Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Bài tập về Thuế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.86 KB, 4 trang )

Bài tập số 1: Thuế là gì? Nêu các quan niệm về thuế?
Bài làm
Thuế ra đời là do nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. Và sự tồn tại của thuế
không thể tách rời quyền lực Nhà nước. Thuế vừa là phạm trù kinh tế, vừa là
phạm trù lịch sử. Bản chất của thuế gắn liền với bản chất của giai cấp của Nhà
nước. Một loại thuế được ra đời và tồn tại không phải là sự áp đặt duy ý chí mà
bị chi phối bởi yếu tố kinh tế xã hôi và sự tác động có tính khách quan của sự
vận động xã hội. Vậy Thuế là gì? Những quan niệm về thuế của các học giả và
dưới các góc độ xã hội thuế được hiểu như thế nào? Sau đây chúng ta sẽ cùng
trao đổi và phân tích.
Thuế luôn gắn liền với sự tồn tại và phát triển của Nhà nước, song quan
niệm về thuế và việc sử dụng công cụ thuế mỗi thời một khác.
Theo Joseph E. Stiglitz (1 trong những nhà kinh tế xuất sắc nhất thế giới
theo đánh giá của rePEc)
1
trong cuốn” kinh tế cộng đồng” cho rằng: “Cá nhân
cung cấp trực tiếp các dịch vụ cho chủ thái ấp đây là thuế nhưng chưa được tiền
lệ hóa
2
”Theo Joseph thì thuế được hình thành từ rất lâu đời, bằng hình thức cung
cấp dịch vụ cho người cai quản, đây là một trong những hình thức đơn giản, đầu
tiên của thuế và sau này được tiền lệ hóa trở thành những nghĩa vụ nộp thuế
bằng nhiều hình thức, nhưng cao nhất là bằng tiền
Bàn về mối liên hệ giữa thuế và Nhà nước Mác đã viết : “Thuế là có sở
kinh tế của bộ máy nhà nước là thủ đoạn đơn giản để kho bạc thu được tiền hay
tài sản của dân dùng vào việc chi tiêu của Nhà nước”
3
. Ang. Ghen cũng đã viết:
“để duy trì quyền lực công cộng, cần có sự đóng góp của nhân dân cho Nhà
nước, đó là thuế má
4


”. Do lúc này do nhà nước chỉ thu thuế để phục vụ nhu cầu
của nhà nước, và là phương pháp hữu hiệu nhất để tác động tới đời sống kinh tế
xã hội mà chưa có sự quan tâm tới việc thực hiện phụ vụ đời sống nhân dân. Do
đó cả Mác và Ang.ghen đều chỉ đề cập tới vai trò đóng thuế của nhân dân như
một sự bóc lột và coi đó là “thủ đoạn đơn giản” của Nhà nước.
1
Theo G. Jege trong cuốn” tài chính công” cho rằng: “Thuế là 1 khoản
trích nộp bằng tiền, có tính chất xác định, không hoàn trả trực tiếp cho công dân
đóng góp cho Nhà nước trông qua con đường quyền lực nhằm bù đặt những chi
phí của Nhà nước”
5
. Đây là khái niệm cổ nhất và nổi tiếng nhất về thuế. Nhưng
thuế không phân định thuế được bù đắp vào công việc gì và trong nhiều trường
hợp, thuế không chỉ để bù đáp chi tiêu mà còn dung để phát triển kinh tế, xã hôi.
Do đó sau này quan niệm này được thay đổi như sau: “Thuế là một khoản trích
nộp bằng tiền, có tính chất xác định, không hoàn trả trực tiếp do các công dân
đóng góp cho Nhà nước thông qua con đường quyền lực nhằm bù đắp những chi
tiêu của Nhà nước trong việc thực hiện các chức năng kinh tế-xã hội của Nhà
nước”.
Khi thuế đã được sử dụng một cách phù hợp và vai trò của thuế ngày càng
được khảng định thì đứng trên các góc độ, lập trường khác nhau người ta cũng
có những quan điểm.
Trên góc độ phân phối thu nhập, người ta đưa ra quan niệm thuế như sau:
“thuế là hình thức phân phối và phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập
quốc dân nhằm hình thành lên quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của nhà nước( Quỹ
ngân sách nhà nước) để đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho thực hiện các chức năng,
nhiệm vụ của Nhà nước”
6
Trên góc độ người nộp thuế thì thuế được quan niệm là: “ Thuế là khoản
đóng góp bắt buộc cho Nhà nước theo luật định để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu

cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. Người đóng thế
được hưởng hợp pháp phần thu nhập còn lại”
7
Trên góc độ kinh tế học: “ Thuế là biện pháp đặc biệt theo đó, Nhà nước
sử dụng quyền lực của mình để chuyển một phần nguồn lực từ khu vực tư sang
khu vực công nhằm thực hiện các chức năng kinh tế xã hội của nhà nước”
8
Ở khía cạnh nguyên cứu thuế với tư cách một nội dung điều chỉnh của luật
pháp các chuyên gia về luật thuế đã nhận định:“ Thuế là một trật tự đã được
thiết lập hòa bình giữa chính phủ với cộng đồng trong sự tôn trọng thực hiện
2
nghĩa vụ thu, nộp vào ngân sách. Thuế không có bất cứ sự phân biệt đối xử nào
giữa các bang hay vùng lãnh thổ.”
9
Qua các cách nhận xét và quan niệm về thuế nêu trên điều là những nhận
xét đúng. Nhưng đứng trên lập trường của mỗi quan điểm đều chỉ là một khía
cạnh về thuế và thật thiếu trọn vẹn khi lấy các quan điểm ấy trở thành khái niệm
chung về thuế. Bới vậy sau khi xem xét các quan niệm trên ta thấy chúng có
những điểm chung và có thể rút ra định nghĩa ngắn gọn về thuế

như sau: “Thuế
là khoản thu nộp mang tính bắt buộc mà các tổ chức, cá nhân phải nộp cho nhà
nước khi có đủ những điều kiện nhất định"
10
Trong hoạch định chính sách thuế, xây dựng pháp luật thuế việc phân loại
thuế cho phép nhà nước chủ động trong việc thực hiện chính sách động viên tài
chính và điều tiết đối với sản xuất kinh doanh, tiêu dùng xã hội. Và trong từng
giai đoạn phát triển thì các loại thuế cũng như chính sách về thuế cũng rất khác
nhau. Nhưng về mặt bản chất thì ở bất cứ xã hội nào Thuế đều là biển hiện quan
hệ thu và nộp và mối quan hệ giữa nhà nước và người nộp thuế.

1
3
1
vi.wikipedia.org/kiwi/Joseph_Stiglitz
2. tapchiketoanthue.com/thue-phi-le-phi/cac-sac-thue-khac/mot-so-y-kien-ve-quan-ly-yjue-
3.html
3. Mác-Ang-ghen tuyển tập, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1961, tập 2.
4. Ang-ghen, Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và Nhà nước, Nhà xuất bản Sự thật,
Hà Nội, 1962
5. Tapchiketoanthue.com
6. www.congnghemoi.net/LinkClick.aspx
7. www.congnghemoi.net/LinkClick.aspx
8. www.congnghemoi.net/LinkClick.aspx
9. Giáo trình thuế Việt Nam, NXB Tư pháp, Hà Nội 2005
10. Đại học luật Hà Nội, Giáo trình Luật thuế Việt Nam, NXB Tư pháp, Hà Nội 2005

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×