Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

thảo luận Ô nhiễm môi trường hiện nay không riêng gì ở thành phố và các khu, cụm công nghiệp mà còn ở các vùng nông thôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.4 KB, 28 trang )

Xã hội loài người đang tiến gần hơn đến sự phát triển bền vững. Đó là việc
vừa phát triển kinh tế hiện đại song song với bảo vệ môi trường sinh thái. Tuy
nhiên, tình trạng ô nhiễm môi trường vẫn đang hoành hành ở khắp mọi nơi trên
hành tinh xanh. Môi trường sinh sống, hoạt động và phát triển của con người vẫn
đang ngày ngày bị tàn phá mặc dù cộng đồng quốc tế vẫn đang ra sức kêu gọi bảo
vệ môi trường. Do đó, trong vài năm gần đây, thuật ngữ “An ninh sinh thái” đã xuất
hiện và trở thành một trong những mục tiêu chiến lược phát triển của nhiều quốc
gia. Sau cách mạng công nghiệp, nền kinh tế thế giới như thay da đổi thịt với tốc độ
tăng trưởng kinh tế thần kỳ của nhiều nước. Song sự lợi dụng tự nhiên của con
người cũng ngày càng phá hoại môi trường nghiêm trọng hơn. Một loạt các vấn đề
an ninh sinh thái, môi trường và tài nguyên mang tính toàn cầu và khu vực như sự
thay đổi khí hậu mang tính toàn cầu, tầng ozone bị phá hỏng, tài nguyên nước bị
thiếu nghiêm trọng và khủng hoảng năng lượng đe doạ đến sự phát triển bền vững
của con người.
Ô nhiễm môi trường trở thành một vấn đề toàn cầu và buộc mọi quốc gia phải
liên kết với nhau để cùng tìm phương thức giải quyết. Hơn thế, vấn nạn sinh thái
này có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến toàn bộ nền kinh tể thế giới và đời
sống chính trị quốc tế.
Bài tiểu luận sẽ cung cấp một cái nhìn đầy đủ về vấn đề ô nhiễm môi trường
với tư cách là một vấn đề toàn cầu. Nguyên nhân nào làm môi trường sinh thái bị ô
nhiễm và tàn phá. Thực trạng của vấn đề ra sao trên phạm vi toàn cầu. Tác động của
vấn đề đến quan hệ quốc tế và chính trị quốc tế là tích cực hay tiêu cực. Cuối cùng,
giải pháp nào là hiệu quả cho vấn đề sinh thái toàn cầu này. Câu trả lời sẽ có trong
nội dung chi tiết của bài tiểu luận.
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
I. Khái niệm ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường là sự có mặt của các chất lạ, độc hại gây nên những biến
đổi nghiêm trọng về chất lượng của các yếu tố của môi trường như đất, nước, không
khí .vượt qua ngưỡng chịu đựng tự nhiên của sinh thể (dẫn đến biến dạng hoặc
chết hàng loạt) và con người (ốm đau, bệnh tật, suy giảm sức khoẻ, thậm chí cả chết
người)


Ngưỡng chịu đựng tự nhiên của các loài sinh vật khác nhau không giống nhau.
Đối với con người, ngưỡng chịu đựng được xác định bằng những tiêu chuẩn môi
trường - là những quy định về chuẩn mực, giới hạn cho phép đối với các yếu tố của
môi trường như đất, nước, không khí làm căn cứ để quản lí môi trường, nhằm
đảm bảo sức sống của sinh thể, bảo vệ sức khoẻ, sự sống và khả năng lao động của
con người.
II. Các dạng ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường sống tồn tại dưới các dạng ô nhiễm nước, ô nhiễm không
khí, ô nhiễm đất, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm phóng xạ, các tia vũ trụ,v.v
Ô nhiễm nước là dạng ô nhiễm nguy hiểm nhất, bởi vì toàn bộ sự sống trên
trái đất gắn liền với nước. Ô nhiễm nước là sự biến đổi của chất lượng nước bởi các
chất lạ, độc hại đến nước, gây nguy hiểm đến sự sống của các sinh vật, đến sự sống
và sinh hoạt của con người, tác động tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp , công
nghiệp, ngư nghiệp và các hoạt động thương mại, nghỉ ngơi, giải trí . Nếu xét theo
các tác nhân gây ô nhiễm thì ô nhiễm nước có các loại như ô nhiễm vô cơ, ô nhiễm
hữu cơ, ô nhiễm hoá chất, ô nhiễm sinh học, ô nhiễm bởi các tác nhân vật lí
Ô nhiễm không khí là sự có mặt của các chất lạ độc hại trong khí quyển, làm
biến đổi thành phần và chất lượng của không khí theo chiều hướng xấu đối với sự
sống. Ô nhiễm không khí cũng có hai nguồn: nguồn gốc tự nhiên ( do núi lửa, cháy
rừng, gió bụi, các quá trình phân huỷ các chất hữu cơ trong tự nhiên,v.v ) và nguồn
gốc nhân tạo do các hoạt động sản xuất và tiêu dùng của con người gây nên. nhiễm
đất là sự biển đổi thành phần chất lượng của lớp đất ngoài cùng của thạch quyển,
dưới tác động tổng hợp nước, không khí đã bị ô nhiễm, rác thải độc hại, các sinh vật
và vi sinh vật theo chiều hướng tiêu cực đối với sự sống của sinh vật và con người
Sa mạc hoá là một trong những biểu hiện nguy hiếm nhất của sự suy thoái và
ô nhiễm đất. Hiện tượng sa mạc hoá diễn ra đặc biệt mạnh ở các vùng thường xuyên
bị khô hạn. Hiện nay trên thế giới có tới 3,6 tỉ ha đất đang chịu ảnh hưởng của sự
suy thoái đất.
III. Thực trạng chung của ô nhiễm môi trường hiện nay
Ô nhiễm môi trường đang là một thách thức lớn đối với tất cả chúng ta. Chỉ

mất vài phút để đốn đổ một cái cây nhưng lại phải mất rất nhiều năm , thậm chí cả
trăm năm để trồng lại được một cái cây như thế. Chính những hành động của con
người đã và đang tàn phá nghiêm trọng đến môi trường sinh thái. Dưới đây là một
vài con số thống kê giật mình, trên thực tế những con số này có lẽ còn cao hơn nữa.
Khoảng 50% dân số trên hành tinh không có nước sạch 80% diện tích rừng đang bị
tàn phá hoặc suy thoái, 6 triệu ha đất trồng đã bị biến thành hoang mạc. Nếu tốc độ
khai thác rừng tiếp tục như hiện nay thì chỉ khoảng trong 170 năm nữa, rừng trên
toàn cầu sẽ hoàn toàn biến mất.
1/4 các loài động vật có vú và hàng loạt những loài động thực vật quý hiếm
khác đang có nguy cơ tuyệt chủng
IV. Hậu quả chung của ô nhiễm môi trường
1. Đến sức khoẻ con người
Sự suy thoái của chất lượng nước, không khí và những nguy hiểm khác về môi
trường đã ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp lên sức khỏe con người, dẫn đến sự
suy giảm sức khỏe và các bệnh tật liên quan, bao gồm cả các căn bệnh gây ra bởi vi
trùng và côn trùng do sự thay đổi của khí hậu như sốt rét, vàng da.
Theo tố chức y tế thể giới hàng năm có khoảng hơn 2 triệu người chết vì các
căn bệnh liên quan đến môi trường
Ngày 5/12/1952 tại Luân Đôn, Anh đã xảy ra hiện tượng “làn khói giết
người”. Người ta đo được hàm lượng khí Sunfua trong không khí đã cao tới
3,8mg/m3 - gấp 6 lần so với bình thường. Nồng độ bụi khói lên tới 4,5mg/m3 cao
gấp 10 lần so với thường ngày. Dân trong thành phố đều cảm thấy tức ngực, khó thở
và ho liên tục. Chỉ trong vòng có 4,5 ngày đã có hơn 4000 người bỏ mạng, trong đó
phần lớn là trẻ con và người già, hai tháng sau lại có 8000 người nữa tiếp tục chết.
Không chỉ có tác động trực tiếp, ô nhiễm môi trường còn để lại những hậu quả lâu
dài có khi đến vài thế hệ. Điển hình như sự bùng nổ làng ung thư ở Việt Nam. Sau
một làng ung thư đầu tiên ở Thạch Sơn - Phú Thọ, liên tiếp một loạt các làng ung
thư khác được nhắc tới ở Hà Nam, Hà Tây, Nghệ An, Quảng Nam và mới đây nhất
là làng ung thư ở Thuỷ Nguyên - Hải Phòng. Có nơi số người chết lên tới hơn 1/3
dân số của làng, bao gồm cà người già và trẻ em - tất cả đếu liên quan đến tình trạng

