Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

SKKN-Giao duc KN song Lop 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.75 KB, 15 trang )

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1/ Thuật ngữ kĩ năng sống (KNS) bắt đầu xuất hiện trong các nhà trường
phổ thông Việt Nam từ những năm 1995- 1996, thông qua dự án “ GD KNS để bảo
vệ sức khoẻ và phòng chống HIV/ AIDS cho thanh thiếu niên trong và ngoài nhà
trường” do Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) phối hợp với Bộ giáo dục và
đào tạo và Hội Chữ thập đỏ Việt Nam thực hiện.
Giáo dục phổ thông nước ta những năm vừa qua đã được đổi mới cả về mục
tiêu, nội dung và phương pháp dạy học (PPDH) gắn với 4 trụ cột của thế kỉ XXI :
Học để biết, học để làm, học để tự khẳng định, học để cùng chung sống.
Thực chất là một cách tiếp cận KNS cho học sinh (HS) đã được Bộ Giáo dục &
Đào tạo xác định là một trong năm nội dung của phong trào “Xây dựng trường
học thân thiện, học sinh tích cực” trong các truờng phổ thông giai đoạn 2008-
2013.
Vậy Kĩ năng sống là gì?
Có rất nhiều khái niệm về kĩ năng sống được đưa ra. Nhưng trong SKKN
này tôi chỉ đưa ra khái niệm về KNS của UNICEF mà tôi cho là dễ hiểu và phù
hợp với trường học nhất:
KNS là cách tiếp cận giúp thay đổi hoặc hình thành hành vi mới. Cách tiếp
cận này lưu ý đến sự cân bằng về tiếp thu kiến thức, hình thành thái độ và kỹ năng.
Một số kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong trường tiểu học:
- Kĩ năng nhận thức, lắng nghe tích cực, thể hiện sự cảm thông.
- Kĩ năng xác định giá trị
- Kĩ năng ra quyết định
- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm

1.2/ Về mặt lí luận, giáo dục KNS đã nói đến từ những năm trước, ở một số
trường vùng đồng bằng đã áp dụng và có hiệu quả cao, đặc biệt là ở các trường
chuyên biệt, các trung tâm lao động xã hội, các trung tâm bảo trợ xã hội Còn đối
với các trường PT thì việc lồng ghép giáo dục kỹ năng sống vào các môn học còn
chưa được trú trọng đặc biệt là ở bậc tiểu học. Năm học 2010- 2011 giáo dục KNS
1


cho học sinh đã được cấp trên quyết định áp dụng rộng rãi trong tất cả các trường
phổ thông. Ở bậc tiểu học thì được lồng ghép trong ba môn học chính: Môn Tiếng
việt, Tự nhiên xã hội và Đạo đức.
1.3/ Việc lồng ghép giáo dục KNS vào các môn học ở tiểu học nói riêng và
cấp học phổ thông nói chung là vô cùng quan trọng. Bởi vì thực tế cho thấy HS
hiện nay có kiến thức, có lý thuyết mà thiếu đi thực hành, thiếu đi kĩ năng sống.
Không tự mình quyết định được vấn đề của bản thân mình, sử lí tình huống thụ
động dề dẫn đến tình trạng lầm đường lạc lối mà không hề biết, hoặc làm ngơ.
Vậy: Học sinh rất cần giáo dục KNS. Nhưng lồng ghép GD KNS như thế
nào vào môn học đề có hiệu quả cao?
Từ những băn khoăn đó, Tôi mạnh dạn áp dụng sáng kiến của mình vào các
tiết dạy môn đạo đức nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục môn học mà mình đã lựa
chọn.
2
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
2.1/ Cơ sở lí luận của vấn đề:
- Thực tế cho thấy có khoảng cách lớn giữa nhận thức và hành vi của con
người. Có nhận thức đúng chưa chắc đã có hành vi đúng.
VD:
- Những người biết hút thuốc, họ hiểu rằng hút thuốc lá có hại cho sức
khoẻ, có thể dẫn đến ung thư phổi nhưng họ vẫn hút. Có người làm công an, luật
sư, thẩm phán, họ là những người hiểu rõ về pháp luật và là người thực thi pháp
luật mà vẫn vi phạm pháp luật Đó chính là vì họ thiếu kĩ năng sống.
KNS giúp con người biết ứng sử, giải quyết vấn đề một cách tích cực và
phù hợp, luôn vững vàng trong mọi tình huống sảy ra.
KNS giúp thúc đẩy sự phát triển của xã hội, giúp ngăn ngừa các vấn đề của
xã hội và bảo vệ quyền con người. Thiếu đi KNS con người sẽ dễ dẫn đến các vấn
đề xã hội như: rượu chè, cờ bạc, mại dâm
Giáo dục KNS là hình thành và phát triển cho các em khả năng làm chủ bản
thân, kĩ năng ứng sử phù hợp với những người khác và với xã hội. Do vậy việc

