Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

676 Vận dụng phương pháp thống kê đánh giá chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Hà Tây cũ (khu vực Hà Nội 2 hiện nay) giai đoạn 2005 - 2007 và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong thời gian tới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (438.65 KB, 77 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU............................................................................ 2
DANH MỤC ĐỒ THỊ.................................................................................... 4
LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................. 5
CHƯƠNG 1 – TỔNG QUAN VỀ NGUỒN NHÂN LỰC........................... 7
1.1. Khái niệm, ý nghĩa của việc nghiên cứu nguồn nhân lực và chất lượng
nguồn nhân lực............................................................................................... 7
1.1.1. Khái niệm nguồn nhân lực................................................................ 7
1.1.2. Ý nghĩa của việc nghiên cứu nguồn nhân lực.................................. 8
1.2. Những đặc trưng cơ bản về nguồn nhân lực và chất lượng nguồn nhân
lực ................................................................................................................... 9
1.2.1. Đặc điểm sinh học.............................................................................. 9
1.2.2. Đặc điểm về số lượng......................................................................... 10
1.2.3. Đặc điểm chất lượng nguồn nhân lực............................................... 10
1.3. Một số chỉ tiêu về chất lượng nguồn nhân lực................................... 12
1.3.1. Tình trạng sức khỏe của nguồn nhân lực (thể chất, tinh thần)...... 12
1.3.2. Trình độ học vấn của nguồn nhân lực.............................................. 12
1.3.3. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực....................... 13
CHƯƠNG 2 – VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ ĐÁNH GIÁ
CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TỈNH HÀ TÂY CŨ (KHU VỰC HÀ
NỘI 2 HIỆN NAY) GIAI ĐOẠN 2005 – 2007............................................. 15
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội................................................... 15
2.1.1. Điều kiện tự nhiên............................................................................. 15
2.1.1.1. Vị trí địa lý.......................................................................................... 15
2.1.1.2. Khí hậu............................................................................................... 15
2.1.1.3. Tài nguyên đất và nguồn nước............................................................ 15
2.1.1.4. Hệ thống giao thông............................................................................. 16
2.1.1.5. Về cảnh quan, di tích lịch sử .............................................................. 16
2.1.2. Điều kiện xã hội................................................................................... 17
2.1.2.1. Dân số, lao động ................................................................................ 17


2.1.2.2. Một số nét cơ bản về làng nghề tỉnh Hà Tây (cũ)............................. 17
2.1.3. Tình hình phát triển kinh tế của tỉnh trong những năm qua.......... 17
2.1.3.1. Tăng trưởng kinh tế......................................................................... 17
2.1.3.2. Tổng thu chi ngân sách...................................................................... 18
2.1.3.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế............................................................. 19
2.1.3.4. Tổng vốn đầu tư thực hiện.............................................................. 19
2.2. Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Hà Tây cũ (khu vực Hà
Nội 2 hiện nay) giai đoạn 2005 – 2007.......................................................... 20
2.2.1. Những yếu tố cơ bản tác động đến chất lượng nguồn nhân lực
2.2.1.1. Phát triển dân số và lao động........................................................... 20
2.2.1.2. Giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực................................................ 24
Phạm Thị Hà – Thống Kê 47a
1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
2.2.1.3. Bảo vệ chăm sóc sức khỏe và nâng cao đời sống văn hóa tinh thần
người lao động................................................................................................ 24
2.2.1.4. Mức sống dân cư............................................................................. 25
2.2.1.5. Tăng trưởng kinh tế......................................................................... 27
2.2.2. Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh............. 28
2.2.2.1. Lực lượng lao động đang làm việc phân theo độ tuổi................. 28
2.2.2.2. Về trình độ chuyên môn đã qua đào tạo của lực lượng lao động đang
tham gia hoạt động kinh tế........................................................................... 29
2.2.2.3. Trình độ chuyên môn của lực lượng lao động phân theo giới
tính................................................................................................................ 30
2.2.2.4. Chất lượng lực lượng lao động đang tham gia hoạt động kinh tế phân
theo cấp quản l..................................................................................... 31
2.2.2.5. Chất lượng lực lượng lao động đang tham gia hoạt động kinh tế trong
các loại hình kinh tế............................................................................ 32
2.2.2.6. Chất lượng lực lượng lao động đang tham gia hoạt động kinh tế phân
theo ngành kinh tế............................................................................... 34

2.2.2.7. Chất lượng nguồn nhân lực trong các làng nghề của tỉnh Hà Tây cũ
(khu vực Hà Nội 2 hiện nay) giai đoạn 2005 - 2007.................................. 55
2.2.2.8. Về phẩm chất đạo đức nguồn nhân lực của tỉnh Hà Tây cũ (khu vực
Hà Nội 2 hiện nay)....................................................................................... 59
2.2.3. Một số tồn tại của nguồn nhân lực tỉnh Hà Tây cũ (khu vực Hà Nội 2
hiện nay) qua nghiên cứu thực trạng nguồn nhân lực............................ 62
2.2.3.1. Những hạn chế của nguồn nhân lực tỉnh Hà Tây cũ................. 62
2.2.3.2. Nguyên nhân................................................................................. 63
2.2.4. Quan điểm của tỉnh về phát triển kinh tế đến năm 2020............ 64
2.2.4.1. Quan điểm...................................................................................... 64
2.2.4.2. Các mục tiêu phát triển................................................................. 65
2.2.4.3. Định hướng phát triển ngành kinh tế chủ yếu............................ 65
CHƯƠNG 3 – MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
NGUỒN NHÂN LỰC TỈNH HÀ TÂY CŨ TRONG THỜI GIAN
TỚI.............................................................................................................. 68
3.1. Phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo có ý nghĩa quyết
định trong việc nâng cao dân trí............................................................... 68
3.1.1. Đối với giáo dục phổ thông........................................................... 68
3.1.2. Phát triển hệ thống đào tạo nghề cho nguồn nhân lực và đào tạo
nguồn nhân lực có trình độ cao................................................................ 69
3.1.2.1. Tiếp tục củng cố và nâng cao chất lượng các trường trung cấp chuyên
nghiệp, các trung tâm hướng nghiệp, dạy nghề........................................ 70
3.1.2.2. Phối hợp và liên kết tốt hơn giữa địa phương và các trường cao đẳng,
Đại học trên địa bàn tỉnh để đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao.... 70
3.1.2.3. Có chính sách khuyến khích học tập, nghiên cứu khoa học; phát
hiện đào tạo, bồi dưỡng và khuyến khích sử dụng nhân tài.................... 71
3.2. Tiếp tục nâng cao chất lượng và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực
hiện có nhất là nguồn nhân lực đã qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật và thợ
lành nghề.................................................................................................... 71
Phạm Thị Hà – Thống Kê 47a

2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
3.2.1. Có chính sách, biện pháp tạo điều kiện cho lực lượng lao động đã qua
đào tạo có cơ hội làm việc rộng rãi.......................................................... 71
3.2.2. Cần có chính sách thu hút cán bộ khoa học kỹ thuật, công nhân lành
nghề.............................................................................................................. 71
3.2.3. Thu hút và sử dụng lao động đã qua đào tạo đến vùng nông thôn, nhất
là các vùng còn khó khăn.................................................................. 71
3.3. Nâng cao trạng thái sức khỏe của nguồn nhân lực (nâng cao thể
lực)................................................................................................................ 72
3.3.1. Đối với tổ chức Nhà nước cần có chính sách điều kiện vĩ
mô................................................................................................................. 72
3.3.2. Đối với cộng đồng và cá nhân, gia đình......................................... 72
3.4. Yếu tố phẩm chất, tâm lý xã hội của người lao động.................... 72
3.5. Tổ chức thực hiện............................................................................. 73
KẾT LUẬN.................................................................................................. 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………….. 78
Phạm Thị Hà – Thống Kê 47a
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Biểu 2.1. Tăng trưởng GDP của các tỉnh, thành phố vùng kinh tế trọng điểm Bắc
bộ năm 2007
Biểu 2.2. Cơ cấu thu chi ngân sách năm 2006 - 2007
Biểu 2.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Hà Tây giai đoạn 2005 – 2007
Biểu 2.4. Tổng vốn đầu tư thực hiện giai đoạn 2005 - 2007
Biểu 2.5. Quy mô dân số tỉnh Hà Tây giai đoạn 2000 – 2007
Biểu 2.6. Dân số trung bình và tỷ lệ sinh, tỷ lệ tăng tự nhiên dân số giai đoạn
2005 - 2007
Biểu 2.7. Biến động về cơ cấu dân số năm 2006, năm2007

