Tải bản đầy đủ (.doc) (120 trang)

Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện Thường Tín thành phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (815.8 KB, 120 trang )

Trờng Đại học KINH Tế QuốC DÂN


nguyễn thị lan phơng
giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
huyện thờng tín - thành phố hà nội
Hà nội 2013
Trờng Đại học KINH Tế QuốC DÂN


nguyễn thị lan phơng
giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
huyện thờng tín - thành phố hà nội
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Ngời hớng dẫn khoa học:
PGS. TS. Nguyễn tiến
dũng
Hà nội - 2013
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn: “Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
huyện Thường Tín thành phố Hà Nội” công trình nghiên cứu của tôi, các số liệu
và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất
kỳ công trình nào khác.
Hà nội, ngày tháng năm 2013
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Lan Phương
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban lãnh đạo, các cán bộ,
giảng viên của trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã tận tình giúp đỡ, chỉ dẫn
tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn UBND huyện Thường Tín – Thành phố Hà Nội,


Chi Cục Thống kê huyện Thường Tín, Phòng Kinh tế huyện Thường Tín đã
tạo điều kiện giúp đỡ tôi tham gia và hoàn thành luận văn.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với thầy hướng dẫn:
PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng đã tận tình chỉ dẫn tôi trong quá trình nghiên cứu
đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin cảm ơn gia đình, các bạn đồng môn cũng như toàn thể bạn bè đã
chia sẻ, giúp đỡ tôi trong lúc khó khăn, hỗ trợ tinh thần cho tôi trong suốt quá
trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn !
Hà nội, ngày tháng năm 2013
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Lan Phương
MỤC LỤC
TÔI XIN CAM ĐOAN LUẬN VĂN: “GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
HUYỆN THƯỜNG TÍN THÀNH PHỐ HÀ NỘI” CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÔI, CÁC SỐ
LIỆU VÀ KẾT QUẢ NÊU TRONG LUẬN VĂN LÀ TRUNG THỰC VÀ CHƯA TỪNG ĐƯỢC AI
CÔNG BỐ TRONG BẤT KỲ CÔNG TRÌNH NÀO KHÁC 3
HÀ NỘI, NGÀY THÁNG NĂM 2013 3
TÁC GIẢ LUẬN VĂN 3
NGUYỄN THỊ LAN PHƯƠNG 3
LỜI CẢM ƠN 4
HÀ NỘI, NGÀY THÁNG NĂM 2013 4
TÁC GIẢ LUẬN VĂN 4
3.3.1. Nhóm giải pháp thúc đẩy sản xuất 75
3.3.2. Nhóm giải pháp về đào tạo nghề lao động nông thôn 79
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CNH – HĐH : Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
NLN : Nông – Lâm – Nghiệp
CN – XD : Công nghiệp – Xây dựng

TM – DV : Thương mại – Dịch vụ
GQVL : Giải quyết việc làm
XĐGN : Xóa đói giảm nghèo
VL : Việc làm
ĐU – HĐND – UBND : Đảng ủy – Hội đồng nhân dân - Ủy ban
nhân dân
KHKT : Khoa học kỹ thuật
HTX : Hợp tác xã
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
BẢNG BIỂU
TÔI XIN CAM ĐOAN LUẬN VĂN: “GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
HUYỆN THƯỜNG TÍN THÀNH PHỐ HÀ NỘI” CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÔI, CÁC SỐ
LIỆU VÀ KẾT QUẢ NÊU TRONG LUẬN VĂN LÀ TRUNG THỰC VÀ CHƯA TỪNG ĐƯỢC AI
CÔNG BỐ TRONG BẤT KỲ CÔNG TRÌNH NÀO KHÁC 3
HÀ NỘI, NGÀY THÁNG NĂM 2013 3
TÁC GIẢ LUẬN VĂN 3
NGUYỄN THỊ LAN PHƯƠNG 3
LỜI CẢM ƠN 4
HÀ NỘI, NGÀY THÁNG NĂM 2013 4
TÁC GIẢ LUẬN VĂN 4
3.3.1. Nhóm giải pháp thúc đẩy sản xuất 75
3.3.2. Nhóm giải pháp về đào tạo nghề lao động nông thôn 79
Trờng Đại học KINH Tế QuốC DÂN


nguyễn thị lan phơng
giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
huyện thờng tín - thành phố hà nội
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Hà nội - 2013

