Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

Hoạt động Đại lý làm thủ tục Hải quan tại công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Phúc Gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (386.58 KB, 68 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA KẾ TOÁN VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: “Hoạt động Đại lý làm thủ tục Hải quan tại
công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Phúc Gia”
Giáo viên hướng dẫn: GV.Nguyễn Thị Trang Nhung
Sinh viên thực hiện: Trần Văn Hòa
Lớp: QTKDD – K53
Mã sinh viên: 533148
Hà Nội -2012
Lời cảm ơn
Trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường Đại học Nông Nghiệp
Hà Nội, em đã nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo nhiệt tình của các thầy cô giáo
trong khoa Kế Toán & Quản Trị Kinh Doanh cũng như các thầy trong
trường đã truyền đạt cho em những kiến thức quý báu.
Xuất phát từ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành
cảm ơn các thầy cô giáo. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô
– Nguyễn Thị Trang Nhung đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ em hoàn thành
bài khóa luận này.
Qua đây, em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới toàn thể các anh,
chị đang làm việc tại Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Phúc Gia, đã tạo
điều kiện thuận lợi, giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập tại công ty.
Hà Nội, ngày 25 tháng 5 năm 2012
Sinh viên

TRẦN VĂN HÒA
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh thương mại hóa toàn cầu hiện nay, Việt Nam đang
dần hòa mình với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Sự gia tăng mạnh mẽ


hàng năm về khối lượng và giá trị hàng hoá xuất nhập khẩu dẫn tới nhu cầu
làm thủ tục Hải quan cho hàng hoá tăng lên. Cùng với đó, sự thay đổi cơ
bản về thủ tục, phương thức quản lý hoạt động xuất nhập khẩu của cơ quan
Hải quan yêu cầu doanh nghiệp chủ động, tự chịu trách nhiệm trong khai
báo và tính thuế đã khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong quá trình
làm thủ tục Hải quan. Các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và
nhỏ đang rất cần một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp thay mặt mình làm
các thủ tục Hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. Chính vì vậy, có thể
nói hoạt động Đại lý làm thủ tục Hải quan (Đại lý Hải quan) đã và đang
khẳng định tầm quan trọng của mình trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, góp
phần vào sự phát triển của kinh tế Việt Nam.
Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Phúc Gia là một trong 15 doanh nghiệp
cung cấp dịch vụ Đại lý Hải quan ở Hà Nội, công ty Cổ Phần Xuất Nhập
Khẩu Phúc Gia mới chính thức cung cấp dịch vụ Đại lý Hải quan nên chưa
có khách hàng thân thiết, chưa tạo dựng được uy tín thương hiệu dẫn đến
công việc chưa nhiều, nguồn thu không cao mặt khác công ty chưa thật sự
nhận được nhiều hỗ trợ từ phía cơ quan Hải quan, các nhân viên Đại lý của
công ty còn gặp nhiều chi phí “ngoài luồng” trong quá trình làm thủ tục Hải
quan và thông quan hàng hóa, gây khó khăn lớn cho quá trình hoạt động và
phát triển của công ty.
Với những lý do trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Hoạt động Đại
lý làm thủ tục Hải quan tại công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Phúc Gia”
để đưa ra định hướng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện các quy trình
hoạt động Đại lý làm thủ tục Hải quan tại công ty Cổ Phần Xuất Nhập
Khẩu Phúc Gia làm đề tài báo cáo thực tập tốt nghiệp.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Tìm hiểu Hoạt động Đại lý Hải quan tại công ty Cổ Phần Xuất Nhập
Khẩu Phúc Gia, trên cơ sở đó phân tích và đưa ra những đánh giá về những
thuận lợi, khó khăn, hạn chế trong hoạt động cung cấp dịch vụ Đại lý Hải quan

tại công ty Cổ Phần Xuất Nhập khẩu Phúc Gia nói riêng và Đại lý Hải quan ở
việt Nam nói riêng.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
+ Hệ thống hóa những cơ sở lý luận cơ bản về hoạt động Đại lý Hải quan.
+ Tìm hiểu thực trạng và phân tích hoạt động Đại lý Hải quan tại công ty Cổ
Phần Xuất Nhập Khẩu Phúc Gia.
+ Định hướng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện các quy trình hoạt động
Đại lý Hải quan tại công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Phúc Gia trong thời gian
tới.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu:
- Hoạt động cung cấp dịch vụ Đại lý Hải quan tại công ty Cổ Phần Xuất
Nhập Khẩu Phúc Gia.
- Các nhân tổ ảnh hưởng đến hoạt động cung cấp dịch vụ Đại lý Hải
quan của công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Phúc Gia.
 Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu hoạt động cung cấp dịch vụ Đại lý Hải
quan tại công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Phúc Gia.
+ Phạm vi về thời gian: Trong thời gian thực tập từ 13/1/2012 đến
30/5/2012.
+ Phạm vi về không gian: Đề tài được thực hiện trên địa bàn thành phố Hà
nội và tỉnh Vĩnh Phúc.
1.4 Kết quả nghiên cứu dự kiến
+ Thực trạng hoạt động cung cấp dịch vụ Đại lý Hải quan tại công ty Cổ
Phần Xuất Nhập Khẩu Phúc Gia.
+ Những thuận lợi và khó khăn của công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Phúc
Gia.
+ Phương hướng và các giải pháp hoàn thiện dịch vụ Đại lý Hải quan tại
công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Phúc Gia.
PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN

CỨU
2.1 Tổng quan tài liệu
2.1.1 Cơ sở lý luận
2.1.1.1 Những khái niệm cơ bản về Hải Quan
- Thủ tục Hải quan là những công việc phải thực hiện của cả người khai
hải quan và công chức hải quan.
- Thủ tục Hải quan điện tử là thủ tục hải quan trong đó việc khai báo, tiếp
nhận, xử lý thông tin khai hải quan, ra quyết định được thực hiện thông qua
hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.
- Thông điệp dữ liệu điện tử hải quan là thông tin được tạo ra, gửi đi,
nhận và được lưu trữ bằng phương tiện điện tử theo định dạng chuẩn để thực
hiện thủ tục hải quan điện tử.
- Hệ thống khai hải quan điện tử: là hệ thống thông tin do người khai hải
quan quản lý, sử dụng để thực hiện thủ tục hải quan điện tử.
- Thông quan hàng hoá: là việc cơ quan hải quan cho phép hàng hoá đã
hoàn thành các thủ tục hải quan cần thiết được xuất khẩu, nhập khẩu hoặc
hoàn thành các thủ tục hải quan và chuyển sang một chế độ quản lý hải quan
khác.
- Giải phóng hàng: là việc cơ quan hải quan cho phép hàng hoá đang
trong quá trình làm thủ tục thông quan được đặt dưới quyền quyết định của
người khai hải quan.
2.1.1.2 khái quát về hoạt động Đại lý Hải quan
Trong điều kiện kinh tế thị trường, các hoạt động thương mại phát
triển phong phú, đa dạng và đan xen lẫn nhau. Việc một thương nhân, chỉ
bằng năng lực của mình, thực hiện tất cả các công đoạn của quá trình giao
lưu thương mại ngày càng trở nên hãn hữu. Các thương nhân có thể tự mình
thực hiện tất cả các công việc trên nhưng do không có năng lực chuyên môn
mà việc tự tiến hành các hoạt động phụ trợ làm phát sinh nhiều chi phí cho
họ. Để giảm chi phí sản xuất, các thương nhân này có nhu cầu sử dụng
những dịch vụ khác nhau, vì vậy dịch vụ Logistics ra đời và càng ngày càng

khẳng định được vai trò quan trọng của mình trong lưu thông hàng hóa.
Dịch vụ này là một hoạt động thương mại có nội dung rất đa dạng bao gồm
các công việc như nhận hàng từ người gửi để tổ chức việc vận chuyển, đóng
gói bao bì, ghi kí mã hiệu, làm thủ tục hải quan, làm thủ tục gửi giữ hàng
hóa …
Là một nội dung trong chuỗi dịch vụ Logistics, Đại lý làm thủ tục Hải
quan là một loại hình dịch vụ tuy rất mới mẻ nhưng cũng đóng vai trò rất
quan trọng đối với các doanh nghiệp, ngành Hải Quan nói riêng và với nền
kinh tế nói chung
Đối với nhiều quốc gia cũng như với Việt Nam thì Đại lý làm thủ tục
hải quan là một bộ phận quan trọng không thể thiếu trong quá trình làm thủ
tục Hải Quan, nó chính là cầu nối giữa cơ quan Hải Quan và Doanh nghiệp.
Khi Đại lý làm thủ tục hải quan hoạt động một cách chuyên nghiệp sẽ giúp
cho cơ quan Hải Quan nâng cao được hiệu quả quản lý đồng thời giúp cho
các doanh nghiệp thông quan nhanh hành hóa.Vậy Đại lý làm thủ tục hải
quan là gì, vì sao nó có tác dụng to lớn như vậy đối với ngành Hải Quan nói
riêng và đối với nền Kinh tế nói chung. Pháp luật đã quy định khá cụ thể về
hoạt động của loại đại lý này:
Theo Điều 1 Nghị định 79/2005/NĐ – CP của Chính phủ ngày 16
tháng 6 năm 2005, quy định về điều kiện đăng ký và hoạt động của đại lý
làm thủ tục hải quan thì Đại lý làm thủ tục hải quan (dưới đây gọi tắt là đại
lý hải quan) là thương nhân thay mặt người có hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu (dưới đây gọi tắt là chủ hàng) thực hiện trách nhiệm của người khai hải
quan và thực hiện các công việc khác về thủ tục hải quan theo thỏa thuận
trong hợp đồng.
Theo quy định này thì Đại lý Hải Quan sẽ đứng ra thay mặt từng
doanh nghiệp xuất nhập khẩu (DN XNK) thuê mình để làm dịch vụ thủ tục
Hải Quan một cách nhanh chóng, thuận lợi với điều kiện đáp ứng đủ nhu cầu
theo quy định về XNK hàng hóa. Với sự thay mặt của đại lý này thì cơ quan
Hải Quan sẽ rút ngắn được thời gian trong việc tìm hiểu thông tin của từng

lô hàng, từng doanh nghiệp làm thủ tục thông qua vai trò bảo lãnh của Đại lý
Hải Quan, giảm sai sót tiến tới phương pháp quản lý mới theo thủ tục Hải
Quan điện tử, phù hợp với chuẩn mực quốc tế. Trong trường hợp nếu có sai
sót xảy ra thì cơ quan quản lý Nhà nước chỉ cần xử lý Doanh nghiệp làm đại
lý hải quan thay cho DNXNK. Chính vì thế, đại lý hải quan được ví như
“cánh tay nối dài” của cơ quan Hải Quan.
Các quy định của Pháp luật cũng đã quy định rõ đại lý hải quan nhân danh
mình để khai, ký tên và đóng dấu trên tờ khai hải quan và chịu trách nhiệm
trước pháp luật nếu khai không đúng những thông tin và chứng từ liên quan
do chủ hàng cung cấp. Như vậy, đại lý hải quan phải thấy rõ trách nhiệm và
nghĩa vụ của mình để làm tốt công việc đã được chủ hàng ký hợp đồng, qua
đó tạo được uy tín và thương hiệu cho mình, thu hút được khách hàng, đối
với chủ hàng thì cũng yên tâm khi ký hợp đồng với đại lý hải quan, từ đó có
thể giảm thời gian thông quan và giảm thiểu chi phí.
2.1.1.3 Các đặc trưng cơ bản của Đại lý Hải quan.
Dưới giác độ là một hoạt động thương mại, đại lý hải quan có 4 đặc
điểm sau:
- Thứ nhất, về chủ thể đại lý hải quan là hoạt động thương mại phát
sinh giữa người có hàng hóa XNK (chủ hàng) và bên đại lý hải quan.
Theo điều 1, điều 2 Nghị định 79/2005/NĐ – CP, đại lý hải quan là
thương nhân. Điều 6 Luật Thương mại quy định: “Thương nhân bao gồm tổ
chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một
cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh”. Đại lý hải quan
muốn đi vào hoạt động phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp
luật, điều 7, mục 1, chương 1, Luật Thương mại quy định nghĩa vụ đăng ký
kinh doanh của thương nhân: Thuơng nhân có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh
theo quy định của pháp luật. Trường hợp chưa đăng ký kinh doanh, thương
nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình theo quy định
của Luật thương mại và quy định khác của pháp luật.
Trong trường hợp này, đại lý hải quan có thể tồn tại dưới hình thức

