, không ngại khổ.
2.4.2 Điểm yếu
- Nhân lực chủ chốt cho các thị trường còn ít;
ix
- Nguồn tài chính còn chưa đủ lớn trong môi trường cạnh tranh quốc tế;
- Rào cản về ngôn ngữ;
- Hệ thống quản lý chưa đồng bộ;
- Hạn chế trong hoạt động mở rộng kết nối với các doanh nghiệp viễn thông

bản địa;
- Tiến độ khảo sát thị trường còn chậm;
- Quy mô mạng lưới chưa đủ mạnh để đáp ứng nhu cầu;
- Khả năng cạnh tranh về giá cước dịch vụ và chất lượng dịch vụ còn hạn chế;
- Chưa có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động đầu tư quốc tế và xuất khẩu
dịch vụ ra nước ngoài.
2.4.3 Các nguyên nhân gây nên điểm yếu trong hoạt động xuất khẩu của
Tập đoàn Viễn thông Quân đội
2.4.3.1 Nguyên nhân khách quan
a. Các yếu tố chính trị, xã hội
Hầu hết các thị trường xuất khẩu của Tập đoàn Viễn thông Quân đội đều là
các quốc gia có nền kinh tế đang phát triển với mức sống bình quân của người dân
thấp và môi trường chính trị xã hội không thuận lợi.
b. Các yếu tố luật pháp
Các cản trở của luật pháp tại thị trường xuất khẩu nhằm bảo vệ ngành viễn
thông nước đó cũng gây nhiều khó khăn cho Viettel trong quá trình xuất khẩu dịch vụ.
c. Các yếu tố văn hóa – xã hội
Yếu tố văn hóa ảnh hưởng đến tác phong làm việc và khả năng phối hợp giữa
chuyên viên trong nước và các nhân viên bản địa trong quá trình kinh doanh xuất khẩu.
d. Đối thủ cạnh tranh: Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel đang phải cạnh
tranh với các tập đoàn viễn thông lớn trên thế giới, có năng lực tài chính mạnh và
nhiều kinh nghiệm kinh doanh quốc tế hơn hẳn so với Tập đoàn.
2.4.3.2 Nguyên nhân chủ quan
a. Các yếu tố về công nghệ
Mặc dù là một doanh nghiệp viễn thông lớn của Việt Nam với 44% thị phần và
sử dụng các công nghệ hiện đại so với các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam tuy nhiên
nếu so sánh với các nhà khai thác viễn thông lớn trên thị trường thế giới, các công nghệ
của Tập đoàn Viễn thông Quân đội hiện vẫn chưa đủ sức mạnh cạnh tranh.
b. Các yếu tố về nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực chủ chốt có kinh nghiệm làm việc quốc tế còn mỏng gây nên

khó khăn cho Tập đoàn Viễn thông Quân đội trong thời gian vừa qua;
x
c. Các yếu tố về vốn: tình hình vay vốn hiện tại ở Việt Nam gặp nhiều khó khăn
cũng là một trong những nguyên nhân gây nên điểm yếu của Viettel về nguồn vốn.
Chương 2 đi sâu vào phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu và đẩy mạnh
xuất khẩu của Tập đoàn Viễn thông Quân đội giai đoạn 2007 – 2012, phản ánh
những kết quả đạt được cũng như những tồn tại và nguyên nhân của nó.
xi
CHƯƠNG 3
ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP
NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU Ở TẬP ĐOÀN VIỄN
THÔNG QUÂN ĐỘI ĐẾN NĂM 2020
3.1 Bối cảnh quốc tế và trong nước ảnh hưởng đến việc đẩy mạnh xuất khẩu
của Tập đoàn Viễn thông Quân đội
3.1.1 Bối cảnh quốc tế
- Xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế: xu hướng M&A (Mergers and
Acquisitions – Sáp nhập và Mua lại) gây nhiều khó khăn cho các công ty viễn thông
có năng lực vốn nhỏ;
- Xu hướng cạnh tranh về giá ngày càng khốc liệt.
3.1.2 Bối cảnh trong nước
- Sự bùng nổ của dịch vụ viễn thông trong nước;
- Chính sách khuyến khích xuất khẩu của Nhà nước;
- Tác động của tự do hoá dịch vụ viễn thông;
- Cơ sở pháp lý cho xuất khẩu dịch vụ viễn thông ngày càng được tăng cường.
3.2 Định hướng chiến lược xuất khẩu của Tập đoàn viễn thông Quân đội
đến năm 2020
Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel xác định:
- Sẽ đem những gì tốt nhất của Viettel ra nước ngoài;
- Áp dụng chiến lược thâm nhập: “Di động và băng rộng đi trước”; “mạng
lưới rộng khắp”; “dịch vụ phổ cập”; “sử dụng tri thức và cách làm Viettel làm hành