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Việc làm và giải quyết việc làm là một vấn đề kinh tế xã hội có tính toàn cầu,
là mối quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới. Ngày nay, quan niệm về phát triển
được hiểu đầy đủ là: Tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ, công bằng xã hội; phải
xoá đói, giảm nghèo, giảm thiểu thất nghiệp. Ở nước ta, giải quyết việc làm cho lao
động là một nhiệm vụ trọng tâm đã được Đảng và nhà nước ta rất quan tâm và giải
quyết. Tại nhiều kỳ Đại hội Đảng vấn đề giải quyết việc làm cho lao động ở nông
thôn đã được đề cập đến, cụ thể tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng
cộng sản Việt Nam đã đưa ra nghị quyết: “ Giải quyết việc làm là yếu tố quyết định
phát huy yếu tố con người, ổn định phát triển kinh tế, làm lành mạnh xã hội, đáp
ứng nguyện vọng chính đáng của nhân dân”. Trong những năm qua, Đảng và nhà
nước đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách giải quyết việc làm cho người lao động,
với định hướng phát triển nền kinh tế theo hướng CNH-HĐH đã tạo ra nhiều cơ hội
việc làm mới cho người lao động. Tuy vậy thất nghiệp, thiếu việc làm đang và sẽ
diễn biến rất phức tạp, cản trở quá trình vận động và phát triển kinh tế đất nước. Vì
vậy, giải quyết việc làm cho người lao động là vấn đề nóng bỏng, cấp thiết cho từng
ngành, địa phương và từng gia đình. Tạo điều kiện cho người lao động có việc làm,
một mặt, nhằm phát huy tiềm năng lao động, nguồn lực to lớn ở nước ta cho sự phát
triển kinh tế - xã hội, mặt khác, là hướng cơ bản để xoá đói, giảm nghèo có hiệu
quả, là cơ sở để cải thiện và nâng cao đời sống cho nhân dân, góp phần quan trọng
giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, tạo động lực mạnh mẽ thực
hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Ở nước ta, thực tế dân số tập trung ở khu vực nông thôn chiếm tỷ lệ tương đối
cao gần 75% lao động sống và làm việc ở nông thôn. Trong quá trình CNH-HĐH,
tình trạng đất nông nghiệp có xu hướng giảm xuống do quá trình đô thị hóa đã
chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang đất ở, đất quy hoạch các cụm công nghiệp… Đi
đôi với vấn đề này là sự tăng nhanh dân số khu vực nông thôn. Hàng năm số lao
động bổ sung không ngừng tăng lên. Thêm đó tính mùa vụ trong thời gian nông
i
nhàn cho người lao động. Điều này làm cho việc giải quyết việc làm cho lao động

nông thôn càng trở nên khó khăn.
Huyện Thường Tín, là một huyện ngoại thành của thành phố Hà Nội. Huyện
phần lớn là sản xuất nông nghiệp. Theo điều tra về vấn đề lao động – việc làm của
Huyện thì người trong độ tuổi lao động hàng năm của Huyện bổ sung hơn 10000
người, diện tích đất nông nghiệp càng ngày càng bị thu hẹp. Xã hội ngày càng phát
triển mạnh nhưng ở Thường Tín vẫn chưa có giải pháp hữu hiệu để giải quyết vấn
đề việc làm nông thôn. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài : "Giải quyết việc làm cho
lao động nông thôn huyện Thường Tín thành phố Hà Nội” là hết sức cần thiết
cung cấp cho các nhà hoạch định kinh tế cơ sở lý luận và phương hướng giải quyết
việc làm cho lao động nông thôn Huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội trong thời
gian tới.
“Cơ sở lý luận về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn”
“Lao động nông thôn là những người thuộc lực lượng lao động và hoạt
động trong hệ thống kinh tế nông thôn. Do đó lao động nông thôn bao gồm lao
động trong các ngành nông nghiệp, công nghiệp nông thôn, dịch vụ nông thôn”
- Đặc điểm của lao động nông thôn: Trình độ thể lực hạn chế do kinh tế
kém phát triển, mức sống thấp. Điều này ảnh hưởng đến năng suất lao động và
trình độ phát triển kinh tế. Trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật cũng như trình độ tiếp
cận thị trường thấp. Đặc điểm này cũng ảnh hưởng đến khả năng tự giải quyết việc
làm của lao động. Lao động nông thôn nước ta còn mang nặng tư tưởng và tâm lý
tiểu nông, sản xuất nhỏ, ngại thay đổi nên thường bảo thủ và thiếu năng động. Tất
cả những đặc điểm trên cần được xem xét kỹ khi đưa ra giải pháp giải quyết việc
làm cho lao động nông thôn.
Rõ ràng tạo được việc làm cho người lao động hoặc tạo nhiều việc làm hơn
điều đó gắn với quá trình phát triển xã hội, phát huy sức mạnh tiềm năng của con
người, biết phát huy trí tuệ người lao động để tạo ra nhiều của cải cho xã hội thêm.
Chính vì vậy, vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động là rất cần thiết không
những mang tầm quốc gia mà vượt đến bên ngoài thế giới. “Giải quyết việc làm là
ii
một quá trình tạo ra môi trường hình thành các chỗ làm việc và sắp xếp người lao

