Tải bản đầy đủ (.docx) (54 trang)

Huy động tiền gửi tiết kiệm cá nhân tại ngân hàng Đại Dương, Phòng Giao Dịch Mỹ Đình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (434.92 KB, 54 trang )

Lời cảm ơn
Được sự phân công của Khoa Tài chính ngân hàng Trường Đại học Thương
Mại, sự góp ý của Thầy giáo hướng dẫn Th.s Phạm Tuấn Anh em đã thực hiện đề tài
“Huy động tiền gửi tiết kiệm cá nhân tại ngân hàng Đại Dương, Phòng Giao Dịch Mỹ
Đình”.
Để hoàn thành khóa luận này. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô đã tận tình
hướng dẫn, giảng dạy trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và rèn luyện ở Trường
Đại học Thương Mại.
Xin chân thành cảm ơn Thầy giáo hướng dẫn Th.s Phạm Tuấn Anh đã tận tình,
chu đáo hướng dẫn tôi thực hiện khóa luận này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất. Tuy
nhiên do hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên không thể tránh khỏi những thiếu
sót nhất định mà bản thân chưa thấy được. Em rất mong được sự góp ý của quý Thầy,
Cô giáo và các bạn để khóa luận được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội tháng 5 năm 2015
Sinh viên
Vũ Văn Quý
1
Mục lục trang
2
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
NHTW Ngân hàng trung ương
DTBB Dự trữ bắt buộc
KHCN Khách hàng cá nhân
NHTM Ngân hàng thương mại
NHNN Ngân hàng nhà nước
HĐV Huy động vốn
TG Tiền gửi
TKCN Tiết kiệm cá nhân


PGD Phòng giao dịch
RRTD Rủi ro tín dụng
TNDN Thu nhập doanh nghiệp
BQ Bình quân
KKH Không kỳ hạn
TKKH Tiết kiệm kỳ hạn
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Tiềm năng vốn trong dân cư còn rất lớn, song chưa được khai thác nhiều do
người dân còn thiếu long tin ở ngân hàng, chưa được am hiểu về khả năng sinh lời từ
3
những khoản tiền đang nhàn rỗi trong túi của mỗi người. Trong đó việc tiếp cận để thu
hút nguồn vốn trên còn hạn chế chưa phát huy hết tiềm năng vốn đang nằm trong dân
cư. Do đó huy động tiền gửi tiết kiệm là một hướng phát triển kinh doanh mũi nhọn và
có sức phát triển lâu dài hàng đầu trong chiến lược huy động vốn của Ngân hàng
TMCP Đại Dương, PGD Mỹ Đình.
Trong quá khứ và hiện tại, doanh số huy động tiền gửi tiết kiệm cá nhân tiết
kiệm cá nhân luôn chiếm tỷ trọng lớn nhưng vẫn chưa đáp ứng được kế hoạch và mong
muốn của lãnh đạo ngân hàng TMCP Đại Dương, PGD Mỹ Đình.
Hiện nay, trong điều kiện kinh tế khó khăn, hoạt động huy động vốn tiền gửi
của ngân hàng cũng gặp nhiều khó khăn và phải cạnh tranh quyết liệt với nhau.
Xuất phát từ những lí do trên, nhận thức được tầm quan trọng của vốn tiền gửi
tiết kiệm trong hoạt động ngân hàng, qua quá trình thực tập tại PGD Mỹ Đình cùng với
sự hướng dẫn tận tình của Thầy giáo Th.s Phạm Tuấn Anh, em đã quyết định lựa chọn
đề tài “ Huy động tiền gửi tiết kiệm cá nhân tại ngân hàng Đại Dương, Phòng Giao
Dịch Mỹ Đình” để nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu
- (1) là, nghiên cứu Cơ sở lý thuyết về hoạt động và huy động tiền gửi tiết kiệm cá
nhân tại ngân hàng thương mại.
- (2) là, phân tích và đánh giá thực trạng huy động tiền gửi tiết kiệm cá nhân tại ngân

hàng Đại Dương, PGD Mỹ Đình.
- (3) là, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả huy động tiền gửi tiết kiệm cá nhân tại
ngân hàng Đại Dương, PGD Mỹ Đình.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là :
4
+ Hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm cá nhân tại ngân hàng thương mại.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Các số liệu phân tích được thu thaatjp tại ngân hàng
Đại Dương, PGD Mỹ Đình trong 3 năm 2013 đến 2014
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng kết hợp cả hai phương pháp định lượng và định tính với các công cụ
như sau:
 Phương pháp phân tích và tổng hợp
 Phương pháp suy luận diễn dịch và quy nạp
 Phương pháp khái quát và trừu tượng hóa
 Các phương pháp thống kê
Đồng thời dựa vào các lý luận, quan điểm kinh tế, tài chính và định hướng phát
triển kinh tế của Đảng và Nhà nước, xuất phát từ thực tiễn để làm sáng tỏ các vấn
đề nghiên cứu.
5. Kết cấu khóa luận:
Ngoài Phần mở đầu, Kết luận, Mục lục, Danh sách bảng biểu, danh mục tài liệu tham
khảo, khóa luận gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí thuyết về huy động tiền gửi tiết kiệm cá nhân tại NHTM
Chương 2: Thực trạng huy động tiền gửi tiết kiệm cá nhân tại ngân hàng Đại Dương,
PGD Mỹ Đình.
Chương 3: Các phát hiện nghiên cứu và một số hướng giải quyết
5
CHƯƠNG I:
CƠ SỞ LÍ THUYẾT VỀ HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TIẾT KIỆM CÁ NHÂN TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 Một số khái niệm, thuật ngữ
• Khái niệm tiền gửi tiết kiệm cá nhân
- Theo giáo trình quản trị tác nghiệp ngân hàng thương mại của Đại học Thương
Mại: “ Tiền gửi tiết kiệm cá nhân là các khoản thu nhập tạm thời chưa sử dụng của
các cá nhân nhờ ngân hàng giữ hộ và ngân hàng có thể sử dụng khoản tiền đó thông
qua việc cam kết phải trả cho người gửi tiền một khoản tiền lãi. Phần lãi này sẽ tính
toán dựa trên số tiền gửi và kì hạn.”
- Theo Điều 6 Quy chế về tiền gửi tiết kiệm số 1160/2004/QĐ-NHNN): “Tiền gửi
tiết kiệm cá nhân là khoản tiền của cá nhân được gửi vào tài khoản tiền gửi tiết kiệm,
được xác nhận trên thẻ tiết kiệm, được hưởng lãi theo quy định của tổ chức nhận tiền
gửi tiết kiệm và được bảo hiểm theo quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi.”
• Khái niệm huy động tiền gửi tiết kiệm cá nhân
- Khái niệm huy động vốn: “ là việc NHTM nhận các khoản tiền từ khách hàng trên
nguyên tắc có hoàn trả gốc và lãi để hình thành nên nguồn vốn huy động đáp ứng cho
các hoạt động kinh doanh của ngân hàng.”
- Theo đó giáo trình quản trị tác nghiệp ngân hàng thương mại Đại học Thương Mại
có nói: “ huy động tiền gửi tiết kiệm cá nhân là việc các ngân hàng thương mại sử
dụng nhiều chiến lược để tăng lượng vốn tiền gửi tiết kiệm cá nhân như việc mở rộng
mạng lưới chi nhánh hoặc đưa ra các hình thức huy động đa dạng và lãi suất hấp dẫn,
kì hạn đa dạng, quà tặng có giá trị, ngoài ra một số ngân hàng thương mại còn cho
phép khách hàng thế chấp sổ tiết kiệm để vay vốn nếu khách hàng đáp ứng đầy đủ điều
kiện về vay vốn.”
6
• Hiệu quả huy động vốn tiền gửi của NHTM
Cho tới nay có rất nhiều cách hiểu khác nhau về hiệu quả huy động vốn. Đó
là sự gia tăng quy mô vốn huy động so với VCSH, chi phí huy động vốn thấp, hay là
lợi nhuận mang lại từ việc sử dụng vốn
Nói cách khác, hiệu quả huy động vốn tiền gửi được hiểu là kết quả hoạt
động huy động vốn tiền gửi mà ngân hàng đạt được phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn
với chi phí hợp lý nhất, đảm bảo mục tiêu an toàn và sinh lời cao của ngân hàng trong

