Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

Tìm hiểu thực trạng buôn bán, vận chuyển lâm sản trên địa bàn huyện Diễn Châu – Nghệ An và đề xuất giải pháp ngăn chặn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (429.17 KB, 51 trang )

CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam được xếp là một trong những điểm nóng về đa dạng sinh học của
thế giới với hệ động thực vật phong phú phân bố trên nhiều kiểu hệ sinh thái
khác nhau từ bắc chí nam. Hệ thực vật Việt Nam có mức độ đặc hữu cao, với số
loài đặc hữu chiếm khoảng 33% số loài thực vật ở miền Bắc Việt Nam (Pocs
Tamas, 1965) và hơn 40% số loài thực vật trong cả nước. Hiện nay đã thống kê
được 11.458 loài động vật, 21.017 loài thực vật và 3.000 loài vi sinh vật, 1.030
loài rêu và 826 loài nấm lớn (World Bank, 2005). Trong số các loài thực vật đã
thống kê, có trên 6.000 loài cây được sử dụng để làm lương thực, thuốc chữa
bệnh, thức ăn gia súc, cung cấp gỗ, tinh dầu và nhiều loại nguyên vật liệu khác
(Võ Văn Chi và Trần Hợp, 1999-2001). Về động vật, đến nay đã thống kê được
khoảng 310 loài thú, 840 loài chim, 296 loài bò sát, 162 loài ếch nhái, trên 700
loài cá nước ngọt và khoảng 2.000 loài cá biển, ngoài ra còn hàng nghìn loài
động vật không xương sống sống ở trên cạn và dưới nước (Bộ Tài nguyên và
Môi trường, 2005). Hệ động vật Việt Nam không những giàu về thành phần loài
mà còn có nhiều loài đặc hữu, có giá trị đặc biệt về kinh tế và khoa học. Theo
một số đánh giá, Việt Nam là nơi cư trú của 10% các loài động, thực vật trên thế
giới, trong đó 28% loài động vật có vú, 10% loài chim, 21% loài bò sát và lưỡng
cư đang bị suy giảm và đe dọa (World Bank, 2005). Nguyên nhân chủ yếu của
sự suy giảm quần thể của các loài là do sự suy giảm của vùng sống và nạn buôn
bán, săn bắt bất hợp pháp. Ước tính ở Việt Nam hàng năm có tới 3.700 đến
4.500 tấn động vật hoang dã (không bao gồm các loài thủy sinh) được sử dụng
để làm thức ăn, dược liệu và sinh vật cảnh. Hoạt động khai thác và buôn bán các
loài côn trùng cũng rất phát triển, với khoảng 40 loài côn trùng cánh cứng và 90
loài bướm đang được khai thác và buôn bán. Ngoài ra, hàng nghìn loài thực vật
hoang dã đang được khai thác và sử dụng làm dược liệu với trên 20.000 tấn cây
thuốc được sử dụng hàng năm. Tình trạng buôn bán động vật hoang dã(ĐVHD)
đáng lo ngại hiện nay có nhiều nguyên nhân: lực lượng chuyên trách kiểm soát
buôn bán ĐVHD còn mỏng và chưa được trang bị đầy đủ kiến thức cần thiết, hệ
thống văn bản luật và chế tài xử phạt mặc dù đã được ban bố khá nhiều nhưng


vẫn chưa đủ mạnh và rành mạch cho những người trực tiếp thi hành, sự phối
hợp liên ngành giữa các cơ quan chức năng còn chưa chặt chẽ. Thêm vào đó, để
đáp ứng được nhu cầu thị trường, nhiều mạng lưới buôn bán ĐVHD đã được
ngấm ngầm thành lập có chân rết từ thợ săn ở các thôn bản cho đến những đầu
mối ở các đô thị lớn. Các mạng lưới ngầm này sử dụng mọi cách như hối lộ,
mua chuộc, dùng các phương tiện vận tải khó phát hiện, để qua mặt các cơ
quan chức năng. Ngoài ĐVHD thì thực vật quý hiếm cũng luôn bị khai thác, vận
chuyển, tiêu thụ trái phép với nhiều mục đích khác nhau như: gỗ xây dựng, gỗ
dân dụng, thủ công mỹ nghệ, làm dược liệu, xuất khẩu,…
Việt Nam có 5 điểm nóng về buôn bán động thực vật hoang dã, gồm Nghệ
An, Hà Nội, TP.HCM, Quảng Ninh và Lạng Sơn. Đây là những khu vực trọng
điểm tập kết động thực, vật hoang dã để vận chuyển sang Trung Quốc tiêu thụ.
Số vụ buôn bán trái phép bị phát hiện, bắt giữ chỉ chiếm 10% tổng số vụ trên
thực tế. Nếu tình trạng này không được ngăn chặn, Việt Nam sẽ có nguy cơ mất
mát không thể thay thế về đa dạng sinh học, nguồn gen, loài động thực vật
hoang dã và các hệ sinh thái.
Đến nay ngành kiểm lâm đã ban hành nhiều văn bản pháp luật để bảo vệ
các loài đông thực vật hoang dã quý hiếm quốc gia, bảo vệ rừng và các giá trị đa
dạng sinh học. Cũng như các địa phương khác trong tỉnh Nghệ An, hạt Kiểm
lâm Diễn Châu đã có nhiều nỗ lực trong công tác quản lí việc mua bán, vận
chuyển lâm sản trên địa bàn huyện và đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.
Mặc dù huyện Diễn Châu có diện tích rừng không nhiều như các huyện
khác trong tỉnh nhưng do vị trí địa lý thuân lợi là nằm trên đường Quốc lộ 1A
nên tình trạng mua bán vận chuyển lâm sản trái phép trên địa bàn huyện xảy ra
nhiều. Để hiểu rõ nguyên nhân, đối tượng vi phạm và từ đó làm cơ sở đề xuất
các giải pháp ngăn chặn tình trạng trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tìm
hiểu thực trạng buôn bán, vận chuyển lâm sản trên địa bàn huyện Diễn
Châu – Nghệ An và đề xuất giải pháp ngăn chặn”.
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Trước những thách thức ngày càng lớn trong bảo tồn thiên thiên cũng như
quản lý môi trường, Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản qui phạm pháp luật để
bảo vệ tài nguyên thiên nhiên nói chung và động thực vật hoang dã nói riêng.
Đồng thời thực thi nhiều công tác tuyên truyền, đào tạo, nâng cao nhận thức
cộng đồng đã hết sức được chú trọng, coi đây là một trong những công cụ hiệu
quả nhằm bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên. Việt Nam chúng
ta cũng đã có rất nhiều các văn bản pháp luật và các điều luật quy định về vấn đề
này, như: Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (2004), Luật Đa dạng sinh học (2008),
Nghị định số 82/2006/NĐ-CPngày 10/8/2006 của Chính phủ về quản lý hoạt
động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển, quá cảnh, nuôi sinh
sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã
nguy cấp, quý, hiếm; Thông tư 59/2010/TT-BNN ngày 19/10/2010 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục các loài động vật, thực vật
hoang dã thuộc quản lý của Công ước CITES; Nghị định số 32/2006/NĐ-CP
ngày 30/3/2006 của Chính phủ về Quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy
cấp, quý, hiếm.; Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 của Chính phủ
quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá
quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hoá với
nước ngoài; Thông tư 60/2009/TT-BNNPTNT ngày 16/9/2009 của Bộ Nông
nghiệp và PTNT Hướng dẫn thực hiện NĐ số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006
của Chính phủ … trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. Các điều
của Bộ luật Hình sự năm 1999: Điều 175, Điều 176, Điều 190, Điều 191, Điều
191 a); Nghị định số 99/2009/NĐ-CP ngày 02/11/2009 của Chính phủ Quy định
về xử phạt VPHC trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản;
Nghị định số 31/2010/NĐ-CP ngày 29/3/2010 của Chính phủ Quy định về xử
phạt VPHC trong lĩnh vực thủy sản; Quyết định 65/2010/QĐ-TTg ngày
25/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế về trách nhiệm và quan
hệ phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác đấu tranh phòng
chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại (Quản lý thị trường, Kiểm lâm,