trang bị cho HS những kiến thức, giá trị, thái độ và kĩ năng phù hợp. Trên cơ sở đó
hình thành cho các em những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực. Loại bỏ
những hành vi xấu, thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình huống và
hoạt động hàng ngày.
Từ những lý do trên, tôi có thể khẳng định việc giáo dục KNS cho học sinh
là vấn đề cần thiết và có tầm quan trọng đặc biệt.
2.2/ Thực trạng của vấn đề giáo dục KNS ở lớp 3D trường TH Thái
Niên số 3:
2.2.1/ Thuận lợi
Nhìn chung các em học sinh đều ngoan ngoãn lễ phép với ông bà, cha mẹ,
thầy cô và người lớn tuổi. Các em tham gia học tập tích cực, đi học đều, không có
những biểu hiện của các hành vi trái đạo đức.
2.2.2/ Khó khăn
3
Do đặc thù của địa phương là vùng 100 dân tộc thiểu số, trình độ văn hoá
thấp, thông tin liên lạc, điện lưới, điện thoại đều không có dẫn đến sự hiểu biết về
văn hoá xã hội thấp, phong tục tập quán còn lạc hậu không đổi mới cho nên ảnh
hưởng rất nhiều đến việc hình thành kĩ năng sống của học sinh.
2.3/ Các biện pháp tiến hành nhằm tích hợp giáo dục KNS vào các môn
học, điển hình là môn “Đạo đức” ở lớp 3 trường tiểu học Thái Niên số 3.
2.3.1/ Tích hợp lồng ghép với các phương pháp dạy học tích cực điển hình
được áp dụng.
- Phương pháp kể chuyện
- Phương pháp đàm thoại
- Phương pháp dạy học theo nhóm
- Phương pháp động não
- Phương pháp dạy học đóng vai
- Phương pháp trò chơi.
2.3.2/ Đối với việc sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm tích hợp với
giáo dục kĩ năng sống. (GV có thể sử dụng nhiều hình thức nhóm để cho học sinh

hoạt động)
- GV chọn những tình huống cụ thể có nội dung phù hợp với bài dạy, sau
đó cho học sinh thảo luận. ( GV nên tạo không khí thảo luận cởi mở, đặc biệt chú ý
đến những em còn nhút nhát giúp các em mạnh bạo hơn). Các em được tự do trình
bày quan điểm của mình. Trước khi kết luận GV dùng 1 câu hỏi giáo dục kĩ năng
sống để học sinh ghi nhớ, hoặc có thể thực hành bằng hành động.
VD: Bài 1 giữ lời hứa ( HS thảo luận nhóm)
* Mục tiêu:
- Học sinh biết vì sao mình cần phải giữ lời hứa và cần phải làm gì khi
không thể giữ lời hứa với người khác.
- Kĩ năng sống cần được giáo dục
+ Có khả năng tự thực hiện lời hứa
+ Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm khi không thể thực hiện lời hứa.
4
* Tình huống
Hằng có quyển truyện mới. Thanh mượn bạn đem về nhà xem và hứa sẽ giữ
gìn cẩn thận. Nhưng về đến nhà, Thanh sơ ý để em bé nghịch làm rách truyện.
Câu hỏi thảo luận.
- Theo em Thanh có thể làm gì? Nếu là Thanh em chọn cách nào?
* Cách giải quyết tình huống của học sinh.
- Xin tiền bố mẹ mua trả bạn quyển truyện mới.
- Dán lại và xin lỗi bạn sau khi trả truyện. Hứa với bạn lần sau nếu làm bất
cứ công việc gì sẽ cẩn thận và không để sảy ra sự việc như vậy.
GV kết luận: Các em nên chọn cách giải quyết tình huống, Dán lại và xin
lỗi bạn vì việc đã sơ xuất để em bé làm rách truyện sau đó kết hợp cho học sinh
đóng vai tự đàm thoại không kịch bản theo cặp đôi và diễn xuất trước lớp.
Cuối cùng GV dùng câu hỏi ghi nhớ để học sinh tự liên hệ đến tình huống
có thể diễn ra đối với bản thân mình:
- Để tránh không làm rách truyện của bạn sau khi mượn, các em cần phải
làm gì để tránh làm rách của bạn khi mình không đọc nữa hoặc bận phải làm việc