từng thời kỳ.
Như vậy, trên giác độ ngân hàng, để đạt được hiệu quả huy động vốn tiền gửi
cao, ngân hàng cần bám sát nhu cầu sử dụng vốn, huy động vốn không những đáp ứng
nhu cầu mà còn phù hợp về cơ cấu, kỳ hạn, loại tiền với chi phí huy động hợp lý nhất.
Đồng thời phải duy trì được tính ổn định cao của nguồn tiền huy động. Có như vậy mới
hạn chế được rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất và gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng.
• Các loại tiền gửi tiết kiệm cá nhân
Tiền gửi có kỳ hạn:
- Theo quyết định 1160/2004QĐ-NHNN về việc ban hành quy chế tiền gửi tiết
kiệm, theo đó “Tiền gửi có kỳ hạn là tiền gửi mà người gửi tiền chỉ có thể rút tiền sau
một kỳ hạn gửi tiền nhất định theo thoả thuận với tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm.”
- Theo giáo trình kinh tế Đại học kinh tế thành phố HCM: “ tiền gửi có kì hạn
là loại tiền gửi tiết kiệm mà khách hàng chỉ gửi vào tài khoản tiết kiệm trong một
khoảng thời gian xác định và được rút sau thời gian đáo hạn.”
- Theo giáo trình kế toán ngân hàng của Học viện Ngân hàng: “ tiền gửi tiết
kiệm có kì hạn là khoản tiền nhàn rỗi của dân cư và do nhu cầu chi tiêu được xác định
trước, có kế hoạch nên khách hàng gửi vào ngân hàng với mục đích chính là để hưởng
lãi.”
Như vây, Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là tiền gửi tiết kiệm mà người gửi tiền
chỉ có thể rút tiền sau một kỳ hạn gửi tiền nhất định theo thỏa thuận với tổ chức nhận
tiền gửi tiết kiệm. Với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, quyền sử dụng vốn được chuyển từ
7
khách hàng sang cho ngân hàng; ngân hàng có thể chủ động cân đối đầu tư cho vay nên
lãi suất thường cao hơn lãi suất của tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn.
Tiền gửi không kỳ hạn:
- Theo giáo trình kinh tế Đại học kinh tế thành phố HCM: “Tiền gửi không kì
hạn là loại tiền gửi mà khách hàng gửi tiền có thể sử dụng khoản tiền gủi đó vào bất kì
thời điểm nào mà không cần thông báo trước cho ngân hàng.”
- Theo quyết định 1160/2004QĐ-NHNN về việc ban hành quy chế tiền gửi tiết
kiệm, theo đó “ Tiền gửi tiết kiệm không kì hạn là loại tiền gửi tiết kiệm mà người gửi

tiền có thể gửi tiền rút tiền mặt vào bất kì thời điểm nào mà không cần báo trước cho
ngân hàng.”
- Theo giáo trình kế toán ngân hàng của Học viện Ngân hàng: “ Tiền gửi tiết
kiệm không kì hạn là loại tiền nhàn rỗi của dân cư nhưng do nhu cầu chi tiêu không
xác định trước nên khách hàng chỉ gửi không kì hạn để hưởng lãi và đảm bảo an toàn
cho khoản tiền nhàn rỗi đó chứ không có nhu cầu thanh toán qua ngân hàng.”
Như vậy, Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn là tiền gửi tiết kiệm mà người gửi tiền
có thể rút tiền theo yêu cầu mà không cần báo trước vào bất kỳ ngày làm việc nào của
tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm. Lãi suất của hình thức tiết kiệm này thường thấp hơn
nhiều so với loại có kỳ hạn. Với tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, quyền sử dụng vốn
vẫn được chuyển từ khách hàng sang cho ngân hàng nhưng ngân hàng phải chịu chi phí
cao hơn để đảm bảo nhu cầu rút vốn đột xuất của khách hàng, ngân hàng ít có được sự
chủ động trong việc cân đối giữa huy động và cho vay.
Tiền gửi tiết kiệm khác:
- Tiết kiệm tích lũy: Khách hàng có thể tích góp nhiều khoản tiền nhỏ để có
được một khoản tiền lớn hơn rất nhiều. Ngoài tiền lãi được hưởng, tiết kiệm tích luỹ
còn là một sản phẩm giúp khách hàng thực hiện được các mục tiêu tích lũy một cách
hiệu quả. Khi mở tiết kiệm tích luỹ khách hàng có thể nộp tiền nhiều lần mà không
phải mở thêm sổ mới như trường hợp tiết kiệm thông thường.
8
-Tiết kiệm linh hoạt: Đây là sản phẩm tiết kiệm có kỳ hạn mà trong thời gian
gửi, khách hàng được rút gốc linh hoạt một phần/ toàn bộ số tiền gốc trên tài khoản, số
dư còn lại trên tài khoản khách hàng vẫn được nhận lãi theo quy định khi mở tài khoản.
-Tiết kiệm có kỳ hạn lãi suất thả nổi: Đây là sản phẩm tiền gửi tiết kiệm có kỳ
hạn với lãi suất được tự động điều chỉnh theo định kỳ hàng tháng phù hợp với lãi suất
thị trường. Theo đó khách hàng có thể yên tâm gửi tiền khi có biến động về lãi suất
trên thị trường.
• Một số thuật ngữ liên quan khác.
- Kì hạn gửi tiền: theo quy định 1160/2004 QĐ-NHNN: “Kỳ hạn gửi tiền là
khoảng thời gian kể từ ngày người gửi tiền bắt đầu gửi tiền vào tổ chức nhận tiền gửi

