LỜI CAM ĐOAN
Luận văn Thạc sỹ “Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp
thu gom, xử lý nước thải thành phố Việt Trì ”, chuyên ngành Quản lý môi trường
là công trình của riêng tôi. Luận văn đã sử dụng thông tin từ nhiều nguồn dữ liệu
khác nhau, các thông tin có sẵn được trích rõ nguồn gốc.
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và các kết quả nghiên cứu đã được trình bày
trong luận văn này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Cam đoan không sao chép, vi phạm bản quyền tác giả của các tài liệu, số liệu
trích dẫn rõ nguồn tham khảo.
Hà Nội, ngày tháng năm 2013
Tác giả luận văn
Hà Ngọc Anh
i
LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện được luận văn này, ngoài nỗ lực bản thân còn có rất nhiều sự hỗ
trợ, giúp đỡ từ nhà trường, thầy cô, gia đình và bạn bè.
Em xin chân thành gửi lời tri ân sâu sắc đến cô giáo TS. Trần Thanh Chi, là
người đã trực tiếp hướng dẫn em thực hiện đề tài. Nhờ có sự chỉ bảo tận tình của cô,
nhờ những kiến thức và kinh nghiệm quý báu cô truyền đạt mà em mới có thể hoàn
thành được đề tài này. Đó cũng là quá trình đào sâu kiến thức giúp em trong quá
trình công tác sau này.
Em cũng xin cám ơn quý thầy, cô Viện Đào tạo sau đại học - Đại học Bách
khoa Hà Nội nói chung và thầy, cô Viện Khoa học công nghệ môi trường nói riêng
đã dạy dỗ, chỉ bảo em trong suốt 2 năm qua.
Cám ơn các bạn lớp Quản lý môi trường 11AQLMT-VT đã luôn bên cạnh,
giúp đỡ, động viên tôi trong những lúc khó khăn.
Và em xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn là chỗ dựa tinh thần
vững chắc, luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình học tập
cũng như trong quá trình hoàn thành đề tài tốt nghiệp.
Trong phạm vi thời gian và kiến thức nhất định nên đề tài không thể tránh
khỏi những sai sót. Mong nhận được sự đóng góp ý kiến chân thành của thầy cô và
bạn bè.
Cuối cùng, em xin kính chúc quý thầy, cô, gia đình và bạn bè lời chúc sức
khỏe và thành đạt trong cuộc sống.
Học viên: Hà Ngọc Anh
ii
MỤC LỤC
MỤC LỤC
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1
1.2.1.1. Phân loại, nguồn gốc phát sinh của nước thải đô thị 12
1.2.3.1. Các phương pháp xử lý nước thải đô thị 18
a. Xử lý nước thải bằng phương pháp cơ học 18
b. Xử lý nước thải bằng phương pháp hóa học và hóa - lý 19
c. Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học 19
CHƯƠNG 2
TÀI LIỆU THAM KHẢO
iii
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
QCVN : Quy chuẩn Việt Nam
GHCP : Giới hạn cho phép.
BTNMT : Bộ Tài nguyên & Môi Trường
TP : Thành phố
QL : Quốc lộ
TDTT : Thể dục thể thao
KCN : Khu công nghiệp
NTCN : Nước thải công nghiệp.
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
TCXDVN : Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam
XLNT : Xử lý nước thải
NT : Nước thải
NTSH : Nước thải sinh hoạt
BOD (Biochemical Oxygen Demand): Nhu cầu oxy hóa sinh hóa
COD (Chemical Oxygen Demand): Nhu cầu oxy hóa hóa học
DO (Dissolved Oxygen) : Oxy hòa tan
SS (Suspended Solid) : Chất rắn lơ lửng
MLSS (Mixed Liquor Suspended Solid): Cặn lơ lửng hỗn hợp bùn
MLVSS (Mixed Liquor Volatile Suspended Solid): Cặn lơ lửng bay hơi
iv
DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU
HÌNH VẼ
MỤC LỤC
MỤC LỤC
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1
Hình 1.1 Vị trí thành phố Việt Trì (nguồn Sở Tài nguyên và Môi
trường) 3
1.2.1.1. Phân loại, nguồn gốc phát sinh của nước thải đô thị 12
1.2.3.1. Các phương pháp xử lý nước thải đô thị 18
a. Xử lý nước thải bằng phương pháp cơ học 18
b. Xử lý nước thải bằng phương pháp hóa học và hóa - lý 19
c. Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học 19
CHƯƠNG 2
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU THAM KHẢO
v
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Thành phố Việt Trì là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật
của tỉnh Phú Thọ, có vị trí, vai trò quan trọng trong vùng. Việt Trì đã được Chính
phủ phê duyệt là một trong 12 đô thị trung tâm vùng của cả nước, đã được công
nhận là đô thị loại I trực thuộc tỉnh.
Với mục tiêu phát triển của tỉnh Phú Thọ là xây dựng tỉnh trở thành trung tâm
kinh tế vùng: Là một trong những trung tâm khoa học, công nghệ, giáo dục và đào
tạo, y tế, văn hóa, thể thao, du lịch của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ. Thành
phố Việt Trì là đầu mối giao thông quan trọng nội vùng và là thành phố lễ hội về
với cội nguồn, là địa bàn trọng điểm về quốc phòng, an ninh của vùng cũng như cả
nước, trong đó định hướng phát triển không gian đô thị sẽ tập trung đầu tư kết cấu
hạ tầng đô thị, phát triển công nghiệp công nghệ cao, du lịch - dịch vụ, giáo dục -
đào tạo và các thiết chế văn hóa - thể thao đồng bộ, hiện đại, phấn đấu trở thành một
trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục của vùng trung du và miền núi
Bắc Bộ [1].
Trong những năm qua thành phố Việt Trì đã tập trung nguồn lực đẩy mạnh
phát triển kinh tế - xã hội, phát triển kết cấu hạ tầng, mở rộng không gian đô thị.
Tuy nhiên hệ thống thu gom, xử lý nước thải của thành phố chưa phát triển tương
xứng với tầm vóc và quy mô của nó, không đáp ứng được nhu cầu phát triển, điều
này đã và đang làm ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng môi trường sống của thành
phố, ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng đời sống, sinh hoạt của cộng đồng dân cư và
thu hút các nhà đầu tư.
Với tầm quan trọng như trên, việc nghiên cứu, đánh giá hiện trạng và đề xuất
giải pháp thu gom, xử lý nước thải thành phố Việt Trì là hết sức cần thiết phục vụ
sự phát triển chung của thành phố và bảo vệ môi trường.
2. Mục đích của đề tài
- Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng thu gom, xử lý nước thải thành phố Việt Trì
nhằm thấy rõ mức độ ảnh hưởng đến môi trường của nước thải. Nâng cao nhận thức
1
về tầm quan trọng của việc đầu tư hệ thống thu gom, xử lý nước thải đối với các
nhà quản lý và xã hội.