Công an, Bộ đội biên phòng, Hải quan, Tư pháp…); Thông tư liên tịch số 19 /
2007/TTLT/BNN&PTNT-BTP-BCA-VKSNDTC-TANDTC ngày 08/3/2007 về
Hướng dẫn áp dụng một số điều của Bộ luật hình sự về các tội phạm trong lĩnh
vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản
Hệ thống văn bản luật nói trên cho thấy sự quyết tâm của Đảng và Chính
phủ trong việc tăng cường hơn nữa các biện pháp bảo vệ và phát triển rừng, đó
là công cụ sắc bén để điều chỉnh các quan hệ pháp luật để đảm bảo cho việc xử
lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm
sản được hiệu quả cao nhất đảm bảo cho việc xử lý được công bằng, đúng
người, đúng hành vi vi phạm và mục đích cuối cùng là giáo dục cho mọi người
dân nâng cao ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sống, thực hiện xã hội hóa
công tác bảo vệ và phát triển rừng một cách bền vững đòng thời răn đe những
người cố tình và tiếp tục vi phạm. Đây là một việc làm cần thiết và mang tính
quyết định đến hiệu quả của công tác bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
Nghệ An là một trong những điểm nóng về buôn bán động thực vật hoang
dã, hiện nguồn tài nguyên rừng đang bị suy giảm. Một số loài quý hiếm có giá
trị về nhiều mặt có nguy cơ bị tuyệt chủng. Do có thu nhập cao đã tạo việc làm
nguy hại là kích thích người dân tham gia mua bán vận chuyển lâm sản trái
phép, bất chấp các quy định của nhà nước về quản lý bảo vệ rừng và quản lý lâm
sản. Môi trường sống của nhiều loài động thực vật hoang dã bị mất cân đối, nó
đòi hỏi phải tăng cường nhiều biện pháp cấp bách để bảo vệ rừng.
Huyện Diễn Châu – tỉnh Nghệ An là một huyện đồng bằng ven biển có
tổng diện tích tự nhiên 30.492,4 ha, diện tích đất lâm nghiệp 7.960,0 ha, chiếm
26,1 % tổng diện tích toàn huyện. Trong đó diện tích đất có rừng là 6.878,4 ha,
diện tích đất không có rừng 831.1 ha. Toàn bộ diện tích rừng được phân bố như
sau: Rừng phòng hộ ven biển được phân cho 6 xã ven biển là Diễn Trung, Diễn
Thịnh, Diễn Kim, Diễn Hải, Diễn Hùng; Rừng ngập mặn được phân bố cho 3 xã
là Diễn Bích; Còn lại rừng sản xuất và rừng phòng hộ xung yếu được phân bố
cho 8 xã gồm: Diễn Trung, Diễn An, Diễn Phú, Diễn Lợi, Diễn Thắng, Diễn

Yên, Diễn Đoài, Diễn Lâm.
Trên địa bàn huyện có 36 xưởng gỗ, 20 trại nuôi động vật hoang dã và
một số cơ sở nhỏ lẻ khác. Do có nhiều cơ sở như vậy nên khó kiểm soát hết
được việc buôn bán của các cơ sở này.
Được sự quan tâm chỉ đạo của Chi cục Kiểm lâm Nghệ An, Thường vụ
huyện ủy, Uỷ ban nhân dân huyện, sự phối hợp của các cơ quan ban ngành khác
như Đội kiểm lâm cơ động và PCCCR số 1, Công an huyện, Đội cảnh sát giao
thông 5 -1, Đội quản lý thị trường số 4 và các ủy ban nhân dân xã trên địa bàn
trong những năm qua tình hình buôn bán, vận chuyển lâm sản đã giảm xuống
đáng kể. Hầu hết diện tích rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn đều đã có chủ. Vì
vậy quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ rừng được đảm bảo, từ đó công tác
bảo vệ rừng nói chung và Phòng chống cháy rừng nói riêng đã được các cấp các
ngành quan tâm, các chủ rừng tự giác bảo vệ. Với hình thức tuyên truyền đa
dạng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức họp dân kí cam kết
bảo vệ rừng, tuyên truyền lưu động phát tờ rơi, áp phích, xây dựng quy ước,
hương ước, tuyên truyền ở các trường học. Sau khi nghị định 99/2009/NĐ -CP
ngày 02 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ, Hạt kiểm lâm Diễn Châu đã tiến
hành triển khai quán triệt đến toàn bộ công chức trong đơn vị đồng thời tổ chức
mời các đối tượng và chủ phương tiện vận tải, chủ các cơ sở kinh doanh chế
biến lâm sản, trại nuôi động vật hoang dã trên địa bàn để tiếp tục tuyên truyền
nghị định nói trên.
CHƯƠNG 3
MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
I. MỤC TIÊU VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Mục tiêu nghiên cứu
 Tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến các vi phạm trong lĩnh vực khai thác, mua
bán, vận chuyển lâm sản trên địa bàn huyện Diễn Châu: buôn bán gỗ trái
phép ở các công ty, xưởng gỗ trên địa bàn huyện, nuôi nhốt động vật hoang
dã trái phép, vận chuyển lâm sản trái phép,

 Đánh giá thực trạng xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực mua bán, vận
chuyển lâm sản trên địa bàn huyện Diễn Châu.
 Đánh giá tác động của các biện pháp xử lý vi phạm hành chính đến việc mua
bán, vận chuyển lâm sản ở huyện Diễn Châu.
 Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý mua bán,
vận chuyển lâm sản trên địa bàn huyện Diễn Châu.
Đối tượng nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các cá nhân, các cơ quan chức năng có
liên quan đến việc mua bán, vận chuyển và quản lí mua bán, vận chuyển lâm
sản trên địa bàn huyện Diễn Châu.
 Phạm vi nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu các đối tượng vi phạm, hình
thức vi phạm, nguyên nhân vi phạm và các hình thức xử lý vi phạm về lĩnh
vực mua bán, vận chuyển lâm sản trên địa bàn huyện Diễn Châu từ năm 2008
đến 2011.
II. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Nội dung nghiên cứu
3.1.1 Điều kiện tự nhiên, dân sinh, kinh tế xã hội:
- Vị trí địa lý: nằm trên đường quốc lộ 1A,
- Địa hình, địa mạo
- Khí hậu thủy văn
- Dân số
- Cơ cấu sản xuất
- Giáo dục, an ninh
=> liên quan đến việc mua bán, vận chuyển lâm sản trên địa
bàn huyện
3.1.2 Tình hình vi phạm các quy định về mua bán, vận chuyển lâm
sản trên địa bàn huyện
- Tình hình buôn bán gỗ trái phép trên địa bàn
- Tình hình nuôi nhốt động vật hoang dã
- Tình hình vận chuyển, tiêu thụ lâm sản trái phép trên địa bàn huyện