tiết kiệm đến ngày tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm cam kết trả hết tiền gốc và lãi tiền
gửi tiết kiệm.”
- Lãi suất tiết kiệm: theo giáo trình nhập môn tài chính tiền tệ trường Đại học
Thương Mại “Là tỷ lệ phần trăm (%) giữa tổng lợi tức tín dụng với tổng số tiền gửi
tiết kiệm trong một thời gian nhất định”
1.2 Nội dung lý thuyết
1.2.1. Hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm cá nhân của NHTM
Các cá nhân trong nền kinh tế luôn có các khoản thu nhập tạm thời chưa sử
dụng đến. Khi đó họ có thể tới các NHTM để nhờ ngân hàng giữ hộ và mong muốn
ngân hàng sẽ trả một khoản lãi. Đó là hành vi gửi tiết kiệm các nhân tại các NHTM. Để
có thể sử dụng tiền gửi tiết kiệm đó, ngân hàng phải cam kết trả cho khách hàng một
khoản lãi. Phần lãi này sẽ được tính toán dựa trên số tiền gửi và kỳ hạn.
Các ngân hàng sử dụng nhiều chiến lược để tăng lượng vốn tiền gửi tiết kiệm
như việc mở rộng mạng lưới chi nhánh hoặc đưa ra các hình thức huy động đa dạng và
lãi suất hấp dẫn, kỳ hạn đa dạng và quà tặng có giá trị. Ngoài ra ngân hàng còn cho
phép khách hàng thế chấp sổ tiết kiệm để vay vốn nếu khách hàng đáp ứng đầy đủ điều
kiện về vốn vay.
9
Tiền gửi tiết kiệm cá nhân thuộc nhóm tài khoản phi giao dịch, có định hướng
hưởng lãi và là nguồn vốn có tính ổn định cao tại ngân hàng. Đây là một trong những
nguồn tiền quan trọng bậc nhất của ngân hàng hiện đại.
Bảng 1.1 Quy trình nhận tiền gửi tiết kiệm
Quy trình Người tham gia Tiến trình thực hiện
Bước 1 Khách hàng Yêu cầu gửi tiết kiệm
Bước 2 Giao dịch viên Nhận chứng từ, kiểm tra yêu cầu
Bước 3 Giao dịch viên/ Thủ quỹ Nhận tiền, kiểm tiền
Bước 4 Giao dịch viên
Cập nhật thông tin và in sổ + thẻ
lưu
Bước 5 Trưởng phòng hoặc kiểm sát viên Kiểm soát, phê duyệt thông tin

Bước 6 Trưởng phòng hoặc kiểm sát viên Ký tên, đóng dấu
Bước 7 Giao dịch viên Trả sổ tiết kiệm cho khách hàng
Bước 8 Giao dịch viên Cất tiền, ghi sổ quỹ
Bước 9 Giao dịch viên/ Kế toán Luân chuyển và lưu chứng từ
(nguồn: />p_vu_tiet_kiem.pdf)
Bảng 1.2 Quy trình chi trả, tất toán sổ tiết kiệm
Quy trình Người tham gia Tiến trình thực hiện
Bước 1 Khách hàng Yêu cầu tất toán sổ tiết kiệm
Bước 2 Giao dịch viên Nhận chứng từ, kiểm tra yêu cầu
Bước 3 Giao dịch viên Hạch toán, chi trả sổ tiết kiệm
Bước 4
Trưởng phòng hoặc kiểm soát
viên
Phê duyệt chi trả sổ tiết kiệm
Bước 5 Giao dịch viên/ Thủ quỹ Chi trả cho khách hàng
Bước 6 Giao dịch viên Ghi sổ quỹ
Bước 7 Giao dịch viên/ Kế toán Luân chuyển và lưu chứng từ
(nguồn:
/>t_kiem.pdf)
1.2.2. Quản trị huy động tiền gửi tiết kiệm cá nhân đối với NHTM.
Quản trị huy động tiền gửi tiết kiệm cá nhân là quản trị một phần nguồn vốn của
NHTM nhằm đảm bảo cho ngân hàng duy trì và phát triển một cách hiệu quả nguồn
vốn hoạt động kinh doanh của mình, đồng thời đáp ứng kịp thời mọi nhu cầu thanh
khoản với chi phí thấp nhất.
10
Công tác quản trị tiền gửi tiết kiệm cá nhân giúp ngân hàng tìm kiếm được quy
mô nguồn vốn kinh doanh đủ lớn, đáp ứng được các yêu cầu đặt ra trong việc phát triển
hoạt động cho vay, đầu tư và các dịch vụ khác. Ngoài ra, hoạt động này giúp nhà quản
trị hoạch định nguồn vốn cho hiện tại và tương lai, tìm kiếm những nguồn tiền gửi tiết
kiệm với chi phí hợp lý, có khả năng thu hút khách hàng, cạnh tranh với đối thủ song

