1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Hiện nay, xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu gặp gỡ, giao tiếp của con
người ngày càng cao. Nhưng do bận rộn với công việc nên việc gặp mặt trực tiếp
dường như hơi khó khăn với mọi người. Vì vậy, những năm gần đây một số MXH
rất phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu kết bạn, trò chuyện của con người với nhau.
Đơn cử như mạng Twitter, My space, Facebook…Nhưng ở đây chúng tôi chỉ tập
trung nói về Facebook, bởi Facebook là MXH phổ biến nhất hiện nay với gần một
tỷ lượt người sử dụng trên thế giới (số liệu thống kê cuối năm 2012). Rất nhiều
nhân vật nổi tiếng cũng sử dụng MXH này như Tổng thống Mỹ Barack Obama,
ông hoàng nhạc Pop Michael Jackason, Megan Fox ( nữ diễn viên của
Transformer)… Và cũng từ đó, Facebook đã làm nên một hiên tượng, một cơn sốt
mạnh mẽ trên toàn cầu.
Nhìn lại chặng đường phát triển của Facbook ở Việt Nam chúng ta thấy
rằng, dù mới xuất hiện nhưng Facebook đã nhanh chóng trở nên một trang MXH
phổ biến và ảnh hưởng mạnh mẽ đến một phần không nhỏ của đời sống xã hội.
Theo số liệu từ các công ty nghiên cứu thị trường, Việt Nam được ghi nhận là
nước có lượng người dùng Facebook tăng nhanh nhất thế giới với 146% chỉ trong
6 tháng (01/2012 – 06/2012). Cụ thể hơn, có thời điểm lượng người dùng
Facebook ở Việt Nam tăng thêm 500.000 người chỉ trong hai tuần. Hiện nay, theo
nguồn tin từ trang nguồn , We Are Social cho rằng,
lượng người dùng Facebook tại Việt Nam đã tăng từ 8,5 triệu người tháng 10/2012
lên 12 triệu người. Như vậy, mỗi tháng có gần 1 triệu người Việt Nam gia nhập
MXH lớn nhất hành tinh này. So sánh tỷ lệ phát triển của MXH Facebook đối với
những phương tiện truyền thông trước đây như điện thoại di động, Internet, truyền
hình hay báo chí thì tỷ lệ phát triển trên là không thể tưởng tượng được, kể cả đối
với những người lạc quan nhất.
2
Qua 7 năm phát triển (2004 – 2010), Facebook đã có cuộc “lột xác” không
thể ngờ, từ một cổng giao tiếp dành riêng cho các sinh viên trường ĐH Harvard để
trở thành MXH lớn nhất thế giới, với gần 1 tỷ thành viên và hàng tỷ lượt xem
trang mạng mỗi ngày. Chúng ta cùng nhìn lại những bước tiến đáng chú ý trong 7
năm hình thành và phát triển của MXH số 1 thế giới này:
(Nguồn: bài viết của T.Thủy - Phóng viên của báo Dân Trí, Việt Nam)
Ngày 24/04/2012, theo bài viết của T.Thủy ( Phóng viên của báo Dân Trí –
Việt Nam) thì Facebook có 901 triệu thành viên và dự đoán sẽ cán mốc 1 tỷ thành
viên vào cuối năm 2012.
Có thể nói, MXH Facebook đang trở thành món ăn hàng ngày không thể
thay thế của nhiều người dân Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ. Nhìn chung, thị trường
Facebook Việt Nam có một đặc điểm đáng chú ý là đa phần người sử dụng là
thanh niên. Bởi đây là một loại hình công nghệ mới đòi hỏi người sử dụng cần có
những kiến thức nhất định về mạng Internet cũng như cần những tư duy nhanh
nhạy với cái mới. Khoảng thời gian và những kiến thức khá mới đó dường như
2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2012
1
5,5
12
50
100
350
500
1000
Hình 1. Quá trình phát triển của Facebook
từ 12/2004 - 2012
(Đơn vị: triệu người)
3
không phải là thế mạnh cho những người có tuổi. Vì thế những người còn trẻ hoặc
tương đối trẻ đang là những người làm chủ thị trường về MXH Facebook hiện
nay.
Facebook tại Việt Nam đang từng ngày lớn mạnh hơn và ăn sâu hơn vào
tiềm thức của giới trẻ. Không thể khẳng định được Facebook là một thứ xấu hay
tốt mà chỉ là do người dùng sử dụng nó như thế nào mà thôi, lợi ích hay tác hại
của nó sẽ tùy thuộc vào mỗi người sử dụng. Với món ăn tinh thần này thì người sử
dụng có thể ngồi bên máy tính hàng giờ mà không cần quan tâm chuyện xung
quanh như thế nào. Bởi chỉ với một góc nhỏ cho việc cải thiện tinh thần và ống
kính nhỏ nhìn ra thế giới bên ngoài thì Facebook là nơi họ có thể giao lưu và chia
sẻ tâm tư, tình cảm cũng như tự làm mới bản thân mình thông qua các suy nghĩ và
các tác động tích cực từ các hoạt động cộng đồng và sinh hoạt qua thế giới ảo. Một
trong những tiện ích không thể phủ nhận của Facebook là việc chia sẻ thông tin,
hình ảnh của cá nhân hay tập thể, tin tức thời sự đang quan tâm, hay cả những tin
hot vừa xảy ra như tai nạn giao thông hay hỏa hoạn,… với tốc độ tính bằng giây.
Bên cạnh đó, Facebook cũng là nơi để ta có thể bộc lộ cảm xúc với tất cả mọi
người mà không cảm thấy ngại hay xấu hổ vì đơn giản bạn có khoảng không gian
riêng cũng như chia sẻ hoặc giao tiếp riêng với một ai đó. Hay thay vào đó là việc
tìm kiếm các quán ăn ngon, các nơi bán sách báo, tạp chí cũng như là các nơi mua
sắm sinh viên.
Lợi thế là vậy, nhưng Facebook cũng mang lại nhiều tác hại bởi các trang
MXH lại chính là những góc tối và cũng là nơi dễ khiến cho những bạn trẻ chưa
đủ nhận thức dễ đánh mất mình và sa ngã vào các tệ nạn. Bên cạnh đó, còn phải kể
đến tác hại là sự ham mê, Facebook quá thu hút và lôi cuốn nên một bộ phận giới
trẻ hiện nay quá ham mê mà bỏ quên tất cả những công việc khác, việc này làm họ
không chú tâm đến mọi việc xung quanh mình diễn ra như thế nào hay ra làm sao.
Không chỉ là sự ham mê mà Facebook còn là nơi hoạt động của một số thành phần
phản động hay là các hội nhóm mang tính đồi trụy và phản cảm.
