Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Luật thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.15 KB, 15 trang )

Bài tập nhóm tháng 2 Luật thương mại
A. MỞ ĐẦU.
Trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập WTO và nền kinh tế nước ta đã
chuyển sang mô hình phát triển theo thể chế thị trường, các tranh chấp kinh tế
không những đơn thuần là tranh chấp giữa hai chủ thể giao kết hợp đồng kinh tế,
mà còn có những tranh chấp dưới các dạng khác nhau phát sinh trong quá trình sản
xuất kinh doanh như tranh chấp giữa các thành viên trong công ty, tranh chấp về cổ
phần, cổ phiếu, tranh chấp giữa công ty và các thành viên của công ty… Vậy, khi
phát sinh tranh chấp thì doanh nghiệp cần tìm đến tổ chức nào để giải quyết một
cách có hiệu quả, nhanh gọn, tránh những tổn thất quá lớn cho doanh nghiệp?
Hiện nay, việc giải quyết các tranh chấp ở Việt Nam chủ yếu thông qua hệ
thống Toà án và Trung tâm trọng tài. Tuy nhiên, một vấn đề nhận thấy rõ ràng là hệ
thống Toà án đã trở nên quá tải, dẫn đến tăng lượng vụ tồn đọng, không kịp giải
quyết, do đó làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Luật
Trọng tài thương mại đã được Quốc Hội thông qua tại kỳ họp tháng 6/2010. Đối
với nhiều doanh nghiệp, luật này còn khá xa lạ. Theo thống kê của Trung tâm
Trọng tài quốc tế Việt Nam ở nước ta khi xảy ra tranh chấp thương mại 89% trường
hợp các bên đưa nhau ra toà án để giải quyết. Trong khi đó, theo thống kê quốc tế,
90% các doanh nghiệp quốc tế chọn con đường trọng tài để giải quyết tranh chấp
thương mại và chỉ có 10% số vụ việc là qua toà án. Vì sao đại đa số các doanh
nghiệp quốc tế lại chọn giải pháp trọng tài?
Trong điều kiện hiện nay, khi Việt Nam ngày càng mở rộng quan hệ làm ăn
với các nước trên thế giới, là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO),
một sân chơi mà vấn đề tranh chấp thương mại diễn ra thường xuyên thì ngay từ
lúc này, các doanh nghiệp Việt Nam cần có một cái nhìn nghiêm túc về những ưu
thế của trọng tài thương mại.
- 1-
Bài tập nhóm tháng 2 Luật thương mại
B. NỘI DUNG.
I. Khái quát chung về trọng tài thương mại.
Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại


thông qua một Trung tâm trọng tài thương mại hoặc trọng tài vụ việc khi giữa các
bên có thoả thuận trọng tài nhằm giải quyết các tranh chấp phát sinh trong hợp
đồng thương mại.
Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp có tính chất tài
phán phi nhà nước (phi chính phủ) do các đương sự thỏa thuận lựa chọn để giải
quyết các tranh chấp thương mại. Trọng tài chính là bên trung gian thức ba được
các bên tranh chấp chọn ra để giúp các bên giải quyết những xung đột, bất đồng
giữa họ trên cơ sở đảm bảo quyền tự định đoạt của các bên. Cũng giống như
thương lượng và hòa giải, phương thức trọng tài bắt nguồn từ sự thỏa thuận của
các bên trên cơ sở tự nguyên. Để đưa tranh chấp ra trọng tài giải quyết, cá bên
phải có thỏa thuận trọng tài. Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài giống với hòa
giải ở chỗ, cả hai phương thức này đều có sự xuất hiện của người thứ ba. Tuy
nhiên, trong hình thức hòa giải, vai trò của người thứ ba chỉ mang tính chất hỗ
trợ, giúp đỡ các bên thỏa thuận với nhau. Còn trong phương thức trọng tài, sau
khi xem xét sự việc, trọng tài có thể đưa ra phán quyết có giá trị cưỡng chế thi
hành đối với các bên.
Điều kiện tiên quyết để giải quyết tranh chấp thương mại theo phương thức
trọng tại thương mại là trước đó các bên phải có thoả thuận trọng tài.
Khi giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại cần phải
tuân thủ các nguyên tắc cơ bản đó là: nguyên tắc thỏa thuận trọng tài; nguyên tắc
trọng tài viên độc lập, vô tư, khách quan; nguyên tắc trọng tài viên phải căn cứ
vào pháp luật; nguyên tắc trọng tài viên phải tôn trọng sự thỏa thuận của các bên;
nguyên tắc giải quyết một lần.
- 2-
Bài tập nhóm tháng 2 Luật thương mại
Về trình tự giải quyết tranh chấp tại trọng tài thương mại, thi hành quyết
định trọng tài cũng như sự hỗ trợ của tòa án đối với hoạt động của trọng tài
thương mại đều đã được quy định khá cụ thể trong Luật trọng tài thương mại năm
2010 (TTTM) có hiệu lực từ 1/1/2011.
Phương thức giải quyết tranh chấp thương mại được tiến hành thông qua

