Tải bản đầy đủ (.ppt) (11 trang)

Tiết 116 - Nghị luận về một vấn đề tư tưởng,đạo lí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (544.72 KB, 11 trang )


Trường THCS Bắc Ruộng
Giáo viên: Lê Thị Na

Kiểm tra bài cũ

Thế nào là bài văn nghị
luận về một sự việc ,
hiện tượng đời sống ?

Tiết 110

Tiết 110: NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ
I – Tìm hiểu bài
1 – Tìm hiểu bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
Ví dụ: (Sgk/ tr.34, 35) Tri thức là sức mạnh
Văn bản bàn
về
vấn đề gì ?
* Vấn đề nghị luận: Giá trị của tri thức khoa học và người tri thức
Có thể chia văn bản
trên thành mấy phần?
Chỉ ra nội dung từng
phần và mối quan hệ
của chúng với nhau?
* Bố cục : Gồm 3 phần
- Mở bài:Khẳng định sức mạnh của tri thức .
- Thân bài: Chứng minh tri thức là sức mạnh.
+ Tri thức giúp chiếc máy thoát khỏi đống phế liệu.( Đoạn 1)
+ Tri thức là sức mạnh của cách mạng (Đoạn 2)
- Kết bài: Phê phán một số người không biết


quý trọng tri thức

Tiết 110: NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ
Tìm các câu mang luận điểm chính
trong bài?
- Các câu mang luận điểm trong bài là:
+ Nhà khoa học người Anh Phơ- răng- xít Bê-cơn ( thế kỉ XVI – XVII)
đã nói một câu nổi tiếng: “ Tri thức là sức mạnh” . Sau này Lê-nin,
một người thầy của cách mạng vô sản thế giới, lại nói cụ thể hơn: “ Ai
có tri thức thì người ấy có sức mạnh”.
+ Tri thức đúng là sức mạnh.
+ Rõ ràng ngưới có tri thức thâm hậu có thể làm được những việc mà
nhiều người khác không làm nổi.
+ Tri thức cũng là sức mạnh của cách mạng.
+ Tri thức có sức mạnh to lớn như thế nhưng đáng tiếc là còn không ít
người chưa biết quý trọng tri thức.
Các luận điểm đó trên đã diễn đạt được rõ ràng
ý kiến của người viết chưa?
Văn bản đã sử dụng phép lập luận
nào là chính? Cách lập luận có
thuyết phục hay không?
- Phép lập luận được sử dụng chủ yếu trong bài là: Chứng minh
- Bài văn dùng sự thực thực tế để nêu một vấn đề tư tưởng , phê
phán tư tưởng không biết trọng tri thức, dùng sai mục đích.

Tiết 110: NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ
Thế nào là nghị luận về một
vấn đề, tư tưởng đạo lí?
- Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí bàn về
một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối

sống,… có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc sống
của con người.
Nêu yêu cầu về nội dung và hình
thức của bài nghị luận về một vấn
đề, tư tưởng, đạo lí?
- Về nội dung: làm sáng tỏ các vấn đề tư tưởng, đạo lí
bằng cách giải thích, chứng minh, so sánh, đối chiếu,
phân tích,…để chỉ ra chỗ đúng ( hay chỗ sai) của một
tư tưởng nào đó nhằm khẳng định tư tưởng của
người viết.
- Về hình thức: Bài văn có bố cục ba phần ( Mở bài,
Thân bài, Kết bài) rõ ràng; luận điểm đúng đắn; lập
luận chặt chẽ, mạch lạc; lời văn rõ ràng, sinh động.
Ghi nhớ (SGK/Tr.36)

II – Luyện tập
Bài nghị luận về một vấn đề
tư tưởng, đạo lí khác với
bài nghị luận về một sự
việc, hiện tượng đời sống
như thế nào?
Nghị luận về một sự
việc, hiện tượng đời
sống.
Nghị luận về một vấn đề, tư
tưởng đạo lí
Dùng giải thích, chứng
minh…làm sáng tỏ các
tư tưởng đạo lí quan
trọng đối với đời sống

con người
Từ sự việc, hiện
tượng đời sống mà
nêu ra vấn đề tư
tưởng

Bài tập: Thời gian là vàng
a) Văn bản trên thuộc loại nghị luận nào?
b) Văn bản nghị luận về vấn đề gì? Chỉ ra luận
điểm chính của nó.
c) Phép lập luận chủ yếu trong bài này là gì?
a) - Văn bản Thời gian là vàng thuộc loại nghị luận về một
vấn đề tư tưởng, đạo lí.
b) - Văn bản nghị luận về giá trị của thời gian.
-
Các luận điểm chính của từng đoạn là:
+ Thời gian là sự sống.
+ Thời gian là thắng lợi.
+ Thời gian là tiền.
+ Thời gian là tri thức.
Sau mỗi luận điểm là một dẫn chứng chứng minh thuyết
phục cho giá trị của thời gian.
c) Phép lập luận trong bài chủ yếu là phân tích và chứng
minh. Các luận điểm được triển khai theo lối phân tích
những biểu hiện chứng tỏ thời gian là vàng. Sau mỗi
luận điểm là dẫn chứng chứng minh cho luận điểm.

III – Củng cố
Thế nào là nghị luận về một vấn đề
tư tưởng, đạo lí? Yêu cầu về

nội dung và hình thức của
loại bài này?
IV – Dặn dò
-
Học thuộc ghi nhớ (SGK/ tr.36)
- Làm bài tập: Đề bài: “ Suy nghĩ từ truyện ngụ ngôn
Đẽo cày giữa đường”
- Chuẩn bị bài: “ CON CÒ”

CHÀO
TẠM
BIỆT

×