Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

báo cáo thực tập Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty Cổ Phần May Đông Mỹ Hanosimex

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (380.48 KB, 68 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, với chính sách
mở cửa của Nhà Nước đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể phát huy
hết khả năng tiềm lực của mình. Nhưng mặt khác doanh nghiệp phải đối mặt
với những thử thách gay gắt trên thị trường. Để đạt được mục tiêu tối đa hóa
lợi nhuận, doanh nghiệp cần tổ chức công tác hạch toán kế toán tốt để kiểm
soát được chi phí của mình. Đối với các doanh nghiệp sản xuất, nguyên vật
liệu là yếu tố đầu vào quan trọng của quá trình sản xuất sản phẩm, là yếu tố
chi phí chiếm tỷ trọng chủ yếu trong giá thành sản phẩm. Nguyên vật liệu
không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm mà còn ảnh hưởng
lớn tới giá thành sản phẩm và lợi nhuận của doanh nghiệp. Vì vậy tổ chức
hạch toán kế toán nguyên vật liệu một cách khoa học, chặt chẽ, hợp lý và hiệu
quả sẽ giúp quá trình sản xuất diễn ra nhịp nhàng, đúng kế hoạch đồng thời
tiết kiệm được chi phí, hạ giá thành nâng cao khả năng cạnh tranh của
doanh nghiệp.
Công ty Cổ Phần May Đông Mỹ Hanosimex là một doanh nghiệp thuộc
ngành dệt may với đặc thù về nguyên vật liệu rất đa dạng và phong phú về
chủng loại, mẫu mã Mặt khác công tác kế toán nguyên vật liệu còn gặp một
số tồn tại gây hạn chế về hiệu quả công tác kế toán.
Qua thời gian thực tập tại công ty Cổ Phần May Đông Mỹ Hanosimex,
được tiếp xúc thực tế với công tác kế toán tại đây cùng với những kiến thức
học được ở nhà trường em đã nhận thức được vai trò quan trọng của công tác
kế toán nguyên vật liệu. Vì vậy, em đã lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện kế toán
nguyên vật liệu tại công ty Cổ Phần May Đông Mỹ Hanosimex”. Với mục
tiêu đánh giá tổng quát công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty nhằm đưa
ra những đánh giá nhận xét về thực trạng và một số kiến nghị giúp công ty
hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu.
Nguyễn Thị Thu Lan Lớp: Kế toán K21-VBII 1
Chuyên đề tốt nghiệp
Ngoài phần mở đầu và kết luận, bố cục chuyên đề gồm ba phần:


Chương I: Đặc điểm và tổ chức quản lý nguyên vật liệu tại công ty
Cổ phần May Đông Mỹ Hanosimex
Chương II: Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại công ty Cổ phần
May Đông Mỹ Hanosimex
Chương III: Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty Cổ phần
May Đông Mỹ Hanosimex
Để hoàn thành bài chuyên đề này em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình
của thầy giáo TS. Phạm Đức Cường cùng với sự chỉ bảo của các anh chị
phòng kế toán của công ty Cổ phần May Đông Mỹ Hanosimex.
Do thời gian thực tập và trình độ còn hạn chế nên không thể tránh khỏi
những thiếu sót, khiếm khuyết. Kính mong sự hướng dẫn chỉ bảo của các thầy
cô giáo và các anh chị phòng kế toán tại công ty Cổ phần May Đông Mỹ
Hanosimex để kiến thức của em được nâng cao và hoàn thiện hơn.
Em xin tiếp thu và chân thành cảm ơn!
Nguyễn Thị Thu Lan Lớp: Kế toán K21-VBII 2
Chuyên đề tốt nghiệp
CHƯƠNG 1
ĐẶC ĐIỂM VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN MAY ĐÔNG MỸ - HANOSIMEX
1.1. Đặc điểm nguyên vật liệu tại công ty cổ phần may Đông Mỹ -
Hanosimex
Nguyên vật liệu là những yếu tố cơ bản cung cấp cho quá trình sản xuất
tạo ra sản phẩm mới cho doanh nghiệp. Với đặc thù là doanh nghiệp sản xuất
hàng may mặc và chủ yếu là sản xuất theo đơn đặt hàng với những mẫu mã,
kiểu cách phong phú. Vì vậy, vật liệu của công ty cổ phần may Đông Mỹ
Hanosimex rất đa dạng về chủng loại, kích cỡ, trọng lượng… có công dụng và
vai trò khác nhau trong quá trình sản xuất sản phẩm. Nguyên vật liệu của
công ty chủ yếu được nhập mua về từ công ty dệt may Hà Nội. Nguyên vật
liệu của công ty dựng để sản xuất hàng may mặc là chủ yếu vì vậy nó chiếm
tỷ trọng lớn trong chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Nguyên vật liệu

tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh nhất định và chúng tiêu hao
toàn bộ hay thay đổi hình thái vật chất ban đầu để tạo vật chất của sản
phẩm…
1.1.1. Danh mục nguyên vật liệu của công ty
Nguyễn Thị Thu Lan Lớp: Kế toán K21-VBII 3
Chuyên đề tốt nghiệp
Biểu số 1.1.: Bảng danh mục nguyên vật liệu
STT Tên vật tư
1 Vải single 20/10 CVC 60/40 190g/m2
2 Bo 30/1 CTCK
3 Bo 30/1 65/35
4 Cổ 30/1 CTCK
5 Hũm carton 38*35*30
6 Hũm carton 42*35*32
7 Hũm carton 55*41*32
8 Băng dính 7.2cm
9 Băng dính 1.7cm
10 Chỉ ast 40/2 80055 5000m/c
11 Chỉ ast 40/2 80116 5000m/c
12 Chỉ ast 40/2 80193 5000m/c
13 Chỉ ast 40/2 80967 5000m/c
14 Chỉ ast 40/2 526 CZX 5000m/c
15 Chỉ ast 40/2 231 EZX 5000m/c
16 Chỉ ast 40/2 242 EZX 5000m/c
17 Mác chính SM
18 Mác giặt PO SM
19 Mác mã vạch SM
20 Mác cỡ SM
21 Túi PE in 33*42
22 Túi PE in 38.5*44