và các nơi khác đi qua địa bàn huyện
- Tình hình bán thịt rừng, các sản phẩm dược liệu từ động thực vật
rừng,
3.1.3 Tình hình xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý mua bán, vận
chuyển lâm sản trên địa bàn huyện
- Mặt được:
- Mặt tồn tại:
- Nguyên nhân, điều kiện vi phạm pháp luật
+ Nguyên nhân đặc thù ở địa bàn huyện Diễn Châu
+ Nguyên nhân, điều kiện phát sinh hành vi vi phạm trong lĩnh vực
này
+ Thuận lợi và khó khăn trong xử lý vi phạm
3.1.4 Những tác động của các biện pháp xử lý vi phạm hành chính đến việc
mua bán, vận chuyển lâm sản trên địa bàn huyện
3.1.5 Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý
mua bán, vận chuyển lâm sản trên địa bàn
3.2 Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập thông tin, tài liệu thứ cấp về điều kiện tự nhiên, dân sinh, kinh
tế xã hội liên quan đến việc mua bán, vận chuyển lâm sản từ các cơ
quan ban ngành có liên quan: hạt kiểm lâm, phòng Nông nghiệp, phòng
địa chính,
- Thu thập các văn bản pháp luật liên quan đến việc xử lý vi phạm hành
chính trong việc mua bán, vận chuyển lâm sản từ Hạt kiểm lâm Diễn
Châu
- Thu thập các số liệu liên quan đến tình hình vi phạm và xử lí vi phạm
hành chính trong lĩnh vực mua bán, vận chuyển lâm sản từ hạt Kiểm
lâm Diễn Châu
- Phân tích các nguyên nhân vi phạm thông qua phỏng vấn các cán bộ
kiểm lâm.
- Tổng hợp, phân tích số liệu theo phương pháp thống kê mô tả và viết

bài.
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA HUYỆN DIỄN CHÂU
4.1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Diễn Châu là một huyện đồng bằng ven biển phía Bắc của Tỉnh Nghệ An:
- Phía Bắc giáp huyện Quỳnh Lưu
- Phía Nam giáp huyện Nghi Lộc
- Phía Đông giáp Biển Đông
- Phía Tây giáp huyện Yên Thành
Diễn Châu là một huyện có đầu mối giao thông rất quan trọng về cả đường
bộ và đường thủy. Về đường bộ có Quốc lộ 1A và tuyến đường sắt chạy dọc Bắc
- Nam, là điểm khởi đầu của Quốc lộ 7 nối với các huyện phía tây và nước bạn
Lào, Quốc lộ 47 lên các huyện vùng tây bắc của tỉnh, các tuyến giao thông nội
huyện và liên huyện rất thuận tiện và hiện đại. Về đường thủy, có tuyên kênh
nhà Lê theo hướng Bắc Nam nối liền với sông Cấm. Sông bùng chảy qua 10 xã
trong huyện đổ ra biển Đông. Có Cửa Vạn, Cửa Hiền và 28 km bờ biển, chạy
dài từ xã Diễn Trung ra đến Diễn Hùng tạo thành hình cánh cung lõm vào đất
liền tạo thành một vịnh nhỏ, một số người gọi đó là Vịnh Diễn Châu, đây là
điểm nối liền với các huyện trong nước. Do điều kiện giao thông thuận lợi rất
thuận tiện cho vận chuyển, thông thương hàng hoá và giao lưu kinh tế với các
vùng miền trên cả nước và đặc biệt là biên giới Việt – Lào. Đây là điều kiện rất
thuận tiện để phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Song giao thông như
vậy cũng gây khó khăn cho công tác Quản lý và bảo vệ rừng.
4.1.1.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo
Diễn Châu là huyện đồng bằng ven biển của tỉnh Nghệ An, nằm ở toạ độ
105,30 - 105,45 vĩ độ Bắc, 18,20 - 19,50 kinh độ Đông. Địa bàn huyện trải dài
theo hướng Bắc - Nam. Đất đai ở vùng ven biển nhìn chung độ màu mỡ không
cao, vùng bán sơn địa đa số là đất bạc màu.

Huyện Diễn Châu có tổng Diện tích đất tự nhiên là 30.492,4 ha. Trong đó
đất lâm nghiệp là 7960,0 ha trong đó có 6952,1 ha đất rừng chủ yếu là thông
nhựa, bạch đàn, keo, và phi lao. Đặc biệt, rừng Thông nhựa chiếm 70%, độ che
phủ của rừng trên địa bàn huyện đang dần được nâng lên. Toàn huyện có 1 xã
miền núi (Diễn Lâm), 4 xã vùng bán sơn địa (Diễn Phú, Diễn Lợi, Diễn Thắng
và Diễn Đoài), 8 xã vùng biển (Diễn Trung, Diễn Thịnh, Diễn Thành, Diễn
Ngọc, Diễn Bích, Diễn Kim, Diễn Hải và Diễn Hùng).
4.1.1.3. Khí hậu thủy văn
Diễn Châu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang những nét
đặc trưng của khí hậu Nghệ An là có 4 mùa rõ rệt: xuân, hạ, thu, đông. Từ tháng
4 đến tháng 8 dương lịch hàng năm, chịu ảnh hưởng của gió phơn tây nam khô
và nóng. Từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, chịu ảnh hưởng của gió mùa đông
bắc lạnh và ẩm ướt.
Ngoài những đặc điểm của khí hậu Nghệ An thì Diễn Châu còn mang
những đặc điểm riêng do điều kiện địa hình mang lại như:
* Về nhiệt độ
Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng từ 22 - 25
o
C.
Đặc điểm khô nóng có những đợt nắng nóng kéo dài trên 01 tháng nhiệt
độ lên đến 40
o
C – 42
o
C.
Mùa nóng thường kéo dài 5tháng, từ tháng 4 đến tháng 8, mùa lạnh kéo
dài từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau.
Số giờ nắng trong năm từ khoảng 1600 – 1900 giờ. Bức xạ mặt trời
khoảng 1500 – 1700 kcal/cm
2

/năm.
* Lượng mưa
Lượng mưa phân bố không đều theo tháng trong năm. Những tháng
ít mưa nhất là tháng 4, 5, 6 lượng mưa thấp nhất khoảng 300mm/tháng, có
tháng không có mưa. Mùa mưa tập trung khoảng từ tháng 9 đến tháng 12,
lượng mưa cao nhất đo được là khoảng 800 – 900 mm/tháng, lượng mưa
hàng năm khoảng 3.000mm đến 3.200mm /năm. Lượng mưa trung bình
năm khoảng từ 1800 - 2000mm là rất lớn nhưng phân bố không đều nên dễ
gây ra xói mòn, rửa trôi ảnh hưởng đến đời sống sản xuất mùa màng của
nhân dân trong vùng.
* Chế độ gió
Diễn Châu chịu ảnh hưởng của hai hướng gió chính:
- Gió mùa đông bắc thường ảnh hưởng từ tháng 9 đến tháng 3 năm
sau, gió này có đặc điểm là lạnh và ẩm ướt nên tạo điều kiện cho sâu hại
phát triển mạnh.
- Loại gió thứ hai ảnh hưởng đến điều kiện tự nhiên ở đây là gió
Phơn tây nam, xuất hiện chủ yếu vào tháng 4 đến tháng 8 hằng năm, đặc
điểm của gió này là khô nóng có tốc độ đạt 10 – 20m/s có thể gây hại nặng
cho cây trồng, và đặc biệt là dễ gây ra cháy rừng.
* Độ ẩm
Độ ẩm không khí cao bình quân trên 80%, khí hậu mát mẻ.
Độ ẩm tháng thấp nhất là 75% (Vào khoảng tháng 5, 6)
Độ ẩm tháng cao nhất 95% (vào khoảng tháng 12 và tháng 1 năm
sau).
* Sông ngòi
Trên địa bàn huyện Diễn Châu có hệ thống kênh nhà Lê chảy theo hướng
Bắc Nam nối liền với sông Cấm. Sông Bùng chảy qua 10 xã trong huyện đổ ra
biển Đông. Ngoài việc thuận tiện cho thông thương buôn bán thì hệ thống sông
ngòi của huyện còn là nơi cung cấp nước tưới cho canh tác nông nghiệp trên
toàn khu vực, hằng năm nó còn mang lại lượng phù sa lớn cho nông nghiệp.

