Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Thực trạng quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc trên địa bàn Tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010-2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.29 KB, 25 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI
BỘ MÔN QUẢN TRỊ BẢO HIỂM XÃ HỘI I
TIỂU LUẬN
Thực trạng quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc trên địa bàn Tỉnh
Thanh Hóa giai đoạn 2010-2014
Họ và tên sinh viên:Nguyễn Xuân Đồng
Lớp: Đ8BH1
Giảng viên hướng dẫn: Th.S Mai Thị Hường
HÀ NỘI, 5 – 2015
DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT
Tên viết tắt Tên đầy đủ
BHXH Bảo Hiểm Xã Hội
NLD Người Lao Động
NSDLD Người Sử Dụng Lao Động
BHXHBB Bảo Hiêm Xã Hội Bắt Buộc
MỤC LỤC
CHƯƠNG I
MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BHXH VÀ QUẢN LÝ ĐỐI TƯỢNG
THAM GIA BHXH BẮT BUỘC
I. Khái niệm
1.Khái niệm BHXH
2.Khái niệm quản trị
3. Khái niệm quản trị BHXH
II. Vai trò của bảo hiểm xã hội
1.Đối với người lao động
2. Đối với người sử dụng lao động
3.Đối với xã hội
III. Một số vấn đề về quản lý đối tượng tham gia BHXHBB
1. Đối tượng và phạm vi quản lý
2. Nội dung quản lý đối tượng tham gia BHXHBB
3. Vai trò của quản lý đối tượng tham gia BHXHBB


4. Công cụ quản lý đối tượng tham gia BHXHBB
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BHXHBB TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2010-2014
I.Vài nét về Tỉnh Thanh Hóa và cơ quan BHXH tỉnh Thanh Hóa
1. Tỉnh Thanh Hóa
2.BHXH tỉnh Thanh Hóa
II. Thực trạng công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc tại
Tỉnh Thanh Hóa
1.Tình hình thực hiện quản lý đối tượng tham gia tại BHXH tỉnh Thanh Hóa
giai đoạn 2010-2014
2.Quản lý tiền lương đóng BHXH
3. Một số hạn chế trong việc quản lý đối tượng tham gia BHXH tỉnh Thanh
Hóa
Chương III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
QUẢN LÝ ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BHXH BẮT BUỘC Ở TỈNH
THANH HÓA
I.Các giải pháp đối với BHXH tỉnh Thanh Hóa nhằm hoàn thiện công
tác quản lý đối tượng tham gia
1.1.Về cán bộ quản lý thu
1.2. Về máy móc thiết bị, công nghệ thông tin
1.3. Về việc cấp và quản lý sổ BHXH
II. Một số giải pháp và kiến nghị
1. Giải pháp
2. Một số kiến nghị
KẾT LUẬN
LỜI NÓI ĐẦU
Như chúng ta đã biết yếu tố con người trong mọi thời đại luôn là nhân tố để
phát triển, con người tồn tại không thể không lao động. Công sức mà họ bỏ ra để
lao động đã được đền bù bằng kết quả lao động và người ta vẫn gọi đó là thu

nhập. Thu nhập của người lao động luôn luôn là vấn đề được xã hội quan tâm
chú ý bởi ý nghĩa kinh tế và xã hội to lớn của nó. Chính vì vậy, BHXH đã ra đời
để bảo vệ cuộc sống cho người lao động.
Hiện nay, trong hầu hết các quốc gia, bảo hiểm xã hội được coi là bộ phận
chính cấu thành hệ thống an sinh xã hội, là chính sách quan trọng của mỗi nước
và ở nước ta cũng vậy. Trải qua hơn 40 năm thực hiện, sửa đổi và bổ sung
cho phù hợp với từng giai đoạn, chính sách BHXH đã góp phần rất to lớn trong
việc đảm bảo đời sống cho người lao động và gia đình họ, đồng thời góp phần
ổn định chính trị - xã hội của đất nước. Đến nay, BHXH Việt Nam đã được thực
hiện cho công chức Nhà nước, lực lượng vũ trang và người lao động trong các
thành phần kinh tế ở những nơi có quan hệ lao động, và sẽ còn tiếp tục mở
rộng cho nhiều đối tượng khác.
BHXH cấp tỉnh là một bộ phận quan trọng trong hệ thống quản lý BHXH
Việt Nam, là cơ sở đầu tiên để thực hiện công tác BHXH. Thực hiện tốt hoạt
động ở BHXH cấp tỉnh thì mới đảm bảo cho việc thực hiện của cả hệ thống.
BHXH tỉnh Thanh Hóa là đơn vị trực thuộc sự quản lý của BHXH Việt Nam.
Cơ quan BHXH Tỉnh Thanh Hóa được thành lập và bắt đầu hoạt động từ năm
1996 cho đến nay đã thu được nhiều thành tựu như: phí thu được ngày càng
nhiều, chi trả đúng đối tượng,… Tuy nhiên trong quá trình hoạt động vẫn còn
nhiều hạn chế như thu BHXH vẫn chưa đạt kết quả cao, nhiều đơn vị không
tham gia BHXH cho NLĐ hay tham gia không đủ số lượng lao động… Điều này
đã làm cho hoạt động của BHXH kém hiệu quả và còn phải nhờ vào Ngân sách
Nhà nước. Như vậy vấn đề quản lý tốt đối tượng tham gia có ý nghĩa rất quan
trọng đối với sự phát triển của BHXH Việt Nam nói chung và BHXH tỉnh nói
riêng trong cả nước, trong đó có BHXH Tỉnh Thanh Hóa. Do vậy mà em đã
chọn đề tài: “Thực trạng quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc trên địa
bàn Tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010-2014” để xem xét và đánh giá kết quả của
việc quản lý đối tượng tham gia BHXHBB trong những năm qua, cũng như
những vấn đề còn tồn tại, tìm hiểu nguyên nhân của những tồn tại đó, để từ đó
đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý đối tượng tham gia