doanh nghiệp, hộ kinh doanh miễn là đáp ứng đầy đủ các điều kiện về mặt
chủ thể do pháp luật quy định tại điều 2 Nghị định 79/2005/NĐ – CP bao
gồm các quy định về ngành nghề kinh doanh, nhân viên đại lý và điều kiện
nối mạng máy tính.
Chủ hàng là bên có hàng hóa XNK có nhu cầu thuê đại lý hải quan
thực hiện việc khai thuê hải quan và một số công việc liên quan đến thủ tục
hải quan theo hợp đồng. Việc thực hiện này phải thông qua hợp đồng giữa
doanh nghiệp và bên đại lý. Nghĩa vụ của các doanh nghiệp này không
những phải cung cấp cho đại lý hải quan đầy đủ, chính xác các chứng từ,
thông tin cần thiết cho việc làm thủ tục hải quan của lô XNK mà còn phải
chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với trường hợp cung cấp không chính
xác, không đầy đủ các thông tin, các chứng từ liên quan đến lô hàng, cung
cấp các chứng từ không hợp pháp, hợp lệ cho đại lý hải quan dẫn đến hành
vi vi phạm pháp luật.
- Thứ hai, đại lý hải quan mang đậm đặc trưng của một hình thức đại
lý cung ứng dịch vụ
Sự khác biệt của đại lý hải quan với việc ủy quyền cho các DN giao
nhận làm thủ tục hải quan cho hàng hóa XNK trước đây. Nếu người được
DN XNK ủy quyền làm thủ tục hải quan chỉ căn cứ vào văn bản uỷ quyền,
mà không ký tên đóng dấu trên tờ khai, do vậy không chịu trách nhiệm khi
xảy ra sai sót vi phạm. Thì đại lý hải quan lại nhân danh mình để khai, ký
tên và đóng dấu trên tờ khai hải quan và chịu trách nhiệm trước pháp luật
nếu khai không đúng những thông tin và chứng từ liên quan do chủ hàng
cung cấp. Điều này đã thể hiện rõ đặc trưng của đại lý hải quan là một Đại lý
thương mại hoạt động trên nguyên tắc đại diện, chịu trách nhiệm trước pháp
luật trong phạm vi được ủy quyền. Chính vì vậy mà Đại lý Hải Quan càng
có trách nhiệm cao hơn đối với chủ hàng và cả đối với bản thân đại lý.
Đồng thời, theo quy định của pháp luật, đại lý hải quan cũng là người
khai hải quan, do vậy cũng phải tuân theo quy định về quyền và nghĩa vụ
của người khai theo quy định của pháp luật. Cụ thể theo điều 23, chương 1,

Luật Hải quan năm 2001 quy định về quyền và nghĩa vụ của người khai hải
quan thì người khai hải quan có nghĩa vụ: Khai hải quan và thực hiện đúng
quy định tại khoản 1, điều 16, các điều 18, 20, 68 của Luật này; đồng thời
chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự xác thực của nội dung đã khai và các
chứng từ đã nộp, xuất trình…
- Thứ ba, hoạt động đại lý hải quan phát sinh trên cơ sở hợp đồng
Giống như hợp đồng ủy thác, xét về bản chất, hợp đồng đại lý thương
mại cũng là một hợp đồng dịch vụ theo quy định tại điều 518 Bộ luật dân sự
nên đối tượng của hợp đồng đại lý là công việc mua bán hàng hóa hoặc công
việc cung ứng dịch vụ của bên đại lý cho bên giao đai lý. Các hoạt động đại
lý hay ủy thác đều được thực hiện thông qua các thương nhân trung gian,
những người này bằng danh nghĩa của chính mình thực hiện việc mua bán
hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho người khác để hưởng thù lao.
Hợp đồng bằng văn bản là hình thức cam kết bắt buộc cho các bên
tham gia quan hệ đại lý hải quan. Thông qua hợp đồng này mà các bên giao
kết được quyền, nghĩa vụ và công việc phải làm của các bên trên cơ sở pháp
luật.
- Thứ tư, trong hoạt động đại lý hải quan, bên đại lý chịu sự giám sát,
quản lý trực tiếp từ cơ quan hải quan.
Pháp luật và thực tiễn hoạt động quản lý đại lý hải quan ở các nước
trên thế giới cũng như tại nước ta cho thấy, cơ quan hải quan là đơn vị giám
sát, quản lý hoạt động của các đại lý làm thủ tục hải quan.Cơ quan hải quan
quản lý hoạt động của các đại lý thông qua việc đăng ký đại lý làm thủ tục
hải quan, cấp thẻ nhân viên đại lý, tổ chức thi chứng chỉ nghiệp vụ khai hải
quan nghiệp vụ khai hải quan. Đồng thời đại lý hải quan cũng là đối tác của
cơ quan hải quan nhằm giúp hải quan quản hoạt động XNK tốt hơn, tránh
gian lận thương mại…
2.1.1.3 Sự hình thành, phát triển của Đại lý Hải quan và vai trò của Đại
lý Hải quan trong nền kình tế
a. Đại lý Hải Quan trên thế giới

