Tải bản đầy đủ (.doc) (116 trang)

Phát triển hệ thống phân phối mặt hàng điện máy tại Công ty Cổ phần thương mại Điện máy Việt Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (731.32 KB, 116 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
***
CHU DUY HIỂN
PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG PHÂN PHỐI
MẶT HÀNG ĐIỆN MÁY TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
THƯƠNG MẠI ĐIỆN MÁY VIỆT LONG
CHUYÊN NGNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH THƯƠNG MẠI
Ngưi hưng dn khoa hc:
TS. TẠ VĂN LỢI
HÀ NỘI, 2013
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân, em
luôn nhận được sự chỉ bảo nhiệt tình của các thầy cô, đặc biệt là quý thầy cô
thuộc Viện đào tạo sau đại học và Viện Thương mại và Kinh tế quốc tế -
Trường Đại học kinh tế quốc dân đã truyền đạt cho em các bài học và lý
thuyết cũng như các kỹ năng làm việc thực tế. Đến nay, em đã hoàn thành
luận văn của mình với đề tài: “Phát triển hệ thống phân phối mặt hàng
điện máy tại Công ty Cổ phần thương mại Điện máy Việt Long”
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô, đặc biệt là TS Tạ Văn Lợi đã
truyền đạt những kiến thức và sự hướng dẫn quý báu trong suốt quá trình làm
luận văn tốt nghiệp.
Do kiến thức chuyên môn còn hạn chế và thời gian có hạn nên luận văn
không tránh khỏi những thiếu sót, em kính mong thầy cô hướng dẫn chỉ bảo
thêm để em có thể hoàn thiện hơn.
Cuối cùng em xin kính chúc quý thầy cô trường Đại học Kinh tế Quốc
dân lời chúc sức khỏe và công tác tốt.
Hà Nội, ngày 20 tháng 8 năm 2013
Học viên
Chu Duy Hiển
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan nội dung bài luận này là công trình nghiên cứu thực sự


của riêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Tạ Văn Lợi.
Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn
này trung thực và chưa từng được công bố dưới hình thức nào.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Học viên
Chu Duy Hiển
MỤC LỤC




 !"#$%&'()*+("#, /01234
5673 !"#89*:;*%&' /012-<234
=$,>'?@()*0"A,?@(B0/7*#C?D*%&EF1'E"'*03G
GHIJ6(90K"*KL#E/#M/*;*:%N1'E"'*/EO3G
 P?QRR*/?#BS>/#0ERTGRSUKVBS*/>R=34GGRWV*#RXV(/0VK/*VK#VE/V#/V*V
*:0VBSVE/VAS*V/E*E>YTRZ3G
5HIJ6Q!L#E/K9?[E1'E"#7'1/9EO3G
 P?QRRSUK0AR#0VSRWV3T4T54RXVK#VE/VK/V?/EVBSVE/V#0VSVB/V
/E*EYRZ3G
3HEHA%\*]<0O#M/#"#K^*;1'E"O3G
 P?QRR#*SUKAR0ESR!SV*VK0R=R/EVA0*V]/0V#/V#/#VKSV*VBSV
E/RGRBS_*E>YRZ3G
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Tiếng Việt
STT Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ
1
DN
Doanh nghiệp
2

HĐQT
Hội đồng quản trị
3
KD Kinh doanh
4
TMĐT Thương mại điện tử
5 TNHH
Trách nhiệm hữu hạng
Tiếng Anh
STT Từ
viết tắt
Nghĩa đầy đủ Nghĩa tiếng Việt
1 B2B Business to business Giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh
nghiệp
2 B2C Business to consumer Giao dịch giữa doanh nghiệp với khách hàng
3 B2G Business to
government
Giao dịch giữa doanh nghiệp với cơ quan
nhà nước
4 C2C Consumer to
consumer
Giao dịch trực tiếp giữa các cá nhân với nhau
5 DVD Digital VideoDisc Đĩa lưu trữ bằng tín hiệu ánh sáng dung
lượng cao
6 GFK Gesellschaft für
Konsumforschung
(Society for
Consumer Research)
Hội nghiên cứu người tiêu dùng
7 TV Television Máy vô tuyến

8
UNCT
AD
United Nations
Conference on Trade
and Development
Tổ chức Liên hợp quốc về Hợp tác và Phát
triển kinh tế
9 VAN
Value Added
Network
Mạng giá trị gia tăng
10 VCD Video Compact Disc Đĩa lưu trữ bằng tín hiệu sánh sáng
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
BẢNG:




 !"#$%&'()*+("#, /01234
5673 !"#89*:;*%&' /012-<234
=$,>'?@()*0"A,?@(B0/7*#C?D*%&EF1'E"'*03G
GHIJ6(90K"*KL#E/#M/*;*:%N1'E"'*/EO3G
 P?QRR*/?#BS>/#0ERTGRSUKVBS*/>R=34GGRWV*#RXV(/0VK/*VK#VE/V#/V*V
*:0VBSVE/VAS*V/E*E>YTRZ3G
5HIJ6Q!L#E/K9?[E1'E"#7'1/9EO3G
 P?QRRSUK0AR#0VSRWV3T4T54RXVK#VE/VK/V?/EVBSVE/V#0VSVB/V
/E*EYRZ3G
3HEHA%\*]<0O#M/#"#K^*;1'E"O3G
 P?QRR#*SUKAR0ESR!SV*VK0R=R/EVA0*V]/0V#/V#/#VKSV*VBSV