khác.
Học sinh tự liên hệ để trả lời.
+ Cất lên giá sách cẩn thận hoặc cất vào cặp sách
GV tuyên dương những em có ý kiến trả lời hay.
2.3.3/ Đối với việc sử dụng phương pháp trò chơi tích hợp với giáo dục kĩ
năng sống.
- Trò chơi là nhu cầu không thể thiếu được của HS tiểu học. Dù không còn
là hoạt động chủ đạo trong hoạt động sống của trẻ song vui chơi vẫn giữ một vai
trò rất là quan trọng có ý nghĩa với các em. Lí luận và thực tiễn đã chứng minh
rằng: Nếu biết tổ chức cho HS vui chơi một cách hợp lí, đúng đắn thì đều mang lại
hiệu quả giáo dục. Qua trò chơi, học sinh không những được phát triển về mặt trí
tuệ, thể chất, thẩm mĩ và còn được hình thành nhiều phẩm chất, hành vi và các kĩ
năng sống. Chính vì vậy trò chơi được sử dụng trong tiết học Đạo đức như là một
5
phương pháp quan trọng để giáo dục hành vi đạo đức và nếu kết hợp lồng ghép tốt
với giáo dục kĩ năng sống thì hiệu quả giáo dục còn cao lên gấp nhiều lần.
Lưu ý: Khi sử dụng lồng ghép giáo dục KNS với phương pháp trò chơi GV
cần lưu ý:
- Không tổ chức nhiều trò chơi cùng một thời điểm, thời gian không được
kéo dài sẽ gây nhàm chán ở học sinh
- Luôn đổi mới hình thức tổ chức và nội dung các trò chơi.
- Lấy hoạt động vui chơi làm chủ đạo.
VD: Bài 5 tiết 2: Chia sẻ buồn vui cùng bạn
Hoạt động 3:
Trò chơi Phóng viên
Mục tiêu: Quý trọng bạn, biết chia sẻ buồn vui cùng bạn
* Kĩ năng sống được giáo dục trong tình huống.
Kĩ năng thể hiện sự cảm thông, chia sẻ khi bạn buồn hay vui.
Cách tiến hành:
HS trong lớp lần lượt đóng vai Phóng viên và phỏng vấn các bạn trong lớp