BHXHBB.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu của bài tiểu luận bao gồm 3
chương:
Chương I: Một số lý luận chung về BHXH và quản lý đối tượng tham gia
BHXH bắt buộc
Chương II: Thực trạng quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc trên
địa bàn Tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010-2014
Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện việc quản lý
đối tượng tham gia BHXH bắt buộc tại Tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010-2014
Em xin chân thành cảm ơn cô giảng viên Ths.Mai Thị Hường đã giúp đỡ và
cho ý kiến quý báu để em hoàn thành bài tiểu luận
Trong quá trình làm bài, mặc dù đã rất cố gắng, song do trình độ còn hạn
chế nên bài viết của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận
được sự chỉ bảo, góp ý của cô giáo và các thầy cô trong khoa.
Hà Nội, ngày 11 tháng 5 năm 2015
CHƯƠNG I
MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BHXH VÀ QUẢN LÝ ĐỐI
TƯỢNG THAM GIA BHXH BẮT BUỘC
I. Khái niệm
1.Khái niệm BHXH
Hiện nay, có nhiều định nghĩa khác nhau về BHXH, tuỳ theo góc độ nghiên
cứu, cách tiếp cận mà người ta đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau. Có thể xác
định khái niệm bảo hiểm xã hội như sau:
Theo ILO: BHXH có thể hiểu khái quát là sự bảo vệ của xã hội đối với các
thành viên của mình thông qua các biện pháp công cộng, nhằm chống lại các
khó khăn về kinh tế, xã hội do bị ngừng hoặc giảm thu nhập, gây ra bởi ốm đau,
thai sản, tai nạn lao động, thất nghiệp, thương tật, tuổi già và chết; đồng thời
đảm bảo các chăm sóc y tế và trợ cấp cho các gia đình đông con.
Theo nghĩa thông dụng ở nước ta, có thể hiểu BHXH là sự bảo đảm bù đắp
một phần hoặc thay thế thu nhập của người lao động khi bị ốm đau, thai sản, tai

nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết … trên
cơ sở đóng góp và sử dụng một quỹ tài chính tập trung, nhằm đảm bảo ổn định
đời sống cho họ và an toàn xã hội.
2.Khái niệm quản trị
-Nếu coi quản trị là một quá trình thì nó bao gồm việc hoạch định, tổ chức
thực hiện và kiểm tra, giám sát nhằm đạt được mục tiêu chung của tổ chức.
- Nếu coi quản trị là một hoạt động thì nó là những hoạt động cần thiết được
thực hiện khi con người kết hợp với nhau trong một tổ chức, trong một môi
trường luôn biến động nhằm thực hiện mục tiêu chung của tổ chức.
3. Khái niệm quản trị BHXH
- Nếu coi quản trị BHXH là một quá trình thì nó bao gồm việc hoạch định, tổ
chức thực hiện và kiểm tra, giám sát nhằm đạt được mục tiêu chung của BHXH
và chính sách BHXH đó là đảm bảo quyền và lợi ích cho NLĐ.
- Nếu coi quản trị BHXH là một hoạt động thì nó bao gồm những hoạt động
cần thiết được thực hiện như: quản lý đối tượng tham gia, đối tượng thụ hưởng
BHXH, việc thu chi, quản lý đầu tư, kiểm tra, giám sát, ứng dụng công nghệ
thông tin, cải cách hành chính,… nhằm mục tiêu bảo vệ quyền và lợi ích của
NLĐ
II. Vai trò của bảo hiểm xã hội
1.Đối với người lao động
Mục đích chủ yếu của BHXH là bảo đảm thu nhập cho NLĐ và gia đình họ
khi gặp những khó khăn trong cuộc sống làm giảm hoặc mất thu nhập. VÌ vậy,
BHXH có vai trò rất to lớn đối với NLĐ, đó là điều kiện cho NLĐ được cộng
đồng tương trợ khi ốm đau, tai nạn, thai sản,… Đồng thời, BHXH cũng là cơ hội
để mỗi người thực hiện trách nhiệm tương trợ cho những khó khăn của các
thành viên khác.
Tham gia BHXH còn giúp NLĐ nâng cao hiệu quả trong chi tiêu cá nhân,
giúp họ tiết kiệm những khoản nhỏ, đều đặn để có nguồn dự phòng cần thiết chi
dùng khi già cả, mất sức lao động… góp phần ổn định cuộc sống cho bản thân
và gia đình. Nhờ có BHXH, thu nhập của NLĐ được đảm bảo ổn định ở mức độ

cần thiết nên thường có tâm lý yên tâm, tự tin hơn trong cuộc sống
2. Đối với người sử dụng lao động
- BHXH giúp cho các tổ chức sử dụng lao động, các doanh nghiệp, ổn định
hoạt động thông qua việc phân phối các chi phí cho NLĐ một cách hợp lý khi họ
ốm đau, tai nạn,…
- BHXH tạo điều kiện cho người sử dụng lao động có trách nhiệm với NLĐ,
không chỉ khi trực tiếp sử dụng lao động mà trong suốt cuộc đời NLĐ, đến khi
già yếu. BHXH làm cho quan hệ lao động có tính nhân văn sâu sắc, nâng cao
trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
3.Đối với xã hội
- BHXH tạo ra cơ chế chia sẻ rủi ro, nâng cao tính cộng đồng xã hội, củng
cố truyền thống đoàn kết, gắn bó giữa các thành viên trong xã hội.
- BHXH còn phản ánh trình độ phát triển kinh tế, xã hội của một quốc gia.
Nếu kinh tế chậm phát triển, xã hội lạc hậu, đời sống nhân dân thấp kém thì hệ
thống BHXH cũng chậm phát triển ở mức tương ứng. Khi kinh tế càng phát
triển, đời sống của NLĐ được nâng cao thì nhu cầu tham gia BHXH của họ càng
lớn.
- Ở Việt Nam, thông qua chính sách BHXHBB đối với khu vực chính thức,
BHXH góp phần thúc đẩy quá trình từ sản xuất lạc hậu, nhỏ lẻ tiến lên sản xuất
công nghiệp, dịch vụ hiện đại nhanh chóng hơn
III. Một số vấn đề về quản lý đối tượng tham gia BHXHBB
1. Đối tượng và phạm vi quản lý
a. Đối tượng quản lý
* NLĐ tham gia BHXHBB
- Theo quy định tại Điều 2 – Nghị định 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006
và Thông tư 03/2007/TT-BLĐTBXH ngày 30/01/2007, đối tượng tham gia
BHXHBB được quy định như sau:
NLĐ tham gia BHXHBB là công dân Việt Nam bao gồm:
+ Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công
chức

+ Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên và
hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
+ Người lao động, xã viên, kể cả cán bộ quản lý làm việc và hưởng tiền công
theo hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên trong hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác
xã thành lập, hoạt động theo Luật hợp tác xã
+ Công nhân quốc phòng, công nhân công an làm việc trong các doanh
nghiệp thuộc lực lượng vũ trang
+ Sỹ quan, quân nhân, công an nhân dân
+ NLĐ theo quy định nói trên được cử đi học, thực tập, công tác trong và
ngoài nước mà vẫn hưởng tiền lương hoặc tiền công ở trong nước
+ NLĐ đã tham gia BHXHBB mà chưa nhận BHXH một lần trước khi đi làm
việc có thời hạn ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về NLĐ Việt Nam đi
làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, bao gồm:
 Hợp đồng với tổ chức sự nghiệp, doanh nghiệp được phép hoạt động dịch
vụ đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài, doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc ở
nước ngoài dưới hình thức thực tập, nâng cao tay nghề và doanh nghiệp đầu tư
ra nước ngoài có đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài.
 Hợp đồng với doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu công trình ở
nước ngoài.
 Hợp đồng cá nhân
* NSDLĐ tham gia BHXHBB
- NSDLĐ tham gia BHXHBB, bao gồm:
+ Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo luật Doanh nghiệp;
+ Các công ty Nhà nước thành lập theo Luật Doanh nghiệp nhà nước đang
trong thời gian chuyển đổi thành Công ty Trách nhiệm hữu hạn hoặc Công ty Cổ
phần theo Luật Doanh nghiệp;
+ Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước;
+ Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề
nghiệp, tổ chức xã hội khác’
+ Tổ chức, đơn vị hoạt động theo quy định của pháp luật;

+ Cơ sở ngoài công lập hoạt động trong các lĩnh vực: giáo dục – đào tạo, y tế,
văn hóa, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường, xã hội, dân số,
gia đình, bảo vệ chăm sóc trẻ em và các ngành sự nghiệp khác;
+ HTX, Liên hiệp HTX thành lập, hoạt động theo Luật HTX;
+ Hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và các nhân có thuê mướn,
sử dụng và trả công cho NLĐ theo quy định của pháp luật lao động;
+ Cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh
thổ Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước
quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có
quy định khác.
b. Phạm vi quản lý
- Quản lý các đơn vị sử dụng lao động thuộc diện tham gia BHXHBB trên
địa bàn quản lý theo sự phân cấp quản lý.
- Quản lý NLĐ thuộc diện tham gia BHXHBB trong từng đơn vị SDLĐ
thuộc diện tham gia BHXHBB trên địa bàn quản lý theo sự phân cấp quản lý.
- Quản lý tiền lương, tiền công đóng BHXH của những NLĐ tham gia
BHXHBB và tổng quỹ tiền lưong, tiền công đóng BHXHBB của các đơn vị
SDLĐ tham gia BHXH.
2. Nội dung quản lý đối tượng tham gia BHXHBB
- Quản lý danh sách lao động tham gia BHXHBB trong từng đơn vị SDLĐ,
danh sách điều chỉnh lao động và mức lương đóng BHXHBB.
- Quản lý tiền lương, tiền công hoặc thu nhập làm căn cứ đóng BHXH,
BHYT, BHTN. Bảng kê khai mức tiền lương, tiền công hoặc mức thu nhập làm
căn cứ đóng BHXH do đơn vị SDLĐ và người tham gia lập theo mẫu quy định
của BHXH VN.
- Quản lý mức đóng BHXH của từng đơn vị và từng người tham gia trên cơ
sở danh sách tham gia BHXH của từng đơn vị và Bảng kê khai mức tiền lương,
tiền công hoặc mức thu nhập làm căn cứ đóng BHXH do đơn vị SDLĐ lập.
- Cấp, quản lý sổ BHXH cho người tham gia BHXH và hàng năm ghi bổ
sung vào sổ BHXH theo các tiêu thức ghi trong sổ và theo quy định của pháp

luật về BHXH.
- Tổ chức thu BHXH.
3. Vai trò của quản lý đối tượng tham gia BHXHBB
- Làm cơ sở cho việc tổ chức hoạt động thu BHXH đúng đối tượng, đủ số
lượng theo đúng quy định của pháp luật về BHXH và đúng thời gian quy định.
- Là điều kiện bảo đảm thực hiện quyền tham gia BHXH của NLĐ, của đơn
vị SDLĐ và của công dân theo quy định của pháp luật về BHXH.
- Góp phần khai thác triệt để đối tượng tham gia BHXH nhằm thực hịên mục
tiêu mở rộng phạm vi “che phủ” của BHXH, tiến tới thực hiện BHXH cho mọi
người vì sự an sinh và công bằng xã hội theo chủ trương của Nhà nước.
- Làm cơ sở giải quyết quyền lợi hưởng BHXH cho các đối tượng tham gia
theo đúng quy định của pháp luật về BHXH.
- Góp phần tích cực vào việc phòng ngừa, hạn chế những hành vi vi phạm
pháp luật về BHXH của tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình thực hiện
pháp luật về BHXH.
4. Công cụ quản lý đối tượng tham gia BHXHBB
- Cơ sở pháp lý:
+ Hệ thống pháp luật là công cụ cơ bản và quan trọng để thực hiện việc quản
lý đối tượng tham gia BHXH.
+ Hệ thống pháp luật bao gồm: pháp luật về lao động, pháp luật về BHXH và
các văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan, như: Luật Doanh nghiệp, Luật
Đầu tư, Luật HTX,…
- Thông qua hệ thống tổ chức bộ máy BHXH và các nhà quản trị BHXH làm
việc trong từng cấp quản trị của hệ thống tổ chức BHXH từ Trung ương đến địa
phương.
- Hồ sơ tham gia và thủ tục thực hiện: là những quy định về các loại văn bản,
giấy tờ cần thiết và các thủ tục hành chính mà đối tượng tham gia BHXH phải
thực hiện. Trong đó, quy định rõ hồ sơ và thủ tục thực hiện đối với cá nhân
người tham gia và hồ sơ tham gia đối với các đơn vị SDLĐ. Đây là một trong
những công cụ không thể thiếu đối với bất kỳ một hệ thống BHXH nào.