hai hình thức trọng tại đó là trọng tài vụ việc hoặc trọng tài thường trực.
Trọng tài vụ việc là phương thức trọng tài do các bên tranh chấp thỏa thuận
thành lập để giải quyết vụ tranh chấp giữa các bên và trọng tài sẽ tự chấm dứt tồn
tại khi giải quyết xong vụ tranh chấp. Trọng tài vụ việc là hình thức trọng tài xuất
hiện sớm nhất được sử dụng rộng rãi trên thế giới.
Bản chất của trọng tài vụ việc được thể hiện qua các đặc trưng cơ bản:
Thứ nhất, trọng tài vụ việc chỉ được thành lập khi phát sinh tranh chấp và
tự chấm dứt hoạt động khi giải quyết xong tranh chấp.
Thứ hai, trọng tài vụ việc không có trụ sở thường trực, không có bộ máy
điều hành và không có danh sách trọng tài viên riêng.
Thứ ba, trọng tài vụ việc không có quy tắc tố tụng dành cho mình.
Trọng tài vụ việc là hình thức tổ chức đơn giản, linh hoạt và mềm dẻo về
phương thức hoạt động nên nói chung nó phù hợp với những tranh chấp ít tình
tiết phức tạp, có nhu cầu giải quyết nhanh chóng và nhất là những vụ tranh chấp
có kiến thức và hiểu biết pháp luật cũng như kinh nghiệm tranh tụng.
Theo pháp luật Việt Nam, trọng tài thường trực được tổ chức dưới dạng
các trung tâm trọng tài. Trung tâm trọng tài là tổ chức phi chính phủ, có tư cách
pháp nhân, có con dấu, có tài khoản riêng và trụ sở giao dịch ổn định. Các trung
tâm trọng tài có một số đặc trưng cơ bản sau đây:
Thứ nhất, các trung tâm trọng tài là tổ chức phi chính phủ không nằm trong
hệ thống cơ quan nhà nước.
- 3-
Bài tập nhóm tháng 2 Luật thương mại
Thứ hai, các trung tâm trọng tài có tư cách pháp nhân tồn tại độc lập với
nhau.
Thứ ba, tổ chức và quản lý ở các trung tâm trọng tài rất đơn giản, gọn nhẹ.
Thứ tư, mỗi trung tâm trọng tài tự quyết định về lĩnh vực hoạt động và có
quy tắc tố tụng riêng.
Thứ năm, hoạt động xét xử của trung tâm trọng tài được tiến hành bởi các
trọng tài viên của trung tâm.

II. Ưu điểm và nhược điểm của phương thức trọng tài thương mại.
II.1.Ưu điểm.
Khác với phương thức giải quyết tranh chấp bằng hòa giải, thương lượng,
phương thức trọng tài thương mại được pháp luật quy định về trình tự, thủ tục
tiến hành giải quyết tranh chấp thương mại tại Luật trọng tài thương mại năm
2010. Phương thức này có những ưu điểm mà các bên cần quan tâm khi lựa chọn
các phương thức giải quyết tranh chấp. Đó là:
Thứ nhất, trọng tài thương mại tôn trọng tối đa ý chí tự do thỏa thuận của
các bên. Đây là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại không mang ý chí
quyền lực nhà nước (không nhân danh quyền lực nhà nước như phán quyết của
tòa án) mà chủ yếu được giải quyết dựa trên nền tảng ý chí tự do lựa chọn của các
bên. Điều này được thể hiện ở quyền chọn Trọng tài viên của các bên. Các bên có
thể chọn một Hội đồng Trọng tài dựa trên trình độ, năng lực. Các bên tranh chấp
có quyền lựa chọn trọng tài viên để thành lập hội đồng trọng tài để giải quyết
tranh chấp. Tuỳ theo hình thức trọng tài mà các bên lựa chọn, các bên có thể lựa
chọn trọng tài viên trong một trung tâm trọng tài, trọng tài viên ở bất kì trung tâm
trọng tài nào, hoặc người không có tên trong danh sách trọng tài viên. Các bên
tranh chấp còn có quyền lựa chọn địa điểm, thời gian giải quyết. Đối với các vụ
- 4-
Bài tập nhóm tháng 2 Luật thương mại
tranh chấp có yếu tố nước ngoài các bên có thể lựa chọn pháp luật áp dụng để
giải quyết tranh chấp và ngôn ngữ sử dụng trong tố tụng trọng tài.
Thứ hai, giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại thể hiện tính
năng động, linh hoạt và mềm dẻo cao hơn so với phương thức bằng Tòa án. Tòa
án khi xét xử phải tuân thủ một cách đầy đủ và nghiêm ngặt các quy định có tính
chất quy trình, thủ tục, trình tự được quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự 2004
và các văn bản hướng dẫn liên quan. Với trọng tài, các bên thông thường được tự
do lựa chọn thủ tục, thời gian, địa điểm phương thức giải quyết tranh chấp theo
phương thức tiện lợi, nhanh chóng, hiệu quả nhất cho các bên trong khuôn khổ
pháp luật cho phép. Đồng thời Hoạt động xét xử của Trọng tài là liên tục vì Hội