E/RGRBS_*E>YRZ3G
HÌNH :
Hình 2.1 : Biểu đồ tăng trưởng của Công ty cổ phần thương mại điện máy Việt
Long qua các năm Error: Reference source not found
Hình 2.2 Biểu đồ cơ cấu vốn của Công ty cổ phần thương mại điện máy Việt
Long năm 2011 Error: Reference source not found
Hình 2.3 : Mô hình cấu trúc hệ thống phân phối Công ty cổ phần thương mại
điện máy Việt Long Error: Reference source not found
Hình 2.4 : Chương trình bán hàng của phòng kinh doanh phân phối tại Công ty
cổ phần thương mại điện máy Việt Long Error: Reference source not
found
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
***
CHU DUY HIỂN
PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG PHÂN PHỐI
MẶT HÀNG ĐIỆN MÁY TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
THƯƠNG MẠI ĐIỆN MÁY VIỆT LONG
CHUYÊN NGNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH THƯƠNG MẠI
HÀ NỘI, 2013
Vai trò của hệ thống phân phối đối với một doanh nghiệp là rất quan
trọng. Nó đảm bảo cung ứng hàng hóa kịp thời và nhanh chóng đến người tiêu
dùng và có tác dụng cạnh tranh rất lớn so với các chương trình marketing. Vì
thế nhiều doanh nghiệp chọn cách phát triển hệ thống phân phối để nâng cao
tính cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Trong thời kì kinh tế hiện nay hết sức khó khăn, tác động xấu đến hầu
hết các thị trường hàng hóa làm cho nền kinh tế trở nên ảm đạm. Ảnh hưởng
rõ rệt nhất là thị trường điện máy, nhu cầu người tiêu dùng giảm, chi phí
kinh doanh cao, có hàng loạt các siêu thị điện máy làm ăn thua lỗ, bị đóng
cửa nhiều trung tâm. Bên cạnh đó, cạnh tranh ngày một khốc liệt khi nhiều
công ty điện máy có tiềm lực mạnh đang chiếm dần thị trường của những

doanh nghiệp điện máy nhỏ hơn. Buộc các công ty điện máy phải cơ cấu lại
tổ chức, cân nhắc giữa việc mở cửa hay đóng cửa các chi nhánh để tối ưu
hóa hệ thống phân phối, vừa đảm bảo duy trì thị phần, vừa đảm bảo công
việc kinh doanh tránh thua lỗ.
Trước tình hình này, cũng như định hướng của công ty là thời duy trì
hoạt động kinh doanh, vượt qua thời kỳ khó khăn của nên kinh tế, Công ty Cổ
phần điện máy Việt Long đang cố gắng phát triển hệ thống phân phối của
mình, để có một hệ thống phân phối hiệu quả. Để từ đó tăng tính cạnh tranh
cho công ty so với các siêu thị khác ở Hà Nội cũng như trên thị trường miền
Bắc để từng bước xây dựng công ty thành một trong những Công ty điện máy
lớn mạnh nhất.
Nhận thấy được tầm quan trọng của việc phát triển hệ thống phân phối
đối sự phát triển của Công ty cổ phần thương mại điện máy Việt Long. Tôi
xin chọn đề tài nghiên cứu “Phát triển hệ thống phân phối mặt hàng điện
máy tại Công ty Cổ phần thương mại Điện máy Việt Long” cho luận văn tốt
nghiệp của mình.
Với đề tài trên, ngoài các phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo,
i
danh mục bảng biểu phần nội dung của luận văn được bố cục ba chương
như sau:
Chương 1 :Cơ sở lý luận về phát triển hệ thống phân phối hàng hóa ở
doanh nghiệp thương mại
Chương 2 : Thực trạng phát triển hệ thống phân phối hàng điện máy tại Công
ty cổ phần thương mại điện máy Việt Long
Chương 3 : Phương hướng và giải pháp phát triển hệ thống phân phối
hàng điện máy tại Công ty cổ phần thương mại điện máy Việt Long
Tác giả đi sâu và phân tích một số cơ sở dữ liệu về hệ thống phân phối
của doanh nghiệp thương mại nói chung và Công ty cổ phần thương mại điện
máy Việt Long nói riêng. Qua đó, phân tích được sự phát triển hệ thống hàng
điện máy của Công ty qua các hình thức và nội dung phát triển dựa trên các