ô nhiễm môi trường trầm trọng
2. Đến kinh tế:
Ô nhiễm môi trường làm suy yếu sức khoẻ con người, từ đó dẫn đến giảm
năng suất lao động, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp. Mặt khác, sự suy thoái của
chất lượng môi trường sẽ làm giảm hiệu năng các nguồn tài nguyên cho sản xuất
như sụ tổn thất trong nghề cá (do ô nhiễm nước), giảm sự phát triển của rừng do đất
bị xói mòn
Mặt khác, chi phí dành cho y tế cũng như chi phí để khắc phục hậu quả của ô
nhiễm môi trường không ngừng tăng lên. Ở Nhật Bản, thiệt hại về kinh tế do ô
nhiễm môi trường 1955 là 132 triệu USD, đến năm 1970 (15 năm sau) con số này
đã lên tới 13 tỷ USD, tức là tăng 174 lần. Ước tính thiệt hại về kinh tế do ô nhiễm
môi trường gây ra ở các nước Tây Âu tương ứng với 6% tổng thu nhập quốc dân.
Ngoài ra ô nhiễm môi trường còn tác động trở lại môi trường tự nhiên. Sự ô
nhiễm môi trường nước, không khí dẫn đến sự ô nhiễm môi trường sống. Sự ô
nhiễm môi trường sống mang tính toàn cầu được chỉ báo bằng các hiện tượng chủ
yếu như hiệu ứng nhà kính, lỗ thủng tầng Ozon, mưa axit, sa mạc hoá, sự đa dạng
sinh học bị giảm sút, v.v đó chính là những vấn đề bức xúc nhất đang đặt ra cho
toàn nhân loại. Một sự biến đổi nguy hiểm nhất do tác động ngược của ô nhiễm môi
trường chính la sự biến đổi khí hậu trên trái đất. Có thể coi sự biến đổi của khí hậu
trên trái đất là hậu quả tổng hợp tất yếu của các hiện tượng do ô nhiễm môi trường
gây nên. G.H Bronteman nguyên chủ tịch uỷ ban môi trường và phát triển thế giới
đã nói rằng trừ chiến tranh hạt nhân ra thì sự biến đổi của khí hậu là mối đe doạ lớn
nhất đối với con người. Nó không những đe doạ sự tồn vong của con người mà còn
uy hiếp cả tương lai của trái đất.
THIẾU
I - MỞ ĐẦU
Xã hội ngày càng phát triển, cùng theo đó là hàng loạt các vấn đề cần giải
quyết. Hiện nay vấn đề về làm sao để bảo vệ môi trường sinh thái là vấn đề không
chỉ diễn ra trên nước ta mà còn diễn ra trên toàn thế giới.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường thì vấn đề về môi trường

ngày càng nghiêm trọng. Và hiện tượng ô nhiễm môi trương không phải chỉ diễn ra
ở các nước phat triển mà ở cả các nước đang phát triển trong đó có đất nước Việt
Nam ta. Hiện nay ô nhiễm môi trường đang ngày càng trầm trọng hơn không chỉ ô
nhiễm về không khí mà còn ô nhiễm về đất, nước và hậu quả mà chúng mang lại là
ảnh hưởng rất nhiều về mọi mặt đối với cuộc sống của con người.
Các chất thải ngày càng nhiều và phong phú hơn, trong khi đó các biện pháp
xử lý thì kém hiệu quả cùng với sự không quan tâm một cách chính đáng đã làm
cho môi trường ngày một tồi tệ hơn. Vì vậy bảo vệ môi trường đang là một vấn đề
cấp bách.
Dựa trên những bất cập trên chúng tôi quyết định chọn tiểu luận “ vấn đề ô
nhiễm môi trường nông thôn ở Việt Nam” để thấy rõ hơn về thực trạng ô nhiễm môi
trường ở nông thôn.
II-NỘI DUNG
1. Các khái niệm
Nông thôn là nơi sinh sống và làm việc của một cộng đồng bao gồm chủ yếu
là nông dân, là vùng sản xuất nông nghiệp là chính. Nông thôn có cơ cấu hạ tầng ,
trình độ tiếp cận thị trường, trình độ sản xuất hàng hóa thấp hơn so với thành thị.
Ô nhiễm môi trường là tình trạng môi trường bị ô nhiễm bởi các chất hóa học,
sinh học gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, các cơ thể sống khác.
Ô nhiễm môi trường đất là hậu quả các hoạt động của con người làm thay đổi
các nhân tố sinh thái vượt qua những giới hạn sinh thái của các quần xã sống trong
đất.
Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý, hoá học,
sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước
trở nên độc hại với con người và sinh vật. Làm giảm độ đa dạng sinh vật trong
nước. Xét về tốc độ 2 lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô nhiễm nước là vấn đề
đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất.
Ô nhiễm môi trường không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi
quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra
sự tỏa mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa do bụi.

2. Thực trạng
Nông thôn nước ta đang trong quá trình chuyên đổi và phát triến. Theo đó,
phát sinh không ít vấn đề về môi trường mà bức xúc nhất là tình trạng ô nhiễm môi
trường. Nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường nông thôn,
nhưng đáng nói là ý thức của mọi người về cách ngăn ngừa vẫn chưa được coi
trọng.
Hiện nay tình trạng ô nhiễm và suy thoái nguồn nước bao gồm nước mặt và
nước ngầm đang xãy ra phổ biến ở nhiều nơi. Chẳng hạn như nước ngầm đang được
khai thác ở một số nhà máy nước thành phố Hà Nội cũng đã bị ô nhiễm như Pháp
Vân, Mai Động hoặc như ở thành phố Hồ Chí Minh nước ngầm bắt đầu bị nhiễm
mặn và suy giảm khả năng khai thác.
Ô nhiễm không khí đã xãy ra tương đối nhiều tại các nơi và gây ra nhiều vấn
đề cần giải quyết, ngoài ra còn ảnh hưởng đến đời sống của người dân như thường
mắc các bệnh đường hô hấp, da và mắt.
Hiện nay chưa thấy có tài liệu nào đề cập đến môi trường đất bị ô nhiễm bởi
các tác nhân công nghiệp, nông ngiệp nhưng đất đã bị ô nhiễm bởi tác nhân sinh
học. Đó là do tập quán dùng phân bắc và phân chuồng tươi theo các hình thức (bón
lót, pha loãng để tưới, ) trong canh tác vẫn còn phổ biến. Tại vùng trồng rau Mai
Dịch, Từ Liêm, Hà Nội mật độ trứng giun đũa là 27,4 trứng/100g đất, trứng giun tóc
3,2 trứng/l00g đất (Trần Khắc Thi, 1966). Theo điều tra của Viện Thổ nhưỡng Nông
hóa (1993 - 1994) tại một số vùng trồng rau, người dân chủ yếu sử dụng phân bắc
tươi với liều lượng khoảng từ 7 - 12 tấn/ha. Do vậy trong 1 lít nước mương máng
của khu trồng rau có tới 360 E. coli; ở giếng nước công cộng là 20, còn trong đất
lên tới 2 X 105/100g đất. Chính vì thế, khi điều tra sức khỏe người trồng rau thường
xuyên sử dụng phân bắc tươi có tới 60% số người tiếp xúc với phân bắc từ 5 - 20
năm bị bệnh thiếu máu và các bệnh ngoài da.
Nhìn chung hiện nay tình hình ô nhiễm môi trường không chỉ diễn ra tại các
thành phố, khu công nghiệp mà còn diễn ra tại các nông thôn ngày một nghiêm
trọng.
3. Nguyên nhân

