Tải bản đầy đủ (.ppt) (31 trang)

HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (955.21 KB, 31 trang )



I. ĐẶT VẤN ĐỀ :

Luật giáo dục 2005 của nước ta đã
khẳng định: “Phát triển giáo dục
là quốc sách hàng đầu nhằm nâng
cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi
dưỡng nhân tài” (điều 9).


Giáo dục đảm nhận việc dạy người với bốn trọng tâm
của “Chiến lược con người” ở thế kỷ XXI: Thứ nhất là:
Học tri thức (con người có tri thức chuyên sâu, có
trình độ học vấn và trình độ văn hoá cao, có khả năng
cống hiến). Thứ hai là: Học cách làm việc (biết tạo ra
những sản phẩm vật chất và tinh thần có chất lượng
cao cho xã hội, sự năng động sáng tạo trong công
việc). Thứ ba là: Học cách tồn tại (để có khả năng thích
nghi với nhịp điệu của xã hội hiện đại trong môi
trường sống rộng mở phức tạp, đa chiều. Nhất là trong
xu thế hội nhập hiện nay). Thứ tư là: Học cách chung
sống (có kiến thức về bản sắc riêng của từng dân tộc,
am hiểu văn hoá thế giới, đáp ứng xu thế quốc tế toàn
cầu hoá. Con người chung sống trong đối thoại hoà
bình)


Song song với sự đầu tư là những cải cách nhằm
nâng cao chất lượng giáo dục, hạn chế đi đến triệt
tiêu những yếu kém trong giáo dục ( Chất lượng học


tập, đạo đức sa sút, tệ nạn gia tăng,……) Bằng
nhiều cuộc vận động, nhiều phong trào thi đua như
thực hiện Chỉ thị số 06-CT/TW của Bộ Chính trị về
cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh, Chỉ thị 33/2006/CT-TTg của Thủ
tướng Chính phủ về chống tiêu cực và khắc phục
bệnh thành tích trong giáo dục gắn với cuộc vận
động “Hai không”, cuộc vận động mỗi thầy giáo, cô
giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo
và phong trào thi đua xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực của ngành.

Tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị số 06-CT/TW ngày
07/11/2006 của Bộ Chính trị về cuộc vận động học tập và
làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Chỉ thị số
33/2006/CT-TTg ngày 08/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ
về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo
dục.

Hưởng ứng và thực hiện các nội dung trên,
GV trường Huỳnh thúc Kháng nói chung, GV
Tổ Công Dân – Sử Địa – Nghệ thuật đã
nghiêm chỉnh chấp hành về khung phân phối
chương trình, kế hoạch giảng dạy và các nội
dung cần tích hợp vào các bộ môn .

II .CÁC NỘI DUNG ĐÃ THỰC HIỆN :
1./ Thực hiện Chương trình, Kế hoạch
Giáo dục :


Để nâng cao chất lượng giảng dạy, việc đầu tiên của người
giáo viên là thực hiện nghiêm túc các bài giảng theo phân
phối chương trình đã qui định

Từ năm học 2007-2008, Bộ GDĐT chỉ ban hành KPPCT quy
định thời lượng cho từng phần Chương trình (chương, bài
học, môđun, chủ đề, ), trong đó quy định thời lượng luyện
tập, bài tập, ôn tập, thí nghiệm, thực hành và kiểm tra định kỳ.

Với qui chế trên, hạn chế được sự cắt xén tùy tiện hay
bỏ giờ, đôn tiết…. ở các năm trước đã xảy ra. Nhưng
để thực hiện tốt được vấn đề nầy đòi hỏi :
a/ Đối với Giáo viên :

Cần có ý thức trách nhiệm với lương tâm nghề nghiệp.

Soạn giảng chu đáo giáo án đúng kế hoạch.

Lên kế hoạch giảng dạy từng tuần.
b/ Đối với BGH và TTCM :

Ký duyệt kế hoạch, hồ sơ giáo án thường xuyên theo hạn
định.

Kiểm tra sổ báo giảng, đối chiếu với sổ đầu bài.

Dự giờ thăm lớp thường xuyên.