chỉ tiêu đánh giá trong bối cảnh kinh tế bắt đầu khó khăn. Từ đó rút ra được
các biện pháp nhằm phát triển hệ thống phân phối hàng điện máy sao cho phù
hợp với hoàn cảnh kinh tế thị trường và mục tiêu công ty đặt ra. Ngoài ra,
luận văn còn mạnh dạn đưa ra một số các biện pháp thực tế và có tính khả thi
nhằm phát triển hệ thống phân phối hơn nữa trong thời gian tới.
Chương 1 :Cơ sở lý luận về phát triển hệ thống phân phối hàng hóa
ở doanh nghiệp thương mại
Trong chương 1, tác giả đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận về hàng điện
máy, về hệ thống phân phối và phát triển hệ thống phân phối ở doanh nghiệp
thương mại.
1.1. Đặc điểm và xu thế vận động của hàng điện máy
Các nhãn hiệu nổi tiếng như: Panasonic, Samsung, Deawoo, Toshiba,
LG đã không còn xa lạ gì với người tiêu dùng hàng điện máy. Nhu cầu về
mặt hàng này luôn tăng cao và ngày càng đòi hỏi khắt khe hơn về tính năng
sản phẩm cũng như sự tiện dụng cho người tiêu dùng. Đời sống người dân
ii
ngày càng nâng cao, họ có thêm nhiều khả năng chi trả để sử dụng những mặt
hàng điện máy từ bình dân đến cao cấp. Cùng với đó, sự phát triển nhanh
chóng của khoa học công nghệ giúp giảm chi phí đáng kể để sản xuất ra các
mặt hàng điện tử, điện lạnh. Vì vậy , giá thành của các mặt hàng này cũng
ngày một được giảm xuống mức tối đa.
1.2 Cơ sở lý luận về hệ thống phân phối và phát triển
hệ thống phân phối
Dưới góc độ là một doanh nghiệp thương mại. Người trung gian như nhà
bán buôn, nhà bán lẻ - những người đang hi vọng họ có được dự trữ tồn kho
thuận lợi từ những người sản xuất và tránh các rủi ro liên quan đến chức năng
này có thể quan niệm hệ thống phân phối là tập hợp các nguồn lực từ các cá
nhân, tổ chức có quan hệ với nhau trong doanh nghiệp tham gia vào quá trình
đưa hàng hóa từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng để tìm kiếm lợi nhuận.
Đối với doanh nghiệp thương mại Chức năng và vai trò của hệ thống

phân phối là rất quan trọng. Chức năng cơ bản của hệ thống phân phối là
giúp đưa sản phẩm đến người tiêu dùng cuối cùng với đúng mức giá mà
họ có thể mua, đúng chủng loại họ cần, đúng thời gian và địa điểm mà họ
yêu cầu. Làm việc với hệ thống phân phối không phải tự hỏi có thực hiện
các chức năng này hay không mà là quyết định phân công ai sẽ thực hiện
chúng và với mức độ nào để có hiệu quả cao nhất bởi vì các chức năng
này tồn tại có tính khách quan.
Nhà phân phối dùng để chỉ những trung gian thực hiện các chức năng
phân phối trên thị trường công nghiệp. Đôi khi người ta dùng để chỉ nhà
bán buôn.
1.3. Các nội dung và chỉ tiêu đánh giá phát triển hệ thống phân phối
Có thể hiểu phát triển hệ thống phân phối là toàn bộ các biện pháp để hệ
thống hoạt động hiệu quả, vận hành trơn tru hơn, kịp thời cung ứng hàng hóa
iii
đến người tiêu dùng.
Trong doanh nghiệp thương mại, để phát triển hệ thống phân phối có rất
nhiều các hình thức phát triển. Điển hình là các hình thức sau:Phát triển hệ
thống bán lẻ; Phát triển hệ thống bán buôn, và phát triển hệ thống thương mại
điện tử.
Các nội dung phát triển hệ thống phân phối bao gồm các nội dung chính
sau: Phát triển các thành viên; Phát triển luồng vật chất; Phát triển mối quan
hệ giữa các thành viên; phát triển luồng thông tin; phát triển xúc tiến bán.
1.4. Kinh nghiệm phát triển hệ thống phân phối ở siêu thị điện máy
Nguyễn Kim.
Nguyễn Kim là một trong những siêu thị điện máy hàng đầu của Việt
Nam, học hỏi được những kinh nghiệm phát triển hệ thống phân phối của
Nguyễn Kim để áp dụng vào Công ty cổ phần thương mại điện máy Việt
Long là một điều đáng học hỏi. Qua phân tích hoạt động của Nguyễn Kim có
thể rút ra được một số bải học sau cho các doanh nghiệp điện máy khác: Sử
dụng chiến lược dẫn đầu về chi phí đó là sự giảm thiểu chi phí đầu vào để xây