3.1. Ảnh hưởng của hóa chất nông nghiệp
Trước tiên dẫn đến trình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay là do việc lạm dụng
và sử dụng không hợp lý các loại hoá chất trong sản xuất nông nghiệp.
Cuối những năm 1960, chỉ có khoảng 0,48% diện tích đất canh tác sử dụng
thuốc bảo vệ thực vật thì hiện nay là 100% với trên 1.000 chủng loại thuốc, trong đó
nhiều loại thuốc có độc tính cao.
Hằng năm, nước ta sử dụng trung bình 15.000 - 25.000 tấn thuốc bảo vệ thực
vật. Bình quân 1ha gieo trồng sử dụng đến 0,4 - 0,5 kg thuốc bảo vệ thực vật. Sử
dụng không hợp lý, không tuân thủ theo đúng những quy định nghiêm ngặt về quy
trình sử dụng nên thuốc bảo vệ thực vật gây nhiều tác hại cho chính người sử dụng
thuốc và người tiêu dùng nông sản và thực phẩm có chứa dư lượng thuốc bảo vệ
thực vật, đồng thời ảnh hưởng đến môi trường sống.
Báo cáo tổng hợp của Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên & Môi trường,
mỗi năm hoạt động nông nghiệp phát sinh khoảng 9.000 tấn chất thải nông nghiệp
nguy hại, chủ yếu là thuốc bảo vệ thực vật, trong đó không ít loại thuốc có độ độc
cao đã bị cấm sử dụng.
Ngoài ra, cả nước còn khoảng 50 tấn thuốc bảo vệ thực vật tồn lưu tại hàng
chục kho bãi; 37.000 tấn hóa chất dùng trong nông nghiệp bị tịch thu đang được lưu
giữ chờ xử lý. Môi trường nông thôn đang phải gánh chịu những bất lợi từ hoạt
động sản xuất nông nghiệp.
Nước ta có khoảng 1.500 làng nghề với đặc điểm tập trung phần lớn tại khu vực
nông thôn, phát triển, tự phát, quy mô sản xuất nhỏ phân tán xen kẽ trong khu dân
cư và hầu như không có công nghệ thiết bị thu gom, phân loại xử lý rác.
Phần lớn các hộ, cơ sở sản xuất ở làng nghề sử dụng ngay diện tích ở làm nơi
sản xuất. Khi quy mô sản xuất tăng lên, đòi hỏi đầu tư về thiết bị, sử dụng nguyên
vật liệu, hóa chất nhiều hơn đồng nghĩa với việc gia tăng mức độ ô nhiễm môi
trường. 100% làng nghề đã xuất hiện đầy đủ các dạng ô nhiễm môi trường như Vật
lý, hóa học, sinh học. Đặc tính chung của nước thải, rác thải làng nghề là giàu chất
hữu cơ, dễ phân huỷ sinh học.
Điển hình là nước thải, nước thải được xả thẳng ra cống rãnh, không qua bất

kỳ khâu xử lý nào, tồn đọng thời gian dài, gây ô nhiễm không khí và ngẩm xuống
lòng đất gây ô nhiễm môi trường đất, suy giảm chất lượng nước ngầm.
Ngoài ra, không khí ở nông thôn đang bị ô nhiễm về nhiệt, tiếng ồn, hơi độc,
bụi khói; không gian bị thu hẹp do đất bị chiếm dụng để xây dựng cơ sở sản xuất,
chứa nguyên vật liệu, sản phẩm hàng hoá và nhất là chất thải đủ loại.
Nước ngầm nhiều nơi bị ô nhiễm nặng về mặt sinh học và hóa học. Một số ít
làng xây dựng được hệ thống cống rãnh thoát nước nhưng mất tác dụng do bị lấp
bởi chất thải rắn, gây ngập úng mỗi khi mưa.
3.2. Ảnh hưởng của công nghiệp hóa
Hiện nay, lĩnh vực được phát triển mạnh nhất khu vực nông thôn là công
nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm, thủy hải sản. Chất thải sau chế biến đều
không được xử lý mà thải trực tiếp ra môi trường đất, nước, không khí. Khảo sát tại
làng nghề sản xuất nước mắm Hải Thanh (Thanh Hoá), mức độ ô nhiễm COD lên
tới 186mg/lít, trong khi tiêu chuẩn cho phép là 25mg/lít.
Phần lớn các khu công nghiệp, khu chế xuất, liên doanh đặt tại khu vực nông
thôn. Hầu như các khu công nghiệp, chế xuất, liên doanh ít quan tâm đầu tư công
nghệ xử lý môi trường, hoặc nếu có cũng chỉ là chống đối, hoạt động không thực sự
hiệu quả.
Phương thức chăn nuôi gia súc, gia cầm ở nông thôn mang tính truyền thống,
thiếu khoa học. Hiện tại, nông thôn nước ta có số hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm rất
phát triển, khoảng trên 90% tổng số hộ gia đình.
Phương thức chăn nuôi chủ yếu là thả rông, làm chuồng trại dưới nhà sàn,
phân thải lâu ngày không được xử lý mà xả thẳng vào nguồn nước. Ngoài ra, việc
nuôi gia súc, gia cầm gần nơi ở đã làm cho môi trường nông thôn ngày càng ô
nhiễm.
Nước sinh hoạt và điều kiện vệ sinh môi trường nông thôn vẫn chưa được cải
thiện đáng kể, tỷ lệ số hộ gia đình có hố xí hợp vệ sinh chỉ đạt 28% - 30%.
Ở miền Bắc và miền Trung vẫn còn tập quán sử dụng phân tươi (không ủ) để
bón cho các loại cây trồng. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long còn nhiều hộ sử dụng
hố xí trên kênh rạch. Hiện cả nước mới có khoảng trên 60% số hộ ở nông thôn được

sử dụng nước sạch.
3.3. Ảnh hưởng do chất thải sinh hoạt
Hiện nay, vấn đề đáng báo động tại vùng nông thôn là tình trạng chất thải sinh
hoạt. Cuộc sống của nhân dân được cải thiện, nhu cầu xả rác cũng không ngừng
tăng, trong khi đó, ý thức vệ sinh công cộng của bộ phận dân chưa thực sự tốt, cơ sở
hạ tầng yếu kém, dịch vụ môi trường chưa phát triển nên khả năng xử lý ô nhiễm
môi trường hạn chế.
3.4 Ảnh hưởng do ý thức
Ngoài các nguyên nhân trên làm cho môi trường nông thôn ô nhiễm thì
nguyên nhân cơ bản khác là nhận thức, ý thức bảo vệ môi trường của người dân
sinh sống ở nông
thôn chưa cao. Người dân nông thôn vốn xưa nay còn phải quan tâm nhiều
hơn đến cuộc sống mưu sinh. Khi đời sống chưa thực sự đảm bảo thì việc bảo vệ
môi trường là thứ yếu. Việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất, việc xả
nước, rác thải, sử dụng nước không đảm bảo vệ sinh, việc đầu tư các công trình
phục vụ đời sống và sức khỏe (bể nước, cống rãnh thoát nước, nhà vệ sinh ), việc
tham gia công tác vệ sinh môi trường cộng đồụg sẽ rất hạn chế.
4. Hậu quả
Ô nhiễm môi trường nông thôn góp phần gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức
khỏe cộng đồng. Tỷ lệ mắc các bệnh lý ở một số địa phương xấp xỉ 50% dân số; đặc
biệt mắc nhiều các bệnh như ung thư, mắt hột, đường ruột, tiêu chảy ngoài ra còn
làm gia tăng tỷ lệ người mắc bệnh đang lao động hoặc sinh sống trong vùng ô
nhiễm. Làm giảm chất lượng cuộc sống về nhiều mặt
Ô nhiễm nguồn nước, đất, không khí đe doạ đến sức khoẻ người dân nông
thôn. Nhiều “làng ung thư” đã xuất hiện ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Phú Thọ, Hải Phòng;
gần đây xuất hiện dịch bệnh, các loại bệnh lạ trong đó có phần liên quan đến môi
trường.
5. Giải pháp đề xuất
Cần quy hoạch mặt bằng chung và hạ tầng cơ sờ, trong đó cần bố trí thỏa đáng
diện tích cho việc thu gom và xử lý chất thải, diện tích cây xanh, đầu tư giải quyết