Biểu 2.8. Lực lượng lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân
năm 2005, năm 2007
Biểu 2.9. Thu nhập bình quân đầu người một tháng chia theo thành thị, nông
thôn giai đoạn 2002 – 2006
Biểu 2.10. Tỷ lệ chi cho y tế, giáo dục trong tổng chi cho đời sống giai đoạn
2002 - 2006
Biểu 2.11. Tổng sản phẩm (GDP) của tỉnh Hà Tây và so sánh với cả nước giai
đoạn 2005 - 2007
Biểu 2.12. GDP bình quân đầu người của tỉnh Hà Tây cũ giai đoạn 2005 – 2007
Biểu 2.13. Lực lượng lao động tham gia hoạt động kinh tế phân theo độ tuổi giai
đoạn 2005 – 2007
Biểu 2.14. Trình độ chuyên môn của lao động đang tham gia hoạt động kinh tế
năm 2005, năm 2007
Biểu 2.15. Trình độ chuyên môn của lực lượng lao động phân theo giới tính năm
2007
Biểu 2.16. Chất lượng lao động theo cấp quản lý năm 2007
Biểu 2.17. Chất lượng lực lượng lao động theo loại hình kinh tế năm 2007
Biểu 2.18. Lực lượng lao động trong khu vực Hành chính sự nghiệp năm 2007
Biểu 2.19. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành Nông, lâm, thủy sản năm 2005, 2007
Biểu 2.20. Lực lượng lao động đang tham gia hoạt động công nghiệp xây dựng
năm 2007
Biểu 2.16. Chất lượng lao động theo cấp quản lý năm 2007
Biểu 2.17. Chất lượng lực lượng lao động theo loại hình kinh tế năm 2007
Biểu 2.18. Lực lượng lao động trong khu vực Hành chính sự nghiệp năm 2007
Biểu 2.19. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành Nông, lâm, thủy sản năm 2005, 2007
Biểu 2.20. Lực lượng lao động đang tham gia hoạt động công nghiệp xây dựng
năm 2007
Biểu 2.21. Trình độ chuyên môn đã qua đào tạo của lao động Công nghiệp, Xây
dựng năm 2007
Biểu 2.22. Lực lượng lao động đang tham gia hoạt động nhóm ngành Dịch vụ

năm 2007
Phạm Thị Hà – Thống Kê 47a
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Biểu 2.23. Cơ cấu trình độ chuyên môn đã qua đào tạo của nhóm ngành Dịch vụ
năm 2007
Biểu 2.24. Lực lượng lao động đang tham gia hoạt động ngành Thương mại,
khách sạn, nhà hàng; Ngành Vận tải, du lịch, dịch vụ hỗ trợ; Ngành Bưu chính
viễn thông; Ngành Tài chính, ngân hàng, kinh doanh bất động sản chia theo
nhóm tuổi năm 2007
Biểu 2.25. Lực lượng lao động của ngành Sự nghiệp chia theo nhóm tuổi năm
2007
Biểu 2.26. Trình độ chuyên môn của lao động ngành Quản lý Nhà nước năm
2007
Biểu 2.27. Cơ cấu trình độ chuyên môn lực lượng lao động thuộc các tổ chức
Đảng, Đoàn thể, Hiệp hội năm 2007
Biểu 2.28. Trình độ chuyên môn của lực lượng lao động hoạt động sản xuất công
nghiệp – tiểu thủ công nghiệp tại các làng nghề tỉnh Hà Tây năm 2005, năm
2007
Phạm Thị Hà – Thống Kê 47a
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
DANH MỤC ĐỒ THỊ
Đồ thị 2.1. Cơ cấu lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân năm
2005, năm2007
Đồ thị 2.2. Chi cho Y tế, Giáo dục trong tổng chi cho đời sống giai đoạn 2002 -
2006
Đồ thị 2.3. Cơ cấu lao động đang hoạt động kinh tế phân theo độ tuổi năm 2007
Đồ thị 2.4. Cơ cấu trình độ chuyên môn được đào tạo của lực lượng lao động
năm 2007

Đồ thị 2.5. Lực lượng lao động khu vực Hành chính, sự nghiệp năm 2007
Đồ thị 2.6. Cơ cấu ngành trong khu vực sự nghiệp năm 2007
Đồ thị 2.7. Cơ cấu lao động đang tham gia vào các tổ chức ngành Quản lý Nhà
nước năm 2007
Đồ thị 2.8. Số lượng lao động chia theo trình độ chuyên môn Ngành Quản lý
Nhà nước năm 2007
Phạm Thị Hà – Thống Kê 47a
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
Chưa lúc nào vấn đề phát triển con người và nguồn nhân lực trở
thành vấn đề thời sự nóng bỏng ở nước ta như giai đoạn hiện nay. Đất nước đang
bước vào một thời kỳ phát triển mới, những cơ hội và thách thức chưa từng có.
Nhưng thực trạng nguồn nhân lực hiện nay khó cho phép tận dụng tốt nhất
những cơ hội đang đến, thậm chí, có nguy cơ khó vượt qua những thách thức,
kéo dài sự tụt hậu...
Đảng đã khẳng định: Con người là vốn quý nhất, chăm lo hạnh phúc
con người là mục tiêu phấn đấu cao nhất của chế độ ta, coi việc nâng cao dân trí,
bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết
định thắng lợi công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa.
Sau 22 năm đổi mới, GDP tính theo đầu người tăng gấp 4 lần, đời sống
của nhân dân nhìn chung được nâng cao rõ rệt. Giáo dục, đào tạo, và khoa học
phát triển mạnh, góp phần quan trọng vào những thành tựu của đất nước. Trình
độ giáo dục phổ cập và số lượng học sinh, lực lượng lao động có đào tạo, số
người tốt nghiệp các bậc học tăng nhanh so với nhiều nước, đặc biệt trong vòng
10 năm 1993 -2002 tỷ lệ đói nghèo giảm còn một nửa (từ 57% xuống còn
28%).Trên đây là sự so sánh đất nước ta với 22 năm về trước còn giờ đây trong
thời buổi khoa học công nghệ chúng ta phải làm 2 so sánh nữa:
Một là: chất lượng nguồn nhân lực và năng suất lao động so với các
nước chung quanh, khoảng cách phát triển không thu hẹp được bao nhiêu; nếu

lấy chỉ số thu nhập tính theo đầu người làm thước đo chung nhất, khoảng cách
này có xu hướng đang rộng thêm.
Hai là: khả năng phát triển kinh tế theo chiều rộng đã tới mức trần,
nước ta đứng trước đòi hỏi phải bằng mọi cách chuyển từ lợi thế so sánh dựa trên
lao động giá rẻ và nhờ cậy vào tài nguyên, môi trường sang tạo ra lợi thế cạnh
tranh chủ yếu dựa trên phát huy nguồn lực con người. Song nước ta đang vấp
phải 3 trở lực lớn: chất lượng còn thấp về nguồn nhân lực, sự bất cập lớn của kết
cấu hạ tầng vật chất kỹ thuât, năng lực quản lý hẫng hụt nhiều mặt.
Tình hình chung nguồn nhân lực của nước ta hiện nay là: Sau 30 năm
công nghiệp hóa, vẫn còn khoảng 70% lao động cả nước trong lĩnh vực nông
nghiệp; tỷ lệ học sinh trên triệu dân, tỷ lệ số trường các loại trên triệu dân, tỷ lệ
số trường đại học trên triệu dân; tỷ lệ tốt nghiệp đại học trên triệu dân, tỷ lệ có
học vị tiến sỹ trên triệu dân của nước ta đều cao hơn tất cả các nước có mức thu
nhập bình quân theo đầu người tương đương như Thái Lan, nhưng chất lượng
đang có nhiều vấn đề.
Nguồn nhân lực nước ta đứng trước tình hình: trẻ (tính theo tuổi đời
trung bình – một ưu thế lớn), đông (một ưu thế lớn khác, nước có dân số đứng
thứ 13 trên thế giới), nhưng tỷ lệ tính trên triệu dân của số người có nghề và có
trình độ chuyên môn rất thấp so với một số nước trong nhóm ASEAN và Trung
Quốc; số cán bộ kỹ trị và có trình độ quản lý cao rất ít so với dân số cũng như so
với quy mô nền kinh tế.
Phạm Thị Hà – Thống Kê 47a
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Theo điều tra của Diễn đàn kinh tế thế giới năm 2005: Nguồn nhân lực
Việt Nam về chất lượng được xếp hạng 53 trên 59 quốc gia được khảo sát, song
mất cân đối nghiêm trọng:
- Ở Việt Nam cứ 1 cán bộ tốt nghiệp đại học có 1,16 cán bộ tốt nghiệp
trung cấp và 0,92 công nhân kỹ thuật, trong khi đó tỷ lệ này của thế giới là 4 và

10;
- Ở Việt Nam cứ 1 vạn dân có 181 sinh viên đại học, trong khi đó của
thế giới là 100, của Trung Quốc là 140 mặc dù mức thu nhập quốc dân tính theo
đầu người của TQ khoảng gấp đôi của nước ta…
Trước những thực trạng trên em đã quyết định chọn đề tài: “Vận dụng
phương pháp thống kê đánh giá chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Hà Tây cũ
(khu vực Hà Nội 2 hiện nay) giai đoạn 2005 - 2007 và một số giải pháp nhằm
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong thời gian tới”.
Chuyên đề gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về nguồn nhân lực
Chương 2: Vận dụng phương pháp thống kê đánh giá chất lượng nguồn nhân lực
tỉnh Hà Tây cũ (khu vực Hà Nội 2 hiện nay) giai đoạn 2005 - 2007
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong
thời gian tới
Qua chuyên đề này sẽ cho ta thấy một số khía cạnh về chất lượng
nguồn nhân lực của tỉnh Hà Tây và cả những hạn chế của nó. Nếu giải quyết
được những hạn chế đang tồn tại thì chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh nói
riêng và của cả nước nói chung sẽ được nâng cao ngang tầm với các nước trong
khu vực và trên thế giới.
Và cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến thầy giáo –
PGS.TS Nguyễn Công Nhự - giảng viên khoa Thống kê trường Đại học Kinh Tế
Quốc Dân đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành chuyên đề này.