- Tìm hiểu các phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt và lựa chọn công nghệ
cho trạm xử lý nước thải.
- Đề xuất xây dựng hệ thống thu gom và tính toán công xuất trạm xử lý nước
thải cho một số khu vực nội thành cần ưu tiên đầu tư.
3. Nội dung
- Tổng quan về thành phố Việt Trì.
- Đánh giá hiện trạng hệ thống thu gom, xử lý nước thải thành phố Việt Trì.
- Đánh giá ảnh hưởng của nước thải đến môi trường nước thành phố Việt Trì.
- Tìm hiểu các phương pháp thu gom, công nghệ xử lý nước thải.
- Đề xuất phương án lựa chọn hệ thống thu gom, xử lý nước thải phù hợp với
thành phố Việt Trì.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống thu gom, xử lý nước thải thành phố Việt Trì.
- Phạm vi nghiên cứu: Ảnh hưởng của nước thải thành phố đến môi trường
nước, các phương pháp thu gom, xử lý nước thải thành phố Việt Trì.
- Các tính toán chi tiết cho mạng lưới thu gom, các công trình đơn vị trạm xử
lý nước thải, kinh phí đầu tư cũng như ảnh hưởng cụ thể của nước thải đến nông
nghiệp, thương mại, dịch vụ và sức khỏe con người chưa được nghiên cứu trong đề
tài này.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thống kê, tổng hợp số liệu, kế thừa thông tin từ các nhà khoa
học, cơ quan nghiên cứu, cơ quan bảo vệ môi trường.
Phương pháp so sánh, phân tích, hệ thống.
Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia.
2
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CHUNG VỀ THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ, NƯỚC
THẢI ĐÔ THỊ VÀ HỆ THỐNG THU GOM, XỬ LÝ
1.1 Tổng quan về thành phố Việt Trì
1.1.1 Vị trí địa lý
Thành phố Việt Trì nằm ở 21
0
24’ vĩ độ Bắc, 106
0
12’ độ kinh đông, cách trung
tâm thủ đô Hà Nội 80 km về phía Tây Bắc. Thành phố Việt Trì được bao bọc bởi
hai dòng sông lớn là sông Lô và sông Hồng, thành phố có vị trí địa lý gần nơi hợp
lưu của ba dòng sông là sông Hồng, sông Lô, sông Đà, vì thế thành phố Việt Trì
trước đây còn được biết đến với tên gọi quen thuộc: “Thành phố ngã ba sông”.
Thành phố Việt Trì có vị trí địa lý:
- Phía Đông giáp các huyện Lập Thạch, Sông Lô, Vĩnh Tường (tỉnh Vĩnh Phúc).
- Phía Tây giáp thị trấn Lâm Thao và thị trấn Hùng Sơn, các xã Tiên Kiên,
Thạch Sơn - huyện Lâm Thao - Phú Thọ.
Phí Nam giáp các xã Cao Xá, Sơn Vi, huyện Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ) và
huyện Ba Vì, Hà Nội.
- Phía Bắc giáp xã Phù Ninh, xã Vĩnh Phú, huyện Phù Ninh, Phú Thọ.
Hình 1.1 Vị trí thành phố Việt Trì (nguồn Sở Tài nguyên và Môi trường)
3
Địa điểm
nghiên cứu
Thành phố có 23 đơn vị hành chính, bao gồm 13 phường nội thị và 10 xã
ngoại thị, trong đó:
- Khu vực nội thị gồm các phường: Bạch Hạc, Bến Gót, Thanh Miếu, Thọ
Sơn, Tiên Cát, Gia Cẩm, Nông Trang, Vân Cơ, Tân Dân, Dữu Lâu, Minh Phương,
Minh Nông và Vân Phú.
- Khu vực ngoại thị gồm các xã: Sông Lô, Trưng Vương, Phượng Lâu, Thụy
Vân, Tân Đức, Chu Hóa, Thanh Đình, Kim Đức, Hùng Lô, Hy Cương.
Việt Trì là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, xã hội của tỉnh Phú Thọ và
trung tâm vùng của liên tỉnh phía Bắc có hệ thống đầu mối giao thông quan trọng
gắn liền với giao thông quốc gia và quốc tế (đường Xuyên Á, Quốc lộ 2), tuyến
đường sắt Hà Nội - Lào Cai, đường sông từ các tỉnh phía Tây Đông Bắc quy tụ về
rồi mới đi Hà Nội, Hải Phòng và các nơi khác, Cảng Việt Trì là cảng chính của cả
Vùng [1].
1.1.2 Điều kiện tự nhiên
1.1.2.1 Địa hình
Thành phố Việt Trì có địa hình đa dạng bao gồm vùng núi, vùng đồi bát úp và
vùng ruộng thấp, trũng.
- Vùng núi cao: Nằm ở khu vực Đền Hùng, có độ cao nhất là đỉnh núi Hùng
(154 m). Địa hình có hướng dốc về bốn phía trong khu vực với độ dốc i > 25 %.
- Vùng đồi thấp: Nằm rải rác khắp thành phố Việt Trì. Bao gồm các quả đồi
bát úp đỉnh phẳng sườn thoải về các thềm của sông Hồng, sông Lô. Cao độ trung
bình của các đồi từ 50 - 70 m với độ dốc của các sườn từ 5 - 15 %.
- Vùng thung lũng thấp: Gồm các thung lũng nhỏ hẹp xen giữa các quả đồi bát úp
và dọc theo hai bên tả ngạn sông Hồng và hữu ngạn sông Lô, có độ cao từ 8 - 32 m.
Địa hình có hướng dốc dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam nhưng không đều
với độ dốc từ 0,4 % đến 5 % [3].
1.1.2.2 Khí hậu
Thành phố Việt Trì nằm trong vùng khí hậu đồng bằng và trung du Bắc Bộ.
4
Khí hậu thành phố Việt Trì nói riêng và tỉnh Phú Thọ nói chung mang nét điển
hình của khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh, mùa hè nóng ẩm.
Nói chung, khí hậu dịu hòa không gây ra hiện tượng nhiệt độ quá thấp trong
mùa đông và ít gặp những ngày thời tiết nóng gay gắt vào mùa hè.
- Nhiệt độ trung bình năm: 23
0
C - 24,5
0
C.
- Nhiệt độ không khí thấp nhất: 4
0
C.
- Nhiệt độ không khí cao nhất: 40,7
0
C.