dựng chương trình giá tốt để đưa đến cho người tiêu dùng giá rẻ nhất, cạnh
tranh nhất; Chiến lược khác biệt hóa là sự khác biệt về con người, về chất
lượng dịch vụ đi kèm bán hàng và sau bán hàng, tạo sự tin tưởng cho người
tiêu dùng; Chiến lược sản phẩm là xây dựng các kênh bán hàng để bán sản
phẩm một cách nhanh nhất; Xây dựng hệ thống thông tin là việc phát triển
luồng thông tin, quản lý nội bộ thật tốt để quản lý nhiều cơ sở kinh doanh.
Chương 2 : Thực trạng phát triển hệ thống phân phối hàng điện máy tại
Công ty cổ phần thương mại điện máy Việt Long
Trong chương này, nội dung đầu tiên tác giả giới thiệu về công ty Việt
Long, hệ thống phân phối của công ty và những đặc điểm kinh doanh có ảnh
hưởng đến thực trạng phát triển của hệ thống phân phối của Công ty trong
iv
những năm qua.
2.1. Khái quát về công ty cổ phần thương mại điện máy Việt Long
Công Ty Cổ phần Thương Mại Điện Máy Việt Long là đơn vị đựợc
thành lập và đi vào hoạt động từ 09/11/1998 với tên ban đầu là Công Ty
TNHH Thương Mại Việt Long.
Hiện nay, Công ty có nhiều trung tâm điện máy với diện tích trưng bày
trên 10.000m2. Ba Trung Tâm chăm sóc khách hàng và ba tổng kho lớn để dự
trữ hàng hóa, trung chuyển hàng hóa để kịp thời điều phối , vận chuyển đến
các khu vực một cách nhanh nhất. Được người tiêu dùng và các hãng sản xuất
đánh giá là một đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh bán lẻ và phân
phối các sản phẩm điện tử, điện lạnh, điện gia dụng như TV, VCD, DVD,
máy giặt, tủ lạnh, điều hòa nhiệt độ, quạt sưởi, lò vi sóng, tủ sấy bát
Doanh thu của Việt Long qua các năm gần đây gia tăng đều từ năm 2009
đến 2010 đều tăng trưởng với tỷ lệ và 58% .Tuy nhiên đến năm 2011 tốc độ
tăng trưởng chững lại ở tỷ lệ tăng trưởng âm 6% .Đến năm 2012, doanh số có
phần đi xuống hơn nữa, cụ thể giảm 30% so với năm 2011.
Đi vào hoạt động được một thời gian, Việt Long không ngừng mở rộng
và đa dạng hóa các mặt hàng kinh doanh của mình. Có 4 mặt hàng chủ đạo:

điện tử - âm thanh, điện lạnh, gia dụng- kỹ thuật số, nội thất tạo ra doanh thu
chính của công ty. Trong phạm vi bài viết, chỉ quan tầm đến các số liệu của
các mặt hàng điện máy, không bao gồm nội thất.
2.2. Thực trạng phát triển hệ thống phân phối hàng điện máy tại
công ty cổ phần thương mại điện máy Việt Long
Trong phần này tác giả đi vào phân tích tình hình phát triển của hệ thống
phân phối mặt hàng điện máy của Việt Long qua các hình thức bán lẻ, bán
buôn và thương mại điện tử. Đồng thời phân tích qua các chỉ tiêu cụ thể như
số lượng các thành viên,luồng vật chất, luồng thông tin, mối quan hệ giữa các
v
thành viên và xúc tiến bán.
Hệ thống phân phối của Công ty Cổ phần Thương mại điện máy Việt
Long phát triển dưới 3 hình thức đó là phát triển hệ thống bán lẻ, phát triển hệ
thống bán buôn và phát triển hệ thống thương mại điện tử.
Hệ thống bán lẻ của Việt Long hiện nay đang tồn tại dưới dạng siêu thị
điện máy và các showroom.Hệ thống bán lẻ của Việt Long đạt doanh số tăng
trưởng đều qua các năm, thường chiếm tầm 60 - 70% doanh số toàn công
ty.Và là hệ thống mang lại thu nhập và lợi nhuận chính cho công ty.Vì vậy, hệ
thống bán lẻ đang được là ưu tiên số một cho Việt Long.
Hệ thống bán buôn là một hệ thống kinh doanh quan trọng của Việt
Long. Hằng năm , doanh số bán buôn chiếm khoảng 30 – 40 % doanh số của
toàn Công ty.
Sàn giao dịch www.vietlong.vn , là nơi người tiêu dùng được tư vấn
online qua internet, điện thoại…về các thông tin sản phẩm , giá cả, chương
trình khuyến mãi… đồng thời đặt hàng và thanh toán online.
Để đánh giá chỉ tiêu phát triển các thành viên trong hệ thống phân phối,
ta thường đánh giá về mặt số lượng và chất lượng có nghĩa là đánh giá mức
độ gia tăng số thành viên so đồng thời so với mức độ tăng doanh số của cả
công ty. Số lượng các thành viên trong các hệ thống tăng đều từ năm 2009
đến 2011 tương ứng với sự phát triển của công ty. Còn năm 2012 thì chững

lại và số thành viên có phần giảm đi. Số lượng các thành viên có gia tăng,
nhưng doanh số trung bình của một nhân viên không tăng . Đó là một vấn đề
lớn trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt, kinh tế ngày một khó khăn, công ty
cần giảm thiểu chi phí tối đa. Nguyên nhân là do sự không ổn định về mặt
nhân sự, ít có sự đầu tư về công tác đánh giá, khuyến khích khen thưởng, kỷ
luật,đào tạo nhân viên các kỹ năng bán hàng, chăm sóc khách hàng Công tác
tạo nguồn chưa có sự hỗ trợ tốt việc bán ra, ví dụ như chưa có nguồn hàng
vi
riêng biệt tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Ở Việt Long, có nhiều mối quan hệ khác nhau giữa các thành viên. Đó là
các mối quan hệ theo chiều ngang và chiều dọc. Khi trong cùng một hệ
thống, các thành viên trên sẽ phát sinh nhiều mối quan hệ với nhau như
quan hệ hợp tác và quan hệ cạnh tranh, quan hệ xung đột. Các thành viên
trong hệ thống có quan hệ dọc như là hệ thống bán lẻ và bán buôn;hệ
thống bán buôn và bán hàng online;hệ thống bán hàng online và bán
lẻ.Quan hệ theo chiều ngang chủ yếu ở Việt Long là quan hệ giữa các trung
tâm bán lẻ, các showroom với nhau.
Phát triển luồng thông tin rất quan trọng đối với dòng chảy của hàng hóa
và cho cả hệ thống phân phối của doanh nghiệp nói chung và Việt Long nói
riêng. Trong thời gian qua, luồng thông tin của Việt Long được phân làm ba
luồng chính. Thứ nhất là luồng thông tin nội bộ doanh nghiệp, thứ hai là
luồng thông tin từ doanh nghiệp tới khách hàng, thứ ba là luồng thông tin từ
khách hàng tới doanh nghiệp.
Công tác điều phối hàng hóa hiện nay ở Việt Long được phân chia cụ
thể, mỗi một Trung tâm được phân bổ một lượng xe vận tải là ô tô và xe máy
cũng như một lượng nhân viên vận chuyển riêng để tiện đi lại, giao hàng, lắp
đặt cho khách hàng.
Khi mà sự cạnh tranh ngày một khốc liệt thì công tác phát triển xúc tiến
bán càng quan trọng để đem khách hang đến doanh nghiệp. Xúc tiến bán đã
có sự đầu tư nhiều nhưng chưa đem lại hiệu quả rõ rệt so với mong muốn.

