Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

687 Phát triển nguồn nhân lực ở Công ty in Tổng hợp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (408.13 KB, 60 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Trong công cuộc đổi mới và phát triển đất nước như hiện nay đã và
đang đi lên với những bước chuyển biến khá vững chắc về kinh tế, chính trị.
Đặc biệt với cơ chế thị trường một mặt mở ra cho các doanh nghiệp nhà nước
thời cơ mới, mặt khác lại đặt ra nhiều khó khăn thử thách buộc các doanh
nghiệp nhà nước phải tự mình tìm ra con đường đúng đắn và phương án sản
xuất kinh doanh tối ưu để tồn tại và phát triển. Đặc biệt hơn năm 2006 Việt
Nam đã chính thức là thành viên của WTO. Ngày nay, trong quá trình đổi
mới và phát triển, nguồn nhân lực đều được thừa nhận là yếu tố quan trọng
nhất, là yếu tố có tính quyết định đến sự thành bại, uy thế, địa vị, khả năng
phát triển và phát triển bền vững của tổ chức, của doanh nghiệp . Do đó
nhiều quốc gia đặt con người vào vị trí trung tâm của sự phát triển và đề ra
các chính sách, chiến lược phát triển nguồn nhân lực phục vụ yêu cầu của
hiện tại và tương lai.
Với nền kinh tế hội nhập ngày càng đa dạng các doanh nghiệp Việt
Nam phải tự khẳng định bằng chất lượng sản phẩm, giá cả và chủng loại hàng
hoá để cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài.
Chính vì vậy với nền kinh tế thị trường hiện nay doanh nghiệp muốn
sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển không chỉ có chú trọng trong việc
đổi mới quy trình công nghệ mà cần phải quan tâm đến mẫu mã và giá thành
sản phẩm. Đây là điều kiện để doanh nghiệp có thể cạnh tranh đứng vững
trên thị trường hiện nay. Là một sinh viên chuyên ngành quản trị kinh doanh
trường Đại học KTQD Hà Nội, việc nắm bắt thực tế, từ đó củng cố và tăng
cường lý luận cho bản thân. Với ý nghĩa đó, trong quá trình thực tập tại Công
ty in tổng hợp Hà Nội, mục tiêu cần hướng tới là đạt được những nhận định
tổng quan về Công ty, ngoài ra em còn rất quan tâm, nghiên cứu về phương
pháp phát triển nguồn nhân lực của Công ty vì đây là đề tài chính trong quá
trình thực tập của em. Với vai trò là một nhà quản trị trong tương lai em còn
tìm hiểu thêm về chức năng và nhiệm vụ của Công ty cũng như từng phòng,
ban và mối quan hệ giữa các phòng ban trong Công ty.
Hướng tới mục tiêu đề ra, ngoài lời nói đầu và kết luận chuyên đề tốt


nghiệp gồm các nội dung sau :
Chương I: Giới thiệu chung về Công ty in tổng hợp Hà Nội
Chương II: Thực trạng sử dụng nguồn nhân lực của Công ty in tổng
hợp Hà Nội.
Chương III: Một số biện pháp phát triển nguồn nhân lực của Công ty in
tổng hợp Hà Nội
Trong quá trình thực tập tốt nghiệp và hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp
tại Công ty in tổng hợp Hà Nội, em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của
các cán bộ, nhân viên Công ty nói chung và cán bộ phòng kế hoạch, kế toán
nói riêng. Đặc biệt dưới sự hướng dẫn trực tiếp của cô PGS-TS Ngô Kim
Thanh cùng với sự nỗ lực tìm hiểu và học hỏi của bản thân em đã cố gắng thể
hiện một cách chính xác và trung thực các vấn đề lý luận cũng như thực tế
của Công ty in tổng hợp Hà Nội trong chuyên đề tốt nghiệp này. Tuy nhiên,
do thời gian thực tập và trình độ có hạn, do sự bỡ ngỡ khi lần đầu được tiếp
cận với thực tế nên bài chuyên đề tốt nghiệp này khó tránh khỏi một vài thiếu
sót và hạn chế. Em mong được sự đóng góp chỉ bảo của các thầy cô giáo và
các cán bộ phòng kế hoạch, kế toán, để có thể rút ra kinh nghiệm bổ ích phục
vụ cho quá trình công tác thực tế sau này.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo,
đặc biệt là sự giúp đỡ của cô PGS - TS Ngô Kim Thanh và các cán bộ của
Công ty in tổng hợp Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi giúp em hoàn thành
chuyên đề thực tập tốt nghiệp này.
CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY IN TỔNG HỢP HÀ NỘI
1.1. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÔNG TY
Tên doanh nghiệp : Công ty in tổng hợp Hà Nội.
Hình thức pháp lý : Nhà nước
Ngành nghề kinh doanh: Chuyên ngành in.
Địa chỉ : Số 67 phố Phó Đức Chính - Ba Đình - Hà Nội
Điện thoại : 04.8294311

Tài khoản : 102.01.000001027236 tại Sở giao dịch 1 Ngân hàng
Công thương Việt Nam.
1.2. QUÁ TRÌNH RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
1.2.1. Lịch sử ra đời của Công ty in Tổng hợp Hà Nội
Lịch sử ra đời và sự thay đổi của Công ty in tổng hợp Hà Nội và sự
phát triển chủ yếu của Công ty qua từng giai đoạn.
Trước đây Công ty in tổng hợp Hà Nội là Nhà in Hà Nội thuộc Sở Văn
hoá thông tin Hà Nội
Thành lập ngày 1 tháng 7 năm 1959
Trụ sở đặt tại: Số 67 phố Phó Đức Chính - Ba Đình - Hà Nội
Điện thoại : 04.8294311
Giám đốc : Phùng Quang Chấn
Trước năm 1954 tiền thân của Công ty là Xí nghiệp in Lê Cường được
cải tạo xây dựng thành một doanh nghiệp nhà nước.
Ngày 1-7-1959 Xí nghiệp in Lê Cường đã chính thức đổi tên thành
Công ty hợp doanh Lê Cường. Trong những năm cải cách tiếp theo (1960-
1962) Xí nghiệp đã mở rộng quy mô thu hút thêm hơn 40 nhà in khác nhau
và số công nhân đã tăng lên 350 người.
Từ năm 1960-1990 do nhu cầu in ấn phát triển nên số công nhân lao
động tăng lên cùng những trang thiết bị công nghệ hiện đại như: các máy in,
Typo điều khiển tự động của CHDC Đức.
Ngày 20-11-1991 thực hiện quyết định 338 của HĐBT (nay là Chính
phủ) về việc thành lập và giải thể các doanh nghiệp nhà nước, Xí nghiệp in
Lê Cường đã làm đăng ký thành lập doanh nghiệp nhà nước với tên là Công
ty in tổng hợp Hà Nội.
Năm 1997 nhà nước đã cấp vốn để trang bị công nghệ in OSSET với
tổng số vốn tiền gần 3 tỷ đồng Việt Nam.
Quyết định số 4798/QĐ/UV- Sở văn hoá thông tin Hà Nội ngày
13/8/2004 quyết định xác nhập Công ty in tổng hợp với Công ty phát hành
sách Hà Nội.

