Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

KĨ THUẬT bón đạm CHO cây đậu TƯƠNG học viện nông nghiệp việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (361.31 KB, 7 trang )

A.PHẦN MỞ ĐẦU

Đậu tương (còn gọi là đậu nành), là cây trồng lấy hạt, lấy dầu quan trọng
bậc nhất trên thế giới, đứng hàng thứ 4 sau cây lúa mì, lúa nước và ngô. Đậu
tương là một cây công nghiệp và thực phẩm quan trọng trong cơ cấu cây trồng
nông nghiệp ở Việt Nam, đặc biệt là các tỉnh miền núi phía Bắc.
Hạt đậu tương là một loại thực phẩm có chứa hàm lượng protein cao và
dinh dưỡng đậm đặc. Vì thế yêu cầu dinh dưỡng của cây đậu tương khá cao.
Lượng đạm cung cấp cho đậu tương chủ yếu nhờ vào sự tổng hợp đạm khí trời
do vi khuẩn nốt sần cộng sinh. Trong hầu hết các trường hợp việc bón đạm trước
và trong khi trồng cây đậu tương đều không được khuyến cáo. Lý do là hiệu quả
của việc bón đạm kiểu này lên năng suất đậu hạt đã được nghiên cứu nhiều
nhưng kết quả không chắc chắn.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiệu quả thất thường của việc bón đạm cho
cây đậu tương trước và trong khi trồng. Do vi khuẩn cộng sinh trong nốt sần cây
đậu tương bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố như pH đất, ẩm độ đất, nhiệt độ,
độ phì, hàm lượng hữu cơ và hàm lượng Nitrat (NO
3
-
), nên không phải lúc nào
nó cũng hoạt động tốt. Khi nào sự tổng hợp đạm khí trời bị kém thì đạm bón vào
sẽ phát huy tác dụng và ngược lại. Đây chính là yếu tố gây ra tính thất thường
của hiệu lực phân đạm bón vào thời kỳ đầu cho cây đậu tương.
Các kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thời kỳ đỉnh điểm của nhu cầu đạm
của cây đậu tương là trong suốt thời kỳ quả lớn, hay thời lỳ sinh trưởng mạnh. Ơ
thời kỳ này nhu cầu đạm của cây là rất lớn và chỉ riêng lượng đạm được cố định
bởi vi sinh vật nốt sần là không đủ. Nếu kết hợp cung cấp thêm lượng đạm từ
bên ngoài để đạt được năng suất cao nhất là cần thiết, nhất là đối với những
ruộng có năng suất cao.
Ơ Mỹ, người trồng đậu tương đang thực hành những kỹ thuật để có năng suất
trên 3 tấn/ ha (60 Bushel/acre, chúng tôi tạm tính 1 Bushel bằng 20 kg). Với


năng suất 3,5 tấn/ ha cây đậu tương cần khoảng 280 kgN/ ha để vận chuyển về
hạt đậu đang lớn trong suốt thời kỳ tích luỹ vào hạt. Bón đạm muộn trong thời
kỳ tích luỹ hạt sẽ giúp cung cấp bổ sung cho nhu cầu này.