hệ thống đường sá trong ngoài thôn xóm cũng như hệ thống cấp thoát nước, về tổ
chức quản lý sản xuất, cần chú ý xây dựng, cải tạo nhà xưởng, tổ chức không gian
thông thoáng tự nhiên tại nơi lao động, trang bị các dụng cụ an toàn lao động, thiết
bị thu gom bụi, hút khí tại các vị trí xả khí độc hại, tránh ô nhiễm nhiệt do các lò
nung, hầm sấy.
Về công nghệ và thiết bị sản xuất, việc quan trọng cần giải quyết kịp thời là
thay thế các thiết bị cũ kỹ, áp dụng công nghệ mới ít chất thải, hạn chế tiếng ồn và
rung, sử dụng các công nghệ phù họp có khả năng giảm thiểu các chất độc hại.
Cần căn cứ cụ thể vào điều kiện tự nhiên của từng vùng, từng địa phương để
có giải pháp họp lý. Phải đa dạng hóa các giải pháp bảo vệ môi trường nhằm tận
dụng được các ưu thế và khắc phục được hạn chế của từng vùng. Và giải pháp gom
và xử lý chất thải phải được đặt lên hàng đầu.
Ngoài ra, Nhà nước cần có chính sách chuyển đổi cơ cấu sản xuất, khuyến
khích phát triển ngành nghề nông thôn theo quy hoạch, tập trung các khu sản xuất,
kế hoạch gắn với bảo vệ môi trường, tôn tạo những di sản văn hoá ở địa phương.
Cạnh đó là hoàn thiện hành lang pháp lý bảo vệ môi trường, đưa vấn đề môi trường
vào các dự án, vào hệ thống giáo dục. cần có pháp lệnh thuế về môi trường, tăng
cường thanh tra, kiểm tra, xử lý các cá nhân, tổ chức gây ô nhiễm. Đa dạng hóa đầu
tư cho bảo vệ môi trường, các ban ngành có liên quan cần hỗ trợ thay đổi công
nghệ, quy hoạch khu sản xuất với hệ thống xử lý nước thải, rác thải
III - KẾT LUẬN
“Ô nhiễm môi trường nông thôn” là một vấn đề cấp bách và thiết thực. Qua
phân tích một vài vấn đề trên chắc hẳn chúng ta đã thấy được phần nào thực trạng
và những hậu quả của ô nhiễm môi trường nông thôn Việt Nam hiện nay đó là
những yếu tố ảnh hưởng nghiêm trọng đen cuộc sóng con người. Từ đó, chúng ta
nhận rõ được ý thức trách nhiệm to lớn của bản thân trong công tác bảo vệ môi
trường, đồng thời thúc đẩy sự nghiên cứu tìm tòi các biện pháp xử lí chất thải độc
hại gây ô nhiễm môi trường nhưng song song với nó vẫn phát huy khả năng sản
xuất, cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam. Ý nghĩa quan trọne hơn rút ra từ bài tiểu
luận đó là: con người luôn phải bảo vệ môi trường nói chung, hãy giữ cho trái đất

luôn xanh- sạch- đẹp bởi đây chính là ngôi nhà chung của chúng ta.
I. MỞ ĐẦU.
Xã hội loài người đang tiến gần hơn đến sự phát triên bền vững. Đó là việc
vừa phát triển kinh tế hiện đại song song với bảo vệ môi trường sinh thái. Tuy nhiên,
tinh trạng ô nhiễm môi trường vẫn đang hoành hành ở khắp mọi nơi trên hành tinh
xanh.
Nông thôn Việt Nam đang trong quá trình chuyển đồi. kéo theo đó là sự phát
sinh không ít vấn đề mà đặc biệt là tình trạng ô nhiễm môi trường. Người dân nông
thôn vốn xưa nay còn phải quan tâm nhiều hơn đến cuộc sống mưu sinh. Khi đời
sống chưa thực sự đảm bảo thì việc bảo vệ môi trường chi là thứ yếu. Các nguồn
chú yếu gây ra hiện tượng ô nhiễm môi trường ở nông thôn đầu tiên phải kề đến là
việc lạm dụng và sử dụng không hợp lý các loại hoá chất trong sản xuất nông
nghiệp; việc xử lý chất thải của các làng nghề thủ công truyền thống chưa triệt để;
nhận thức, ý thức bào vệ môi trường của người dân sinh sống ở nông thôn còn hạn
chế. Tiếp đó là sự quan tâm chưa đúng mức của các cấp, các ngành. Ô nhiễm môi
trường đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng, tác động xấu đến hệ sinh thái nông
nghiệp, ảnh hường trực tiếp đến sức khoe của người dân. Vì vậy, bảo vệ môi trường
nông thôn đang là một vấn đề cấp bách.
Bài tiểu luận dưới đây của chúng tôi sẽ đến một cái nhìn khái quát về thực
trạng ô nhiễm môi trường ở nông thôn, nguyên nhân, hậu quả và những giải pháp.
Rất mong nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của quý bạn đọc.
NỘI DUNG
Ô nhiễm môi trường hiện nay không riêng gì ở thành phố và các khu, cụm
công nghiệp mà còn ở các vùng nông thôn. Theo chúng tôi, có rất nhiều nguồn gây
ô nhiễm, song chủ yểu là 3 nguồn chính:
1. Ô nhiễm môi trường hoạt động sản xuất nông nghiệp.
1.1. Thực trạng.
Những năm gần đây, do thâm canh tăng vụ, tăng diện tích cũng như do thay
đổi cơ cấu giống cây trồng nên tình hình sâu bệnh diễn biến phức tạp hơn. Vì vậy số
lượng và chủng loại thuốc BVTV sử dụng cũng tăng lên. Nếu như trước năm 1985.

khối lượng thuốc BVTV dùng hàng năm khoảng 6.500 - 9.000 tấn thành phâm quy
đổi và lượng thuốc sử dụng bình quân khoảng 0,3 kg hoạt chất/ha thì thời gian từ
năm 1991 đến nay lượng thuốc sử dụng biến động từ 25.000 - 38.000 tấn và lượng
thuốc sử dụng cũng tăng lên 0,67 - 1,01 kg hoạt chất/ha.
(bao bi thuốc BVTV vứt bừa bài).
Tình trạng các thuốc BVTV tồn đọng không sử dụng, nhập lậu bị thu giữ đang
ngày càng tăng lên về số lượng và chủng loại. Điều đáng lo ngại là hâu hết các loại
thuốc BVTV tồn đọng này được lưu giữ trong các kho chứa tồi tàn hoặc bị chôn vùi
dưới đất không dung kỹ thuật nên nguy cơ thấm và rò rỉ vào môi trường là rất đáng
báo động.
Cùng với vấn đề BVTV, tổng khối lượng chất thải chăn nuôi bình quân
khoảng hơn 73 triệu tấn/năm (trong đó chất thải của trâu chiếm 21,9%, bò chiếm
32,5%, lợn chiếm 33,4%) cũng là nguồn gây ô nhiễm lớn. Nhiều xí nghiệp chăn
nuôi, xí nghiệp chế biến thực phẩm nằm lẫn trong khu dân cư, sản xuất còn nhỏ lẻ,
manh mún thiếu các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Không chỉ trồng trọt,
chăn nuôi mà tình trạng phát triển nuôi trồng thúy sản tự phát, thiếu quy hoạch, thức
ăn thừa không được xử lý, việc sử dụng kháng sinh tùy tiện cũng dẫn tới ô nhiễm
môi trường xảy ra nghiêm trọng ở một số nơi.
1.2. Nguyên nhân
Trước hết phải kể đến nguyên nhân từ nhận thức, ý thức, tập quán canh tác
của người dân.
Việc sừ dụng hóa chất trong nông nghiệp như phân hóa học, thuốc bão vệ thực
vật (BVTV) gồm: Thuốc trừ sâu, thuốc trừ nấm, thuốc diệt chuột, thuốc trừ bệnh;
thuốc trừ cỏ một cách tràn lan, không tuân thủ thời gian cách ly sau khi phun thuốc
và cả việc vứt bao bì thuốc BVTV.
Kết quả kiểm tra tình hình sử dụng thuốc BVTV trên rau của 4.600 hộ nông
dân năm 2006 cho thấy, có tới 59.8% số hộ vi phạm về quy trình sử đụng thuốc.
Trong đó, số hộ không giữ đúng thời gian cách ly là 20,7%; sử dụng thuốc cấm,
thuốc ngoài danh mục là 10,31%; sử dụng thuốc hạn chế trên rau là 0,18% và sử
dụng thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ là 0,73%.