Ở rất nhiều nước trên thế giới, loại hình đại lý hải quan chuyên nghiệp
trong hoạt động XNK đã rất phổ biến, đây là một khâu trong cả chuỗi dịch
vụ giao nhận hàng hóa mà nhiều nước đã áp dụng rất hiệu quả. Hiện nay,
hầu như tại các nước phát triển trên thế giới thì 100% hàng hoá XNK đều
được thông quan điện tử, dựa trên các tiêu chí quản lý rủi ro có trên mạng.
Nhân viên Hải quan kiểm tra các thông tin trên tờ khai, nếu chưa đủ hoặc
phải thay đổi thì thông báo cho đại lý hoặc doanh nghiệp bổ sung, sửa đổi,
sau khi kiểm tra hồ sơ giấy thì kiểm tra thực tế hàng hoá XNK. Thủ tục hải
quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu (khai báo hải quan, phân tích xử lý
thông tin, thông quan hàng hoá, tính thuế, nộp thuế, hoàn thuế ) đều được
thực hiện qua hệ thống tự động hoá hải quan, hàng hoá xuất khẩu thông
thường được kiểm tra tại kho hàng của doanh nghiệp. Chính vì thế hệ thống
đại lý khai thuê hải quan của các nước trên thế giới cũng mang tính đặc thù,
phát triển đa dạng và chuyên nghiệp. Nhìn chung, đại lý làm thủ tục hải
quan ở các nước có một số đặc điểm giống nhau là:
Thứ nhất, được luật quy định tương đối chặt chẽ. Luật của Philipin
quy định quyền được cấp phép của đại lý hải quan (customs brokers) cụ thể
là tại Tiết 1301 qui định người có quyền thực hiện khai báo hải quan là: Môi
giới hải quan được cấp phép đúng thể thức, thực hiện theo sự ủy quyền của
người giữ vận đơn , hoặc ; hay qui định trách nhiệm ký tờ khai hải quan của
người đại lý tại Tiết 1305 [2] Luật Indonexia quy định người đại lý làm thủ
tục hải quan đảm nhận việc khai hải quan thay mặt người nhập khẩu hay
xuất khẩu nếu sai phạm thì áp dụng hình phạt như đối với người nhập khẩu
hay xuất khẩu (Điều 107). Luật Trung Quốc quy định doanh nghiệp khai
thuê hải quan đã có đăng ký hoạt động với hải quan và được chủ hàng ủy
quyền làm các thủ tục khai báo và nộp thuế hải quan và phải chịu trách
nhiệm trước pháp luật giống như chủ hàng hóa xuất, nhập khẩu. Theo Luật
của Thái Lan, người khai thuê hải quan phải có tư cách pháp nhân với số
vốn điều lệ tối thiểu là 1 triệu Bạt. [3]
Thứ hai, có đủ những điều kiện cần thiết, đặc biệt là điều kiện về

trình độ nghiệp vụ của nhân viên làm đại lý với quy trình đào tạo và sát hạch
bắt buộc. Luật Philipin quy định người được làm đại lý hải quan phải được
học ở đại học xong 18 môn khoa học cơ bản về hải quan và thuế quan với
kết quả tốt. Nếu có một môn học yếu sẽ phải thay ít nhất bằng một tháng
thực hành. Hoa Kỳ quy định trong Bộ Quy tắc liên bang đòi hỏi cá nhân
muốn được cấp phép khai thuê hải quan phải là người không làm quan chức
chính phủ, có tư cách đạo đức tốt, qua sát hạch đạt điểm 75% trở lên về kiến
thức hải quan, các quy định về thủ tục, kế toán và thanh toán liên quan đến
hoạt động xuất, nhập khẩu. Ở Canada đòi hỏi qua sát hạch phải đạt ít nhất
60% điểm số trong cả hai bài kiểm tra điều kiện và bài thi viết chuyên môn.
[3]
Thứ ba, đại lý hải quan phải có hệ thống sổ sách và tài liệu lưu trữ bắt
buộc rõ ràng, đúng quy định. Luật Hoa Kỳ quy định, người khai thuê hải
quan phải lưu giữ và sắp xếp chứng từ ngăn nắp, nguyên trạng. Thời hạn lưu
giữ chứng từ ít nhất là 5 năm sau ngày làm thủ tục cho hàng hóa
Đại lý làm thủ tục hải quan chủ yếu thực hiện các công việc về khai
hải quan, việc nộp thuế thuộc trách nhiệm của chủ hàng. Trường hợp chủ
hàng nhờ đại lý nộp thay thì đại lý sẽ làm thủ tục nộp thay. Khi làm thủ tục
hải quan, các nhân viên của công ty khai thuê nhập đầy đủ dữ liệu về lô hàng
xuất khẩu nhập khẩu do doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu cung cấp trên tờ
khai hải quan sau đó chuyển đến cơ quan hải quan thông qua hệ thống tự
động hoá.
Điển hình cho hình thức làm việc này là các Đại lý Hải Quan Hàn
Quốc. Mục tiêu phát triển hiện nay của Hải quan Hàn quốc là trở thành cơ
quan Hải quan tiên tiến trên thế giới, đóng góp tích cực cho sự phát triển
kinh tế thịnh vượng của Hàn quốc. Chính vì thế, thủ tục hải quan của Hàn
Quốc được đánh gia là rất tiên tiến và đơn giản. cho nên hệ thống Đại lý Hải
Quan Hàn Quốc cũng phát triển theo như một lẽ tất nhiên.
b. Sự hình thành và phát triển của Đại lý Hải Quan ở Việt Nam
Ở Việt Nam, hoạt động dịch vụ đại lý hải quan đã được hình thành và