Ngày 1/1/2005 Công ty in tổng hợp Hà Nội thành Nhà in Hà Nội thuộc
Công ty phát hành sách Hà Nội.
- Chức năng nhiệm vụ:
Công ty in tổng hợp Hà Nội trực thuộc Sở văn hoá thông tin Hà Nội do
đó nhiệm vụ chính của Công ty là phục vụ các tài liệu công tác tuyên truyền,
công tác giáo dục nâng cao đời sống tinh thần của người lao động.
Đồng thời có nhiệm vụ khai thác hiệu quả nguồn vốn và tài sản được
nhà nước giao, hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước, phấn đấu có lãi
và nâng cao dần phúc lợi cho công nhân trong Công ty in tổng hợp Hà Nội.
1.2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty in Tổng hợp Hà Nội
Công ty áp dụng cơ cấu quản lý theo chức năng. Nghĩa là nhiệm vụ
quản lý được phân chia cho 3 phòng chức năng với nhiệm vụ riêng biệt mang
tính chất chuyên môn hóa. Như vậy 6 tổ sản xuất sẽ nhận được lệnh từ giám
đốc đồng thời từ cả 3 phòng chức năng.
Mục đích áp dụng cơ cấu quản lý là để giảm bớt khâu trung gian (phân
xưởng) tăng hiệu quả sản xuất sản phẩm theo đúng đơn đặt hàng (HĐKT) về
các mặt, thời gian, chất lượng…. đồng thời còn giảm bớt gánh nặng quản lý
cho giám đốc.
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Công ty in tổng hợp Hà Nội
- Giám đốc Công ty: Là người đứng đầu bộ máy quản lý, là đại diện
pháp nhân của Công ty trong các quan hệ đối tác và chịu toàn bộ trách nhiệm
về kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cũng như thực hiện các nghĩa
vụ đối với nhà nước của Công ty
- Phòng kế toán tài chính: Có nhiệm vụ sắp xếp và tổ chức hạch toán
toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty theo đúng chế độ của Nhà
nước quy định và cung cấp kịp thời đầy đủ các thông tin về tình hình tài
chính, kết quả hoạt động kinh doanh làm cơ sở cho Ban giám đốc ra quyết
định.
- Phòng kế hoạch: Có nhiệm vụ sắp xếp những công việc về tổ chức
các cuộc họp, hội nghị trong Công ty, sắp xếp các kế hoạch hiện tại và kế

hoạch sắp tới. Có kế hoạch sắp xếp về nguồn lao động
Giám đốc
P. Sản xuất
kỹ thuật
P. Kế hoạch
P. Tổ chức
hành chính
Tổ chế
bản in
OFFSET
Tổ
máy in
OFFSET
Tổ
KCS
Tổ
vé số
Tổ
Sách 2
Tổ
Sách 1
P. Kế toán
Tài chính
- Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ duyệt và quản lý quỹ lương,
các chế độ chính sách đối với cán bộ công nhân viên trong Công ty đảm bảo
đời sống cán bộ công nhân viên được đầy đủ.
- Phòng sản xuất kỹ thuật: Có chức năng thừa lệnh của Giám đốc và
các phòng ban đối với các hoạt động sản xuất trong các tổ sản xuất, có nhiệm
vụ cân đối sản xuất, chịu trách nhiệm toàn bộ về hoạt động sản xuất và kỹ
thuật trong các xưởng in.

- Các tổ sản xuất: Thực hiện đầy đủ các qui định của Giám đốc và các
phòng ban.
1.3. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ, KỸ THUẬT CÓ ẢNH HƯỞNG
TỚI NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY IN TỔNG HỢP HÀ NỘI
* Một số đặc điểm chung
- Một số chỉ tiêu kinh tế:
- Trong 5 năm gần đây kết quả hoạt động kinh doanh Công ty in tổng
hợp Hà Nội đã có nhiều những chuyển biến rõ rệt, đặc biệt trong sản xuất
kinh doanh thông qua bảng theo dõi sau:
Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
Năm Số vốn KD
Doanh thu bán
hàng
Thu nhập
chịu thuế
SL công
nhân
Thu nhập BQ
của CN
2002 4.756.657.797 8.889.800.000 118.266.366 138 950.000
2003 4.756.657.797 9.259.000.000 122.374.656 138 950.000
2004 4.756.657.797 110.175.000.000 94.204.133 138 950.000
2005 4.756.657.797 120.275.000.000 100.023.122 138 950.000
2006 4.756.657.797 130.470.000.000 111.044.505 138 950.000

Nguồn: Phòng Kế toán
- Bên cạnh đó công ty còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: Sản
phẩm, thị trường, dây truyền công nghệ, trang thiết bị…
- Về sản phẩm:
- Sản phẩm của Công ty chủ yếu phục vụ các tài liệu công tác tuyên