(Thuốc BVTV không được quàn lý về nguồn gốc, xuất xứ, thành phần).
Kết quà kiêm tra dư lượng thuốc BVTV cũng cho thấy, có 33/373 mầu rau
chiếm 13,46% vượt mức dư lượng cho phép. Mặt khác, kết quả điều tra 156 hộ
nông dân ở Tiền Giang, 200 hộ ở Đan Phượng (Hà Tâv) và 200 hộ ở Từ Liêm (Hà
Nội) cho thấy, có 80% số hộ vứt luôn bao bì thuốc tại ruộng, mương nước nơi sử
dụng. Thói quen rửa bình bơm và dụng cụ pha chế thuốc BVTV không đúng nơi
quy định.
Sừ dụng phân bón thừa thãi gây tồn đọng trong đất, nước, ảnh hưởng đến sức
khoẽ con người. Việc sử dụng “phân chuồng tươi" liều lượng lớn, không tuân thủ
quy trinh kỹ thuật, các mẫu đất, nước, rau quả được nghiên cứu đều còn tồn dư
lượng Fecal Coliorm. Khi lạm dụng phân hóa học, đặc biệt là phân đạm, khiến tồn
dư Nitrate, có thể dẫn đến 2 bệnh hiểm nghèo là kim hãm sự phát triển của trẻ dưới
1 tuổi, làm trẻ xanh xao, gầy yếu và ung thư dạ dày, vòm họng ở người lớn (Theo
GD&KH).
Sự thờ ơ của các cấp chính quyền địa phương trong việc xử lỷ vi phạm gây ô
nhiễm.
Việc khẳc phục, xử lý ô nhiễm chưa nhận được sự quan tâm từ các ban ngành
chức năng.
1.3. Hậu quả
Gây ô nhiễm nguồn nước: Thuốc trừ sâu gây ô nhiễm nguồn nước, gây ngộ độc
cho động vật thủy sinh. Một số loại thuốc trừ sâu thường biến đổi sau khi sử dụng
thành một hoặc nhiều chất chuyển hóa bền vững và độc hơn loại thuốc trừ sâu sử
dụng ban đầu.
(Trâu chết do nhiễm độc hỏa chất nông nghiệp
Gây ô nhiễm đất: Thuốc trừ sâu gây tồn đọng trong đất làm đất bị nhiễm độc,
gây chết các vi sinh vật có lợi trong đất; đất trở lên chua hóa nhanh, chai cứng, giảm
năng suất cây trong.
Gây ô nhiễm không khí: Mùi thuốc trừ sâu từ đồng ruộng lan tỏa trong không
khí được gió đưa vào các khu dân cư, người dân hít phải thuốc sâu dễ bị nhức đầu,
ho, viêm đường hô hấp

Theo Viện Hàn lâm Khoa học quốc gia Mỹ đã cảnh báo: Sự phơi nhiễm với
các hợp chất độc hại cho hệ thần kinh ỏ nhiều mức độ được tin rằng an toàn đối với
người trường thành có thể dẫn đến hậu qủa đổi với phụ nữ mang thai, làm mất đi
thường xuyên chức năng của não bộ nếu sự phơi nhiễm diễn ra trong thời gian
mang thai và thời kỳ niên thiếu. Chị Nguyễn Thị Thanh, ở thôn Thanh Quang, xã
Phước Thắng, than thở: “Nhà ờ gần ruộng nên bị ảnh hưởng, hơn tháng nay ngày
nào bà con cũng bơm thuốc trừ rầy, trừ sâu cắn gié. Tôi đóng kín cửa nhưng hơi
thuốc vần xộc vào làm nghẹt thớ. Mới rồi trời có mưa mới không còn mùi thuốc trừ
sâu nữa”.
Ngộ độc do rau không an toàn: Thuốc trừ sâu là những chất thuộc nhóm lân
hữu cơ rất độc, dễ gây ngộ độc cấp tính. Việc tăng liều lượng thuốc, tăng số lần
phun thuốc, dùng thuốc BVTV không theo hướng dẫn cũng như lạm dụng thuốc
BVTV đã gây ra hiện tượng kháng thuốc, làm thuốc mất hiệu lực hoặc để lại tồn dư
thuốc BVTV quá mức cho phép trong nông sản, thực phẩm sẽ dẫn đến tình trạng
ngộ độc thực phẩm làm giảm sức cạnh tranh của nông sản, hàng hóa trên thị trường
và cũng là nguy cơ tiềm ẩn đe dọa đến sức khỏe cộng đồng.
Tên ảnh
1.4. Biện pháp khắc phục.
Giải quyết hài hòa giữa việc quản lý, sử dụng thuốc BVTV để bảo vệ sản
xuất nông nghiệp với việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng và môi trường là một đòi hỏi
và thách thức lớn đối với các cơ quan quản lý nhà nước. Để đạt được mục tiêu đó
cần có một số giải pháp sau:
Nhà nước cần có chế độ ưu đãi, hỗ trợ cho các chương trinh sản xuất và ứng
dụng các sản phẩm hữu cơ, vi sinh vào công tác phòng trừ sinh vật gây hại tài
nguyên thực vật; chọn lọc các loại thuốc, dạng thuốc BVTV an toàn có tính chọn
lọc cao, phân giải nhanh trong môi trường; duy trì và mở rộng việc áp dụng IPM vì
chương trinh này không chỉ tiết kiệm chi phí cho việc mua thuốc BVTV mà còn góp
phần làm giám thiều ô nhiễm môi trường; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra
xử lý vi phạm trong lĩnh vực BVTV; phối hợp các lực lượng liên ngành trong kiêm
tra, kiềm soát việc nhập lậu thuốc BVTV; chú trọng việc thu gom và xử lý bao bì

thuốc BVTV sau sử dụng và kiên quyết đình chỉ các cơ sở sản xuất, gia công thuốc
BVTV có dây chuyền công nghệ lạc hậu gây ô nhiềm.
Đẩy mạnh việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong trồng trọt, nâng cao hiểu biết
của người nông dân trong việc sử dụng thuốc BVTV an toàn và hiệu quả, từ đó
giảm lượng thuốc BVTV sử dụng; nghiên cứu ứng dụng và phát triển các dạng
thuốc BVTV mới thân thiện với môi trường, ít ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng;
xây dựng và phát triển các vùng chuyên canh sản xuất các sản phẩm nông nghiệp
sạch không dùng phân bón hóa học và thuốc BVTV nhằm nâng cao chất lượng
nông sản phục vụ cho tiêu dùng và xuất khâu.
Đẩy mạnh các biện pháp tuvên truyền, giáo dục nhằm nâng cao năng lực
quản lý môi trường, nâng cao nhận thức về trách nhiệm và nghĩa vụ của những
người sản xuất, kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV trong việc bảo vệ sức khỏe
cộng đồng và môi trường.
Pháp lệnh Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật đã quy định rõ: “Tô chức, cá nhân
sử dụng thuốc BVTV phải bảo đám an toàn cho người, vật nuôi, vệ sinh an toàn
thực phẩm, môi trường và chịu trách nhiệm về việc sử dụng thuốc BVTV không
dúng quy định gây ra” (Khoản 3. Điều 32). Ngoài ra, mục tiêu của “Chương trình
hành động bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phấm trong lĩnh vực bảo vệ và
kiểm dịch thực vật đến năm 2010" cùa ngành BVTV đã nêu rõ: Xây dựng chính
sách bồ trợ các sân phẩm, nông sản an toàn, từng bước đưa ra khỏi đanh mục thuốc
BVTV được phép sử dụng các hoạt chất có độ độc cao, tồn dư lâu trong sản phẩm
và môi trường, ưu tiên cho phép đăng ký vào danh mục các chế phẩm sinh học thảo
mộc, xây dựng và phát triển vùng sản xuất nông sản an toàn. các biện pháp có hiệu
quả về quản lý chặt chẽ việc nhập khấu và sử dụng thuốc BVTV cũng như việc thực
hiện tốt các quy định của Pháp lệnh Bào vệ và Kiêm dịch thực vật, hy vọng rằng
chúng ta sẽ xây dựng được một nền nông nghiệp sạch và bền vững, hạn chế đến
mức thấp nhất ảnh hưởng xấu của thuốc BVTV đến sức khòe cộng đồng và môi
trường.
2. Ô nhiễm môi trường nông thôn do rác thải sinh hoạt.
2.1 Thực trạng

