Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Tiểu Luận thực trạng quản lý đối tượng tham gia BHXH tại cơ quan BHXH ở 1 địa phương giai đoạn 2012-2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.16 KB, 20 trang )

Chương 1:
LÝ LUẬN CHUNG VỀ QTBHXH VÀ QUẢN LÝ ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BHXH
I.

Một số khái niệm cơ bản
1. Khái niệm về BHXH
Hiện nay, tùy theo từng góc độ nghiên cứu, cách tiếp cận mà người ta đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về BHXH. Tuy
nhiên, theo nghĩa thông dụng ở nước ta, có thể hiểu: BHXH là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho
người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết
tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào một quỹ tiền tệ chung gọi là quỹ BHXH.
2. Khái niệm về QTBHXH
Nếu coi QTBHXH là một hoạt động thì thuật ngữ QTBHXH có thể hiểu là : QTBHXH là những hoạt động cần thiết được
thực hiện khi con người kết hợp với nhau trong hệ thống tổ chức BHXH, nhằm đạt được những mục tiêu của việc thiết lập
tổ chức BHXH, cũng như đạt được những mục tiêu chung của chính sách BHXH.
Nếu coi QTBHXH là một quá trình, thì thuật ngữ QTBHXH có thể hiểu: QTBHXH là một tiến trình bao gồm việc hoạch
định chính sách, tổ chức thực hiện chính sách, kiểm tra và giám sát các hoạt động trong việc thực thi chính sách, pháp luật
BHXH đã ban hành, nhằm đạt được những mục tiêu của chính sách BHXH.
3. Khái niệm về quản lý đối tượng tham gia BHXH
Theo giáo trình “Quản trị BHXH” của trường Đại học Lao động- Xã hội (2012) có nêu khái niệm: “Quản lý đối tượng
tham gia BHXH là sự tác động có kế hoạch, có tổ chức của cơ quan BHXH đối với quá trình tham gia BHXH của các đối
tượng thong qua việc quản lý danh sách tham gia; hồ sơ tham gia, sổ BHXH; mức lương; tổng quỹ lương; mức đóng vào
quỹ BHXH, nhằm đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của các đối tượng tham gia theo luật định.”
II. Một số vấn đề cơ bản về quản lý đối tượng tham gia BHXH
1. Đối tượng và phạm vi quản lý
1.1. Đối tượng quản lý
1.1.1. Đối tượng tham gia bảo BHXH
a. NLĐ tham gia BHXH:
NLĐ tham gia BHXH tùy theo loại hình BHXH do chính phủ quy định áp dụng trong từng thời kì.
- NLĐ tham gia BHXH bắt buộc:



Theo quy định tại Điều 2–Nghị đinh số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 và Thông tư số 03/2007/TT-BLDDTBXH ngày
30/1/2007, đối tượng tham gia BHXH bắt buộc được quy định như sau:
NLĐ tham gia BHXH BB là công dân Việt Nam, bao gồm:
+ Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công
chức;
+ Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên và
hợp đồng lao động không xác định thời hạn theo quy định của pháp luật về lao động;
+ NLĐ, xã viên, kể cả cán bộ quản lý làm việc và hưởng tiền công theo hợp đồng
lao động từ 3 tháng trở lên trong hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật Hợp tác xã;
+ Công nhân quốc phòng, công nhân công an làm việc trong các doanh nghiệp
thuộc lực lượng vũ trang.
+ NLĐ theo quy định nói trên được cử đi học, thực tập, công tác trong và ngoài
nước mà vẫn được hưởng tiền lương hoặc tiền công ở trong nước ;
+ NLĐ đã tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà chưa nhận BHXH một lần
trước khi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo
hợp đồng.
- NLĐ tham gia BHXH tự nguyện:
Theo quy định tại Nghị định số 190/2007/NĐ-CP của Chính phủ, đối tượng tham gia BHXH tự nguyện là công dân Việt
Nam từ đủ 15 đến đủ 60 tuổi đối với nam và từ đủ 15 tuổi đến đủ 55 tuổi đối với nữ, không thuộc đối tượng áp dụng của
pháp luật về BHXH bắt buộc bao gồm:
+ NLĐ làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 3 tháng;
+ Cán bộ không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn và tổ dân phố;
+ Người tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;
Xã viên không hưởng tiền lương, tiền công làm việc trong các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
+ NLĐ tự tạo việc làm, bao gồm những người tự tổ chức hoạt động lao động để
có thu nhập cho bản thân.
+ Người tham gia khác.
b. NSDLĐ tham gia BHXH:



NSDLĐ tham gia BHXH BB, bao gồm:
- Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật doanh nghiệp;
- Các Công ty Nhà nước thành lập theo Luật Doanh nghiệp nhà nước đang trong
thời gian chuyển đổi thành Công ty Trách nhiệm hữu hạn hoặc Công ty Cổ phần theo Luật Doanh nghiệp;
- Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước; Tổ chức chính trị, tổ chức
chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác;
- Tổ chức, đơn vị hoạt động theo quy định của pháp luật;
- Cơ sở ngoài công lập hoạt động trong các lĩnh vực: giáo dục-đào tạo; y tế; văn
hóa; thể dục thể thao; khoa học và công nghệ; môi trường xã hội; dân số, gia đình, bảo vệ chăm sóc trẻ em và các ngành sự
nghiệp khác.
- Hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã thành lập ,hoạt động theo Luật Hợp tác xã;
- Hộ kinh doanh cá thể,tổ hợp tác,tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn,sử dụng
và trả công cho người lao động theo quy định của pháp luật lao động:
- Cơ quan,tổ chức,cá nân nước ngoài,tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ
Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ ngĩa Việt
Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.
1.1.2. Đối tượng tham gia BHYT
Người tham gia BHYT do pháp luật về BHYT quy định. Theo quy định tại Luật BHYT (Luật số 25/2008/QH 12), đối tượng
tham gia BHYT bao gồm:
- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng
- Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn, kỹ thuật đang công tác trong lực lượng Công an nhân
dân.
- Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.
- Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng
- Học sinh, sinh viên.
- Thân nhân của người lao động quy định tại khoản 1 Điều này mà người lao động có trách nhiệm nuôi dưỡng và sống
trong cùng hộ gia đình.