tồn tại từ năm 1999 dưới hình thức là chủ hàng tự khai và ủy quyền cho
người khác khai hải quan và giao nhận hàng hóa XNK. Nhưng trên thực tế
hình thức đại lý khai hải quan còn rất manh mún, việc nộp hồ sơ cho hải
quan chỉ tập trung vào các cá nhân chuyên khai thuê mà dư luận gọi là "cò
mồi". Sau một thời gian xây dựng soạn thảo, Nghị định số 79/2005/NĐ-CP
ngày 16-6-2005 của Chính phủ được ban hành nhằm thiết lập một cơ sở
pháp lý cụ thể để triển khai và quản lý hoạt động của các đại lý làm thủ tục
hải quan chuyên nghiệp. Được ví như cầu nối giữa doanh nghiệp XNK và cơ
quan Hải quan, đại lý làm thủ tục hải quan có một vai trò quan trọng với các
DNXNK và CQHQ, đặc biệt trong quá trình ngành Hải quan đang đẩy
nhanh hiện đại hóa tiến tới thông quan điện tử.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế kéo theo gia tăng mạnh mẽ
hàng năm khối lượng và giá trị hàng XNK, nhu cầu làm thủ tục hải quan cho
hàng hoá ngày càng tăng lên. Sự thay đổi cơ bản thủ tục, phương thức quản
lý XNK theo Luật Hải quan mới đang kéo theo những cơ chế mới lạ và khá
phức tạp trong khai báo, nộp thuế hay kiểm hoá. Chính vì vậy, hoạt động đại
lý khai thuế hải quan diễn ra mạnh mẽ và ngày càng phát triển rộng rãi trên
các tỉnh thành trong cả nước để nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết của doanh
nghiệp cần khai hải quan.
Từ thời điểm cuối năm 2005, đầu 2006, hàng loạt các văn phòng giao
nhận kho vận có kinh doanh đại lý hải quan của nước ngoài đồng loạt nâng
cấp lên công ty. Theo thống kê, tỷ lệ doanh nghiệp trong nước đăng ký kinh
doanh ngành nghề này cũng gia tăng mạnh mẽ.
Bên cạnh đó, sau khi cải cách điều kiện thành lập Đai lý Hải Quan để
không còn mang nặng tính “xin – cho” như trước thì môi trường kinh doanh
của Đại lý Hải Quan ngày càng thông thoáng hơn, tạo điều kiện cho doanh
nghiệp hoạt động một cách trơn tru và hiệu quả hơn. [6]Cụ thể, kinh doanh
Đại lý Hải quan được mở rộng tới đối tượng thương nhân và có đăng ký
ngành nghề kinh doanh. Các quy định về đăng ký, chứng chỉ nghiệp vụ như
hiện nay là đã "mở tối đa", tạo điều kiện rất thoáng cho họat động doanh

nghiệp vì trước đó, nhiều khi DN đã gặp vướng mắc do sự rải rác trong việc
hội tụ các điều kiện mà cơ chế quy định thiếu thực tế.
Chủ trương của ngành hải quan cũng muốn thúc đẩy hình thức kinh
doanh này, do thực tế là điều này cũng có lợi cho chính họ. Trong lĩnh vực
hải quan thì vấn đề chống gian lận thương mại ngày càng khó khăn và phức
tạp. Vấn đề nắm bắt thông tin, quản lý, phát hiện ngăn chặn, xử lý các hành
vi gian lận của các doanh nghiệp XNK đối với các cơ quan hải quan là hết
sức khó khăn bởi số lượng các doanh nghiệp tiến hành hoạt động XNK ngày
càng lớn và cơ chế ngày càng thoáng.
Do đó, nếu quản lý thông qua các đầu mối là các tổ chức Đại lý Hải
quan thì sẽ giảm bớt rất nhiều khó khăn cho các cơ quan hải quan trong việc
xác định thông tin khai báo, điều tra, xử lý trách nhiệm của các bên nếu có
gian lận xảy ra.
Tuy vậy, cho đến nay, các cơ quan hữu trách vẫn giữ quan điểm cho
rằng hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan vẫn là lĩnh vực kinh doanh đặc
thù, và "nhạy cảm". Vì thế, hiện nay là thời điểm thích hợp để "chuẩn hoá"
hoạt động kinh doanh đại lý hải quan bằng những cơ chế quản lý trực tiếp và
chặt chẽ từ ngành hải quan.
c. Vai trò của Đại lý Hải Quan trong nền kinh tế
Chính vì sự cần thiết phải có một hệ thống dịch vụ đại lý hải quan
chuyên nghiệp đóng góp cho sự phát triển của hoạt động thương mại, đại lý
hải quan từ khi ra đời đã khẳng định được vai trò khá lớn của mình. Sự tồn
tại của đại lý hải quan có vai trò quan trọng với các doanh nghiệp XNK và
với cơ quan hải quan, cụ thể như sau:
- Đối với các doanh nghiệp XNK
Thứ nhất, đại lý hải quan giúp cho các DNXNK thông quan nhanh
hàng hóa, tránh được những sai sót, vi phạm trong quy trình làm thủ tục hải
quan.
Đại lý hải quan với những nhân viên chuyên nghiệp có hiểu biết sâu
rộng về hệ thống pháp luật, thành thạo trong công việc, sử dụng những thiết

bị hiện đại, có quan hệ tốt với cơ quan hải quan và được cơ quan hải quan tin
tưởng do họ thường xuyên làm việc với cơ quan hải quan sẽ giúp cho việc
thông quan không những nhanh chóng, chính xác mà còn tiết kiệm thời gian
làm thủ tục, nhờ vậy hàng hóa được thông quan nhanh hơn đảm bảo tiến độ
của quá trình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp.
Thứ hai, đại lý hải quan phát triển tạo điều kiện cho các doanh nghiệp
giảm chi phí đầu tư vào lưu thông qua việc tinh giản được bộ máy, tiết kiệm
chi phí quản lý.
Khi các doanh nghiệp thuê đại lý hải quan làm thủ tục thì sẽ không
phải mất chi phí hình thành, vận hành bộ máy chuyên làm thủ tục hải quan.
Chi phí này tuơng đối lớn nhưng thường không hiệu quả vì hoạt động XNK
của các doanh nghiệp là không thường xuyên và với kim ngạch thấp trong
khi các doanh nghiệp này vẫn phải trả lương thường xuyên cho các nhân
viên và các chi phí khác để vận hành bộ máy này.
Mặt khác, doanh nghiệp không phải bỏ chi phí vào đầu tư trang thiết
bị , phương tiện hiện đại phục vụ cho việc làm thủ tục hải quan. Nhất là khi
tiến hành áp dụng khai báo hải quan điện tử đối với hàng hóa XNK thì chi
phí này lại càng tăng. Qua đó, các doanh nghiệp có thể tiết kiệm đuợc chi
phí đầu tư nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh trên thị trường.
Thứ ba, giảm được mối quan hệ trực tiếp giữa doanh nghiệp XNK và
công chức hải quan nên giảm được các chi phí mang tính tiêu cực.
Qua việc thuê các Đại lý Hải quan, doanh nghiệp không phải tiếp xúc
trực tiếp với các công chức hải quan do đó không có cơ hội xảy ra tình trạng
công chức hải quan sách nhiễu, vòi tiền doanh nghiệp (một hiện tượng vẫn
đang tồn tại mà Tổng cục hải quan đang tìm cách xóa bỏ)
- Đối với cơ quan hải quan
- Thứ nhất, tránh tình trạng ùn tắc, tạo ra sự thông thoáng tại các địa
điểm làm thủ tục hải quan.
Ở Việt Nam hiện nay có khoảng hơn 30.000 doanh nghiệp tham gia
XNK, trong đó có khoảng 82% là doanh nghiệp vừa và nhỏ, hoạt động