Phạm Thị Hà – Thống Kê 47a
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
CHƯƠNG 1 – TỔNG QUAN VỀ NGUỒN NHÂN LỰC
1.1. Khái niệm, ý nghĩa của việc nghiên cứu nguồn nhân lực và chất lượng
nguồn nhân lực
1.1.1. Khái niệm nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực luôn có vai trò to lớn trong sự phát triển bền vững của
mỗi tỉnh nói riêng và của cả nước nói chung. Vì vậy, cần phát huy có hiệu quả
nguồn lực con người. Với tư cách là yếu tố của sự phát triển kinh tế - xã hội thì
nguồn nhân lực là lực lượng dân số có khả năng tham gia vào quá trình sản xuất
xã hội, là tổng thể các yếu tố về vật chất và tinh thần của con người có thể huy
động vào quá trình lao động để tạo ra của cải xã hội. Với cách hiểu này nguồn
nhân lực tương đương với nguồn lao động.
Có thể nói, trong các nguồn lực có thể khai thác như nguồn lực tự
nhiên, nguồn lực khoa học – công nghệ, nguồn nhân lực có vai trò quyết định
nhất của quá trình phát triển kinh tế - xã hội, vì các nguồn lực khác chỉ có thể
khai thác có hiệu quả khi nguồn nhân lực người được phát huy. Những nguồn
lực khác ngày càng cạn kiệt trong khi đó nguồn lực con người ngày càng đa dạng
và phong phú. Khi nói tới nguồn lực con người là ta nói tới con người với tư
cách là chủ thể năng động và sáng tạo nhất tham gia cải tạo tự nhiên, làm biến
đổi xã hội.
Theo khái niệm của Liên hiệp quốc thì: nguồn nhân lực là tổng thể
sức dự trữ, những tiềm năng, những lực lượng thể hiện sức mạnh và sự tác động
của con người vào việc cải tạo tự nhiên và cải tạo xã hội.
Từ các khái niệm trên ta thấy nhân lực theo nghĩa rộng được hiểu là
nguồn lực con người là tổng thể các yếu tố thuộc về thể chất, tinh thần, đạo đức,
phẩm chất, trình độ tri thức, vị thế xã hội….tạo nên năng lực của con người, của
cộng đồng người có thể sử dụng, phát huy trong quá trình phát triển kinh tế - xã
hội của đất nước và trong các hoạt động xã hội.
Nguồn nhân lực được xem xét, đánh giá trên giác độ số lượng và chất
lượng:
Số lượng nguồn nhân lực được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu phản
ánh quy mô, cơ cấu, tốc độ phát triển nguồn nhân lực. Số lượng nguồn nhân lực
được xác định trên quy mô dân số, cơ cấu độ tuổi, giới tính và sự phân bố dân cư
theo vùng, lãnh thổ, các ngành kinh tế, các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Chất lượng nguồn nhân lực là một khái niệm tổng hợp bao gồm những

nét đặc trưng về thể lực, trí lực, kỹ năng, phong cách đạo đức, lối sống, tinh thần
thái độ của nguồn nhân lực. Chất lượng nguồn nhân lực là trạng thái nhất định
của nguồn nhân lực, nó thể hiện mối liên hệ giữa các yếu tố cấu thành nguồn
nhân lực. Chất lượng nguồn nhân lực không chỉ phản ánh trình độ phát triển kinh
tế mà còn phản ánh trình độ phát triển đời sống xã hội vì khi chất lượng nguồn
nhân lực cao tạo ra động lực mãnh mẽ, thể hiện sự văn minh của một xã hội nhất
định.
Số lượng và chất lượng nguồn nhân lực có quan hệ chặt chẽ với nhau.
Nếu số lượng nguồn nhân lực quá ít sẽ làm chất lượng lao động bị hạn chế. Chất
Phạm Thị Hà – Thống Kê 47a
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
lượng nguồn nhân lực nâng cao sẽ góp phần làm giảm số người hoạt động trong
một đơn vị sản xuất hay giảm số người hoạt động trong một tổ chức xã hội.
Một số khái niệm nguồn nhân lực gắn với khả năng cung cấp lao động
xã hội hiểu theo nghĩa hẹp hơn như sức lao động, lực lượng lao động xã hội, dân
số hoạt động kinh tế…..chủ yếu là bộ phận dân số trong độ tuổi lao động có khả
năng tham gia vào quá trình sản xuất xã hội.
Theo pháp luật hiện hành của Việt Nam quy định dân số trong độ tuổi
lao động bao gồm những người có độ tuổi từ 15 tuổi đến 60 tuổi (đối với nam)
và từ 15 tuổi đến 55 tuổi (đối với nữ).
Nguồn lao động (lực lượng lao động) xã hội hiện nay được tính toán,
cân đối trong kinh tế là những người từ 15 tuổi trở lên đang có việc làm và
những người có nhu cầu làm việc nhưng chưa có việc làm.
1.1.2. Ý nghĩa của việc nghiên cứu nguồn nhân lực
1.1.2.1. Nguồn nhân lực là động lực của sự phát triển
Con người nói chung mà chủ yếu là nguồn nhân lực có vai trò quyết
định đối với mọi quá trình kinh tế - xã hội. Quá trình phát triển đó dựa trên các
nguồn lực: nguồn lực con người, nguồn lực vật chất, nguồn lực tài
chính….Nhưng chỉ có nguồn lực con người (nguồn nhân lực) mới tạo ra động

lực cho sự phát triển, nó là chủ thể của quá trình hoạt động sản xuất. Nguồn nhân
lực là động lực của sự phát triển vì nguồn lực vật chất và các nguồn lực khác
muốn phát huy được tác dụng phải thông qua nguồn nhân lực.
Trong thời đại hiện nay, với xu thế phát triển như vũ bão của khoa học
và công nghệ của toàn cầu hóa và đặc biệt sự nổi lên của kinh tế tri thức thì
nguồn nhân lực càng có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
của một vùng, một đất nước. Nguồn nhân lực được xem là nội lực quan trọng chi
phối quá trình phát triển của một quốc gia. Đặc biệt với những nước đang phát
triển, dân số đông, lao động dồi dào như nước ta thì nguồn nhân lực nhất là
nguồn nhân lực có chất lượng cao là yếu tố hàng đầu của sự phát triển. Trong
điều kiện các nguồn nhân lực tài chính, vật chất còn hạn chế như nước ta thì việc
bồi dưỡng, sử dụng hợp lý nguồn nhân lực sẽ tạo nên động lực lớn cho sự phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ
VIII đã chỉ rõ: Nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con
người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hóa,
hiện đại hóa.
1.1.2.2. Nguồn nhân lực là mục đích của phát triển kinh tế - xã hội
Các lý thuyết về tăng trưởng kinh tế đã chỉ ra rằng động lực quan trọng
nhất của sự tăng trưởng bền vững kinh tế chính là con người. Suy cho cùng mục
đích phát triển kinh tế xã hội cũng vì con người. Phát triển kinh tế xã hội để thỏa
mãn nhu cầu ngày càng cao của con người, trước hết là nhu cầu vật chất rồi đến
nhu cầu văn hóa tinh thần.
Xét về mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng thì con người là lực
lượng tiêu dùng của cải vật chất của xã hội và có tác động mạnh đến sản xuất
thông qua quan hệ cung cầu hàng hóa, dịch vụ trên thị trường. Thông qua quan
hệ cung cầu mà thúc đẩy sản xuất phát triển, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.
Phạm Thị Hà – Thống Kê 47a
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp


Đảng ta cung khẳng định chiến lược con người giữ vị trí trung tâm của
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vì
vậy, trong đường lối của Đảng đã đặt văn hóa, giáo dục và đào tạo, khoa học và
công nghệ là trung tâm của những vấn đề kinh tế. Đồng thời văn hóa, giáo dục
và đào tạo, khoa học và công nghệ là những lĩnh vực sản xuất đặc biệt góp phần
trực tiếp tạo ra nguồn nhân lực ở trình độ phát triển ngày càng cao, nâng cao dân
trí, tăng tiềm năng trong người lao động, thúc đẩy con người phát triển và hoàn
thiện nhân cách. Đây là nhân tố cơ bản sâu xa nhất đảm bảo cho sự phát triển
nhanh và bền vững.
Qua các thời kỳ lịch sử đã cho thấy về người lao động: trong nền văn
minh nông nghiệp thì dùng cơ bắp và gắn chặt với quá trình sản xuất còn trong
nền văn minh công nghiệp đã điều khiển máy móc thay cơ bắp trong quá trình
sản xuất; trong nền văn minh hậu công nghiệp là máy tự động và dây truyền sản
xuất tự động, con người điều khiển toàn bộ chu trình sản xuất.
Trong thời đại công nghiệp hóa thì khả năng cạnh tranh của mỗi quốc gia thể
hiện ở chất lượng các nguồn nhân lực, tri thức, khoa học và công nghệ được áp
dụng trong quá trình sản xuất. Đây chính là lợi thế so sánh, lợi thế cạnh tranh
mạnh mẽ của từng nước, Đảng ta chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa gắn liền với phát triển tri thức trong những năm tới( Nghị quyết đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ X). Theo tinh thần chỉ đạo của Đảng và Nhà nước,
chúng ta cần nhanh chóng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đủ sức chuyển
giao công nghệ đi thẳng vào công nghệ hiện đại.
1.2. Những đặc trưng cơ bản về nguồn nhân lực và chất lượng nguồn nhân
lực
Trong các yếu tố: người lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động
thì người lao động là nhân tố năng động nhất, quan trọng nhất quyết định sự phát
triển của lực lượng sản xuất xã hội và là động lực thúc đẩy xã hội phát triển.
Nguồn nhân lực có các đặc điểm cơ bản:
1.2.1. Đặc điểm sinh học
Con người vừa sống trong môi trường tự nhiên vừa sống trong môi

