Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

TỔNG QUAN VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG và XỬ LÍ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.46 KB, 13 trang )

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP PHẦN I : Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
XỬ LÍ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG HIỆN NAY
NỘI DUNG CHÍNH :
-Khái niệm ô nhiễm môi trường
-Các dạng ô nhiễm môi trường
-Các biện pháp xử lý môi trường hiện nay
-Trong phạm vi để tài trình bày cụ thể về vấn đề ô nhiễm môi trường nước
I.Khái niệm và nguyên nhân:
- Ô nhiễm môi trường là sự thay đổi tính chất của môi trường vi phạm tiêu
chuẩn môi trường. Chất ô nhiễm là những nhân tố làm cho môi trường trở
nên độc hại.
-Thông thường tiêu chuẩn môi trường là những chuẩn mực, giới hạn cho
phép được quy định dùng làm căn cứ để quản lí môi trường.
-Sự ô nhiễm môi trường có thể là hậu quả của các hoạt động tự nhiên, như
hoạt động núi lửa, thiên tai, lũ, lụt, bão hoặc các hoạt động do con người
thực hiện trong công nghiệp, giao thông và trong sinh hoạt.
-Có nhiều phương pháp đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường dựa vào tình
trạng sức khoẻ và bệnh tật của con người và sinh vật sống trong môi trường
ấy hoặc dựa vào thang tiêu chuẩn đánh giá chất lượng môi trường.
-Với mỗi loại môi trường (đất, nước, không khí…) ta có cách xử lý ô nhiễm
khác nhau.
-Trong phạm vi đồ án này “Khảo sát hệ thống xử lý nước thải của nhà máy
sửa chữa tàu biển Hyundai Vinashin”, vì vậy ta chỉ trình bày tổng quan những
vấn đề về ô nhiễm môi trường nước và xử lý môi trường nước.
II.Nước trong tự nhiên:
- Nước trong tự nhiên bao gồm toàn bộ các đại dương, biển, vịnh, sông, suối,
ao, hồ, nước ngầm, băng tuyết, hơi ẩm trong đất và trong không khí. Gần
94% nước trên trái đất là nước mặn, nếu tính cả nước nhiễm mặn thì tỉ lệ này
lên tới khoảng 97.5% nước ngọt chiếm tỉ lệ rất nhỏ.
-Nước đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều hoà khí hậu và cho sự sống


trên trái đất. Nước là dung môi lí tưởng để hoà tan, phân bố các chất vô cơ,
hữu cơ, làm nguồn dinh dưỡng cho giới thuỷ sinh cũng như động thực vật
trên cạn, cho thế giới vi sinh vật và cả con người. Nước giúp cho các tế bào
sinh vật trao đổi chất dinh dưỡng, tham gia vào các phản ứng hoá sinh và
cấu tạo tế bào mới.Có thể nói rằng ở đâu có nước là ở đó có sự sống và
ngược lại.Nhu cầu về nước của người dân ở đô thị khoảng 100-150 lít/ngày
để cung cấp cho ăn, uống, tắm, giặc, làm công tác vệ sinh. Ngoài nhu cầu
sinh hoạt, nước còn cung cấp cho tưới tiêu thuỷ lợi, các ngành công nghiệp
GVHD : NGUYỄN MẠNH HÀ
Trang : 1
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP PHẦN I : Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
chế biến nông sản, chế biến các sản phẩm khác như luyện kim dệt sợi,
giấy…Nói chung nhu cầu nước ngày càng lớn.
-Nước dùng cho sinh hoạt, trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp dịch vụ.
Sau khi được sử dụng đều trở thành nước thải bị ô nhiễm với các mức độ
khác nhau và lại được đưa trở lại các nguồn nước và nếu không xử lý (làm
sạch) thì sẽ làm ô nhiễm môi trường. Hơn nữa hàng năm nạn phá rừng trên
toàn cầu rất lớn làm cho lớp thực vật che phủ đất bị suy giảm, lượng nước
ngọt càng dễ bay hơi và nước nguồn bị hạ xuống. Như vậy nước ngọt từ các
ao, hồ, sông, suối và một phần nước ngầm bị kiệt dần và chất lượng nước
cũng bị suy giảm.
-Nước trong tự nhiên được tuần hoàn theo một chu trình. Theo chu trình tuần
hoàn, nước ngọt được tru chuyển qua quá trình bốc hơi và mưa (thường là
ngắn theo năm). Với chu trình này lượng nước được bảo toàn nhưng nước
được biến dạng từ lỏng sang hơi và rắn (băng tuyết), hoặc từ nơi này sang
GVHD : NGUYỄN MẠNH HÀ
Trang : 2
Băng tuyết
29 triệu KM
3