- Công nghệ thông tin: Việc ứng dụng CNTT vào công tác quản trị BHXH
nói chung, quản lý đối tượng tham gia BHXH nói riêng là một việc làm tất yếu.
Khi CNTT được sử dụng làm công cụ quản lý đối tượng tham gia, thì các thủ
tục hành chính được cải cách, hiệu quả quản trị của tổ chức BHXH sẽ tốt hơn.
- Các cơ quan, tổ chức hữu quan:
+ Việc quản trị đối tượng tham gia BHXH đòi hỏi cần có sự phối hợp nhịp
nhàng, chặt chẽ giữa tổ chức BHXH với các cơ quan, tổ chức hữu quan khác
trong việc kiểm soát sự tuân thủ pháp luật của NLĐ và các đơn vị SDLĐ.
+ Các cơ quan hữu quan thường bao gồm: các cơ quan quản lý nhà nước về
BHXH, các tổ chức đại diện NLĐ và đại diện NSDLĐ, các cơ quan thanh tra
BHXH, ngân hàng, kho bạc…
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BHXHBB
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2010-2014
I.Vài nét về Tỉnh Thanh Hóa và cơ quan BHXH tỉnh Thanh Hóa
1. Tỉnh Thanh Hóa
Tỉnh Thanh Hoá nằm ở cực Bắc Miền Trung, cách Thủ đô Hà Nội 150 km về
phía Nam, cách Thành phố Hồ Chí Minh 1.560km. Phía Bắc giáp với ba tỉnh
Sơn La, Hoà Bình và Ninh Bình, phía Nam giáp tỉnh Nghệ An, phía Tây giáp
tỉnh Hủa Phăn (nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào), phía Đông là Vịnh Bắc
Bộ.
Thanh Hoá nằm trong vùng ảnh hưởng của những tác động từ vùng kinh tế trọng
điểm Bắc Bộ, các tỉnh Bắc Lào và vùng trọng điểm kinh tế Trung bộ, ở vị trí cửa
ngõ nối liền Bắc Bộ với Trung Bộ, có hệ thống giao thông thuận lợi như: đường
sắt xuyên Việt, đường Hồ Chí Minh, các quốc lộ 1A, 10, 45, 47, 217; cảng biển
nước sâu Nghi Sơn và hệ thống sông ngòi thuận tiện cho lưu thông Bắc Nam,
với các vùng trong tỉnh và đi quốc tế. Hiện tại, Thanh Hóa có sân bay Sao Vàng
và đang dự kiến mở thêm sân bay quốc tế sát biển phục vụ cho Khu kinh tế
Nghi Sơn và khách du lịch. Năm 2005 Thanh Hoá có 3,67 triệu người; có 7 dân
tộc anh em sinh sống, đó là: Kinh, Mường, Thái, H'mông, Dao, Thổ, Hoa. Các

dân tộc ít người sống chủ yếu ở các huyện vùng núi cao và biên giới. Dân số
trong độ tuổi lao động có khoảng 2,16 triệu người, chiếm tỷ lệ 58,8% dân số
toàn tỉnh. Nguồn lao động của Thanh Hoá tương đối trẻ, có trình độ văn hoá
khá. Lực lượng lao động đã qua đào tạo chiếm 27%, trong đó lao động có trình
độ cao đẳng, đại học trở lên chiếm 5,4%.
2.BHXH tỉnh Thanh Hóa
BHXH tỉnh Thanh Hoá được thành lập theo QĐ số 137/QĐ – TCCB ngày
15/06/1995 và bổ sung thêm chức năng, nhiệm vụ thực hiện chế độ BHXH,
BHYT theo QĐ 1620/QĐ – TCCB; Quyết định 195/QĐ – TCCB ngày
17/12/2002 của Tổng Giám Đốc BHXH Việt Nam. Hệ thống tổ chức, bộ máy
của BHXH tỉnh Thanh Hóa hiện nay, bao gồm 36 đơn vị trực thuộc, ở văn
phòng tỉnh gồm 9 phòng chức năng, nghiệp vụ và 27 cơ quan BHXH huyện, thị
xã, thành phố.
Các phòng ban chức năng, nghiệp vụ của BHXH tỉnh Thanh Hóa bao
gồm:- Phòng bảo hiểm tự nguyện- Phòng công nghệ thông tin- Phòng chế độ
chính sách- Phòng giám định chi- Phòng kiểm tra- Phòng kế hoạch tài chính-
Phòng quản lý hồ sơ- Phòng tổ chức hành chính & Phòng thu.
II. Thực trạng công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc tại
Tỉnh Thanh Hóa
1.Tình hình thực hiện quản lý đối tượng tham gia tại BHXH tỉnh Thanh Hóa
giai đoạn 2010-2014
Quản lý danh sách đối tượng tham gia là một trong những vấn đề mấu trong
quản lý đối tượng tham gia BHXH. Xác định được điều này, trong những năm
qua, BHXH tỉnh Thanh Hóa đã tập trung thực hiện có hiệu quả nhiều biện pháp
như: chủ động phối hợp với các ban, ngành chức năng kịp thời xử lý các vướng
mắc ở cơ sở, tạo điều kiện để các đơn vị sử dụng lao động tham gia thực hiện tốt
chế độ, chính sách BHXH cho người lao động. Đẩy mạnh công tác thông tin,
tuyên truyền chế độ, chính sách BHXH theo cơ chế mới. Nhờ đó đã thu được
những kết quả khả quan.
Về danh sách đối tượng tham gia BHXH bắt buộc

Danh sách đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, BHYT bắt buộc, BHTN do
đơn vị sử dụng lập. Cơ quan BHXH tỉnh Thanh Hóa có trách nhiệm quản lý
danh sách này. Dựa trên danh sách đối tượng tham gia có thể thống kê được số
đơn vị sử dụng lao động cũng như số lao động đang tham gia BHXH, BHYT bắt
buộc. Theo báo cáo hàng năm của BHXH tỉnh Thanh Hóa, dựa trên danh sách
đối tượng tham gia thì năm 1995 mới có 711 đơn vị sử dụng lao động và số lao
động tham gia BHXH là 83.723. Đến năm 2014, số lượng đơn vị sử dụng lao
động cũng như số lao động tham gia BHXH đã tăng lên đáng kể. Để thấy rõ hơn
sự phát triển này chúng ta cùng xem xét bảng số liệu thống kê dưới đây:
Bảng 1 : Tình hình lao động tham gia BHXH bắt buộc tại Thanh Hóa (2010-
2014)
Đơn vị tính: Người
Các năm
Loại hình
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
Năm
2013
Năm
2014
Tổng số lao động 137.727 139.990 147.170 166.321 187.064
Trong đó:
Hành Chính Sự
Nghiệp
70.426 70.609 72.217 74.227 76.293
Doanh Nghiệp Ngoài