Bảng 1.1 Thống kê nhiệt độ các tháng trong năm [2]
Năm
Tháng
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
2000 19,4 21,4 24,9 25,7 28,8 29,6 28,1 27,8 24,9 21,7 16 17,6
2005 15,9 17,7 18,9 23,9 29 29,8 29 28,2 28,1 25,6 22 17
2010 17,9 20,6 21,7 23,3 28,2 30,2 30 28,1 28,3 25 21,2 18,9
2011 12,3 17,5 16,9 23,6 26,4 29 29,4 28,6 27,4 24,5 23,3 17,2
2012 14,6 15,9 20,4 25,9 28,5 29,8 29,1 28,8 27,2 26,4 22,8 18,3
- Độ ẩm trung bình các năm gần đây: 81 % - 85 %.
+ Độ ẩm trung bình tháng thấp nhất: 74 %.
+ Độ ẩm cao nhất: 89 %.
- Lượng mưa trung bình năm 1716,4 mm.
- Tổng số giờ nắng: 1.123,6 giờ [2].
- Gió: Mùa đông hướng gió chủ đạo là tây bắc, mùa hè gió đông nam và đông.
1.1.2.3 Đặc điểm địa chất công trình
Trong khu vực thành phố, thành phần đất, đá được chia làm mấy loại sau:
- Lớp trên cùng là đất sét, cát pha mùn hay lớp sỏi bị phong hóa, dày từ 0,1 - 0,5 m.
- Lớp thứ 2 là lớp sét pha cát dày từ 0,5 - 6 m, có khả năng chịu lực: R = 22,5
kg/cm
2
, có những vị trí chủ yếu là đá sâu tới 80 m.
- Lớp trầm tích hữu cơ ở các thung lũng với chiều dày thay đổi, không đồng
nhất, ít thuận lợi cho xây dựng.
Vùng phía tây chủ yếu là cát thô, cát tinh và sỏi, đá.
Theo bản đồ phân vùng động đất Việt Nam thì khu vực thành phố Việt Trì
5
nằm trong vùng động đất cấp 8 [3].
1.1.2.4 Đặc điểm địa chất, thủy văn
a. Sông Lô
Nằm ở phía Tây Bắc thành phố chảy theo hướng Đông Nam, chiều dài sông
ven theo thành phố là 15 km, chiều rộng sông 500 - 700 m, sông có độ sâu lớn
thuận lợi cho giao thông đường thủy và cấp nước cho thành phố.
Mức nước trung bình năm 2008, 2009, 2010, 2011 là 888,25 cm được ghi tại
Trạm Vũ Quang, lưu lượng thay đổi mạnh giữa các tháng trong năm từ 573 cm
(tháng 3/2010) và tới 1463 cm (tháng 8/2000). Trong mùa mưa từ tháng 7 tới tháng
10 lưu lượng ghi được trung bình trên 2 lần của mùa khô. Lưu lượng ngày thấp nhất
496 cm (10/2/2011) [2].
Mức nước Sông Lô ghi được ở phía đông của thành phố, gần hợp lưu với sông
Hồng thay đổi trong năm từ 7.19 m so với mực nước biển đến 16.80 m so với mực
nước biển (1993 tới 2006). Mực nước trung bình là 9.00 m so với mực nước biển.
Trong mùa mưa từ tháng 6 tới tháng 10, mức nước trung bình 11.10 m so với mực
nước biển. Mức vượt quá mực trung bình là 10 m so với mực nước biển xấp xỉ 120
ngày, làm ngập lụt một khoảng rộng bên ngoài đê [3].
b. Sông Hồng
Sông Hồng chảy theo hướng Tây - Tây Nam ra hướng Đông Nam, chiều rộng
của sông khi đi qua thành Phố Việt Trì khoảng 700 - 1200 m.
Mức nước trung bình năm 2008, 2009, 2010, 2011 là 748,5 cm được ghi tại Trạm
Việt Trì, lưu lượng thay đổi mạnh giữa các tháng trong năm từ 520 cm ( tháng 3/2010) và
tới 1245 cm (tháng 7/2008). Trong mùa mưa từ tháng 7 tới tháng 10, lưu lượng ghi được
trung bình trên 2 lần của mùa khô. Lưu lượng ngày thấp nhất 410 cm (19/2/2010) [2].
Đối với các mức nước Sông Hồng cũng như mức nước Sông Lô, trong mùa
mưa mức nước đều cao hơn phần đất nằm bên trong đê [3].
c. Nước hồ, đầm và nước ngầm
- Thành phố Việt Trì có hệ thống hồ đầm lớn có thể tận dụng làm hồ sinh thái,
6
cảnh quan đẹp, hồ Đầm nước (thuộc xã Chu Hóa); hồ Láng Bồng (Thụy Vân), Hồ
Đầm Cả , hồ Trầm Vàng, Đồng Trầm, đặc biệt hồ Đầm Mai rộng tới 20 ha. Ngoài
các đầm hồ lớn còn có một số ao hồ nhỏ hơn và chúng liên hoàn thành 1 nhóm.
Hệ thống ao, hồ, đầm là thế mạnh về môi trường sinh thái của thành phố nếu
như biết tận dụng, các hồ lớn hiện nay dùng để cung cấp nước cho nuôi trồng thuỷ
sản kết hợp làm hồ điều hoà khi mùa mưa lũ đến.
- Nước ngầm thành phố Việt Trì có độ sâu không đồng đều: Mạch nông từ 7 -
12 m, dùng để khai thác giếng khơi, lớp tiếp theo ở độ sâu 20 - 40 m, đôi khi thay
đổi chỉ ở độ sâu 5 - 15 m [3].
1.1.3 Hiện trạng hành chính, xã hội
1.1.3.1 Hành chính
Thành phố Việt Trì hiện nay đã được công nhận là đô thị loại I gồm 23 đơn vị
hành chính phường, xã (trong đó có 13 phường, 10 xã), các cơ quan đầu não của
tỉnh đều đóng trên địa bàn thành phố [1].
1.1.3.2 Quy mô đất đai, dân số
a. Đất đai
Tổng diện tích tự nhiên 111,7511 km
2
.
- Khu vực nội thành có tổng diện tích đất tự nhiên là 45,106 km
2
gồm 13
phường: Bạch Hạc, Bến Gót, Thanh Miếu, Thọ Sơn, Tiên Cát, Gia Cẩm, Nông
Trang, Vân Cơ, Tân Dân, Dữu Lâu, Minh Phương, Minh Nông và Vân Phú.
- Khu vực ngoại thành có tổng diện tích đất tự nhiên 66,645 km
2
gồm 10 xã:
Sông Lô, Trưng Vương, Phượng Lâu, Thụy Vân, Tân Đức, Chu Hóa, Thanh Đình,
Kim Đức, Hùng Lô, Hy Cương [1].