4
Theo các nhà tâm lý học, việc nghiện sử dụng trang MXH này khó chữa và
nguy hại hơn việc nghiện chất có cồn vì khả năng ăn sâu vào nhận thức và lối
sống. Khi quá quen với việc trao đổi thông tin qua tin nhắn, hình ảnh, bài viết và
nút like trên Facebook, bạn ngày càng phụ thuộc vào MXH. Điều này khiến thời
gian dành cho những cuộc gặp gỡ, tám chuyện ngoài đời thực trở
nên ít ỏi. Chúng thực sự không tốt bởi giao tiếp mặt đối mặt luôn mang đến trải
nghiệm, cảm xúc chân thật và thú vị hơn. Nhiều bạn không bao giờ chia sẻ gì về
mình trên Facebook, nhưng lại dành rất nhiều thời gian để lượn lờ đọc Facebook
người khác, xem ảnh hoặc comment mãi để theo dõi đối thủ, người mình để ý mà
không dứt ra được. Do đó, nên xem Facebook là nơi chia sẻ tình hình, thông tin và
những sự cảm thông hữu ích, đồng thời luôn cẩn trọng với những mối quan hệ mở,
những người bạn dễ dàng có được chỉ bằng một cái click chuột. Ta không thể
lường được họ sẽ mang đến những tai hại như thế nào. Nhẹ thì tổn thương về tinh
thần nhưng nặng hơn thì cả về thể xác, thậm chí bị lừa đảo, lợi dụng.
Theo số liệu thống kê của Bộ GD&ĐT năm 2011-2012, số trường Đại học
trên cả nước là 204 trong đó công lập là 150, ngoài công lập là 54, tổng số sinh
viên là 1.448.021 sinh viên. Trong đó, riêng trường Đại học Tôn Đức Thắng đã có
hơn 30.000 người đang theo học ở các đối tượng: học viên (cao học), sinh viên
(đại học, cao đẳng) và học sinh (trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề). Như
đã nói ở trên, số lượng người sử dụng MXH này chiếm phần lớn là giới trẻ, học
sinh, sinh viên nên sự ảnh hưởng của trang MXH Facebook này đối với đời sống
sinh viên là vấn đề rất đáng được quan tâm. Vì lẽ đó, nhóm chúng tôi quyết định
thực hiện nghiên cứu đề tài “Ảnh hưởng của mạng xã hội Facebook đến hoạt động
học tập của sinh viên trường Đại học Tôn Đức Thắng hiện nay”. Việc nghiên cứu
sinh viên trường Đại học Tôn Đức Thắng nhằm tập trung phân tích trong phạm vi
giới hạn cụ thể với mục tiêu phản ánh trung thực và từ đó đưa ra giải pháp cho
việc sử dụng có hiệu quả MXH này vào trong quá trình học tập của sinh viên.
5
2. Tổng quan nghiên cứu
Qua tìm hiểu, có một số đề tài, các bài báo, sách đọc, các hội thảo liên quan
đến đề tài của chúng tôi như:
Trong nước:
1. Đề tài “Mức độ sử dụng mạng xã hội của giới trẻ khu vực TP.HCM và ý nghĩa
của nó đối với việc truyền thông tiếp thị” – nghiên cứu của nhóm sinh viên K14
trường ĐH Dân Lập Văn Lang niên khóa 2010-2011 do nhóm sinh viên Lã Thị
Lan, Nguyễn Trường Giang, Lê Huy Khang, Nguyễn Thị Kim Oanh và Võ Vũ
Lâm Quyên thực hiện.
Với đề tài này nhóm sinh viên đã nghiên cứu về mức độ sử dụng các trang
MXH của giới trẻ tại TP.HCM và việc sử dụng truyền thông tiếp thị thay cho
quảng cáo truyền thống trên các MXH này. Trong đề tài có đề cập rõ vấn đề việc
truyền thông tiếp thị trong giai đoạn mới này chỉ thật sự có hiệu quả đối với một
số ngành nghề kinh doanh với quy mô nhỏ và chi phí thấp. Tuy nhiên, người tiêu
dùng chưa quen và chưa thật sự tin tưởng với cách thức mua hàng mới mẻ này
nên giá trị mang lại từ mô hình này cho các doanh nghiệp chưa cao. Và từ đó,
nhóm nghiên cứu đã cho thấy được ý nghĩa hai chiều giữa người bán và người
mua.
So sánh với đề tài nghiên cứu của mình, chúng tôi nhận thấy rằng đề tài
nghiên cứu của nhóm sinh viên K14 có sự giống nhau đó là đều nghiên cứu về
trang MXH và trên cùng địa bàn TP.HCM. Tuy nhiên, chúng tôi chỉ tập trung
nghiên cứu về MXH Facebook chứ không nghiên cứu trên nhiều trang MXH và
sự tác động của trang mạng này đối với công việc, học tập của sinh viên tại
trường Đại học Tôn Đức Thắng.
2. Đề tài “Tác động của truyền hình đến nhận thức về lối sống của giới trẻ tại
TP.HCM hiện nay” của nhóm sinh viên Lê Xuân Thái, Đoàn Thị Thanh Thảo,
Bùi Tá Thảo Trang, giáo viên hướng dẫn ThS.Tạ Xuân Hoài. Đề tài nghiên cứu
này nói về thực trạng của truyền hình tác động tới đời sống, lối sống của những
6
thanh thiếu niên đang sinh sống và học tập tại Tp.HCM. Đồng thời, các tác giả
đã đưa ra một số biện pháp, khuyến nghị nhằm cải thiện tình trạng nhận thức
không đúng đắn của thanh thiếu niên dẫn tới những lối sống sai lệch trong xã
hội.
3. Bài viết “Văn hóa nghe nhìn và giới trẻ” của Đỗ Nam Liên, NXB Khoa học xã
hội, Tp.HCM 2005. Bài viết này tác giả phân tích cái được gọi là “văn hóa”,
đồng thời đứng trên phương diện của một nhà xã hội học tác giả đưa ra nhận
định của bản thân về thế hệ giới trẻ chưa có khả năng “nghe” và “nhìn” theo
đúng chất của một nền văn hóa mới. Bài viết đề cập đến nhiều vấn đề trong nền
văn hóa xã hội Việt Nam, tác giả còn so sánh giữa nền văn hóa “xưa” và “nay”
để rút ra sự khác biệt giữa chúng. Tuy nhiên, tác giả ít nói tới vấn đề truyền
thông, MXH.