trường xã hội. Triết học Mác – Lênin khẳng định: hoạt động của con người chủ
yếu là hoạt động sản xuất, cải tạo xã hội và thông qua đó cải tạo chính mình.
Con người bằng hoạt động lao động sản xuất đã làm biến đổi tự nhiên và biến
đổi xã hội, chính những điều này làm biến đổi mặt sinh hóa của con người.
Yếu tố quan trọng nhất của lực lượng sản xuất là nhân tố con người đặc biệt là
sức lao động ( sức óc, sức thần kinh, sức bắp thịt ). Nói đến sức lao động là nói
đến các yếu tố: thể lực, trí lực và yếu tố xã hội.
Yếu tố thể lực chịu ảnh hưởng của mức sống vật chất, sự chăm sóc sức
khỏe và sự rèn luyện của con người. Thể lực có ý nghĩa quan trọng quyết định
năng lực họat động của mỗi con người, có thể lực tốt con người mới có điều kiện
phát triển trí tuệ và phát triển quan hệ của mình trong xã hội.
Trí lực thể hiện tri thức của mỗi con người và tri thức khoa học, trình
độ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc, khả năng tư duy của mỗi con người. Trí
lực của mỗi con người được phát triển thông qua việc học hỏi, giáo dục đào tạo
Phạm Thị Hà – Thống Kê 47a
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
và lao động sản xuất. Trí lực của con người ngày một phong phú bởi tri thức của
nhân loại.
Yếu tố xã hội bao gồm tình cảm, tập quán, truyền thống, đạo đức, lối
sống, tư tưởng…được phát triển cùng với quá trình phát triển xã hội, loài người
và lịch sử của mỗi quốc gia.
1.2.2. Đặc điểm về số lượng
Nói đến nguồn nhân lực trước hết là xác định số lượng, quy mô nguồn
nhân lực được thể hiện ở: quy mô dân số, cơ cấu giới tính, cơ cấu tuổi của dân
số…sự phân bố dân số theo khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ; quá trình phát
triển quy mô và thay đổi kết cấu dân số…...Các yếu tố trên phản ánh đặc trưng
về lượng của nguồn nhân lực.
Quá trình phát triển nguồn nhân lực là quá trình huy động tối đa toàn
bộ tiềm năng về thể lực, trí lực của dân số vào hoạt động sản xuất.

1.2.3. Đặc điểm chất lượng nguồn nhân lực
Chất lượng nguồn nhân lực là khái niệm tổng hợp bao gồm các đặc
trưng về trạng thái về thể lực, trí lực, kỹ năng, phong cách, đạo đức lối sống và
tinh thần nguồn nhân lực.
1.2.3.1. Yếu tố thể lực (sức khỏe)
Sức khỏe là yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công việc và cuộc sống
của nguồn nhân lực. Sức khỏe được đánh giá thông qua các chỉ tiêu cụ thể như:
chiều cao, cân nặng, sự hoạt động đạt mức chuẩn bình thường của các cơ quan
trong con người (tim, phổi, tai, mắt…). Lao động là hoạt động của con người tác
động trực tiếp hay gián tiếp vào đối tượng lao động để tạo ra sản phẩm phục vụ
cho nhu cầu của cuộc sống. Lúc đầu, lao động vốn là hoạt động giản đơn với
công cụ thô sơ, dần dần cùng với sự phát triển của con người thì kỹ năng lao
động và các kiến thức về khoa học kỹ thuật trở thành vốn tri thức quý giá. Ngày
này, nhờ sự tiến bộ nhanh chóng của khoa học kỹ thuật nên lao động của con
người nhiều khâu đã được thay thế bằng máy móc tiến dần đến tự động hóa. Tuy
nhiên dù sản xuất phát triển đến đâu thì hoạt động của con người cũng như sức
khỏe của họ vẫn luôn giữ vai trò quyết định trong cuộc sống cũng như trong lao
động.
Sức khỏe của con người phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: sự phát
triển của nền kinh tế, giống nòi của dân tộc, sự phát triển của cơ sở vật chất…
Đặc biệt là cơ sở vật chất của ngành Y tế có đáp ứng được yêu cầu chăm sóc sức
khỏe của cộng đồng, kiến thức của người dân về vấn đề sinh đẻ…Những năm
qua, Nhà nước đã đầu tư cho Y tế nhất là các chương trình Y tế Quốc gia nhằm
từng bước nâng cao sức khỏe của toàn dân và phòng chống các bệnh dịch. Các
chỉ tiêu như cân nặng, chiều cao trung bình, tuổi thọ bình quân…đã từng bước
được nâng cao nhưng vóc dáng của người Việt Nam so với các nước Châu Âu,
Châu Mỹ vẫn còn chênh lệch khá lớn.
Chương trình nâng cao sức khỏe, tầm vóc của người Việt nói chung và
lực lượng lao động nói chung đã trở thành chiến lược phát triển con người của
Đảng và Nhà nước nhằm từng bước nâng cao thể lực phù hợp với yêu cầu của thị

trường lao động trong nước và Quốc tế.
Phạm Thị Hà – Thống Kê 47a
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Sức khỏe con người là vấn đề quan tâm hàng đầu của mọi quốc gia
trên thế giới, dù đó là nước phát triển hay là nước kém phát triển. “Có sức khỏe
là có tất cả” tức muốn nói sức khỏe là cái gốc của phát triển, vì vậy phải biết
quan tâm, chăm sóc và nâng cao sức khỏe con người.
1.2.3.2. Yếu tố trí lực (trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn – kỹ thuật)
Trí lực của con người chính là kiến thức của nhân loại được mỗi người
tiếp thu, kế thừa và phát triển một cách sáng tạo, có chọn lọc. Đó chính là kỹ
năng, kinh nghiệm nghề nghiệp được họ tích lũy qua thời gian lao động. Trí lực
được biểu hiện cụ thể thông qua bằng cấp hoặc chứng chỉ của cơ quan có thẩm
quyền cấp cho những người đã hoàn thành khóa đào tạo. Trí lực còn thể hiện ở
khả năng tư duy khác nhau của mỗi người trong việc vận dụng kiến thức đã học
và kinh nghiệm nghề nghiệp vào thực tế. Như vậy, đánh giá trình độ của một
người cần phải kết hợp cả hai yếu tố bằng cấp và khả năng tác nghiệp cùng chiều
sâu tư duy, sáng tạo của họ. Bởi trong nhiều trường hợp tuy có cùng trình độ đào
tạo nhưng khi được giao cùng một công việc thì có người hoàn thành tốt, có
người lại không thể hoàn thành công việc đó. Có đánh giá đúng khả năng và
trình độ của họ mới xếp đúng việc, đúng người tạo điều kiện để họ phát huy
được khả năng của mình trong công tác, nghiên cứu và lao động.
Trí tuệ là tài sản vô giá của con người nhưng sức khỏe lại chính là tiền
đề cần thiết để tạo ra trí tuệ. Sức khỏe là điều kiện đầu tiên để duy trì trí tuệ, là
phương tiện để truyền tải trí tuệ vào hoạt động hàng ngày của mỗi người.
1.2.3.3. Yếu tố về phẩm chất đạo đức, tư tưởng, tác phong làm việc của người
lao động
Một đất nước hay một dân tộc được coi là phát triển thì ngoài yếu tố về
kinh tế, xã hội phải có nền văn hóa trong sáng, lành mạnh, mọi người dân đều

chấp hành tốt các luật lệ, các chính sách do Nhà nước đó đặt ra.
Hiện nay, ngành Giáo dục - Đào tạo nơi đào tạo nguồn nhân lực có
chất lượng cao đã có những cam kết trong công tác Giáo dục – Đào tạo nhằm
hạn chế đến mức thấp nhất tiêu cực trong giảng dạy và thi cử. Tuy nhiên, vẫn
còn rất nhiều trường hợp mua, bán bằng cấp, tiêu cực trong thi cử. Việc đánh giá
đúng khả năng và trình độ của mỗi người càng trở lên quan trọng vì qua đó có
thể chọn được những người đủ đức đủ tài. Điều này chỉ có thể hiện thực được
khi: phía người có vai trò chính trong đánh giá cán bộ và phía bản thân người
được đánh giá phải thực sự khách quan, có trách nhiệm. Có nhiều cán bộ không
đủ năng lực nhưng vẫn muốn đảm nhiệm những vị trí quan trọng và họ làm mọi
cách để có được vị trí đó. Họ đã gây thất thoát và thiệt hại nhiều tỷ đồng của
ngân sách Nhà nước mà nguyên nhân chính vẫn là ý đồ tham nhũng, mưu lợi cá
nhân nhưng sâu xa của mọi vấn đề là việc đánh giá, sắp xếp cán bộ chưa hợp lý
và đúng với năng lực của họ.
Xét cho cùng một người phải tài đức vẹn toàn; có tài mà không có đức
thì dễ bị thui chột, tham nhũng và tha hóa; có đức mà không có tài thì khó có thể
phát triển đặc biệt trong nền kinh tế thị trường như hiện nay.