vẫn cân đối với thu nhập mà ngân hàng tạo ra để gia tăng lợi nhuận.
Quản trị huy động tiền gửi tiết kiệm cá nhân bao gồm các nội dung cơ bản sau:
- Xác định quy mô và kết cấu vốn tiền gửi tiết kiệm cá nhân trong tổng vốn tiền
gửi.
- Quản trị chi phí vốn tiền gửi tiết kiệm cá nhân
- Quản trị lãi suất tiền gửi tiết kiệm
- Quản trị lãi suất tiền gửi tiết kiệm
1.2.3. Các mô hình lý thuyết liên quan tới lãi suất huy động tiền gửi
1.2.3.1. Hiệu ứng FISHER
Trong dài hạn, khi tiền có tính trung lập, sự thay đổi của cung ứng tiền không có
ảnh hưởng gì đến lãi suất thực tế cũng như các biến thực tế khác. Vì lãi suất thực tế
không thay đổi nên lãi suất danh nghĩa phải điều chỉnh theo tỷ lệ một - một với sự thay
đổi của lạm phát. Do vậy, khi Ngân hàng Trung ương tăng cung ứng tiền tệ, thì cả lạm
phát và lãi suất danh nghĩa đều tăng. Sự điều chỉnh này của lãi suất danh nghĩa theo
lạm phát được gọi là hiệu ứng FISHER
Các nhà kinh tế gọi lãi suất mà ngân hàng trả người gửi tiền (cho vay) là lãi suất
danh nghĩa và mức độ gia tăng của sức mua của bạn là lãi suất thực.
Nếu: i là lãi suất danh nghĩa; r là lãi suất thực; Π là tốc độ lạm phát
Ta có: r = i – Π
Lãi suất thực chính là chênh lệch giữa lãi suất danh nghĩa và tỷ lệ lạm phát.
Phương trình Fisher được viết: lãi suất danh nghĩa bằng lãi suất thực cộng với tỷ
lệ lạm phát, hay i = r + π. (Đôi khi người ta cũng viết là i = r + πe, trong đó πe là lạm
phát dự kiến).
11
1.2.3.2 Thuyết ngang giá lãi suất IRP
Học thuyết ngang giá (Interest rate parity – IRP) được hiểu là khi việc đầu tư
hay đi vay trên thị trường tiền tệ quốc tế có bảo hiểm rủi ro ngoại hối, thì mức lãi suất
đầu tư hay đi vay là như nhau cho dù đồng tiền đầu tư hay đi vay là đồng tiền nào.
Nhưng phải nằm trong 3 điều kiện sau:
- Chu chuyển vốn quốc tế là tự do

- Các quốc gia điều có rủi ro như nhau
- Không có chi phí giao dịch và thuế
Lý thuyết ngang giá lãi suất chú ý luận giải vì sao tỷ giá kỳ hạn khác với tỷ giá
giao ngay và mức độ chênh lệch sẽ có. Lý thuyết này liên quan đến một thời điểm nhất
định (tỷ giá kỳ hạn), khẳng định tỷ giá hối đoái chịu ảnh hưởng sự sai biệt trong lãi
suất.
Theo lý thuyết ngang giá về lãi suất, đồng tiền của một quốc gia nào đó có lãi
suất thấp hơn thì nhất định sẽ là bù kỳ hạn cho hợp đồng kỳ hạn đối với đồng tiền của
một quốc gia nọ có lãi suất cao hơn.
1.2.3.3 Mô hình IS-LM của Keynes
Mô hình IS-LM được phát triển đầu tiên bởi Sir JohnHicks và Alvin Hansen.
Mô hình này dựa trên hai đường IS (Investment Equals Saving) và LM (Liquidity
Preference and Supply of Money). Nó thể hiện tác động của chính sách tài khoá và
chính sách tiền tệ đối với sản lượng cân bằng theo quan điểm của J.M. Keynes. Với giả
định giá cố định, nền kinh tế đóng, ta không xét đến các yếu tố: tỷ giá hối đoái, luồng
vốn luân chuyển, . trên mô hình IS-LM.Trong mô hình cơ bản, thái độ của các chủ thể
kinh tế - hộ gia đình, doanh nghiệp và chính phủ - được điều hoà bởi thị trường hàng
hoá dịch vụ và thị trường tiền tệ. Thị trường hàng hoá dịch vụ cân bằng nhu cầu hàng
hoá dịch vụ của hộ gia đình, doanh nghiệp và chính phủ với thu nhập quốc gia. Thị
trường tiền tệ cân bằng nhu cầu về tiền của cá nhân (hộ gia đình) và doanh nghiệp với
cung tiền của chính phủ và các ngân hàng.
Đường IS là tập hợp các tổ hợp khác nhau giữa sản lượng và lãi suất mà tại đó
thị trường hàng hóa và dịch vụ cân bằng.
12
Đường LM là tập hợp các tổ hợp khác nhau giữa sản lượng và lãi suất mà tại đó
thị trường tiền tệ cân bằng.
1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn tiền gửi của NHTM
1.2.4.1. Nhân tố môi trường bên trong ngân hàng.
* Chiến lược kinh doanh của ngân hàng.
Chiến lược kinh doanh có thể nói là đường lối, phương hướng hoạt động của

một ngân hàng. Mỗi ngân hàng có một chiến lược kinh doanh khác nhau.
Chiến lược kinh doanh liên quan đến huy động vốn tiền gửi bao gồm: Chính sách về
giá cả, lãi suất tiền gửi, tỷ lệ hoa hồng và phí dịch vụ. Đây là các yếu tố quan trọng.
* Uy tín và năng lực tài chính của ngân hàng.
Đó là hình ảnh của ngân hàng trong lòng khách hàng, là niềm tin của khách
hàng đối với ngân hàng. Uy tín của ngân hàng được đánh giá thông qua một quá trình
hoạt động lâu dài cùng với những thành quả mà ngân hàng đạt được. Uy tín của ngân
hàng không phải là yếu tố vững bền mà cần có sự nỗ lực không ngừng để giữ gìn và
phát huy uy tín của mình.
* Cơ sở vật chất và trình độ công nghệ của ngân hàng.
Cơ sở vật chất và mạng lưới hoạt động của ngân hàng là yếu tố góp phần tạo
dựng hình ảnh của ngân hàng trong mắt khách hàng.
Công nghệ ngân hàng ngày càng phát triển so với trước đây. Việc áp dụng máy
tính là một cuộc cách mạng trong hoạt động của ngân hàng.
* Năng lực và trình độ của cán bộ ngân hàng.
Đội ngũ nhân sự là nguồn lực quan trọng mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng
quan tâm. Một đội ngũ nhân sự giỏi sẽ giúp ngân hàng vận hành tốt và đạt hiệu quả cao
trong hoạt động kinh doanh.
1.2.4.2. Nhân tố môi trường bên ngoài ngân hàng.
* Chính sách, pháp luật của Nhà nước về hoạt động ngân hàng.
Pháp luật được đặt ra để điều chỉnh mọi quan hệ xã hội. Do vậy tất cả mọi hoạt
động của ngân hàng đều chịu sự điều chỉnh của pháp luật.
* Chính sách tiền tệ của ngân hàng Nhà nước.
13
Chính sách tiền tệ là công cụ điều tiết hoạt động của nền kinh tế, vì thế hoạt
động của ngân hàng phải tuân theo chính sách này trong từng thời kỳ.
* Tình hình kinh tế - chính trị - xã hội trong và ngoài nước.
Đây là yếu tố khách quan có tác động lên tất cả các ngành nghề kinh tế, bao
gồm cả ngân hàng. Sự ổn định chính trị trong và ngoài nước có tác động rất rõ rệt lên
hoạt động của hệ thống ngân hàng.