trang thâm nhập vào các thị trường;
- Về doanh thu: sau 2-3 năm kinh doanh chính thức, doanh thu phải bù đắp
được chi phí và có lãi. Năm thứ 3 -4, kinh doanh phải có lợi nhuận mang về nước;
sau 5 – 7 năm thu hồi toàn bộ vốn đầu tư về nước;
- Về bộ máy tổ chức: trong năm kinh doanh đầu tiên, bộ máy có mặt ở 100%
huyện, hoạt động kinh doanh đến tuyến xã (năm thứ 2), lao động người Việt chiếm
5 – 10% (năm thứ 3) còn lại đào tạo sử dụng lao động tại địa phương;
- Kênh phân phối: mở rộng đến từng làng xã;
xii
- Về xúc tiến đầu tư: tại các nước xuất khẩu, Viettel sẽ đều trở thành nhà
cung cấp đầy đủ các dịch vụ viễn thông;
- Về vốn đầu tư: đầu tư lớn và nhanh;
- Đóng góp cho nước xuất khẩu: gắn kinh doanh với trách nhiệm xã hội cho
đất nước sở tại;
- Tại các nước đầu tư sẽ sử dụng thương hiệu riêng, không gắn với thương
hiệu Viettel;
- Chiến lược về đầu tư và hạ tầng: Tập đoàn viễn thông Quân đội Viettel sẽ
tiếp tục chiến lược “mạng lưới đi trước, kinh doanh đi sau”;
- Chiến lược phát triển nhanh: dẫn đầu về vùng phủ sóng, chiếm thị phần chủ
chốt, xác định 3G là dịch vụ kinh doanh chính;
- Chiến lược về chính sách giá và sản phẩm: chi phí thấp, cạnh tranh bằng
giá rẻ;
- Chiến lược tối ưu hóa để có chi phí thấp nhất;
- Chiến lược kênh phân phối: phát triển kênh phân phối rộng khắp, tăng
cường các điểm và nhân viên bán hàng trực tiếp, …
- Chiến lược khác biệt hóa: Chiến lược về chất lượng sản phẩm với việc phủ
sóng cân bằng ở tất cả các vùng với giá thành tốt nhất;
- Chiến lược phát triển tập trung: Thế mạnh của Tập đoàn Viễn thông Quân
đội là lĩnh vực di động. Viettel đã dùng thế mạnh này làm “con thuyền” ra biển lớn.
3.3 Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu của Tập đoàn Viễn thông Quân đội