7
Bảng 1.2 Hiện trạng sử dụng đất thành phố Việt Trì [1]
STT Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Ghi chú
I Đất toàn đô thị 11.175,11
1 Đất khu vực nội thành 4.510,66 40,36
2 Đất khu vực ngoại thành 6.664,45 59,64
II Đất khu vực nội thành 4.510,66
1 Đất xây dựng đô thị 1.943,71 43,09
2 Đất khác 2.566,95 56,91
III Đất xây dựng đô thị 1.943,71
1 Đất dân dụng 1.500,74 77,21
1.1 Đất ở 718,19 36,95
1.2 Đất CTCC cấp đô thị 225,93 11,62
1.3 Đất cây xanh, TDTT 95,5 4,91
1.4 Đất giao thông khu vực nội thành 461,13 23,72
2 Đất ngoài dân dụng 442,97 22,79
2.1 Đất CN, TTCN, kho tàng 56,53 2,9
2.2 Đất giao thông đối ngoại 45,65 2,3
2.3 Đất công cộng ngoài dân dụng 92,39 4,8
2.4 Đất bãi xử lý chất thải 4,81 0,2
2.5 Đất công trình đầu mối 5,4 0,3
2.6 Đất ngoài khu dân dụng khác 238,19 12,3
IV Đất khác 2.566,95
1 Đất sản xuất nông nghiệp 1.161,07 45,23
2 Đất nuôi trồng thủy sản 124,44 4,84
3 Đất lâm nghiệp 82,08 3,19
4 Đất nông nghiệp khác 2,53 0,1
5 Đất bằng chưa sử dụng 62,01 2,4
6 Đất đời núi chưa sử dụng 17,17 0,67
7 Đất di tích tôn giáo 2,73 0,11
8 Đất quốc phòng an ninh 98,45 3,84
9 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 37,28 1,45
10 Đất chuyên dùng khác (thủy lợi, sông
suối, sản xuất VLXD, khoáng sản …)
979,19 38,15
b. Quy mô dân số
Dân số có hộ khẩu thường trú trên địa bàn toàn thành phố (đã bao gồm dân số
quy đổi từ lực lượng học sinh, sinh viên tại các cơ sở dạy nghề, lượng bệnh nhân từ
các vùng lân cận đến khám chữa bệnh, khách tham quan, hội nghị, hội thảo, lực
lượng công an, quân đội, lực lượng lao động đóng tại các khu công nghiệp trên địa
bàn) là: 277.539 người trong đó:
8
- Dân số khu vực nội thành (đã quy đổi): 205.765 người (trong đó lực lượng
quy đổi: 80.077 người.
- Dân số khu vực ngoại thành (đã quy đổi): 71.774 người (trong đó lực lượng
quy đổi: 8.898 người [1].
Bảng 1.3 Diện tích, dân số thành phố Việt Trì năm 2011 [1]
TT Phường, xã
Diện tích
(ha)
Dân số
thường trú
(người)
Mật độ
(người/ha)
I Các phường nội thành
4.510,66 124.151
27,52
1 Phường Bạch Hạc 451,67 7.030 15,56
2 Phường Bến Gót 311,62 5.789 18,58
3 Phường Dữu Lâu 631,73 9.699 15,35
4 Phường Gia Cẩm 193,68 20.163 104,10
5 Phường Minh Nông 589,22 8.533 14,48
6 Phường Minh Phương 315,59 6.681 21,17
7 Phường Nông Trang 192,72 15.980 82,92
8 Phường Tân Dân 136,67 7.289 53,33
9 Phường Tiên Cát 354,98 13.731 38,68
10 Phường Thanh Miếu 208,44 9.352 44,87
11 Phường Thọ Sơn 100,88 6.514 64,57
12 Phường Vân Cơ 99,72 5.125 51,39
13 Phường Vân Phú 923,74 8.265 8,95
II Các xã (ngoại thành) 6.664,45 61.339 9,20
1 Xã Chu Hóa 931,57 5.086 5,46
2 Xã Hùng Lô 197,69 5.634 28,50
3 Xã Hy Cương 702,98 4.501 6,40
4 Xã Kim Đức 965,79 8.109 8,40
5 Xã Phượng Lâu 527,32 4.291 8,14
6 Xã Sông Lô 536,64 4.860 9,06
7 Xã Tân Đức 454,08 2.545 5,60
8 Xã Thanh Đình 790,34 6.678 8,45
9 Xã Thụy Vân 986,35 12.382 12,55
10 Trưng Vương 571,69 7.253 12,69
III Lực lượng A (an ninh, quốc phòng) 3.074
Tổng cộng 11.175,11 188.564 16,87
1.1.3.3 Về hạ tầng xã hội
a. Nhà ở
9
Trên địa bàn thành phố Việt Trì, dọc theo đường Quốc lộ 2 và các tuyến phố
của đô thị nhà ở phổ biến là dạng nhà 2 đến 4 tầng. Nhà ở các khu vực ngoại thành
chủ yếu là nhà trung bình 1,5 tầng (bao gồm các nhà có chiều cao từ 1 đến 2 tầng,
nhà mái bằng và nhà cấp 4) với kết cấu kiên cố, mật độ xây dựng chiếm 45-65 %.
Các khu nhà ở cho công nhân khu công nghiệp, nhà ở cho sinh viên đáp ứng
được chỗ ở cho trên 5.000 người [1].
b. Y tế, giáo dục, đào tạo
- Hiện nay trên địa bàn thành phố Việt Trì có 03 bệnh viện đa khoa, 01 bệnh
viện điều dưỡng phục hồi chức năng, 02 bệnh xá, quy mô 1458 giường bệnh, tổng
số cán bộ là 1342 người. Mạng lưới trung tâm y tế, trạm y tế, phòng khám đa khoa
với tổng số 310 giường bệnh và 686 cán bộ y, bác sỹ.
Lưu lượng khám chữa bệnh trung bình 800 - 1000 lượt/ngày, bệnh nhân điều
trị nội trú 38.000 - 40.000 lượt bệnh nhân/năm [1].
- Hệ thống giáo dục của thành phố khá đầy đủ, phong phú về loại hình đào
tạo: Mầm non có 33 trường, tiểu học có 28 trường, trung học cơ sở có 21 trường,
trung học phổ thông có 11 trường, tập trung nhiều ở các khu vực nội thị.