không thường xuyên và tự làm thủ tục hải quan[6]. Do đó tình trạng ùn tắc
tại các địa điểm làm thủ tục hải quan rất hay xảy ra.
Từ khi Đại lý Hải quan ra đời và đi vào hoạt động, số lượng người
làm thủ tục giảm đi, mặt khác do tính chuyên nghiệp cao nên thủ tục hải
quan đối với hàng hóa XNK sẽ được thực hiện chính xác hơn, nhanh hơn
giảm tình trạng ùn tắc và tạo sự thông thoáng tại các địa điểm làm thủ tục.
- Thứ hai, tạo điều kiện thuận lợi cho hiện đại hóa công tác quản lý
hải quan.
Đồng thời với việc phát triển các Đại lý Hải quan thì số đầu mối mà
cơ quan hải quan phải quản lý giảm xuống, mặt khác các đầu mối này lại
được đào tạo bài bản về làm thủ tục hải quan, được trang bị phương tiện hiện
đại nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan hải quan tiến hành thực hiện
nối mạng để triển khai chương trình khai báo điện tử, thu thập thông tin,
phân loại doanh nghiệp XNK và thực hiện kỹ thuật quản lý rủi ro trong kiêm
tra, kiểm soát hải quan.
- Thứ ba, giúp cho cơ quan hải quan tinh giản được bộ máy nhưng lại
đạt được hiệu quả quản lý cao, triển khai các chủ trương, chính sách một
cách nhanh chóng.
Do hàng hóa được thông quan nhanh từ khi phát triển được các Đại lý
làm hải quan nên năng suất làm việc của công chức hải quan cũng tăng lên.
Đặc biệt khi áp dụng hệ thống khai hải quan điện tử thì Đại lý Hải quan là
đầu mối quan trọng nhập dữ liệu với tính đầy đủ, chính xác cao nhất, từ đó
giảm thiểu được công việc nhập dữ liệu của các công chức hải quan như
hiện nay đang thực hiện, vì thế chủ trương tinh giảm bộ máy nhà nước của
cơ quan hải quan được thực hiện.
Mặt khác, việc triển khai văn bản hay chính sách mới của hải quan
vào thực tế cho các đầu mối cũng là thuận lợi hơn trước, trong nhiều trường
hợp chính họ cũng phát hiện ra những nội dung bất hợp lý, không phù hợp
với thực tế để cơ quan hải quan nhanh chóng chỉnh sửa.
- Thứ tư, Đại lý hải quan hỗ trợ cơ quan hải quan trong hoạt động

ngăn ngừa tiêu cực, buôn lậu gian lận thương mại và trồn thuế.
Với việc phát triển các Đại lý Hải quan đã làm giảm mối quan hệ trực
tiếp giữa doanh nghiệp và công chức haỉ quan, nên đã góp phần ngăn hiện
tuợng một số công chức hải quan bị thái hóa, biến chất thông đồng, tiếp tay
cho doanh nghiệp trốn thuế, gian lận thương mại.
Từ sự phân tích trên có thể thấy đại lý hải quan đã đóng một vai trò
khá quan trọng trong hoạt động của ngành Hải Quan. Không chỉ mang lợi
cho doanh nghiệp mà còn giúp cho hoạt động quản lý nhà nước của ngành
Hải Quan thêm thuận lợi góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
2.1.1.4. Pháp luật về Đại lý Hải quan
a. Khái quát pháp luật về đại lý hải quan
Đại lý hải quan là một loại dịch vụ thương mại đặc biệt. Cũng giống
như các thương mại dịch vụ khác, nó đều phải được vận hành trong một môi
trường pháp lý nhất định, cụ thể bao gồm: Môi trường pháp lý đầu vào (quy
định điều kiện về đại lý hải quan, trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh đại lý
hải quan); Môi trường pháp lý hoạt động (quy định quyền và nghĩa vụ pháp
lý của đại lý hải quan); Môi trường pháp lý đầu ra (quy định việc chấm dứt
sự tồn tại của đại lý hải quan). Với cách thức tiếp cận vấn đề như vậy thì đại
lý hải quan phải tồn tại trong một môi trường pháp lý rộng lớn và chịu sự
điều chỉnh của nhiều văn bản pháp luật khác nhau.
Với sự phát triển ngày càng nhanh của các đại lý hải quan đồng thời
với vai trò ngày càng to lớn của đại lý hải quan trong nền kinh tế thì việc cần
có một hệ thống các qưy định pháp luật về đại lý này là một nhu cầu cấp
thiết. Hệ thống pháp luật này không những phải đầy đủ chặt chẽ về các quy
định hoạt động đại lý mà còn phải thường xuyên đổi mới để đáp ứng với sự
thay đổi nhanh chóng của thị trường.
Tại Việt Nam, Đại lý hải quan tồn tại trong một môi trường pháp lý
khá rộng lớn và chịu sự điều chỉnh của nhiều loại văn bản pháp luật khác
nhau, như Bộ luật Dân sự 2005; Luật Doanh nghiệp2005; Luật Cạnh tranh
2004; Luật Phá sản 2004; các Luật Thuế và một số văn bản pháp luật chuyên