Nền kinh tế ở trang thái tăng trưởng hay suy thoái đều có tác động sâu sắc đến
hoạt động của ngân hàng.
* Năng lực tài chính, thu nhập và thói quen sử dụng tiền mặt của người dân.
Năng lực tài chính và nguồn thu nhập của khách hàng cao thì họ càng có điều
kiện và nhu cầu gửi tiền vào ngân hàng.
Tâm lý, thói quen thích sử dụng tiền mặt của đại bộ phận người dân Việt Nam là
yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động vốn tiền gửi của NHTM.
* Sự cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng.
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế thế giới như hiện nay,
các NHTM không chỉ canh tranh với nhau mà còn phải cạnh tranh với các định chế tài
chính khác trong nước và nước ngoài trên mọi mặt.
Nhìn chung có rất nhiều những yếu tố ảnh hưởng đến việc huy động vốn cảu
ngân hàng. Các yếu tố này tác động đến mọi hoạt động, ảnh hưởng đến kết quả kinh
doanh của ngân hàng. Ngân hàng nào xác định đúng, chính xác các yếu tố tác động sẽ
huy động được vốn với chi phí rẻ, nâng cao hiệu quả huy động.
1.3 Mô hình các nhân tố cấu thành chất lượng dịch vụ huy động tiền gửi tiết kiệm
cá nhân của ngân hàng thương mại
1.3.1 Thang đo SERVQUAL (Parasuaman, Zeithaml & Berry, 1988)
Thang đo SERVQUAL theo Parasuraman (1988) là một trong những công cụ
chủ yếu trong Marketing dịch vụ dùng để đánh giá chất lượng dịch vụ,ông cho rằng
SERVQUAL là thang đo đạt độ tin cậy và giá trị. Thang đo này có thể áp dụng trong
các loại hình dịch vụ khác nhau như nhà hàng, khách sạn, bệnh viện, trường học, các
hãng hàng không, du lịch,vv Thang đo SERVQUAL đo lường chất lượng dịch vụ
14
dựa trên sự cảm nhận bởi chính các khách hàng sử dụng dịch vụ và bất kỳ dịch vụ nào,
chất lượng dịch vụ cảm nhận bởi khách hàng có thể mô hình thành 10 thành phần, đó
là:
- Tin cậy (reliability): nói lên khả năng thực hiện dịch vụ phù hợp và đúng thời
hạn ngay lần đầu tiên.
- Đáp ứng (Responsiveness): nói lên sự mong muốn và sẵn sàng của nhân viên

phục vụ cung cấp các dịch vụ cho khách hàng.
- Năng lực phục vụ (Competence): Nói lên trình độ chuyên môn để thực hiện
dịch vụ. Khả năng phục vụ biểu hiện khi nhân viên tiếp xúc với khách hàng, nhân viên
trực tiếp thực hiện dịch vụ, khả năng nghiên cứu để nắm bắt thông tin liên quan cần
thiết cho việc phục vụ khách hàng.
- Tiếp cận (access): liên quan đến việc tạo mọi điều kiện dễ dàng cho khách
hàng trong việc tiếp cận với dịch vụ như rút ngắn thời gian chờ đợi của khách hàng, địa
điểm phục vụ và giờ mở cửa thuận lợi cho khách hàng.
- Lịch sự (Courtesy): nói lên tính cách phục vụ niềm nở, tôn trọng và thân thiện
với khách hàng của nhân viên.
- Thông tin (Communication): liên quan đến việc giao tiếp, thông đạt cho khách
hàng bằng ngôn ngữ mà họ (khách hàng) hiểu biết dễ dàng và lắng nghe về những vấn
đề liên quan đến họ như giải thích dịch vụ, chi phí, giải quyết khiếu nại thắc mắc.
- Tin nhiệm (Credibility): nói lên khả năng tạo lòng tin cho khách hàng, làm cho
khách hàng tin cậy vào công ty. Khả năng này thể hiện qua tên tuổi và tiếng tăm của
công ty, nhân cách của nhân viên phục vụ giao tiếp trực tiếp với khách hàng.
- An toàn (Security): liên quan đến khả năng bảo đảm sự an toàn cho khách
hàng, thể hiện qua sự an toàn về vật chất, tài chính, cũng như bảo mật thông tin.
- Hiểu biết khách hàng (Understanding customer): thể hiện qua khả năng hiểu
biết và nắm bắt nhu cầu của khách hàng thông qua việc tìm hiểu những đòi hỏi của
khách hàng, quan tâm đến cá nhân họ và nhận dạng được khách hàng thường xuyên.
- Phương tiện hữu hình (Tangibles): thể hiện qua ngoại hình, trang phục của
nhân viên phục vụ, các trang thiết bị hỗ trợ cho dịch vụ.
15
1.3.2 Mô hình đánh giá dựa trên kết quả thực hiện của Cronin và Taylor (1992)
Cronin và Taylor (1992) đã nghiên cứu các khái niệm, phương pháp đo lường
chất lượng dịch vụ và mối quan hệ với sự hài long cũng như thiện chí mua hàng của
khách hàng, từ đó đưa ra kết luận rằng yếu tố nhận thức là công cụ dự báo tốt hơn về
chất lượng dịch vụ.
Vấn đề nghiên cứu: vai trò của các giá trị trong việc xác định dịch vụ là gì? Giá