3.3.1 Đa dạng hóa dịch vụ xuất khẩu và thị trường xuất khẩu
Hiện tại Viettel đang khai thác 4 thị trường, dự kiến mở thêm 5 thị trường
mới trong vòng 2 năm tiếp theo.
Về mặt dịch vụ, ngoài các dịch vụ truyền thống, Viettel đang bắt đầu triển
khai các dịch vụ gia tăng để bắt kịp xu thế của viễn thông thế giới.
3.3.2 Nâng cao chất lượng các dịch vụ xuất khẩu
Mục tiêu của Tập đoàn Viễn thông Quân đội khi xuất khẩu dịch vụ viễn
thông ra thị trường nước ngoài là phải cung cấp dịch vụ với chất lượng tốt nhất cho
người dân tại thị trường đó. Để nâng cao chất lượng các dịch vụ xuất khẩu, Viettel
cần tiếp tục triển khai các công tác sau:
- Liên tục giám sát hạ tầng mạng đảm bảo mức độ phủ sóng ở mức cao nhất;
- Cập nhật các công nghệ mới cho dịch vụ thoại, dịch vụ truyền dẫn và hệ
thống thông tin giám sát
xiii
3.3.3 Nâng cao hiệu quả công tác quản lý của Tập đoàn
- Thực hiện theo quy trình – Giám sát bằng Công nghệ thông tin – Đánh giá
theo KPI – Kinh nghiệm đúc kết thành cẩm nang;
- Tăng cường quản lý con người, nhất là người đứng đầu: quản lý các thị
trường xuất khẩu thông qua người đứng đầu thị trường đó;
3.3.4 Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến tìm kiếm thị trường mới, khách hàng
mới
Tập đoàn Viễn thông Quân đội cần phải coi công tác tìm kiếm thông tin thị
trường là khởi đầu cho sự thành công để thâm nhập vào thị trường mới, do vậy cần
có quy trình, hướng dẫn cụ thể.
3.3.5 Xây dựng cơ chế lương và các tiêu chuẩn phúc lợi theo hiệu suất, hiệu
quả
Mục tiêu là đánh thức tiềm năng và phát huy hết năng lực của mỗi cá nhân,
nâng cao khả năng cạnh tranh giữa các thị trường với nhau.
3.3.6 Thực hiện tốt quản trị rủi ro
Tập đoàn tập trung chủ yếu vào kiểm soát các rủi ro về quy trình hoạt

động, rủi ro về tài chính và rủi ro về thị trường. Vào năm 2010, Tập đoàn Viễn
thông Quân đội đã thành lập bộ phận quản lý chi phí cho Tập đoàn và các Công ty
con;
3.4 Kiến nghị đối với các cơ quan hữu quan
3.4.1 Kiến nghị đối với Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình cấp phép đầu tư,
xuất khẩu dịch vụ ra nước ngoài;
- Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư để tìm kiếm cơ hội phát triển cho xuất
khẩu dịch vụ viễn thông
3.4.2 Kiến nghị đối với Bộ Thông tin và truyền thông
- Hỗ trợ cung cấp kịp thời và đầy đủ thông tin thị trường xuất khẩu;
- Hỗ trợ đàm phán với Chính phủ và cơ quan quản lý viễn thông của thị
trường xuất khẩu;
- Tiếp tục chủ động tham gia mọi hoạt động của các tổ chức quốc tế để thu
thập, bổ sung kiến thức, kinh nghiệm; nâng cao vị thế, uy tín và quyền lợi của Việt
Nam trên trường quốc tế;
xiv
- Chủ động trong lộ trình mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, đa dạng hóa các
hoạt động hợp tác với nước;
- Đào tạo và tái đào tạo đội ngũ cán bộ viễn thông hiện có để cập nhật các
kiến thức, công nghệ tiên tiến; .
3.4.3 Kiến nghị đối với Bộ Quốc phòng
- Phối hợp chặt chẽ với Bộ Quốc phòng các nước để tập trung triển khai dịch
vụ cho các đối tượng quân nhân và nhờ đó sẽ có tác động lan tỏa đến các đối tượng
khách hàng khác;
- Đảm bảo về an ninh an toàn cho mạng lưới hạ tầng cũng như cơ sở kinh
doanh của Tập đoàn Viễn thông Quân đội tại thị trường nước ngoài.
Chương 3 tập trung phân tích những tác động của bối cảnh quốc tế và trong
nước đến hoạt động xuất khẩu dịch vụ của Tập đoàn Viễn thông Quân đội, cùng với
căn cứ là các chiến lược, định hướng của Tập đoàn để đề xuất các giải pháp, kiến nghị