Bốc hơi từ
đất liền
70.000 KM
3
Hơi nước trong không
khí 29 triệu KM
3
Mưa trên biển
390.000 KM
3
Mưa trên đất liền
110.000 KM
3
Đại dương
1.348 triệu KM
3
Nước ngầm
8 triệu KM
3
Sông hồ
200.000 KM
3
Nước tràn từ đất 29
triệu KM
3
Bốc hơi từ biển
KM
3
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP PHẦN I : Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
nơi khác ở các thuỷ vực, biển và đại dương, nước mặt (sông, suối, ao, hồ) và

nước ngầm.
1.Nước mặt:
-Đây là khái niệm chung chỉ các nguồn nước trên mặt đất, bao gồm ở dạng
động (chảy) như sông, suối, kênh , rạch và dòng tĩnh hoặc chảy chậm như
ao, hồ, đầm, phá …Nước mặt có nguồn gốc chính là nước chảy tràn do mưa
hoặc cũng có thể từ nước ngầm chảy ra do áp suất cao hay dư thừa độ ẩm
cũng như dư thừa số lượng trong các tầng nước ngầm.
-Nước chảy vào các sông luôn ở trạng thái động phụ thuộc vào lưu lượng và
mùa. Chất lượng nước phụ thuộc nhiều vào các lưu vực. Nước qua vùng đá
vôi đá phấn thì nước trong và cứng. Nước chảy qua vùng có tính chất thấm
kém thì nước đục và mềm.Các hạt hữu cơ hoặc vô cơ bị cuốn theo khó sa
lắng. Nước chảy qua rừng rậm nước trong và chứa nhiều chất hữu cơ hoà
tan.. Nạn phá rừng tràn lan làm nước cuốn trôi hầu hết cá thành phần trong
đất
-Nước cứng thường giàu các ion Canxi và Magiê, pH cao ( thường lớn hơn
7). Nước có pH nhỏ hơn 7 là nước mềm. Khi chảy qua các lưu vực sông
ở đồng bằng, nước có nhiều phù sa, chứa nhiều tạp chất hữu cơ (humic ),
một số tạp chất chứa ion kim loại, đặc biệt là nhôm và sắt. Nước ở vùng này
có độ mặn cao, điển hình nhất là nước ở lưu vực sông Hồng vào mùa mưa.
-Nước ở ao, hồ, đầm, phá về mùa mưa được bổ sung và chảy tràn, về
nguyên tắc có thể coi là dòng chảy chậm, thời gian lưu lớn.Nước này có độ
đục thấp, hàm lượng các chất hữu cơ thấp thường được sử dụng làm nước
sinh hoạt . Trong trường hợp nước ở các thuỷ vực này lưu quá lâu có thể
xảy ra hiện tượng phát triển của rong tảo làm giảm chất lượng nguồn nước.
Ở đây chưa kể tới các loài rong tảo có độc tính gây bệnh cho người và động
vật.
2.Nước ngầm:
-Nước ngầm tồn tại ở các tầng hoặc các túi trong trong đất. Chất lượng nước
ngầm phụ thuộc vào một loạt yếu tố: chất lượng nước mưa, thời gian tồn tại,
bản chất lớp đất đá nước thấm qua hoặc chứa tầng nước Thông thường

nước chứa ít tạp chất hữu cơ và sinh vật, giàu các ion vô cơ và vi sinh vật,
giàu các ion vô cơ. Nước ngầm ở ở các vùng khác có các thành phần khác
nhau, như ở vùng đá, vùng ven đô thị, vùng công nghiệp. Nước ngầm vùng
ven biển dễ bị ô nhiễm mặn.
-Nước ngầm là nguồn tài nguyên quý giá cung cấp cho các vùng đô thị , công
nghiệp, tưới tiêu thuỷ lợi, đặc biệt là các vùng trồng cây công nghiệp tập
trung, như cây cà phê ở Tây Nguyên.

3.Nước biển:
GVHD : NGUYỄN MẠNH HÀ
Trang : 3
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP PHẦN I : Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
-Nước biển tương đối đồng đều về thành phần, đặc biệt là giàu muối Nacl, vì
vậy nước biển gọi là nước mặn. khoảng ¾ bề mặt trái đất được bao phủ bởi
nước biển. Có thể phân theo tỉ lệ muối hoà tan từ mức độ lớn tới nhỏ là nước
mặn ở các vùng biển và đại dương, nước lợ ở các vùng cửa sông ven biển,
nước ngọt ở các sông ngòi, ao hồ. Thành phần chủ yếu của nước biển là các
ion Cl-, SO42-, CO32-, SiO32, Na+,Ca2+,Mg2+…Nước biển thích hợp với
các loài thuỷ sản nước mặn, là môi trướng sống quan trọng của nhiều giới
sinh vật.
Biển đóng vai trò quan trọng trong chu trình tuần hoàn nước toàn cầu.
Bảng 1.1: Thành phần hoá học nước trong tự nhiên.
Thành phần
Nước biển Nước sông, hồ, đầm
Nồng độ mg/l Thứ tự Nồng độ mg/l Thứ tự
Các ion chính:
Clo(Cl
-
)
Natri(Na

+
)
Sunfat(SO
4
2-
)
Magiê(Mg2+)
Canxi(Ca
2+
)
Kali(K
+
)
Bicacbonat(HCO
3
-
)
Bromua(Br
-
)
Stronti(Sr
-
)
19340
10770
2712
1290
412
399
146