4. Tác phẩm “Phương tiện truyền thông mới và những thay đổi văn hóa xã hội ở
Việt Nam”, Bùi Hoài Sơn, NXB Khoa học, Hà Nội 2008. Trong tác phẩm này tác
giả đề cập đến một số phương tiện truyền thông mới như MXH, internet, báo
chí và những mặt tích cực của chúng trong đời sống xã hội hiện đại. Đồng thời,
tác giả còn đề cập đến sự thay đổi văn hóa, bản sắc dân tộc Việt dưới tác động
mạnh mẽ và sâu sắc của những các phương tiện trên. Tuy nhiên, tác giả vẫn còn
nói chung chung chưa phân tích rõ tính 2 mặt của các phương tiện truyền thông
đến việc tác động trở lại của nó trong đời sống, nền văn hóa Việt.
5. Bài viết “Mạng xã hội và hoạt động báo chí” trích từ trang thông tin của Bộ Lao
động – Thương binh và xã hội. Bài viết này cũng đã đề cập đến vấn đề sử dụng
MXH một cách hiệu quả cho báo chí.
6. Bài viết “Mạng xã hội ở Việt Nam – Một chân trời mới” của tác giả Huy Cương
được viết vào ngày 26/02/2010. Bài viết đã nói tới sự phát triển và cạnh tranh
của hai mạng lớn tại Việt Nam là Zing Me và Facebook, đồng thời tác giả cũng
nói về xu hướng sử dụng MXH của giới trẻ hiện nay.
7. Bài viết “Truyền thông đại chúng và dư luận xã hội”, Mai Quỳnh Nam, tạp chí
xã hội học, số 01/1996. Bài viết nói về sự ra đời và phát triển của truyền thông,
7
một công nghệ mới trong lĩnh vực nghiên cứu xã hội, bên cạnh đó tác giả còn đề
cập tới nhiều vấn đề thực thi trong xã hội hiện tại như liệu truyền thông có thể
làm cho những con người cách xa nhau trong xã hội có thể xích lại gần nhau….
Bên cạnh những thuận lợi đi sau nó luôn kèm theo những khiếm khuyết nhất
định, đó là tính hai mặt của truyền thông, nếu sử dụng theo nhu cầu, mục đích
của mỗi cá nhân thì nó sẽ biến tướng theo nhiều hình thức khác nhau. Nhưng vấn
đề cốt lõi ở đây là tác giả muốn chỉ ra sự tương quan giữa truyền thông đại
chúng và những dư luận trong xã hội. Tuy nhiên, bài viết này của tác giả chưa đề
cập gì nhiều đến vấn đề MXH Facebook - MXH số 1 tại Việt Nam và trên thế
giới.
8. Bài viết “Nguy cơ từ mạng xã hội” của tác giả Gia Vũ được đăng trên báo
VNMedia, bài viết đã đề cập tới vấn đề bị hack khi sử dụng các trang MXH.
9. Hội thảo “Mạng xã hội với lối sống của giới trẻ TP.HCM” do Viện nghiên cứu
phát triển TP.HCM thực hiện vào ngày 27/08/2011. Trong hội thảo cũng đã có
nhiều nhà khoa học xã hội đã chỉ ra tính hai mặt của MXH và ảnh hưởng của nó
đến giới trẻ hiện nay.
10. Hội thảo “Khai thác mạng xã hội MXH tại Social Media 2009” do VCCorp,
Vega, Báo mới, Time, Universal tổ chức vào ngày 18/07/2009 tại Hà Nội. Tại
hội thảo các chuyên gia về MXH đã thảo luận, đánh giá xu hướng, khả năng ứng
dụng sức mạnh của MXH trong cuộc sống và khai thác súc mạnh của nó để phục
vụ doanh nghiệp, cộng đồng.
11. Cũng vào ngày 27/08/2011 hội thảo “Mạng xã hội - Nền tảng mở” tại TP.HCM
đã được MXH Zing Me và Việt Nam go.vn đồng tổ chức tại khách sạn New
World. Có thể nói đây là hội thảo đầu tiên và lớn nhất từ trước đến nay do các
nhà phát triển MXH tổ chức. Trong hội thảo cũng đã đề cập việc triển khai chiến
lược phát triển các MXH tại Việt Nam trong tương lai và tạo điều kiện cạnh
tranh với các MXH trên thế giới nhằm mang lại giá trị lớn nhất cho người sử
dụng. Tại hội thảo, ông Vương Quang Khải – Phó Tổng giám đốc VNG, phụ
trách Zing.vn đã cam kết về sự phát triển của Zing.vn: Với lợi thế có tới 6,8 triệu
8
thành viên, Zing Me tự tin mang lại những giá trị hợp tác hai chiều cho các đối
tác không chỉ bên trong mà còn cả bên ngoài thông qua các công cụ như
Fanpage, Social App, Widgets….
Nhận xét: Mặc dù Zing Me là trang MXH lớn tại Việt Nam và đã ra đời lâu
hơn nhưng Facebook là một trang MXH từ nước ngoài mới vào Việt Nam trong
những năm gần đây (2004) nhưng có thể thấy rõ mức tác động, ảnh hưởng sâu
sắc của nó tới giới trẻ. Hiện nay, Facebook đứng đầu vị trí về lượt truy cập và số
lượng thành viên tại Việt Nam nên mức ảnh hưởng của nó rất lớn, cũng chính vì
vậy mà chúng tôi đã nghiên cứu về tác động của Facebook đối với việc học tập
của sinh viên và đặc biệt là sinh viên Trường Đại học Tôn Đức Thắng hiện nay.
Ngoài nước:
12. Một nghiên cứu do các nhà tâm lí học tại trường Đại học Edinburgh Napier thực
hiện mang tên Cuộc nghiên cứu thông qua các giải pháp phỏng vấn trực tiếp,
khảo sát trực tuyến phát hiện ra sử dụng Facebook có thể khiến người dùng lo
lắng và căng thẳng. Tại hội thảo Tiến sĩ Kathy Charles đã thông qua các kết quả
cho thấy sự căng thẳng, lo lắng biểu hiện ở một số thái độ khác nhau: 63% trì
hoãn trả lời bạn bè, 12% cảm thấy lo lắng, 32% cảm thấy có lỗi vì từ chối lời đề
nghị kết bạn của một ai đó trên Facebook, 10% không thích nhận bình luận của
bạn bè.
Cuộc nghiên cứu của Tiến sĩ Kathy Charles đa phần tập trung vào cách sử
dụng Facebook hằng ngày những tác hại mà nó gây ra cho người sử dụng nhưng
chưa đi vào những mặt tích cực của Facebook. Mặt khác, công trình nghiên cứu
này tiến hành ở phương Tây, khác nhau về văn hóa, xã hội, phong tục tập quán
nên có thể không chính xác so với việc nghiên cứu tại Việt Nam.