động phù hợp với chỗ làm việc để có các việc làm chất lượng, đảm bảo nhu cầu của
cả người lao động và người sử dụng lao động, đồng thời đáp ứng được mục tiêu
phát triển đất nước”. Cơ chế giải quyết việc làm cần có sự tham gia của cả người sử
dụng lao động, người lao động và nhà nước để tạo ra ngày càng nhiều việc làm với
chất lượng cao.
Các nhân tố ảnh hưởng tới giải quyết việc làm của lao động nông thôn
Các chỉ tiêu chủ yếu đánh giá việc làm cho lao động nông thôn
+ Tốc độ tăng dân số và lao động bình quân qua các năm.
+ Cơ cấu theo lứa tuổi, trình độ văn hoá của lao động
+ Cơ cấu lao động theo trình độ văn hoá và trình độ chuyên môn
+ Cơ cấu lao động phân theo ngành nghề.
+ Tỷ suất sử dụng thời gian lao động.
+ Thu nhập bình quân/1 lao động
Các nhân tố ảnh hưởng tới giải quyết việc làm cho lao động nông thôn

Các nhân tố tự nhiên
+ Vị trí địa lý.
+ Điều kiện về đất đai, địa hình.
+ Điều kiện khí hậu, thuỷ văn.
* Các nhân tố kinh tế – xã hội
Nhóm các nhân tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến việc làm của lao động nông
thôn bao gồm:Mức độ hoàn thiện của hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội. Trình
độ văn hoá, khoa học kỹ thuật của người lao động. Nguồn vốn đầu tư cho sản xuất
là yếu tố quan trọng.
* Các nhân tố thựôc về cơ chế chính sách.
Chính sách của nhà nước ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập của lao động nông
thôn. Người nông dân không thể có khả năng làm mọi việc mình muốn. Họ có
quyền tự chủ khá lớn trên mảnh đất của họ, tuy nhiên vẫn phải phù hợp với quy
định của pháp luật.
iii

“Thực trạng giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện Thường Tín,
thành phố Hà Nội”
* Đặc điểm về lao động huyện Thường Tín
- Qui mô dân số trong độ tuổi lao động tăng nhanh: Năm 2008, số người trong
độ tuổi lao động tại huyện Thường Tín là 116.435 người, chiếm tỷ trọng là 54,16%
trong tổng dân số. Tới năm 2012 số người trong độ tuổi lao động là 145.025 người
đã chiếm tới 62,81% tổng dân số. Tốc độ tăng dân số trong độ tuổi bình quân trong
cả giai đoạn rất cao: 8,55%/năm. Mỗi năm dân số trong độ tuổi lao động tăng lên
gần 12.000 người, cộng với số lao động đang thất nghiệp, thì hàng năm huyện
Thường Tín cần giải quyết việc làm cho khoảng 7.000 người lao động.
- Trình độ học vấn lao động huyện Thường Tín Năm 2008 số lao động trong
độ tuổi chưa đi học bao giờ chiếm 1,63% thì đến năm 2012 tỷ lệ này chỉ còn rất ít
0,39%. Số tốt nghiệp trung học Phổ thông năm 2008 chiếm 22,11% năm 2012
chiếm 27,20%. Như vậy có thể thấy rõ trình độ học vấn của lực lượng lao động
huyện Thường Tín ngày càng được nâng lên. Đây là điều kiện thuận lợi để người
lao động học một nghề để tìm việc làm.
- Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động huyện Thường Tín
Từ năm 2008 đến năm 2012 số lượng lao động được đào tạo và nâng cao trình
độ chuyên môn ngày càng cao. Tính đến năm 2012 có 55 % người lao động chưa
qua đào tạo, do vậy nguồn lao động ở huyện chủ yếu là lao động phổ thông dẫn tới
tình trạng hiện nay là thiếu lao động có CMKT, thừa lao động chưa qua đào tạo.
Lao động qua đào tạo trong giai đoạn 2008-2012 gồm cả lao động qua đào tạo nghề
vào lao động qua đào tạo chuyên nghiệp không ngừng tăng lên. Trong đó lao động
qua đào tạo nghề năm 2008 chỉ có 25.149 người chiếm 21,6% nguồn lao động, đến
năm 2012 là 46.378 người tương đương với 31,98% so với nguồn lao động, tăng
21.229 người tăng gần 84,41% trong vòng 5 năm, sự tăng nhanh như vậy đã tạo
điều kiện thuận lợi để thực hiện thành công các chương trình giải quyết việc làm ở
địa phương.
* Thực trạng lao động có việc làm
iv