để Tập đoàn Viễn thông Quân đội tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu cho đến năm 2020.
xv
KẾT LUẬN
Trong giai đoạn hiện nay, hội nhập kinh tế đang diễn ra ở khắp nơi trên thế giới,
toàn cầu hóa và hiện đại hóa nền kinh tế là một xu thế tất yếu. Xuất khẩu là một hoạt
động kinh tế cần thiết để thúc đẩy quá trình này diễn ra nhanh hơn.
Xuất khẩu của Việt Nam đang ngày càng hướng tới mục tiêu hiệu quả vì vậy
các sản phẩm xuất khẩu ngày càng được nâng cao về mặt giá trị. Trong khi xuất khẩu
hàng hóa đã đạt được nhiều sự vượt trội và trở thành động lực tăng trưởng của nền kinh
tế thì hoạt động xuất khẩu dịch vụ mặc dù đã được thúc đẩy mạnh trong một vài năm
trở lại đây nhưng vẫn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập cần khắc phục
Xuất khẩu dịch vụ viễn thông là một loại hình dịch vụ tương đối mới mẻ mà
Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel là doanh nghiệp tiên phong. Với kinh nghiệm
xuất khẩu dịch vụ viễn thông qua 5 năm qua, Tập đoàn Viễn thông Quân đội đã từng
bước khẳng định những thành công của mình khi thâm nhập các thị trường nước ngoài.
Thành công trong hoạt động xuất khẩu của Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel
không những mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp mà còn góp phần khẳng định vị thế
của ngành viễn thông Việt Nam trrên bản đồ viễn thông thế giới.
Luận văn đã đánh giá được thực trạng hoạt động xuất khẩu và đẩy mạnh xuất
khẩu của Tập đoàn Viễn thông Quân đội trong những năm qua, chỉ ra những kết quả
đạt được và những hạn chế cùng những nguyên nhân còn tồn tại để đưa ra các giải pháp
đối với Viettel và các kiến nghị với các cơ quan Nhà nước để hoạt động xuất khẩu dịch
vụ của Viettel ngày càng thu được nhiều thành công.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo tận tình của thày giáo GS.TS
Đỗ Đức Bình và sự giúp đỡ của cấc thày cô khoa Kinh tế Quốc tế đã giúp em hoàn
thành đề tài này.
xvi
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xuất khẩu là một hoạt động kinh tế đối ngoại cơ bản thúc đẩy nền kinh tế