truyền, công tác giáo dục như: in sách giáo khoa, in tạp chí tuyên truyền,…
- Sản phẩm của Công ty còn phụ thuộc vào các đơn đặt hàng của khách
hàng như: in báo, in lịch, in vở,…
- Chính vì vậy nó đã làm ảnh hưởng rất nhiều tới vấn đề tuyển dụng,
đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Công ty. Vì thu nhập của người lao
động phụ thuộc rất nhiều và chủ yếu vào sản phẩm mà mình làm ra. Sản
phẩm của Công ty phụ thuộc vào đơn đặt hàng khi có nhiều đơn đặt hàng thì
người lao động phải làm nhiều, khi không có hợp đồng thì người lao động
được nghỉ mà chỉ được hưởng mức lương trợ cấp chính vì thế mà thu nhập
của người lao động trong Công ty rất thấp.
- Về thị trường:
- Thị trường và khách hàng của Công ty in tổng hợp Hà Nội chủ yếu là
in cho Công ty phát hành sách Hà Nội. Ngoài ra Công ty còn in và cung cấp
cho các đơn vị của các Bộ như: Bộ giáo dục, Bộ thương mại, Bộ khoa học và
công nghệ,…; các sở ban ngành trong nhà nước, các doanh nghiệp tư nhân,
cá nhân có nhu cầu… Vì vậy thị trường của Công ty in tổng hợp Hà Nội rộng
khắp cả nước.
- Thị trường hiện nay đang có rất nhiều cạnh tranh, những Công ty tư
nhân phục vụ cho ngành in mở ra rất nhiều chính vì vậy đã làm ảnh hưởng rất
lớn tới hoạt động của Công ty và thu nhập của người lao động.
- Về công nghệ:
- Quy trình công nghệ tại Công ty in tổng hợp Hà Nội là quy trình công
nghệ phức tạp bao gồm nhiều bước nối tiếp nhau theo một trình tự nhất định,
việc sản xuất chủ yếu dựa vào các hợp đồng in ấn, ký kết với khách hàng nên
chủng loại sản phẩm đa dạng, chu kỳ sản xuất ngắn, sen kẽ. Trong cùng một
kỳ hạch toán Công ty có thể sản xuất nhiều loại sản phẩm theo đơn đặt hàng
khác nhau.
- Ngoài ra tài sản cố định của Công ty còn có các loại máy in công
nghệ cao như: Heizenbeng, Dominal, Pon 54,…
- Để đáp ứng được nhu cầu thực tế hiện nay Công ty phải khắc phục

bằng cách xây dựng lại nhà xưởng, mua thêm một số máy móc và trang thiết
bị để kịp thời phục vụ nhu cầu cấp thiết của thị trường, khách hàng và đảm
bảo an toàn cho người lao động.
- Về trang thiết bị và cơ sở vật chất:
- Hiện nay một số máy móc, trang thiết bị của Công ty in tổng hợp Hà
Nội không cần dùng do quá lạc hậu về công nghệ, không phù hợp với quy
trình sản xuất kinh doanh của Công ty. Mặt khác, do số trang thiết bị này có
thời gian sử dụng quá lâu nên bị hỏng hóc,… Vì vậy số tài sản này cần phải
loại bỏ để thu hồi và tái đầu tư mua sắm trang thiết bị mới cho phù hợp với
yêu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty. Đối với những tài sản không cần
dùng đề có kế hoạch xử lý, kế toán phải lập bảng số liệu tổng hợp thiết bị cần
thanh lý kèm theo đơn gửi cơ quan có thẩm quyền để xin thanh lý.
- Ngoài ra cơ cở vật chất trong các phòng ban của Công ty không đáp
ứng đủ được nhu cầu như: bàn, ghế, máy tính, máy fax, máy in,…
- Về nguyên vật liệu:
- Nguyên vật liệu chính trong Công ty gồm 2 loại giấy và mực in.
Trong đó giấy và mực lại gồm nhiêu loại khác nhau, mỗi loại lại có tiêu
chuẩn kỹ thuật riêng, chẳng hạn giấy Bãi Bằng, giấy Việt Trì, giấy Ivory
230g/m
2
79*118, giấy Ivory 300g/m
2
61*88,…; mực có mực đỏ Sen Eco,
mực đỏ Sen Nhật, mực nhũ Vàng Anh… Vật liệu phụ được sử dụng kết hợp
với vật liệu chính nhằm góp phần hoàn thiện và nâng cao chất lượng sản
phẩm.
- Do đặc điểm của ngành in ngoài vật liệu chính là giấy và mực thì
không thể thiếu được một số vật liệu phụ như: dầu pha mực, cồn, dầu bóng,
hoá chất các loại.
- Ngoài các loại nguyên vật liệu mua ngoài sử dụng cho trực tiếp chế

tạo sản phẩm như trên tại Công ty in tổng hợp Hà Nội, còn phát sinh các
khoản chi phí gia công thuê ngoài như láng bóng, ép nhũ sản phẩm, chi phí
chế bản phim, tách màu điện tử. Do yêu cầu chất lượng sản phẩm nên giấy
phải được in láng bóng trước khi in, phim phải đem đi chế bản điện tử nhằm
nâng cao chất lượng màu sắc và thẩm mỹ của sản phẩm.
- Nguyên vật liệu của Công ty in tổng hợp Hà Nội có đặc điểm rất đa
dạng, phong phú về chủng loại cũng như giá cả. Do đó việc quản lý giá trị
nguyên vật liệu có vai trò rất quan trọng trong việc tính giá thành sản phẩm.
Nó đòi hỏi phải chính xác, tiết kiệm.
- Hiện nay công tác quản lý nguyên vật liệu tại Công ty in tổng hợp Hà
Nội chưa được khoa học. Nguyên vật liệu chỉ được mua vào khi đã hết hợp
đồng với khách hàng. Vì vậy làm ảnh hưởng đến việc sản xuất kinh doanh
của Công ty.
- Trong những năm gần đây để bắt kịp nền kinh tế thị trường có cạnh
tranh để đảm bảo sản phẩm sản xuất ra được thị trường chấp nhân, Công ty
đã chủ động tìm kiếm thị trường, thực hiện đa dạng hoá sản phẩm. Hàng năm
đi sâu nghiên cứu thị trường để có những chiến lựơc chính sách sản xuất sản
phẩm phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu trong và ngoài nước.
- Đặc điểm về tài sản, nguồn vốn.
Năm 1997 nhà nước đã cấp vốn để trang bị công nghệ in OSSET với
tổng số vốn tiền gần 3 tỷ đồng Việt Nam.
Quyết định số 4798/QĐ/UV- Sở văn hoá thông tin Hà Nội ngày
13/8/2004 quyết định xác nhập Công ty in tổng hợp với Công ty phát hành
sách Hà Nội.
Ngày 1/1/2005 Công ty in tổng hợp Hà Nội thành Nhà in Hà Nội thuộc
Công ty phát hành sách Hà Nội.
- Tổng số vốn hiện nay của công ty là trên 15 tỷ đồng. Điều này cũng
xuất phát từ đặc điểm của Công ty là một doanh nghiệp sản xuất sản phẩm
dựa chủ yếu vào các đơn đặt hàng có sãn, cho nên nguồn vốn của Công ty
phải có sự chuẩn bị kịp thời.