- Lao động có việc làm theo ngành kinh tế
Tình hình lao động được phân bổ chủ yếu ở 3 lĩnh vực: Công nghiệp - xây
dựng, thương mại - dịch vụ và nông nghiệp. Cụ thể đến năm 2012 số lao động có
việc làm trong các khu vực kinh tế như sau: Số lao động trong lĩnh vực CN-XD
chiếm 34,49%, Nông nghiệp chiếm 38,5 % và thương mại dịch vụ chiếm 27,01%.
- Thực trạng việc làm khu vực thành thị
Thường Tín là một huyện nông nghiệp, phần lớn dân cư sống ở nông thôn. Số
người sống ở thành thị chỉ có 6.869 người, chiếm 2,98%. Ngoài lực lượng lao
động tại chỗ, hàng năm có một lực lượng lao động đáng kể từ các vùng nông thôn vào
các khu công nghiệp, các đô thị tìm kiếm việc làm, đặc biệt từ khi chuyển đổi sang chế
chế thị trường. Người lao động nông thôn vào khu đô thị tìm việc và làm việc với nhiều
dạng khác nhau và có xu hướng tăng nhanh. Một số vào theo mùa vụ nông nhàn nông
nghiệp, một số khác tìm việc và làm việc thường xuyên trong năm… Đó là lực lượng
đáng kể bổ sung vào nguồn lao động của khu vực thành thị.
- Thực trạng thời gian sử dụng lao động ở khu vực nông thôn
Hiện nay, dân cư nông thôn Thường Tín có 223.692 người chiếm 97,01% dân
số cả huyện, lao động nông thôn có 104.418 người chiếm 72% lực lượng lao động
huyện. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp lại mang tính thời vụ, do đó người dân có lúc
rất bận rộn, có lúc lại nhàn rỗi. Bình quân diện tích đất canh tác thấp 0,057ha/lao
động nên ngày công nong nghiệp trong năm của người dân rất ít, không tới 240
ngày/năm, bình quân mỗi ngày làm 6-7 giờ/ngày
Một số nguyên nhân chủ yếu của tình trạng thiếu việc làm
Thứ nhất: Chất lượng của lao động có ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ số việc làm
và giảm thất nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế xã hội, khả năng
cạnh tranh của nền kinh tế trong điều kiện hội nhập.
Thứ hai: Do cung lao động vượt quá cầu lao động trên thị trường, vì thế thất
nghiệp và thiếu việc làm là tất yếu không tránh khỏi đối với huyện Thường Tín. Số
lượng việc làm được tạo ra còn chưa nhiều, nên mới giải quyết được phần nào tình
trạng thất nghiệp và thiếu việc làm ở người lao động.
v

Thứ ba: Cơ cấu lực lượng lao động hiện có với cơ cấu lao động theo yêu cầu
của phát triển kinh tế, sản xuất – kinh doanh không phù hợp dẫn đến có những vị trí
công việc không tuyển chọn được người, người dự tuyển không có trình độ năng
lực đáp ứng được nhu cầu và trởi thành thất nghiệp.
Thứ tư: Qúa trình CNH, Đô thị hóa nhanh một bộ phận lao động bị mất đất
chuyển sang khu vực công nghiệp gây áp lực đến giải quyết việc làm, an sinh xã hội.
* Thực trạng giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện
Thường Tín Qua bảng 2.13, ta thấy ngành CN – XD và ngành DV có mốt số
lượng lớn việc làm mới được tạo ra và có xu hướng tăng lên qua các năm. Cụ thể:
Năm 2008, ngành CN-XD có 1.051 chỗ làm mới được tạo ra, và đều tăng qua các
năm. Ngành dịch vụ có bình quân là 35 chỗ làm mới tạo thêm ra hàng năm. Còn
ngành NLN thì số việc làm được tạo ra có xu hướng không đều qua các năm, có
năm thì số việc làm mới trong ngành này tăng lên, nhưng có năm lại giảm đi.
+ Thực trạng Giải quyết việc làm cho trong lĩnh vực nông nghiệp
+ Giải quyết việc làm trong ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các
làng nghề truyền thống
+ Thực trạng giải quyết việc làm trong ngành thương mại và dịch vụ.
* Các chính sách giải quyết việc làm nông thôn ở huyện Thường Tín
+ Các chương trình Quốc gia
Chương trình quốc gia xúc tiến việc làm (CT 120).
Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo quyết định 1956/QĐ-TTg
của Thủ tướng Chính phủ:
Quỹ xoá đói giảm nghèo
+ Chương trình giải quyết việc làm cho lao động nông thôn của huyện
Thường Tín
Chương trình khuyến công
Thông qua việc huy động vốn từ các tổ chức kinh tế - xã hội
Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn qua xuất khẩu lao động
vi
Trong những năm qua công tác giải quyết việc làm cho lao động nông thôn