13. Bài nghiên cứu Bệnh “tự yêu mình” đối với những người sử dụng Facebook của
trường ĐH Western lllinois. Bài nghiên cứu đã chỉ ra số lượng bạn bè cùng với
các hoạt động chia sẻ của người dùng trên Facebook có một mối liên hệ với
chứng tự yêu mình. Nghiên cứu đã khảo sát 300 người tham gia và kết quả được
đăng trên tạp chí Personality and Individual Differences.
9
Kết quả cao nhất là việc sử dụng Facebook là Tag bạn bè của mình vào
những bức ảnh hay status của chính mình để có nhiều lượt Like hay thói quen
thường gọi là câu like.
14. Bài nghiên cứu về tình trạng nghiện Facebook của Tiến sĩ Tâm lí học Cecillie
Schou Andreassen của trường Đại học Bergen, Na Uy. (Bergen Facebook
Addition Scale, University of Bergen). Tác giả đã thực hiện cuộc khảo nhằm
xem tình trạng nghiện Facebook của sinh viên tại trường. Cuộc khảo sát được
thực hiện vào tháng 04/2011 với 423 người - 227 phụ nữ và 196 nam giới. Bằng
cách đưa ra 6 câu hỏi để đánh giá xem bạn có hay vào Facebook không và dành
bao nhiêu thời gian cho nó. (Nguồn: Vietnam.net, Trang mục Tin công nghệ, số
ra thứ 6 ngày 25/05/2012).
Nội dung 6 câu hỏi như sau:
1. Bạn thường nghĩ đến Facebook hay định sử dụng nó?
2. Bạn có cảm thấy cần dùng Facebook nhiều hơn nữa không?
3. Bạn dùng Facebook để quên đi nỗi niềm riêng?
4. Bạn đã cố từ bỏ Facebook mà không thành?
5. Bạn có thấy bồn chồn, khó chịu khi không dùng Facebook không?
6. Bạn dùng Facebook nhiều đến nỗi nó có ảnh hưởng xấu đến học tập hay
công việc?
Tiến sĩ Cecillie Schou Andreassen đã đưa ra năm cấp độ đánh giá là: Rất ít,
Ít, Đôi khi, Thường xuyên và Rất thường xuyên. Nếu người trả lời 4/6 câu hỏi
với hai mức độ Thường xuyên và Rất thường xuyên thì đáp án họ đã nghiện
Facebook.
Kết quả nghiên cứu cho biết: người trẻ tuổi hay nghiện Facebook hơn và nữ
giới hay nghiện Facebook hơn nam. Người bất an về tâm lí và ít để ý đến bảo
mật có xu hướng nghiện nhiều hơn vì trên Facebook dễ giao tiếp hơn là gặp mặt
trực tiếp.
10
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu tổng quát
Tìm hiểu việc sử dụng MXH Facebook có ảnh hưởng đến quá trình học tập
của sinh viên, để từ đó định hướng các bạn sinh viên nhìn nhận một cách đúng
đắn và rõ ràng hơn về vai trò của MXH Facebook mang lại nhằm phục vụ vào
việc học tập, rèn luyện có hiệu quả.
3.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định thực trạng sử dụng MXH Facebook của sinh viên trường Đại học Tôn
Đức Thắng.
- Xác định mức độ ảnh hưởng của việc sử dụng MXH Facebook đến sự tiếp thu
kiến thức và kết quả học tập của sinh viên trường Đại học Tôn Đức Thắng.
- Xây dựng các giải pháp cụ thể giúp cho sinh viên sử dụng MXH Facebook vào
trong học tập có hiệu quả.
4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu:
“Ảnh hưởng của MXH Facebook đến hoạt động học tập của sinh viên
trường Đại học Tôn Đức Thắng hiện nay”.
4.2 Khách thể nghiên cứu: Sinh viên đang theo học tại trường Đại học Tôn Đức
Thắng.
4.3 Phạm vi nghiên cứu:
- Địa bàn nghiên cứu: Đại học Tôn Đức Thắng
- Đối tượng kháo sát: Sinh viên năm 1 và năm 3 đang học tại trường với 2 nhóm
ngành: Kinh tế - Xã hội và Khoa học – Kĩ thuật.
Nhóm ngành Kinh tế - Xã hội gồm 2 khoa: Quản trị kinh doanh ( chuyên
ngành Quản trị kinh doanh) và Khoa học xã hội và Nhân văn (chuyên ngành
Xã hội học).
11
Nhóm ngành Khoa học – Kĩ thuật gồm 2 khoa: Khoa học ứng dụng (chuyên
ngành Công nghệ hóa học) và Điện – Điện tử ( chuyên ngành Kĩ thuật điện tử
- truyền thông).
5. Nội dung nghiên cứu
Qua cuộc nghiên cứu này chúng tôi muốn tìm hiểu những nội dung:
- Vì sao Facebook là sự lựa chọn của sinh viên với tỉ lệ rất đông?
- Nghiên cứu những tác động của Facebook đến sinh viên trong việc học tập của
sinh viên tại trường.
- Lợi ích mang lại từ MXH Facebook và các ứng dụng của chúng vào trong học
tập của sinh viên.
- Đề xuất các giải pháp cho việc sử dụng MXH Facebook có hiệu quả hơn trong
việc học tập.
6. Phương pháp nghiên cứu
Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng phướng pháp nghiên cứu định tính
và định lượng.
6.1. Phương pháp chọn mẫu:
Dung lượng mẫu là 320 sinh viên. Chúng tôi chia đều cho 2 nhóm ngành
Kinh tế - Xã hội và nhóm Khoa học – Kĩ thuật. Mỗi nhóm ngành chúng tôi lựa
chọn và chia đều khảo sát cho sinh viên năm 1 và năm 3 làm đại diện cho sinh
viên của 4 năm học tại trường.
Ở đây chúng tôi lựa chọn sinh viên năm 1 và sinh viên năm 3 là vì 1 số
nguyên nhân sau:
- Có sự so sánh về việc sử dụng MXH Facebook giữa sinh viên mới vào trường
(chưa quen cơ sở vật chất, điều kiện sinh hoạt, …) và sinh viên đã học ở trường
được 2 năm, nhằm xem xét có sự khác nhau hay không.
- Mặt khác, do tình hình từ thực tiễn là trong thời gian thực hiện đề tài nghiên
cứu này thì sinh viên năm 4 ở các Khoa/Ngành đang trong quá trình thực tập
Tốt nghiệp nên việc gặp gỡ thu thập thông tin cho đề tài là khá khó khăn.
12
Do đó, chúng tôi quyết định lựa chọn sinh viên ở 2 năm học là năm 1 và
năm 3 đại diện cho sinh viên của 4 năm học tại trường để làm khách thể nghiên
cứu trong đề tài này.
6.2. Phương pháp thu thập thông tin:
6.2.1. Điều tra bằng bảng hỏi:
Mẫu được chọn gồm 320 sinh viên chia đều cho 2 nhóm ngành và sinh viên
của 2 năm học (năm 1, năm 3).