Nguyên nhân là các ý tưởng chưa rõ rệt, chưa định hướng được một xu hướng
chính cho các chương trình đưa ra để tạo dựng hình ảnh cho khách hàng.
Chương 3 : Phương hướng và giải pháp phát triển hệ
thống phân phối mặt hàng điện máy tại Công ty cổ phần
thương mại điện máy Việt Long
vii
Trong chương này tác giả đã đưa đánh đưa ra một số kiến nghị nhằm
phát triển hệ thống phân phối mặt hàng điện máy tại Công ty cổ phần thương
mại điện máy Việt Long dựa trên những cơ hội thách thức của nền kinh tế
hiện nay cũng như là kế hoạch phát triển của công ty, qua đó cũng nhằm giải
quyết các mặt còn hạn chế trong hệ thống phân phối.
3.1. Triển vọng và thách thức của nền kinh tế đối với sự phát
triển hệ thống phân phối mặt hàng điện máy tại Công ty cổ phần
thương mại điện máy Việt Long
Trong bối cảnh nền kinh tế đang gặp khó khăn thì nhìn chung doanh
nghiệp đang đối mặt với nhiều thách thứcbuộc doanh nghiệp phải thích nghi,
vượt qua để tồn tại và phát triển. Đó là ảnh hưởng của sự suy thoái kinh tế
thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đến sự phát triển hệ thống phân phối
của Việt Long . Người tiêu dùng là cá nhân hay hộ gia đình sẽ giảm hoặc
không mua các mặt hàng đắt tiền hoặc không phải là nhu yếu phẩm hàng
ngày, những khách hàng công nghiệp thì sẽ thắt chặt chi tiêu, giảm đầu tư kéo
theo nhiều ngành nghề khác đi xuống, điển hình là điện máy. Bên cạnh đó là
tỉ lệ lãi suất cao, trong trường hợp đó công typhải giảm chi phí kinh doanh,
tiếp đó, công ty cần tìm được mức giá đặc biệt và phù hợp với những biến
động giá của thị trường.
Tuy nhiên cũng có không ít cơ hội cho công ty đó là Hiện nay khi mà
Việt Nam đã tham gia vào tổ chức thương mại thế giới WTO, lộ trình giảm
thuế đang dần được tiến hành và tiến đến xoá bỏ hàng rào thuế quan, Đây là
cơ hội tốt cho các doanh nghiệp việt nam nói chung và công ty Thương Mại
nói riêng. Trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp đang đánh mất thị phần do thua

lỗ, buộc phải rút bớt các địa điểm kinh doanh thì đây là một cơ hội cho các
doanh nghiệp khác. Đó là việc phủ lại thị trường, tìm kiếm thị trường mới,
nhất là điều kiện hiện tại đang ủng hộ các doanh nghiệp lớn.
3.2. Định hướng phát triển hệ thống phân phối của công ty trong
viii
thời gian tới
Hiện nay thị trường bán lẻ của công ty chủ yếu là khu vực Hà Nội,
công ty sẽ mở rộng thêm một số siêu thị ở khu vực lân cận như Đông
Anh, Ba Vì Thị trường bán buôn chính của công ty mới chỉ tập trung ở
Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. Công ty sẽ tái cấu trúc lại toàn bộ hệ thống
để giảm thiểu tối đa chi phí, phát triển theo chiều sâu để có thể Trong thời
điểm hiện tại duy trì mạng lưới bán buôn cũng như ổn định thị trường bán
lẻ, vượt qua khó khăn
3.3. Các giải pháp phát triển hệ thống phân phối mặt hàng điện máy
tại công ty cổ phần thương mại điện máy Việt Long
Nhận thức được các cơ hội và thách thức cho Công ty trong tình hình
kinh tế khó khăn, qua định hướng phát triển của công ty tác giả đưa ra một số
các biện pháp chính để khắc phục các hạn chế gặp phải của hệ thống phân
phối từ đó giúp hệ thống hoạt động hiệu quả hơn. Đó là: Tái cấu trúc lại toàn
bộ hệ thống phân phối, phát triển các thành viên theo chiều sâu; Xây dựng và
thực hiện những biện pháp nhằm giải quyết tốt các mâu thuẫn phát sinh giữa
các thành viên của hệ thống phân phối; Tìm kiếm nguồn dầu tư mới, nâng
cao khả năng tài chính của doanh nghiệp; Tìm kiếm nguồn hàng mới, tập
trung nguồn hàng tạo lợi thế cạnh tranh; Định vị hình ảnh Công ty trong mắt
người tiêu dùng
Như vậy sau 3 chương, từ nghiên cứu những vấn đề lý luận ở chương 1,
phân tích thực trạng ở chương 2 và đưa ra phương hướng giải pháp ở chương
3. Tác giả đã đưa ra bức tranh tổng thể về hoạt động phát triển hệ thống phân
phối mặt hàng điện máy tại Công ty cổ phần thương mại điện máy Việt Long.
Trong luận văn này đã nêu lên được một số cơ sở dữ liệu về hệ thống phân