- Xã viên hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể.

- Các đối tượng khác theo quy định của Chính phủ.
1.1.3. Đối tượng tham gia BHTN
- NLĐ tham gia BHTN :
Là công dân Việt Nam giao kết các loại hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc sau đây với NSDLĐ tham gia BHTN:
+ Hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng;
+ Hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
+ Hợp đồng làm việc xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng;
+ Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn kể cả những người được
- NSDLĐ tham gia BHTN:
+ Là người sử dụng lao động có từ 10 người lao động trở lên tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp.
+ Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân.
+ Tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, đơn vị sự
nghiệp thuộc tổ chức chính trị, đơn vị sự nghiệp thuộc tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức xã hội khác.
+ Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Hợp tác xã.
+ Hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho người lao động.
1.2. Phạm vi quản lý :
- Quản lý các đơn vị sử dụng lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, BHYT trên địa bàn quản lý theo sự
phân bố của cấp quản lý.
- Quản lý NLĐ thuộc diện tham gia BHXH buộc, BHTN, BHYT trong từng đơn vị sử dụng lao động thuộc diện tham
gia BHXH bắt buộc và những người tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn quản lý theo sự phân cấp quản lý.
- Quản lý mức tiền lương, tiền công đóng BHXH, BHTN, BHYT, của những NLĐ tham gia BHXH bắt buộc, BHTN,
BHYT và tổng quỹ tiền lương, tiền công đóng BHXH bắt buộc, BHTN, BHYT của các đơn vị sử dụng lao động.
- Quản lý mức thu nhập đăng ký đóng BHXH tự nguyện của người tham gia BHXH tự nguyện; mức đóng BHYT của
người tự nguyện tham gia BHYT.
2. Nội dung quản lý đối tượng tham gia BHXH
Nội dung chính của công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH bao gồm:


- Quản lý danh sách lao động tham gia BHXH bắt buộc trong từng đơn vị sử dụng lao động; danh sách điều chỉnh lao
động và mức lương đóng BHXH bắt buộc.

- Quản lý mức tiền lương, tiền công hoặc thu nhập làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc.
- Quản lý tổng quỹ tiền lương, tiền công hoặc thu nhập làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc của từng đơn vị tham gia
BHXH bắt buộc. Bảng kê khai tổng quỹ tiền lương, tiền công… do đơn vị quản lý đối tượng tham gia lập theo mẫu của quỹ
BHXH Việt Nam.
- Quản lý mức đóng BHXH của từng đơn vị và từng người tham gia trên cơ sở danh sách tham gia BHXH của từng
đơn vị và Bảng kê khai mức tiền lương, tiền công hoặc mức thu nhập làm căn cứ đóng BHXH.
- Cấp, quản lý sổ BHXH cho người tham gia BHXH và hàng năm ghi bổ sung vào sổ BHXH theo các tiêu thức ghi
trong sổ ghi bổ sung vào sổ BHXH theo các tiêu thức ghi trong sổ và theo quy định của pháp luật về BHXH.
- Tổ chức thu BHXH.
3.
Vai trò của việc quản lý đối tượng tham gia BHXH
Một là, việc quản lý đối tượng tham gia làm cơ sở cho việc tổ chức hoạt động thu BHXH đúng đối tượng, đủ số lượng,
theo đúng quy định của pháp luật về BHXH và đúng thời gian quy định. Việc quản lý chặt chẽ đối tượng tham gia là cơ sở
cho quá trình thu được thực hiện theo đúng quy định; thu đúng, thu đủ và không để thất thu góp phần đảm bảo, ổn định cho
nguồn quỹ BHXH.
Hai là, quản lý đối tượng tham gia BHXH là điều kiện bảo đảm thực hiện quyền tham gia BHXH nhằm thực hiện mục
tiêu mở rộng phạm vi bao phủ của BHXH, tiến tới thực hiện BHXH cho mọi người vì sự an sinh và công bằng xã hội theo
chủ trương của Đảng và nhà nước. Đồng thời, hạn chế tối đa việc các đơn vị sử dụng lao động trốn đóng BHXH cho NLĐ
thuộc diện tham gia BHXH.
Ba là, nếu làm tốt công tác quản lý tốt đối tượng tham gia, sẽ làm c ơ sở giải quyết quyền lợi hưởng BHXH cho các
đối tượng tham gia theo đúng quy định của luật BHXH.Bởi lẽ việc quản lý tốt đối tượng tham gia giúp các nhà quản lý sẽ
nắm bắt được chính xác thông tin về các đối tượng tham gia từ đó giải quyết các chế độ BHXH cho NLĐ diễn ra theo đúng
quy định đảm bảo đúng quyền lợi cho các đối tượng thụ hưởng. Về lâu dài sẽ tác động tích cực đến an sinh và công bằng xã
hội theo chủ trương của Đảng và nhà nước.
Bốn là, quản lý đối tượng tham gia có hiệu quả cũng sẽ góp phần tích cực vào viêc phòng ngừa, hạn chế những hành
vi vi phạm pháp luật về BHXH của tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình thực hiện pháp luật về BHXH như “lách”
luật, lợi dụng kẽ hở trong luật để rút ruột quỹ BHXH.