các câu hỏi có liên quan đến chủ đề bài học. ( Hệ thống câu hỏi được giáo viên gợi
ý)
- Vì sao bạn bè cần quan tâm chia sẻ vui buồn cùng nhau?
- Hãy kể 1 câu chuyện về chia sẻ buồn vui cùng bạn.
- Bạn đã từng được chia sẻ buồn, vui chưa? Hãy kể 1 trường hợp cụ thể?
Khi đó bạn cảm thấy thế nào?
- Bạn sẽ làm gì nếu thấy bạn mình phân biệt đối xử với các bạn nghèo, bạn
khuyết tật hoặc các bạn học yếu trong lớp.
*Lưu ý: Trong trò chơi này khi thực hiện có rất nhiều tình huống sảy ra GV
chọn những tình huống đúng, điển hình để định hướng cho đúng chủ đề bài học.
Đối với học sinh vùng dân tộc HS sẽ thực hiện trò chơi chậm nên GV cần có sự trợ
giúp kịp thời khi học sinh rơi vào thế bị động, nên khuyến khích và cổ vũ để HS tự
tin và tham gia trò chơi tốt hơn.
6
GV kết luận: Khi bạn bè có chuyện vui hay buồn, các em cần chia sẻ cùng
bạn để niềm vui được nhân lên, nỗi buồn vơi đi. Mọi trẻ em đều có quyền được đối
sử bình đẳng.
2.4/ Hiệu quả của việc áp dụng lồng ghép giáo dục KNS vào môn Đạo
đức lớp 3 với 2 phuơng pháp điển hình trên:
2.4.1/ Việc áp dụng lồng ghép giáo dục KNS vào môn Đạo đức lớp 3 với 2
phuơng pháp điển hình trên được thực hiện ở Lớp 3D phân hiệu Khe Dùng trường
TH Thái Niên số 3.
Tổng số HS: 11; Nữ 5; Nữ DT: 5
Dân tộc: 11; trong đó:
DT Dao: 8; DT Mông: 3
2.4.2/ Khảo sát trước khi thực hiện SKKN.
- Đề khảo sát:
Câu 1: Đánh dấu (+) vào ô trước ý kiến em đồng ý.
a) Giúp đỡ người khuyết tật là việc mọi người nên làm
b) Chỉ cần giúp đỡ người khuyết tật là thương binh

c) Phân biệt đối xử với bạn bị khuyết tật là vi phạm quyền trẻ em
d) Giúp đỡ người khuyết tật là góp phần làm giảm bớt những khó
khăn, thiệt thòi của họ.
Câu 2: Đánh dấu (+) vào ô trước những ý kiến em cho là đúng.
a) Chỉ những vật nuôi mới có ích.
b) Tất cả các con vật đều cần thiết cho con người
c) Chỉ cần bảo vệ những vật nuôi trong nhà
d) Bảo vệ loài vật có ích là góp phần bảo vệ môi trường.
* Kết quả khảo sát trước khi thực hiện SKKN:
TS HS
Xếp loại khảo sát
Ghi chú
7
HT % CHT %
11 5 45 6 55 2 KT
* Lỗi HS mắc phải:
- HS không xác định được câu trả lời chính xác, tích tất cả các ô vì các em
không hiểu được bản chất của câu trả lời đúng.
- HS rụt rè khi khi lựa chọn câu trả lời để tích hoặc bỏ trống.
2.4.3/ Kết quả khảo sát sau 4 tháng thực hiện SKKN.
* Đề khảo sát:
Câu 1: Em hãy đánh dấu (+) vào ô ở đầu câu mà em cho là đúng nhất.
Bất chợt có cơn mưa sân nhà bác hàng xóm đang phơi ngô mà cả nhà đều đi
làm vắng. Em sẽ làm gì?
a) Em không quan tâm vì em đang bận học bài.
b) Em đi gọi hai bác đang làm trên nương về
c) Em tự mình giúp bác thu ngô vào hiên nhà
d) Em gọi người đến cùng giúp em hộ bác thu ngô
Câu 2: Em hãy ghi vào ô chữ Đ trước các ứng xử đúng và chữ S trước
các ứng xử sai.