Nhưng đây cũng chính là con đường thuận tiện để vận chuyển gỗ và lâm sản trái
phép, tình trạng này đang được Hạt kiểm lâm Diễn Châu tích cực ngăn chặn.
Tuy nhiên do lượng mưa phân bố không đều giữa các thời gian trong năm
và do rừng đầu nguồn đại ngàn bị tàn phá nên về mùa mưa trên hệ thống sông
ngòi trong huyện thường có lưu lượng dòng chảy lớn và gây ra lũ lụt gây thiệt
hại về tài sản cho người dân vùng gần sông.
Ngoài ra, Diễn Châu còn có bờ biển dài 28 km, thuận lợi cho việc phát
triển cảng biển, đánh bắt hải sản và nghề làm muối .
Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn TW năm 2011 thời tiết, khí hậu
Diễn Châu có những diễn biến phức tạp nắng nóng, khô hạn kéo dài. Lượng
mưa ở các tỉnh Bắc trung bộ thấp hơn mức trung bình nhiều năm. Do đó, hạn
hán và cường độ gió Lào lớn hơn các năm trước đó là những thách thức cho
công tác bảo vệ rừng nói chung và PCCCR nói riêng.
4.1.2. Đặc điểm về tài nguyên trên địa bàn
4.1.2.1. Tài nguyên đất đai.
Nhìn chung, các loại đất của Diễn Châu thuộc hai hệ thống chính là hệ
feralit ở vùng đồi núi và hệ phù sa ở vùng đồng bằng. Cụ thể chia làm các loại
đất chính sau :
- Nhóm đất mặn tập trung ở ven biển, nhất là đầm lầy gần cửa sông và
vùng bị triều cường xâm nhập.
- Nhóm đất phèn phân bố dọc duyên hải, có độ pH thấp, nghèo lân nhưng
lượng mùn, đạm và ka li tương đối khá.
- Nhóm đất cát ven biển rất kém màu mỡ.
- Nhóm đất phù sa phân bố ở dải đồng bằng duyên hải và rải rác ở các
thung lũng sông, suối.
- Nhóm đất nâu vàng phát triển trên phù sa cổ, phân bố ở các thềm sông
hoặc bậc thang rìa đồng bằng. Đất thường có phản ứng chua, nghèo dinh dưỡng.
- Đất feralit vàng đỏ phát triển trên đá biến chất là nhóm đất có diện tích
lớn, phân bố ở nhiều nơi.
- Đất feralit nâu đỏ trên đá mắc ma trung tính và bazơ có tầng đất dày, các

chất dinh dưỡng tương đối khá.
Ngoài ra còn có nhóm đất nâu đỏ trên đá vôi và nhóm đất vàng đỏ trên
các vùng núi cao.
Tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện là 30.492,4 ha với hiện trạng sử
dụng đất như sau:
Bảng 1. Hiện trạng sử dụng đất ở huyện Diễn Châu
Loại hình sử dụng Diện tích
(ha)
Tỷ lệ
(%)
Tổng diện tích tự nhiên 30492,4 100
1. Đất lâm nghiệp 7960,0 26
1.1. Đất có rừng tự nhiên 163
1.2. Đất có rừng trồng 6965,9
1.3. Đất trống đôi núi trọc 831,1
2. Đất nông nghiệp 16382,6 54
2.1. Đất canh tác 12282,3
2.2. Đất vườn 3523,7
2.3. Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản 576,6
3. Đất chuyên dùng 3722,9 12
4. Đất ở 283,3 1
5. Đất chưa sử dụng 2143,6 7
( Nguồn Hạt kiểm lâm Diễn Châu)
Qua bảng ta thấy đã được quy hoạch và sử dụng đúng mục đích. Đất
nông nghiệp của huyện chiếm 54%% diện tích tự nhiên. Đất chưa sử dụng chỉ
chiếm 7%. Diện tích đất trống của huyện chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ chứng tỏ đất đai ở
đây đã được khai thác hợp lý.
4.1.2.2. Tài nguyên rừng
Diễn Châu có tổng diện tích đất lâm nghiệp là 7960,0 ha với tổng diện
tích rừng trồng là 6478,7 ha, cùng với tổng diện tích rừng tự nhiên là 163 ha và

diện tích đất trống đồi núi trọc là 831,1 ha, diện tích rừng phòng hộ ven biển là
459ha, diện tích rừng ngập mặn là 191,2 ha được phân bố như sau:
Bảng 2: Diện tích rừng và đất lâm nghiệp huyện Diễn Châu
Xã Diện tích
tự nhiên
Diện tích
lâm nghiệp
Diện tích có
rừng
Đất trống
Diễn An 786.2 282.6 260.4 22.2
Diễn Đoài 1257.3 475.8 448.2 27.6
Diễn Lâm 3364.2 2059.9 1818 181.9
Diễn Trung 1289.4 468.3 376 92.3
Diễn Phú 3419.5 2323.7 2155.1 168.6
Diễn Thịnh 1029.7 302.5 257.3 45.2
Diễn Thành 871.5 349.9 312.2 37.7
Diễn Kim 697.3 105.9 90 15.9
Diễn Hải 520 106.4 93.8 12.6
Diễn Hùng 482 86.7 80.1 6.6
Diễn Bích 602.1 57.8 51.5 6.3
Diễn Vạn 453.8 76.6 68.2 8.4
Diễn Lợi 1578.7 523.7 426.1 97.6
Diễn Thắng 803.4 252.6 227.4 25.2
Diễn Yên 1392.9 487.6 404.6 83
Tổng cộng 30.492,4 7960,0 7128,9 831,1
( Nguồn Hạt kiểm lâm Diễn Châu năm 2011 )
Qua bảng số liệu trên cho thấy huyện Diễn Châu có tổng diện tích tự
nhiên là 30.492,4 ha. Trong đó, diện tích lâm nghiệp chỉ chiếm 26,1 % gồm diện
tích có rừng chiếm 23,38%, đất trống chiếm 2,73%. Như vậy tiềm năng để phát