phối của doanh nghiệp thương mại nói chung và Công ty cổ phần thương mại
điện máy Việt Long nói riêng. Qua đó, phân tích được sự phát triển hệ thống
hàng điện máy của Công ty qua các hình thức và nội dung phát triển dựa trên
ix
các chỉ tiêu đánh giá trong bối cảnh kinh tế bắt đầu khó khăn. Từ đó rút ra
được các biện pháp nhằm phát triển hệ thống phân phối hàng điện máy sao
cho phù hợp với hoàn cảnh kinh tế thị trường và mục tiêu công ty đặt ra.
Ngoài ra, luận văn còn mạnh dạn đưa ra một số các biện pháp thực tế và có
tính khả thi nhằm phát triển hệ thống phân phối hơn nữa trong thời gian tới.
Tuy nhiên, vì một số các điều kiện chưa cho phép như doanh nghiệp
thiếu vốn, tình hình kinh tế thị trường nói chung gặp khó khăn, Công ty đang
từng bước phát triển cẩn thận, luôn phải cân nhắc tính hiệu quả khi thực hiện
nhằm đảm bảo sự bền vững trong kinh doanh để duy trì công ty trong thời kì
khủng hoảng kinh tế. Vì thế, Công ty cần tiếp tục giữ vững thị trường, nguồn
nhân lực, cơ sở vật chất, tối đa hóa cơ cấu nhân sự, đào tạo bồi dưỡng cán
bộ…tạm thời một vài biện pháp tích cực nhằm phát triển hệ thống phân phối
như đề xuất như tìm nguồn hàng mới chưa thực hiện ngay được và có thể thực
hiện trong một vài năm tới, khi nền kinh tế dần ổn định hơn.
Tuy nhiên, do tác giả chưa có kinh nghiệm thực tế nhiều, khả năng lý
luận chưa thực sự sâu sắc, do kiến thức chuyên môn còn hạn chế và thời gian
có hạn nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả kính mong thầy
cô hướng dẫn chỉ bảo thêm để luận văn có thể hoàn thiện hơn.
Cũng qua đây, tác giả muốn gửi lời cảm ơn của mình đến thầy giáo
hướng dẫn, TS – Tạ Văn Lợi, cùng các thầy cô giáo Viện đào tạo sau đại học
và Viện Thương mại và Kinh tế quốc tế - Trường Đại học kinh tế quốc dân đã
giúp đỡ tác giả hoàn thành bài viết này.
x
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
***
CHU DUY HIỂN

PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG PHÂN PHỐI
MẶT HÀNG ĐIỆN MÁY TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
THƯƠNG MẠI ĐIỆN MÁY VIỆT LONG
CHUYÊN NGNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH THƯƠNG MẠI
Ngưi hưng dn khoa hc:
TS. TẠ VĂN LỢI
HÀ NỘI, 2013
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay,các doanh nghiệp đều mong muốn
mở rộng thị trường bằng cách thiết lập một hệ thống phân phối nhằm đảm bảo
cung cấphàng hóa liên tục và kịp thời đưa hàng tới các thị trường mục tiêu.
Đồng thời thông qua một hệ thống phân phối phù hợp, doanh nghiệp sẽ đạt
được lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Thực tế cho ta thấy, trong giai đoạn cạnh tranh hiện nay, các chiến lược
quảng cáo, khuyến mãi, giảm giá bán chỉ có lợi thế ngắn hạn bởi các doanh
nghiệp khác cũng nhanh chóng làm theo khiến cho các chiến lược này bị mất
tác dụng. Vì vậy, việc tập trung phát triển hệ thống phân phối để có thể đạt
được lợi thế cạnh tranh trong dài hạn, hệ thống phân phối hoàn thiện,một
chính sách phân phối đúng đắn sẽ giúp cho doanh nghiệp tạo được lợi thế
cạnh tranh và thành công trong kinh doanh.
Hơn thế nữa, trong thời kì kinh tế khó khăn, tác động xấu đến hầu hết
các thị trường hàng hóa làm cho nền kinh tế trở nên ảm đạm. Ảnh hưởng rõ
rệt nhất là thị trường điện máy, nhu cầu người tiêu dùng giảm, chi phí kinh
doanh cao, có hàng loạt các siêu thị điện máy làm ăn thua lỗ, bị đóng cửa
nhiều trung tâm. Buộc các công ty điện máy phải cơ cấu lại tổ chức, cân
nhắc giữa việc mở cửa hay đóng cửa các chi nhánh để tối ưu hóa hệ thống
phân phối, vừa đảm bảo duy trì thị phần, vừa đảm bảo công việc kinh
doanh tránh thua lỗ.
Với phương châm chiếm lĩnh thị trường bán buôn hàng điện máy trong