65
9
1
2
3
4
5
6
7
8
9
8
6
11
4
15
2
58
4
5
3
6
2
7
1
Các nguyên tố vi
lượng
Microgam/lit Microgam/lit
III. Ô nhiễm môi trường nước:
1.Khái niệm:

-Sự ô nhiễm môi trường nước là sự thay đổi thành phần và chất của nước
gây ảnh hưởng đến hoạt động sống bình thường của con người và sinh vật.
Khi sự thay đổi thành phần và tính chất của nước vượt qua một ngưỡng cho
phép thì sự ô nhiễm thì sự ô nhiễm đã ở mức độ nguy hiểm và gây một số
bệnh tật ở người.
2.Các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước:
a. Ô nhiễm do nước chảy tràn trên mặt đất:
-Nước chảy tràn trên mặt đất do mưa hoặc do thoát ra từ tưới tiêu đồng
ruộng là nguyên nhân gây ô nhiễm nước sông , hồ…Nước đồng ruộng cuốn
theo thuốc bảo vệ thực vật, phân bón (kể cả phân hữu cơ và phân hoá học),
GVHD : NGUYỄN MẠNH HÀ
Trang : 4
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP PHẦN I : Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
cũng như nước mưa, lũ lụt cùng nước ngầm chảy tràn cuốn theo các chất
mầu mỡ của đất, như mùn, phù sa, các vi sinh vật và các nguồn nước.
b.Nước sông bị ô nhiễm do các yếu tố tự nhiên:
-Nước ở vùng cửa sông thượng bị nhiễm mặn và có thể chuyển ô nhiễm này
vào sâu trong đất liền. Ở các vùng nhiễm phèn có thê theo kênh rạch chuyển
ô nhiễm vào các vùng khác. Các yếu tố tự nhiên cần phải kể đến như ảnh
hưởng của thành phần cấu tạo đất hoặc hoàn cảnh địa lý của từng khu vực.
Thí dụ: vùng có quặng khoáng sản, núi lửa hoạt động,… nước ở các vùng
này sẽ bị ô nhiễm do ảnh hưởng của nham thạch, khoáng sản.
c. Ô nhiễm do nước thải:
-Nước thải là nước đã qua sử dụng vào các mục đích như sinh hoạt, dịch vụ,
tưới tiêu thuỷ lợi, chế biến nông nghiệp, chăn nuôi. Thông thường nước thải
được phân theo nguồn gốc phát sinh ra chúng.
-Nước thải sinh hoạt hay nước thải từ khu dân cư bao gồm nước sau khi sử
dụng từ các hộ gia đình, bệnh viện, trường học, cơ quan, khu vui chơi giải trí.
Đặc điểm của nước thải sinh hoạt là trong đó có hàm lượng lớn các chất hữu
cơ dễ bị phân huỷ (hydratcacbon, protein, chất béo), các chất vô cơ sinh

dưỡng (phosphor, nitơ) cùng với các vi khuẩn (có thể vi sinh vật gây bệnh),
trứng giun, sán…
-Hàm lượng các chất gây ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt phụ thuộc vào
điều kiện sống, chất lượng bữa ăn, lượng nước sử dụng và hệ thống tiếp
nhận nước thải. Để đánh giá chính xác, cần khảo sát đặc điểm nước thải
từng vùng dân cư như ở đô thị, nông thôn, miền núi, đồng bằng, khu du
lịch…Để có thể dễ tính toán người ta tính số lượng nước dùng cho một
người trong một ngày là 100-150 lít và kể cả trại chăn nuôi là 250
lít/người/ngày.
-Nước thải công nghiệp:
-Nước thải từ các xí nghiệp sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp, giao
thông vận tải gọi chung là nước thải công nghiệp. Nước thải loại này không
có đặc điểm chung mà phụ thuộc vào quy trình công nghệ của từng loại sản
phẩm. Nước thải từ các cơ sở sản xuất nông sản, thực phẩm và thuỷ sản
(đường, sữa, bột , tôm, cá, rượu bia…) có nhiều chất hữu cơ dễ bị phân huỷ,
nước thải từ các nhà máy thuộc da chứa nhiều kim loại nặng, sulfua: nước
thải của các xí nghiệp làm acquy có nồng độ axit và chì cao.
-Nói chung nước thải của các ngành công nghiệp hoặc các xí nghiệp khác
nhau có thành phần hoá học và hoá sinh là rất khác nhau.
-Nước thấm qua: Đó là nước mưa thấm vào hệ thống ống bằng nhiều cách
khác nhau, qua các khớp nối, các ống có khuyết tật hoặc thành của hố ga
hay hố xí.
-Nước thải tự nhiên:Nước mưa được xem như nước thải tự nhiên ở những
thành phố hiện đại, chúng được thu gom theo một lối thoát riêng.
GVHD : NGUYỄN MẠNH HÀ
Trang : 5

×