23 Túi PE in 43*38
24 Túi PE in 47*43.2
25 Túi PE in 53*56
26 Than
27 Kim may

Biểu số 1.2.: Bảng nguyên vật liệu chính
STT Tên nguyên vật liệu ĐVT
1 Vải Single Ne 40/1 cott CK Kg
2 Vải Single 36/1 Kg
3 Vải Single 32/1 CK Kg
4 Vải Single 32/1 CKLB Kg
5 Vải Single chập vòng SC-05 Ne 16/1 cott CK Kg
6 Vải Single chun Ne 40/1 Kg
7 Vải Lacoste trám Ne 30/1 cott CK Kg
Nguyễn Thị Thu Lan Lớp: Kế toán K21-VBII 4
Chuyên đề tốt nghiệp
8 Vải Lacoste lục lăng Ne 32/1 TC 65/35 Kg
9 Vải Lacoste hình thoi Ne 30/1 TC 65/35 Kg
10 Vải Rib 1x1 Ne 32/1 cott CK Kg
11 Vải Rib 1x1 chun Ne 30/1 cott CK Kg
12 Vải Interlock Ne 40/1 cott CK Kg
13 Vải Interlock chập vòng IT00Ne 30/1 cott CK Kg
14 ……………………………… Kg
1.1.2. Phân loại nguyên vật liệu
Ở công ty cổ phần may Đông Mỹ Hanosimex nguyên vật liệu rất đa
dạng về chủng loại với quy cách, kích thước khác nhau nên để quản lý được
dễ dàng và có hiệu quả thì việc phân loại nguyên vật liệu phải được tiến hành
một cách khoa học và phù hợp với công ty.
Nguyên vật liệu của công ty được chia thành:

- Nguyên vật liệu chính: là nguyên liệu, vật liệu mà sau quá trình gia
công chế biến sẽ cấu thành hình thái vật chất của sản phẩm như vải các loại
(như single, lacoste, rib, interlock, cổ áo, bo tay…)
- Vật liệu phụ: là những vật liệu có tác dụng phụ trong quá trình sản
xuất kinh doanh, được sủ dụng kết hợp với nguyên vật liệu chính để hoàn
thiện và nâng cao tính năng, chất lượng của sản phẩm, gồm nhãn mác, cúc,
mếch, chun…
- Nhiên liệu: là những thứ dựng để tạo nhiệt năng như xăng, dầu…
nhiên liệu thực chất là một loại vật liệu phụ, tuy nhiên nó được tách ra thành
một loại riêng vì việc sản xuất và tiêu dùng nhiên liệu chiếm một tỷ trọng lớn
và đóng vai trị quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, nhiên liệu cũng có yêu
cầu và kỹ thuật quản lý hoàn toàn khác với các loại vật liệu phụ thông thường.
- Phụ tùng thay thế: là loại vật tư được sử dụng cho hoạt động sửa
chữa, bảo dưỡng tài sản cố định như các loại zoăng, cle, vòng bi, ốc vít…
- Vật liệu xây dựng: là vật liệu phục vụ cho hoạt động xây lắp, xây
dựng cơ bản sắt thép, nhôm kính,…
Nguyễn Thị Thu Lan Lớp: Kế toán K21-VBII 5
Chuyên đề tốt nghiệp
- Bao bì đóng gói: các loại túi nilon, giấy lót, kẹp nhựa…
- Phế liệu: sản phẩm hỏng, kém phẩm chất, vải thừa…
1.2. Đặc điểm luân chuyển nguyên vật liệu của công ty cổ phần may Đông
Mỹ - Hanosimex
1.2.1. Đặc điểm sử dụng nguyên vật liệu của công ty cổ phần may Đông Mỹ
- Hanosimex
Do đặc điểm của nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất, việc quản lý
nguyên vật liệu được đặt ra là đòi hỏi mang tính tất yếu khách quan. Vì vậy,
công ty quản lý nguyên vật liệu được thực hiện ở tất cả các khâu từ khâu thu
mua, bảo quản, sử dụng và dự trữ.
Trong khâu mua: kế hoạch thu mua nguyên vật liệu được xây dựng trên
kế hoạch sản xuất đồng thời dựa trên định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho

từng loại sản phẩm. Do vậy hàng tháng, quý căn cứ vào khả năng sản xuất và
khả năng tài chính mà công ty lên kế hoạch thu mua vật tư cho phù hợp. Nhờ
vậy quá trình sản xuất luôn được đảm bảo liên tục, đều đặn. Nguyên vật liệu
trước khi nhập đều được kiểm tra chặt chẽ về mặt số lượng, chất lượng, chủng
loại, quy cách.
Khâu bảo quản: do đặc điểm nguyên vật liệu của công ty là khối lượng
lớn, phong phơ chủ yếu là vải và các phụ liệu có thể bảo quản một cách dễ
dàng trong kho. Vật liệu trong kho được sắp xếp gọn gàng, mỗi loại được xếp
riêng đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật về bảo quản, tạo điều kiện cho việc
nhập, xuất, kiểm kê được thực hiện dễ dàng.
Mỗi kho, ngoài thủ kho trực tiếp quản lý có trình độ chuyên môn và
kinh nghiệm làm việc còn có các nhân viên bảo vệ kiểm tra việc nhập xuất ở
ngoài cổng công ty.
Khâu dự trữ: công ty xây dựng định mức dự trữ tối đa và tối thiểu cho
từng loại nguyên vật liệu. Các định mức này do phòng kỹ thuật kết hợp với
phòng nghiệp vụ tổng hợp thiết lập căn cứ vào đặc điểm nguyên vật liệu, nhu
cầu sản xuất, tình hình biến động giá cả trên thị trường và khả năng tài chính
Nguyễn Thị Thu Lan Lớp: Kế toán K21-VBII 6
Chuyên đề tốt nghiệp
của công ty. Điều này sẽ đảm bảo cho quá trình sản xuất được diễn ra liên tục,
không xẩy ra tình trạng thiếu nguyên liệu trong quá trình sản xuất hoặc thừa
nguyên liệu.
Khâu sử dụng: trước hết nguyên vật liệu được đưa vào sử dụng cho sản
xuất đều phải đảm bảo yêu cầu về số lượng, chất lượng, chủng loại và quy
cách. Để sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả nguyên vật liệu, công ty tiến hành
xây dựng các định mức tiêu hao vật tư cho mỗi loại sản phẩm.
1.2.2. Quy trình luân chuyển nguyên vật liệu của công ty Cổ phần May
Đông Mỹ - Hanosimex
Nguyễn Thị Thu Lan Lớp: Kế toán K21-VBII 7
Chuyên đề tốt nghiệp

Sơ đồ 1.2. Quá trình xuất nguyên vật liệu cho sử dụng
Nguyễn Thị Thu Lan Lớp: Kế toán K21-VBII 8
Căn cứ vào hợp đồng kinh tế lập
giấy đề nghị nhập nguyên vật liệu
Ký duyệt giấy đề nghị nhập hàng
Tổ chức việc mua hàng
Lập phiếu nhập kho
Ký duyệt giấy đề nghị nhập hàng
Ký phiếu nhập kho
Ký duyệt giấy đề nghị nhập hàng
Kiểm nhập nguyên vật liệu và ký
duyệt
Ký duyệt giấy đề nghị nhập hàng
Bảo quản, lưu
trữ
Bộ phận kinh doanh
Kế toán nguyên vật
liệu
Bộ phận kho
Kế toán nguyên vật
liệu
Bộ phận kinh doanh
Giám đốc.
Kế toán trưởng
Kế toán trưởng
Căn cứ phiếu nhập kho và chứng từ
liên quan nhập số liệu vào máy tính
Ký duyệt giấy đề nghị nhập hàng
Ghi sổ tổng hợp
Ký duyệt giấy đề nghị nhập hàng

Sơ đồ 1.1. Quá trình nhập nguyên vật liệu
Chuyên đề tốt nghiệp
Sơ đồ 1.3. Quá trình xuất bán nguyên vật liệu để tồn không sử dụng nữa
Nguyễn Thị Thu Lan Lớp: Kế toán K21-VBII 9
Bộ phận kho
Cấp nguyên vật
liệu cho các tổ
Thừa nhập lại kho Thiếu xin cấp bổ sung, nêu lý do
Căn cứ vào định mức sử dụng nguyên
vật liệu
Căn cứ vào định mức do phòng nghiệp
vụ cấp đã được giám đốc phê duyệt
Bộ phận kế toán
Giám đốc
Xuất bán
Bộ phận kế toán Chào hàng
Phê duyệt
Căn cứ vào biên bản kiểm
kê, báo cáo chi tiết vật tư
Chuyên đề tốt nghiệp
1.3. Tổ chức quản lý nguyên vật liệu của Công ty cổ phần may Đông Mỹ -
Hanosimex
1.3.1. Tổ chức quản lý chung toàn doanh nghiệp
Bộ máy quản lý của công ty cổ phần Đông Mỹ Hanosimex tổ chức theo
kiểu trực tuyến chức năng. Cơ quan có quyền quyết định cao nhất là đại hội
cổ đông, các phòng ban chức năng có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc vừa
phát huy được năng lực chuyên môn vừa đảm bảo quyền điều hành của giám
đốc, phó giám đốc. Ngoài phòng ban chức năng còn có các tổ sản xuất. Sơ đồ
tổ chức bộ máy quản lý công ty như sau:
Sơ đồ 1.4. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty cổ phần may Đông Mỹ -

Hanosimex
Chú thích: Điều hành trực tuyến
Điều hành chức năng
Nguyễn Thị Thu Lan Lớp: Kế toán K21-VBII 10
GIÁM ĐỐC
P.GĐ thường trực P.GĐ kỹ thuật
Phòng nghiêp vụ
tổng hợp
Phòng kỹ thuật
và CTCL
Tổ
đời
sống
Tổ
cắt
Bốn
tổ
may
Tổ
hoàn
thành
Tổ chất
Lượng
Tổ
bảo
vệ
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
Chuyên đề tốt nghiệp
Chức năng cụ thể của những phòng ban bộ máy quản lý của công ty
Hội đồng quản trị: Là cơ quản lý công ty có quyền nhân danh công ty