thời gian tới, đồng thời duy trì hoạt động kinh doanh, vượt qua thời kỳ khó
khăn của nên kinh tế, Công ty Cổ phần điện máy Việt Long đang cố gắng
phát triển hệ thống phân phối của mình, để có một hệ thống phân phối hiệu
quả. Để từ đó tăng tính cạnh tranh cho công ty so với các siêu thị khác ở Hà
1
Nội cũng như trên thị trường miền Bắc để từng bước xây dựng công ty thành
một trong những Công ty điện máy lớn mạnh nhất.
Trước tình hình này, nhận thầy được tầm quan trọng của việc phát triển
hệ thống phân phối đối sự phát triển của Công ty cổ phần thương mại điện
máy Việt Long. Tôi xin chọn đề tài nghiên cứu “Phát triển hệ thống phân
phối mặt hàng điện máy tại Công ty Cổ phần thương mại Điện máy Việt
Long” cho luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển hệ thống phân
phối hàng hóa ở doanh nghiệp thương mại.
Phân tích thực trạng, đánh giá những mặt còn tồn tại trong hệ thống phân
phối mặt hàng điện máy tại Công ty cổ phần thương mại điện máy Việt Long.
Đưa ra các giải pháp thích hợp để phát triển hệ thống phân phối hàng điện
máy tại công ty cổ phần thương mại điện máy Việt Long.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hệ thống phân phối hàng điện
máy của Công ty cổ phần điện máy Việt Long.
Phạm vi nghiên cứu là mặt hàng điện máy của Công ty cổ phần thương
mại điện máy Việt Long từ năm 2010 đến năm 2012 và đề xuất các giải pháp
phát triển hệ thống phân phối mặt hàng điện máy đến 2015.
4.Phương pháp nghiên cứu
Để hướng tới đạt được mục tiêu đề ra, đề tài đã sử dụng một số phương
pháp cụ thể như sau:
- Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp và thứ cấp:
+ Số liệu thứ cấp: Tham khảo một số luận văn có liên quan đến đề tài;

các thông tin, số liệu trên các báo cáo của một số doanh nghiệp điện máy,
nguồn thống kê của GFK, nguồn thông tin qua các phương tiện thông tin đại
chúng: báo chí, internet,…
2
+ Số liệu sơ cấp: Số liệu theo dõi ghi chép phản ánh các thông tin từ
phòng kế toán, phòng kinh doanh của Công ty cổ phần thương mại điện máy
Việt Long.
- Phương pháp phân tích số liệu:
+ Số liệu sơ cấp: Dùng công cụ excel
+ Số liệu thứ cấp: Dùng bảng tổng hợp, so sánh và phân tích.
Những dữ liệu sơ cấp và thứ cấp đã thu thập được từ các tài liệu, sách,
Internet và các phương tiện thông tin đại chúng khác, bằng những phương
pháp thống kê, tác giả đã tiến hành tổng hợp số liệu, sau đó tiến hành phân
tích, so sánh để xử lý dữ liệu. Từ đó đưa ra các ý kiến phù hợp với hoạt động
kinh doanh của mặt hàng điện máy tại Công ty cổ phần thương mại điện máy
Việt Long.
5. Tổng quan về các công trình đã nghiên cứu có liên quan
Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, ảnh hưởng tới nhiều doanh nghiệp,
việc cơ cấu lại tổ chức, phát triển hệ thống phân phối là một vấn đề sống còn
đối với doanh nghiệp. Vừa nâng cao tính cạnh tranh, vừa đảm bảo công việc
kinh doanh hiệu quả. Vì vậy việc phân tích đúng thực trạng của hệ thống phân
phối từ đó đề xuất những biện pháp khả thi để phát triển hệ thống phân phối
là cần thiết. Liên quan đến vấn đề này, có một số công trình nghiên cứu sau:
- “Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối của tổng công ty bưu chính Việt
Nam” Tác giả Trần Việt Tuấn (2008)
Luận văn đã nêu rõ được một số cơ sở lý luận về hệ thống phân phối như
khái niệm, vai trò, chức năng của các kênh; thực trạng hệ thống phân phối của
Tổng công ty bưu chính Việt Nam, đề xuất được các mô hình của hệ thống
kênh phân phối đồng thời đề xuất được cơ chế bán hàng áp dụng cho Tổng
công ty bưu chính Việt Nam.