đồng Trọng tài xét xử vụ kiện là do các bên thỏa thuận lựa chọn, hoặc được chỉ
định để giải quyết vụ kiện, các trọng tài viên là người theo vụ kiện từ đầu đến
cuối, họ có điều kiện để nắm bắt và tìm hiểu thấu đáo các tình tiết của vụ/việc.
Chính điều này có lợi ngay cả khi các bên luôn hòa giải hoặc giải quyết tranh
chấp thông qua đàm phán, trọng tài có thể hỗ trợ các bên đạt tới một thỏa thuận,.
Tức là trong suốt quá trình giải quyết vụ việc thỏa thuận về sự hòa giải của 2 bên
luôn được lắng nghe và được tạo điều kiện thuận lợi nhất để hòa giải để tìm được
sự đồng thuận. Điều mà ít khi xảy ra trong tố tụng kinh tế diễn ra tại các phiên
tòa xét xử tranh chấp. Nếu như các bên hòa giải thành công đã đồng ý thì ra biên
bản hòa giải và công nhận biên bản.
Hoạt động xét xử của trọng tài là liên tục cũng có thể làm tiết kiệm thời
gian và tăng hiệu quả cho quá trình giải quyết tranh chấp. Trong khi đó giải quyết
tranh chấp bằng Tòa án thường rất khó đạt được điều này bởi Tòa án phải giải
quyết nhiều tranh chấp cùng một lúc, do đó tình trạng án tồn đọng là điều không
thể tránh khỏi.
- 5-
Bài tập nhóm tháng 2 Luật thương mại
Thứ ba, đảm bảo giữ bí mật nội dung tranh chấp. Đó là do nguyên tắc giải
quyết tranh chấp giữa các doanh nghiệp của trọng tài là không công khai. Chính
vì vậy sẽ tránh cho các bên nguy cơ làm tổn thương đến mối quan hệ hợp tác làm
ăn vốn có, trong khi đó việc xét xử công khai tại Tòa án thường dễ làm cho các
bên rơi vào thế đối đầu nhau với kết cục là một bên được thừa nhận như một
người chiến thắng, còn bên kia thấy mình là một kẻ thua cuộc. Trong một vụ
tranh chấp, dù là nguyên đơn hay bị đơn, một khi đã ra toà thì uy tín của thương
hiệu ít nhiều giảm sút nơi khách hàng. Trong quá trình kinh doanh, bí quyết kinh
doanh là yếu tố quan trọng nhất là những lĩnh vực sở hữu trí tuệ, công nghệ cao,
nếu giải quyết tại toà án sẽ có nguy cơ lộ bí mật. Ảnh hưởng đó mờ nhạt hơn khi
giải quyết bằng con đường trọng tài. Trong thời đại Internet thì mọi thông tin đều
có khả năng lan truyền rất nhanh và rất rộng vì thế giữ vững uy tín và thương
hiệu luôn luôn là phương châm phát triển bền vững của các doanh nghiệp. Đây là

đặc điểm khác biệt so với việc giải quyết tranh chấp tại toà án và là ưu điểm nổi
trội của phương thức trọng tài.
Bên cạnh đó việc thắng, thua trong tố tụng tại trọng tài kinh tế vẫn giữ
được mối hoà khí lâu dài giữa các bên tranh chấp. Đây là điều kiện không làm
mất đi quan hệ hợp tác kinh doanh giữa các đối tác. Bởi lẽ tố tụng tại trọng tài là
tự nguyện. Xét xử bằng trọng tài sẽ làm giảm mức độ xung đột căng thẳng của
những bất đồng trên cơ sở những câu hỏi gợi mở, sự hợp tác , thiện chí giữa các
bên… Đó là những yếu tố tạo điều kiện để các bên duy trì được quan hệ đối tác,
quan hệ thiện chí đối với nhau và đặc biệt, sự tự nguyện thi hành quyết định trọng
tài của một bên sẽ làm cho bên kia có sự tin tưởng tốt hơn trong quan hệ làm ăn
trong tương lai.
Thứ tư, trọng tài viên có kiến thức chuyên môn cao. Các trọng tài viên
thường là người có nhiều kiến thức và kinh nghiệm trong một số lĩnh vực cụ thể,
- 6-

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×