- Tình hình về vốn của Công ty thể hiện qua bảng sau :
Bảng 2: Tình hình vốn của Công ty
TT Chỉ tiêu Đ.vị 2005 2006 KH2007
1 Giá trị TSL Tr.đ 54.285 72.123 96.012
2 Tổng doanh thu 62.101 75.354 76.524
3 Vốn đầu tư XD hạ tầng 23.013 26.985 80.532
4 Vốn xây lắp 2.541 3.110 46.124
5 Thiết bị 32.587 44.001 65.586
6 Ngân sách 21.642 35.245 72.132
7 Tín dụng khấu hao tại NH Tr.đ 35.651 23.864 122.653
8 Vay thương mại 651 624 859
9 Vốn khấu hao 2.684 2.654 0
10 Góp vốn liên doanh Tr.đ 0 0 0
11 Vốn tự có của doanh nghiệp 3.000 3.000 0
12 Tổng chi phí sản phẩm tiêu thụ 51.654,3 75.365 51.654
13 Lãi phải trả ngân hàng 3.241 3.984 4.321
14 Lợi nhuận 5.1 6.3 8.2
15 Nộp ngân sách Tr.đ 895 910 1.203
16 Trong đó thuế VAT 1.652.3 1.821 1.264
17 Thuế tiêu thụ đặc biệt 0 0 0
18 Thuế thu nhập doanh nghiệp 0 0 0
19 Thu sử dụng vốn 26 98 0
20 Thuế đất 0 657 0
21 Thuế thu nhập cá nhân 0 0 0
22 Tổng nguyên giá TSCĐ 41.324 47.654 98.568
23 Tổng giá trị còn lại TSCĐ Tr.đ 21.631 26.851 96.456
24 Vốn cố định 15.000 15.120 26.241
25 Vốn lưu động 21.324 24.624 15.964
26 Dư nợ cuối năm vay ngân hàng 0 0 0
27 Nợ quá hạn 0 0 0

28 Vay khác 3.757,6 0 0
28 Tổng nợ phải thu 23.044 28.714 20.000
29 Tổng nợ phải trả 45.214 9.458 45.000
Nguồn: Phòng kế hoạch
- Nhà xưởng, máy móc thiết bị.
- Nhà xưởng của Công ty rộng, máy móc đa dạng về quy mô và chủng
loại với số lượng máy công cụ lớn. Tuy nhiên, trang thiết bị và máy móc nhà
xưởng đều đã được xây dựng từ rất lâu, máy móc đều đã cũ kỹ và lạc hậu.
- Vì vậy xét tổng thể thì hầu hết máy móc thiết bị của Công ty đã cũ nên
qua từng năm hoạt động, Công ty đều chú trọng đến công tác đầu tư và sửa
chữa bảo dưỡng nhằm hạn chế mức độ hao mòn của máy.
- Một số đặc điểm khác
- Nói tới Công ty in tổng hợp Hà Nội là chung ta có thể hiểu ngay đố là
một doanh nghiêp nhà nước được ra đời trong chế độ cũ, được trang bị những
thiết bị và lao động để sản xuất ra các sản Sản phẩm in như:
+ Sản phẩm của Công ty chủ yếu phục vụ các tài liệu công tác tuyên
truyền, công tác giáo dục như: in sách giáo khoa, in tạp chí tuyên truyền,…
+ Sản phẩm của Công ty còn phụ thuộc vào các đơn đặt hàng của
khách hàng như: in báo, in lịch, in vở,…
- Song từ khi đất nước ta chuyển đổi cơ cấu quản lý kinh tế, Công ty đã
gặp rất nhiều khó khăn . Nguyên nhân chủ yếu là do các thiết bị máy móc cũ
kỹ lạc hậu, chất lượng chưa cao. Công tác quản lý còn chưa phù hợp.
- Nhận thức được vấn đề trên Công ty đã thực hiện đổi mới, cải thiện va
bổ xung thêm một số phần thiết bị máy móc tiên tiến của nước ngoài như: các
loại máy in công nghệ cao Heizenbeng, Dominal, Pon 54,…
- Ngoài ra Công ty còn tập chung vào việc sắp xếp lại công tác quản lý
sản xuất dựa trên những nguồn lực hiện có để làm cơ sở đánh giá hiệu quả
trong sản xuất và kinh doanh của Công ty.
- Chính từ những yếu tố trên đã làm cho Công ty một vài năm gần đây
đã có tốc độ tăng trưởng mạnh, đời sống của cán bộ công nhân viên đặc biệt

là người lao động được cải thiện, thu nhập ổn định và đời sống của họ ngày
càng được nâng lên. Được thể hiện qua bảng so sánh về tình hình thực hiện
chỉ tiêu nộp ngân sách và lợi nhuận của Công ty.
Bảng 3: Tổng kết tình hình thực hiện một số chỉ tiêu của Công ty
Chỉ tiêu
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
KH TT %HTKH KH TT %HTKH KH TT %HTKH
1.Giá trị TSL 61 65.875 96.468 68. 71.064 89.658 78 82.140 109.67
2.Tổng doanh
thu
29.546 41.000 94.689 30.165 46.101 98.351 41.030 59.365 102.66
3.Lợi nhuận 4 1.62 62 4.1 2.4 98 4.6 3.5 102.64
4.Nộp ngân
sách
1.652 1.720 120.36 2.033 2.310 123.01 2.654 2.632 136.32
5.Thu nhập
bình quân đầu
(người/tháng)
950.000 820.000 91.21 950.000 850.000 92.35 950.000 870.000 101.35
Nguồn: Phòng kế toán
- Qua bảng trên ta thấy quy mô sản xuất và kinh doanh của Công ty in
tổng hợp Hà Nội trong một vài năm gần đây đã có sự tiến bộ rõ rệt điều này
đã làm cho người lao động có cuộc sống ổn định hơn.
- Trong những năm qua có thể nói tình hình sản xuất kinh doanh của
Công ty đang dần ổn định và gia tăng về mọi mặt.
- Đặc biệt hơn Ngày 1/1/2005 Công ty in tổng hợp Hà Nội thành Nhà in
Hà Nội thuộc Công ty phát hành sách Hà Nội. Mở đầu cho kế hoạch 5 năm
2005- 2010, trong tình hình trong nước ta và quốc tế có nhiều khó khăn,
thách thức nhưng nền kinh tế đã có những bước chuyển biến tích cực với việc
năm 2006 Việt Nam đã chính thức là thành viên của tổ chức thương mại