Bảng hỏi được chia làm 2 phần, phần thông tin về đối tượng khảo sát bao
gồm các câu hỏi về giới tính, năm học, ngành học, học lực…; phần nội dung gồm
các câu hỏi liên quan đến việc sử dụng MXH Facebook cho việc học tập của sinh
viên như: lí do lựa chọn sử dụng Facebook, tác động tích cực và tiêu cực từ mạng
Facebook… Kết quả khảo sát định lượng dùng làm số liệu cho cuộc nghiên cứu
làm sáng tỏ vấn đề ảnh hưởng của mạng Facebook đến hoạt động học tập của sinh
viên.
6.2.2.Phương pháp phỏng vấn sâu:
Với phương pháp này, chúng tôi tiến hành phỏng vấn sâu 6 đối tượng là
sinh viên thuộc 2 nhóm ngành và 2 năm học để thu thập dữ liệu, thông tin định
tính.
6.3. Phương pháp xử lí thông tin:
Từ kết quả khảo sát kết hợp xử lí bằng phần mềm SPSS 13.0, Microsoft
Excel… để tiến hành phân tích, so sánh, tổng hợp vấn đề.
7. Giả thuyết nghiên cứu
- Có sự khác nhau về mức độ ảnh hưởng MXH Facebook giữa sinh viên năm 1 và
sinh viên năm 3. Sinh viên năm 3 phải tập trung vào việc học nhiều nên việc sử
dụng Facebook vào mục đích vui chơi, giải trí không nhiều, thay vào đó là sử
dụng MXH này vào mục đích tìm kiếm tài liệu, sách báo phục vụ cho ngành học.
- Kết quả học tập của sinh viên phản ánh rõ rệt mức độ ảnh hưởng của MXH
Facebook trước và sau khi sử dụng MXH này.
13
- Hầu hết sinh viên cả 2 nhóm ngành Khoa học - Kĩ thuật và Kinh tế - xã hội đều
sử dụng MXH Fcaebook. Tuy nhiên, do đặc thù của nhóm ngành học cần nhiều
thông tin, kiến thức đời sống nên sinh viên nhóm ngành Kinh tế - xã hội sử dụng
MXH Facebook nhiều hơn hẳn sao với nhóm ngành còn lại.
- Các yếu tố: môi trường học tập, sự quan tâm của gia đình có ảnh hưởng đến
nhận thức, thái độ, hành vi của sinh viên đối với việc sử dụng MXH Facebook.
8. Khung phân tích
9.
10.
11.
12.
13.
14.
15.
16.
Hình 2. Khung phân tích ảnh hưởng của việc sử dụng MXH Facebook đến hoạt động
học tập của sinh viên.
SỬ DỤNG FACEBOOK
Nhu cầu
Thái độ
Hành vi
HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
Tiếp thu kiến thức
Kết quả học tập
Bối cảnh KT-XH
Đặc điểm nhân khẩu XH
Môi trường sống SV
14
9. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn
9.1. Ý nghĩa lí luận:
Việc nghiên cứu đề tài này giúp củng cố thêm phương pháp, tri thức khoa
học xã hội cho người nghiên cứu, đồng thời hy vọng sẽ góp một phần nhỏ vào kho
tư liệu phục vụ cho việc tìm hiểu, nghiên cứu lĩnh vực có liên quan trong các đề tài
sau này.
9.2. Ý nghĩa thực tiễn:
Chúng tôi hi vọng rằng với kết quả của đề tài nghiên cứu này có thể phục
vụ, hỗ trợ cho các đề tài nghiên cứu thuộc lĩnh vực Khoa học xã hội và tâm lí con
người. Bên cạnh đó, đề tài này giúp chúng tôi có được kiến thức khi phân tích việc
sử dụng MXH Facebook vào hoạt đông học tập của sinh viên trường Đại học Tôn
Đức Thắng.
15
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
Cơ sở lí luận và phương pháp luận
1.1. Các khái niệm liên quan
1.1.1. Khái niệm MXH Facebook
Khái niệm MXH (Social Network Site –SNS-)
Theo nguồn từ thì MXH hay còn gọi là MXH ảo
là dịch vụ nối kết các thành viên cùng sở thích trên Internet lại với nhau với nhiều
mục đích khác nhau mà không phân biệt không gian và thời gian.
Khái niệm Facebook
Facebook là một website MXH truy cập miễn phí do Mark Zuckerberg –
giám đốc công ty Facebook Inc điều hành và sở hữu tư nhân. Trong đó, Facebook
cho phép người dùng có thể tham gia các mạng lưới được tổ chức theo thành phố,
nơi làm việc,trường học và khu vực để liên kết và giao tiếp với người khác. Mọi
người có thể kết bạn và gửi tin nhắn cho họ, cũng như cập nhật trang hồ sơ cá
nhân của mình để thông báo cho bạn bè biết về chúng.
(Nguồn: )
Giới thiệu mạng xã hội Facebook
(Nguồn: />thanh-va-phat-trien-cua-facebook.1923698)
Facebook mở đầu là một phiên bản Hot or Not của Đại học Harvard với tên
gọi Facemash. Tác giả Mark Zuckerberg, khi đang học năm thứ hai tại Harvard, đã
dựng nên Facemash vào ngày 28 tháng 10 năm 2003. Zuckerberg đang viết blog
về một cô gái và cố gắng nghĩ ra một thứ gì đó để bớt nghĩ về cô ấy.
Theo tờ Harvard Crimson, Facemash đã dùng những bức ảnh lấy từ cuốn
lưu bút trực tuyến của chín Nhà, đặt hai cái kế bên nhau và yêu cầu người dùng
16
chọn ai là người là hot nhất. Trang này nhanh chóng được chuyển đến vài máy chủ
danh sách của nhóm campus nhưng bị những người quản lý Harvard tắt vài ngày
sau đó. Zuckerberg bị ban quản lý phạt vì vi phạm an ninh, xâm phạm bản quyền
và xâm phạm quyền tự do cá nhân và phải đối mặt với việc đuổi học, nhưng sau
đó đã được hủy bỏ các cáo buộc. Học kỳ tiếp theo, Zuckerberg thành lập The
Facebook, ban đầu đặt tại thefacebook.com, vào ngày 4 tháng 2 năm 2004.