B. PHẦN NỘI DUNG
Cây đậu tương là cây trồng hàng năm; bộ phân thu hoạch chính là hạt,
dùng trong sản xuất dầu ăn là chính. Ơ nước ta đậu tương còn được sử dụng
nhiều vào việc làm đậu phụ và nước chấm. Đậu tương thích ứng với một giới
hạn rộng về khí hậu, rất dễ mất mùa khi bị hạn ở thời kỳ hoa hay hạt đang tăng
trưởng. Khác với cây đậu phọng, đậu tương yêu cầu về đất khắt khe hơn, đặc
biệt nhạy cảm với độ chua của đất. Năng suất cao nhất của đậu tương thường thu
được ở khoảng pH từ 6,2 – 7,0. Trong giới hạn này thường Canxi và Manhe
trong đất rất hữu dụng cho cây.
Cây đậu tương cũng cần có một lượng dinh dưỡng rất lớn, nhất là đạm
(N). Tuy nhiên trên thực tế, cũng giống như đối với cây đậu phọng, nhu cầu bón
đạm cho cây đậu tương cũng rất thấp nhờ có vi khuẩn cộng sinh trong nốt sần ở
rễ có khả năng đồng hóa được đạm khí trời để cung cấp cho cây. Người ta thấy
rằng, năng lực cố định đạm khí trời của cây đậu tương lớn hơn khá nhiều so với
cây đậu phọng. Nếu xét về tổng lượng dinh dưỡng mà cây đậu tương lấy đi để
cho năng suất 1 tấn hạt thì lượng đạm sẽ là 81 kg N, kali là 14 kg P
2
O
5
, 33 kg
K
2
O, 18 kg MgO, 24 kg CaO, 3 kg S, 366 g Fe, 90 g Mn, 61 g Zn, 25 g Cu, 39 g
B, 7 g Mo. Như vậy, nếu năng suất đậu tương đạt 3 tấn/ha thì riêng lượng phân
đạm cây cần đã là 240 kg N/ ha. Tuy nhiên trong quy trình bón phân cho đậu
tương ở một số nước phân đạm hoàn toàn thiếu vắng, trong khi lân và kali được

coi như các loại phân chủ lực, nhưng việc bón đạm cho đậu tương là không thể
thiếu bởi nó quyết định đến năng suất và chất lượng của vụ trồng.
I.PHẢN ỨNG CỦA CÂY ĐẬU TƯƠNG VÀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CẦN
LƯU Ý CỦA CÂY ĐẬU TƯƠNG.
1. Phản ứng của cây đậu tương đối với phân đạm
Đậu tương là loại cây trồng có phản ứng mạnh mẽ với phân đạm. Nhiều
nghiên cứu cho thấy bón đạm trước khi gieo hạt đậu tương có ảnh hưởng tới
quá trình cố định đạm của cây. Số không lượng nốt sần trên dễ cây đậu tương có
tỷ lệ nghịch với lượng phân đạm bón trước khi gieo. Trước khi gieo nếu bón
56kg/ ha phân đạm, số lượng nốt sần trên cây bị giảm. Nhưng nếu bón vào cuối
giai đoạn cây ra hoa với lượng 112 kg/ha số lượng nốt sần trên cây không bị ảnh
hưởng.
Phản ứng của cây đối với phân đạm có liên quan đến lượng NO
3
tồn tại
trong vùng rễ của cây. Khi NO
3
tồn tại trong vùng rễ thấp, cần bón thêm phân
đạm, làm như vậy sẽ tăng được năng suất của cây đậu tương, tăng khối lượng
đạm, tăng tỉ lệ hạt, tăng tỉ lệ đạm và hàm lượng protein trong hạt. Điều đó chứng
tỏ sự cố định đạm của vi khuẩn đủ cung cấp đạm cho cây. Phản ứng của cây đậu
tương đối với phân đạm sẽ cao trên đất chua và khi trong đất có hàm lượng chất
hữu cơ ít hơn 29 mg/kg.
2. Đặc điểm cần lưu ý của cây đậu tương
Bộ rễ cây đậu tương có rễ chính và rễ phụ. Rễ chính thường ăn sâu và
phát triển triển rộng trong tầng đất canh tác từ 30-50cm do vậy làm đất trồng
đậu tương cần phải tơi xốp, tầng dày, thoáng khí và thoát nước để bộ rễ phát
triển triển tốt. Trên rễ chính và rễ phụ có nhiều nốt sần. Nốt sần ở rễ đậu tương
thường tập trung ở tầng đất từ 0-20cm, càng xuống sâu nốt sần càng ít. Nốt sần
hình thành là do hoạt động cộng sinh của một số loại vi sinh vật có tên khoa học