trị ảnh hưởng thế nào đến quyết định mua hàng?
Việc đo lường chất lượng dịch vụ theo mô hình SERVPERF của Cronin và
Taylor được xem là một phương pháp thuận tiện và ró rang trong việc đo lường chất
lượng dịch vụ dựa trên đo lường thông qua kết quả thể hiện của chất lượng dịch vụ.
Các tác giả này cho rằng có thể định nghĩa chất lượng dịch vụ như 1 thái độ , và thay vì
kết quả thực hiện theo như mong đợi thì kết quả thực hiện thực tế sẽ xác định chất
lượng dịch vụ tốt hơn.
Theo đó, chất lượng dịch vụ được đánh giá chỉ thông qua nhận thức của khách
hàng mà không có đánh giá về chất lượng dịch vụ trong sự kỳ vọng của khách hàng,
không có trọng số cho từng thành phần chất lượng dịch vụ. Công thức của chất lượng
dịch vụ như sau:
SQ =
Trong đó: - SQ là chất lượng dịch vụ khách hàng nhận được
- k là số lượn các thuộc tính
- P là nhận thức của cá nhân i đối với sự thể hiện của dịch vụ đối với
thuộc tính j
1.3.3 Mô hình tiền đề và trung gian của Dapholkar và cộng sự (2000)
Đây là mô hình có thể xem là toàn diện về chất lượng dịch vụ. bên cạnh việc
cung cấp sự hiểu biết sâu sắc hơn về các khái niệm chất lượng dịch vụ, mô hình xem
xét các yếu tố tiền đề, trung gian và kết quả của chất lượng dịch vụ như các yếu tố
được xem là tiền đề để giúp chất lượng dịch vụ tốt hơn và mối quan hệ giữa chất lượng
dịch vụ với sự hài lòng của khách và ý định hành vi của khách hàng.
16
Vấn đề nghiên cứu: vai trò của hành vi mua thực tế và ý định mua lại tác động
tới sự đánh giá của khách hàng về chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của họ. Các tiền
đề về sự hài lòng của khách hàng là gì khi nó có mối liên quan tới các tiền đề của chất
lượng dịch vụ
Mô hình tiền đề chất lượng dịch vụ mô hình trung gian sự hài lòng của KH
Sự tin cậy
Sự quan tâm tới

cá nhân
Chất
lượng
dịch vụ
Sự hài
lòng của
khách hàng
Ý định
hành vi
Sự thoải mái
Điểm đặc trưng
(nguồn: Dapholkar và cộng sự (2000))
17
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TIẾT KIỆM CÁ NHÂN TẠI
NGÂN HÀNG TMCP ĐẠI DƯƠNG, PHÒNG GIAO DỊCH MỸ ĐÌNH GIAI
ĐOẠN TỪ 2012 ĐẾN 2014
2.1 Giới thiệu khái quát về Ngân hàng TMCP Đại Dương và Phòng giao dịch Mỹ
Đình
2.1.1 Thông tin khái quát về chi nhánh ngân hàng nơi thực tập
Tên đầy đủ: Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương.
Tên giao dịch quốc tế: Ocean Commercial Joint Stock Bank
Tên gọi tắt: OJB ( OceanBank )
Loại hình: Ngân hàng thương mai cổ phần.
Vốn điều lệ: 5350 tỷ đồng (theo số liệu năm 2014)
Thành lập: Năm 1993
Trụ sở chính: 199 Nguyễn Lương Bằng, Tỉnh Hải Dương, CHXHCN VIệt Nam
Ngân hàng TMCP Đại Dương ( OceanBank ) tiền thân là ngân hàng thương
mại cổ phần Nông thôn Hải Hưng, được thành lập cuối năm 1993 với vốn điều lệ là
300 triệu đồng và chỉ đơn giản là nhận tiền gửi và cho vay hộ nông dân trên địa bàn

nông thôn tỉnh Hải Hưng nay thuộc Hưng Yên và Hải Dương.
Phòng Giao Dịch Oceanbank Mỹ Đình:
Địa chỉ: Lô 20 nhà BT1E, Khu nhà CT4, Khu đô thị Mỹ Đình 2, xã Mỹ Đình,
Huyện Từ Liêm, Hà Nội.
Điện thoại: ( +84 ) 37 877 925 Website: www.oceanbank.vn
Ngày 8/4/2011, OceanBank đã chính thức khai trương và đưa vào hoạt động
Phòng giao dịch Mỹ Đình tại Lô 20, Nhà BT1E, Khu nhà CT4, Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà
Nội. Phòng giao dịch Mỹ Đình – Thăng Long là phòng giao dịch thứ 37 tại Hà Nội.
18
2.1.2. Tình hình tài sản – vốn
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn tại NH Đại Dương PGD Mỹ Đình
qua 3 năm 2012 – 2014
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013
Năm
2014
Chênh lệch
năm
2013/201212
Chênh lệch năm
2014/2013
Số tiền % Số tiền %
Nguồn vốn
huy động
102.766 144.937 208.721 42.171 41,04 63.784 44,01
Tiền gửi
thanh toán
10.644 11.755 12.520 1.111 10,44 765 6,51
TGTK 113.297 131.751 195.699 18.454 16,29 63.948 48,54
Ký quỹ 1273 1.430 501 157 12,33 (929) (64,94)