Về giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề, có 8 trường đại học, cao đẳng, trung
học chuyên nghiệp, dạy nghề và công nhân kỹ thuật [1].
c. Thương mại dịch vụ
Trên địa bàn thành phố có trên 5.000 cơ sở kinh doanh thương mại, dịch vụ,
tổng giá trị từ các hoạt động thương mại năm 2010 đạt 1.220,6 tỷ đồng. Có 70 cơ sở
lưu trú, 17 khách sạn (01 khách sạn 4 sao, 01 khách sạn 3 sao, 10 khách sạn 2 sao, 4
khách sạn 1 sao và 02 khách sạn đủ tiêu chuẩn) 54 nhà nghỉ, tổng doanh thu từ các
hoạt động dịch vụ du lịch năm 2010 đạt 327,2 tỷ đồng [1].
d. Công trình thể dục thể thao, văn hóa
- Thành phố Việt Trì đã có một khu liên hiệp thể thao, bao gồm sân vận động,
nhà thi đấu cấp quốc gia, bể bơi phục vụ các kỳ đại hội thể dục, thể thao. Ngoài các
trung tâm với các công trình thể thao cấp quốc gia, cấp tỉnh, thành phố, toàn tỉnh
còn có 04 bể bơi, 32 sân ten nit, 23 sân thể thao và bãi tập ở các phường xã [1].
10
- Trên phạm vi thành phố có Bảo tàng tổng hợp Phú Thọ vừa được xây dựng
mới, Bảo tàng Hùng Vương, Bảo tàng Quân khu II, Nhà văn hóa Công đoàn, Cung
văn hóa thanh thiếu nhi, Thư viện tỉnh, thư viện thành phố… Ngoài ra còn có Trung
tâm hội nghị tỉnh có quy mô trên 500 chỗ, 2 rạp chiếu phim là rạp Hòa Phong và rạp
chiếu bóng Long Châu Sa [1].
e. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố gồm có:
- Khu công nghiệp Nam Việt Trì: Diện tích 120 ha, là khu công nghiệp hỗn
hợp với các nhà máy hóa chất, giấy, rượu bia, mì chính, xẻ gỗ, vật liệu xây dựng,
nhuộm,…
- Cụm công nghiệp Tây Bắc: Bao gồm các xí nghiệp dệt Vĩnh Phú, Trung tu ô
tô, vận tải ô tô, dược may mặc.
- Khu công nghiệp Thụy Vân: Với diện tích 300 ha được Chính Phủ phê duyệt
năm 1995. Hiện nay có trên 70 doanh nghiệp được cấp phép đầu tư xây dựng và có
khoảng 40 doanh nghiệp đang hoạt động ổn định.
- Khu công nghiệp Nam Bạch Hạc: Diện tích 71,9 ha với các nhà máy đóng tàu và
sửa chữa tàu, nhà máy sản xuất thép và vật liệu xây dựng, chế biến nông lâm sản [1].
1.1.3.4. Về hạ tầng kỹ thuật
a. Giao thông đô thị
- Tuyến đường sắt
Tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai chạy qua thành phố Việt Trì, dài 17 km cắt
qua hệ thống đường thành phố ở 12 điểm, với 02 ga, Ga Việt Trì nằm ở phía Đông
thành phố, Ga Phủ Đức nằm ở phía Tây thành phố.
- Tuyến đường thủy
Thành phố Việt Trì nằm ở ngã ba sông Hồng, sông Lô thuận lợi cho khai thác
vận tải thủy, về mùa kiệt có khả năng phục vụ phương tiện 100 tấn - 150 tấn hoạt
động. Có 02 cảng là cảng Việt Trì công suất 800.000 tấn/năm, quy mô 12,8 ha, cảng
Dữu Lâu là cảng địa phương với quy mô 3 ha.
11
- Đường bộ
Tổng chiều dài mạng lưới đường trên địa bàn thành phố là 155,92 km.
Quốc lộ 2 chạy xuyên qua thành phố Việt Trì từ Bạch Hạc đến Đền Hùng đoạn qua
trung tâm thành phố dài 15 km, vừa là đường đối ngoại vừa là đường trục chính [4].
- Cảng cạn
Cảng cạn ICD Thụy Vân.
Cảng tổng hợp Hải Linh đã được quy hoạch vào hệ thống cảng quốc gia [1].
b. Cấp điện chiếu sáng đô thị
- Nguồn điện
Hiện nay thành phố Việt Trì được cấp điện từ lưới điện quốc gia 220 KV, thông
qua các trạm 220/110 KV Việt Trì công suất 1x125 MVA và đường dây 110 KV Thác
Bà - Đông Anh có khả năng đáp ứng đủ cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt.
- Lưới điện
Lưới 220 KV: Đi qua khu vực thành phố Việt Trì hiện có 3 tuyến 220 KV.
Lưới 110 KV: Từ trạm 220 KV Việt Trì, hiện nay có hai tuyến 110 KV.
Lưới 35 KV: Từ Trạm 110 KV Việt Trì có 6 tuyến 35 KV.
Toàn thành phố hiện có 22 trạm 35/0,4 KV (dùng trạm trên cột) với tổng dung
lượng máy biến áp là 12.130 KVA.
Lưới 6-10 KV: Ngoài lưới 35 KV thành phố Việt Trì còn sử dụng lưới phân
phối trung áp 6 KV, đấu nối. Điện áp 6 KV sử dụng ở các phường thuộc khu vực
trung tâm và lân cận. Các trạm lưới 6/0,4 KV đa số dùng trên cột, ít trạm xây. Toàn
thành phố có 130 trạm lưới 6/0,4 KV với tổng dung lượng biến áp 40210 KVA.
Lưới 22 KV: Từ ngày đặt máy 110/35/22 KV tại trạm 110 KV Việt Trì và từ
trạm 110 KV Bắc Việt Trì đi vào hoạt động, lưới điện 6 KV tại Việt Trì và vùng lân
cận đã dần được cải tạo sang vận hành ở điện áp 22 KV, lưới 6 KV thu hẹp dần, tiến
tới chỉ còn lưới 22 KV [4].
1.2 Tổng quan về nước thải đô thị và hệ thống thu gom, xử lý
1.2.1 Tổng quan về nước thải
1.2.1.1. Phân loại, nguồn gốc phát sinh của nước thải đô thị
12
Nước thải đô thị là thuật ngữ chung chỉ chất lỏng trong hệ thống cống thoát
của một thành phố. Đó là hỗn hợp của các loại nước thải: nước thải sinh hoạt, nước
thải công nghiệp, nước thải thấm qua và nước thải tự nhiên.
Thông thường nước thải được phân loại theo nguồn gốc phát sinh ra chúng,
trên cơ sở đó nước thải đô thị có thể phân thành các loại sau:
Nước thải sinh hoạt: Là nước đã được sử dụng cho các mục đích ăn uống,
sinh hoạt tắm, rửa, vệ sinh nhà cửa, của các khu dân cư, khu vực hoạt động thương
mại, cơ sở dịch vụ Như vậy, nước thải sinh hoạt được hình thành trong quá trình
sinh hoạt của con người. Một số các hoạt động dịch vụ hoặc công cộng như bệnh
viện, trường học, nhà ăn, cũng tạo ra các loại nước thải có thành phần và tính chất
tương tự như nước thải sinh hoạt [6].