Nhà Nước
28.869 20.550 18.360 17.112 15.946
Xã, phường. 10.784 10.876 11.237 11.566 11.905
Ngoài Công Lập 5.340 6.333 7.758 8.111 8.481
Doanh Nghiệp Nhà
Nước Ngoài QDoanh
19.510 27.736 32.706 39.434 48.546
Doanh Nghiệp FDI 758 818 1.245 1.467 1.890
Hợp Tác Xã 1.635 2.304 2.656 3.121 3.667
Hộ Sản Xuất Kinh
Doanh
405 764 991 11.283 20.397
(Nguồ
n: BHXH tỉnh Thanh Hóa, Báo cáo tổng kết công tác BHXH các năm từ 2010-
2014)
Qua bảng số liệu ở trên, ta có thể thấy: số đối tượng trong danh sách quản
lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc ở Thanh Hóa liên tục tăng qua các năm
( trong đó, số lao động tăng 49.337 người, tốc độ tăng là 1,39 lần; số đơn vị sử
dụng lao động tăng 1.623 đơn vị, tốc độ tăng là 1,403 lần ), nhờ các biện pháp
tăng cường công tác quản lý đối tượng tham gia mà BHXH tỉnh Thanh Hóa đã
thực hiện. Cơ cấu các loại hình tham gia BHXH thay đổi: doanh nghiệp ngoài
quốc doanh tăng mạnh cả về số đơn vị và lao động, trong khi đó doanh nghiệp
nhà nước giảm dần và khu vực hành chính sự nghiệp, đảng đoàn thể nhìn chung
ổn định, tuy có tăng, nhưng không đáng kể. Nguyên nhân chủ yếu là các doanh
nghiệp nhà nước làm ăn kém hiệu quả, quy mô sản xuất giảm, nhiều doanh
nghiệp phá sản. Đối với lực lượng lao động khu vực hành chính sự nghiệp
không giảm điều đó cho thấy việc thực hiện cải cách hành chính công còn hạn
chế chưa phản ánh đúng chủ trương của Đảng, Nhà nước về tinh giảm biên chế,
nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước.
2.Quản lý tiền lương đóng BHXH

Việc quản lý tiền lương đóng BHXH của BHXH tỉnh Thanh Hóa được thực
hiện tương đối tốt, bao gồm:
2.1.Quản lý mức tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng BHXH.
Việc quản lý mức tiền lương, tiền công được BHXH tỉnh Thanh Hóa thực hiện
thông qua việc quản lý bảng kê khai mức tiền lương, tiền công của từng đơn vị.
Trong suốt những năm qua BHXH tỉnh Thanh Hóa đã làm tốt công tác quản lý
mức tiền lương, tiền công, không để xảy ra sai sót, do đó, có cơ sở chính xác để
quản lý mức thu BHXH.
2.2.Quản lý quỹ tiền lương, tiền công đóng làm căn cứ đóngBHXH
Quỹ tiền lương, tiền công đóng BHXH được quản lý theo từng đơn vị sử dụng
lao động, giống như việc quản lý danh sách đối tượng tham gia. Cơ quan BHXH
tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện tốt việc chỉ đạo công tác quản lý quỹ tiền lương
của các đơn vị sử dụng lao động trong thời gian qua, không để xảy ra những sai
sót lớn gây thất thoát tiền thu.
Việc quản lý tốt quỹ tiền lương, tiền công đóng BHXH là cơ sở để mọi
hoạt động khác diễn ra ổn định: công tác thu, chi, thu hồi nợ động, quản lý
quỹ, Bảng tổng hợp quỹ tiền lương, tiền công đóng BHXH của BHXH tỉnh
Thanh Hóa trong giai đoạn 2010-2014 với sự thống kê rất chi tiết về quỹ lương
của từng khu vực kinh tế cho thấy công tác quản lý quỹ lương đã được BHXH
tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo thực hiện rất hiệu quả trong những năm qua.
Bảng 2 : Tổng quỹ lương đóng BHXH của người lao động và người sử
dụng lao động trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ( 2010-2014)
Đơn vị tính: triệu đồng
Các năm
Loại hình
Năm
2010
Năm
2011
Năm

2012
Năm
2013
Năm
2014
HCSN 806.750 1.120.470 1.372.993 1.454.231 1.540.276
Doanh Nghiệp
Nhà Nước
298.529 290.422 291.768 292.123 292.478
Khu vực ngoài
NN
213.576 389.330 529.025 613.475 711.406
Trong đó:
-Doanh
Nghiệp FDI
22.328 26.686 29.640 30.867 32.145
-Doanh
Nghiệp Nhà
Nước Ngoài
QDoanh
152.923 301.530 415.176 478.142 550.657
-Hợp Tác Xã 6.087 10.423 14.690 18.789 24.032
-Ngoài Công
Lập
30.954 46.395 63.736 77.145 93.375
-Hộ Sản Xuất
Kinh Doanh
1.284 4.296 5.783 8.532 11.197