Quốc tế vì vậy các Công ty trong nước muốn phát triển và so sánh các sản
phẩm của mình ra bên ngoài thế giới thì chúng ta phải tăng mạnh về chất
lượng sản phẩm.
- Với chủ trương nội địa hoá trang bị cho đầu tư phát triển, các nguồn
lực trong nước đựơc huy động trong đó có ngành in . Tuy nhiên, chất lượng
tăng trưởng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp, cơ cấu kinh
tế chuyển dịch còn chậm, khai thác các nguồn lực trong nước chưa tương
xứng với khả năng và yêu cầu. Đối với Công ty in tổng hợp Hà Nội năm
2005 là năm có nhiều thay đổi về tổ chức, về quản lý. Các chỉ tiêu về giá trị
hợp đồng được ký kết, doanh thu, giá trị tổng số lượng, thu nhập và các
khoản nộp ngân sách đều vượt mức kế hoạch. Dươí sự chỉ đạo kịp thời sang
suốt của Đảng uỷ và Giám đốc, cùng với sự đóng góp của toàn thể CB CNV,
sự tham gia của các đoàn thể như công đoàn, đoàn thanh niên, phụ nữ … đã
tạo nên sức mạnh để thực hiện nhiệm vụ mà nghị quyết đại hội công nhân
viên chức đầu năm đã đề ra.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC
CỦA CÔNG TY IN TỔNG HỢP HÀ NỘI
2.1. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC
CỦA CÔNG TY IN TỔNG HỢP HÀ NỘI
2.1.1. Phân tích thực trạng sử dụng nguồn nhân lực
- Do đặc điểm sản xuất và kinh doanh của Công ty là sản xuất theo đơn
đặt hàng và chịu sự chi phối, sự yêu cầu ngày càng cao của thị trường cho
nên việc làm trong Công ty lúc thừa, lúc thiếu, có bộ phận thừa việc nhưng
lại có bộ phận thiếu việc do đó ảnh hưởng tới nguồn nhân lực của Công ty.
- Ngoài những ly do trên nguồn nhân lực luôn bị biến động là không thể
tránh khỏi, do đó có thể ảnh hửơng rât lớn đến việc sử dụng số lượng lao
động cũng như chất lượng lao động. Vấn đề đặt ra là phải giải quyết thế nào
đối với lực lượng lao động dư thừa khi không có việc, để giải quyết vấn đề
này ban Giám đốc Công ty đã có những quy định, chế độ chính sách nhằm

động viên kịp thời người lao động trong Công ty yên tâm làm việc.
Số lao động được sử dụng tại Công ty qua bảng sau:
Bảng 4: Số lao động được sử dụng tại Công ty
Năm
Lao động
2002 2003 2004 2005 2006
Số lao động nam 82 82 82 82 82
Số lao động nữ 56 56 56 56 56
Tổng số người lao động 138 138 138 138 138
Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính
- Thực tế tứ bảng trên ta thấy số lượng lao động trong Công ty là không
thay đổi. Nguyên nhân là do thị trường và khách hàng của Công ty in tổng
hợp Hà Nội chủ yếu là in cho Công ty phát hành sách Hà Nội. Ngoài ra Công
ty còn in và cung cấp cho các đơn vị của các Bộ như: Bộ giáo dục, Bộ thương
mại, Bộ khoa học và công nghệ,…; các sở ban ngành trong nhà nước, các
doanh nghiệp tư nhân, cá nhân có nhu cầu…ngoài ra Công ty còn có một đội
ngũ lao động có đủ năng lực, trình độ để đáp ứng được tình hình sản xuất
mới.
- Như vậy, Công ty đã tạo cho mình một đội ngũ lao động đảm bảo số
lượng luôn sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu của sản xuất.Vì đặc thù của Công ty
là sản xuất sản phẩm trong ngành in.
- Để thấy rõ hơn sự hợp lý về số lượng nguồn nhân lực của Công ty ta
nghiên cứu bảng sau :
Bảng 5: Nhu cầu về nguồn nhân lực của một số phòng ban Công ty
STT Các bộ phận Hiện có Nhu cầu Chênh lệch
1 Văn phòng giám đốc 3 2 1
2 Phòng tổ chức nhân sự 4 3 1
3 Phòng tài vụ 5 2 3
4 Phòng kế toán 4 6 -2
5 Phòng y tế 2 1 1

6 Phòng bảo vệ 4 5 -1
7 Phòng điều hành sản xuất 6 4 2
8 Phòng quản trị đời sống 5 2 3
9 Phòng kỹ thuật 12 13 -1
10 Xưởng SX1 15 17 -2
11 Xưởng SX2 15 16 -1
12 Xưởng SX3 13 15 -2
13 Xưởng SX4 15 17 -2
14 Xưởng SX5 17 19 -2
15 Xưởng SX6 18 17 1
Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính
- Qua bảng trên ta thấy, việc sử dụng số lượng lao động ở một số phòng
ban của Công ty chưa được hợp lý vì còn một số phòng ban ở tình trạng thừa
nhân viên so với nhu cầu dẫn đến tình trạng lãng phí lao động ví dụ như :
phòng tài vụ, phòng quản tri đời sống …
- Bên cạnh đó các xưởng sản xuất, phòng kế toán lại trong tình trạng thiếu
lao động từ đó xảy ra hiện tượng làm không hết việc, một nhân viên phải đảm
nhận quá nhiều công việc gây ra sự căng thẳng, mệt mỏi và điều này dẫn đến
việc giảm năng suất lao động.
- Là đơn vị sản xuất là chính nhưng lực lượng lao động mỗi phòng ban có
chức năng nhiệm vụ riêng song so với số lượng lớn như vậy rất khó khăn
quản lý giờ làm việc
- Ngoài ra chất lượng của lực lượng lao động tại Công ty in tổng hợp Hà
Nội còn được thể hiện ở trình độ chuyên môn, khả năng và kỹ năng làm việc,
bên cạnh đó bố trí lực lượng lao động này đúng việc, đúng ngành, đúng nghề,
đạt ở mức tương đối cao.
- Chất lượng lao động còn được thể hiện ở việc bố trí dùng người đúng
việc, đúng khả năng trình độ chuyên môm và tay nghề, điều đó chúng ta có
thể thấy được thông qua việc đánh giá mức độ hợp lý của trình độ thành thạo
công việc ở bảng sau :