Việc đăng ký thành viên ban đầu giới hạn trong những sinh viên của Đại
học Harvard, và trong vòng một tháng đầu tiên, hơn một nửa số sinh viên đại
học tại Harvard đã đăng ký dịch vụ này. Eduardo Saverin (lĩnh vực kinh
doanh), Dustin Moskovitz (lập trình viên), Andrew McCollum (nghệ sĩ đồ họa),
và Chris Hughes nhanh chóng tham gia cùng với Zuckerberg để giúp quảng bá
website. Vào tháng 3 năm 2004, Facebook mở rộng sang Stanford, Columbia,
và Yale. Việc mở rộng tiếp tục khi nó mở cửa cho tất cả các trường thuộc Ivy
League và khu vực Boston, rồi nhanh chóng đến hầu hết đại học ở Canada và Hoa
Kỳ. Vào tháng 6 năm 2004, Facebook chuyển cơ sở điều hành đến Palo
Alto, California. Công ty đã bỏ chữ The ra khỏi tên sau khi mua được tên miền
Facebook.com vào năm 2005 với giá 200.000 USD.
Facebook ra mắt phiên bản trung học vào tháng 9 năm 2005, Zuckerberg
gọi nó là một bước logic tiếp theo. Vào thời gian đó, các mạng của trường trung
học bắt buộc phải được mời mới được gia nhập. Facebook sau đó mở rộng quyền
đăng ký thành viên cho nhân viên của một vài công ty, trong đó có Apple
Inc. và Microsoft. Tiếp đó vào ngày 26 tháng 9 năm 2006, Facebook mở cửa cho
mọi người trên 13 tuổi với một địa chỉ email hợp lệ.
Lượng người truy cập Facebook tăng ổn định từ 2009. Trong ngày 13 tháng
3 năm 2010 số người truy cập Facebook đã vượt qua lượng người truy cập vào
Google. Thế giới hiện có hơn 7 tỷ người và trung bình 1/7 trong số đó sử dụng
Facebook, một con số rất đáng tự hào với một dịch vụ mạng xã hội được phát triển
từ năm 2003. Trước đó, Facebook đạt 100 triệu người dùng vào năm 2008 và sau
17
đó thì tăng lên nhanh chóng. Trong số hơn 1 tỷ người dùng Facebook, có 600 triệu
người dùng truy cập từ di động. Độ tuổi trung bình của người dùng mới là 22 tuổi,
năm ngoái (2012) là 23 tuổi và 4 năm trước (2009) là 26 tuổi, ngày càng có nhiều
người trẻ sử dụng Facebook. Ngoài ra, Facebook có tổng cộng 1,13 nghìn tỷ like,
219 tỷ hình ảnh được tải lên dịch vụ và 17 tỷ hình được gắn vị trí địa lý. Mục đích
trong tương lai của Mark Zuckerberg sẽ là kết nối hàng tỷ người tiếp theo với
nhau. (Số liệu đăng trên báo chí ngày 04-04-2013).
Facebook ở Việt Nam
(Nguồn: />12-trieu-nguoi-dung-o-viet-nam/103 ).
Mạng xã hội lớn nhất hành tinh Facebook đã chính thức vượt mốc 12 triệu
người dùng tại thị trường Việt Nam trong một báo cáo được đưa ra bởi trang
WeAreSocial.
Ngoài ra, theo một nguồn tin khác thu thập từ những người làm việc cho
Facebook Việt Nam được trang công nghệ Techinasia tập hợp thì con số thực tế
còn phải lên đến 15 tới 20 triệu người.
Cụ thể, trước đó vào tháng 10/2012, trang WeAreSocial đã dự đoán rằng
mạng xã hội Facebook sẽ đạt được con số 8,5 triệu người dùng tại Việt Nam, vượt
qua cả đối thủ hàng đầu trong nước là Zing Me và giờ đây con số đã đạt tới 12
triệu người. Tính riêng mỗi tháng thì đã có hơn 1 triệu người Việt Nam tham gia
vào Facebook.
Theo như nhiều nhận định thì nếu cứ duy trì tốc độ tăng trưởng như hiện
nay Facebook Việt Nam có thể sẽ chứng kiến bước nhảy vọt lên đến 24 triệu
người dùng vào cuối năm nay. Con số phỏng đoán này được đưa ra bởi một thống
kê về số lượng người Việt Nam đang online hiện nay là 30 triệu người.
Khái niệm sử dụng Facebook
Sử dụng Facebook là hoạt động mà người sử dụng phải trải qua ít hoặc
nhiều thao tác nhằm mong muốn đạt được mục đích cá nhân khi sử dụng MXH
18
này. Một số hoạt động sử dụng thông thường bao gồm: xây dựng Profile (hồ sơ
trang cá nhân); sử dụng tường cá nhân; xem tin tức từ trang chủ; viết tin nhắn; chia
sẻ hình ảnh, cảm xúc cá nhân; hoặc có thể tạo trang fan hâm mộ cũng như các hoạt
động xây dựng ứng dụng từ Facebook để mua sắm, trao đổi…
(Nguồn: />dan-moi-nhat.html )
1.1.2. Khái niệm hành vi
Theo từ điển tiếng Việt Phổ thông của Viện ngôn ngữ học, NXB TP.HCM
của TS. Chu Bích Thu, PGS.TS Nguyễn Ngọc Trâm, TS. Nguyễn Thị Thanh Nga,
TS. Nguyễn Thụy Khanh, TS. Phạm Việt Hùng, xét về mặt danh từ, hành vi là
toàn bộ những phản ứng, cách cư xử, biểu hiện ra ngoài của một số cá nhân trong
một hoàn cảnh cụ thể nhất định.
1.1.3. Khái niệm thái độ
Khái niệm thái độ được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1918, cũng với rất
nhiều nghiên cứu khác nhau về thái độ, thì đồng thời cũng xuất hiện những định
nghĩa khác nhau của các nhà tâm lý học về thái độ. Năm 1918, hai nhà tâm lý học
người Mỹ là W.I.Thomas và F.Znaniecki cho rằng: Thái độ là định hướng chủ
quan của cá nhân có hành động hay không hành động khác mà được xã hội chấp
nhận. Thái độ là trạng thái tinh thần của cá nhân đối với một giá trị.
Trong từ điển Tiếng Việt, thái độ được định nghĩa là: Cách nhìn nhận, hành
động của cá nhân về một hướng nào đó trước một vấn đề, một tình huống được
giải quyết. Đó là những tổng thể những biểu hiện ra bên ngoài ý nghĩ, tình cảm
của cá nhân đối với con người hay một sự việc nào đó.
Trong từ điển các thuật ngữ Tâm lý và Phân tâm học xuất bản tại New
York năm 1996 cho rằng: Thái độ là một trạng thái ổn định bền vững, do tiếp thu
được từ bên ngoài, hướng vào sự ứng xử một cách nhất quán đối với một nhóm
đối tượng nhất định, không phải như chúng ta ra sao mà chúng ta nhận thức ra
sao. Một thái độ được nhận biết ở sự nhất quán của những phản ứng đối với một
19
nhóm đối tượng. Trạng thái sẵn sàng có ảnh hưởng trực tiếp lên cảm xúc và hành
động liên quan đến đối tượng.