để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty trừ
những vấn đề thuộc thẩm quyền của đại hội đồng cổ đông.
Giám đốc: là do hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm. Giám đốc
chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ
được giao và được ủy quyền đầy đủ quyền hạn cần thiết để quản lý và điều
hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Phó giám đốc: Gồm 2 phó giám đốc giúp việc cho giám đốc công ty.
Điều hành một số lĩnh vực công tác và chịu trách nhiệm trước giám đốc pháp
luật về lĩnh vực công tác được giao.
Phòng nghiệp vụ tổng hợp: Phụ trách vấn đề nhân sự, tiền lương, bảo
hiểm xã hội, thiết kế mẫu mã sản phẩm…
Phòng kỹ thuật và kiểm tra chất lượng: trực tiếp đảm bảo việc vận hành
máy móc thiết bị, bảo trì, bảo dưỡng, lập kế hoạch sản xuất về mặt kỹ thuật,
đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Tổ kế toán: thực hiện công tác kế toán bao gồm thu nhận, xử lý chứng
từ, luân chuyển để phản ánh vào các sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết,
lập báo cáo tài chính, phân tích hoạt động kinh tế và hướng dẫn kiểm tra kế
toán.
Tổ bảo vệ: bảo đảm trật tự an ninh, kiểm tra, kiểm soát đảm bảo an
ninh cho doanh nghiệp…
Tổ đời sống: đảm bảo đời sống cho toàn bộ cán bộ công nhân viên
Tổ bảo toàn: đảm bảo an toàn cho quá trình sản xuất kinh doanh, ổn
định sản xuất về mặt kỹ thuật.
Tổ cắt: cắt vải theo mẫu thiết kế, đảm bảo chính xác và tiết kiệm theo
định mức nguyên vật liệu.
Nguyễn Thị Thu Lan Lớp: Kế toán K21-VBII 11
Chuyên đề tốt nghiệp
Tổ chất lượng: kiểm tra sản phẩm hoàn thanh, đảm bảo chất lượng sản
phẩm sản xuất ra theo đúng tiêu chuẩn đã đăng ký.
Tổ hoàn thành: tiến hành bao bì đóng gói sản phẩm, nhập kho sản phẩm

hoàn thành theo đúng tiến độ sản xuất
Tổ may: trực tiếp sản xuất ra sản phẩm
1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận liên quan đến kế toán nguyên
vật liệu
* Phòng kế toán:
Phòng kế toán của công ty có nhiệm vụ hạch toán chi tiết và tổng hợp,
lập báo cáo tài chính, phân tích hoạt động kinh tế, thu thập xử lý các thông tin
nghiệp vụ ở các đơn vị sản xuất, bố trí nhân viên kế toán làm nhiệm vụ thu
thập các giấy tờ, chứng từ có liên quan tới hoạt động kinh tế của công ty, gửi
về phòng kế toán theo đúng quy định và thời gian để hạch toán.
Kế toán nguyên vật liệu: theo dõi, ghi chép, phản ánh việc nhập kho,
xuất kho, tồn kho nguyên vật liệu, mở sổ chi tiết cho từng nguyên liệu, vật
liệu.
* Kho:
Khi nhập kho thì căn cứ vào các chứng từ, hóa đơn GTGT, giấy báo
nhập hàng, biên bản kiểm nghiệm vật tư… thủ kho sẽ làm thủ tục nhập kho và
chuyển các chứng từ này lên phòng kế toán để lập phiếu nhập kho. Phiếu
nhập kho được lập thành hai liên, một liên lưu lại kho, một liên chuyển cho
phòng kế toán.
Nếu xuất kho phục vụ cho sản xuất thì thủ kho sẽ ghi phiếu xuất kho
hoặc phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ. Từ các phiếu này thủ kho sẽ ghi
vào thẻ kho để cuối tháng chuyển lên cho kế toán NVL hạch toán.
Nguyễn Thị Thu Lan Lớp: Kế toán K21-VBII 12
Chuyên đề tốt nghiệp
Nếu xuất kho để bán: Thủ kho sẽ viết phiếu xuất và hóa đơn GTGT.
Phiếu xuất kho được thủ kho ghi vào thẻ kho, cuối tháng chuyển cho kế toán
NVL hạch toán.
* Phòng vật tư:
Định kỳ cán bộ phòng vật tư sẽ căn cứ vào định mức sản xuất của công
ty, trưởng phòng kế hoạch vật tư sẽ xuất vật tư cho các phân xưởng, tổ sản

xuất.
Hàng ngày, khi nhận được yêu cầu xuất vật liệu, phòng vật tư sẽ tiến
hành kiểm tra rồi xuất kho.
Nguyễn Thị Thu Lan Lớp: Kế toán K21-VBII 13
Chuyên đề tốt nghiệp
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN MAY ĐÔNG MỸ - HANOSIMEX
2.1. Tính giá nguyên vật liệu
Công ty cổ phần may Đông Mỹ Hanosimex thực hiện việc đánh giá nguyên
vật liệu tuân theo các quy định của chuẩn mực số 02-hàng tồn kho. Trong đó,
công ty đánh giá nguyên vật liệu nhập kho theo nguyên tắc giá gốc và đánh
giá nguyên vật liệu xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền.
2.1.1. Tính giá nguyên vật liệu nhập
Giá gốc nguyên vật liệu bao gồm: chi phí mua, chi phí chế biến và các
chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được nguyên vật liệu ở địa
điểm và trạng thái hiện tại.
Trong đó, chi phí mua bao gồm giá mua, các loại thuế không được
hoàn lại, chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản trong quá trình mua hàng và
các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc mua nguyên vật liệu. Các
khoản chiết khấu thương mại và giảm giá hàng mua do hàng mua không đúng
quy cách, phẩm chất được trừ khỏi chi phí mua.
Công ty sử dụng giá thực tế để tính toán, giá trị nhập kho nguyên vật
liệu được tính toán theo nguồn nhập, thêm vào đó công ty tính thuế GTGT
theo phương pháp khấu trừ nên thuế GTGT không được tính vào giá trị
nguyên vật liệu.
Nhập kho do mua ngoài:
Giá thực
tế nhập
kho