3
Điều chưa đạt được của luận văn là chưa đề xuất được một mô hình và
cơ chế riêng và chưa đề xuất được chế độ thù lao nhân viên.
- “Hoàn thiện hệ thống phân phối sản phẩm của Bảo hiểm nhân thọ
Việt Nam” Tác giả Bùi Thu Hương (2007)
Luận văn đã nêu được cơ sở lý luận của hệ thống phân phối đối với các sản
phẩm dịch vụ của bảo hiểm, kết hợp được các mô hình toán và các phương pháp
phân tích, dự báo vào trong bài làm, đồng thời kiến nghị được các chính sách
nhà nước liên quan đến thúc đầy phát triển sản phẩm bảo hiểm.
Điều chưa đạt được của luận văn là số liệu còn hạn chế nên phân tích
chưa sâu.
- “Hoàn thiện và phát triển hệ thống kênh phân phối sản phẩm bảo hiểm
nhân thọ tại Bảo việt nhân thọ” Tác giả Nguyễn Ngọc Tuấn (2007)
Luận văn đã nêu được cơ sở lý luận về hệ thống kênh phân phối và cơ sở
lý luận về phân phối trong hoạt động bảo hiểm, đánh giá chung về hoạt động
kinh doanh và hệ thống phân phối của công ty bảo hiểm nhân thọ, đồng thời
nêu được các giải pháp để hoàn thiện và phát triển hệ thống.
Điều chưa đạt được của luận văn là cơ sở dữ liệu không đủ, nghiên cứu
chưa sâu nên luận văn mới chỉ ở mức độ lý luận, chưa áp dụng được.
- “Hoàn thiện hệ thống phân phối xăng dầu của Công ty xăng dầu khu
vực 1” Tác giả Trần Bảo Sơn (2006)
Luận văn đã nêu được cơ sở lý luận như khái niệm, vai trò, cấu trúc, các
nhân tố ảnh hưởng của hệ thống phân phối, so sánh hệ thống phân phối
trước và sau bao cấp, sự cần thiết và các biện pháp để hoàn thiện hệ thống
phân phối của công ty xăng dầu khu vực 1 theo cơ chế thị trường thông qua
các hình thức khác nhau.
4
Điều chưa đạt được của luận văn là chưa đề ra được nhiều các giải pháp
để khắc phục các tình trạng của công ty như thông tin, quản lý, nhân lực, cơ
sở vật chất còn kém.

- “Hoàn thiện hệ thống phân phối của công ty TNHH Thương mại và
Tiếp thị Bến Thành chi nhánh Hà Nội” Tác giả Nguyễn Thanh Hải (2006)
Luận văn đã nêu được cơ sở lý luận của hệ thống phân phối như khái
niệm, vai trò, đặc biệt nêu rõ và nhấn mạnh được vai trò của các thành viên
trong hệ thống từ đó tìm được các biện pháp cụ thể để phát triển các thành
viên từ đó hoàn thiện hệ thống phân phối.
Tuy nhiên, mỗi đề tài nghiên cứu có mục đích, đối tượng, phạm vi
nghiên cứu, cách tiếp cận và mục tiêu cụ thể khác nhau nên chỉ xoay quanh
một vấn đề là tìm ra giải pháp đẩy mạnh phát triển hệ thống phân phối cho
một doanh nghiệp cụ thể. Chính vì vậy, với đề tài “Phát triển hệ thống phân
phối mặt hàng điện máy tại Công ty cổ phần thương mại điện máy Việt Long”
tác giả hy vọng sẽ kế thừa được những luận điểm của các công trình nghiên
cứu trên, đồng thời mang lại cái nhìn toàn diện tổng thể phần nào nhằm phát
triển hệ thống phân phối của doanh nghiệp điện máy. Hiện nay, Công ty cổ
phần thương mại điện máy Việt Long đang trong quá trình khẳng định vị thế
của mình trên thị trường điện máy ở khu vực Hà Nội và ở Miền Bắc, cho nên
việc phát triển hệ thống phân phối đóng góp một vai trò rất quan trọng. Tuy
nhiên, còn có nhiều khó khăn cho doanh nghiệp, cần phải được hỗ trợ và khắc
phục trong bối cảnh nền kinh tế hết sức khó khăn.
Dự kiến đóng góp của đề tài:
Tác giả đi sâu và phân tích một số cơ sở dữ liệu về hệ thống phân phối
của doanh nghiệp thương mại nói chung và Công ty cổ phần thương mại điện
máy Việt Long nói riêng. Qua đó, phân tích được sự phát triển hệ thống hàng
5
điện máy của Công ty qua các hình thức và nội dung phát triển dựa trên các
chỉ tiêu đánh giá trong bối cảnh kinh tế bắt đầu khó khăn. Từ đó rút ra được
các biện pháp nhằm phát triển hệ thống phân phối hàng điện máy sao cho phù
hợp với hoàn cảnh kinh tế thị trường và mục tiêu công ty đặt ra. Ngoài ra,
luận văn còn mạnh dạn đưa ra một số các biện pháp thực tế và có tính khả thi
nhằm phát triển hệ thống phân phối hơn nữa trong thời gian tới.

6. Bố cục của luận văn
Với đề tài trên, ngoài các phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo,
danh mục bảng biểu phần nội dung của luận văn được bố cục ba chương
như sau:
Chương 1 :Cơ sở lý luận về phát triển hệ thống phân phối hàng
hóa ở doanh nghiệp thương mại
Chương 2 : Thực trạng phát triển hệ thống phân phối hàng điện máy tại
Công ty cổ phần thương mại điện máy Việt Long
Chương 3 : Phương hướng và giải pháp phát triển hệ thống phân
phối hàng điện máy tại Công ty cổ phần thương mại điện máy Việt Long
6

×