Khi nói đến rác, nhiều người thường nghĩ đó là vấn đề cấp bách của đô thị hay
các thành phố lớn. Điều đó đúng nhưng chưa đủ. Với sự phát triên của khoa học kỹ
thuật, nhất là kỹ thuật sản xuất, đóng gói bao bì, nhiều loại giấy, hộp đóng gói chủ
yếu bàng ni lông, nhựa, thiếc rẩt tiện lợi góp phần làm thay đối phong cách và tập
quán sống cùa nhiều người dân cư nông thôn đến thành thị.
về nông thôn, chúng ta dễ dàng nhận thấy ven làng, các bờ sông, con ngòi, các
túi rác, có khi là cả một tải rác hay đống rác “tự do nhảy dù” chăng có người nào
thu gom, mới đầu còn là một túi rác nhỏ, dần dà chúng “tập kết” thành đống lớn dần
lên qua từng ngày tạo nên cảnh quan “lạ mắt” ven đường làng, mương máng, có khi
còn làm tắc dòng chảy. Bên cạnh đó rác thải ở các chợ quê đã đến hồi báo động, các
đống rác được chất đống lưu cữu rẩt nhiều ngày, ngay gần khu dân cư, bốc mùi ô
uế.
Mỗi năm, trong cả nước có hàng chục tấn rác thải sinh thải sinh hoạt phát sinh
và theo dự báo thì tổng lượng chất thài đó vẫn tiếp tục tăng lên nhanh chóng trong
thập kỷ tới. Theo ông Trương Đình Bắc - Trưởng phòng Sức khỏe và môi trường,
cho biết nếu ở các đô thị lớn, trung bình một người thải ra 1 kg rác/ngày thì vùng
nông thôn cũng từ 0,5-0,6kg rác/ngày. Bình quân mỗi người thải ra 0,7 kg rác/ngày.
Như vậy, với khoảng 50 triệu dân vùng nông thôn, mồi ngày có gần 50 triệu tấn rác
cần được thu gom. Tuy nhiên trên thực tế chỉ thu được khoảng 50%.
Tình trạng vứt rác bừa bãi của một bộ phận người dân nông thôn không chi
làm ảnh hưởng đến cảnh quan nông thôn tác động xấu đến môi trường sống của
người dân mà còn huy hoại môi trường trong lành của làng quê. Do đó, đã nảy sinh
nhiều vấn đề về môi trường nông thôn.
2.1. Nguyên nhân.
Do quá trình xây dựng và quy hoạch và đầu tư xây dựng khu dân cư chưa chú
trọng vấn đề xử lý môi trường.
(chợ ớ nông thôn).
• Do ý thức trách nhiệm của người dân trong việc thu gom và xử lý rác tại các
vùng nông thôn còn rẩt khiêm tốn. Tỷ lệ thu gom rác thải lớn nhất chì đạt 19,8%-
29,2% như các huyện Thuận Thành (Bắc Ninh), Ứng Hoà (Hà Tây) còn tại Giao

Thủy (Nam Định), Binh Xuyên (Vĩnh Phúc) tỷ lệ thu gom chi đạt từ 3,6-3,7% thực
tế.
Một vấn đề chúng ta không khỏi quan tâm hiện nay là hầu hết lượng rác này
lại không được phân loại và xử lý, hình thức thường được sử dụng nhất hiện nay đó
là đốt hoặc chôn lấp như ớ làng Vân (Hưng Yên). Không những thế việc hình thành
các bãi rác, chôn lấp, chôn lấp rác thải chưa chú ý đến khoảng cách đối với các khu
dân cư, quy mô bãi chôn rác chưa phù hợp với điều kiện tự nhiên, năng lực thu gom
rác yếu, công nghệ xử lý rác còn lạc hậu nên khó tránh khỏi tình trạng ô nhiễm môi
trường (Quảng Trị).
Công tác quản lý bảo vệ môi trường của chính quyền địa phương chưa chặt
chẽ như: Quy định chưa rõ ràng, thiếu cán bộ quản lý và thanh tra chuyên ngành
bảo vệ môi trường nên không hướng dẫn kịp thời, đầy đủ những nội dung về bảo vệ
môi trường để mọi người nắm và tự giác chấp hành (An Giang), ơ một số nơi cán
bộ địa phương cũng chưa chú trọng việc giáo dục, tuyên truyền cho người dân biết
và chấp hành.
• Do không có kinh phí cho việc xử lý rác thải sinh hoạt nên việc xử lý rác thải
chưa được thực hiện như ớ thị trấn Liên Quan (Thạch Thất), mặc đù đã ký hợp đồng
với công ty MT- DT Xuân Mai nhưng mỗi năm cũng chỉ được tô chức thu gom, xử
lý rác thải được 3-4 đợt; Xã Quang Tiến (Sóc Sơn) người dân tham gia đóng góp để
trả công cho việc thu gom rác, nhưng xã gặp khó khăn về kinh phí vận chuyển nên
rác “tồn đọng” tập kết ở gần khu dân cư.
Theo chúng tôi nguyên nhân chính của ô nhiễm môi trường ở nông thôn do rác
thải sinh hoạt là vì thói quen của người dân đã bao đời nay là “nhắm thấy tiện là
quăng” nên quanh nhà là bãi chứa rác và thiếu ý thức của người dân trong việc xử
lý rác.
2.2. Hậu quá.
Rác thải sinh hoạt, đặc biệt là nhựa phế liệu, dần trở thành gánh nặng cho xã
hội. Ai cũng biết đó là rác thải, là thứ bỏ đi. Nhưng không phải ai cũng biết, rác thải
ngày càng nhiều vả là hiểm hoạ đối với con người và nguy hại gây ô nhiễm môi
trường.

Ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước mặt, nước ngầm: Hầu hết các dòng sông,
mương tiêu huỷ nước, hồ ao ờ nông thôn hiện nay đều bị ô nhiễm từ nhẹ tới nặng,
tạo điều kiện cho các sinh vật và tảo lam phát triển làm cho nguồn nước ngọt dần
trở lên khan hiếm.
VD:
Giao Thuỳ, Nam Định, nước ngầm nhiễm asen: hiếm hoạ cho 200.000 nghìn
dân sống ở khu vực nông thôn của huyện. Họ đang phải đối mặt với tình trạng sử
dụng nước sinh hoạt không đảm bào vệ sinh. Trung tâm quan trắc và phân tích tài
nguyên môi trường Nam định cho hay, khi tiến hành điều tra vào thảng 6-2007 và
tháng 5-2008 tại các xã, thị trấn trong huyện đều thấy các mẫu nước ngầm có chứa
asen vượt tiêu chuần 09/Bộ y tế và một số mẫu vượt TCVN 5942-1995 về nước mặt
và TCVN 5944-1995 về nước ngầm.
Bảng tỷ lệ người dân nông thôn được cấp nước sạch ở các vùng
TT Vùng
Tý lệ người dân nông thôn
được cấp nước sạch
1 Vùng núi phía Băc 15
Trung du Băc Bộ & Tây Nguyên 18
3 Băc Trung Bộ & Duyên hải miên Trung 35-36
4 Đông Nam Bộ 21
5 Đông băng Sôníỉ Hông 33
6 Đông băng Sông Cửu Long 39
Qua bảng trên, chúng ta có thế thấy rõ, những người dân ớ nông thôn Việt
Nam đang phải sinh hoạt với những nguồn nước như thế nào. ơ vùng Đồng bằng
sông Cửu Long, nơi có ty lệ cao nhất cũng chỉ 39% dân số được sử dụng nguồn
nước (tạm coi là) sạch. Còn vùng thấp nhất là vùng núi phía Bắc.
Ô nhiễm không khí: Thải rác vào môi trường, lượng rác này không được xử lý
hợp vệ sinh sẽ phân huỷ mùi hôi thối gây bệnh về da, mắt viêm xoang đường hô
hấp người dân không được hưởng bầu không khí trong lành cần thiết cho sự sống.
Từ các nguyên nhân trên đã gây ra ảnh hưởng đến sức khoẽ và chất lượng