Theo từ điển Xã hội học thì: Thái độ là nền tảng ứng xử xã hội của các cá
nhân, là một hoạt động tâm lý của cá nhân, bao hàm sự lý giải và biến đổi các
khuôn mẫu xã hội qua các kinh nghiệm cá nhân đều có các cách ứng xử, thái độ
khác nhau và thái độ này bao giờ cũng chịu sự chi phối bới các yếu tố xã hội nhất
định như: yếu tố tâm lý xã hội, dư luận xã hội, phong tục tập quán và những thái
độ này được bày tỏ sau khi con người xem xét những yếu tố xã hội xung quanh có
cho phép hay không, có phù hợp hay không.
Như vậy, các từ điển định nghĩa về thái độ đều cho rằng đó là cách ứng xử
của từng cá nhân đối với các vấn đề trong xã hội.
1.1.4. Khái niệm sinh viên
Sinh viên là người học tập tại các trường đại học, cao đẳng hay trung cấp
chuyên nghiệp. Ở đó họ được truyền đạt kiến thức bài bản về một ngành nghề,
chuẩn bị cho công việc sau này của họ. Họ được xã hội công nhận qua những bằng
cấp đạt được trong quá trình học tập. Qúa trình học của họ theo phương pháp
chính quy, tức là họ đã phải trải qua bậc tiểu học và trung học.
Sinh viên cũng là một thế hệ rất trẻ, đó là thế hệ còn quá sớm để được coi là
từng trải, dày dạn kinh nghiệm, nhưng cũng không còn gọi là non nớt , thơ ấu. Đây
là thế hệ rất dễ bị tác động, ảnh hưởng bởi những cái mới.
1.1.5. Khái niệm hoạt động
Theo Triết học, hoạt động là quá trình diễn ra giữa con người với giới tự
nhiên, một quá trình trong đó bằng hoạt động của mình con người làm trung gian
điều tiết kiểm tra sự trao đổi chất giữa họ và tự nhiên (trích theo thuyết hoạt động).
Theo quan điểm của Tâm lý học hoạt động, thì hoạt động là quan hệ, tác
động qua lại giữa con người và thế giới. Trong đó, con người làm biến đổi thế
giới, tạo ra sản phẩm có chứa đựng tâm lý - ý thức - tính cách của mình. Đồng thời
thế giới tác động trở lại làm cho con người có nhận thức mới, năng lực mới. Hay
nói khác đi, hoạt động là quá trình xác lập, vận hành các mối quan hệ nhất định
20
của con người với thế giới xung quanh và với chính bản thân nhằm Trả lời ứng
nhu cầu của mình.
Quan điểm từ Tâm lý học lại cho biết thêm, con người có rất nhiều hoạt
động trong cuộc sống như: hoạt động lao động, hoạt động học tập, hoạt động vui
chơi, hoạt động nghiên cứu khoa học…Ở mỗi lứa tuổi khác nhau sẽ có một hoạt
động chủ đạo chi phối các hoạt động khác. Ở lứa tuổi học sinh, sinh viên hoạt
động học tập giữ vai trò chủ đạo.
1.1.6. Khái niệm hoạt động học tập
Quan điểm của Tâm lý học hoạt động cho rằng: Hoạt động học tập là hoạt
động chuyên hướng vào sự tái tạo lại tri thức ở người học. Sự tái tạo ở đây hiểu
theo nghĩa là phát hiện lại. Và để tái tạo lại, người học không có cách gì khác đó
là phải huy động nội lực của bản thân ( động cơ, ý chí, …) càng phát huy cao bao
nhiêu thì việc tái tạo càng diễn ra tốt bấy nhiêu. Do đó, hoạt động học tập làm
thay đổi người học. Ai học thì người đó phát triển, không ai học thay thế được,
người học cần phải có trách nhiệm với chính bản thân mình.
Trong từ điển Tiếng Việt, hoạt động học được hiểu là hoạt động tiếp thu
những tri thức lý luận, khoa học. Nghĩa là việc học không chỉ dừng lại ở việc nắm
bắt những khái niệm đời thường mà học phải tiến đến những tri thức khoa học,
những tri thức có tính chọn lựa cao đã được khái quát hoá, hệ thống hoá.
Để hình thành hoạt động học tập cần phải:
Hình thành động cơ học tập
Hình thành mục đích học tập
Hình thành các hành động học tập
1.1.7. Khái niệm Ảnh hưởng
Ảnh hưởng là mức độ tác động từ vật này lên vật khác, hành vi người này
lên hành vi người khác. Trong xã hội loài người, mỗi cá nhân chịu sự ảnh hưởng
sâu sắc của những con người sự vật xung quanh và đồng thời tạo ảnh hưởng theo
21
chiều ngược lại, bao gồm ảnh hưởng tích cực và ảnh hưởng tiêu cực. Mức độ thể
hiện thứ bậc chịu tác động nhiều hay ít và phụ thuộc vào đặc điểm cá nhân, cường
độ tác động và tính thường xuyên.
(Nguồn: />tham-nhap-sau-vao-doi-song-cua-chung-ta-nhu-the-nao.html).
1.1.8. Khái niệm Mức độ ảnh hưởng của Facebook
Mức độ ảnh hưởng của Facebook là mức độ tác động của MXH Facebook
lên hành vi của người sử dụng cũng bao gồm tác động tích cực và tác động tiêu
cực. Để đo lường mức độ ảnh hưởng của Facebook, người ta cần xem xét các yếu
tố biểu hiện mức độ ảnh hưởng của Facebook. Các biểu hiện này là: sự thõa mãn
cuộc sống, niềm tin xã hội, sự tham gia vấn đề dân sự và chính trị.
(Nguồn: />facebook-2769613.html).
1.2. Hướng tiếp cận lí thuyết
1.2.1. Tiếp cận lí thuyết nhu cầu của Maslow
Nhà tâm lý học Abraham Maslow (1908-1970) được xem như một trong
những người tiên phong trong trường phái Tâm lý học nhân văn (Humanistic
psychology), trường phái này được xem là thế lực thứ 3 (The Third Force) khi thế
giới lúc ấy đang biết đến 2 trường phái tâm lý chính: Phân tâm học
(Psychoanalysis) và Chủ nghĩa hành vi (Behaviorism).
Vào năm 1954, Abraham Maslow đã đưa ra quan điểm về nhu cầu của con
người và nhu cầu này được sắp xếp theo các thứ bậc khác nhau. Học thuyết của
ông được dựa trên những con người khoẻ mạnh, sáng tạo, những người sử dụng tất
cả tài năng, tiềm năng và năng lực trong công việc. Vào thời điểm đó, phương
pháp này khác biệt với các công trình nghiên cứu tâm lý con người khác được dựa
trên việc quan sát con người bị chi phối bởi các phiền muộn là chủ yếu.