Năm là, công tác quản lý đối tượng tham gia cũng giúp các đơn vị sử dụng lao động giảm thiểu thiệt hại về thời gian,

kinh phí giải quyết chế độ cho NLĐ khi xẩy ra rủi ro. Mặt khác, khi quyền lợi của NLĐ được đảm bảo thì mối quan hệ thuê
mướn lao động cũng trở nên gắn bó khăng khít hơn nhờ đó tăng năng suất lao động.
4.
Công cụ quản lý đối tượng tham gia BHXH
Hệ thống pháp luật mà các nhà quản trị có thể dựa vào đó để quản lý đối tượng tham gia BHXH bao gồm: Pháp luật
về lao động, pháp luật về BHXH và các văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan như: Luật Doanh nghiệp, Luật đầu tư,
Luật Hợp tác xã, Luật Sĩ quan Công an nhân dân, Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân…
5.
Hồ sơ tham gia BHXH, BHTN, BHYT và thủ tục thực hiện
5.1. Hồ sơ tham gia BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện, BHYT, BHTN
- Hồ sơ tham gia BHXH bắt buộc, bao gồm:
+ Tờ khai cá nhân của người lao động;
+ Danh sách NLĐ tham gia BHXH, BHYT bắt buộc do NSDLĐ lập;
+ Bản sao quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với NSDLĐtham gia BHXH lần đầu
+ Hợp đồng lao động đối với NSDLĐ là cá nhân có thuê mướn, SDLĐ.
- Hồ sơ tham gia BHXH tự nguyện: Tờ khai cá nhân của NLĐ.
- Hồ sơ tham gia BHYT:
+ Văn bản đăng ký tham gia BHYT của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm đóng BHYT theo quy định.
+ Danh sách người tham gia BHYT.
+ Tờ khai của cá nhân, hộ gia đình tham gia BHYT.
- Hồ sơ tham gia BHTN:
+ Tờ khai cá nhân của người lao động theo mẫu do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định;
+ Danh sách NLĐ động tham gia BHXHTN do người sử dụng lao động lập theo mẫu do Bộ Lao động – TBXH
5.2. Sổ BHXH, thẻ BHYT
- Cấp và quản lý sổ BHXH
+ Tổ chức BHXH có trách nhiệm cấp sổ BHXH cho từng người lao động
trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ đối với người tham gia BHXH bắt buộc và BHTN; trong thời
hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ đối với người tham gia BHXH tự nguyện. Trường hợp không cấp sổ
BHXH cho người lao động thì tổ chức BHXH phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.



+ Việc quản lý sổ BHXH có liên quan đến NLĐ, NSDLĐ và cơ quan BHXH.
- Quản lý sổ BHXH:
+ NLĐ chỉ trực tiếp quản lý sổ BHXH khi di chuyển từ đơn vị làm việc này sang đơn vị làm việc khác hoặc chấm
dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc.
+ NSDLĐ có trách nhiệm lưu giữ, bảo quản sổ BHXH cho NLĐ thuộc phạm vi quản lý trong suốt quá trình NLĐ
làm việc tại đơn vị.
+ Cơ quan BHXH các cấp, cơ quan BHXH Bộ Quốc phòng, Bộ Công anvà Ban Cơ yếu Chính phủ phải mở sổ theo
dõi trong quá trình tiếp nhận, cấp sổ BHXH cho NLĐ.
6. Quy trình quản lý đối tượng tham gia BHXH
Quy trình quản lý đối tượng tham gia thể hiện mối quan hệ giữa BHXH các cấp, giữa BHXH tỉnh, BHXH huyện với
đơn vị sử dụng lao động và người lao động được khái quát qua sơ đồ sau:
Đăng ký
tham gia

Tiếp nhận
và đối chiếu

Cấp sổ
BHXH

Kiểm tra,
trả kết quả

Sơ đồ 1: Quy trình quản lý đối tượng tham gia BHXH
Chương 2:
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BHXH TẠI CƠ QUAN BHXH QUẬN NAM TỪ
LIÊM – TP HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN 2012-2014
1. Khái quát về Bảo hiểm xã hội quận Nam Từ Liêm.
Bảo hiểm xã hội Huyện Từ Liêm thuộc Bảo hiểm xã hội Thành phố Hà Nội, có tư cách pháp nhân, con dấu, trụ sở riêng.

- Tóm tắt cơ cấu tổ chức: BHXH quận Nam Từ Liêm hiện có tổng số 32 cán bộ công chức, viên chức (gồm có 23 nữ - 09
nam). Ban giám đốc có 04 đồng chí. (năm 2014)
- Cơ sở vật chất: Bảo hiểm xã hội huyện đã được xây dựng mới từ năm 2006, được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất như bàn,
ghế, tủ, máy tính, máy in và các thiết bị văn phòng để phục vụ nhân dân và công tác chuyên môn.
- Những thành tích đã đạt được trong giai đoạn 2012-2014:
+ Tập thể lao động xuất sắc năm 2012.
+ Năm 2013 được tặng: Huân chương lao động Hạng Ba.


- Chức năng, nhiệm vụ: Bảo hiểm xã hội quận Nam Từ Liêm là cơ quan trực thuộc BHXH Thành phố Hà Nội có chức năng
giúp Giám đốc BHXH thành phố tổ chức thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT; quản lý thu, chi BHXH, BHYT trên
địa bàn quận theo phân cấp quản lý của BHXH Việt Nam và quy định của pháp luật. BHXH quận chịu sự quản lý trực tiếp,
toàn diện của Giám đốc BHXH TP Hà Nội và chịu sự quản lý hành chính nhà nước của UBND quận.
2. Thực trạng công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH tại BHXH Nam Từ Liêm 2012-2014
2.1. Quản lý danh sách đơn vị sử dụng lao động tham gia BHXH
Tình hình quản lý danh sách đơn vị sử dụng lao động tham gia BHXH tại cơ quan BHXH quận Nam Từ Liêm giai đoạn
2012-2014 được thể hiện qua bảng số liệu sau:
(Đơn vị: người)
2012
2013
2014
Tiêu chí Đơn vị Đơn vị
Tỷ lệ
Đơn vị
Đơn vị
Tỷ lệ
Đơn vị
Đơn vị
Tỷ lệ
thuộc đã tham tham gia

thuộc
đã tham tham gia
thuộc
đã tham tham gia
diện
gia
(%)
diện
gia
(%)
diện tham
gia
(%)
tham
tham gia
gia
gia
Hành chính sự
77
75
97,4
77
76
98,7
77
77
100
nghiệp, Đảng,
Đoàn
DN nhà nước