huyện Thường Tín đã đạt được một số kết quả khả quan như:
Thứ nhất: Nhận thức, quan niệm của người lao động về việc làm đã thay đổi.
Người lao động tự chủ, chủ động trong việc tự giải quyết việc làm cho mình.
Thứ hai: Phát triển đa dạng hóa các hình thức kinh doanh giải quyết việc làm
mới cho người lao động, khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống.
Thứ ba: Công tác giải quyết việc làm đã gắn vói việc chuyển dịch cơ cấu kinh
tế và cơ cấu lao động tăng tỷ trọng trong công nghiệp- xây dựng và dịch vụ giảm
dần tỷ trọng trong nông nghiệp.
Thứ tư: Các chương trình hỗ trợ đào tạo nghề qua trung tâm dịch vụ việc làm,
trung tâm học tập cộng đồng đã thực hiện tốt việc giới thiệu việc làm cho thị
trường, đào tạo các ngành nghề thời gian ngắn giúp họ tự giải quyết việc làm và tìm
kiếm việc làm phù hợp.
Thứ năm: Công tác đầu tư vốn tín dụng cho hộ nghèo, hộ sản xuất kinh giúp
các hộ ổn định, mở rộng sản xuất, cải thiện đời sống, giải quyết thêm việc làm và
giải quyết việc làm mới cho người lao động.
Thứ sáu:Hỗ trợ kinh phí hàng năm cho các chương trình khuyến công, dạy
nghề. Các hình thức dạy nghề đã được đổi mới và chất lượng nguồn lao động đã
dần được nâng cao.
Những hạn chế và tồn tại trong công tác giải quyết việc làm cho lao động
nông thôn huyện Thường Tín
Thứ nhất: Người lao động chưa chủ động giải quyết việc làm cho mình trong
môi trường pháp luật cho phép.
Thứ hai: Ban chỉ đạo giải quyết việc làm chưa nắm chắc nguồn lao động
nông thôn, lực lượng lao động nông thôn tăng giảm trên địa bàn và thực trạng về
lao động – việc làm ở khu vực nông thôn, nhất là đối với những địa phương đang
chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp.
Thứ ba: Phát triển kinh tế nông thôn còn chậm, cơ cấu nông nghiệp còn chiếm tỷ
trọng lớn, trong nội bộ ngành nông nghiệp thì chăn nuôi chiếm tỷ trọng mất cân đối với
trồng trọt phát triển chưa tương xứng với lợi thế và tiềm năng sẵn có.
vii

Thứ tư: Còn thiếu những chính sách đủ mạnh để khuyến khích đầu tư, huy
động mọi nguồn lực, phát triển các thị trường (nhất là thị trường lao động) để tăng
trưởng kinh tế và giải quyết việc làm.
“Định hướng và một số giải pháp nhằm giải quyết việc làm cho lao động
nông thôn huyện Thường Tín”
Những căn cứ chủ yếu để giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn
huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội trong thời gian tới
- Bối cảnh phát triển kinh tế xã hội trong nước, Thành phố Hà Nội, của
huyện Thường Tín
- Dự báo lao động và quá trình đô thị hóa huyện Thường Tín
Thực hiện theo nghị quyết HĐND của huyện Thường Tín là trong những năm
tới với quá trình đô thị hoá nhanh, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Thường Tín
theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp với tỷ trọng 55,3% -34,19% -
16,6% vào năm 2015. Vấn đề giải quyết việc làm trên địa bàn huyện Thường Tín
ngày càng đặt ra bức xúc. Theo mục tiêu của HĐND những năm tới, huyện Thường
Tín cần phải giải quyết việc làm cho 1.200-1.600 lao động theo chương trình cho
vay vốn quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm, tạo việc làm mới từ 7.000 đến 8.000 lao
động.Thu nhập bình quân đầu người/năm đạt từ 13,5 triệu đồng năm 2012đến năm
2020 đạt 42 triệu đồng trở lên. Đặc biệt chú trọng đến những vùng bị chuyển đổi
mục đích sử dụng đất nông nghiệp vào mục đích khác như các xã Quất Động,
Thắng Lợi, Hà Hồi, Vạn Điểm, Liên Phương, Văn Bình, Duyên Thái. Đó là những
xã có xu hướng giảm diện tích đất nông nghiệp. Nhằm đáp ứng những mục tiêu đề
ra trong công tác giải quyết việc làm trên địa bàn Huyện, Huyện Thường Tín có chỉ
đạo nhiệm vụ những định hướng trước mắt cũng như lâu dài nhằm khai thác và phát
huy thế mạnh của địa phương.
Một là: Phát huy mọi tiềm lực từ các thành phần kinh tế trong việc mở rộng
sản xuất, thu hút lao động chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tăng tỷ trọng
công nghiệp – xây dựng, thương mại giảm tỷ trọng nông nghiệp
Hai là: Thực hiện đồng bộ các chương trình xóa đói giảm nghèo của Thành phố.
Ba là: Tạo việc làm ổn định, từng bước nâng cao thu nhập của người lao động

viii
Bốn là: Thực hiện kiểm kê, rà soát lao động
Một số giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội đến năm 2020
* Nhóm giải pháp thúc đẩy sản xuất
- Ngành công nghiệp, xây dựng
- Ngành nông nghiệp
- Ngành thương mại - dịch vụ
* Nhóm giải pháp về đào tạo nghề lao động nông thôn
- Tiếp tục thực hiện chương trình dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn
- Phát triển mạng lưới dạy nghề gắn với nâng cao chất lượng dạy nghề, giải
quyết việc làm và thực hiện xã hội hóa hoạt động dạy nghề:
- Nâng cao chất lượng đào tạo nghề
- Huy động mọi nguồn lực đầu tư phát triển giáo dục đào tạo, nâng cao trình
độ chuyên môn nguồn nhân lực
- Tổ chức hướng dẫn, phổ biến cách thức làm ăn mới.
* Đẩy mạnh xuất khẩu lao động
* Hoàn thiện hệ thống công tác tuyên truyền thông tin nhu cầu và tuyển dụng
việc làm
* Tăng cường lồng ghép các chương trình quốc gia về giải quyết việc làm
* Phát triển các làng nghề truyền thống
ix
Trờng Đại học KINH Tế QuốC DÂN


nguyễn thị lan phơng
giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
huyện thờng tín - thành phố hà nội
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Ngời hớng dẫn khoa học:

PGS. TS. Nguyễn tiến
dũng
Hà nội - 2013
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việc làm và giải quyết việc làm là một vấn đề kinh tế xã hội có tính toàn cầu,
là mối quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới. Ngày nay, quan niệm về phát triển
được hiểu đầy đủ là: Tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ, công bằng xã hội; phải
xoá đói, giảm nghèo, giảm thiểu thất nghiệp. Ở nước ta, giải quyết việc làm cho lao
động là một nhiệm vụ trọng tâm đã được Đảng và nhà nước ta rất quan tâm và giải
quyết. Tại nhiều kỳ Đại hội Đảng vấn đề giải quyết việc làm cho lao động ở nông
thôn đã được đề cập đến, cụ thể tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng
cộng sản Việt Nam đã đưa ra nghị quyết: “ Giải quyết việc làm là yếu tố quyết định
phát huy yếu tố con người, ổn định phát triển kinh tế, làm lành mạnh xã hội, đáp
ứng nguyện vọng chính đáng của nhân dân”. Trong những năm qua, Đảng và nhà
nước đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách giải quyết việc làm cho người lao động,
với định hướng phát triển nền kinh tế theo hướng CNH-HĐH đã tạo ra nhiều cơ hội
việc làm mới cho người lao động. Tuy vậy thất nghiệp, thiếu việc làm đang và sẽ
diễn biến rất phức tạp, cản trở quá trình vận động và phát triển kinh tế đất nước. Vì
vậy, giải quyết việc làm cho người lao động là vấn đề nóng bỏng, cấp thiết cho từng
ngành, địa phương và từng gia đình. Tạo điều kiện cho người lao động có việc làm,
một mặt, nhằm phát huy tiềm năng lao động, nguồn lực to lớn ở nước ta cho sự phát
triển kinh tế - xã hội, mặt khác, là hướng cơ bản để xoá đói, giảm nghèo có hiệu
quả, là cơ sở để cải thiện và nâng cao đời sống cho nhân dân, góp phần quan trọng
giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, tạo động lực mạnh mẽ thực
hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Ở nước ta, thực tế dân số tập trung ở khu vực nông thôn chiếm tỷ lệ tương
đối cao gần 75% lao động sống và làm việc ở nông thôn. Trong quá trình CNH-
HĐH, tình trạng đất nông nghiệp có xu hướng giảm xuống do quá trình đô thị hóa
đã chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang đất ở, đất quy hoạch các cụm công nghiệp…

Đi đôi với vấn đề này là sự tăng nhanh dân số khu vực nông thôn. Hàng năm số lao
1
động bổ sung không ngừng tăng lên. Thêm đó tính mùa vụ trong thời gian nông
nhàn cho người lao động. Điều này làm cho việc giải quyết việc làm cho lao động
nông thôn càng trở nên khó khăn.
Huyện Thường Tín, là một huyện ngoại thành của thành phố Hà Nội. Huyện
phần lớn là sản xuất nông nghiệp. Theo điều tra về vấn đề lao động – việc làm của
Huyện thì người trong độ tuổi lao động hàng năm của Huyện bổ sung hơn 10000
người, diện tích đất nông nghiệp càng ngày càng bị thu hẹp. Xã hội ngày càng phát
triển mạnh nhưng ở Thường Tín vẫn chưa có giải pháp hữu hiệu để giải quyết vấn
đề việc làm nông thôn, xuất phát từ những lí do trên tác giả lựa chọn đề tài: "Giải
quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện Thường Tín thành phố Hà Nội"
làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến việc
làm và giải quyết việc làm cho lao động được công bố trong và ngoài nước.
- Thị trường lao động: Thực trạng và giải pháp của PGS Nguyễn Quang
Hiền, Nxb. Thống Kê, 1995;
- Về chính sách giải quyết việc làm ở Việt Nam của PTS Nguyễn Hữu
Dũng, Nxb. Chính trị quốc gia Hà Nội, 1997;
- Mối quan hệ giữa nâng cao chất lượng lao động với giải quyết việc làm
trong quá trình CNH-HĐH đất nước, đề tài cấp bộ do PGS, TS Trần Văn Chử làm
chủ biên, Hà Nội năm 2001.
Các công trình trên đã quan tâm đến vấn đề việc làm và thất nghiệp, giải
quyết việc làm, coi đó là một vấn đề có tính toàn cầu, đã đưa ra cách tiếp cận về
chính sách việc làm, hệ thống hóa những khái niệm về lao đông, việc làm, đánh giá
chung thực trạng lao động việc làm ở Việt Nam, đề xuất quan điểm và phương
hướng giải quyết việc làm và khiến nghị, định hướng một số chính sách cụ thể về
việc trong thời kỳ CNH-HĐH, hợp tác kinh tế toàn cầu ở Việt Nam hiện nay.
Bên cạnh những công trình mang tính chuyên khảo, cũng đã có nhiều bài