- Tình hình cấp bậc công nhân bình quân và cấp bậc công việc bình
quân của Công ty in tổng hộp Hà Nội.
Bảng 6: Tình hình cấp bậc công nhân
Các bộ phận
Số lao
động
Cấp bậc công
việc BQ
Cấp bậc công
nhân BQ
1 Xưởng SX1 15 3,14 2,18
2 Xưởng SX2 15 2,23 3,14
3 Xưởng SX3 13 3,15 3,26
4 Xưởng SX4 15 3,02 3,17
5 Xưởng SX5 17 3,24 4,17
6 Xưởng SX6 18 3,36 4,22
7 Phòng kỹ thuật 12 3,67 3,61
8 Phòng điều hành SX 6 3,73 3,63
9 Phòng tổ chức nhân sự 4 3,79 4,21
10 Phong kế toán 4 3,31 3,39
Tổng 119
Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính
- Theo bảng trên cho ta thấy cán bộ công nhân viên của Công ty ở các
xưởng phân xưởng sản xuất tương đối cao, thể hiện yêu cầu, đòi hỏi và mức
độ phức tạp cao ở mỗi công việc, đây là đặc thù của ngành in tổng hợp.
- Ngoài ra cấp bậc công nhân bình quân ở mỗi xưởng, phân xưởng đều
cao, và phần lớn công nhân sản xuất trong Công ty được bố trí và làm việc có
cấp thấp hơn so với trình độ thành thạo của họ, điều đó cho thấy công việc sẽ
được hoàn thành nhanh, với năng suất chất lượng cao.
- Song bên cạnh đó cho chúng ta thấy một điều là sẽ không khuyến khích

được họ nỗ lực phấn đấu để nâng cao tay nghề mà còn hạn chế khả năng sáng
tạo sẽ dẫn đến sự nhàm chán trong lao động .
- Công ty nên có chính sách phù hợp hơn trong bố trí lao động để khai
thác triệt để khả năng của những người công nhân sản xuất, khuyến khích họ
bộc lộ hết khả năng của mình trong công việc.
2.1.2. Phân tích tình hình sử dụng nguồn nhân lực
- Mục tiêu chính của Công ty in tổng hợp Hà Nội là phải hết sức tiết
kiệm thời gian để dành cho công việc sản xuất và kinh doanh của người lao
động
- Ngoài ra công nhân viên chức làm giờ hành chính đủ 8h trong ngày.
Công nhân làm ca một, ca hai làm việc đủ 7h trong ca không kể giờ nghỉ bồi
dưỡng giữa ca. Sẵn sàng làm thêm giờ trong khuôn khổ luật lao động cho
phép để đảm bảo sản xuất kinh doanh của Công ty có hiệu quả.
- Từ ngày 1tháng 1 năm 2005 Công ty thực hiện 48h/tuần đối với tất cả
cán bộ công nhân viên. thời gian làm việc trong tuần với khối sản xuất trực
tiếp là nghỉ một ngày trong tuần (ngày chủ nhật). Lực lượng bảo vệ của Công
ty làm việc theo ca.
- Thời gian nghỉ ngơi.
- Đối với Công ty in tổng hợp Hà Nội thì người lao động làm việc 8h
liên tục nghỉ 30 phút giữa ca tính vào giờ làm việc, làm ca đêm dược nghỉ 45
phút tính vào giờ làm việc, phụ nữ trong thời gian nuôi con nhỏ dưới 12
tháng được nghỉ mỗi ngày một giờ vào giờ làm việc.
- Người lao động được nghỉ hưởng nguyên lương kể cả thu nhập những
ngày lễ, (8 ngày/năm) theo quyết định của nhà nước năm 2007 trở đi thì tất cả
những người làm việc theo chế độ nhà nước sẽ được nghỉ thêm 01 ngày
(ngày Giỗ tổ Hùng Vương),(9 ngày/năm) theo quy định tại điều 73, và nghỉ
việc riêng, nghỉ không lương được quy định tại điều 78, 79 (BLLĐ). Chế độ
thai sản theo điều 114, 144, chế độ con ốm mẹ nghỉ dành cho nữ có con nhỏ
hơn 3 tuổi là 15 ngày hoặc con từ 3 - 7 tuổi là 12 ngày/năm.
- Về chế độ cho người lao động và điều kiện lao động:

- Chế độ cho người lao động gián tiếp của Công ty là 20% và điều
kiện lao động:
- Chương trình thực hịên thang bảng lương và chế độ phụ cấp lương do
nhà nước ban hành hoạt động theo chế độ hạch toán kinh tế thuộc thành phần
kinh tế quốc tế.
- Ngoài hệ thống thang lương, bảng lương theo quy định còn được
hưởng các khoản phụ cấp sau:
- Phụ cấp độc hại, nguy hiểm: áp dụng đối với nghề hoặc công việc có
điều kiện lao động độc hại. Phụ cấp gồm 4 mức: 0.1; 0.2; 0.3 và 0.4 so với
mức lương tối thiểu.
- Phụ cấp trách nhiệm: áp dụng đối với một số nghề hoặc công việc đòi
hỏi có trách nhiệm cao hoặc phải kiêm nhiệm công tác quản lý thuộc trách
nhiệm cao hoặc giữ chức vụ lãnh đạo. Phụ cấp gồm 3 mức: 0.1; 0.2; 0.3 so
với mức lương tối thiểu.
- Phụ cấp làm đêm: áp dụng đối với cán bộ công nhân viên làm việc từ
22h đến 6h sáng. Phụ cấp gồm:
+ 30% tiền lương cấp bậc hoặc chức vụ đối với công việc không
thường xuyên làm việc ban đêm.
+ 40% tiền lương cấp bậc hoặc chức vụ đối với công việc thường
xuyên làm việc theo ca (chế độ làm việc 3 ca) hoặc chuyên làm ban đêm.
- Phụ cấp chức vụ doanh nghiệp (trưởng - phó phòng ban, giám đốc,
phó giám đốc Công ty theo phân hạng doanh nghiệp).
- Việc thực hiện những chế độ tiền lương đảm bảo những nguyên tắc:
Làm công việc gì, giữ chức vụ gì, hưởng theo lương công việc chức vụ đó.
- Không thanh toán chế độ tiền tàu xe đi phép hàng năm.
- Chế độ lao động cho người lao động trực tiếp và điều kiện lao động:
(đối với các xí nghiệp trực thuộc):
- Trả lương theo khối lượng sản phẩm đơn vị thực hiện được trong
tháng, phân chia tiền lương theo loại A, B, C (làm nhiều hưởng nhiều, làm ít
hưởng ít).