Thành phần NTSH gồm 2 loại: Nước thải nhiễm bẩn do chất bài tiết của con
người từ các khu vệ sinh. Nước thải nhiễm bẩn do các chất thải sinh hoạt: cặn bã từ
nhà bếp, các chất rửa trôi, kể cả làm vệ sinh sàn nhà.
Nước thải công nghiệp (hay còn gọi là nước thải sản xuất): Là nước thải từ
các nhà máy đang hoạt động, có cả nước thải sinh hoạt nhưng trong đó nước thải
công nghiệp là chủ yếu.
Nước thải sản xuất được chia thành 2 nhóm: nhóm nước thải sản xuất có độ ô
nhiễm thấp (quy ước sạch) và nhóm nước thải có độ ô nhiễm cao.
- Nước thải công nghiệp qui ước sạch là loại nước thải sau khi được sử dụng
để làm nguội sản phẩm, làm mát thiết bị, làm vệ sinh sàn nhà.
- Nước thải công nghiệp nhiễm bẩn cần xử lý cục bộ trước khi xả vào mạng
lưới thoát nước chung hoặc vào nguồn nước tùy theo mức độ xử lý.
Nước thải thấm qua: Đây là nước mưa thấm vào hệ thống cống bằng nhiều
cách khác nhau qua các khớp nối, các ống có khuyết tật hoặc thành của hố ga.
Nước thải tự nhiên: Nước mưa được xem như nước thải tự nhiên. Ở những thành
phố hiện đại, nước thải tự nhiên được thu gom như một hệ thống thoát nước riêng,
nhưng thành phố Việt Trì chỉ có một hệ thống cống thoát nước chung cho nên nước thải
sinh hoạt, nước thải công nghiệp và nước mưa đều thoát theo hệ thống cống này.
1.2.1.2 Đặc trưng của nước thải đô thị
Tính gần đúng, nước thải đô thị thường gồm khoảng 50 % là nước thải sinh
hoạt, 14 % là các loại nước thấm và 36 % là nước thải sản xuất [7].
13
- Nước thải sinh hoạt:
Lượng NTSH của một khu dân cư phụ thuộc vào dân số, tiêu chuẩn cấp nước,
điều kiện trang thiết bị vệ sinh nhà ở, đặc điểm khí hậu, tập quán sinh hoạt của
người dân và đặc điểm của hệ thống thoát nước.
Lượng NTSH tại các cơ sở dịch vụ, công trình công cộng phụ thuộc vào loại công
trình, chức năng, số người tham gia, phục vụ trong đó. Tiêu chuẩn thải nước của một số
loại cơ sở dịch vụ và công trình công cộng được nêu trong bảng 1.4.
Bảng 1.4.Tiêu chuẩn thải nước của một số cơ sở dịch vụ và công trình
công cộng [6]
Nguồn nước thải Đơn vị tính
Lưu lượng
(lít/đơn vị tính.ngày)
Nhà ga, sân bay Hành khách 7,5 – 15
Khách sạn Khách 152 – 212
Nhân viên phục vụ 30 – 45
Nhà ăn Người ăn 7,5 – 15
Siêu thị Người làm việc 26 – 50
Bệnh viện Giường bệnh 473 – 908
Nhân viên phục vụ 19 – 56
Trường Đại học Sinh viên 56 – 113
Bể bơi Người tắm 19 – 45
Khu triển lãm, giải trí Người tham quan 15 -30
Lưu lượng nước thải đô thị phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện khí hậu và các
tính chất đặc trưng của thành phố. Khoảng 65 đến 85% lượng nước cấp cho một
người trở thành nước thải [7].
Tiêu chuẩn nước thải sinh hoạt của khu dân cư đô thị thường là từ 100 đến 250
l/người.ngđ (đối với các nước đang phát triển) là từ 150 đến 500 l/người.ngđ (đối
với nước phát triển). Ở nước ta hiện nay, tiêu chuẩn cấp nước dao động từ 120 đến
180 l/người.ngđ [6].
Đặc trưng của NTSH là thường chứa nhiều tạp chất khác nhau, trong đó
khoảng 52 % là các chất hữu cơ, 48 % là các chất vô cơ và một số lớn vi sinh vật.
Phần lớn các vi sinh vật trong nước thải thường ở dạng các virut và vi khuẩn gây
bệnh như tả, lỵ, thương hàn Đồng thời trong nước cũng chứa các vi khuẩn không
có hại có tác dụng phân hủy các chất thải.
Chất hữu cơ chứa trong NTSH bao gồm các hợp chất như protein (40 - 50 %);
hydrat cacbon (40 - 50 %) gồm tinh bột, đường và xenlulo; và các chất béo (5 - 10
%). Có khoảng 20 - 40 % chất hữu cơ khó bị phân hủy sinh học và thoát ra khỏi các
14
quá trình xử lý sinh học cùng với bùn. Đặc điểm quan trọng của NTSH là thành
phần của chúng tương đối ổn định [8].
Trong nước thải đô thị, tổng số coliform từ 10
6
đến 10
9
MPN/100ml, fecal
coliform từ 10
4
đến 10
7
MPN/100ml [6].
Như vậy, NTSH của đô thị có khối lượng lớn, hàm lượng chất ô nhiễm cao,
nhiều vi khuẩn gây bệnh, là một trong những nguồn gây ô nhiễm chính đối với môi
trường nước.
Bảng 1.5. Thành phần nước thải sinh hoạt khu dân cư [6]
Chỉ tiêu Trong khoảng Trung bình
Tổng chất rắn (TS), mg/l
- Chất rắn hòa tan (TDS), mg/l
- Chất rắn lơ lửng (SS), mg/l
350 – 1.200
250 – 850
100 – 350
720
500
220
BOD
5
, mg/l 110 – 400 220
Tổng Nitơ, mg/l
- Nitơ hữu cơ, mg/l
- Nitơ Amoni, mg/l
- Nitơ Nitrit, mg/l
- Nitơ Nitrat, mg/l
20 – 85
8 – 35
12 – 50
0 – 0,1
0,1 – 0,4
40
15
25
0,05
0,2
Clorua, mg/l 30 – 100 50
Độ kiềm, mgCaCO
3
/l 50 – 200 100
Tổng chất béo, mg/l 50 – 150 100
Tổng Photpho, mg/l - 8
Nguồn: Metcalf&Eddy. Wastewater Engineering Treatment, Disposal, Reuse.
Fuorth Edition, 2004.
- Nước thải công nghiệp
Lượng nước thải công nghiệp phụ thuộc nhiều vào các yếu tố: loại hình, công
nghệ sản xuất, loại và thành phần nguyên vật liệu, sản phẩm, công suất nhà máy,
Lưu lượng nước thải của các xí nghiệp công nghiệp được xác định chủ yếu bởi đặc
tính sản phẩm được sản xuất.