Phạm Thị Hà – Thống Kê 47a
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố cơ bản để so sánh, đánh giá nguồn
nhân lực giữa các vùng, lãnh thổ, quốc gia. Các nước phát triển có nhiều chính
sách thu hút nguồn nhân lực có chất cao của các quốc gia khác, vì vậy với các
nước đang phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đang ngày càng khan hiếm.
Qua các thời kỳ lịch sử chất lượng nguồn nhân lực ngày càng được
nâng cao thể hiện ở việc: chuyển từ lao động bằng cơ bắp sang sử dụng máy móc
tạo ra năng suất lao động cao hơn và sau đó là việc sử dụng máy tự động, dây
chuyền sản xuất tự động, con người điều khiển toàn bộ chu trình sản xuất.
1.3. Một số chỉ tiêu về chất lượng nguồn nhân lực

1.3.1. Tình trạng sức khỏe của nguồn nhân lực (thể chất, tinh thần)
Tình trạng sức khỏe của con người chịu tác động của yếu tố: tự nhiên,
kinh tế - xã hội. Người lao động có sức khỏe tốt có thể đem lại lợi ích kinh tế cao
hơn nhờ huy động được sức mạnh, sự bền bỉ, dẻo dai và tập trung trí tuệ cao
trong khi làm việc. Chỉ tiêu biểu hiện trình độ sức khỏe người lao động là:
+ Chỉ tiêu tuổi thọ bình quân từ lúc sinh
+ Chỉ tiêu chỉ số cơ thể BMI
BMI = cân nặng
(chiều cao)
2
Trong đó: Cân nặng đơn vị là Kg
Chiều cao đơn vị là m
1.3.2. Trình độ học vấn của nguồn nhân lực
Là sự hiểu biết của người dân, người lao động với kiến thức phổ thông
về tự nhiên, xã hội. Một đất nước muốn phát triển thì phải có nguồn lao động
hiểu biết, được đào tạo để có thể nắm bắt và hòa nhập với sự phát triển của khoa
học kỹ thuật trên thế giới. Chỉ tiêu phản ánh trình độ văn hóa của lực lượng lao
động.
1.3.2.1. Tỷ lệ biết chữ của nguồn lao động
Tỷ lệ biết chữ của người lao động là những người có thể đọc, viết và
hiểu được những câu đơn giản của tiếng Việt, tiếng dân tộc hay tiếng nước ngoài
so với tổng số lao động.
Tỷ lệ biết chữ của = Số người lao động biết chữ trong năm xác định x 100
người lao động Tổng số lao động trong cùng năm
Chỉ tiêu này sử dụng để đánh giá trình độ văn hóa ở mức tối thiểu của một quốc
gia.
1.3.2.2. Số năm học trung bình của người lao động
Số năm học trung bình của người lao động: là số năm trung bình một
người lao động dành cho học tập.
N = Σ n

i
x a
i

Phạm Thị Hà – Thống Kê 47a
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Trong đó: N là số năm đi học trung bình
n
i
là các hệ số được chọn theo hệ thống giáo dục của mỗi vùng hoặc
mỗi nước
a
i
là % trình độ văn hóa theo hệ thống giáo dục tương đương
Các chỉ tiêu trên dùng đánh giá hiệu quả hệ thống giáo dục, nó ảnh hưởng trực
tiếp đến chất lượng nguồn nhân lực vì nguồn nhân lực được tạo nên từ một bộ
phận dân cư.
1.3.3. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực
Phản ánh sự am hiểu, trình độ và khả năng thực hành của người lao
động trong một số lĩnh vực: quản lý, kinh doanh và các hoạt động nghề nghiệp.
Nó thể hiện ở trình độ được đào tạo ở các trường trung học chuyên nghiệp, cao
đẳng, đại học và sau đại học.
Lao động chuyên môn kỹ thuật bao gồm những công nhân kỹ thuật
bậc 3 trở lên (có hoặc không có bằng cấp) cho tới những người có trình độ trên
Đại học. Họ được đào tạo qua các trường lớp khác nhau, có bằng hoặc không có
bằng cấp nhưng do kinh nghiệm trong sản xuất họ có trình độ từ bậc 3 trở lên.
Trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động là một trong những
nội dung quan trọng quyết định chất lượng nguồn nhân lực. Chỉ tiêu đánh giá
trình độ chuyên môn kỹ thuật :

1.3.3.1. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo so với lực lượng lao động đang làm việc
Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo so với lực lượng lao động đang làm việc
là phần trăm lao động đã qua đào tạo so với tổng số lao động đang làm việc.

P = Σ L
1
x 100
Σ L
Trong đó: P là tỷ lệ lao động đã qua đào tạo so với tổng số lao động đang làm
Việc (%)
L
1
là số lao động đã qua đào tạo đang làm việc (người)
L là số lao động đang làm việc (người)
Chỉ tiêu trên dùng đánh giá khái quát về trình độ chuyên môn kỹ thuật của quốc
gia, của các vùng.
1.3.3.2. Tỷ lệ lao động theo cấp bậc đào tạo ở từng vùng
Tỷ lệ lao động theo cấp bậc đào tạo ở từng vùng là phần trăm số lao
động có trình độ chuyên môn kỹ thuật theo bậc đào tạo so với tổng số lao động
đang làm việc.
P
ij
= Σ L
1
ij x 100
Σ Lj
Trong đó: Pij là tỷ lệ lao động đã qua đào tạo bậc i so với tổng số lao động đang
làm việc ở vùng j (%)
i là chỉ số các cấp được đào tạo
j là chỉ số vùng

L
1
ij là số lao động đang làm việc đã đào tạo bậc i ở vùng j (người)
Lj là số lao động đang làm việc ở vùng j (người)
Phạm Thị Hà – Thống Kê 47a
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Các chỉ tiêu trên cho thấy những bất hợp lý trong việc đào tạo nguồn nhân lực,
sự chênh lệch giữa lượng lao động được đào tạo so với nhu cầu thực tế của nền
kinh tế.
1.3.3.3. Đánh giá hiệu quả phân bố và sử dụng lao động đã qua đào tạo
+ Tỷ trọng lao động kỹ thuật đã qua đào tạo đang làm việc so với tổng số
lao động được đào tạo
P = Σ L
1
x 100
Σ L
+ Tỷ lệ thất nghiệp của lao động kỹ thuật (T) là phần trăm lao động đã
qua đào tạo bị thất nghiệp
T = 1 - P
Ngoài ra, chất lượng nguồn nhân lực còn thể hiện qua phẩm chất người
lao động như đạo đức, lối sống, truyền thống văn hóa dân tộc….
Ngày nay, người lao động đã được đào tạo bài bản hơn và được tiếp cận với
những công nghệ hiện đại trên thế giới. Phần lớn người lao động có thể vận dụng
những kiến thức đã học để tạo ra thu nhập cao cho bản thân và xã hội, từ đó có
thể giúp đất nước ngày càng phát triển sánh vai với các cường quốc trên thế
giới. Họ có đạo đức và lối sống lành mạnh, luôn biết gìn giữ những giá trị truyền
thống của dân tộc và tiếp thu những cái mới một cách có chọn lọc.
Bên cạnh đó còn có một số người lao động lười biếng, dựa vào chức
quyền, tha hóa về đạo đức và lối sống. Đây là một bộ phận nhỏ nhưng chúng ta

cần phải lên án, có những biện pháp thích đáng để họ có thể rút kinh nghiệm và
sửa chữa lỗi lầm. Nếu làm được như vậy thì chất lượng nguồn nhân lực sẽ ngày
càng nâng cao sẽ là động lực mạnh mẽ giúp cho đất nước phát triển.

Phạm Thị Hà – Thống Kê 47a
16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
CHƯƠNG 2 – VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ ĐÁNH GIÁ
CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TỈNH HÀ TÂY CŨ (KHU VỰC HÀ
NỘI 2 HIỆN NAY) GIAI ĐOẠN 2005 – 2007
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Tỉnh Hà Tây thuộc vùng châu thổ sông Hồng có tọa độ địa lý : 20
0
31’-
21
0
7’ vĩ độ Bắc, 105
0
17’- 106
0
kinh Đông. Phía Đông giáp thủ đô Hà Nội, phía
Đông – Nam giáp tỉnh Hưng Yên, phía Nam giáp tỉnh Hà Nam, phía Tây giáp
tỉnh Hòa Bình, phía Bắc giáp tỉnh Phú Thọ và tỉnh Vĩnh Phúc.
Vị trí địa lý của tỉnh Hà Tây có lợi thế là vùng đất nối liền giữa vùng
đồi núi và trung du rộng lớn, phía Tây Bắc với vùng đồng bằng sông Hồng và là
cửa ngõ vào thủ đô Hà Nội. Là một vùng có địa hình đa dạng vừa có cả xã,
huyện vùng núi và bán sơn địa phía Bắc tỉnh vừa có vùng đồng bằng phì nhiêu
phía Nam tỉnh, có điều kiện phát triển kinh tế toàn diện công nghiệp, du lịch dịch

vụ, nông nghiệp.
Tỉnh được phân thành hai vùng tự nhiên khá rõ rệt và được phân cách
bởi dòng sông Đáy chạy dọc tỉnh ( từ Bắc tỉnh xuống phía Nam tỉnh). Phía Bắc
và Tây Bắc tỉnh chủ yếu là vùng bán sơn địa với diện tích 750 km
2
, chiếm 1/3
diện tích toàn tỉnh, có độ cao tuyệt đối từ 300m trở lên, cao nhất là đỉnh Ba Vì
(1281m), có vườn quốc gia Ba Vì rộng 74 km
2
. Chạy dọc vùng Tây Nam tỉnh là
các núi đá vôi thuộc các huyện Chương Mỹ, Mỹ Đức với trữ lượng đá vôi tương
đối lớn và có nhiều hang động đẹp.
2.1.1.2. Khí hậu
Thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, mùa Đông khô lạnh nhưng do
đặc điểm địa hình đa dạng nên có các vùng tiểu khí hậu. Vùng đồng bằng có độ
cao trung bình 5-7 m, chịu ảnh hưởng của gió biển, khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ
trung bình năm 23,8
0
C, lượng mưa trung bình 1700-1800 mm. Vùng đồi gò có
độ dốc cao trung bình từ 15-50 m, khí hậu lục địa, nhiệt độ trung bình 23,5
0
C,
lượng mưa trung bình 2300-2400 mm. Vùng núi Ba Vì có độ cao 700m trở lên,
khí hậu mát mẻ, nhiệt độ trung bình 18
0
C, lượng mưa trung bình 2300 mm.
2.1.1.3. Tài nguyên đất và nguồn nước
Theo tài liệu kiểm kê đất năm 2005, tổng diện tích đất 2196,2 km
2
(219629,7 ha). Trong đó:

- Đất nông nghiệp 136786,47 ha chiếm 62,3%
- Đất phi nông nghiệp 75674.99 ha chiếm 34,4%
- Đất chưa sử dụng 7168,24 ha chiếm 3,3%
Đất nông nghiệp chủ yếu thuộc vùng đồng bằng phía Nam tỉnh có độ
phì cao gồm 68 nghìn ha thuận lợi cho phát triển cây lương thực, rau màu và cây
công nghiệp ngắn ngày. Đất vùng đồi núi 31,4 nghìn ha chủ yếu đất nâu vàng
thuận lợi cho phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày. Đất lâm nghiệp
tuy ít nhưng có rừng đặc dụng, rừng phòng hộ chiếm 58%, có hệ thực vật phong
Phạm Thị Hà – Thống Kê 47a
17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
phú đa dạng. Đất chuyên dùng chủ yếu là đất thủy lợi, mặt nước chuyên dùng
chiếm 38%, đất giao thông 26,8% và đất quốc phòng 15,8%.
Về tài nguyên nước: Hà Tây có nguồn nước dồi dào ( cả nước mặt và
nước ngầm). Hệ thống sông suối khá dày và phân bố trải đều với các sông lớn
như sông Đà, sông Hồng (chảy qua tỉnh 159km), sông Đáy ( chảy qua tỉnh
103km), sông Tích, sông Bùi và hàng chục hồ, đầm lớn với trên 3500ha. Khối
lượng nước mặt khoảng 180-250 tỷ m
3
/năm. Nước ngầm khá dồi dào và nông
(độ sâu trên 10m). Theo đánh giá tổng quát về tài nguyên nước có thuận lợi, đủ
về số lượng và chất lượng đảm bảo cho phát triển kinh tế - xã hội ở mức độ bền
vững.
2.1.1.4. Hệ thống giao thông
Hà Tây nằm tiếp giáp phía Tây Nam của thủ đô Hà Nội có hệ thống
giao thông thủy bộ rất thuận lợi với các trục đường giao thông lớn như quốc lộ
1A, quốc lộ 6, quốc lộ 32, đường cao tốc Láng – Hòa Lạc, Pháp Vân – Cầu Giẽ
… đường thủy có sông Hồng, sông Đáy, sông Tích….Sông Đáy được hình thành
như giải phân cách 2 vùng Bắc và Nam của tỉnh.
Tổng chiều dài đường bộ 4557km ( trong đó đường ôtô 1049,4 km),

mật độ đường ôtô khá cao 0,48 km/ km
2
( trong khi đó vùng đồng bằng sông
Hồng 0,43 km/ km
2
, cả nước 0,4km/ km
2
). Bao gồm: quốc lộ dài 247,7km, tỉnh
lộ dài 358km, huyện lộ dài 478,1km và đường liên xã dài 302 km; đường thủy
dài 355km; đường sắt đi qua tỉnh Hà Tây 42,5km. Hệ thống giao thông thuận lợi
tạo điều kiện cho kinh tế phát triển, đời sống dân cư ngày càng cải thiện.
2.1.1.5. Về cảnh quan, di tích lịch sử
Đặc điểm địa hình và vùng sinh thái đa dạng, gắn liền với lịch sử phát
triển của dân tộc hàng ngàn năm là các sự tích Sơn Tinh – Thủy Tinh, làng Việt
cổ đường Lâm với đất 2 vua ( Phùng Hưng, Ngô Quyền), danh lam thắng cảnh
chùa Hương với “Nam thiên đệ nhất động”. Hà Tây có 1086 di tích được Nhà
nước xếp hạng, nhiều cảnh quan kỳ thú thuộc vùng đồi núi Ba Vì, Sơn Tây,
Thạch Thất, Mỹ Đức ( Ao Vua, Khoang Xanh, Suối Tiên, Đồng Mô, Đầm Long,
Chùa Hương….) Hà Tây có nhiều đình, chùa nổi tiếng như: chùa Thầy, chùa Tây
phương, chùa Đậu, chùa Trăm Gian, chùa Trầm, chùa Mía, lăng Ngô Quyền, đền
thờ Nguyễn Trãi, đền Và …..Tài nguyên cảnh quan, di tích lịch sử tạo ra tiềm
năng, lợi thế du lịch rất lớn.
Tóm lại, điều kiện tự nhiên ( vị trí địa lý, địa hình, thủy văn, cảnh quan
thiên nhiên và truyền thống lịch sử văn hóa lâu đời trên đất Hà Tây) là điều kiện
thuận lợi để phát triển kinh tế toàn diện. Diện tích đất nông nghiệp lớn ( trên 12
vạn ha) là điều kiện để phát triển nông nghiệp đa dạng vùng ven đô. Có thị
trường tiêu thụ hàng nông sản thực phẩm rộng lớn và gần gũi là thủ đô Hà Nội.
Hà Tây có điều kiện phát triển gắn với phát triển vùng thủ đô Hà Nội về công
nghiệp, xây dựng, phát triển thành phố…có lợi thế lớn về phát triển các ngành
dịch vụ thương mại( thương nghiệp, khách sạn, nhà hàng), dịch vụ tài chính,

ngân hàng, giáo dục, y tế. Đặc biệt dịch vụ du lịch đa dạng: du lịch sinh thái, du
lịch văn hóa, lễ hội, du lịch thắng cảnh, du lịch làng nghề, du lịch nghỉ dưỡng
cuối tuần.
Phạm Thị Hà – Thống Kê 47a
18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
2.1.2. Điều kiện xã hội
2.1.2.1. Dân số, lao động
Hà Tây là một trong những tỉnh và thành phố có số dân đông so với
các tỉnh thành phố thuộc vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước. Năm 2007 dân
số Hà Tây là 2560 nghìn người đứng thứ 2 so với dân số của tỉnh, thành phố
thuộc vùng đồng bằng sông Hồng ( sau thành phố Hà Nội), so với cả nước đứng
thứ 5 sau thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Thanh Hóa, thành phố Hà Nội và Nghệ
An.
Năm 2007 lực lượng lao động toàn tỉnh là 1367,702 nghìn người so
với năm 2003 tăng 103,1 nghìn người, với tốc độ tăng bình quân 2%/ năm. Như
vậy lao động tiềm tàng bổ sung vào lực lượng lao động hàng năm khá lớn là một
động lực thúc đẩy kinh tế phát triển. Mặt khác chính lực lượng lao động tăng
hàng năm này nếu chúng ta không có những giải pháp tạo việc làm sẽ phát sinh
những vấn đề khó khăn về việc làm và đời sống xã hội.
2.1.2.2. Một số nét cơ bản về làng nghề tỉnh Hà Tây (cũ)
“Hà Tây là đất trăm nghề ” câu nói này đã phần nào cho ta thấy được
tỉnh có rất nhiều ngành nghề lâu đời và nổi tiếng. Toàn tỉnh có trên 1180 làng có
nghề, trong đó có 240 làng được công nhận là làng nghề theo tiêu chí làng nghề
của tỉnh. Các ngành nghề của tỉnh đã tạo việc làm cho khoảng 20 vạn lao động
với mức thu nhập cao hơn nhiều so với làm nghề nông thuần túy. Tỷ lệ lao động
qua đào tạo của Hà Tây cũng thuộc loại cao so với một số tỉnh nông nghiệp
khác. Đây chính là lợi thế tạo điều kiện cho các ngành công nghiệp – tiểu thủ
công nghiệp Hà Tây nhanh chóng tiếp cận và đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ
thuật hiện đại vào sản xuất. Có rất nhiều các ngành nghề truyền thống sản xuất ra