38
35
92,1
31
29
93,5
26
26
100
DN ngoài quốc 1.508
1.002
66,4
1.724
1.105
64,1
1.880
1.426
75,8
doanh
DNcó vốn đầu
74
66
89,1
130
97
74,6
208
150
72,1
tư nước ngoài

Phường, xã
7
7
100
9
8
88,8
10
10
100
Ngoài công lập
52
30
57,7
60
42
70
65
51
78,5
Hợp tác xã
7
7
100
7
7
100
7
7
100

Nghề, hộ kinh
11
9
81,8
12
10
83,3
12
12
100


doanh
Tổng

1.774
1.231
69,4
2.050
1.374
67,1
2.296
1.759
76,6
Bảng 1: Bảng số đơn vị tham gia BHXH tại BHXH quận Nam Từ Liêm giai đoạn 2012-2014
(Nguồn: BHXH quận Nam Từ Liêm)
Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy: trong thời gian 3 năm số đơn vị thuộc diện tham gia BHXH tại BHXH quận Nam Từ
Liêm tăng 522người, tương ứng tăng 29,43%. Tuy nhiên tốc độ tăng không đồng đều, có sự biến động qua các năm ở mỗi
khối. Số tăng (giảm) và nguyên nhân tăng (giảm) cụ thể của từng khối như sau:
• Khối hành chính sự nghiệp

Nam Từ Liêm là quận ngoại thành Hà Nội, mới được tách ra từ huyện Từ Liêm vào tháng 4 năm 2014, Số đơn vị hành
chính sự nghiệp trên địa bàn không quá nhiều và cũng không có biến động lớn. Từ năm 2012 đến năm 2014, số đơn vị
không thay đổi là 77 đơn vị. Năm 2014 số đơn vị trong khối hành chính sự nghiệp đã tham gia 100%.
• Khối doanh nghiệp nhà nước
Trên địa bàn quận, DNNN chiếm số lượng không nhiều. Tuy nhiên con số này cũng giảm rõ rệt từ 38 xuống 26 đơn vị.
Giảm 12 đơn vị, tương ứng giảm 31,16%. Do nhà nước đã tiến hành giải thể một số đơn vị làm ăn kém hiệu quả và một số
khác chuyển đổi loại hình doanh nghiệp. Mặc dù số lượng doanh nghiệp giảm nhưng tỷ lệ tham gia của khối này luôn đạt ở
tỷ lệ cao. Năm 2014 tỷ lệ tham gia đạt 100%
• Khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Kể từ khi Việt Nam bước vào tiến trình hội nhập, nền kinh tế nước ta có những chuyển biến tích cực, số doanh nghiệp
mới được thành lập ngày càng tăng lên giải quyết được vấn đề công ăn việc làm cho một lượng lớn NLĐ. Số lượng doanh
nghiệp ngoài quốc doanh thuộc quận Nam Từ Liêm tăng từ 1508 đơn vị thuộc diện tham gia năm 2012 lên đến 1.880 đơn vị
thuộc diện tham gia năm 2014, tương ứng tăng 24,67 %. Tuy nhiên, công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH của nhóm
này còn gặp nhiều khó khăn. Do một số doanh nghiệp tìm mọi cách để trốn đóng BHHX, do sự quản lý không đồng nhất
của các cơ quan ban ngành làm cho tỷ lệ tham gia BHXH chưa cao, đạt khoảng 70%.
• Khối DN có vốn đầu tư nước ngoài
Trong những năm gần đây, để góp phần phát triển kinh tế, nước ta kêu gọi đầu tư từ những nhà đầu tư nước ngoài nên các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài càng tăng. Trên địa bàn quận số DN thuộc diện tham gia tăng từ 74 DN năm 2012


lên đến 208 DN năm 2014 tăng 134 DN, tương ứng với 181,08%. Ngoài ra, số đơn vị đã tham gia BHXH của khối này cũng
tăng lên qua các năm. Tỷ lệ tham gia cao nhất tại năm 2013 với 97 đơn vị trên 100 đơn vị thuộc diện tham gia, đạt 97%.
• Khối xã, phường
Thời gian đầu mới triển khai, công tác quản lý đối tượng tham gia ở khối này gặp nhiều hạn chế vì đây là khối có thu
nhập thấp và không ổn định do đó không khích lệ trong việc thực hiện chế độ BHXH. Năm 2012 con số này là 7 thì đến
năm 2014 tăng thêm 3 đơn vị là 10 đơn vị thuộc diện tham gia. Tuy nhiên, tỷ lệ đã tham gia của nhóm đối tượng này lại đạt
tuyệt đối 100% năm 2012 và 2014.
• Khối ngoài công lập và khối HTX
Nhìn chung là có tăng 13 đơn vị từ 52 đơn vị thuộc diện tham gia BHXH năm 2012 lên 65 đơn vị thuộc diện tham gia
BHXH năm 2014 nhưng phần lớn các đơn vị đều mới thành lập, chưa có người đảm nhiệm công tác BHXH tại đơn vị nên

khó khăn trong việc quản lý đối tượng tham gia BHXH.
• Khối nghề, hộ kinh doanh cá thể
Số lượng hộ kinh doanh cá thể mới thành lập trong những năm gần đây có tăng lên nhưng chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng số
các đơn vị tham gia BHXH. Trên địa bàn quận số hộ kinh doanh thuộc diện tham gia tăng từ 11 đơn vị năm 2012 lên 12 đơn
vị năm 2014, chỉ tăng 1 đơn vị. Tuy vậy, tỷ lệ tham gia ngày càng tăng lên, năm 2014 đã có 100% các đơn vị tham gia
BHXH, tăng 18,2% so với năm 2012 (81,8%)
2.2. Quản lý danh sách NLĐ tham gia BHXH
Trong những năm qua, cơ quan BHXH quận Nam Từ Liêm đã tích cực tuyên truyền, phổ biến về luật BHXH tới toàn
thể NSDLĐ, NLĐ nói riêng và toàn thể nhân dân trên địa bàn nói chung để họ hiểu và tham gia BHXH đầy đủ trên tinh
thần tự giác, tự nguyện. Cùng với sự tăng trưởng về đơn vị SDLĐ, số NLĐ tham gia BHXH cũng tăng cao. Điều đó được
thể hiện qua bảng dưới đây:
(Đơn vị: người)
Tiêu chí
2012
2013
2014
NLĐ
thuộc
diện
tham gia