a) Trong khi các bạn đang tập văn nghệ chuẩn bị cho cuộc thi văn nghệ
chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 thì bạn Nam bỏ đi chơi bi.
b) Bạn Tâm thấy một em HS lớp 1 bị ngã trên đường đi học về liền đỡ em
đứng dậy và động viên em.
c) Thấy bạn Hà học còn yếu bạn Trang đã xung phong nhận giúp hướng dẫn
bạn học tiến bộ.
* Kết quả khảo sát sau khi thực hiện SKKN:
TS HS
Xếp loại khảo sát
Ghi chú
HT % CHT %
11 10 91 1 9 2 KT
2.4.4/ Đánh giá chung sau khi thực hiện SKKN
- Sau khi áp dụng các biện pháp tiến hành nhằm tích hợp giáo dục KNS vào
các môn học, điển hình là môn “Đạo đức” ở lớp 3 trường tiểu học Thái Niên số 3.
8
Tôi thấy rằng HS đã có những chuyển biến rõ rệt, các em đã có được vốn KNS
theo chương trình đã học. Các em cũng đã biết vận dụng các kĩ năng này vào cuộc
sống. Qua việc lồng ghép vào môn học, các em HS đã tự nhiên hơn rất nhiều đặc
biệt là các em học yếu, các em còn rụt rè chưa tự tin trong việc học tập ở trường
cũng như các hoạt động tập thể.
9
III. KẾT LUẬN
Tuy nhiên qua khảo sát tôi thấy có sự khác biệt giữa các nhóm HS:
Với những HS có tham gia hoạt động ngoại khóa một cách đều đặn thì KNS
của các em được nâng cao một cách đáng kể; những HS có kết quả học tập từ loại
khá trở lên là đối tượng biết cách sắp xếp, điều chỉnh và quản lý thời gian một cách
hiệu quả giữa học tập, vui chơi và rèn luyện nên các em suy nghĩ vấn đề đơn giản
hơn. Còn nhóm HS có kết quả ở mức trung bình trở xuống thì đây là việc làm hết
sức khó khăn, các em lúng túng trong việc quản lý cuộc sống của mình nên cảm

thấy rất cần được trang bị các KNS. Tôi thấy rằng nguyên nhân dẫn đến tình trạng
này thuộc về gia đình, xã hội và nhà trường. Đối với gia đình và xã hội, ba nguyên
nhân được các em rất quan tâm, đó chính là trò vui ở ngoài quá nhiều (34%),
không hòa hợp với người lớn (28%) và tự tìm hiểu (27%). Đối với nhà trường, hầu
hết các trường đều chưa có thầy cô chuyên trách giảng dạy môn học KNS, lịch học
hiện quá nhiều, chưa có bộ chuẩn về KNS… Ngoài ra, do khối lượng kiến thức
trong SGK phải hoàn thành quá nhiều nên GV không đủ thời gian để lồng ghép
hay tích hợp nhằm rèn luyện KNS cho HS. Mặt khác, chính bệnh thành tích (điểm
số, lên lớp, đậu 100% ) đã trở thành gánh nặng tâm lý khiến các em không còn
thời gian rèn luyện một cách đầy đủ nhân cách và đã có những hành vi lệch
chuẩn…
Thông qua việc khảo sát và tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến thực trạng
KNS của HS chưa cao. Tôi mạnh dạn đề xuất một số biện pháp giúp HS hình
thành KNS như sau:
1. Thành lập phòng tư vấn tâm lý học đường ở các trường học
2. Thiết kế nội dung giáo dục KNS thành các chủ đề để báo cáo trong các
giờ sinh hoạt ngoại khóa hay biện pháp lồng ghép trong giờ sinh hoạt GV chủ
nhiệm
3. Đối với xã hội, cần kiến tạo môi trường trong lành về mặt tự nhiên và an
bình về mặt xã hội là cách giúp HS tránh xa những tệ nạn xã hội. Cần có những
sân chơi phù hợp với lứa tuổi học đường để các em được sống trong cảm giác hồn
10
nhiên và hình thành nên những tình cảm tích cực có lợi cho cuộc sống của các
em…
4. Đối với cơ quan GD-ĐT, cần lưu ý đến việc xác định mức độ phù hợp
của các KNS dành riêng cho từng độ tuổi, xác định danh mục các KNS và phân
chia thời gian trong chương trình đào tạo. Cần tăng cường lồng ghép việc dạy làm
người trong tất cả các môn học, thiết kế những môn chuyên biệt chuyên dạy làm
người và môn học KNS cũng là một trong những môn dạy làm người rất hiệu quả.
Vì thế, phải đầu tư cho đội ngũ chuyên nghiên cứu về tâm lý học đường, giá trị