=
Giá mua
ghi trên
hóa đơn
+
Thuế không được
hoàn lại, không
được khấu trừ
+
Chi phí
thu
mua
-
Chiết khấu
thương mại,
giảm giá
hàng bán
Nguyễn Thị Thu Lan Lớp: Kế toán K21-VBII 14
Chuyên đề tốt nghiệp
Ví dụ 1: Ngày 09/04/2009 nhập kho 446,5 kg vải Lacoste của công ty Dệt
May Hà Nội, giá mua chưa thuế 55.220 đ/kg, thuế GTGT 10%, doanh nghiệp
được hưởng chiết khấu thương mại 1% trừ vào nợ phải trả, chi phí vận
chuyển, bốc dỡ về kho 2.000.000 (chưa bao gồm thuế GTGT 5%), chưa thanh
toán cho đơn vị vận tải.
Bài làm:
Giá thực tế nhập kho = 446,5 x 55.220 + 2.000.000 – 446,5 x 55.220 x 1%
= 24.655.730 + 2.000.000 – 246.557,3
= 26.409.172,7đ
Nhập kho do thuê ngoài gia công:
Giá gốc =

Giá xuất
giao +
gia công
Tiền thuê
gia +
công
Tiền vận
chuyển
giao nhận
Phế liệu nhập kho: là giá bán hoặc giá ước tính
Vớ dụ 2: Đầu tháng 4/2009 vải single thuê gia công 1.200 kg, giá đơn vị
100.000 đ/kg.
Ngày 20/5/2009 số vải thuê gia công tháng 4 đã hoàn thành nhập kho 1.200
kg. Hóa đơn do bên gia công phát hành có cả thuế GTGT 10% là 6.600.000,
chi phí vận chuyển thanh toán bằng tiền mặt 1.050.000 (trong đó VAT 5%).
Bài làm:
Giá gốc = 1.200 x 100.000 + 6.000.000 + 1.000.000
= 120.000.000 + 6.000.000 + 1.000.000
= 127.000.000đ
2.1.2. Tính giá nguyên vật liệu xuất
Công ty sử dụng phương pháp bình quân gia quyền. Hàng ngày kế toán
nguyên vật liệu chỉ ghi số lượng thực xuất, đến cuối kỳ căn cứ vào giá ghi
Nguyễn Thị Thu Lan Lớp: Kế toán K21-VBII 15
Chuyên đề tốt nghiệp
trên các hóa đơn kế toán mới xác định giá xuất chung cho cả kỳ và ghi vào
phiếu xuất
Đơn giá bình quân =
Giá trị vật liệu tồn
Đầu kỳ
+

Giá trị vật liệu
nhập trong kỳ
Số lượng vật liệu
tồn đầu kỳ
+
Số lượng vật liệu
nhập trong kỳ
Sau đó căn cứ vào số lượng thực xuất trong kỳ và đơn giá bình quân để
xác định
Giá trị vật liệu
xuất kho =
Đơn giỏ
bình
quân
Số lượng vật liệu
* xuất kho
Ví dụ 3: Tính giá vải single 20/10 CVC xuất kho của tháng 03/2009
- Tồn đầu tháng 3: 1.200 kg, 104.361 đ/kg
- Nhập trong tháng 3:
+ Ngày 12/03: nhập 2.500 kg, 96.600 đ/kg
+ Ngày 20/03: nhập 1.200 kg, 98.000 đ/kg
+ Ngày 25/03: nhập 2.942,3 kg, 100.000 đ/kg
- Xuất trong tháng 3:
+ Ngày 12/03: xuất 1.500 kg
+ Ngày 22/03: xuất 1.250,5 kg
+ Ngày 30/03: xuất 2.942,3 kg
Bài làm:
Giá trị vật liệu tồn đầu kỳ:
= 1.200 x 104.361
= 125.233.200đ

Giá trị vật liệu nhập trong kỳ:
= 2.500 x 96.600 + 1.200 x 98.000 + 2.942,3 x 100.000
Nguyễn Thị Thu Lan Lớp: Kế toán K21-VBII 16
Chuyên đề tốt nghiệp
= 650.830.000đ
Số lượng vật liệu tồn đầu kỳ: 1.200 kg
Số lượng vật liệu nhập trong kỳ:
= 2.500 + 1.200 + 2.942,3
= 6.642,3 kg
Số lượng vật liệu xuất trong kỳ
= 1.500 + 1.250,5 + 2.942,3
= 5.692,8 kg
Đơn giá bình quân =
125.233.200 + 650.830.000
1.200 + 6.642,3
= 99.000đ
Giá trị vật liệu vải single xuất kho:
= 99.000 x 5.692,8
= 563.587.200đ
2.2. Chứng từ sử dụng và trình tự luân chuyển chứng từ
2.2.1. Chứng từ cho nghiệp vụ tăng
Tại công ty cổ phần may Đông Mỹ Hanosimex có các trường hợp nhập
kho nguyên vật liệu từ các nguồn sau:
- Nhập kho do mua ngoài
- Nhập kho nguyên vật liệu xuất giao gia công
Tuy nhiên đối với nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm áo T-Shirt thì
nguyên vật liệu nhập kho chủ yếu do mua ngoài.
Với vật liệu nhập kho do mua ngoài: căn cứ vào kế hoạch mua nguyên
vật liệu đã được phê duyệt, công ty chủ động tổ chức chào giá, lựa chọn nhà
cung cấp. Khi đã lựa chọn được nhà cung cấp, công ty tiến hành thỏa thuận