NLĐ đã
tham gia

Tỷ lệ
NLĐ đã
tham gia
(%)

NLĐ

thuộc diện
tham gia

NLĐ đã
tham gia

Tỷ lệ
NLĐ
NLĐ đã thuộc diện
tham gia tham gia
(%)

NLĐ đã
tham gia

Tỷ lệ
NLĐ đã
tham gia
(%)


Hành chính
sự nghiệp,
Đảng,
Đoàn
DN nhà
nước
DN ngoài
quốc doanh
DN có vốn

đầu tư
nước ngoài
Phường, xã
Ngoài công
lập
Hợp tác xã
Nghề, hộ
kinh doanh
Tổng

4.501

4.494

99,84

4.599

4.589

99,78

4.673

4.673

100

5.103


4.996

97,9

4.890

4.613

94,33

4.082

4.082

100

27.007

15.933

58,99

32.063

19.241

60,01

32.531


22.544

69,3

2.431

1.542

63,4

2.579

1.754

68,01

2.989

1.976

65,91

124
1.521

120
1.156

96,77
76


156
2.013

148
1.450

94,87
72,02

186
2.458

186
1.824

100
74,2

121
86

70
59

57,8
68,6

137
93


118
65

86,1
69,89

132
125

128
100

96,9
80

40.894

28.370

69,37

46.530

31.978

68,72

47.060


35.422

75,27

Bảng 2: Bảng số lao động tham gia BHXH tại cơ quan BHXH quận Nam Từ Liêm giai đoạn 2012-2014
(Nguồn : BHXH quận Nam Từ Liêm)
Qua bảng số liệu trên ta thấy: số NLĐ thuộc diện tham gia BHXH tại BHXH quận Nam Từ Liêm giai đoạn 2012-2014 tăng
6166 người tương ứng tăng 15,08%. Khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng mạnh với 5524 NLĐ tương ứng tăng
20,45%. Tỷ lệ NLĐ đã tham gia BHXH tại cơ quan BHXH quận Nam Từ Liêm trong những năm qua tương đối cao. Năm
2012, tỷ lệ chung của các khối trên địa bàn quận là 69,37%, đến năm 2014 tỷ lệ tăng đạt 75,27%, tuy nhiên tỷ lệ này giữa
các khối ngành còn không đều. Số NLĐ đã tham gia trên địa bàn quận năm 2012 là 28370 người đến năm 2014 là 35422
tăng 7052 người tương ứng tăng 24,86%. Trong mỗi năm, số NLĐ tham gia cũng có những biến động do chuyển đi, hưởng
lương hưu, thất nghiệp bởi sự khó khăn chung của nền kinh tế.


2.3.

Quản lý tiền lương làm căn cứ đóng và mức đóng BHXH
Tiền lương- tiền công chính là căn cứ đóng BHXH, vì vậy để quản lý được số thu BHXH, thì cơ quan BHXH phải
quản lý được tổng quỹ lương làm căn cứ đóng BHXH. Cơ quan BHXH quận Nam Từ Liêm đã có sự phối hợp liên ngành
với phòng Lao động- thương binh và xã hội quận, cơ quan thuế để quản lý chặt chẽ số lao động và tiền lương, tiền công
làm căn cứ đóng. Số liệu về mức tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng được thể hiện qua bảng số liệu sau đây:
(Đơn vị: triệu đồng)
2012
2013
2014
Tiêu
Quỹ
NLĐ đã
Tiền

Quỹ
NLĐ đã
Tiền
Quỹ
NLĐ đã
Tiền
chí
lương
tham gia
lương,
lương
tham gia
lương,
lương
tham gia
lương,
BHXH
tiền công
BHXH
tiền công
BHXH
tiền công
(người) bình quân
(người) bình quân
(người)
bình quân
Hành chính 235.665
4.494
4.370
248.346

4.599
4.500
267.314
4.673
4.767
sự nghiệp,
Đoàn, Đảng
DN nhà
nước

214.268

4.996

3.574

194.133

4.613

3.507

183.347

4.082

3.743

DN ngoài
quốc doanh


650.403

15.993

3.389

812.970

19.241

3.521

1.065.068

22.544

3.932

DN có vốn
đầu tư nước
ngoài

113.799

1.542

6.150

135.086


1.754

6.418

165.723

1.976

6.989

Phường, xã

5.184

120

3.600

6.612

148

3.723

8.729

186

3.911


Ngoài công
lập

41.616

1.156

3.000

56.724

1.450

3.260

78.534

1.824

3.588

Hợp tác xã

2.997

70

3.569


5.311

118

3.751

6.214

128

4.045


Nghề, hộ
1.493
59
2.110
1.794
65
2.300
3.018
100
2.515
kinh doanh
Tổng
1.256.428 28.430
3.683
1.460.977 31.988
3.806
1.777.947 33.495