( Nguồn: BHXH tỉnh Thanh Hóa, Báo cáo tổng kết công tác BHXH các năm từ

2010-2014)
Từ bảng số liệu trên ta có thể thấy, nhìn chung tổng quỹ lương đóng
BHXH của các đơn vị sử dụng lao động trong tỉnh liên tục tăng qua các năm ( từ
1.318.355 trđ năm 2010 lên 2.544.160 trđ năm 2014). Trong đó: khu vực hành
chính sự nghiệp là khu vực chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng số thu BHXH
tỉnh Thanh Hóa ( trên 60%) và tương đối ổn định. Tổng quỹ lương đóng BHXH
của khu vực doanh nghiệp nhà nước giảm ( từ 298.529 trđ năm 2010 xuống còn
292.478 trđ năm 2014). Sở dĩ quỹ lương giảm là do các doanh nghiệp nhà nước
làm ăn kém hiệu quả nên đã bị phá sản hoặc chuyển đổi hình thức kinh doanh
chứ không phải do sự buông lỏng quản lý của cơ quan BHXH. Đối với khu vực
ngoài nhà nước, tăng nhanh cả về tổng quỹ lương đóng BHXH ( từ 213.576 trđ
lên 711.406 trđ) cũng như tỷ trọng trong cơ cấu thu BHXH ( tỷ trọng tăng từ
11,76% lên 27,01%). Trong đó, chủ yếu là do sự tăng nhanh của khu vực ngoài
quốc doanh. Sự gia tăng về quỹ lương đóng BHXH của khu vực này chủ yếu là
do sự gia tăng về số lượng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
2.3.Về quản lý mức đóng BHXH
Với danh sách đối tượng tham gia cùng với bảng kê tiền lương, tiền công đóng
BHXH đã được quản lý chi tiết, BHXH tỉnh Thanh Hóa dễ dàng quản lý mức
đóng BHXHBB của từng cá nhân NLĐ cũng như của từng đơn vị sử dụng lao
động.
3. Một số hạn chế trong việc quản lý đối tượng tham gia BHXH tỉnh
Thanh Hóa
Bên cạnh những kết quả đã đạt được ở trên, công tác quản lý thu BHXH
tỉnh Thanh Hóa vẫn còn nhiều tồn tại cần được giải quyết.
Thứ nhất, đó là tồn tại về đội ngũ cán bộ BHXH. Mặc dù phần lớn cán
bộ, nhân viên đã được đào tạo, nhưng để thích ứng với công nghệ mới thì tương
đối khó khăn, nhất là đối với những cán bộ ở tuổi trung niên. Cho nên, đôi khi
trong công tác quản lý vẫn gặp phải những sai sót nhỏ.
Bên cạnh đó, tình trạng trục lợi bảo hiểm với sự tham gia của nhân viên
BHXH tỉnh cũng là một thách thức lớn. Các nhân viên BHXH có thể tiếp tay

cho các đơn vị SDLĐ trong việc khai giảm số lao động đang làm việc tại doanh
nghiệp, khai giảm quỹ tiền lương của doanh nghiệp, gây ảnh hưởng không nhỏ
đến việc quản lý đối tượng tham gia và quản lý quỹ lương.
Thứ hai,việc cấp và quản lý sổ BHXH vẫn còn nhiều bất cập. Tình trạng các
cán bộ, nhân viên cơ quan BHXH không kịp thời ghi các thông tin mới phát sinh
vào sổ BHXH cho NLĐ diễn ra khá phổ biến. Việc quản lý sổ BHXH cũng chưa
thực sự hiệu quả, tình trạng thất lạc sổ của người tham gia BHXH vẫn còn tồn
tại, gây khó khăn cho công tác giải quyết chế độ sau này
Chương III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN
CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BHXH BẮT
BUỘC Ở TỈNH THANH HÓA
I.Các giải pháp đối với BHXH tỉnh Thanh Hóa nhằm hoàn thiện công
tác quản lý đối tượng tham gia
Dựa trên những tồn tại và hạn chế trong công tác quản lý thu BHXH tỉnh Thanh
Hóa chúng ta có thể đưa ra một số giải pháp như sau:
1.1.Về cán bộ quản lý thu
Việc cần làm trước tiên là nâng cao trình độ tin học và trình độ quản lý cho
các cán bộ trong cơ quan BHXH tỉnh nói chung và bộ phận quản lý đối tượng
tham gia BHXH nói riêng. Số lượng lao động và đơn vị SDLĐ tham gia BHXH
lớn và tăng liên tục qua các năm đòi hỏi một kỹ năng quản lý cao. Do đó, nếu
trình độ quản lý của cán bộ được nâng cao thì tình trạng nhầm lẫn về sổ sách
cũng như danh sách các đối tượng tham gia BHXH như hiện nay sẽ được giải
quyết.
1.2. Về máy móc thiết bị, công nghệ thông tin
Công nghệ thông tin và việc xây dựng cơ sở dữ liệu để ứng dụng tin học
cần phải được thực hiện đồng bộ giữa các bộ phận trong cơ quan BHXH. Hiện
nay lĩnh vực quản lý đối tượng tham gia BHXH vẫn chưa ứng dụng được công
nghệ tin học, việc kết nối mạng Internet toàn ngành cũng mới chỉ nằm trên dự
thảo. Trong khi đây lại là những lĩnh vực rất cần sự có mặt của công nghệ thông
tin.

Đi kèm với việc xây dựng hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, hệ thống
máy tính cũng cần được nâng cấp và đổi mới cho phù hợp. Cộng thêm vào đó là
nhân viên kỹ thuật để đảm bảo cho hệ thống hoạt động liên tục và ổn định.
Hoàn thiện được hệ thống công nghệ thông tin sẽ giúp cho việc quản lý
đối tượng tham gia đơn giản và hiệu quả hơn, tránh được tình trạng bỏ sót đối
tượng tham gia như hiện nay. Đồng thời nó cũng giúp cho hoạt động của cơ
quan BHXH vận hành theo một chu trình chung ổn định, việc kết nối với cơ
quan BHXH Việt Nam dễ dàng và thuận lợi hơn.
1.3. Về việc cấp và quản lý sổ BHXH
Việc cấp và quản lý sổ BHXH muốn thực hiện tốt thì cần có sự kết hợp
của cả việc nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác cấp và quản lý sổ thẻ
cũng như sự hỗ trợ của hệ thống công nghệ thông tin. Việc nâng cao nhận thức
cho cán bộ về trách nhiệm quản lý sổ, ghi chép những thay đổi kịp thời, cho
người tham gia xem nếu họ có yêu cầu chính đáng sẽ khiến cán bộ quản lý sổ
nâng cao ý thức trách nhiệm của mình, hạn chế tình trạng quan liêu. Việc ứng
dụng công nghệ thông tin giúp cho việc quản lý sổ thẻ được dễ dàng và hiệu quả
hơn.
II. Một số giải pháp và kiến nghị
1. Giải pháp
a. Mở rộng đối tượng tham gia
BHXH Việt Nam cần mở rộng đối tượng tham gia BHXH tới mọi người lao
động dù họ tham gia lao động trong bất cứ ngành nghề nào, thuộc thành phần
kinh tế nào, miễn là họ tham gia đóng góp đầy đủ vào quỹ BHXH như luật định.
b.Tăng cường sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước
Mọi hoạt động của các lĩnh vực kinh tế xã hội đều cần đến sự chỉ đạo của
Đảng và Nhà nước. Vì thế, để chính sách BHXH ở Việt nam được hoàn thiện
hơn đáp ứng được yêu cầu của người tham gia BHXH thì cũng không thể nằm
ngoài phương hướng hoạt động của Nhà nước và sự chỉ đạo của Đảng
Để công tác thu BHXH có thể thực hiện được tốt hơn nữa: không có tình
trạng thất thu, không có tình trạng chiếm dụng quỹ hoặc sử dụng sai mục đích