- Các chế độ phụ cấp lương (nếu có) được trả theo quy định của nhà
nước.
-Tiền lương hàng tháng của người lao động được hưởng sau khi đóng
BHXH, BHYT, khấu trừ các khoản đã tạm ứng và khoản bồi thường thiệt hại
vật chất (nếu có).
- Người sử dụng lao động có quyền chọn các hình thức trả lương:
- Trả lương thời gian đối với lao động gián tiếp làm việc tại các phòng
ban. Nếu làm thêm giờ, thêm ngày được bố trí nghỉ bù, nếu không bố trí nghỉ
bù thì được tính như sau:
+ Vào ngày thường: nghỉ bù những giờ làm thêm bằng 150% giờ làm
thêm.
+ Vào ngày nghỉ, ngày lễ: được trả ít nhất bằng 100% của tiền lương
ngày, giờ làm việc và nghỉ bù 1 ngày.
+ Vào ban đêm: được trả thêm ít nhất 30% của tiền lương làm việc ban
ngày, thời gian làm việc thêm giờ không được quá 4 giờ trong 1 ngày, 200
giờ trong 1 năm, thời gian làm thêm không quá 2 ngày trong 1 tháng. Người
lao động hưởng theo lương sản phẩm, theo khoán được trả lương theo thoả
thuận của hai bên. Nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hàng tháng
được tạm ứng lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng.
+ Trong trường hợp phải ngừng làm việc người lao động được trả
lương như sau:
Nếu do lỗi của người lao động thì không được trả lương
Nếu do lỗi của người sử dụng lao động thì người lao động được trả
nguyên lương.
Nếu vì sự cố không do lỗi của người sử dụng lao động thì những
nguyên nhân bất khả kháng thì tiền lương do hai bên thoả thuận nhưng không
thấp hơn mức lương tối thiểu.
+ Các chế độ phụ cấp, tiền lương, nâng bậc lương, các chế độ khuyến
khích khác có thể được thoả thuận trong hợp đồng lao động.
+ Khi nghỉ hàng năm (phép) người lao động được ứng trước một

khoản tiền ít nhất bằng những ngày nghỉ. Trường hợp đặc biệt bố, mẹ, vợ,
chồng, con ở xa chết do Giám đốc Công ty và Chủ tịch công đoàn xem xét
giải quyết.
+ Người lao động có 12 tháng làm việc được nghỉ hưởng nguyên lương
theo quy định:
12 ngày đối với người lao động có 12 tháng làm việc trong điều
kiện bình thường.
14 ngày đối với người lao động làm việc trong điều kiện đặc biệt
nặng nhọc, độc hại.
Số ngày nghỉ hàng năm được tăng thêm theo thâm niên, cứ 5
năm được nghỉ thêm 1 ngày.
+ Người lao động được nghỉ việc riêng hưởng nguyên lương trong các
trường hợp sau:
Kết hôn nghỉ 3 ngày.
Con kết hôn nghỉ 1 ngày.
Bố mẹ (vợ, chồng) chết; vợ, chồng, con chết nghỉ 3 ngày.
Người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ
không lương.
- Về chi phí tiền lương
Tiền lương ở Công ty trả cho công nhân viên gồm cả tiền lương thời
gian và tiền lương sản phẩm chi phí tiền lương được tập hợp theo từng công
đoạn sản xuất cơ sở tính lương là các chứng từ hạch toán lao động. Bảng
chấm công, kết quả lao động thực tế ở từng công đoạn. Công ty áp dụng cả
hình thức lương thời gian và lương sản phẩm.
Số lương phải trả cho
một công nhân
ở từng công đoạn
=
Sản lượng thực tế
ở từng công đoạn

x
Đơn giá tiền lương
tương ứng
Đơn giá tiền lương =
Lương cấp bậc của từng công nhân
Định mức SpSI bình quân
Ở Công ty lương thời gian được tính theo hệ số cấp bậc kết hợp với
bình công xét điểm, lương thời gian được áp dụng theo tính lương cho bộ
máy quản lý phân xưởng, quản lý Công ty nhân viên các phòng ban mà
không tính được theo lương sản phẩm.
Tiền lương thời gian =
Hệ số lương x mức tối thiểu
x
Số công thực tế
trong tháng
26 ngày công
Trong đó mức lương tối thiểu do nhà nước quy định là 180.000đ công
việc tính toán tiền lương của Công ty do kế toán tiền lương thực hiện. Cuối
tháng các bộ phận chuyển toàn bộ chứng từ hạch toán lao động (bảng chấm
công báo cáo kết quả sản xuất lên cho phòng kế toán, kế toán căn cứ vào các
chứng từ này tính và lập bảng tổng hợp thanh toán tiền lương và phụ cấp cho
từng tổ). Hiện nay Công ty đang áp dụng chế độ trích BHXH, KPCĐ, BHYT
là 25% so với tiền lương thực tế phải trả trong đó 15% là BHXH, 2% KHCĐ,
3% BHYT còn lại 5% được trừ vào tiền lương công nhân viên theo hình thức
NKCT.
- Về Bảo hiểm xã hội:
Hiện nay ở Công ty in tổng hợp Hà Nội có 120 người lao động được
hưởng chế độ về BHXH ngoài ra còn có các khoản trợ cấp sau
+ Trợ cấp ốm đau:
Người lao động xin nghỉ việc khi ốm đau, tai nạn rủi ro, nếu có xác