là Rhizobium Japonicum với rễ cây đậu tương để tổng hợp ra đạm nuôi cây.
Lượng đạm tổng hợp được cung cấp cho cây khá lớn vào khoảng 30-60
kg/ha/vụ (Nguyễn Danh Đông, 1982). Do vậy kỹ thuật canh tác hợp lý sẽ phát
huy được vai trò của vi sinh vật cộng sinh, giảm chi phí bón đạm.
II. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LIỀU LƯỢNG VÀHIỆU QUẢ CỦA
ĐẠM ĐỐI VỚI ĐẬU TƯƠNG
1.Giống đậu tương ở các tỉnh miền bắc
Mỗi một vùng sinh thái có một bộ giống địa phương thích hợp. Ngoài các
giống địa phương như Vàng Mường Khương, Vàng Mộc Châu, Cúc Lục Ngạn,
Vàng Hà Giang, Xanh Tiên Yên, Ngọc Động, Thanh Oai, Nâu Thường Tín, Lơ
75, Cúc Hà Bắc, Cúc Nam Đàn, Cúc Thọ Xuân …các giống đậu tương ở các
vùng sinh thái khác nhau có nhu cầu lượng phân đạm kết hợp với nguyên tố
phân bón khác là khác nhau.
Bảng dưới đây là một số giống được lai tạo và tuyển chọn vừa cho năng
suất cao, vừa có tính thích nghi tốt với khí hậu các tỉnh phía Bắc:
Giống Thời gian sinh
trưởng (ngày)
Năng suất
( tạ/ha)
Vụ gieo trồng
DT 2008 90-95 30-32 xuân, hè thu, đông
DT 2001 90-95 20-40 xuân, hè, thu đông
VX.93 90-95 18-25 xuân, đông
M.103 85-90 20-25 xuân muộn, hè
ĐT.93 80-90 15-18 xuân, hè, đông
DT.84 85-90 18-25 xuân, hè, thu đông
DT.95 90-103 20-30 xuân, hè, thu đông
ĐVN 5 85-90 22-30 xuân, hè, đông
2.Phân bón cho cây đậu tương trên các loại đất và theo mùa vụ khác nhau
Loại

đất
Thời vụ Phân hữu

(tấn/ha)
Vội
kg/ha
Phân khoáng, kg/ha
N
Đất
phù
sa
Vụ hè 5-8 300-400 20-30
Vụ hè thu6-10 300-400 30-40
Đất
xám
Vụ hè 5-8 300-500 20-30
Vụ hè thu6-10 300-500 20
Đất
baza
n
Vụ hè 5-8 300-500 40
Vụ hè thu5-8 300-500 40
3.Khả năng phối-kết hợp giữa đạm và phân bón khác.
Việc phối kết hợp giữa bón đạm (N) với các loại phân bón khác như phân
chuồng,lân(P),kali(K),vôi làm tăng hiệu quả sử dụng phân đạm của cây rất
nhiều.Sự kết hợp có thể làm tăng khả năng hấp thụ cây nhờ các chất có thể xúc
tác dễ chuyển hóa thành các chất mà cây có thể hấp thụ được.
III. KĨ THUẬT BÓN ĐẠM CHO CÂY ĐẬU TƯƠNG
Để đạt năng suất cao, phẩm chất tốt thì đậu tương cần được bón đầy đủ
phân hữu cơ và các loại phân khoáng khác, quy trình bón phân cho cây đậu