hoặc giảm tỷ lệ nợ đọng trốn đóng nộp tiền BHXH… thì cần được các cấp uỷ
Đảng chính quyền đưa vào nghị quyết, được cụ thể hoá vào nội dung nhiệm vụ
cùng với phương hướng sản xuất kinh doanh tại đơn vị, đồng thời tạo mọi điều
kiện để công tác thu BHXH được tiến hành một cách thuận tiện, trước hết mỗi
cán bộ Đảng viên phải gương mẫu thực hiện chính sách, chế độ BHXH.
c. Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với các ngành, đặc biệt là sự lãnh đạo, chỉ
đạo của BHXH cấp trên, của cấp uỷ và chính quyền địa phương
Sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, ngành sẽ giúp cơ quan BHXH thực
hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. Hàng tháng phải báo cáo kịp thời tình
hình thực hiện công tác BHXH cho cấp uỷ và chính quyền địa phương để tranh
thủ sự chỉ đạo, lãnh đạo. Việc phối hợp hoạt động với cơ quan quản lý hành
chính địa phương sẽ giúp cơ quan BHXH quận thu được những thông tin chính
xác, đầy đủ về số lao động và số đơn vị đang hoạt động trên địa bàn quận. Đối
với những đơn vị nợ đọng có thể thông qua cấp uỷ và công đoàn của các đơn vị
quản lý trực tiếp để đôn đốc nhắc nhở thường xuyên.
d. Kiện toàn cơ cấu tổ chức thực hiện
Việc quản lý đối tượng tham gia BHXH muốn đạt hiệu quả cao thì phải thực
hiện tốt ở mọi mặt. Cụ thể như sau:
- Phải bố trí, phân công cán bộ có trình độ chuyên môn và sức khỏe phù hợp
để quản lý tốt từng bộ phận.
- Lập kế hoạch, chương trình làm việc cụ thể của từng bộ phận chuyên môn.
Đề ra mục tiêu phấn đấu cho từng giai đoạn.
- Khi phát hiện có vi phạm: nợ đọng, trốn đóng,… thì cơ quan BHXH phải
kịp thời báo cáo và kết hợp với các cơ quan ban ngành có thẩm quyền để xử lý.
- Cần có sự phối hợp giữa các ban, ngành với cơ quan BHXH nhằm kiểm tra
những thay đổi của các đơn vị tham gia BHXHBB, giúp cơ quan BHXH thực
hiện tốt công tác quản lý đối tượng đó là: xác định đúng, đủ số lượng lao động
tham gia BHXH, tránh tình trạng trốn đóng, đóng không đủ số lượng lao động
hay đóng không đúng mức quy định, gây thiệt thòi cho NLĐ.
e. Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về BHXH

Việc tuyên truyền, giải thích nhằm nâng cao nhận thức về BHXH của người
lao động và chủ sử dụng lao động có ý nghĩa hết sức quan trọng và cấp bách
trong giai đoạn chuyển đổi cơ chế thực hiện chế độ, chính sách BHXH hiện nay.
Đây không chỉ là công việc của ngành BHXH mà là nhiệm vụ chung của nhiều
ngành, nhiều cấp, của toàn xã hội.
Công tác thông tin tuyên truyền về BHXH cần thông qua các phương tiện
trực quan sinh động như đài phát thanh và truyền hình quận, phường, thị trấn,…;
tạp chí BHXH, sách hỏi đáp về BHXH, tờ gấp giới thiệu về BHXH, các loại ấn
phẩm tuyên truyền Đặc biệt, các nội dung tuyên truyền cần được biên tập cô
đọng, dễ hiểu và hấp dẫn. Các ấn phẩm tuyên truyền cần được phổ cập một cách
rộng rãi đến tận người lao động và đơn vị sử dụng lao động dưới dạng tặng
phẩm tuyên truyền, cần có các biện pháp tăng cường phát hành tạp chí BHXH
đến tận cơ sở nhằm góp phần nâng cao nhận thức của người lao động và chủ sử
dụng lao động về BHXH.
f. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ BHXH
- Đào tạo các chuyên gia giỏi về tin học, nhất là về phần mềm; các chuyên
gia về chính sách BHXH; các chuyên gia về pháp lý; các chuyên gia về tính toán
BHXH; các cán bộ kiểm tra. Từ đó nhằm nâng cao trình độ cả về chuyên môn
và chính trị cho cán bộ đảng viên; rèn luyện phẩm chất đạo đức người công chức
để mỗi cán bộ, đảng viên thực sự yêu ngành, yêu nghề, có trách nhiệm với công
việc được giao và vì sự nghiệp chung của BHXH.
- Thường xuyên cử cán bộ đi tham gia các lớp tập huấn khi có sự thay đổi về
các chế độ, chính sách của BHXH và cử các cán bộ trong cơ quan đi học hỏi
kinh nghiệm ở các địa phương khác
- Trẻ hóa đội ngũ cán bộ có trình độ, chuyên môn. Phát huy phong trào thi
đua và có chế độ khen thưởng hợp lý để cán bộ không ngừng học tập và hoàn
thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Thường xuyên tổ chức các lớp học và kiểm tra năng lực của cán bộ nhằm
nâng cao năng lực của cán bộ. Đồng thời không ngừng học hỏi kinh nghiệm của
các nước khác trên thế giới về triển khai thực hiện nghiệp vụ BHXH và thực