với nhà cung cấp về đơn giá, số lượng, hình thức thanh toán và tiến hành
làm “hợp đồng kinh tế”
Biểu số 2.1.: Mẫu Hợp đồng Kinh tế
Nguyễn Thị Thu Lan Lớp: Kế toán K21-VBII 17
Chuyên đề tốt nghiệp
UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Tổng công ty Dệt May Hà Nội Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: 01BB/SC-DM/09
HỢP ĐỒNG KINH TẾ
- Căn cứ vào Pháp lệnh hợp đồng kinh tế của Hội Đồng Nhà Nước ban hành
ngày 25/09/1989
- Căn cứ vào nghị định số 217/HĐBT ngày 16/01/1990 của Hội Đồng Bộ
trưởng quy định chi tiết việc thực hiện pháp lệnh hợp đồng kinh tế.
- Căn cứ vào nhu cầu của hai bên
Hôm nay, ngày 25 tháng 02 năm 2009 hai bên ký kết hợp đồng gồm:
Bên mua: CÔNG TY CP MAY ĐÔNG MỸ HANOSIMEX (GỌI TẮT LÀ
BÊN A)
Địa chỉ: Thôn 2- Đông Mỹ- Thanh Trì- Hà Nội
Điện thoại: 84-4-8612291
Fax: 84-4-8612291
Tài khoản: 421101.03.02.0089 Ngân hàng NN và PTNT Đông Mỹ- Thanh Trì
MST: 0100100826-2
Do ông: NGUYỄN HUY ĐA, Giám đốc làm đại diện.
Bên bán: TỔNG CÔNG TY DỆT MAY HÀ NỘI (GỌI TẮT LÀ BÊN B)
Địa chỉ: Mai Động- Hoàng Mai- Hà Nội
Điện thoại: 84-4-6441756
Fax: 84-4-6441756
Tài khoản: 239-07-007316
Mã số thuế: 0100737679

Do ông NGUYỄN KHÁNH SƠN, Tổng giám đốc làm đại diện
Hai bên thỏa thuận ký hợp đồng với các điều khoản sau:
Điều 1: Bên B bán cho bên A các mặt hàng sau:
Nguyễn Thị Thu Lan Lớp: Kế toán K21-VBII 18
Chuyên đề tốt nghiệp
- Bên B đồng ý bán cho bên A vải single 20/10 CVC 60/40 190g/m2
- Số lượng và quy cách chủng loại cụ thể: sẽ có phụ lục hàng tháng kèm theo
- Giá cả: được thay đổi theo từng thời điểm cho phù hợp với thực tế và theo
thỏa thuận của hai bên trên cơ sở giá thị trường.
STT TÊN HÀNG ĐV S.LƯỢNG ĐƠN GIÁ T. TIỀN
1 Vải single 20/10 CVC
60/40 190g/m2
Kg 100.000
Giá trên chưa bao gồm thuế VAT, giao tại bên A (Hà Nội)
Điều 2: Quy cách và phẩm chất
Các chỉ tiêu kỹ thuật về quy cách và phẩm chất của sản phẩm đạt chỉ tiêu chất
lượng quy định của sản phẩm (Việt Nam)
Điều 3: Trách nhiệm mỗi bên
1-Trách nhiệm của bên A:
- Kiểm tra chất lượng, số lượng hàng theo nội dung đặt mua
- Tổ chức nhận hàng và ký vào hóa đơn mua hàng
- Thanh toán tiền mua hàng theo đúng tiến độ
2-Trách nhiệm của bên B:
- Giao kịp thời, đúng chủng loại, quy cách đủ số lượng theo yêu cầu
- Thực hiện đúng tiến độ giao hàng
- Vận chuyển và bốc dỡ hàng tới kho cho bên A
- Cung cấp cho bên A hóa đơn GTGT do Bộ Tài chính phát hành
Điều 4: Giao nhận và vận chuyển
- Hàng được giao tại kho bên A: Đông Mỹ- Thanh Trì- Hà Nội
- Cước phí vận chuyển, bốc xếp do bên B chịu

- Tiến độ giao hàng: theo yêu cầu của bên A theo từng đơn đặt hàng (bên B
nhận được đơn đặt hàng tối thiểu 02 ngày trước khi giao hàng)
Điều 5: Phương thức thanh toán và thời hạn thanh toán
Nguyễn Thị Thu Lan Lớp: Kế toán K21-VBII 19
Chuyên đề tốt nghiệp
Thanh toán theo hình thức chuyển khoản hoặc tiền mặt sau 05 ngày kể
từ khi có phiếu nhập kho của bên A
Điều 6: Cam kết chung
Hai bên cam kết thực hiện đầy đủ các khoản đã ghi trong hợp đồng này.
Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn trở ngại hai bên phải thông báo kịp
thời cho nhau bằng văn bản trước 10 ngày để cùng nhau bàn bạc giải quyết.
Bên nào vi phạm hợp đồng gây thiệt hại cho nhau phải bồi thường vật
chất theo pháp lệnh hiện hành của Nhà Nước. Nếu hợp đồng bị vi phạm
không tự giải quyết được, hai bên báo cáo Tòa án Kinh tế Hà Nội giải quyết.
Hiệu lực của hợp đồng đến hết ngày: 15/02/2010
Hợp đồng hết hiệu lực chậm nhất 30 ngày, hai bên phải gặp nhau để
thanh quyết toán sòng phẳng, theo quy định của pháp lệnh Hợp đồng Kinh tế.
Hợp đồng này được lập thành 06 bản, mỗi bên giữ 03 bản có giá trị như
nhau.
ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B
Giám đốc Tổng giám đốc
NGUYỄN HUY ĐA NGUYỄN KHÁNH SƠN
Sau khi tiến hành làm “hợp đồng kinh tế”, nhà cung cấp sẽ lập hóa đơn
GTGT giao cho công ty kèm theo khi vận chuyển vật tư đến kho.
Biểu số 2.2.: Hóa đơn GTGT
HÓA ĐƠN (GTGT) Mẫu số: 01 –
GTKT/3LL
Liên 2: Giao cho khách hàng ME/2008B
Nguyễn Thị Thu Lan Lớp: Kế toán K21-VBII 20
Chuyên đề tốt nghiệp