những sản phẩm nổi tiếng gắn liền với tên làng: Nón Chuông, Quạt Vác, khảm
trai Chuyên Mỹ, lụa Vạn Phúc, Rèn Đa Sĩ, Thêu Quất Động, mây tre đan Phú
Vinh, tạc tượng Sơn Đồng…..
Làng nghề đã thu hút được nhiều lao động ở các vùng nông thôn, nông
nghiệp giải quyết được việc làm cho người lao động, tăng thu nhập và tạo ra sự
chuyển dịch cơ cấu lao động tăng cao trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp xây
dựng dịch vụ. Lao động nông nghiệp, nông thôn chuyển sang khu vực thành thị
đưa tốc độ đô thị hóa ngày càng cao.
2.1.4. Tình hình phát triển kinh tế của tỉnh trong những năm qua
2.1.4.1. Tăng trưởng kinh tế
Kinh tế của tỉnh Hà Tây phát triển tương đối toàn diện, các ngành kinh
tế chủ yếu đều tăng trưởng khá: ngành Công nghiệp với sự phát triển của các
thành phần kinh tế nhiều doanh nghiệp mới được thành lập, một số dự án lớn bắt
đầu phát huy tác dụng như công ty chế biến thức ăn gia súc, sản xuất vật liệu xây
dựng, lắp ráp ôtô, xe máy….Nhờ vậy mà giá trị sản xuất công nghiệp tăng trên
24%/ năm. Ngành Nông nghiệp tích cực ứng dụng khoa học công nghệ cải tạo
giống cây trồng vật nuôi, phát triển kinh tế trang trại tạo ra trồng trọt, chăn nuôi
quy mô lớn hơn tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa. Các
ngành dịch vụ thương mại, du lịch đều phát triển. Những năm gần đây nhờ quan
tâm đầu tư cơ sở hạ tầng, khai thác tiềm năng thế mạnh các khu du lịch của tỉnh
Phạm Thị Hà – Thống Kê 47a
19
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
như: Sơn Tây, Ba Vì, Hương Sơn - Quan Sơn( Mỹ Đức), Hà Đông…Khu du lịch
thắng cảnh Chùa Hương( Hương Sơn ) đã thu hút một lượng lớn du khách trong
và ngoài nước( khoảng 3,92 triệu lượt khách năm 2007).
Quy mô tổng sản phẩm (GDP) của Hà Tây đứng thứ 4 trong 8 tỉnh
vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ. Năm 2007 GDP tỉnh Hà Tây (cũ) đạt 21,3595
nghìn tỷ đồng theo giá hiện hành.
Biểu 2.1. Tăng trưởng GDP của các tỉnh, thành phố

vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ năm 2007
(giá so sánh năm 1994)
Tỉnh, thành phố Năm 2007
(tỷ đồng)
Tốc độ tăng
2007/2006
(%)
Thủ đô Hà Nội 42695,5 112,07
Thành phố Hải Phòng 17767,8 112,50
Tỉnh Quảng Ninh 8047,2 112,60
Tỉnh Vĩnh Phúc 28354,4 117,00
Tỉnh Hải Dương 10471,6 111,00
Tỉnh Hưng Yên 6850,4 113,70
Tỉnh Bắc Ninh 6322,1 115,30
Tỉnh Hà Tây 11739,1 113,30
2.1.3.2. Tổng thu chi ngân sách
Tổng thu chi ngân sách nhà nước năm 2007 đạt 3120 tỷ đồng tăng
40,8% so với năm 2006 và chiếm tỷ trọng 14,6% GDP. Tổng chi ngân sách địa
phương năm 2007 đạt 4656,2 tỷ đồng, tăng 30,3% so với năm 2006.
Biểu 2.2. Cơ cấu thu chi ngân sách năm 2006 - 2007
Năm 2006
(%)
Năm 2007
(%)
Tổng thu ngân sách:
+ Thu nội địa
Kinh tế Nhà nước
Kinh tế ngoài Nhà nước
Đầu tư nước ngoài
+ Thu Hải quan

100,0
91,7
11,2
10,8
19,1
8,3
100,0
94,6
8,7
10,5
15,1
5,4
Tổng chi ngân sách:
+ Chi đầu tư phát triển
+ Chi thường xuyên
100,0
28,9
62,1
100,0
42,9
57,1
2.1.3.5. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các ngành Công
nghiệp, dịch vụ và giảm tương ứng các ngành Nông, Lâm, Thủy sản. Tỷ trọng
ngành Công nghiệp – Xây dựng trong GDP tăng từ 38,57% năm 2005 lên
40,05% năm 2006 và tăng lên 42,01% năm 2007, tỷ trọng ngành Nông, Lâm,
Phạm Thị Hà – Thống Kê 47a
20
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Thủy sản giảm từ năm 31,49% năm 2005 xuống 29,56% năm 2006 và còn

26,7% vào năm 2007.
Biểu 2.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Hà Tây
giai đoạn 2005 – 2007
Năm 2005
(%)
Năm 2006
(%)
Năm 2007
(%)
Tổng sản phẩm (GDP)
- Nông, Lâm, Thủy
sản
- Công nghiệp- Xây
dựng
- Các ngành dịch vụ
100,00
31,49
38,57
29,94
100,00
29,56
40,05
30,39
100,00
26,70
42,01
31,29

2.1.3.6. Tổng vốn đầu tư thực hiện
Trong giai đoạn trước năm 2005 khả năng khai thác, thu hút đầu tư còn

nhiều hạn chế, chưa có nhiều dự án lớn để khai thác tiềm năng và lợi thế của
tỉnh. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI chiếm tỷ trọng nhỏ. Nhưng năm 2006,
2007 do việc cải thiện môi trường đầu tư, đã thu hút một lượng vốn đầu tư đáng
kể từ bên ngoài vào tỉnh. Các dự án đầu tư nước ngoài thu hút mỗi năm khoảng 1
tỷ USD. Nhiều nguồn lực đã được huy động để tăng cường cơ sở vật chất kỹ
thuật cho nền kinh tế, làm tăng nhanh tổng vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh trên 30%/
năm và chiếm tỷ trọng trên 35% trong GDP hàng năm. Vốn đầu tư tăng nhanh
đòi hỏi một lực lượng lao động có chất lượng và trình độ cao ngày càng nhiều để
có thể sử dụng hiệu quả đồng vốn đầu tư làm tăng nhanh khối lượng tổng sản
phẩm và tăng thu cho ngân sách nhà nước, qua đó thu nhập của người dân không
ngừng tăng lên. Đời sống vật chất tinh thần của người dân ngày càng được cải
thiện, tiếp tục tác động tích cực thúc đẩy sản xuất phát triển.
Biểu 2.4. Tổng vốn đầu tư thực hiện giai đoạn 2005 - 2007
(theo giá hiện hành)
2005
(tỷ đồng)
2006
(tỷ đồng)
2007
(tỷ đồng)
2007 so với
2006
Tổng vốn đầu tư
+ Khu vực Nhà nước
+ Ngoài Nhà nước
+ Nước ngoài đầu tư
4798
1090
3648
59,8

6136,3
1358,3
4623,6
154,4
8060,0
1894,2
5685,8
480,0
131,3
139,5
122,9
310,8
Qua trên ta thấy điều kiện tự nhiên, dân số, xã hội của tỉnh Hà Tây (cũ)
rất thuận lợi cho phát triển kinh tế nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế còn chưa
tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh. Để có thể khai thác được tiềm năng
lợi thế của tỉnh thì công tác đào tạo, nâng cao bồi dưỡng chất lượng nguồn nhân
lực đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa là việc làm hết sức quan
trọng và cần thiết.
Phạm Thị Hà – Thống Kê 47a
21
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
2.2. Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Hà Tây cũ (khu vực Hà
Nội 2 hiện nay) giai đoạn 2005 – 2007
2.2.1. Những yếu tố cơ bản tác động đến chất lượng nguồn nhân lực
2.2.1.1. Phát triển dân số và lao động
Năm 2007dân số của tỉnh Hà Tây là 2560 nghìn người, mật độ dân số
1166 người/ km
2
, các huyện đều có mật độ dân số trên 1000 người/ km
2

(trừ 2
huyện là Ba Vì và Mỹ Đức 614 – 764 người/ km
2
), một số huyện có mật độ dân
số trên 1500 người / km
2
như huyện Đan Phượng, Hoài Đức, Thường Tín. Tỉnh
Hà Tây có mật độ dân số cao trong vùng đồng bằng sông Hồng và so với cả
nước (mật độ dân số vùng đồng bằng sông Hồng khoảng 820người/ km
2
và cả
nước là 240 người /km
2
). Quy mô dân số tỉnh Hà Tây đứng thứ 5 trong cả nước
(sau thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Thanh Hóa và tỉnh Nghệ
An), mật độ dân số gấp lần 5 lần so với mật độ dân số cả nước và gấp 1,4 lần
mật độ dân số vùng đồng bằng sông Hồng. Dân số nông thôn còn chiếm tỷ trọng
lớn, tỷ trọng dân số thành thị còn thấp, tốc độ đô thị hóa còn chậm. Tỷ trọng dân
số thành thị năm 2000 là 7,94%, năm 2007 là 10,53% ( trong khi đó cả nước tỷ
trọng dân số thành thị trên 23% và tỷ trọng dân số thành thị vùng Đông Nam Á
trên 42%).
Biểu 2.5. Quy mô dân số tỉnh Hà Tây giai đoạn 2000 – 2007
Năm, thời kỳ
Dân số
trung bình
(1000 người)
Dân số thành thị
Số lượng
(1000 người)
Tỷ trọng

(%)
Tốc độ đô
thị hóa (%)
Năm 2000
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Bình quân thời
kỳ 1996 – 2000
Bình quân thời
kỳ 2001 – 2005
2421
2526
2543
2560
2367,1
2493,7
192
263
265
270
187,7
227,8
7,94
10,41
10,42
10,53
7,94
9,12
1,01