triển kinh tế của huyện nhờ vào diện tích đất lâm nghiệp là không nhiều, vì thế
người dân phải kiếm sống bằng nhiều tiềm năng khác của huyện như dịch vụ,
sản xuất nông sản,…
Diện tích rừng tự nhiên của huyện chỉ chiếm chưa đầy 1% diện tích tự
nhiên của toàn huyện nhưng đây là một bộ phận quan trọng góp phần bảo vệ
nguồn gen, môi trường sinh thái. Mặt khác, xét trên khía cạnh chung hiện nay
rừng tự nhiên đang ngày càng cạn kiệt, việc bảo vệ và phát triển rừng là vấn đề
bức thiết cho mọi cấp mọi ngành mà nòng cốt chủ yếu là lực lượng kiểm lâm.
Với diện tích chiếm 70% toàn bộ đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện với
đặc điểm Thông nhựa là loài cây có nhựa dầu, thảm thực vật, cây bụi dưới tán
rừng nhiều, tích lũy lâu ngày có nơi tải trọng vật liệu cháy rất lớn nên hết sức
nguy hiểm. Mặt khác, rừng thông nhựa chủ yếu là thuần loại đều tuổi, liền vùng
liền giải nên dễ xảy ra cháy lớn, tốc độ lan tràn rất nhanh khi có lửa phát sinh.
Có nhiều khu rừng xa đường giao thông, dân cư không thuận lợi cho việc
huy động lực lượng, phương tiện cơ giới không vào đuợc. đặc biệt là xa các hồ,
đập nước khả năng lợi dụng để cứu chữa bằng phương tiện cơ giới là rất ít.
4.1.3. Tình hình kinh tế - xã hội
4.1.3.1. Dân số và lao động
Huyện Diễn Châu có 296.926 nhân khẩu, với mật độ bình quân 967
người/ km
2
. Cộng đồng dân cư của huyện 100% là người Kinh, trong đó nữ
chiếm 52%. Toàn huyện có 29.578 lao động, diện tích canh tác chỉ có 20.411ha,
cho sản lượng 134.197 tấn/năm, thu nhập bình quân hàng năm được 455kg
lương thực/ người/ năm. Ngành nghề chủ yếu là nông nghiệp và một số nghề
phụ khác, nhu cầu về chất đốt của người dân ngày càng đòi hỏi. Do vậy, việc
khai thác trái phép xảy Diễn Châu chủ yếu là rừng trồng trong đó rừng Thông
nhựa chiếm 70%, Phi lao ven biển và rừng khoanh nuôi tái sinh phân bố không
tập trung, xen kẽ, liền kề mọi hoạt động, sinh hoạt của nhân dân thường xuyên
trong rừng nên khó quản lý và rất dễ xảy ra cháy rừng về mùa khô.

Bảng 3: Phân bố dân số và lao động
STT Vùng Số dân
(người)
Mật độ
(người/k
m
2
)
Nam
(người)
Nữ
(người)
Người
trong độ
tuổi lao
động
1 Thị trấn 78,225 1,495 39,258 38,967 33,247
2 Nông thôn 218,701 754.3 115,452 103,249 96,638
3 Tổng cộng 296,926 967 142,524 154,402 29,578
(Nguồn Hạt kiểm lâm Châu 2011)
Trong đó:
 Lao động trong lĩnh vực sản xuất Nông - Lâm nghiệp chiếm 53%
 Lao động trong các ngành nghề Công nghiệp, và Xây dựng chiếm 8%
 Lao động trong các ngành nghề truyền thống 9%
 Lao động trong lĩnh vực giao thông vận tải, dịch vụ thương mại chiếm
21%
 Lao động trong các ngành nghề khác 9%
Diễn Châu là huyện có vị trí thuận lợi, đây là đầu mối giao thông quan
trọng của tỉnh Nghệ An nên kinh tế ở đây khá phát triển, tỷ lệ lao động trong các
nghành Nông - Lâm - Ngư đang giảm nhanh và tỷ lệ lao động trong các nghành

dịch vụ tăng nhanh, thu nhập bình quân trên đầu người của huyện đang tăng
nhanh và số hộ nghèo giảm nhanh. Và phần lớn thành phần lao động trong
ngành Nông – Lâm – Ngư có những thời gian nông nhàn họ cũng tham gia sản
xuất trong các ngành xây dựng và ngành nghề truyền thống nên tình hình vào
rừng khai thác lâm sản rất hạn chế, và một phần do làm tốt công tác tuyên truyền
pháp luật của Hạt kiểm lâm Diễn Châu nên nhận thức về bảo vệ rừng của người
dân rất cao. Vì thế rừng ở đây được bảo vệ rất tốt. Không còn tình trạng một bộ
phận người dân sống chủ yếu dựa vào rừng nên hiện tượng phá rừng hầu như
không xảy ra. Tuy nhiên, ngành dịch vụ của huyện đã phát triển lâu đời và rất
mạnh nên tình hình buôn bán, vận chuyển lâm sản trên địa bàn huyện đang là
rất nóng.
4.1.3.2. Tình hình dân sinh - kinh tế
Đời sống của nhân dân trong vùng chủ yếu dựa vào thu nhập từ sản xuất
Nông – Lâm – Ngư nghiệp, Diễn Châu lại có truyền thống là huyện làm nông
nghiệp giỏi nên thu nhập về nông sản khá cao, thu nhập bình quân 455kg lương
thực / người/ năm (qui thóc). Ngoài ra, ngoài thời vụ họ lại tham gia vào lao
động trong các nghành khác đặc biệt là nghành nghề truyền thống, công nhân
xây dựng, buôn bán nên thu nhập của họ tăng lên đáng kể và đang ngày càng
chiếm tỷ trọng lớn, tỷ trọng thu nhập của người dân từ nông nghiệp đang giảm
dần thu nhập bình quân đầu người vào không quá lớn và đang được thu hẹp. Do
vị trí ở đây khá thuận tiện cùng với chính sách của tỉnh Nghệ An là biến nơi đây
thành trung tâm kinh tế văn hoá phía bắc Nghệ An vì thế công nghiệp và dịch
vụ, xây dựng Nghề truyền thống ở đây đang khá phát triển và là nguồn thu nhập
chính cho người dân ở đây. Vì thế đời sống người dân ở đây đang được nâng
cao.
4.1.3.3. Phong tục tập quán - Văn hóa xã hội
- Phong tục tập quán: Nhân dân địa bàn huyện Diễn Châu có nguồn gốc
xuất thân là nông nghiệp, có nền văn hóa lúa nước lâu đời, coi trọng tình làng
nghĩa xóm, đó là nét đẹp của văn hóa nông thôn Việt Nam. Đó là cơ sở vững
chắc để xây dựng lâm nghiệp cộng đồng, cùng với chính sách của nhà nước và

của huyện Diễn Châu, nhân dân huyện có ý thức rất tốt trong công tác bảo vệ
rừng, vì vậy rừng ở đây được bảo vệ khá tốt bởi cộng đồng người dân và hạn
chế được rất nhiều tình trạng phá rừng và vi phạm lâm luật.
- Về giáo dục: Diễn Châu là huyện có phong trào xã hội hóa giáo dục tốt,
cùng với chính sách đầu tư cho giáo dục của huyện, nên Diễn Châu đã xây dựng
được một nền giáo dục mạnh. Toàn thị xã có 80 trường phổ thông (tiểu học 39,
trung học cơ sở 40, trong đó có 1 trường chuyên cấp huyện, trung học phổ thông
8) với 100% đạt chuẩn quốc gia, 1 trường Cao đẳng nghề ( Trường cao đẳng
Hoan Châu). Và 39/39 xã, phường ở đây đã được phổ cập trung học cơ sở theo
tiêu chuẩn của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo. Tỷ lệ học sinh khá giỏi hằng năm đạt
50% - 55%, lên lớp 98%, tình trạng học sinh bỏ học hầu như không còn. Tỷ lệ
đậu đại học, cao đẳng và các trường trung cấp chuyên nghiệp hằng năm cao
65%. Cơ sở vật chất cho dạy và học hầu như là đã được đảm bảo, phục vụ nhu
cầu dạy và học, có đội ngũ giáo viên đầy đủ và có chuyên môn tốt.
- Về y tế: Toàn thị xã có 39 trạm y tế và một bệnh viên đa khoa tuyến
huyện, trang thiết bị y tế phục vụ cho công tác khám, chữa bệnh được trang bị
khá đảm bảo nhưng đội ngũ cán bộ chưa đồng đều, cán bộ y tế giỏi chưa nhiều.
Nhìn chung cơ sở vật chất để phục vụ cho đời sống khá đảm bảo,
100% số hộ dân có điện và nước máy, hệ thống thông tin liên lạc và các
dịch vụ khác phát triển mạnh, các chính sách xã hội rất được quan tâm,
xứng đáng là trung tâm kinh tế, văn hóa của tỉnh.
4.1.3.4. Tình hình sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp
Cùng với sự phát triển mạnh của kinh tế, các nghành nghề rất phát triển,
mang lại nguồn thu nhập cao cho người dân và sự thu hẹp dần của đất nông
nghiệp, người dân đang bỏ dần phương thức sản xuất nông nghiệp thuần túy
mang lại thu nhập thấp, một số chuyển hẳn sang nghành nghề khác, và phương
thức sản xuất nông lâm ở đây đang được chuyển biến theo hướng đầu tư sản
xuất với quy mô lớn mang lại hiệu quả kinh tế cao. Toàn thị xã có hơn 100 trang
trại nông lâm kết hợp, có hơn 500 trang trại sản xuất theo mô hình cá lúa, là kết
hợp trồng lúa và thả cá ruộng cùng với chăn nuôi thủy cầm với quy mô lớn. Sự