( Nguồn: theo số liệu của Phòng kế hoạch – tổng hợp)
- Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng nguồn vốn của chi nhánh năm 2014 tăng so với
năm 2013. Tính đến cuối năm 2014 là 208721 triệu đồng, tăng về tuyệt đối 63.784 triệu
đồng, tương đương tăng 44,01% so với năm 2013. Tuy nhiên mức tăng này là khá thấp
so với năm 2009 ( tăng 76,72% so với năm 2008). Điều này một phần là do những khó
khăn về một môi trường kinh tế xã hội không thuận lợi trong năm 2010, một phần là do
sự cạnh tranh của các NH khác. Tuy nhiên với tổng nguồn vốn huy động được năm
2010 đạt 208721 triệu đồng được xem là một thành công của chi nhánh trong thời điểm
hiện nay.
- Nhìn vào tỷ trọng của các loại nguồn vốn huy động ta thấy, trong năm 2010 tỷ
trọng của nguồn vốn huy động có sự thay đổi lớn so với năm 2009. Trước hết là tiền
gửi tiết kiệm. Lượng tiền gửi tiết kiệm năm 2014 đạt 195.699 triệu đồng, tăng về tuyệt
đối 63.948 triệu đồng, tương ứng tăng 48,54% so với năm 2009. Nguyên nhân là do
trong thời gian đầu năm 2010, lãi suất của chi nhánh tang cao khiến người dân gửi tiền
tiết kiệm nhiều hơn. Chi nhánh cũng đã chú trọng trong việc đổi mới cũng cách phục
19
vụ, rút ngắn thời gian trong mỗi lần giao dịch với khách hàng, đẩy mạnh các hoạt động
tuyên truyền, quảng cáo, khuyến mại… Qua đó kích thích người dân đến gửi tiền ở chi
nhánh nhiều hơn.
- Trong năm vừa qua PGD duy trì lượng tiền gửi thanh toán đạt 12.520 triệu đồng,
tăng về tuyệt đối là 765 triệu đồng, tương đương tang 6,51% so với năm 2009. Đây là
mức tang trưởng khá thấp. Điều này được giải thích là do khách hàng vẫn chưa có thói
quen sử dụng tiền gửi thanh toán, lượng giao dịch tiền mặt trong dân cư vẫn còn rất
cao. Chi nhánh cần phải chú trọng đẩy mạnh công tác quảng bá, tuyên truyền… hơn
nữa nhằm thu hút hình thức tiền gửi này. Hơn nữa việc chi nhánh chưa có nhiều quan
hệ với các doanh nghiệp lớn, các khách hàng tiềm năng cũng là một cản trở trong việc
thu hút lượng tiền gửi thanh toán tại PGD.
- Lượng tiền ký quỹ năm 2014 chỉ đạt 501 triệu đồng, giảm đến 64,94% so với năm
2013, tương đương giảm về tuyệt đối là 929 triệu đồng. Đây là một thực tế khách quan
do tình hình kinh tế không thuận lợi, DN hoạt động không hiệu quả… Tuy nhiên chi

nhánh cũng cần phải chú trọng để nâng cao lượng tiền ký quỹ, tạo một nguồn huy động
lâu dài cho chi nhánh.
2.1.3 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh
Bảng 2.2 : báo cáo kết quả kinh doanh thu gọn
Chỉ tiêu
Năm
2012
Năm
2013
Năm
2014
Chênh lệch
2013/2012
Chênh lệch
2014/2013
Số tiền Tỉ lệ (%) Số tiền Tỉ lệ (%)
Tổng thu nhập
kinh doanh
16054 16860 17859 806 5,02 999 5,93
Chi phí hoạt động 6829 6915 7004 86 1,26 89 1,29
Chi phí dự phòng
RRTD
2088 2198 2381 105 5,03 183 8,33
LỢI NHUẬN
TRƯỚC THUẾ
7137 7747 8474 610 8,54 727 9,38
Thuế
TNDN(25%)
1784 1937 2212 153 5,56 275 14,20
20

LỢI NHUẬN
SAU THUẾ
5353 5810 6262 457 8,54 452 7,78
(nguồn:trích báo cáo kết quả kinh doanh của ngân hàng Oceanbank Mỹ Đình)
Từ báo cáo kết quả kinh doanh, ta có thể thấy lợi nhuận sau thuế của ngân hàng
trong 3 năm qua tăng trưởng tương đối ổn định, năm 2011 lợi nhuận sau thuế là 5.353
triệu đồng tăng 8,54% còn 5.810 triệu đồng (tăng 457 triệu đồng) vào năm 2013, năm
2014 lợi nhuận sau thuế tăng 7,78% (tương ứng 452 triệu đồng) (so với năm 2013) còn
6.262 triệu đồng. Lợi nhuận của ngân hàng tăng ổn định như thế chủ yếu là tổng thu
nhập kinh doanh của Oceanbank Mỹ Đình trong giai đoạn 2012-2014 là rất ổn định:
16.054 triệu động vào năm 2012, 16.860 triệu đồng vào năm 2013 và 17.859 triệu đồng
vào năm 2014.
Chi phí dự phòng RRTD của ngân hàng lại ngày một tăng: chi phí dự phòng
RRTD tăng từ 2.088 triệu đồng vào năm 2012 lên 2.198 triệu đồng năm 2013 và 2.381
triệu đồng vào năm 2014 (tăng 183 triệu đồng tương ứng 8,33% so với năm 2013). Chi
phí hoạt động của ngân hàng trong 3 năm qua là rất ổn định: năm 2013 chi phí hoạt
động chỉ tăng 86 triệu đồng lên 6.915 triệu đồng so với 6.829 triệu đồng năm 2012,
sang năm 2014 chi phí hoạt động tiếp tục tăng thêm 89 triệu đồng lên 7.004 triệu đồng.
2.2 Phương pháp thu thập dữ liệu
Sử dụng hệ thống câu hỏi theo những nội dung xác định nhằm thu thập những
thông tin khách quan, đánh giá quan điểm, nhận thức của người được điều tra.
Quy trình:
Bước 1: Thiết kế mẫu phiếu điều tra
Phiếu điều tra do GVC. Ths Phạm Tuấn Anh cung cấp bao gồm hai phần chính:
- Thông tin khách hàng
- Các câu hỏi trắc nghiệm đánh giá của khách hàng về chất lượng dịch vụ huy
động tiền gửi tiết kiệm cá nhân tại PGD.
Bước 2: Xác định số lượng mẫu cần thiết và thang đo cho việc khảo sát
- Kích thước mẫu dự tính là n = 60. Chia làm 2 phần, phần 1 là mô hình khảo sát
đánh giá chất lượng dịch vụ huy động tiền gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân trong