1,06
(Nguồn số liệu: theo niêm giám thống kê 2000 – 2007)
Quy mô và mật độ dân số lớn như trên là điều kiện để phát triển kinh
tế xã hội nhưng cũng đặt ra sức ép lớn về việc làm và giải quyết việc làm.
Hà Tây có 12 đơn vị hành chính cấp huyện và 2 thành phố trực thuộc
tỉnh, 322 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 295 xã và 27 phường, thị trấn). Các
huyện đều có quy mô dân số trên 13 vạn người, một số huyện có quy mô dân số
lớn trên 20 vạn người như huyện Chương Mỹ trên 28 vạn người, huyện Ba Vì
trên 26 vạn người, huyện Thường Tín và huyện Ứng Hòa trên 20 vạn người.
Phạm Thị Hà – Thống Kê 47a
22
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Biểu 2.6. Dân số trung bình và tỷ lệ sinh, tỷ lệ tăng tự nhiên dân số
giai đoạn 2005 - 2007
Năm Dân số trung bình
(1000 người)
Tỷ lệ sinh
(
0
/
00
)
Tỷ lệ tăng tự nhiên
(
0
/
00
)
Năm 2005
Năm 2006

Năm 2007
2526
2543
2560
16,1
15,5
15,3
11,30
10,70
10,24
Biểu 2.7. Biến động về cơ cấu dân số năm 2006, năm2007
Nhóm
tuổi
Năm 2006 Năm 2007
Tổng dân
số
Chia ra Tổng dân
số
Chia ra
Tổng
số
(người)
Tỷ
trọn
g
(%)
Nam
(người)
Nữ
(người)

Tổng
số
(người)
Tỷ
trọng
(%)
Nam
(người)
Nữ
(người)
< 15
15 – 35
35 – 50
> 50
617986
832554
562525
529935
24,30
32,74
22,12
20,84
317943
412276
274115
221907
300043
420278
288410
308028

603651
835322
566848
554179
23,58
32,63
22,14
21,65
307545
417755
273944
238226
296106
417567
292904
315953
Chung 2543000 100 2560000 100
( Nguồn số liệu: Kết quả điều tra dân số)
Sự phát triển của con người cả về thể chất và tinh thần trong một thời
gian nhất định phản ánh chất lượng dân số. Hai khía cạnh phản ánh chất lượng
dân số là: chăm sóc sức khỏe trẻ em nhóm tuổi 0 đến 9 tuổi và tuổi thọ trung
bình của dân số qua tỷ trọng dân số 70 tuổi trở lên. Nếu nhóm tuổi của dân số từ
0 – 9 tuổi giảm xuống thì nhóm tuổi từ 60 tuổi và trên 70 tuổi không ngừng tăng
qua các năm. Điều này cho thấy tuổi thọ của dân số Hà Tây (cũ) ngày càng nâng
cao. Tuổi thọ trung bình tăng lên tức chỉ số phát triển con người được cải thiện,
cho ta thấy chủ trương phát triển kinh tế gắn liền với công bằng xã hội đã được
thực hiện ngày một tốt hơn tạo điều kiện cho mọi người cùng phát triển toàn
diện. Dân số tỉnh Hà Tây có cấu trúc dân số trẻ, tuổi thọ trung bình hiện nay trên
70 tuổi, tỷ lệ sinh đã gần đạt được tỷ lệ sinh thay thế và tỷ lệ tăng tự nhiên dân số
tương đối thấp so với mặt bằng chung cả nước. Do quy mô dân số lớn lên mức

tăng dân số hàng năm cũng lớn (khoảng 2,5 vạn người /năm) đây cũng là thách
thức đối với vấn đề giải quyết việc làm và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Lực lượng lao động: bao gồm toàn bộ những người từ 15 tuổi trở lên
đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân và những người không có việc
làm nhưng có nhu cầu làm việc và sẵn sàng làm việc.
Lao động trong độ tuổi là lực lượng lao động trong độ tuổi lao động
nam từ 15 – 60 tuổi, nữ từ 15 – 55 tuổi bao gồm toàn bộ những người trong độ
tuổi làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân và những người trong độ tuổi
không có việc làm nhưng có nhu cầu làm việc và sẵn sàng làm việc.
Phạm Thị Hà – Thống Kê 47a
23
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Hà Tây (cũ) có nguồn lao động dồi dào, lực lượng lao động trong độ tuổi là trên
1360 nghìn người chiếm trên 53% dân số. Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm
việc trong các ngành kinh tế quốc dân năm 2007 là 1367,702 nghìn người chiếm
trên 53,43% dân số. Với đặc điểm dân số trẻ, tỷ lệ lao động đang làm việc so với
dân số có mức tương đối cao (53,43%) là áp lực trong việc đưa ra các chính sách
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Về cơ cấu lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân:
năm 2005 trở về trước, lao động tập trung chủ yếu vào lĩnh vực nông nghiệp
chiếm 54,69% lượng lao động xã hội. Những năm gần đây do thực hiện công
nghiệp hóa – hiện đại hóa nền kinh tế, là tỉnh có thể phát triển nhiều ngành nghề
đa dạng và phong phú nên sự phân bố lại lao động các ngành có sự chuyển biến
rõ rệt: năm 2005 lao động nông, lâm thủy sản chiếm 54,69%, lao động công
nghiệp xây dựng chiếm 31,43%, lao động các ngành dịch vụ chiếm 13,88% đến
năm 2007 lao động nông nghiệp giảm xuống còn 49,21%, lao động công nghiệp,
xây dựng và lao động các ngành dịch chiếm 32,99% và 17,80%.
Biểu 2.8. Lực lượng lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế
quốc dân năm 2005, năm 2007
Ngành kinh tế Năm 2005 Năm 2007

Số lượng
(người)
Cơ cấu
(%)
Số lượng
(người)
Cơ cấu
(%)
Khu vực Nông, lâm,
thủy sản
Khu vực Công nghiệp –
xây dựng
Khu vực Dịch vụ
704550
405114
179336
54,69
31,43
13,88
673100
451280
243322
49,21
32,99
17,80
Tổng số 1289000 100,00 1367702 100,00
Đồ thị 2.1. Cơ cấu lao động đang làm việc trong các ngành
kinh tế quốc dân năm 2005, năm2007

 1. Nông, lâm nghiệp, thủy sản

 2. Công nghiệp, xây dựng
 3. Dịch vụ
Phạm Thị Hà – Thống Kê 47a
24
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Sự chuyển dịch cơ cấu lao động trong các năm vừa qua được diễn ra
theo hướng tích cực và có nhịp độ chuyển dịch tương đối nhanh. Một bộ phận
lớn lao động nông nghiệp chuyển sang các ngành phi nông nghiệp. Từ đó, lao
động nông thôn cũng được phân công lại hợp lý hơn, tạo điều kiện giải quyết
việc làm và nâng cao năng suất lao động xã hội. Thực tế cho thấy lao động trong
các ngành công nghiệp, dịch vụ cao hơn nhiều so với ngành nông nghiệp.
Một số lớn lao động được giải quyết việc làm đạt 99,35%, trong đó đủ
việc làm chiếm trên 96,02%. Số người có việc làm khu vực thành thị chiếm tỷ
trọng thấp hơn 95,8%, hàng năm đã sắp xếp việc làm cho 27 nghìn người. Việc
làm của người lao động tỉnh Hà Tây (cũ) năm 2007:
Chung toàn tỉnh:
- Tỷ lệ người có việc làm: 99,35%
- Thất nghiệp: 0,65%
Riêng khu vực thành thị:
- Tỷ lệ người có việc làm: 95,8%
- Thất nghiệp: 4,2%
Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm của tỉnh Hà Tây thấp
hơn bình quân chung cả nước và vùng Đồng bằng sông Hồng (tỷ lệ thất nghiệp 5
– 6%).
Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động khu vực nông thôn Hà Tây cũng khá
hơn khu vực Đồng bằng sông Hồng và cả nước. Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động
trong năm:
- Tỉnh Hà Tây đạt 82,5%
- Vùng đồng bằng sông Hồng đạt 75,4%
- Cả nước đạt 75,3%

Về chất lượng lao động: Hà Tây là đất trăm nghề, có nhiều nghề truyền
thống lâu đời là điều kiện để có đội ngũ lao động có tay nghề khá, lao động có
kỹ thuật. Hà Tây lại có lợi thế là cửa ngõ của thủ đô Hà Nội – trung tâm văn hóa,
kinh tế, chính trị của cả nước nên lao động trẻ có điều kiện học tập phát triển
nghề nghiệp. Đảng bộ và Chính quyền tỉnh Hà Tây cũng quan tâm nhiều đến đào
tạo nghề cho người lao động. Với đội ngũ lao động dồi dào, ngành nghề đa dạng,
người lao động có trình độ tay nghề, sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông
thôn khá cao so với các tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng và so với cả
nước. Nguồn nhân lực dồi dào là động lực để thúc đẩy kinh tế phát triển.
2.2.1.2. Giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực
Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực thúc
đẩy công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước (Nghị quyết Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ X). Đảng ta xuất phát từ quan điểm coi con người là tiềm năng và
sức mạnh trí tuệ, tinh thần và đạo đức là nhân tố quyết định sự phát triển, là vốn
quý nhất của chúng ta trên con đường phát triển.
Giáo dục và đào tạo là lĩnh vực sản xuất đặc biệt góp phần trực tiếp tạo
ra nguồn nhân lực chất lượng cao. Nghị quyết Đại hội X của Đảng cũng chỉ rõ: “
Đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng
cao”. Giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ có khả năng to lớn khơi dậy,
nhân lên mọi tiềm năng, phát triển sức sáng tạo của con người Việt Nam, tạo ra
Phạm Thị Hà – Thống Kê 47a
25

×