chuyển dịch hướng sản xuất nông lâm nghiệp này đang làm thay đổi trông thấy
bộ mặt nông thôn của huyện và đang được sự khuyến khích đầu tư của chính
quyền huyện.
* Tình hình chăn nuôi
Do điều kiện thuận lợi về giao thông cũng như diện tích đất đai rộng lớn
trên địa bàn huyện đang phát triển chăn nuôi mạnh. Các vùng gần rừng vật nuôi
thường được thả rông đến cuối ngày họ lại dắt về, còn các vùng không gần rừng
thì nuôi trong nhà. Bình quân mỗi hộ gia đình nuôi từ 3 – 4 con lợn, 1 -2 con
trâu hoặc bò. Các gia đình còn chăn nuôi gà, vịt.
Hiện nay, trên địa bàn huyện còn nổi cộm tình hình nuôi nhốt động vật
hoang dã. Các loài như Nhím (Hystrix brachyura),Công ( Pavo muticus
imperator), nuôi khá phổ biến. Ngoài ra còn có Lợn rừng ( Sus scrofa ), Gấu
chó ( Urasus malayanus), Gấu ngựa (Urasus thibetanus) , Nai ( Cervus eldi), Sư
tử ( Panthera leo), Tê giác 2 sừng ( Rhinoceros sumatrensis),
* Tình hình sản xuất lâm nghiệp
Các chương trình lâm nghiệp được thực hiện như Chương trình 327, 661.
Hiện nay diện tích rừng đã được giao cho các hộ gia đình và các đơn vị tập thể
quản lý. Toàn huyện có tổng diện tích đất lâm nghiệp là 7960,0 ha. Trong đó:
• Đất có rừng 6878,4 ha
• Diện tích rừng tự nhiên 163 ha
• Diện tích rừng ngập mặn 191,2 ha
• Diện tích đất trống 831,1 ha
+ Tổng diện tích rừng sản xuất là 5592 ha
 Diện tích có rừng 5592 ha
 Diện tích không có rừng 708 ha
+ Tổng diện tích rừng phòng hộ 1285 ha
 Diện tích có rừng là 1285 ha
 Diện tích không có rừng 122 ha
Nhìn chung tài nguyên rừng của huyện rất nghèo, diện tích rừng tự nhiên
thu hẹp quá nhanh mà nguyên nhân chủ yếu là do tác động thiếu ý thức của con

người diễn ra trong một thời gian dài. Nhưng Diễn Châu là đầu mối giao lưu
buôn bán, kinh doanh chế biến, tiêu thụ lâm đặc sản lớn. Toàn huyện có 27
xưởng chế biến lâm sản, nhiều cơ sở chế biến mây tre, hàng trăm cơ sở mộc dân
dụng, mộc xây dựng.
4.1.3.5. Cơ sở hạ tầng
Với địa bàn rộng cùng nhiều xu thế và tiềm năng phát triển về mọi mặt,
trong đó nhu cầu về phát triển cơ sở hạ tầng, tiêu dùng về gỗ ngày càng đòi hỏi,
các nhà hàng ăn uống ngày càng gia tăng.
- Giao thông: Hệ thống giao thông đi lại đã hoàn chỉnh và hiện đại. Các
trục đường chính như: Quốc lộ 1A, Quốc lộ 48, Quốc lộ 7, ngoài ra còn có tuyến
đường sắt Bắc – Nam, đường biển và hệ thống các tuyến đường liên thôn liên xã
nối liền nhau đã được nâng cấp đổ nhựa, betong hóa. Lợi dụng thế mạnh đó các
đối tượng tham gia mua bán, vận chuyển, tàng trữ lâm sản và động vật hoang dã
trái phép xảy ra thường xuyên.
- Điện lưới: đến nay tất cả các xã trong huyện đều có điện
- Thủy lợi: hiện nay các xã đã đảm bảo có đủ các công trình thủy lợi, phục
vụ cho nông dân trong tưới tiêu.
- Y tế, giáo dục: Toàn huyện có một trung tâm y tế, tất cả các xã trong
huyện đều có trạm y tế, nhưng cơ sở vật chất chưa hiện đại và số lượng bác sĩ có
trình độ chuyên môn cao hạn chế nên chưa đấp ứng nhu cầu khám chữa bệnh
cho người dân. Trong nhiều năm qua, các chương trình y tế cộng đồng đã được
triển khai đến tận người dân như: các chương trình tiêm chủng, chăm sóc sức
khỏe bà mẹ trẻ em, phòng ngừa và chữa trị một số bệnh phổ biến như sốt rét,
các bệnh về tiêu hóa. Bên cạnh đó tuyên truyền và giáo dục sưcs khỏe được chú
ý nên đã đã đáp ứng được nhu cầu sức khỏe của người dân.
- Về giáo dục: Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước về
xóa mù chữ và phổ cập trung học cơ sở, 100% trẻ em đến tuổi đã được đến
trường.
=> Từ đặc điểm địa lý, kinh tế, xã hội như đã nêu trên cho thấy huyện Diễn
Châu là một trong những địa phương có nhiều điều kiện thuận lợi mà các đối

tượng đã lợi dụng để thực hiện các hành vi mua bán, vận chuyển, kinh doanh
trái phép lâm sản nói chung, động thực vật hoang dã quý hiếm nói riêng. Diễn
Châu không chỉ là nơi trung chuyển, buôn bán các loại hàng lâm sản là động
thực vật rừng hoang dã quý, hiếm và các sản phẩm của nó ra nước ngoài (chủ
yếu là sang Trung Quốc) mà đây còn là nơi tiêu thụ một số lượng không nhỏ các
loại hàng lâm sản.
4.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HẠT KIỂM LÂM DIỄN
CHÂU
4.2.1. Cơ Cấu tổ chức
Hạt kiểm lâm Diễn Châu thành lập năm 1978, là lực lượng chuyên trách
có vai trò nòng cốt trong quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn. Cơ cấu tổ chức của
hạt kiểm lâm Diễn Châu được thể hiện qua sơ đồ sau:
* Về nguồn nhân lực: Đầu năm 2011 hạt Kiểm lâm Diễn Châu được biên
chế 11 người, trong đó có 6 người có trình độ đại học, 4 người trình độ trung
cấp, 1 người trình độ sơ cấp. Trong bộ máy tổ chức quản lý của hạt kiểm lâm
Diễn Châu, mỗi người đảm nhiệm nhiều vai trò khác nhau, làm việc theo sự chỉ
đạo trực tiếp của lãnh đạo hạt. Đây là bộ phận chủ yếu thực hiện công tác bảo vệ
rừng, bảo vệ động thực vật hoang dã.
- Lãnh đạo hạt gồm 2người: 1 Hạt trưởng và 1 hạt phó
- Bộ phận thanh tra – pháp chế: 1 đồng chí
- Bộ phận kỹ thuật : 2 đồng chí
- Lái xe : 1 đồng chí
- Bộ phận văn phòng: 2 đồng chí
- Bộ phận quản lý bảo vệ rừng: 3 người
Hạt trưởng
Hạt phó
Bộ
phận
Thanh
tra –