2./ Thực hiện Giáo dục tích hợp vào các môn
học

a. Đối với môn GDCD :

* Tích hợp Tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh :

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào quá trình giảng dạy môn
GDCD ở trong nhà trường sẽ giúp các em định hướng được sự
phát triển nhân cách của bản thân trong tương lai, đồng thời
hiểu rõ ý thức trách nhiệm của người công dân đối với đất nước;
giúp các em có phương pháp tu dưỡng rèn luyện mình không
ngừng tiến bộ để trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác
Hồ, xứng đáng là chủ nhân tương lai của đất nước, vừa có tài,
vừa có đức, vừa có sức khoẻ để kế tục sự nghiệp cách mạng vẻ
vang của cha anh.

GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH

Bài “Sống chan hoà với mọi người” (Bài 8
-GDCD lớp 6) và bài “Yêu thương con
người” (Bài 5 - GDCD lớp 7)

vận dụng tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh, giúp học sinh hiểu
rõ dân tộc ta vốn có truyền thống giàu lòng nhân ái, con
người Việt Nam có truyền thống gắn bó chặt chẽ với cộng
đồng gia tộc, xóm làng và dân tộc với tinh thần “Thương
người như thể thương thân”, “Một con ngựa đau cả tàu bỏ
cỏ”. Vậy yêu thương con người được thể hiện như thế nào ?
Theo Bác, không có con người trừu tượng. Bác dạy: “Chữ
người nghĩa hẹp là gia đình, anh em, họ hàng, bầu bạn.
Nghĩa rộng là đồng bào cả nước. Rộng hơn là cả loài người”
(1)


bài “Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc” (Bài 17
- GDCD lớp 9)

giáo viên giúp học sinh hiểu rõ: xây dựng đất nước
phải gắn liền với bảo vệ Tổ quốc. Đó là hai nhiệm vụ
chiến lược không thể tách rời nhau. Trên cơ sở đó
giáo viên nêu tình huống để HS thảo luận: khi Tổ
quốc lâm nguy, dân tộc bị áp bức thì con người có tự
do không? Từ đó, giúp các em hiểu mất tự do trở
thành nỗi đau khổ nhất của con người:

Trên đời ngàn vạn điều cay đắng

Cay đắng chi bằng mất tự do.

Bài “Tiết kiệm” (Bài 3 – GDCD lớp 6),
“Liêm Khiết” (Bài 2 – GDCD lớp 8),
“Chí công vô tư” (Bài 1 – GDCD lớp 9)

Giáo viên vận dụng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh để tạo sự
hứng thú cho học sinh, từ đó hiệu quả giờ học sẽ được nâng lên.
Theo Bác, con người sống trước tiên phải có cái đức, phải biết
“Cần - kiệm - liêm - chính - chí công vô tư”.

“Đạo đức là nền tảng của người cách mạng như cây có gốc, như
sông có nguồn. Không có gốc thì cây héo, không có nguồn thì
sông cạn” (3). Bác đã nêu rõ: phải có cái đức để đi đến cái trí.
Cần – kiệm – liêm – chính – chí công vô tư phải được thể hiện
trong cả ba mối quan hệ: đối với mình, đối với người, đối với

việc.

*Tích hợp Giáo dục Bảo vệ môi
trường vào môn GDCD :

Bảo vệ môi trường là vấn đề được nhiều quốc gia
trên thế giới quan tâm, vì sự phát triển bền vững
toàn cầu. Con người là một bộ phận của thiên nhiên,
do đó con người sẽ không sống nổi nếu thiên nhiên
không được bảo vệ. Nói cách khác, bảo vệ thiên
nhiên chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
Từ những năm gần đây, Những dấu hiệu cho thấy
nạn suy thoái môi trường đã ngày một rõ ràng hơn
do nhiều nguyên nhân chủ yếu là do tác động của
con người.

GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG


Giáo dục môi trường là việc làm hết sức cần thiết,
thường xuyên và liên tục. Bởi giáo dục môi trường
sẽ hình thành và phát triển kĩ năng hành động trong
môi trường của học sinh, từ đó tạo nên một lối sống
có trách nhiệm và thân thiện với thiên nhiên.
GV khi giảng dạy ngoài các bài đã có nội dung
tích hợp như văn bản đã gởi thì vẫn vận dụng khéo
léo tùy theo từng bài để GD các em biết giữ gìn vệ
sinh, vệ sinh môi trường sống, các em biết được tầm
quan trọng của môi trường, khí hậu đối với đời sống
con người từ đó các em biết vận dụng những kiến

thức đã học vào cuộc sống.


Lớp 6:

+Bài 1: Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể ( phần a ).

+Bài 3: Tiết kiệm ( phần a ).

+Bài 7: Yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên ( tích hợp toàn bài ).

+Bài 10: Tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội
( phần c).

Lớp 7:

+ Bài 9: Xây dựng gia đình văn hóa ( phần d ).

+ Bài 14: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên ( tích hợp toàn bài ).

+ Bài 15: Bảo vệ di sản văn hóa ( phần b và c ).

Lớp 8:

+ Bài 3: Tôn trọng người khác ( phần 2 ).

+ Bài 7: Tích cực tham gia các hoạt động chính trị-xã hội ( phần 1 và 2 ).

+ Bài 9: Góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư ( phần 2
và 4).


+ Bài 15: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại ( tích hợp
toàn bài ).

+ Bài 17: Nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng
( phần 1 và 2 ).

- Lớp 9:

+ Bài 6: Hợp tác cùng phát triển ( phần 2 ).

+ Bài 18: Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật ( phần 1 và 4 ).

b./ Đối với môn Lịch Sử :
* Tích hợp GD đạo đức HCM :

- Bài 16 ( lớp 9 ) : Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở
nước ngoài

Gv cho các em phát biểu về Bác qua gương sáng
của Bác từ lòng yêu nước, không sợ gian khổ, sẵn
sàng hy sinh không lùi bước trên con đường đi tìm
chân lý để giải phóng nước nhà.

-Bài 18 và 23 : Đảng Cộng sản VN ra đời &
Tổng khởi nghĩa tháng 8

Gv GD cho các em công lao to lớn của Bác Hồ kính
yêu đã đem lại cho quê hương, cho dân tộc nền độc
lập tự do và cơm no áo ấm cho đồng bào.



-Bài 8 ( lớp 6 ) : Thời nguyên thủy trên đất nước ta

GV tích hợp vào phần cuối bài qua câu nói của Bác :
Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà
Việt Nam “ Qua đó GV giảng cho các em lòng yêu
thương của Bác đối với thế hệ mai sau.

- Bài 12 : Nước Văn Lang

GV giải thích câu nói của Bác : “ Các vua Hùng đã có
công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ
nước “. Từ đó GV nêu công đức của vị lãnh tụ đã
suốt đời hy sinh cho dân cho nước và Bác trao trách
nhiệm đó lại cho thế hệ mai sau ….

* Tích hợp GD Bảo vệ môi trường :

Bài 12 ( lớp 9 ) : Những thành tựu chủ yếu và ý
nghĩa Lịch sử của CM KHKT

GV phân tích tác động của Khoa học kỷ thuật vào
đời sống con người với mặt tích cực và tiêu cực, từ
đó giáo dục các em ý thức BVMT trong cuộc sống .

Bài 20 : Nước Đại Việt thời Lê sơ

Qua nội dung bài giảng, GV nêu câu hỏi : Hành vi
thái độ khi đi tham quan các di tích lịch sử


Từ đó GD các em ý thức giữ vệ sinh nơi công cộng,
góp phần bảo vệ môi trường sống.

c./ Đối với môn Địa lý :
* Tích hợp GD Bảo vệ môi trường

- Bài 13 ( Khối 6 ) : Địa hình bề mặt trái đất

Qua các cảnh thiên nhiên Gv GD cho các em yêu quí môi
trường sống, các em yêu quí cảnh đẹp của quê hương đất
nước, hình thành ý thức bảo vệ cảnh thiên nhiên.

- Bài 17 : Ô nhiểm môi trường đới ôn hòa

Qua những đoạn phim tư liệu, GD học sinh thấy nguyên
nhân gây ô nhiểm, tác hại của ô nhiểm và cách Bảo vệ chống
ô nhiểm để có cuộc sống trong lành.