4.424
Bảng 3: Quỹ tiền lương- tiền công làm căn cứ đóng BHXH tại BHXH quận Nam Từ Liêm giai đoạn 2012-2014
(Nguồn: BHXH quận Nam Từ Liêm)
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy: Tổng quỹ lương của các đối tượng tham gia BHXH năm 2012 là 1256428 triệu đồng đến
năm 2014 đạt 1777947 triệu đồng, tăng 521519 triệu đồng hay 41,51%. Nhìn chung, tổng quỹ lương của các khối ngành đều
liên tục tăng qua các năm. Sở dĩ có sự gia tăng như vậy là do:
- Sự gia tăng nhanh chóng của các đơn vị SDLĐ và NLĐ tham gia BHXH.
- Trong 3 năm qua (2012-2014) nhà nước đã nhiều lần điều chỉnh tiền lương tối thiểu chung để phù hợp với sự phát
triển của nền kinh tế và chỉ số giá tiêu dùng:
+ 1/5/2012 – 30/6/2013 : tăng mức lương tối thiểu từ 830000 đồng lên 1050000 đồng.
+ Từ 7/2013 : mức lương tối thiểu là 1150000 đồng.
2.4. Quản lý hồ sơ tham gia BHXH
Tại quận Nam từ Liêm, từ năm 2012 đến nay, số lượng hồ sơ tham gia BHXH khá lớn nên đều được các cán bộ chia ra
quản lý theo từng đơn vị. Ngoài ra, các giấy tờ: tờ khai, đối chiếu thu BHXH, thông báo thu BHXH hàng năm đều được
giữ lại một bản, sắp xếp và quản lý theo đúng quy trình. Chính điều này đã tạo nên sự thuận tiện, dễ dàng cho công tác
tìm kiếm và khai thác hồ sơ cũng như đảm bảo quyền lợi cho NLĐ trong trường hợp không may có vấn đề đối với hệ
thống thông tin trên phần mềm quản lý. Kết quả của công tác quản lý hồ sơ tham gia của NLĐ tại cơ quan BHXH quận
Nam Từ Liêm được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Tiêu chí
Hồ sơ
đầu kỳ

2012
Hồ sơ
mới

Hồ sơ
chuyển đi


Hồ sơ
đầu kỳ

2013
Hồ sơ
mới

Hồ sơ
chuyển đi

Hồ sơ
đầu kỳ

(Đơn vị: hồ sơ)
2014
Hồ sơ
Hồ sơ
mới
chuyển
đi


Hành chính
sự nghiệp,
Đảng, Đoàn

4.494

DN nhà
nước

DN ngoài
quốc doanh

4.996
15.933

DN có vốn
đầu tư nước
ngoài
Phường,xã
Ngoài công
lập
Hợp tác xã

151

56

4.589

276

4.613

3.872

564

19.241


1.542

354

142

120

71

1.156
70

194

110

4.673

203

32

290

4.082

3.643

340


22.544

3.986

692

1.754

409

187

1.976

565

207

43

148

67

29

186

38


50

329

98

1.450

636

236

1.824

56

65

31

17

118

31

21

128


35

29

118

Nghề,
hộ 59
6
0
65
22
13
100
31
27
kinh doanh
Tổng
28.370 4.877
1.196
31.978
5.002
1.253
35.422
4.914
1.220
Bảng 4: Tình hình quản lý hồ sơ tham gia BHXH tại BHXH quận Nam Từ Liêm giai đoạn 2012-2014
(Nguồn: BHXH quận Nam Từ Liêm)
Theo bảng số liệu ta thấy: cơ quan BHXH Nam Từ Liêm đang quản lý số hồ sơ tham gia BHXH rất lớn và tăng liên tục qua

các năm. Đầu năm 2012, BHXH quận Nam Từ Liêm quản lý 28370 hồ sơ tham gia của NLĐ. Trong năm có các biến động
như: Hồ sơ của NLĐ tham gia mới, hồ sơ của NLĐ từ nơi khác chuyển về và chuyển đi... Số lượng hồ sơ chuyển đến là
4877 hồ sơ; hồ sơ của NLĐ chuyển sang nơi khác với lượng hồ sơ loại là: 1196 hồ sơ. Đến năm 2014, số hồ sơ tham gia
BHXH mà cơ quan quản lý là 35.422 hồ sơ, tăng 7052 hồ sơ so với năm 2012; có 4.914 hồ sơ chuyển đến tăng 37 hồ sơ và
1.220 hồ sơ loại tăng 24 hồ sơ so với năm 2012.


2.5. Quản lý sổ BHXH
2.5.1.Công tác cấp sổ BHXH
Trong những năm qua, công tác cấp sổ BHXH luôn được BHXH quận Nam Từ liêm chú trọng thực hiện một cách
nhanh chóng, kịp thời. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ của NLĐ, BHXH quận Nam Từ Liêm
tiến hành cấp sổ BHXH theo mẫu cho NLĐ. Kết quả của công tác cấp sổ BHXH như sau:

( Đơn vị : sổ )
Tỷ lệ sổ BHXH
đã cấp
(%)

Số sổ
BHXH đã
được cấp

Số sổ BHXH
phải cấp mới
trong năm

Số sổ BHXH
đã cấp mới
trong năm


2012

28.370

3.788

3.608

95,24

2013

31.978

3.850

3.444

89,45

2014

35.422

7.905

7.905

100


Chỉ tiêu
Năm

Bảng 4: Kết quả công tác cấp sổ BHXH cho NLĐ tại cơ quan BHXH quận Nam Từ Liêm giai đoạn 2012-2014
(nguồn: BHXH Nam Từ Liêm)
Dựa bảng số liệu trên ta thấy: Số người lao động đã được cấp sổ BHXH ngày càng tăng qua các năm. Từ năm 2012
đến năm 2014, số sổ BHXH đã được cấp tăng 24,86%, số sổ BHXH đã cấp mới tăng 108.69%. Năm 2014, tỷ lệ sổ BHXH
đã cấp đạt 100% tăng 10,55% so với năm 2013 ( 89,45%). Đây là kết quả cho sự cố gắng lớn của tập thể các cán bộ trong
quá trình tuyên truyền, hướng dẫn làm thủ tục và quản lý hồ sơ tham gia BHXH. Những trường hợp chưa được cấp sổ
BHXH chủ yếu là do những nguyên nhân như: lao động mới tham gia BHXH, sự hiểu biết về thủ tục, hồ sơ của cán bộ
làm công tác BHXH tại doanh nghiệp còn hạn chế gây chậm trể trong việc cấp sổ, thông tin cung cấp chưa chính xác, thiếu
giấy tờ cần thiết.