pháp
chế
Bộ
phận
kỹ
thuật
Bộ
phận
tài
chính
Bộ
phận
văn
phòng
Lái
xe
Kiểm lâm viên phụ trách địa bàn
Huyện Diễn Châu được thành lập sớm với diện tích tự nhiên không lớn,
nhưng với vị trí tự nhiên và điều kiện sẵn có, ngày nay Diễn Châu đang là trung
tâm kinh tế, văn hóa phát triển của tỉnh. Sau khi ra đời với vai trò chức năng là
lực lượng quản lý bảo vệ tài nguyên rừng trên địa bàn Hạt kiểm lâm Diễn Châu
đã và đang ngày càng làm tốt chức năng của mình để xứng đáng là lực lượng giữ
vai trò nòng cốt trong công tác quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng của huyện
Diễn Châu.
Khi mới thành lập với tổ chức còn sơ sài, lực lượng non yếu cơ sở vật
chất thiếu thốn, ngân sách đầu tư cho hạt thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của
nhiệm vụ đặt ra nhưng hạt kiểm lâm Diễn Châu cũng đã làm tốt nhiệm vụ của
mình là quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn. Sau nhiều năm hoạt động Hạt đã có
nhiều đổi mới cả về cơ cấu tổ chức, lực lượng, cơ sở vật chất cũng như phương
thức hoạt động. Đến nay cơ cấu tổ chức lực lượng của Hạt gồm 12 nhân viên

trong đó gồm 1 Hạt trưởng( có đại học), 1 Hạt phó (có bằng đại học), 1 văn thư,
2 người làm phòng kế toán tài vụ, 1 lái xe, 1 nhân viên phục vụ nhà bếp (là nhân
viên hợp đồng không chính thức),bộ phận kỹ thuật 2 và 3 kiểm lâm viên của
phòng quản lý bảo vệ rừng, trong số các kiểm lâm viên đó có 6 người có bằng
đại học. Hiện tại ngân sách đầu tư cho hạt hiện nay là 800 triệu mỗi năm đó là
con số còn rất hạn hẹp trên sở vật chất của hạt xây dựng nên trong suốt khi mới
thành lập lại nay gồm có 1 nhà hành chính, 1 nhà kho, 1 nhà bếp, 1 nhà xe, 1 xe
oto, 5 máy tính để bàn, 2 nhà nghỉ cho cán bộ nhân viên của hạt, 1 nhà bảo vệ,
và có 1 sân bóng chuyền, cùng tất cả các trang thiết bị cần thiết cho công tác tổ
chức, quản lý bảo vệ rừng. Hoạt động của Hạt là làm công tác tuyên truyền về
quản lý bảo vệ rừng cho nhân dân trên địa bàn, tổ chức tuần tra phát hiện xử lý
các hành vi vi phạm lâm luật diễn ra trên địa bàn Diễn Châu, tổ chức kiểm tra
tình hình cháy rừng và sâu bệnh hại rừng trên địa bàn và lập kế hoạch xử lý,tổng
kết kết quả hoạt động và báo cáo lên cấp trên.
* Nhận xét: Với đặc điểm của hạt điểm như vậy, ngân sách đầu tư cho
Hạt còn thấp, cơ sở vật chất chưa thật sự đảm bảo, cơ cấu tổ chức lực lượng còn
mỏng. Hoạt động quản lý rừng trên địa bàn rất rộng nhưng giao thông lại thuận
lợi, kể từ khi ra đời đến nay hạt đã làm tốt, và ngày càng làm tốt hơn nhiệm vụ
vủa mình, đáp ứng được yêu cầu mà nhiệm vụ của hạt đặt ra và thành tích của
hạt, liên tiếp được nhận bằng khen của UBND huyện Diễn Châu và UBND Tỉnh
Nghệ An. Bên cạnh những việc làm được thì Hạt đang còn nhiều khó khăn và
những việc hạt chưa làm được, như phối hợp tốt với các hạt kiểm lâm lân cận và
hạt kiểm lâm nơi có rừng tự nhiên đầu nguồn để ngăn chặn có hiệu quả nạn vận
chuyển gỗ và lâm sản từ nơi khác đến và qua địa bàn, nên tình hình buôn bán
vận chuyển gỗ và lâm sản trái phép từ nơi khác qua địa bàn vẫn đang còn khá
nhiều mà hạt vẫn chưa có biện pháp ngăn chặn hữu hiệu. Mặt khác, các Ủy viên
ban thanh tra nhân dân Hạt kiểm lâm Diễn Châu còn phải kiêm nhiệm nhiều
nhiệm vụ khác nhau. Vì vậy thời gian dành cho hoạt động thanh tra không nhiều
nên công việc còn hạn chế. Bên cạnh đó một số cán bộ chưa có kinh nghiệm
trong công tác làm thanh tra. Do đó quá trình giám sát, kiểm tra các vụ việc còn

gặp nhiều khó khăn.
* Đề xuất: Trước tình hình thực tiễn đó chúng tôi có đề xuất một số ý
kiến như:
- Công tác quản lý bảo vệ rừng là của tất cả mọi người chứ không phải chỉ
riêng trách nhiệm của Hạt kiểm lâm. Vì vậy các cơ quan chức năng cần đầu tư
hơn nữa về ngân sách và tăng cường lực lượng cho hạt để hạt đáp ứng về lực
lượng cũng như trang thiết bị cho công tác tuần tra phát hiện và xử lý vi phạm,
tổ chức phối hợp lực lượng giữa các hạt kiểm lâm lân cận trong khu vực với
nhau cùng phối hợp hành động để đưa ra phương án xử lý hiệu quả nhất.
- Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng hơn nữa về bảo vệ và
phát triển rừng trong cộng đồng dân cư, nhất là ở các địa bàn trọng điểm về vận
chuyển buôn bán gỗ và lâm sản trái phép tại các chốt giao thông để họ có ý thức
cao trong việc phát hiện và tố giác tội phạm khi có sự việc vận chuyển buôn bán
gỗ và lâm sản trái phép xảy ra trên địa bàn, mỗi một người dân là một cộng tác
viên, là một nhân viên bảo vệ rừng.
- Tăng biên chế cho hạt để thực hiện tốt nhiệm vụ
4.2.2. Các hoạt động trong công tác Quản lý bảo vệ rừng
Qua 4 năm hoạt động từ 2008 – 2011, hiện kinh tế huyện Diễn Châu đang
trên đà phát triển rất mạnh, đặc biệt là ngành dịch vụ. Được sự quan tâm chỉ đạo
của các cấp, sự đồng tình ủng hộ của các tầng lớp nhân dân nên công tác bảo vệ
rừng và phát triển rừng có nhiều thuận lợi. Tuy nhiên, đời sống của người dân
được nâng cao, nhu cầu về gỗ và các lâm sản ngày càng cao, mặt khác điều kiện
giao thông thuận lợi nên tình hình vi phạm về vận chuyển, buôn bán gỗ và lâm
sản xảy ra rất nhiều. Các đối tượng khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản trái
phép hoạt động ngày càng tinh vi xảo quyệt. Vì vậy, việc quản lý lâm sản là một
nhiệm vụ vô cùng khó khăn và phức tạp. Để thực hiện có hiệu quả công tác quản
lý bảo vệ rừng cần phải thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể như sau.
4.2.2.1. Công tác chỉ đạo
UBND huyện ban hành chỉ thị về công tác bảo vệ rừng, phân công trách
nhiệm cụ thể cho từng thành viên.