tương
1.Liều lượng phân bón cho 1ha đậu tương trồng thuần ở miền Bắc là:
* Phân bón hữu cơ: 10-12 tấn phân chuồng hoai mục, nếu được ủ bằng nấm
Trichoderma thì rất tốt, vừa phân hủy tốt xác bã hữu cơ, vừa cung cấp một số
chủng nấm đối kháng diệt một số nấm có hại trong đất trồng đậu tương.
* Vôi bột: 400-500kg
* Dinh dưỡng nguyên chất : cần l0-20 kg N, 30-60 kg P2O5, 40-70 kg K2O tùy
theo giống và mùa vụ.
* Phân bón khuyến cáo sử dụng: Đầu Trâu lạc-đỗ. Thành phần 10% N, 14%
P2O5, 14% K2O, các chất trung vi lượng như Ca, Mg, S, Zn, Fe, Mn, Mo, Cl,
chế phẩm Penac của Đức được cân đối sẵn trong phân bón bón rất phù hợp với
nhu cầu dinh dưỡng của cây.
2.Cách bón tống hợp
Bón lót:
Toàn bộ phân chuồng (350-450 kg), vôi (15-18 kg) trước lúc bừa lần cuối cùng
hoặc bón vào rãnh hoặc hốc toàn bộ phân chuồng và vôi + 6-8 kg Đầu Trâu lạc
-đỗ, lấp kín toàn bộ phân dày 2-3 cm trước khi gieo hạt, tránh để phân tiếp xúc
với hạt làm giảm tỷ lệ nảy mầm.
Bón thúc:
+, Bón thúc 1: Khi cây có 1 lá thật: bón 1/3 lượng đạm và 1/3 lượng phân kali,
bón phân cách gốc khoảng 5 cm, lấp đất kết hợp làm cỏ và xới vun nhẹ
+,Bón thúc 2: Khi cây có 2-3 lá thật: 1/3 lượng đạm, và 1/3 lượng kali còn lại.
+,Bón thúc 3: Khi cây chuẩn bị ra hoa với lượng đạm còn lại
* Phân bón cho cây trồng xen:
Dựa vào tỷ lệ trồng xen cụ thể, phải tổng tính lượng phân cho cả đậu
tương và ngô trên cơ sở qui ra diện tích trồng thuần. Phân của cây nào sẽ được
bón cho cây đó .
- Nếu trồng xen ngô khoảng 5.000-10.000 cây/ha vào ruộng đậu tương thì lượng
phân bón bón thêm khoảng 10-20% lượng bón cho ngô thuần, tức khoảng 1,7-
2,3 kg Đầu Trâu ngô1 và 0,7-1 kg Đầu Trâu ngô 2/sào. Cách bón như bón cho

ngô trồng thuần, nên kết hợp các lần chăm sóc cho ngô và đậu để giảm công
chăm sóc.
- Nếu trồng xen đậu tương vào ngô, nên xen đậu tương với ngô xuân gieo tháng
2-3, dùng các giống chín sớm và chín trung bình, tương đối thấp cây, tán gọn để
trồng trong hàng ngô như Cúc, Ml03, ĐH4, DT84, DT99 vv
Cách xen: Xen một hàng đậu tương (cây cách cây 5-6 cm) giữa 2 hàng
ngô (khoảng cách 70cm), hoặc gieo 2 hàng đậu tương (cách nhau 15-20cm )
giữa 2 hàng ngô (khoảng cách 80cm). Như vậy diện tích ngô vẫn đảm bảo mà
diện tích trồng đậu tương tăng thêm khoảng 30-40% diện tích đậu tương trồng
thuần. Do vậy, trồng xen kiều này sẽ phải bón thêm cho đậu trên ruộng ngô là:
3,5-5,5 kg Đầu Trâu lạc - đỗ /sào.
3.Sử dụng phân đa yếu tố hiện nay thích hợp với đậu tượng phân bón NPK
Văn Điển.