21
khóa luận bao gồm 5 nhân tố độc lập là sự hữu hình, độ tin cậy, khả năng phản ứng, độ
đảm bảo và sự thấu cảm với 12 biến quan sát tương ứng với 12 thang đo đo lường và 1
biến kết luận đánh giá mức độ hài lòng tương ứng với 1 thang đo đo lường; phần 2 là
đánh giá các nghiệp vụ cụ thể trong huy động tiền gửi tiết kiệm của khách hàng cá
nhân bao gồm 12 nghiệp vụ tương ứng 12 thang đo. Do đó, số lượng mẫu cần thiết là
từ 12x4=48 mẫu trở lên. Vậy số lượng mẫu dùng trong khảo sát là n = 60 nên tính đại
diện của mẫu được đảm bảo cho việc khảo sát.
- Một trong những hình thức đo lường sử dụng phổ biến nhất trong nghiên cứu
định lượng là thang đo Likert. Nó bao gồm 5 cấp độ phổ biến từ 1 đến 5 để tìm hiểu
mức độ đánh giá của người trả lời. Vì vậy bảng đánh giá đã được thiết kế từ 1 là “rất
không hài lòng” đến 5 là “rất hài lòng”.
Bước 3: Lựa chọn đối tượng điều tra
Đối tượng điều tra là các khách hàng cá nhân đến gửi tiền tiết kiệm tại Ngân
hàng TMCP Đại Dương, PGD Mỹ Đình
Bước 4: Tiến hành điều tra, theo dõi quá trình đánh giá của khách hàng và
nhận lại phiếu điều tra
Phát phiếu điều tra cho các đối tượng tới giao dịch gửi tiền tiết kiệm cá nhân tại
chi nhánh trong 5 ngày 30/3/2015 đến 5/4/2015. Số lượng phiếu phát ra là 60 phiếu
điều tra. Số phiếu thu về là 60/60 phiếu
Bước 5: Xử lí dữ liệu thông qua việc sử dụng công cụ phân tích SPSS
Nội dung dữ liệu:
- Phần 1: Dữ liệu bảng đánh giá với 12 thang đo để đo lường 12 biến quan sát
thuộc 5 nhân tố độc lập cấu thành chất lượng dịch vụ và 1 biến xác định mức độ hài
lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ huy động tiền gửi tiết kiệm của khách hàng
cá nhân tại PGD.
22
- Phần 2: Dữ liệu bảng đánh giá với 12 thang đo để đo lường 12 nghiệp vụ cụ
thể trong quy trình huy động tiền gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại PGD
2.3. Phân tích và đánh giá thực trạng huy động tiền gửi tiết kiệm cá nhân tại Ngân

hàng TMCP Đại Dương, PGD Mỹ Đình
2.3.1. Phân tích dữ liệu sơ cấp
2.3.1.1. Kết quả phân tích thống kê mô tả
Bảng 2.3: Thống kê mô tả các yếu tố cấu thành chất lượng dịch vụ huy động
tiền gửi tiết kiệm cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đại Dương, PGD Mỹ Đình
Descriptive Statistics
N
Minimu
m
Maximu
m Mean
Std.
Deviation
hh1 60 2 5 3.93 .880
hh2 60 3 5 4.23 .745
hh3 60 3 5 4.05 .649
hh4 60 2 5 4.20 .755
tc1 60 2 5 3.93 .821
tc2 60 2 5 4.18 .701
pu1 60 2 5 4.12 .666
pu2 60 2 5 3.83 .806
db1 60 3 5 4.25 .628
db2 60 2 5 4.00 .883
th1 60 2 5 4.00 .713
th2 60 2 5 4.05 .699
Valid N
(listwise)
60
Khách hàng đánh giá các chỉ tiêu chất lượng dịch vụ huy động tiền gửi tiết kiệm
các nhân của ngân hàng dao động từ 2 đến 5. giá trị trung bình của các biến dao động

từ 3,83 đến 4,25. Sự chênh lệch giữa đánh giá của khách hàng với từng biến quan sát
thuộc 5 thành phần cấu thành chất lượng dịch vụ trong đó biến Ngân hàng luôn sẵn
sàng cùng khách hàng xử lý các tình huống phát sinh trước, trong và sau quá trình gửi
tiền (pu2) có giá trị trung bình thấp nhất là 3.83 và biến Hành vi và thái độ của nhân
viên ngân hàng luôn khiến khách hàng tin tưởng (db1) có giá trị trung bình cao nhất là
23
4,25. Nhìn chung, đánh giá của khách hàng về các yếu tố cấu thành chất lượng dịch vụ
huy động tiền gửi tiết kiệm cá nhân của PGD Mỹ Đình đều ở mức tương đối cao –
tương đối hài lòng.
2.3.1.2 Phân tích nhân tố EFA ( Exploratory factor analysis )
Theo Hair & ctg ( 1998, 111), trong phân tích EFA, KMO ( Kaiser-Meyer-Olkin)
là chỉ số thể hiện mức độ phù hợp của phương pháp EFA, 0.5 < hệ số KMO < 1 thì
phân tích nhân tố được coi là phù hợp.
Theo Trọng & Ngọc (2005, 262), nếu như kiểm định này có ý nghĩa thống kê, tức
Sig < 0.5 thì các quan sát có tương quan trong tổng thể.
Bước 1: Kiểm tra điều kiện để thực hiện EFA
Bảng 2.4: Bảng KMO và kiểm định Bartlett
KMO and
Bartlett's
Test
Kaiser-
Meyer-
Olkin
Measure
of
Sampling
Adequacy.
.
5
4

5
Bart
lett's
Test
of
Sph
erici
ty
App
rox.
Chi-
Squ
are
1
0
4
.
5
3
4
24
Df 66
Sig. .002
Ta thấy KMO = 0,545 >0,50, thỏa mãn yêu cầu để thực hiện EFA.
Sig = 0,002 < 0,05, ta có thể từ chối giả thuyết H
0
(ma trận tương quan là ma
trận đơn vị), có nghĩa là các biến có quan hệ với nhau nên ta có thể thực hiện EFA.
Vậy: dữ liệu này phù hợp để thực hiện EFA
Bước 2: Rút trích các nhân tố

Ta có được kết quả là ma trận xoay lần 1
Bảng 2.5: Bảng ma trận nhân tố xoay (lần 1)
Rotated Component Matrix
a
Component
1 2 3 4 5 6
hh1 .804
hh4 .743
hh2 .668
pu1 .776
hh3 .768
th1 .857
th2 .699
db2 .834
db1 .666
pu2 .763
tc2 .795
tc1 .477 590
Ta thấy, bảng có 6 cột nghĩa là có 6 nhân tố được rút ra từ 12 biến quan sát và
có 1 biến có Factor loading <0,5, đó là tc1 (Factor loading = 0,477), nên ta loại biến
này ra khỏi danh sách biến trên màn hình “Factor Analysis” và chạy lại EFA với 11
biến, khi ấy ta có kết quả như bảng 5
Bảng 2.6: Bảng ma trận nhân tố xoay (lần 2)
Rotated Component Matrix
a
Component
1 2 3 4 5
25

×