Hạt kiểm lâm tham mưu cho Uỷ Ban Nhân Dân các xã phối hợp với lực
lượng kiểm lâm kiểm tra rà soát phân loại các tổ chức cá nhân đang tham gia
kinh doanh chế biến lâm sản trên địa bàn, đánh giá phân loại đối tượng theo quy
mô và hình thức kinh doanh để có giải pháp xử lý thích hợp.
Kiểm lâm địa bàn phụ trách các xã có các cơ sở sản xuất kinh doanh chế
biến lâm sản gián tiếp theo dõi việcc hoạt động kinh doanh chế biến lâm sản, cài
nắm thông tin để phát hiện những sai phạm trong kinh doanh chế biến lâm sản.
Khi phát hiện dấu hiệu vi phạm thì báo với lãnh đạo đơn vị để tổ chức kiểm tra
xử lý kịp thời.
Các đơn vị Kiểm lâm, Công an, Quân sự huyện có sự phối hợp thực hiện
theo thông tư 144/2002/TTLT/BNNPTNT – BCA – BQP ngày 13/12/2002 của
bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn – Bộ công an – Bộ quốc phòng hướng
dẫn việc phối hợp giữa các lực lượng Kiểm lâm – Công an – Quân đội trong
công tác quản lý bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.
Hạt kiểm lâm huyện phối hợp với Công an, Quân sự thực hiện tốt chỉ thị
12/2003/CT-TTg của thủ tướng chính phủ, thông báo số 6592/TB – BNN – VP
và Quyết định số 59/QĐ- BNN ngày 10 tháng 10 năm 2005của Bộ nông nghiệp
và phát triển nông thôn ban hành quy định kiểm tra kiểm soát lâm sản để kiểm
tra, truy quét ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp. Phối
hợp với các cơ quan chức năng xác minh nguyên nhân, hậu quả vụ việc.
UBND cấp xã phối hợp với hạt kiểm lâm, các phòng liên quan vận động
chỉ đạo các thôn bản xây dựng quy ước, hương ước bảo vệ và phát triển rừng.
4.2.2.2. Hoạt động kiểm tra truy quét lâm sản
Đứng trước tình trạng buôn bán vận chuyển lâm sản trên địa bàn ngày
càng nhiều và càng tinh vi xảo quyệt Hạt trưởng hạt kiểm lâm Diễn Châu đã lên
kế hoạch tổ chức các đợt kiểm tra truy quét lâm sản. Mỗi tháng 2 -3 đợt. Do số
lượng cán bộ ít nên vào mỗi đợt hầu hết mọi người đều phải đi.
4.2.2.3. Hoạt động tuyên truyền giáo dục bảo vệ rừng
Với nhiệm vụ là lực lượng chuyên trách của nhà nước thực thi pháp luật
về công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn quản lý, Hạt kiểm lâm Diễn Châu

đang dùng mọi phương tiện sẵn có, lực lượng sẵn có để thực hiện nhiệm vụ của
mình. Tổ chức tuyên truyền pháp luật cho mọi người dân hiểu và thi hành pháp
luật về công tác quản lý bảo vệ rừng bằng các phương tiện thông tin đại chúng,
kết hợp phối hợp với ngành giáo dục đưa luật quản lý bảo vệ rừng vào nhà
trường, đến từng em học sinh, thực hiện ký cam kết cho tất cả các học sinh về
thực hiện luật quản lý bảo vệ rừng, tổ chức ký cam kết thực hiện tốt và không vi
phạm luật bảo vệ rừng đến từng gia đình trên địa bàn. Do làm tốt công tác tuyên
truyền và ý thức của người dân về công tác quản lý bảo vệ tài nguyên rừng ngày
càng được nâng cao nên rừng trên địa bàn được bảo vệ khá tốt. Nhưng do vị trí
của Diễn Châu là đầu mối về giao thông đường bộ và đường sắt nên Diễn Châu
hiện đang là một điểm nóng về tình trạng phá rừng nên tình hình vi phạm về vận
chuyển buôn bán gỗ và lâm sản qua địa bàn Diễn Châu đang diễn ra rất phức
tạp và đang là vấn đề nan giải của Hạt kiểm lâm Diễn Châu mà Hạt kiểm lâm
chưa có biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn tình trạng trên mặc dù đã rất nỗ lực
trong công tác tuần tra truy bắt. Chúng ta mong rằng các cơ quan chức năng
phối hợp với hạt kiểm lâm, cùng tất cả mọi người dân nỗ lực hơn nữa để giải
quyết một cách có hiệu quả tình trạng trên. Chúng tôi đặc biệt quan tâm đến vai
trò của quần chúng người dân trong công tác phát hiện tố cáo tội phạm vi phạm
luật quản lý bảo vệ rừng, vận chuyển buôn bán trái phép gỗ và lâm sản trái phép
tại các điểm chốt về vận chuyển buôn bán gỗ và lâm sản trái phép. Trách nhiệm
của kiểm lâm viên địa bàn là tích cực tuyên tuyền hiểu biết pháp luật hơn nữa
trong quần chúng để họ yên tâm khi tố giác tội phạm và ý thức tố giác tội phạm
trong mọi người dân được nâng cao để mỗi người dân là một nhân viên bảo vệ
rừng và vai trò của người dân được phát huy cao, khi đó công tác phát hiện và
xử lý vi phạm về vận chuyển buôn bán gỗ và lâm sản qua địa bàn sẽ được ngăn
chặn hiệu quả. Mặt khác cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa các hạt kiểm
lâm lân cận để công tác quản lý bảo vệ rừng mang lại hiệu quả cao hơn.
Từ năm 2008 – 2011 thông qua nhiều hình thức tuyên truyền khác nhau
như tuyên truyền qua hệ thống thông tin đại chúng, tuyên truyền lưu động, phối
hợp chính quyền thôn xã để tổ chức tyuên truyền, lực lượng kiểm lâm Diễn

Châu đã tiến hành công tác tuyên truyền như sau:
- Xây dựng quy ước bảo vệ rừng cho 73 thôn xóm.
- Tổ chức được 27 đợt tuyên truyền lưu động bằng xe ô tô, loa máy phóng
thanh trên khắp địa bàn huyện. Để tuyên truyền về ý thức bảo vệ rừng của cộng
đồng, tuyên truyền phổ biến pháp luật quản lý bảo vệ rừng.
- Tổ chức 298 buổi họp dân các xóm của các xã trên địa bàn với hàng
ngàn lượt người tham gia nghe tuyên truyền phổ biến pháp luật về quản lý bảo
vệ rừng, và bảo vệ động vật hoang dã.
- Phối hợp với báo Nghệ An, đài truyền hình tỉnh, đài phát thanh và
truyền hình Diễn Châu đã đưa 81 tin bài và 22 phóng sự về hoạt động bảo vệ
rừng của Hạt kiểm lâm, và người dân địa phương.
- Phối hợp với Phòng giáo dục Diễn Châu đã tổ chức về các trường phổ
thông các cấp trên địa bàn ký cam kết cho tất cả các em học sinh ở tất cả các
lớp. Phương pháp thực hiện đó là Hạt kiểm lâm chuẩn bị nội dung tuyên truyền
về luật quản lý bảo vệ rừng và công tác quản lý bảo vệ rừng, trách nhiệm của
mọi người dân trong công tác quản lý bảo vệ rừng và phổ biến cho các em vào
các buổi chào cờ đầu tuần, vào đầu các buổi học rồi sau đó đưa bản cam kết thực
hiện tốt, không vi phạm luật quản lý bảo vệ rừng đến từng em học sinh(mỗi em
mỗi bản) để các học sinh ký và thực hiện theo cam kết. Đối với các hộ gần rừng

×