Cách bón cho đất ướt dùng lối gieo vãi: Tập trung và kết thúc gọn trong
23 ngày trước khi đậu có hoa.
Lượng bón: Dùng 20 kg/sào Bắc Bộ phân đa yếu tố chuyên dụng đậu
NPK 4.12.7 (560 kg/ha).
Bón thúc lần 1: Khi đậu có 1 lá thật (lá nhặm 3 thùy), dùng cho 1 sào BB:
Dùng 15 kg phân Đa yếu tố chuyên dụng NPK 4.12.7 (420 kg/ha), rắc đều trên
mặt ruộng vào chiều mát lúc lá đậu khô. Tránh bón phân khi lá đậu còn ướt, đặc
biệt không bón buổi sáng còn ướt sương hoặc sau mưa dễ gây cháy lá.
Bón thúc lần 2: Khi đậu có 5 - 6 lá thật, chuẩn bị ra hoa, trộn đều lượng
phân còn lại rải đều trên ruộng.
+ Cách bón cho đất màu có làm đất toàn diện:
- Lượng bón (1ha): Dùng 560 kg phân đa yếu tố NPK 4.12.7 Văn Điển hoặc
NPK 5.10.3 vê viên. Bắc bộ có thể bón cho 1 sào lượng từ 15 - 20 kg đa yếu tố
NPK Văn Điển.
Khi đã dùng quy trình này thì không cần bón thêm loại phân nào khác,
năng suất bảo đảm trên 70 kg/sào (trên 2 tấn/ha).

C. KẾT LUẬN
Việt Nam có lịch sử trồng đậu tương lâu đời. Trong thư tích thế kỉ VI cho
biết ở Bắc Bộ có trồng đậu tương. Sách Vân đài loại ngữ của Lê Quý Đôn thế kỉ
XVIII đề cập nhiều đến cây đậu tương. Nhân dân ta biết trồng trọt và sử dụng
đậu tương từ hàng nghìn năm nay, nhưng trước đây sản suất đậu tương chỉ bó
hẹp trong 1 phạm vi nhỏ thuộc các tỉnh vùng núi phía Bắc như Cao Bằng, Lạng
Sơn.
Theo nhiều tài liệu nghiên cứu gần đây,trên thế giới đều chứng minh rằng
đậu tương có thể phát triển tốt trong điều kiện sinh thái nông nghiệp nhiệt đới và
Việt Nam là đất nước thích hợp cho cây đậu tương.
Trướ c cách mạng, diện tích trồng đậu tương trong cả nước là 30.000 ha,
năng suất 410kg/ ha. Sau cách mạng tháng tám và trong kháng chiến chống Mĩ,
nhà nước có chủ trương đẩy mạnh sản suất đậu tương nhưng kết quả đạt được
thấp. Diện tích năm 1967 là năm cao nhất, trong thời kì này chỉ xấp xỉ diện tích
năm 1933. Sau năm 1973 đến nay sản suất đậu tương ở nước ta mới có bước
phát triển đáng kể.
Từ năm 1975 trở lại đây nhà nước ta bắt đầu phát triển sản suất đậu tương
. Tuy nhiên trên thực tiễn sản xuất các năm qua có thể gặp nhưng khó khăn
không nhỏ trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm. Đó là sự biến động thất thường
của thời tiết, nhiệt độ và độ ẩm cao nên sâu bệnh nhiều làm cho năng suất không
ổn định,có khi thất thu.
Nhìn chung năng suất đậu tương của ta còn thấp. Như vậy, để đưa cây đậu
tương trở thành một cây tròng chính,tương xứng với giá trị chiến lược của nó
trong sản xuất nông nghiệp của nước ta, cần giải quyết toàn diện các vấn đề kinh
tế, xã hội cũng như khoa học kĩ thuật.
Bên cạnh đó thì việc xác định hệ thống cây trồng và cơ cấu mùa vụ thích
hợp bằng các công thức luân canh,tăng vụ,trồng xen, Và việc sử dụng các loại
phân bón 1 cách cân đối và hợp lí là yếu tố vô cùng quan trọng để tăng năng suất
cây trồng.
D.TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Giáo trình “Cây Đậu tương” Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
2. />dh-thai-nguyen.html
3. />param=study_det&cmid=3&ktid=273&lang=vie
4. />5. />dau-lac/20131020110659745p1c34.htm

×