Ngày 25 tháng 03 năm 2009 Số: 0000599
Đơn vị bán hàng: Tổng công ty Dệt May Hà Nội
Địa chỉ: Mai Động – Hoàng Mai – Hà Nội
Số tài khoản: 239-07-007316
Điện thoại: 84-4-6441756 Mã số thuế: 0100737679
Họ tên người mua hàng: Phạm Thu Hồi
Tên đơn vị: Công ty Cổ phần May Đông Mỹ Hanosimex
Địa chỉ: Thôn 2- Xã Đông Mỹ- Thanh Trì- Hà Nội
Số tài khoản: 421101.03.02.0089 Ngân hàng NN và PTNT Đông Mỹ - Thanh Trì
Hình thức thanh toán: chưa trả Mã số thuế: 01011862182
STT Tên hàng hóa, dịch vụ Đơn vị Số lượng Đơn giá Thành tiền
A B C 1 2 3 = 2*1
1 Vải single 20/10 CVC
60/40 190g/m2
Kg 2942,3 100.000 294.230.000
Cộng tiền hàng: 294.230.000
Thuế suất GTGT: 10% Tiền thuế GTGT: 29.423.000
Tổng cộng tiền thanh toán: 323.653.000
Số tiền bằng chữ: Ba trăm hai mươi ba triệu sáu trăm năm mươi ba nghìn đồng chẵn
Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên, đóng dấu) (Ký tên, đóng dấu) (Ký tên, đóng dấu)
Khi nhận vật tư, công ty phải có cán bộ đi áp tải hàng. Hàng về trước khi
nhập kho, công ty lập ban kiểm nghiệm bao gồm đại diện của phòng nghiệp
vụ tổng hợp, phòng Tài Chính kế toán và Thủ kho. Kết quả kiểm nghiệm
được ghi vào “biên bản kiểm nghiệm” là chứng từ chứng minh cho nghiệp vụ
giao nhận hàng giữa người cung cấp, bộ phận cung ứng và thủ kho về số
lượng, chất lượng, chủng loại.
Biểu số 2.3.: Biên bản kiểm nghiệm vật tư
CÔNG TY CỔ PHẦN MAY ĐÔNG MỸ HANOSIMEX Mẫu số 03 - VT
Thôn 2- Xã Đông Mỹ- Thanh Trì- Hà Nội (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC

Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
Nguyễn Thị Thu Lan Lớp: Kế toán K21-VBII 21
Chuyên đề tốt nghiệp
BIÊN BẢN KIỂM NGHIỆM
Vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa
Ngày 25 tháng 03 năm 2009
Căn cứ vào Hóa đơn GTGT số 0000599 ngày 25 tháng 03 năm 2009 của công
ty Cổ phần May Đông Mỹ Hanosimex theo hợp đồng Số: 01BB/SC-DM/09
Ban kiểm nghiệm gồm:
+ Ông Phạm Triệu Lộc Đại diện phòng nghiệp vụ tổng hợp Trưởng ban
+ Bà Nguyễn Thị Bích Hồng Đại diện phòng kế toán Ủy viên
+ Bà Trần Thị Lĩnh Thủ kho Ủy viên
Đã kiểm nghiệm các loại
Số
TT
Tên nhãn hiệu,
quy cách vật tư
công cụ, sản
phẩm, hàng hóa

số
Phương
thức
kiểm
nghiệm
Đơn
vị
tính
Số
lượng

theo
chứng
từ
Kết quả kiểm nghiệm Ghi
chú
Số lượng
đúng quy
cách, phẩm
chất
Số lượng
không đúng
quy cách,
phẩm chất
A B C D E 1 2 3 F
1 Vải single 20/10
CVC 60/40
190g/m2
3611 Kg 2942,3 2942,3 0
Ý kiến của ban kiểm nghiệm: hàng đủ tiêu chuẩn về chất lượng và số lượng
Đại diện kỹ thuật Thủ kho Trưởng ban
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Khi nhập kho, căn cứ vào các chứng từ, hóa đơn GTGT, giấy báo nhập
hàng, biên bản kiểm nghiệm vật tư… thủ kho làm thủ tục nhập kho và chuyển
các chứng từ này tới phòng kế toán để lập phiếu nhập kho. Từ phiếu nhập kho
thủ kho ghi vào thẻ kho đến cuối tháng chuyển lên cho kế toán nguyên vật
liệu để hạch toán. Phiếu nhập kho gồm 2 liên: 1 liên để tại kho, 1 liên chuyển
tới phòng kế toán.
Biểu số 2.4.: Phiếu nhập kho
Nguyễn Thị Thu Lan Lớp: Kế toán K21-VBII 22
Chuyên đề tốt nghiệp