nhận của cơ quan y tế theo quy định chung của Bộ Y tế thì được hưởng trợ
cấp ốm đau, những trường hợp vì tự huỷ hoại sức khoẻ do say rượu, dùng
chất kích thích thì không được hưởng trợ cấp ốm đau, mức độ trợ cấp phụ
thuộc vào thời gian đóng bảo hiểm và những điều kiện lao động của người
lao động.
Trong điều kiện bình thường mức độ trợ cấp được nghỉ là 30 ngày
trong 1 năm đã đóng BHXH từ 15 năm đến trên dưới 30 năm.
Trong điều kiện lao động có độc hại và ở nơi có phụ cấp khu vực từ
0,7 trở lên được nghỉ 40 ngày đã đóng BHXH có thời hạn dưới 15 năm. Được
nghỉ 50 ngày nếu đóng BHXH từ 15 năm đến dưới 30 năm.
+ Trợ cấp thai sản:
Lao động là nữ có thai, sinh con 1, 2 khi nghỉ việc sẽ được hưởng trợ
cấp thai sản, mức độ trợ cấp bằng 100% tiền lương đóng BHXH trước khi
nghỉ việc. Ngoài ra sinh con được hưởng trợ cấp 1 lần bằng 1 tháng lương
đóng BHXH.
+ Trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:
Hiện nay tại công ty in tổng hợp Hà Nội có 15% người lao động được
hưởng trợ cấp tai nạn nghề nghiệp và tai nạn lao động.
Mức trợ cấp này phụ thuộc sự suy giảm khả năng lao động và tính theo
mức tiền lương tối thiểu chung (có thể trợ cấp 1 lần hoặc hàng tháng).
+ Trợ cấp hưu trí:
Đối với nữ là 55 tuổi, với nam là 60 tuổi còn phụ thuộc vào điều kiện
làm việc cũng như mức suy giảm khả năng lao động từng người. Mức tiền
lương hưu hàng tháng được tính theo số năm đóng BHXH và mức tiền lương
bình quân đóng BHXH. Ngoài ra những người được hưởng chế độ hưu trí sẽ
được hưởng chế độ BHXH do quỹ BHXH chi trả.
+Tử tuất:
Người lao động làm việc đang chờ hưu và trợ cấp tai nạn, bệnh nghề
nghiệp hàng tháng nếu bị chết người lo mai táng sẽ nhận được tiền mai táng
với mức trợ cấp bằng 8 tháng tiền lương tối thiểu.

Mức trợ cấp 1 lần đối với những người đang làm việc, đang chờ hưu
mà bị chết thì tính đổi thời gian đã đóng bảo hiểm cứ mỗi năm bằng 1/2 mức
tiền lương bình quân đóng BHXH nhưng tối đa không quá 12 tháng.
Mức tiền tuất 1 lần đối với gia đình lao động được hưởng lương hưu
được trợ cấp tai nạn lao động hàng tháng; nếu bị chết thì tính theo thời gian
hưởng lương hưu hay trợ cấp. Nếu chết trong năm thứ nhất tiền trợ cấp bằng
12 tháng lương hưu hoặc trợ cấp theo mức đang hưởng. Nếu chết từ năm thứ
3 trở đi thì
mỗi năm phải giảm 1 tháng nhưng tối thiểu bằng 3 tháng tiền lương
hưu hoặc trợ cấp.
+ Trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:
+ Bị suy giảm từ 5%-30% khả năng lao động được trợ cấp 1 lần theo
quy định:
STT Mức suy giảm khả năng lao động Mức trợ cấp 1 lần
1 5% -10% 4 tháng tiền lương tối thiểu
2 11%-20% 8 tháng tiền lương tối thiểu
3 21%-30% 12 tháng tiền lương tối thiểu
+ Bị giảm từ 31% khả năng lao động trở lên được hưởng trợ cấp hàng
tháng từ ngày ra viện theo quy định sau:
STT Mức suy giảm khả năng lao động Mức trợ cấp 1 lần
1 31% - 40% 4 tháng tiền lương tối thiểu
2 41% - 50% 6 tháng tiền lương tối thiểu
3 51% - 60% 8 tháng tiền lương tối thiểu
4 61% - 70% 10 tháng tiền lương tối thiểu
5 71% - 80% 12 tháng tiền lương tối thiểu
6 81% - 90% 14 tháng tiền lương tối thiểu
7 90% - 100% 16 tháng tiền lương tối thiểu
- Về Bảo hiểm Y tế:
Vì quyền lợi của người tham gia Bảo hiểm để đảm bảo an toàn sức
khoẻ cộng đồng, tuy nhiên người lao động phải mua phí BHYT được hưởng

BH khắc phục khi gặp khó khăn, rủi ro về sức khoẻ và bệnh tật. Hoạt động của
BHYT chỉ BH những rủi ro không lường trước, còn rủi ro chắc chắn xảy ra thì
không BH, ngoài ra BHYT không bồi thường nếu người tham gia bảo hiểm:
- Tự tử,
- Tự huỷ hoại cơ thể;
- Bị chấn thương do ẩu đả, gây rối trật tự an ninh.
Nó dựa trên nguyên tắc lấy số đông bù số ít: để bù đắp thiệt hại cho
người tham gia bảo hiểm thì người ta chia những rủi ro cho nhiều người gánh
chịu thông qua phí BH, nếu số người tham gia BH càng đồng thì khả năng bù
đắp càng lớn và độ an toàn rủi ro càng cao. Nếu số người tham gia BH ít thì
phí BH đóng BH hoặc tái BH để phân chia BH.
- Về bảo hiểm thân thể:
Theo các điều khoản quy định trong bộ Luật lao động và các văn bản
về chế độ BHXH và BHYT là hai loại bảo hiểm bắt buộc người sử dụng lao
động và người lao động phải thực hiện.
Bảo hiểm thân thể là bảo hiểm tự nguyện, không bắt buộc. Giám đốc
Công ty căn cứ vào kết quả kinh doanh từng năm để mua bảo hiểm thân thể
cho người lao động với một loại hình bảo hiểm về tai nạn con người theo tiêu
chuẩn sau:
+ Người lao động làm việc tại Công ty từ 6 tháng trở lên có danh sách
trong bảng lương được Công ty mua BH tai nạn tới mức quy định của Bảo
Việt.
+ Việc thanh toán bảo hiểm tan nạn, BHYT do Công ty mua theo quy
định chỉ được thanh toán một loại BH với mức cao nhất. Ngoài ra các loại
hình bảo hiểm khác Công ty không chịu trách nhiệm mua và thanh toán.
- Chính vì vậy mà việc phân tích tình hình sử dụng lao động tại công ty
có thể sử dụng tối đa thời gian lao động có thể, nhưng do điều kiện khách
quan liên quan đến thị trường dẫn đến việc phải làm thêm ca, (hệ số làm thêm
ca tăng lên qua các năm) nhưng vẫn còn hiện tượng nghỉ không lương và
không có việc làm.

- Bên cạnh việc sử dụng tối đa thời gian lao động, công ty cần phải tìm
các biện pháp như tân trang, mua mới máy móc thiết bị nhằm đáp ứng được
các yêu cầu của thị trường để thu hút ngày càng nhiều hợp đồng sản xuất, kéo
theo việc sử dụng hiệu quả ngày công lao động.
-Tuy nhiên để đánh giá hiệu quả việc sử dụng lao động chúng ta không
chỉ đơn thuần xét về mặt sử dụng thời gian mà còn phải xét đến khía cạnh
cường độ lao động. Chỉ tiêu để đánh giá cường độ lao động của công nhân đó
là việc thực hiện định mức lao động.

×