hiện chính sách đó, đặc biệt là phương thức thu nhằm nâng cao hơn nữa hiệu
quả của công tác thu nộp.
g. Ứng dụng CNTT vào công tác quản lý
Ngày nay số lượng đối tượng tham gia BHXH ngày một được mở rộng, số
tiền thu đóng góp ngày một lớn. Mặt khác, đội ngũ cán bộ công chức của cơ
quan chuyên thu BHXH thì lại có hạn, chính vì thế mà việc ứng dụng CNTT vào
công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH là hết sức cần thiết.
Hơn nữa, hiện nay vấn đề công nghệ thông tin đang được áp dụng mạnh mẽ
vào công tác quản lý và hoạt động sản xuất kinh doanh trên các lĩnh vực kinh tế
xã hội trong đời sống kinh tế thị trường. Mặc dù hiện nay cơ quan BHXH VN đã
đưa hệ thống tin học vào hoạt động nhưng trình độ về tin học của đội ngũ cán bộ
thì lại còn hạn chế chưa khai thác hết khả năng để áp dụng vào quản lý thu quỹ
BHXH từ người tham gia BHXH. Chính vì vậy mà ngành BHXH VN cần có
những chủ trương kế hoạch để mở lớp đào tạo về tin học cho các cán bộ chuyên
trách nhằm nâng cao kĩ năng sử dụng tin học…
h. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát
Hàng năm cơ quan BHXH cần phải có kế hoạch thanh tra, kiểm tra xem xét
đối chiếu danh sách lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc có được
NSDLĐ đăng kí để đóng góp BHXH hay không và sự thay đổi số lượng người
lao động tham gia BHXH ở các cơ quan đơn vị có sử dụng lao động. Và qua
khảo sát thực tế cơ quan BHXH Việt nam sẽ có thêm được thông tin cũng như
nhu cầu của người tham gia BHXH. Từ đó tạo lên sự gần gũi và làm cho người
lao động hiểu thêm về chính sách BHXH mà họ đang xây dựng cho tương lai.
2. Một số kiến nghị
a. Đối với cơ quan Nhà nước
- Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy về BHXH để chính sách BHXH
được thực hiện đến mọi người dân. Hơn nữa khi Luật BHXH được hoàn thiện
theo một hệ thống sẽ là cơ sở pháp lý và là căn cứ cơ bản đầu tiên để điều chỉnh
các quan hệ về lao động.
- Việc ban hành Luật BHXH phải quán triệt một số nguyên tắc nhất định

như: phải gắn liền giữa quyền lợi và trách nhiệm, mức hưởng của các chế độ
phải căn cứ vào thời gian đóng, mức đóng, tuổi đời của NLĐ,…
- Nhà nước cần tăng cường các biện pháp chế tài, thanh tra, kiểm tra. Kiên
quyết xử phạt và truy thu những đơn vị đóng chậm, đóng thiếu, trốn đóng
BHXH đối với những đơn vị nợ đọng.
- Nhà nước nên áp dụng việc thu nộp BHXH thông qua thu nộp thuế từ các
doanh nghiệp. Hàng tháng, quý và cuối năm các doanh nghiệp phải nộp thuế cho
cơ quan thuế Nhà nước, bao gồm cả số tiền phải nộp BHXH cho NLĐ. Như vậy
sẽ giảm được tình trạng trốn đóng BHXH. Bởi nếu không nộp thuế cho Nhà
nước thì sẽ bị coi là vi phạm pháp luật.
- Tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển. Bởi lẽ, hiện nay
BHXH đang được triển khai rộng rãi chủ yếu ở các thành phần kinh tế trong và
ngoài quốc doanh. Chính vì thế khi Nhà nước tạo sự thông thoáng trong kinh
doanh, có chiến lược phát triển cho các thành phần kinh tế này thì khi đó các
doanh nghiệp làm ăn sẽ có hiệu quả, mục tiêu lợi ích kinh tế của họ được đáp
ứng thì lúc này họ sẽ không ngần ngại mà đóng BHXH cho NLĐ.
- Tăng cường các biện pháp chế tài xử phạt đối với các trường hợp vi phạm
nghĩa vụ thu nộp, chi trả BHXH cho người lao động cần phạt nghiêm minh để
nhằm thực hiện tốt vai trò của cơ quan Nhà nước về BHXH đó là đảm bảo
quyền lợi cho người lao động. Cho tới nay, những chế tài xử phạt những vi
phạm về BHXH ở nước ta được đánh giá là chưa đủ mạnh vì vậy, tình trạng vi
phạm pháp luật về BHXH vẫn còn rất cao, không thể đảm bảo quyền lợi cho các
cá nhân cũng tham gia BHXH nói chung và quyền lợi của NLĐ nói riêng. Chính
vì vậy, Nhà nước cần tăng cường các biện pháp chế tài đủ mạnh để có thể răn
đe, cảnh cáo và phạt mạnh đối với các hành vi trốn đóng, chậm nộp và cố tình
trốn đóng BHXH.
b. Đối với BHXH Việt Nam
- Tiếp tục hoàn thiện cơ cấu tổ chức, bộ máy, chức năng, nhiệm vụ của các
đơn vị trực thuộc từ trung ương đến địa phương.
- Tạo hành lang thông thoáng, hạn chế các thủ tục rườm rà không cần thiết.

Tránh gây khó khăn cho các đối tượng khi tham gia.
- Đẩy mạnh cải cách hành chính trong toàn ngành, nâng cao chất lượng đội
ngũ cán bộ công chức, viên chức nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra. Chú
trọng về phẩm chất đạo đức, ý thức trách niệm, chuyển đổi tác phong làm việc
để mỗi cán bộ có thái độ phục vụ tốt nhất.
- Cơ quan BHXH Việt Nam nên thiết lập đường dây nóng để NLĐ, NSDLĐ
có thể chủ động thông báo những thông tin cần thiết cho cơ quan BHXH góp
phần làm cho cơ quan BHXH nắm bắt kịp thời thông tin về đối tượng tham gia,
tình hình hoạt động của đơn vị cũng như tâm tư, nguyện vọng và nhu cầu của
người tham gia BHXH. Bên cạnh đó, cơ quan BHXH cũng có thể giải đáp
những yêu cầu, thắc mắc từ phía người tham gia làm cho họ hiểu rõ hơn về
BHXH.
- Cơ quan BHXH Việt Nam nên chủ động tăng cường công tác thanh tra,
kiểm tra, xem xét đối chiếu danh sách lao động có đúng thực tế hay không và xử
lý nghiêm minh các trường vi phạm pháp luật về BHXH.
KẾT LUẬN
Bảo hiểm xã hội là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta, đã và đang
phát huy vai trò hết sức to lớn đối với người lao động, góp phần ổn định đời
sống của hàng triệu người lao động và gia đình họ khi gặp phải những trường
hợp ốm đau, bệnh tật, khó khăn trong cuộc sống.
Ngày nay chính sách BHXH ngày càng được mở rộng, đối tượng tham gia
BHXH ngày càng nhiều. Điều đó có ý nghĩa rất lớn với người lao động Việt
Nam nói chung và Tỉnh Thanh Hóa nói riêng. Thực hiện tốt chính sách BHXH
là yếu tố quan trọng góp phần đảm bảo sự công bằng các thành viên trong xã
hội, giữa các cơ quan, doanh nghiệp, các thành phần kinh tế khác nhau

×