ngành qui định Qui chế pháp lý hoạt động của Đại lý Hải quan.
Mà cụ thể, Đại lý Hải quan được quy định tại Điều 21 Luật Hải quan
được sửa đổi, bổ sung năm 2005.
Ngày 16/06/2005, Chính phủ đã ban hành nghị định số 79/2005/NĐ-
CP quy định điều kiện đăng ký và hoạt động của đại lý hải quan.
Ngày 05/09/2005, Bộ Tài chính cũng đã có thông tư số 73/2005/TT-
BTC hướng dẫn một số điều của nghị định 79/2005/NĐ-CP.
Mới nhất đây là hướng dẫn 17511/BTC – TCHQ về việc hướng dẫn
cụ thể một số nội dung tại thông tư 73/2005/TT – BTC.
Như vậy, cơ bản thì đại lý hải quan đã có đủ cơ sở pháp lý để hoạt
động.
Các văn bản pháp luật này quy định trên nhiều phương diện nhằm
quản lý các đại lý hải quan một cách sát xao và hiệu quả nhất, đồng thời
cũng tạo một môi truờng pháp lý cởi mở nhất cho loại dịch vụ này, cụ thể là:
Các văn bản này quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục đăng ký kinh
doanh Đại lý Hải quan
Theo quy định tại điều 7 Luật Doanh nghiệp 2005 thì đối với ngành
nghề mà pháp luật về đầu tư và pháp luật có liên quan quy định phải có điều
kiện thì doanh nghiệp chỉ được kinh doanh ngành nghề đó khi có đủ điều
kiện theo quy định.
Tại Luật quản lý thuế năm 2007 có quy định tổ chức kinh doanh dịch
vụ làm thủ tục vế thuế là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ có điều kiện và
Đại lý Hải quan thực hiện quyền, nghĩa vụ của tổ chức kinh doanh dịch vụ
làm thủ tục về thuế khi làm thủ tục về thuế với hàng hóa XNK.
Theo quy định tại điểm 35, mục II, phụ lục III ban hành kèm theo
nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/06/2006 quy định chi tiểt Luật
Thương Mại về hàng hóa dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và
kinh doanh có điều kiện thì Đại lý Hải quan là dịch vụ kinh doanh có điều
kiện, theo đó tại điểm d, khoản 1, điều 7 cũng có quy định nhân viên trực
tiếp thực hiện kinh doanh có điều kiện phải đảm bảo các yêu cầu về trình độ

nghiệp vụ, chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp và sức khỏe theo quy định
của pháp luật.
Điều 2 của nghị định 79/2005/NĐ-CP đã có quy định về điều kiện làm
Đại lý Hải quan
Tại điều 3 và điều 5 của nghị định 79/2005/NĐ-CP đã có quy định về
điều kiện làm nhân viên Đại lý Hải quan và thẻ nhân viên làm thủ tục hải
quan cùng với các quy định về hồ sơ xin cấp thẻ.
Như vậy song song với các điều kiện của Đại lý Hải quan là những
điều kiện mang tính nhà nghề của các nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan
– người trực tiếp thực hiện hành vi làm thủ tục hải quan cho từng lô hàng
XNK, đó là điều kiện về bằng cấp, trình độ chuyên môn, năng lực pháp luật
Thứ hai: Quy định về quyền và nghĩa vụ pháp lý của Đại lý Hải quan
Với tư cách là người khai hải quan, Đại lý Hải quan có đầy đủ quyền
và nghĩa vụ của người khai hải quan được quy định tại điều 23 Luật Hải
quan (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 14 Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung một
số điều của luật Hải quan ngày 14/06/2005) quy định quyền và nghĩa vụ của
người khai hải quan.
Ngoài ra trong nghị định 79/2005/NĐ-CP có quy định chi tiết hơn về
hoạt động của các Đại lý Hải quan tại điều 8, chương II. Và tại thông tư
73/2005/TT-BTC cũng quy định thêm về các hỗ trợ miễn phí của cơ quan
hải quan đối với Đại lý Hải quan.
Thứ ba: Quy định liên quan đến việc chấm dứt sự tồn tại của các Đại
lý Hải quan và thẻ nhân viên Đại lý.
Việc chấm dứt sự tồn tại của Đại lý Hải quan cũng như các hoạt động
dịch vụ khác, có thể giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật giải
thể và phá sản doanh nghiệp. Tuy nhiên do đặc thù ngành nghề, việc chấm
dứt sự tồn tại của các Đại lý Hải quan cũng được quy định tại điều 14,
chương III nghị định 79/2005/NĐ-CP quy định về xử lý vi phạm. Trong đó
có quy định cụ thể các trường hợp dừng hoạt động và tạm dừng hoạt động
của các Đại lý Hải quan, đồng thời cũng quy định về các trường hợp cơ quan

hải quan quyết định thu hồi thẻ của nhân viên Đại lý Hải quan.
Những năm vừa qua, qui trình Hải quan đã bắt đầu chuyển sang qui
trình hiện đại, cụ thể là việc thực hiện thí điểm thủ tục hải quan điện tử được
quy định rõ trong quyết định số 149/2005/QĐ-TTg.
Đây là một Quyết định quan trọng đánh dấu bước chuyển đổi cơ bản
quy trình hải quan, từ thủ công sang hiện đại. Và vì đây cũng là một văn bản
pháp lý có “dấu ấn” đối với công tác Hiện đại hóa thủ tục hải quan.
- Quyết định số 50/200/QĐ-BTC ban hành quy trình thực hiện thí
điểm thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa XNK. Quyết định này đã cho
thấy những ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác làm thủ tụchải
quan. Tuy nhiên vẫn cho thấy sự thủ công trong tác nghiệp của người khai
hải quan cũng như công chức hải quan.
- Quyết định số 810/QĐ-BTC về kế hoạch cải cách phát triển và hiện
đại hóa ngành hải quan giai đoạn 2004 – 2006.
Những văn bản pháp luật trên là những cơ sở pháp lý giúp cho Đại lý
Hải quan có một một môi truờng hoạt động thuận lợi góp phần đẩy nhanh
công tác hiện đại hóa hải quan trong thời kỳ mới.
b. Pháp luật về đại lý hải quan của một số nước trên thế giới
Hoạt động Đại lý Hải quan ở các nước là một hoạt động khá phổ biến
và được quản lý chặt chẽ. Việc làm thủ tục hải quan cho hàng hóa XNK ở
các nước chủ yếu do các Đại lý Hải quan thực hiện, chỉ có một ít doanh
nghiệp trực tiếp tự minh đi làm. Nhìn chung quy định về dịch vụ đại lý làm
thủ tục hải quan ở các nước cơ bản đều giống nhau ở một số nội dung như
sau:
- Dịch vụ này đều được quy định trong luật;
- Dịch vụ này đều được cơ quan hải quan quản lý chặt chẽ;
- Các công ty làm dịch vụ này đều phải được phép của cơ quan hải
quan và phải có đội ngũ nhân viên làm dịch vụ đại lý làm thủ tục hải quan đã
qua đào tạo;
- Công ty hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ đại lý làm thủ tục hải quan