Ngoài ra, trình độ công nghệ sản xuất và năng suất của xí nghiệp cũng có ý
nghĩa quan trọng. Lưu lượng tính cho một đơn vị sản phẩm rất khác nhau. Lưu
lượng nước thải sản xuất dao động rất lớn. Trong các khu công nghiệp tập trung,
lưu lượng nước thải sản xuất cũng có thể chọn từ 25 đến 40 m
3
/ha.ngàyđ, phụ thuộc
15
vào các loại hình sản xuất trong các khu công nghiệp và chế xuất đó [13].
Thành phần và tính chất NTCN rất đa dạng và phức tạp. Một số loại nước thải
chứa các chất độc hại như nước thải mạ điện, nước thải chế biến thuốc phòng dịch
Thành phần ô nhiễm chính của NTCN là các chất vô cơ (nhà máy luyện kim,
nhà máy sản xuất phân bón vô cơ, hóa chất ), các chất hữu cơ dạng hòa tan, các
chất hữu cơ vi lượng gây mùi, vị (phenol, benzen ), các chất hữu cơ khó bị phân
hủy sinh học (thuốc trừ sâu, diệt cỏ ), các chất hoạt tính bề mặt ABS (Alkyl benzen
sunfonat), một số các chất hữu cơ có thể gây độc hại cho thủy sinh vật, các chất hữu
cơ có thể phân hủy sinh học tương tự như trong nước thải sinh hoạt.
Trong NTCN còn có thể có chứa dầu, mỡ, các chất lơ lửng, kim loại nặng, các
chất dinh dưỡng (N, P) với hàm lượng cao.
- Nước mưa
Nước mưa có nguồn gốc là nước ngưng vì vậy, nước mưa là nguồn nước
tương đối sạch, đáp ứng được các tiêu chuẩn dùng nước. Ở những nước phát triển,
nước mưa được sử dụng và thu gom rất hiệu quả. Nước mưa được thu gom sử dụng
cho các mục đích sản xuất, sinh hoạt, phòng cháy, chữa cháy và tưới cây,…trường
hợp không có nhu cầu sử dụng, nước mưa thường được được thu gom theo một hệ
thống thoát riêng rồi xả vào nơi quy định, không chảy về trạm xử lý, giảm chi phí
xử lý cho trạm.
Nước mưa chỉ bẩn (bị ô nhiễm) khi chảy qua mặt bằng đã bị ô nhiễm bởi các
chất hữu cơ, vô cơ và cả các chất thải rắn: cát, bụi, rác, phân gia súc, vi sinh vật.
Hiện tượng này thường gặp ở các đô thị Việt Nam mỗi khi có mưa, chủ yếu là nước
mưa đợt đầu.
Ở các đô thị lớn nước ta hệ thống thoát nước mưa chưa được quy hoạch và
xây dựng riêng, hầu hết nước mưa thoát vào hệ thống thoát nước chung và đưa về
trạm xử lý hay nguồn tiếp nhận theo điều kiện của từng đô thị.
1.2.2 Tổng quan về hệ thống thu gom nước thải đô thị
1.2.2.1 Hệ thống thoát nước riêng
Là hệ thống có hai hay nhiều mạng lưới một mạng lưới dùng để vận chuyển
nước thải bẩn, trước khi xả vào nguồn tiếp nhận phải qua xử lý. Một mạng lưới
16
khác dung để vận chuyển nước thải quy ước là sạch (như nước mưa) có thể xả thẳng
vào nguồn tiếp nhận.
Hệ thống thoát nước riêng có có lợi về mặt xây dựng và quản lý, giảm được
vấn đầu tư xây dựng đợt đầu, chế độ thủy lực làm việc của hệ thống ổn định, công
tác quản lý duy trì hiệu quả. Có nhược điểm là tồn tại song song một lúc nhiều hệ
thống công trình, mạng lưới trong đô thị. Hệ thống thoát nước riêng phù hợp cho
những đô thị lớn, xây dựng tiện nghi, có khả năng xả toàn bộ nước mưa vào nguồn
tiếp nhận, điều kiện địa hình không thuận lợi đòi hỏi nhiều trạm bơm nước thải hoặc
giai đoạn đầu xây dựng hệ thống thoát nước đô thị [14].
1.2.2.2 Hệ thống thoát nước chung
Là hệ thống mà nước bẩn và nước mưa, nước thải sản xuất đều được sử dụng
chung một hệ thống thoát nước đến trạm xử lý nước thải hoặc nguồn tiếp nhận.
Người ta thường xây dựng những giếng tràn tách nước mưa tại những điểm cuối
của đoạn cống góp nhánh và đầu các cống góp chính để xả phần lớn lượng nước
mưa của những trận mưa to kéo dài, đổ ra nguồn nước gần đó nhầm giảm kích
thước và lưu lượng nước mưa tới trạm bơm, thu toàn bộ nước thải khi không mưa
và cả nước mưa trận đầu mưa để xử lý. Hệ thống thoát nước chung có ưu điểm là
kinh tế đối với mạng lưới các khu nhà cao tầng, giảm được 30-40% chiều dài của
mạng lưới so với hệ thống thoát nước riêng, chi phí quản lý giảm 12-20%. Tuy
nhiên đối với những khu nhà thấp tầng hệ thống thoát nước chung có nhiều khuyết
điểm như: Chế độ thủy lực làm việc của hệ thống không ổn định, mùa mưa nước
chảy đầy ống, mùa khô chỉ có nước thải sinh hoạt và sản xuất lưu lượng nhỏ không
đảm bảo điều kiện kỹ thuật, gây lắng đọng cặn, gimr khả năng chuyển tải, tăng số
lần nạo vét, thau rửa. Có thể phù hợp với với những đô thị xây dựng nhà cao tầng,
có nguồn tiếp nhận lớn cho phép xả nước thải vào với mức độ yêu cầu xử lý thấp,
điều kiện địa hình thuận lợi cho thoát nước, hạn chế số trạm bơm và áp lực
bơm[14].
1.2.2.3 Trạm bơm nước thải
Các cống thu gom nước thải được xây dựng dưới dạng tự chảy. Tuy nhiên, để
giảm độ sâu chôn cống thu gom nước thải, cần bố trí xây dựng các trạm bơm
17
chuyển bậc, trạm bơm nước thải tại những vị trí độ sâu chôn cống lớn hơn 2,6 m.
Các trạm bơm này vừa có tác dụng giảm độ sâu chôn cống ở đoạn sau trạm bơm,
vừa đưa một lượng nước thải lớn về trạm xử lý thông qua tuyến cống áp lực.
Số lượng trạm bơm được lựa chọn phù hợp với điều kiện thực tế có thể giảm
tối đa số lượng trạm bơm mà vẫn đảm bảo đưa nước thải về trạm xử lý với phương
án tối ưu nhất.