2.5.2.Công tác chốt sổ BHXH
Cùng với công tác cấp sổ thì công tác chốt sổ cũng là công tác không thể thiếu trong việc quản lý đối tượng tham gia. Kết
quả công tác chốt sổ BHXH tại cơ quan BHXH quận Nam Từ Liêm như sau:
( Đơn vị : sổ )
Số sổ BHXH Số sổ BHXH
Số sổ BHXH
Tỷ lệ sổ
Chỉ tiêu
phải chốt
đã được chốt
chưa được
BHXH đã
Năm
chốt
chốt
(%)

2012
8.691
8.504
187
97,84
2013

9.387

9.177

210

97,75

2014

9.630

9.395

235

97,55

Bảng 5: Kết quả công tác chốt sổ BHXH cho NLĐ tại BHXH quận Nam Từ Liêm 2010-2014
(nguồn: BHXH Nam Từ Liêm)
Qua bảng số liệu trên ta thấy: Năm 2012, BHXH quận Nam Từ Liêm tiến hành chốt 8504 sổ BHXH trên tổng số
8691 sổ BHXH phải chốt trong kỳ, đạt 97,84%. Trong những năm tiếp theo số sổ tồn dư của năm trước được chuyển sang
năm sau để chốt và tính riêng so với số phải chốt trong năm, cán bộ quận Nam Từ Liêm luôn cố gắng đưa tỷ lệ sổ BHXH

đã chốt trên 95%. Năm 2014, BHXH quận có 9.630 sổ BHXH phải chốt, số sổ đã chốt là 9.395 sổ, số chưa được chốt là 235
sổ, tỷ lệ sổ đã chốt là 97,55%. Nguyên nhân chủ yếu là do đơn vị SDLĐ còn nợ tiền đóng BHXH, đơn vị chưa hoàn thiện
hồ sơ để chốt sổ cho NLĐ.
3. Đánh giá thực trạng công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH tại cơ quan BHXH Nam Từ Liêm giai đoạn
2012-2014.
3.1. Thành tựu đạt được
- Trong công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH:


Nhờ việc theo dõi sát sao các đơn vị thành lập mới, sát nhập, giải thể, phá sản hay di chuyển sang địa bàn khác nên tỷ lệ
đối tượng tham gia BHXH tại quận Nam Từ Liêm luôn chiếm tỷ lệ cao và ngày một tăng lên.
- Trong công tác quản lý hồ sơ tham gia BHXH:
BHXH quận Nam Từ Liêm đang từng bước cải thiện thủ tục hành chính trong công tác quản lý và giải quyết chế độ cho
NLĐ thông qua việc áp dụng công nghệ thông tin nhằm đem lại hiệu quả tốt nhất. Hồ sơ, thú tục giấy tờ liên quan đến việc
tham gia và hưởng chế độ đã từng bước được đơn giản hóa, thời gian giải quyết rút ngắn, khiếu nại về các sai sót giảm bớt
đáng kể.
- Trong công tác quản lý sổ BHXH:
+ Hoàn thành nhanh chóng việc thẩm định hồ sơ tham gia và cấp sổ BHXH cho NLĐ.
+ Giải quyết kịp thời những tồn đọng, vướng mắc trong quá trình thực hiện BHXH.
+ Công tác chốt sổ BHXH được thực hiện nhanh chóng, kịp thời và hạn chế tối đa sai sót .
+ Công tác ghi bổ sung xác nhận và chốt sổ BHXH cũng được thực hiện đơn giản, nhanh chóng.
- Trong công tác quản lý tiền lương làm căn cứ đóng và mức đóng BHXH:
BHXH quận Nam Từ Liêm đã nắm bắt tương đối rõ về mức lương, thang bảng lương của các đơn vị. Để đảm bảo quyền lợi
cho NLĐ, BHXH quận Nam Từ Liêm đã có sự phối hợp với cơ quan thuế để quản lý chặt chẽ số lao động và diễn biến tiền
lương của NLĐ.
- Các kết quả đạt được khác:
+ Nhận thức của mọi người dân về quyền và trách nhiệm khi tham gia BHXH đã có những biến chuyển lớn tạo điều
kiện thuận lợi cho việc quản lý đối tượng tham gia trên địa bàn.
+ Cán bộ BHXH quận Nam Từ Liêm không ngừng nâng cao chất lượng, trình độ, chuyên môn nghiệp vụ cũng như
cập nhật thay đổi trong chính sách để kịp thời phổ biến và hướng dẫn các cán bộ BHXH.

+ Nhận thức được vai trò của công nghệ thông tin trong việc quản lý đối tượng tham gia BHXH, cơ quan BHXH đã
ứng dụng có hiệu quả những phần mềm hiện đại nhất để phục vụ các cán bộ BHXH làm việc hiệu quả.
+ BHXH quận Nam Từ Liêm đã tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng, các cơ sở ban ngành có liên quan
trên địa bàn để thanh tra, kiểm tra, chấn chỉnh các đơn vị cố tình né tránh việc tham gia BHXH cho NLĐ và các đơn vị
chậm nộp, nợ đọng BHXH để không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người tham gia BHXH.
3.1. Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân


3.2.1 Những hạn chế
Bên cạnh những thành tựu to lớn vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế:
- Trong công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH
Trên địa bàn quận Nam Từ Liêm tỷ lệ lao động đã tham gia trên tổng số lao động thuộc diện tham gia còn chưa cao. Nhiều
đơn vị sử dụng lao động thuộc diện tham gia BHXH nhưng chưa tham gia BHXH cho NLĐ nhất là các doanh nghiệp ngoài
quốc doanh. Có trường hợp đơn vị kê khai không chính xác số lao động tham gia BHXH và mức lương trích nộp dưới
nhiều hình thức như: chỉ ký HĐLĐ dưới 3 tháng hoặc không ký HĐLĐ. Ngoài ra, công tác quản lý chưa đồng bộ, một số
DN không có trụ sở giao dịch, không hoạt động theo nội dung đăng ký,…gây khó khăn trong công tác quản lý đối tượng
tham gia BHXH.
- Trong công tác quản lý tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng và mức đóng BHXH
Cơ quan BHXH nắm vững được tiền lương tiền công của NLĐ, nên một số đơn vị SDLĐ trục lợi bảo hiểm gây khó
khăn trong quá trình quản lý.
- Trong công tác quản lý hồ sơ tham gia BHXH
Do mới tách từ BHXH huyện Từ Liêm thành hai cơ quan BHXH Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm nên khó khăn cho
công tác tìm kiếm, tách, khai thác và lưu trữ hồ sơ. Mặt khác, khối lượng công việc lớn, nhưng số lượng cán bộ còn hạn
chế nên số lượng hồ sơ chưa được cập nhật kịp thời gây khó khăn trong việc quản lý.
- Trong công tác quản lý sổ BHXH
Hàng năm số lượng sổ BHXH phải cấp nhiều, đội ngũ cán bộ còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những sai sót
trong quá trình in ấn và cấp sổ. Công tác ghi bổ sung xác nhận sổ BHXH đôi khi còn chậm trễ do gặp nhiều khó khăn khi
thông tin về quá trình tham gia BHXH của NLĐ được lưu trữ bằng nhiều hình thức như: Tờ rời, sổ sách, phần mềm…
- Một số hạn chế khác:
+ Nhận thức về BHXH của người dân nói chung và của NLĐ còn hạn chế.

+ Đội ngũ cán bộ BHXH dù đã tăng về số lượng và chất lượng nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ.
+ Các chế tài xử phạt chưa nghiêm, không có tính răn đe.
3.2.2. Nguyên nhân:
- Do NLĐ không nắm bắt được hoặc không dám đấu tranh đòi hỏi những quyền lợi chính đáng của mình vậy nên
một số NSDLĐ vì mục tiêu lơi nhuận đã chiếm dụng tiền BHXH của NLĐ.


-

Nhiều doanh nghiệp do mới thành lập, nguồn vốn kinh doanh còn ít chưa có điều kiện tham gia BHXH.
Cán bộ BHXH tại đơn vị kê khai chưa chính xác, sử dụng sai biểu mẫu hay khai báo chưa đúng quy định.
Đội ngũ cán bộ làm công tác BHXH ở một số doanh nghiệp chưa nắm bắt rõ về các chính sách và chế độ BHXH.
Do nguồn nhân lực hạn chế nên các cán bộ BHXH không thể nắm bắt hết tình hình thực tế của đối tượng tham gia
BHXH.
Công tác thanh kiểm tra của các cơ quan chức năng còn hạn chế, chưa có biện pháp mạnh xử lý kiên quyết các vi
phạm.
Một số cấp ủy Đảng thì chưa thực sự quan tâm đến việc lãnh, chỉ đạo và phối hợp trong công tác quản lý, thực
hiện chế độ này cho NLĐ.

Chương 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BHXH TẠI
CƠ QUAN BHXH QUẬN NAM TỪ LIÊM
1. Thực hiện công tác quản lý và mở rộng đối tượng tham gia BHXH
Đối tượng tham gia BHXH là nhân tố quan trọng hàng nhằm tăng cường sự đóng góp vào quỹ BHXH tạo điều kiện cho
việc đảm bảo an toàn xã hội. Vì vậy, việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH đang là yêu cầu cấp thiết được BHXH quận
Nam Từ Liêm quan tâm tới. Để đảm mục tiêu mở rộng đối tượng tham gia BHXH, trước hết cần tập trung vào một số giải
pháp sau để tăng nhanh đối tượng tham gia BHXH.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền chính sách BHXH
- Các biện pháp bắt buộc đăng ký tham gia
- Có chế tài bắt buộc đóng BHXH

- Nâng cao vai trò cua công đoàn cơ sở trong việc thực hiện chính sách BHXH
- Tăng cường phối hợp với cơ quan có liên quan
2. Thực hiện tốt công tác quản lý hồ sơ tham gia BHXH
Quản lý hồ sơ tham gia BHXH là một trong những công tác rất quan trọng, làm tốt công tác này là góp phần thực
hiện tốt công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH đạt hiệu quả cao, để đạt được điều này BHXH quận Nam Từ Liêm cần
chú trọng một số giải pháp sau đây:


-

Tích cực cải cách thủ tục hành chính, thay đổi tác phong phục vụ.
Tăng cường ứng dụng CNTT.
Tăng cường bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ BHXH.
3. Thực hiện tốt công tác quản lý sổ BHXH
- Tăng cường ứng dụng những tiến bộ của công nghệ thông tin trong công tác quản lý.
- Xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn.
- Có biện pháp giúp bảo quản tốt sổ BHXH như: nhập thông tin chính xác bằng phần mềm quản lý tránh việc
phải mang sổ BHXH lên cơ quan BHXH để đối chiếu, có túi để bảo quản sổ và tờ rơi…
4. Thực hiện tốt công tác quản lý mức tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng
Để thực hiện tốt công tác quản lý mức tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng BHXH, BHXH quận Nam Từ Liêm cần
thực hiện một số giải pháp sau:
- Có biện pháp để NLĐ kê khai đúng mức lương làm căn cứ đóng BHXH.
- Tăng cường phối hợp với cơ quan có liên quan
- Tăng cường công tác thanh, kiểm tra, xử lý vi phạm trong việc kê khai mức lương làm căn cứ đóng BHXH.



×