báo công bố trên các trang tạp chí về đề tài việc làm của lao động nông thôn nước
ta như sau:
2
- “Thực trạng lao động, việc làm ở nông thôn và một số giải pháp cho giai
đoạn 2001-2005”, của Bùi Văn Quán, trên tạp chí Lao động-Xã hội, số chuyên đề
3, năm 2001.
-“Vấn đề việc làm cho lao động nông thôn”, Vũ Đình Thắng, tạp chí Kinh tế
phát triển, số 13, 2002.
- “Giải quyết việc làm ở nông thôn những vấn đề đặt ra”, của PGS, TS
Nguyễn Sinh Cúc, đăng trên tạp chí Con số và sự kiện, số 8, năm 2003.
- “Làm thế nào để đẩy mạnh công tác dạy nghề cho lao động nông thôn”,
Đặng Đình Hải- Nguyễn Ngọc Thụy, Tạp chí lao động và xã hội, số 259, tháng
3-2005.
- “Đẩy mạnh xuất khẩu lao động tại chỗ - hướng giải quyết việc làm quan
trọng trong hội nhập”, của TS Bùi Thị Lý – Đại học Ngoại thương Hà Nội, đăng
trên Tạp chí cộng sản số 807, 7/2009.
Ngoài ra cũng có một số luận văn Thạc sĩ viết về vấn đề việc làm ở các
huyện như Lạng Sơn, Kiên Giang, Bắc Ninh, Hải Dương… với những cách tiếp
cận khác nhau. Song cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu về giải quyết
việc làm cho lao động nông thôn huyện Thường Tín, nhất là khí được sát nhập từ
huyện Hà Tây cũ về thủ đô Hà Nội. Vì thế, việc nghiên cứu vấn đề này nhằm đưa
ra những giải pháp cần thiết là công việc có ý nghĩa.
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng về việc làm của lao động nông thôn
huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội, sẽ thấy có những ưu điểm, những tồn tại và
tiềm năng về lao động và việc làm, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm giải quyết
nhu cầu việc làm để nâng cao chất lượng cuộc sống con người lao động nông thôn
của huyện, góp phần thúc đẩy chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
3.2. Mục tiêu cụ thể

- Góp phần hệ thống hoá về cơ sở lý luận và thực tiễn về lao động và nhu
cầu việc làm nói chung, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn nói riêng.
3
- Phân tích đánh giá thực trạng việc làm của lao động nông thôn trên địa
bàn huyện Thường Tín thành phố Hà Nội.
- Đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết nhu cầu việc làm của lao động
nông thôn trên địa bàn huyệnThường Tín, thành phố Hà Nội.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các vấn đề về nhu cầu việc làm và giải quyết việc làm
của người lao động nông thôn trên địa bàn huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung nghiên cứu: Đề tài chủ yếu nghiên cứu về thực trạng việc làm
của lao động nông thôn của huyện Thường Tín.
- Về không gian nghiên cứu trên địa bàn huyện Thường Tín thành phố Hà Nội.
- Về thời gian nghiên cứu thực trạng huyện Thường Tín từ năm 2008
đến năm 2012, số liệu sơ cấp được thu thập ở các hộ nông dân năm 2012.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1 Câu hỏi đặt ra cho vấn đề nghiên cứu
- Một là, thực trạng lao động việc làm của huyện Thường Tín, thành phố
Hà Nội hiện nay như thế nào?
- Hai là, làm thế nào giải quyết tốt việc làm cho lao động nông thôn
huyện Thường Tín?
5.2 Cơ sở phương pháp luận nghiên cứu
5.2.1 Chọn địa điểm nghiên cứu
Căn cứ vào tình hình cụ thể, chọn điểm nghiên cứu đại diện cho huyện cả về
điều kiện tự nhiên- kinh tế - xã hội và các đặc điểm khác của huyện. Từ 29 xã, thị trấn
trong toàn huyện chọn ra 3 xã làm điểm nghiên cứu từ 3 vùng của địa phương đó là xã
Thư Phú ở vùng Đông, xã Quất Động ở vùng Nam, xã Khánh Hà ở vùng Tây Bắc,
những xã này vừa mang tính đại diện cho vùng, vừa phải đại diện cho toàn huyện.