cuộc sống cùa người dân. Tinh trạng ô nhiễm môi trường nước tác động trực tiếp
đến sức khoe, là nguyên nhân gây các bệnh như tiêu chảy, tà, thương hàn, giun
sán Các bệnh này gây suy dinh dưỡng, thiếu máu, thiếu sắt, kém phát triển gây tử
vong nhất là ở trẻ em. Có đến 88% trường hợp bệnh tiêu chảy là do thiếu nước sạch,
VSMT kém .
II.3. Giải pháp và hướng khắc phục.
Thông tin- giáo dục- truyền thông và tham gia của cộng đồng:
về ý thức giữ sìn vệ sinh môi trường trong các khu dân cư nói riêng và trong
toàn xã hội nói chung. Để việc thu gom và xừ lý tốt rác thải sinh hoạt tốt có mấy
cách sau:
Chôn rác tại chỗ: cách này thích hợp đối với mọi gia đình, ở một góc vườn xa
nhà ở, đào một cái hố nhỏ, chừng vài mét vuông, sâu 50-60 cm. Rác thu gom được
hằng ngày đổ vào đó. Chừng vài ngày đến nứa tháng, khi thấy đã nhiều thì rắc một
ít vôi bột lên trên đê sát trùng. Chừng vài ba tháng, hố đã đầy ta phủ ít vôi bột lên
trên và lấp hố lại bằng đất bộ khô và đào hố khác sử dụng, hố đó sau vài tháng, rác
hoai có thể để bón cho cây trồng trong vườn hay ngoài đồng, hoặc có thể trồng một
cây ăn trái gì đó ở dưới hố. Chú ý nên phân loại chất rắn, thuỷ tinh hay sắt để xử lý
riêng. Nếu từng gia đình nông thôn có vườn làm được điều này thì sức ép về rác
thải cũng đỡ phần nào.
(thanh niên, dân quăn tập chung dọn vệ sinh).
Trường hợp ở những nơi làng xóm đã “đô thị hoá” còn ít, hoặc không có
vườn, những gia đình hoặc những nơi công cộng như chợ làng, trường học, nhà văn
hoá nên có một thùng đựng rác, quét dọn hàng ngày hay sau mỗi buổi họp, buổi
sinh hoạt rác đố vào thùng rác, rồi tỗ chức có xe cải tiến đi thu gom tất cả các rác đó
đưa đến nơi quy định.
+ Cách ủ rác làm phân:
Vì đây là cách xử lý đè làm phân nên phương pháp đơn giản như sau:
Khi rác đã đổ trong hổ thành một lớp dày chừng 30-40 cm thỉ rẳc từ 2-3 kg
supe lân hay apatit, 1-2 kg vôi bột, có thể cho thêm lkg urê hay 10 kg phân bắc hay
gà vịt đế tăng thêm đạm. Khi lớp rác đã cao tới 1,5-2 m thi rắc lên một lớp bột dày

10 đến 15 cm phủ rơm rạ và tưới nước.
Sau 40 đến 50 ngày đống phân nóng lên, khổi lượng xẹp thi dỡ lớp rơm rạ ra,
dẫm chặt và phù đất 10- 15 cm và tưới nước đủ ấm. Mặt trên đống phân, chính giữa
lên lõm xuống và moi lỗ để nước ngấm vào rác. Chừng 1-2 tháng thì có thể đem đi
bón ruộng, hố đó lại tiếp nhận rác mới. đúng với khâu hiệu “sạch làng, tốt ruộng”
Hiện nay, phần lớn dân cư nông thôn còn thiểu hiếu biết về vệ sinh,nước sạch
và bệnh tật, sức khỏe; về môi trường sống xung quanh mình cần phải được cãi thiện
và có thể cải thiện được.
Kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực cho thấy nếu người nông dân nhận thức rõ
được vấn đề thì với sự giúp đỡ của chính phủ, họ có thế vươn lên khắc phục khó
khăn, cãi thiện được môi trường sống cho mình tốt hơn.
Vì vậy, các hoạt động thông tin - giáo dục - truyền thông có tầm quan trọng
lớn lao đối với thành công của mọi chiến lược phát triển và vai trò cơ bản của nhà
nước trong tương lai là tập trung vào các hoạt động Thông tin- Giáo dục-Truyền
thông và quản lý. Tăng cường tập huấn, huớng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ cho
cán bộ thực hiện công tác quản lý môi trường từ cấp tỉnh đến cơ sở thực hiện tốt chức
năng, nhiệm vụ được giao.
• Về quy hoạch cơ sỡ hạ tầng.
Để đảm bào vệ sinh môi trường, trong quy hoạch cơ sớ hạ tầng kỹ thuật khu
dân cư cần:
Vạch ra được phương hướng xứ lý rác thải.
Chọn mỏ hình xử lý rác thải phù hợp.
Phối hợp lực lượng Cảnh sát Môi trường, tăng cường công tác thanh tra, kiểm
tra các cơ sờ sản xuất, kinh doanh, nhất là các nhà máy xí nghiệp có hàm lượng rác
thải, đề kịp thời phát hiện, nhắc nhờ ngăn chặn và xử lý nghiêm những hành vi vi
phạm
3.Ô nhiễm làng nghề
Làng nghề đã hình thành và phát triển từ rất lâu đời trong nông thôn Việt Nam
và đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế. Từ khi thực hiện cơ chế thị trường,
các làng nghề thủ công truyền thống ở nhiều địa phương cũng dần được phục hồi và

phát triển mạnh mẽ. Sản phẩm của các làng nghề không chỉ phục vụ nhu cầu trong
nước mà còn vươn ra thị trường nước ngoài, thu về nguồn lợi lớn, cải thiện đời sống
của tầng lớp dân cư nông thôn. Tuy nhiên, song song với sự phát triến đó, là tồn tại
nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Do sự ý thức cùa con người trong quá trình sản
xuất không xử lý triệt để các chất thải ra môi trường sống xung quanh gây nên tình
trạng ô nhiễm nghiêm trọng.
Sự ô nhiễm của mỏi trường ảnh hường trực liếp tới súc khỏe đời sống cùa con
người. Người dân ỡ các làng nghề mắc bệnh rất cao, đặc biệt là những người trực
tiểp sản xuất do thường xuyên phải tiếp xúc với khói bụi, hoá chất. Bệnh tật của
người lao động phổ biến là đau lưng, đau cột sống, hội chứng dạ dày, viêm phế
quản, dị ứng ngoài da và đau mắt. Vì thế, ô nhiễm làng nghề đang là một vấn đề nan
giải.
3.1.Thực trạng.
Trong vòng 10 năm qua tốc độ tăng trưởng của các làng nghề ở nông thôn
tăng khá nhanh, trung bình 8%/năm tính theo giá trị đầu ra. Song nếu chỉ nhìn ở
khía cạnh tăng trưởng, lợi ích mà không tính đến việc bảo vệ môi trường, xừ lý ô
nhiễm thì chưa thể tính đến sự phát triển bền vững lâu dài của làng nghề. Nhiều khi
chỉ vì lợi ích trước mắt mà người ta quên đi vấn đề bảo vệ môi trường sống của
mình.
Theo số liệu công bổ mới đây cùa Cục Cảnh sát môi trường, Bộ Công an, có
tới hơn 90% làng nghề vi phạm Luật Bảo vệ môi trường và các quy định an toàn vệ
sinh lao động.
Một khảo sát mới đây nhất của Viện Khoa học và Công nghệ môi trường thuộc
Tnrờng đại học Bách khoa Hà Nội, các chuyên gia đã đưa ra những con số báo động
về hiện trạng môi trường tại các làng nghề: 100% mẫu nước thài ở các làng nghề có
thông số vượt quá tiêu chuẩn cho phép; nước mặt, nước ngầm đều có dấu hiệu ô
nhiễm. Ô nhiễm không khí chủ yếu tập trung ở các làng nghề sản xuất vật liệu xây
dựng, gốm, sứ, nhựa uớc tính tại lượng ô nhiễm không khí do đốt than để nung
vôi, nung gốm, sứ từ hàng trăm lò thủ công lên tới hàng triệu mét khối khí độc.
Kết quà phân tích mẫu nước thài, khí thải ở các làng nghề của ngành chức