22
Theo thuyết nhu cầu của mình, Maslow cho rằng con người có 5 nhu cầu cơ
bản: nhu cầu sinh lí (cơ bản) (basic needs), nhu cầu về an toàn (safety needs), nhu
cầu về xã hội (social needs), nhu cầu được tôn trọng (esteem needs) và nhu cầu
muốn tự được thể hiện mình (self-actualizing needs) .
Hình 1.1. Tháp nhu cầu của Maslow - Nguồn Giaovien.net
Maslow cho rằng con người muốn và luôn đấu tranh để thoả mãn những
nhu cầu khác nhau. Xuất phát từ việc những mức nhu cầu bậc thấp bao giờ cũng
cấp thiết và quan trọng hơn, nên chúng sẽ đóng vai trò như nguồn và định hướng
của một mục tiêu cá nhân nếu những nhu cầu này không được thoả mãn.
Sau khi những nhu cầu bậc thấp được thoả mãn, những nhu cầu cao hơn sẽ là động
cơ hành động. Những nhu cầu chưa được thỏa mãn ở bậc dưới sẽ lấn át những nhu
cầu chưa được thỏa mãn ở bậc cao hơn, và chúng cần được thỏa mãn trước khi
một cá nhân tiến lên các bậc cao hơn của tháp nhu cầu.
23
Sau 2 lần bổ sung năm 1970 và 1990, sự phân cấp này đã được Maslow
hiệu chỉnh thành 8 bậc như sau:
- Nhu cầu sinh lí (cơ bản) (basic needs)
- Nhu cầu về an toàn (safety needs)
- Nhu cầu về xã hội (social needs)
- Nhu cầu về được quý trọng (esteem needs)
- Nhu cầu về nhận thức (cognitive needs)
- Nhu cầu về thẩm mỹ (aesthetic needs)
- Nhu cầu được thể hiện mình (self-actualizing needs)
- Sự siêu nghiệm (transcendence)
Hình 1.2. Tháp nhu cầu của Maslow – Nguồn Giaovien.net
Trong môi trường xã hội thay đổi và ngày được nâng cao như hiện nay thì
nhu cầu về cái tôi cá nhân và tự thể hiện bản thân càng được coi trọng và đề cao.
Trong đó, Maslow nhận định về nhu cầu xã hội như sau: Nhu cầu xã hội còn được
24
gọi là nhu cầu mong muốn thuộc về một bộ phận, một tổ chức nào đó hoặc nhu
cầu về tình cảm, tình thương. Nhu cầu này thể hiện qua quá trình giao tiếp như
việc tìm kiếm, kết bạn, tìm người yêu, lập gia đình, tham gia một cộng đồng nào
đó, đi làm việc, đi chơi picnic, tham gia các câu lạc bộ, làm việc nhóm…và sợ bị
cô độc, bị coi thường. Nội dung của nhu cầu này bao gồm các vấn đề tâm lí như:
được dư luận xã hội thừa nhận, sự gần gũi, yêu thương, ủng hộ và mong muốn
được hòa nhập với cộng đồng, tình bạn, tình yêu, tình thân ái là nội dung cao nhất
của nhu cầu này. Chính vì thế mà các trang MXH ra đời, và Facebook đã đáp ứng
đầy đủ những nhu cầu thực tại này nên được xã hội và đặc biệt là giới trẻ quan tâm
đến. Cũng có thể là do nhu cầu của xã hội, nhu cầu của bản thân hay bản thân của
họ muốn chứng tỏ, khẳng định mình bằng các lời lẽ, hình ảnh trên trang MXH
Facebook. (Nguồn Giaovien.net)
1.2.2. Tiếp cận lí thuyết lựa chọn hợp lí
Thuyết lựa chọn hợp lí có nguồn gốc từ triết học, nhân học và kinh tế học
vào thế kỉ XVIII - XIX. Thuyết này gắn với tên tuổi của rất nhiều nhà xã hội học
tiêu biểu như: George Homans, John Elster, Peter Blau, James Coleman…
Từ góc độ Triết học cho rằng bản chất con người là vị kỷ luôn tìm đến sự
hài lòng, sự thỏa mãn và lãng tránh nỗi khổ đau.
Một số nhà kinh tế học cổ điển lại nhấn mạnh lợi nhuận tạo động cơ khi
con người quyết định lựa chọn hành động. Con người luôn hành động có chủ đích,
có suy nghĩ để lựa chọn và sử dụng các nguồn lực có hạn một cách hợp lí nhằm
đạt kết quả tối đa với chi phí tối thiểu. Tuy nhiên, trong kinh tế học hiện đại thì
cho rằng hành vi kinh tế là hành vi lựa chọn hợp lí. Giải thích hành vi kinh tế là
yếu tố chi phí, giá cả, lợi nhuận, lợi ích…
Theo James Coleman định nghĩa lựa chọn hợp lí là: Hành động có mục đích
của cá nhân hướng tới một mục tiêu, mục tiêu đó được định hướng bởi các giá trị
hay sở thích.
25
Trong khi đó, nhà xã hội học người Mỹ George Homans – là một trong
những tác giả của lí thuyết trao đổi xã hội, chủ trương trả lại con người cho xã hội
học và John Elster lại nói về thuyết lựa chọn hợp lí rất ngắn gọn như sau: Khi đối
diện với một số hành động, mọi người thường làm cái mà họ cho có khả năng đạt
được kết quả cuối cùng tốt nhất.
Theo Marx, mục đích tự giác của con người như là quy luật quyết định toàn
bộ cấu trúc, nội dung, tính chất, của hành động và ý chí của con người. Thuật ngữ
Lựa chọn được dùng để nhấn mạnh việc phải cân nhắc, tính toán để quyết định sử
dụng loại phương tiện hay cách thức tối ưu trong số những điều kiện hay cách
thức hiện có để đạt được mục tiêu trong điều kiện khan hiếm các nguồn lực. Phạm
vi của mục đích đây không chỉ là yếu tố vật chất như lãi, lợi nhuận, thu nhập… mà
còn có cả yếu tố lợi ích xã hội và tinh thần.
Thuyết lựa chọn hợp lí được dùng trong nghiên cứu này nhằm xem xét lí do
sinh viên lựa chọn MXH Facebook để sử dụng trong quá trình học tập và vui chơi
giải trí. Trước hết, sinh viên cân nhắc, lựa chọn lợi ích do trang MXH này đem lại
đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí, tìm kiếm thông tin, tài liệu, sách báo… như thế
nào.