sống, KNS để thiết kế chương trình, bài giảng và xây dựng đội ngũ chuyên trách
để tham gia giảng dạy, tư vấn cho HS về các vấn đề liên quan đến cuộc sống của
các em.
5. Đối với nhà trường, việc biên chế hay tổ chức hẳn những giờ dạy về
KNS là một việc làm hết sức khó khăn vì thế mỗi trường nên tận dụng một số giáo
viên có kỹ năng trò chuyện, giao tiếp, nói chuyện trước đám đông… tạo điều kiện
để họ có cơ hội tham gia những khóa tập huấn hay tự học các kiến thức liên quan
đến HS như: tâm lý giới tính, sức khỏe, KNS… để có thể tự thành lập câu lạc bộ tư
vấn tại trường học giúp HS, hay lồng ghép nội dung giáo dục KNS trong các hoạt
động ngoại khóa, giờ sinh hoạt chủ nhiệm. Ngoài ra nhà trường có thể liên hệ với
đội ngũ chuyên gia tư vấn tâm lý hay những chuyên gia nghiên cứu về KNS đến
trường tổ chức các buổi tư vấn, trò chuyện với HS…
6. Gia đình chính là cái nôi để hình thành nhân cách cho HS, vì thế cha mẹ
cần học cách làm bạn cùng con để hiểu con mình hơn và đưa ra những lời khuyên
hay những định hướng để giúp con mình hoàn thiện nhân cách một cách tốt hơn.
Đồng thời, ý thức ở mỗi HS mới là quan trọng. Mỗi HS hãy học cách tự rèn bản
thân để biết ép mình vào kỷ luật, đưa mình hòa nhập vào nội quy của trường lớp
cũng là biện pháp hữu hiệu để hình thành và phát triển KNS thông qua con đường
trải nghiệm.
Trên đây là một vài sáng kiến của tôi trong việc dạy tích hợp lồng ghép
giáo dục KNS vào các môn học, điển hình là môn Đạo đức lớp 3 mà tôi đang
giảng dạy .Tôi đã làm và thu được kết quả đáng kể.Rất mong nhận được sự
11
đóng góp của Ban giám hiệu cũng như các bạn đồng nghiệp sẽ cho tôi thêm
nhiều kinh nghiệm trong việc giảng dạy ngày càng tốt hơn.
Xin trân tr ng c m n!ọ ả ơ
Thái Niên, ngày 8 tháng 12 năm 2010
NGƯỜI VIẾT
Bùi Mạnh Giang
12

MỤC LỤC
Mục Nội dung Trang
I ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1 Thuật ngữ kĩ năng sống 1
1.2 Về mặt lí luận 1
1.3 Về việc lồng ghép 2
II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3
2.1 Cơ sở lí luận của vấn đề 3
2.2 Thực trạng của vấn đề giáo dục 3
2.3 Các biện pháp tiến hành nhằm tích hợp giáo
dục KNS vào các môn học
4
2.4 Hiệu quả của việc áp dụng lồng ghép giáo dục
KNS
7
III KẾT LUẬN 10
13
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Các từ, cụm từ Viết tắt
1. Học sinh HS
2. Giáo viên GV
3. Phương pháp dạy học PPDH
4. Kĩ năng sống KNS
5. Giáo dục & Đào tạo GD&ĐT
6. Hoàn thành HT
7. Chưa hoàn thành CHT
8. Sách giáo khoa SGK
9. Sách giáo viên SGV
10. Sáng kiến kinh nghiệm SKKN
11 Khuyết tật KT

14
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. SGK môn Đạo đức lớp 3. Nhà xuất bản Giáo Dục 2009
2. SBT môn Đạo đức lớp 3. Nhà xuất bản Giáo Dục 2009
3. SGV môn Đạo đức lớp 3. Nhà xuất bản Giáo Dục 2009
4. Tài liệu Giáo dục KNS trong các môn học ở tiểu học. Nhà xuất bản Giáo
Dục. Chịu trách nhiệm chính. Lưu Thu Thuỷ
5. Website: Www.moet.ovg.vn; Website: Www.tailieu.vn
6. Website: Www.vietnamnet.vn (Bài viết của tác giả Hoài Nam)
7. Một số bài viết của các nhà giáo đăng trên báo GD&TĐ về giáo dục KNS
cho HS.
15

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×