phát triển, có vai trò cực kỳ quan trọng trong sự tăng trưởng và phát triển nền kinh
tế của mỗi quốc gia như tạo nguồn vốn cho nhập khẩu phục vụ sự nghiệp công
nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước; chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế; tạo nguồn thu
ngoại tệ và gia tăng nhu cầu sản xuất, kinh doanh ở những ngành có liên quan khác;
tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, giúp cho sản xuất ổn định và kinh tế
phát triển; là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các mối quan hệ kinh tế đối ngoại; tạo
điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, nâng cao năng lực sản
xuất trong nước; thông qua cạnh tranh trong xuất khẩu buộc các doanh nghiệp phải
không ngừng cải tiến sản xuất, tìm ra những cách thức kinh doanh hiệu quả, giảm
chi phí và tăng năng suất; tích cực giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống
người dân; xuất khẩu làm tăng GDP, làm gia tăng nguồn thu nhập quốc dân, từ đó
có tác động làm tăng tiêu dùng nội địa, kích thích nền kinh tế tăng trưởng.
Vai trò của hoạt động xuất khẩu đã được tìm hiểu và nhận biết từ rất sớm bởi
các nhà kinh tế học. Qua quá trình phát triển của nền sản xuất hàng hóa và nền kinh
tế, quan điểm về vai trò của xuất khẩu ngày càng được hoàn thiện. Ngày nay, vai trò
của xuất khẩu không chỉ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng nền kinh tế quốc dân mà
còn tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của doanh nghiệp. Cùng với sự bùng nổ
của nền kinh tế thị trường, xu hướng vươn ra thị trường quốc tế là xu hướng chung
không chỉ của quốc gia mà còn của mỗi doanh nghiệp nhằm phát triển, mở rộng thị
trường kinh doanh. Xuất khẩu cũng giúp doanh nghiệp mở rộng quan hệ buôn bán
với các đối tác bên ngoài, tạo động lực cho doanh nghiệp liên tục đổi mới sản xuất
và quản trị kinh doanh, …
Trong môi trường cạnh tranh quốc tế ngày càng khốc liệt, các sản phẩm xuất
khẩu với hàm lượng giá trị gia tăng, hàm lượng công nghệ thấp sẽ gặp nhiều khó
khăn, mang lại mức lợi nhuận thấp vì vậy, danh mục các sản phẩm dịch vụ xuất
khẩu đang ngày càng tăng và được các doanh nghiệp chú trọng. Các sản phẩm dịch
1
vụ tương đối có vị thế trong danh mục các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam là gia
công phần mềm, dịch vụ vận tải, dịch vụ du lịch, dịch vụ bưu chính viễn thông, dịch
vụ tài chính, …

Tuy nhiên, có một thực tế là trong khi xuất khẩu hàng hóa đã đạt được nhiều
thành công vượt trội và trở thành động lực tăng trưởng của nền kinh tế nước ta thì
xuất khẩu dịch vụ mặc dù cũng đã được đẩy mạnh trong mấy năm gần đây nhưng
vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập cần khắc phục.
Là một Tập đoàn hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ, cụ thể là dịch
vụ bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin, Tập đoàn Viễn thông Quân đội
(Viettel) đã sớm xác định hướng xuất khẩu dịch vụ ra nước ngoài để nâng cao khả
năng cạnh tranh cũng như tăng cường lợi nhuận cho Tập đoàn trong bối cảnh kinh
doanh viễn thông trong nước đã bước vào ngưỡng bão hòa. Trong khi hoạt động xuất
khẩu phần mềm của Việt Nam đã được triển khai trong vòng gần chục năm trở lại
đây và vẫn được coi là một ngành xuất khẩu non trẻ, hoạt động xuất khẩu dịch vụ
viễn thông lại càng là một ngành mới mẻ hơn nữa với chỉ 5 năm hoạt động. Tập đoàn
Viettel là doanh nghiệp dẫn đầu trong số các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam triển
khai hoạt động xuất khẩu dịch vụ của mình sang các thị trường nước ngoài.
Với vai trò là doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực xuất khẩu dịch vụ viễn
thông, Tập đoàn viễn thông Quân đội đã nghiên cứu, tìm hiểu thị trường, phát triển
các dịch vụ mới phù hợp với nhu cầu của thị trường thế giới. Tuy nhiên, hoạt động
xuất khẩu dịch vụ của Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel hiện đang gặp nhiều
khó khăn thách thức từ cả thị trường nhập khẩu và cả phía Việt Nam trong đó có
các nhân tố xuất phát từ chính bản thân Tập đoàn.
Vấn đề đặt ra là để tồn tại và phát triển trong thị trường cạnh tranh khốc liệt,
Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel cần phải tìm ra những giải pháp để tăng cường
sức cạnh tranh. Để làm được điều đó, Tập đoàn Viễn thông Quân đội cần phải đánh
giá thực trạng hoạt động xuất khẩu trong những năm vừa qua để đánh giá được điểm
mạnh cũng như điểm yếu của mình. Vì vậy, tác giả chọn đề tài “Đẩy mạnh xuất
khẩu của Tập đoàn Viễn thông Quân đội” làm đề tài Luận văn Thạc sỹ.
2

×