phải có một số vốn tối thiểu và phải có hệ thống sổ sách, chứng từ kế toán rõ
ràng, đúng quy định;
- Các nhân viên làm dịch vụ đại lý làm thủ tục hải quan phải trải qua
một kỳ sát hạch về kiến thức Luật pháp hải quan, các luật liên quan, qui định
và thủ tục hải quan, các vấn đề vê thuế, giá tính thuế và tất cả các vấn đề
khác liên quan đến hoạt động XNK.
Đại lý Hải quan là một loại dịch vụ thương mại đặc biệt, cũng như các
thương mại dịch vụ khác đều được vân hành trong một môi trường pháp lý
nhất định. Các nước phát triển lớn trên thế giới hiện nay như Hoa Kỳ, Trung
Quốc, Nhật Bản … đều có một hệ thống pháp luật cụ thể quy định cho loại
dịch vụ này.
- Tại Hoa Kỳ, Bộ quy tắc Liên bang quy định về đại lý làm thủ tục
hải quan (Code of Federal Regulations):
Tại điểm 111.11 phần 111 – Khai thuê hải quan đã quy định về các
yêu cầu cơ bản để được cấp giấy phép khai thuê hải quan như sau:
Đối với thể nhân: Để được cấp giấy phép khai thuê hải quan các thể
nhân phải:
+ Là công dân của Hoa Kỳ kể từ ngày đệ đơn và không phải là quan
chức nhà nước hay người làm của Chính phủ;
+ Tuổi từ 21 trở lên kể từ ngày đệ đơn;
+ Phải có đạo đức tư cách tốt;
Trong thời hạn 03 năm tính đến ngày đệ đơn xin cấp phép khai thuê
hải quan phải trải qua đợt sát hạch bằng hình thức kiểm tra viết (đạt điểm
75% trở lên) để chứng minh mình có đầy đủ kiến thức về hải quan và các
luật liên quan, các quy định và thủ tục, kế toán và thanh toán, và tất cả các
vấn đề khác liên quan đến nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu.
Đối với công ty khai thuê hải quan: Để đảm bảo giấy phép khai thuê
hải quan được cấp đúng công ty khai thuê hải quan phải có ít nhất một thành
viên của công ty là người khai thuê hải quan.
Đối với Hiệp hội: Để đảm bảo giấy phép khai thuê hải quan được cấp

đúng cho Hiệp hội, với tư cách là Hiệp hội phải:
+ Được trao quyền theo các điều khoản của Hiệp hội để giao dịch với
các công việc của hải quan như là tư cách của người khai thuê hải quan;
+ Có ít nhất một cán bộ là nguời khai thuê hải quan.
Điểm 111.21 quy định về chứng từ giao dịch, điểm 111.23 quy định
về thời hạn lưu giữ chứng từ ….
- Tại Trung Quốc
Điều 09 Luật hải quan nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa quy định:
Ngoài những quy định đối với hàng hóa, vật phẩm XNK có thể do chủ hàng
tiến hành làm các thủ tục khai báo, nộp thuê hải quan, cũng có thể là xí
nghiệp khai thuê hải quan đã được đăng ký tại hải quan được chủ hàng ủy
quyền tiến hành làm các thủ tục khai báo, nộp thuế hải quan;
Điều 10 Luật hải quan quy định: Xí nghiệp khai thuê hải quan được
chủ hàng hóa XNK ủy quyền, tiến hành làm thủ tục khai báo hải quan với
danh nghĩa người được ủy quyền, phải nộp cho hải quan giấy ủy quyền do
người ủy quyền kí và tuân thủ các quy định đối với người ủy quyền tại Luật
này.
Xí nghiệp khai thuê hải quan được chủ hàng hóa XNK ủy quyền, tiến
hành làm thủ tục khai báo hải quan với danh nghĩa người được ủy quyền
phải chịu trách nhiệm trước pháp luật giống như chủ hàng hóa XNK; Hay
điều 11 quy đinh: Chủ hàng hóa XNK, xí nghiệp khai thuê hải quan làm tủ
tục hải quan nhất thiết phải đăng ký trước với hải quan theo quy định. Nhân
viên khai thuê hải quan nhất thiết phải có chứng nhận về tư cách của người
khai thuê theo quy định, những xí nghiệp chưa được dăng ký tại hải quan và
những nhân viên chưa có chứng nhận về tư cách khai thuê hải quan đều
không được tiến hành khai báo hải quan….
- Tại Philippin:
Tiết 1301 Luật hải quan philippin qui định người có quyền thực hiện
khai báo hải quan là: Môi giới hải quan được cấp giấy phép đúng thể thức,
thực hiện theo sự ủy quyền của người giữ vận tải đơn, hoặc…

Hay tại tiết 1305 qui định về người ký tờ khai hải quan: Cam đoan
chịu trách nhiệm về mọi sai trái, người nhập khẩu, người nhận hàng hoặc
người giữ vận tải đơn, người thực hiện khai báo hoặc người thụ hưởng kết
quả sự khai báo đó ký dưới lời khai nếu là hàng hóa, người quản lý nếu là
hàng cho các công ty, hang hoặc Hiệp hội hoặc người đại lý hải quan có giấy
phép được ủy quyền hợp thức để nhân danh một trong những người trên ký
dưới tờ khai;
Tại tiết 3401 qui định: Tiêu chuẩn xin cấp chứng nhận làm dịch vụ đại
lý hải quan là: Mọi người xin cấp chứng nhận để làm dịch vụ đại lý hải quan
phải trải qua một cuộc sát hạch bằng hình thức thi viết. Những người xin dự
thi cấn có những tiêu chuẩn sau đây:
+ Là công dân Philippin, có tuổi từ 21 trở lên;

×