- Bài 37 : Đặc điểm sinh vật Việt Nam

Qua những hình ảnh và phim tư liệu, giúp cho
hoc ý thuwcsa thảm họa biến đổi khí hậu đối với
toàn cầu nói chung đối với nước ta nói riêng khi con
người cố tình hủy hoại môi trường sống như phá
rừng, giết hại động vật hoang dã,….

- Bài 17 ( Lớp 7 ) : Ô nhiễm nước và ô nhiễm
không khí


Sau khi giảng giải những nội dung cần thiết về
các loại hình ô nhiểm, GV phân tích và giáo dục các
em tác hại to lớn đối với đời sống con người khi
không khí và nguồn nước bị ô nhiễm, từ đó GD các
emys thức trong nếp sống, trong sản xuất.

d./ Đối với môn Nhạc :

- Bài 1 : Tập hát Quốc ca

Trong phần giới thiệu xuất xứ bài hát, Gv giới thiệu
truyền thống hào hùng của dân tộc thể hiện ý chí
kiên cường chống ngoại xâm qua lời bài hát của
Nhạc sĩ Văn Cao.

- Bài 2 & 3 : nhạc phẩm “ Ai yêu Bác Hồ Chí
Minh hơn Thiếu niên nhi đồng

Qua lời bài hát của nhạc sĩ Phong Nhã, Gv GD cho
các em lòng kính yêu và nhớ ơn Bác, là người đã
trọn đời hy sinh cho dân cho nước, người trăm công
nghìn việc vẫn không quên chăm lo cho Thiếu nhi.


- Ở khối 7 : qua các nhạc phẩm :” Bác Hồ
người cho em tất cả “ GD cho HS công ơn Bác

- Ở khối 8 : khi dạy bài Quốc tế ca, GV giói
thiệu công lao của Bác trong phong trào đấu

tranh giải phóng dân tộc, từ đó GD các em học
tập theo gương Bác về tinh thần quốc tế vô
sản.

- Ở khối 9 : Với những tác phẩm như : “ Hồ
Chí Minh đẹp nhất tên người “ hoặc “ Một khúc
tâm tình của người Hà Tỉnh “…. Từ những lời
tha thiết dịu dàng cả dân ca, GD cho các em
yêu quê hương, nhớ mãi công ơn Bác. Suốt
đời học tập và làm theo gương Bác.

e./ Đối với môn Họa :

Bài 21 ( Lớp 7 ) “ Một số tác giả và tác phẩm tiêu
biểu của Mĩ thuật Việt Nam…………

Gv giới thiệu 4 tác giả tiêu biểu, khi nói về Họa sĩ
Diệp Minh Châu, GV có thể giới thiệu Bức tranh vẽ
Bác Hồ kính yêu bằng máu của họa sĩ, từ đó GV GD
lòng kính yêu của họa sĩ nói riêng, của toàn dân tộc
ta nói chung đối với Bác Hồ kính yêu. Gv giwois
thiêu thêm tác phẩm tiêu biểu là Bức tranh Bác Hồ
với thiếu nhi 3 miền. Từ đó GD các em lòng yêu
thương của Bác dối với Thiếu nhi, từ đó các em
phải cố gắng học tập, rèn luyện để trở thành con
ngoan trò giỏi, cháu ngoan của Bác Hồ.

3. Thực hiện tích hợp Giáo dục
Đạo đức Hồ Chí Minh trong hoạt
động Ngoài giờ lên lớp :


Căn cứ vào chủ đề hoạt động hằng tháng với các ngày lịch
sử có ý nghĩa trong tháng, GV GD cho các em về Ơn Đảng,
Ơn Bác rất to lớn đối với nhân dân ta, công ơn ấy không thể
diễn tả hết bằng lời. Để đền đáp công ơn to lớn của Bác mỗi
người chúng ta phải sống, làm việc và học tập theo gương
Bác. Trong hoạt đông giáo dục giáo viên và học sinh đều phải
học tập và làm theo gương Bác. Trong hoạt động GDNGLL
có lồng ghép, tích hợp nội dung học tập về Bác, cụ thể :

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×