1.2.2.4 Đấu nối hộ gia đình
Để thực sự mang lại hiệu quả và có tính khả thi cao, cần phải tiến hành đấu nối
cho số hộ gia đình nằm trong khu vực đề xuất xây dựng hệ thống thu gom. Do vậy,
căn cứ trên số hộ hiện có trong khu vực, căn cứ trên tỷ lệ thu gom được nước thải ở
thành phố để xác định số điểm đấu nối hộ gia đình.
Hình 1.2 Sơ đồ đấu nối hộ gia đình
1.2.3 Tổng quan về công nghệ xử lý nước thải
1.2.3.1. Các phương pháp xử lý nước thải đô thị
a. Xử lý nước thải bằng phương pháp cơ học
18
Hộ gia
đình
Hộ gia
đình
Hộ
gia
đình
Cống thu gom rác thải
thành phố
Hố ga
đầu mối
Hố ga chung
chuyển
Thu gom dịch vụ
vụ
Thu nước thải
trong ngõ
Hộ
gia
đình
D225
D160
D160
D110
D110
D160
Phương pháp xử lý cơ học được sử dụng để tách các chất không hòa tan và
một phần các chất ở dạng keo ra khỏi nước thải và được thực hiện bằng các công
trình xử lý: song chắn rác, bể lắng cát, bể lắng, các loại bể lọc.
Song chắn rác, lưới chắn rác làm nhiệm vụ giữ lại các chất không hòa tan kích
thước lớn và một phần các chất lơ lửng.
Bể lắng làm nhiệm vụ giữ lại các chất lơ lửng nguồn gốc khoáng (chủ yếu là
cát) được lắng ở bể lắng cát; Các hạt cặn có đặc tính hữu cơ được tách ở bể lắng.
Về nguyên tắc, xử lý cơ học là khâu xử lý sơ bộ chuẩn bị cho xử lý sinh học
tiếp theo.
Phương pháp xử lý cơ học tách khỏi nước thải sinh hoạt khoảng 60% tạp chất
không tan, tuy nhiên BOD của phần nước không giảm [6].
b. Xử lý nước thải bằng phương pháp hóa học và hóa - lý
- Xử lý nước thải bằng phương pháp hóa học: Đó là quá trình khử trùng nước thải
bằng hóa chất (các chất ozon, clo), khử nitơ, photpho bằng các hóa chất hóa học học
keo tụ tiếp tục nước thải trước khi sử dụng lại. Xử lý nước thải bằng phương pháp hóa
học, thường là khâu cuối cùng trong dây chuyền công nghệ xử lý trước khi xả ra nguồn
yêu cầu chất lượng cao hoặc khi cần thiết sử dụng lại nước thải.
- Xử lý nước thải bằng phương pháp hóa lý: Cho hóa chất (chất keo tụ và trợ
keo) để tăng cường khả năng tách các tạp chất không tan, keo và một phần chất hòa
tan ra khỏi nước thải ; chuyển hóa các chất tan thành không tan và lắng cặn hoặc
thành các chất không độc; thay đổi pH của nước thải, khử màu nước thải,…
Phương pháp hóa học và hóa lý có thể là khâu xử lý cuối cùng (nếu với mức độ xử
lý đạt được, nước thải có thể sử dụng lại) hoặc là khâu xử lý sơ bộ ( khử các chất độc hai,
ổn định pH cho quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học tiếp theo, chuyển
các chất độc hại khó xử lý khó lắng thành đơn giản hơn hoặc keo tụ được,…)[6].
c. Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học
Phương pháp sinh học được sử dụng để làm sạch nước thải sinh hoạt và nước
thải sản xuất khỏi nhiều chất hữu cơ hòa tan và một số chất vô cơ như H2S, các
sunfit, amoniac, nitơ…
19
Các chất ô nhiễm hữu cơ trong nước thải dưới tác dụng của các vi sinh vật sẽ
bị phân hủy. Đồng thời, các vi sinh vật sử dụng các chất hữu cơ và một số chất
khoáng làm nguồn dinh dưỡng và tạo năng lượng. Kết quả là làm sạch nước thải
khỏi các chất bẩn hữu cơ.
Để có thể xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học, nước thải cần không
chứa các chất độc và tạp chất, các muối kim loại nặng hoặc nồng độ của chúng
không vượt quá nồng độ cực đại cho phép và có tỷ số BOD/COD
≥
0,5 [7].
Nhìn chung, có thể phân loại phương pháp sinh học ra làm 2 loại:
- Xử lý bằng phương pháp hiếu khí
Quá trình dựa trên sự oxy hóa các chất hữu cơ có trong nước thải nhờ oxi tự
do hòa tan. Nếu oxy được cấp bằng thiết bị hoặc nhờ cấu tạo công trình, thì đó là
quá trình xử lý sinh học hiếu khí trong điều kiện nhân tạo. Ngược lại, nếu oxy được
vận chuyển và hòa tan trong nước nhờ các yếu tố tự nhiên thì đó là quá trình xử lý
sinh học hiếu khí trong điều kiện tự nhiên. Các công trình xử lý sinh học trong điều
kiện nhân tạo thường được dựa trên nguyên tắc hoạt động của bùn hoạt tính (bể
aeroten trộn, kênh oxy hóa tuần hoàn) hoặc màng sinh vật (bể lọc sinh học, đĩa sinh
học). Xử lý sinh học hiếu khí trong điều kiện tự nhiên thường được tiến hành trong
hồ (hồ sinh học oxy hóa, hồ sinh học ổn định) hoặc trong đất ngập nước (các loại
bãi lọc, đầm lầy nhân tạo)[6].
- Xử lý bằng phương pháp kỵ khí
Quá trình dựa trên cơ sở phân hủy các chất hữu cơ giữ lại trong công trình nhờ
sự lên men kỵ khí. Đối với các hệ thống thoát nước quy mô vừa và nhỏ người ta
thường dùng các công trình kết hợp giữa việc tách cặn lắng (làm trong nước) với
phân hủy yếm khí các chất hữu cơ trong pha rắn và pha lỏng. Các công trình được
ứng dụng rộng rãi là các bể tự hoại, giếng thấm, bể lắng hai vỏ, bể lắng trong kết
hợp với ngăn lên men, bể lọc ngược qua tầng cặn kỵ khí [6].
1.2.3.2 Các công nghệ xử lý nước thải có thể áp dụng tại thành phố Việt Trì
Căn cứ vào điều kiện thực tế, các tài liệu có liên quan, tác giả giới thiệu các
phương án về dây chuyền công nghệ xử lý dưới đây có thể áp dụng:
- Xử lý nước thải bằng chuỗi hồ sinh học.
20