Xã Thư Phú là một xã nằm ở phía Đông huyện Thường Tín. Với số nhân
khẩu là 5990 người, Năm 2011: Nông nghiệp 24,08% (giảm 17,55%); CN-TTCN-
4
XD 10,84% (tăng 3,23%); Thương mại, dịch vụ, du lịch 65,08% (tăng 14,31%). Sản
phẩm chủ yếu là rau xanh.
Xã Quất Động ở phía Nam huyện với tổng số nhân khẩu là 7328 người, có 2148
hộ, là một xã làng nghề truyền thống thêu. Số lao động trong khu vực nông thôn vẫn
còn khá đông chiếm 65% tổng số dân toàn xã. Cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch mạh
mẽ theo hướng sản xuất hàng hoá, đời sống nông dân được cải thiện
Xã Khánh Hà là một xã nằm phía Tây Bắc của huyện ThườngTín, có 2912
hộ, có 7328 người. Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế là 6.271 người,
trong đó: lao động trong ngành nông nghiệp 1.467 người (23,4%); lao động trong
các ngành CN – TTCN – Xây dựng là 2.149 người (34,3%) còn lại là ngành Dịch
vụ, thương mại với tổng số là 2.655 người chiếm tỷ lệ 42,3%.
Bảng 1.1. Tổng hợp số hộ điều tra ở các điểm nghiên cứu năm 2012
Địa phương
Hộ giàu
Hộ
trung
bình
Hộ nghèo
Tổng số
hộ điều
tra (hộ)
Số hộ
(hộ)

cấu
(%)
Số hộ

(hộ)

cấu
(%)
Số hộ
(hộ)

cấu
(%)
Tổng cộng
9
20
33
73,33
3
6,67
45
Xã Thư Phú 3 20 11 73,33 1 6,67 15
Xã Quất Động 3 20 11 73,33 1 6,67 15
Xã Khánh Hà 3 20 11 73,33 1 6,67 15
(Nguồn: Dựa theo kết quả điều tra câu hỏi 1.2)
5.2.2 Chọn mẫu nghiên cứu
Áp dụng chọn mẫu ngẫu nhiên (chọn điểm, chọn hộ) ở các vùng của
Huyện Thường Tín và lấy ra 3 địa phương mang tính đại diện cao. Mỗi địa
phương chọn ra 15 hộ trong đó đảm bảo các tỷ lệ: n gành nghề nông – lâm
nghiệp, ngành nghề dịch vụ tương ứng với tỷ lệ chung của Huyện Thường Tín,
việc lựa chọn các hộ điều tra theo phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên trong từng
nhóm số hộ điều tra ở các điểm nghiên cứu.
5.3 Các phương pháp nghiên cứu
5

Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp linh hoạt với các hộ nông dân,
đàm thoại với họ thông qua một loạt các câu hỏi mở và phù hợp với tình hình thực
tế, sử dụng linh hoạt và thành thạo các dạng câu hỏi: Ai? Cái gì? Ở đâu? Khi nào?
Tại sao? Như thế nào? và Bao nhiêu? … Phỏng vấn số hộ đã chọn, kiểm tra tính
thực tiễn của các thông tin thông qua quan sát trực tiếp.
* Phương pháp điều tra: Nhằm thu thập số liệu liên quan các yếu tố về
việc làm, về hoạt động sản xuất, về đời sống vật chất, văn hóa và tư tưởng,
nghiên cứu của hộ nông dân thông qua phương pháp điều tra việc làm hộ
nông dân ở Huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội.
* Phương pháp phân tích
- Phương pháp so sánh
Dùng phương pháp so sánh (theo vùng sinh thái, theo đặc điểm dân tộc,
theo cơ cấu kinh tế) để xem xét xác định xu hướng mức biến động của các chỉ tiêu
phân tích, phản ánh chân thực hiện tượng nghiên cứu, phân tích tài liệu khoa
học, khách quan, phản ánh đúng nội dung việc làm của người lao động nông thôn,
kết hợp với so sánh theo thời gian, theo ngành nghề, theo độ tuổi lao động, theo
cơ cấu lao động…
- Phương pháp thống kê
Luận văn có sử dụng phương pháp thống kê dùng để phân tích dữ liệu
điều tra được, những tài liệu mang tính đại diện cao, phản ánh chân thực hiện
tượng nghiên cứu, giúp cho việc tổng hợp tài liệu, tính toán, nghiên cứu các chỉ
tiêu đúng đắn.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Đề tài là công trình khoa học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn, là tài liệu giúp
huyện Thường Tín thành phố Hà Nội xây dựng quy hoạch phát triển nguồn nhân
lực, thực hiện hiệu quả chương trình phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói giảm
nghèo và đẩy lùi các tệ nạn xã hội trên địa bàn.
7. Bố cục của Luận văn
6
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo nội dung của luận văn

gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về giải quyết việc làm của người lao động
nông thôn.
Chương 2: Thực trạng giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện
Thường Tín
Chương 3: Định hướng và một số giải pháp nhằm giải quyết việc làm cho
lao động nông thôn huyện Thường Tín.
7

×