năng cho thấy, hầu hết đều vượt tiêu chuẩn cho phép gấp nhiều lần. Riêng nồng độ
bụi vượt từ 113 đến 230 lần, hàm lượng một số kim loại trong nước thải, vượt tới
hàng chục lần cho phép. Không những ảnh hưởng đến cuộc sống, sức khoẻ của
người dân, ô nhiễm làng nghề còn làm ô nhiễm luôn cả nguồn nước nước mặt, đến
nỗi một số nơi, cỏ cây, hoặc tôm cá dưới ao không thể sống nổi.
Hiện cả nước có 1.450 làng nghề chủ yếu tập trung ở đồng bằng sông Hồng
(67,3%), miền Trung (20,5%) và miền Nam (12,2%), chia theo 6 loại hình:
. Chế biến lương thục thực phấm. dược liệu 197 làng(chiếm 13,6%);
• Ươm tơ, dệt vải, đồ da 173 làng (chiếm gần 12%);
• Thủ công mỹ nghệ, thêu ren 618 làng (chiếm 42,6%);
• Sàn xuất vật liệu xây dựng 31 làng (chiếm 2,14%).
Hầu hết các làng nghề đều sử dụng than cùi và than đá nên gây ra ô nhiễm
không khí như bụi, hơi nuớc, S02, C02, co và NOx là hết sức phổ biển. Trong đó
các khí COx, NOx là các tác nhân gây hiệu ứng nhà kính. Ngoài ra, các khí độc hại
này còn được sinh ra trong quá trình phân hủy yếm khí các hợp chất hữu cơ có
trong nước thải, chất thải hữu cơ dạng rắn như H2S, NH3, CH4
Các chất thải độc hại khó phân hủy cũng là một vấn đề môi trường nóng bỏng
đặt ra cho các làng nghề, nhất là các làng nghề tái chế kim loại và dệt nhuộm, thuộc
da. Kết quả phân tích chất lượng nước thải cho thấy: Hàm lượng độc hại đang ở
mửc đáng báo động, vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. Tại các làng nghề tái chế
kim loại có nơi hàm lượng Pb2+ vượt tiêu chuẩn cho phép tới 4,1 lần, Cu2+- vượt
quá 3,25 lần. Hàm lượng Phenol trong nước thải tại làng nghề tái chế giấy cũng
vượt quá tiêu chuẩn cho phép 10 lần.
Tại hầu hết các làng nghề chỉ tiêu BOD, COD, SS đều lớn hơn rất nhiều so với
tiêu chuẩn, các chất gây ô nhiễm này không được xử lý sẽ phát sinh ra nhiều dạng
khí gây ô nhiễm môi trường như CH4, H2S, NH3 Các chất thải rắn nguy hại
không được các làng nghề xử lý đến nơi đến chốn mà chỉ được thu gom rất thủ công
và đem chôn lấp đơn gián ở các bãi chôn lấp hở, thậm chí lả bị thải bỏ và đốt bừa
bãi ngay trên các con đê làng hoặc đổ xuống dòng sông cũng đang là nguồn gây ô
nhiễm đất, các chất thải rắn.

3.2 . Nguyên nhân.
• Do các làng nghề hình thành và phát triển tự phát, quy mô nhỏ lẻ, chưa có
quy hoạch.
• Trang thiết bị, công nghệ sản xuất của các làng nghề còn rất lạc hậu
• Người dân còn chưa ý thức được việc phải giữ gìn, bảo vệ môi trường.
• Quá tận dụng sức lao động giá rẻ thay vì phải đầu tư đổi mới công nghệ
• Không có biện pháp nào xử lý ô nhiễm.
• Do giá thành sản phẩm nên người ta vẫn phải sử dụng các phương pháp thủ
công gây ô nhiễm môi trường cao.
• Hệ thống cống rãnh thoát nước bị lấp bởi chất thải rắn,gây ngập úng mỗi khi
mưa xuống.
• Tình trạng ô nhiễm của tất cà các làng nghề mới chỉ được khảo sát và đưa ra
những con số đáng báo động, nhưng chưa có giải pháp khắc phục cụ thể. hiệu quả
từ các ban ngành chức năng.
3.1. Hậu quả.
Ô nhiễm môi trường làng nghề chính là “thủ phạm” làm gia tăng tỷ lệ người
mắc bệnh đang lao động và sinh sống tại chính làng nghề đó, và tỷ lệ này đang có
xu hướng tăng trong những năm gần đây. Trong đó, ô nhiễm môi trường tại các làng
nghề tái chế phế liệu gây tác hại nghiêm trọng nhất tới sức khôe cộng đồng, các
bệnh phổ biến là bệnh hô hấp, bệnh ngoài da, thần kinh và đặc biệt là ung thư. Số
người lao động có sức khỏe yếu kém (loại 4 hoặc 5) chiếm tỷ lệ rất cao.
(số người mắc bệnh đang gia tăng nhanh tróng).
Theo đánh giá của các chuyên gia môi trường, ở hầu hết các làng nghề không
chỉ sức khoè của những người sản xuất, mà cà người dân xung quanh đang bị chất
thải rắn và nước thải xâm hại. Tác động không nhỏ đến sức khỏe người lao động,
các bệnh nghề nghiệp như đường hô hấp, đau mắt, suy nhược thần kinh, bệnh ngoài
da, đường ruột ngày càng gia tăng. Nước ngầm ờ nhiều nơi bị ô nhiễm nặng về
mặt sinh học và hóa học làm suy giảm chất lượng cuộc sống ở nông thôn. Một số
làng nghề có đặc thù sản xuất dẫn tới các bệnh mãn tính nguy hiếm như ung thư,
quái thai, nhiễm độc kim loại nặng. Thậm chí, nhiều dòng sông chảy qua các làng

nghề cũng bị ô nhiễm nặng, nhiều ruộng lúa, cây trồng bị giảm năng suất do ô
nhiễm khí từ các làng nghề.
Mặt nước bị thu hẹp dần và ngày càng mất vệ sinh. Một số ít làng đã xây dựng
được hệ thống cống rãnh thoát nước trước đây thì nay do bị lấp bởi chất thải rắn,
gây ngập úng mỗi khi mưa xuống.
3.4. Biện pháp và phương hướng khắc phục
Trước tiên về quy hoạch, cần chú trọng tới qui hoạch mặt bằng chung và hạ
tầng cơ sở, trong đó cần bố trí thỏa đáng diện tích cho việc thu gom và xử lý chất
thải, diện tích cây xanh, đầu tư giải quyết hệ thống đường sá trong ngoài thôn xóm
cũng như hệ thống cấp thoát nước.
về tổ chức quản lý sản xuất, cần chú ý xây dựng, cải tạo nhà xưởng, tổ chức
không gian thông thoáng tự nhiên tại nơi lao động, trang bị các dụng cụ an toàn lao
động, thiết bị thu gom bụi, hút khí tại các vị trí xả khí độc hại, tránh ô nhiễm nhiệt
do các lò nung, hầm sấy.
về công nghệ và thiết bị sản xuất, việc quan trọng cần giải quyết kịp thời là
thay thế các thiết bị cũ kỹ, áp dụng công nghệ mới ít chất thải, hạn chế tiếng ồn và
rung, sử dụng các công nghệ phù hợp có khả năng giảm thiểu các chất độc hại.
Việc đề ra các giải pháp bào vệ và cải thiện môi trường cho các làng nghề phải
căn cứ cụ thể vào các điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của địa phương. Điều đó
có nghĩa là phải đa dạng hóa các giải pháp bảo vệ môi trường tại các làng nghề mà
điều chính yếu là phải đạt được giải pháp tận dụng các ưu thế và khẳc phục được
các hạn chế của từng làng nghề. Song dù ở địa phương nào và đối với nghề gì thì
giải pháp thu gom và xử lý chất thải đều phải đặt lên hàng đầu.
Ngoài ra, Nhà nước cần có chính sách chuyển đôi cơ cấu sản xuất, khuyến
khích phát triển ngành nghề nông thôn theo quy hoạch, tập trung các khu sản xuất, kế
hoạch gắn với bảo vệ môi trường, với bảo vệ, tôn tạo những di sản văn hoá ở địa
phương. Cạnh đó là hoàn thiện hành lang pháp lý bảo vệ môi trường, đưa vấn đề
môi trường vào các dự án, vào hệ thống giáo dục Nhưng cấp thiết, có lẽ là 3 vấn
đề:
• Một là cần có pháp lệnh về thuế môi trường.

• Hai là tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý đến đầu đến đũa các cơ sở gây ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng.
(Cơ quan chức năng đang kiêm tra một cơ sở sản xuất)

×