CÔNG TY CỔ PHẦN MAY ĐÔNG MỸ HANOSIMEX Mẫu số 01 - VT
Thôn 2- Xã Đông Mỹ- Thanh Trì- Hà Nội (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC
Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
PHIẾU NHẬP KHO
Ngày 25 tháng 03 năm 2009
Số: 69
Họ tên người giao hàng: Nguyễn Thanh Tăng
Theo HĐGTGT số 0000599 ngày 25 tháng 03 năm 2009
Nhập kho: Công ty
Địa điểm: Thôn 2- Đông Mỹ- Thanh Trì- Hà Nội
STT Tên nhãn hiêu, quy
cách, phẩm chất vật


số
Đơn
vị
tính
Số lượng Đơn giá Thành tiền
Theo
chứng
từ
Thực
nhập
A B C D 1 2 3 4
1 Vải single 20/10
CVC 60/40 190g/m2
3611 Kg 2942,3 2942,3 100.000 294.230.000
Cộng: 294.230.000
Tổng số tiền (Viết bằng chữ): Hai trăm chín mươi bốn triệu hai trăm ba mươi nghìn

đồng chẵn
Số chứng từ gốc kèm theo:
Ngày 25 tháng 03 năm 2009
Người lập phiếu Người giao hàng Thủ kho Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
2.2.2. Chứng từ cho nghiệp vụ giảm
Tại công ty cổ phần may Đông Mỹ Hanosimex đối với nguyên vật liệu
dựng để sản xuất sản phẩm áo T-Shirt có các trường hợp xuất vật liệu sau:
Đối với trường hợp xuất kho vật liệu phục vụ sản xuất: căn cứ vào định
mức tiêu hao nguyên vật liệu, nơi có nhu cầu về nguyên vật liệu đề nghị lập
hạn mức vật tư đồng thời khi được sự đồng ý của Giám đốc sẽ viết phiếu xuất
kho phản ánh số lượng NVL thực tế xuất kho. Với trường hợp NVL xuất
Nguyễn Thị Thu Lan Lớp: Kế toán K21-VBII 23
Chuyên đề tốt nghiệp
thẳng thì kế toán dựa trên các hóa đơn lập “phiếu nhập kho” đồng thời lập
luôn phiếu xuất kho. Phiếu xuất kho lập thành 02 liên: 1 liên tại kho và 1 liên
tại phòng kế toán.
Đối với trường hợp xuất bán nguyên vật liệu để tồn: căn cứ vào “biên
bản kiểm kê vật tư, sản phẩm, hàng hóa” và “báo cáo chi tiết vật tư” tại các
kho vào cuối tháng, quý, năm cân đối với nhu cầu sử dụng, phân loại nguyên
vật liệu.
Nếu thấy loại nguyên vật liệu không nằm trong nhu cầu sử dụng hay
mất phẩm chất thì đơn vị yêu cầu thanh lý loại nguyên vật liệu này. Tùy theo
chủng loại cũng như giá trị của nguyên vật liệu thanh lý mà cần có sự cấp
duyệt phù hợp với quy chế quản lý của công ty.
Số lượng, giá trị nguyên vật liệu thanh lý lớn công ty cần tổ chức chào
bán và lập “hợp đồng kinh tế”. Dựa vào hợp đồng kinh tế khi xuất kho
nguyên vật liệu thanh lý cho khách hàng, kế toán lập “phiếu xuất kho” đồng
thời lập “hóa đơn GTGT” giao cho người mua Liên 2 của hóa đơn GTGT.
Biểu số 2.5.: Hạn mức cấp vật tư

CÔNG TY CP MAY ĐÔNG MỸ
HANOSIMEX –DMG
Số: 151/HMVT
HẠN MỨC CẤP VẬT TƯ
Mã: Áo T-shirt ICT 07
Số lượng: 23.320 sản phẩm
STT Tên vật tư
Định mức Số lượng
kế hoạch
Hạn mức cấp
ĐVT Mức ĐVT SL
1 Single 20/10 CVC
60/40 190g/m2
g/sp 126 2.938,32 Kg 2.942,3
Nguyễn Thị Thu Lan Lớp: Kế toán K21-VBII 24
Chuyên đề tốt nghiệp
2 Chỉ ast 40/2 80055
5000m/c
m/sp 8,3 38,71 cuộn 39
3 Chỉ ast 40/2 80116
5000m/c
m/sp 1,9 8,86 cuộn 9
4 Chỉ ast 40/2 80193
5000m/c
m/sp 26,5 123,6 cuộn 125
5 Chỉ ast 40/2 80967
5000m/c
m/sp 35,5 165,57 cuộn 166
6 Chỉ ast 40/2 526
CZX 5000m/c

m/sp 5,1 23,79 cuộn 24
7 Chỉ ast 40/2
231EZX 5000m/c
m/sp 11,7 54,57 cuộn 55
8 Chỉ ast 40/2 242
EZX 5000m/c
m/sp 2,35 10,96 cuộn 11
9 Mác chính SM cái/sp 1 23.320 cái 23.320
10 Mác giặt PO SM cái/sp 1 23.320 cái 23.320
11 Mác mã vạch SM cái/sp 0,05 1.166 cái 1.297
12 Mác cỡ SM cái/sp 1 23.320 cái 23.320
Phòng nghiệp vụ tổng hợp Giám đốc
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Biểu số 2.6.: Phiếu xuất kho
CÔNG TY CỔ PHẦN MAY ĐÔNG MỸ HANOSIMEX Mẫu số 02 - VT
Thôn 2- Xã Đông Mỹ- Thanh Trì- Hà Nội (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC
Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 30 tháng 03 năm 2009
Số: 69
Họ tên người nhận: Nguyễn Thị Lan Địa chỉ (bộ phận): Tổ may 1
Lý do xuất kho: Xuất cho đơn hàng
Xuất tại kho (ngăn lô): công ty Địa chỉ: Thôn 2- Đông Mỹ- Thanh
Trì- Hà Nội
Nguyễn Thị Thu Lan Lớp: Kế toán K21-VBII 25

×