I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT
Lấ QUNH MAI
AN NINH NGUồN NƯớC
Và QUYềN TIếP CậN NƯớC SạCH CủA NGƯờI DÂN
VùNG ĐồNG BằNG SÔNG HồNG - THựC TRạNG Và GIảI PHáP
Chuyờn ngnh: Phỏp lut v quyn con ngi
Mó s: Chuyờn ngnh o to thớ im
LUN VN THC S LUT HC
Ngi hng dn khoa hc: TS. V QUANG
H NI 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công
trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo
tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn
học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của
Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có
thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Lê Quỳnh Mai
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục từ viết tắt
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ AN NINH
NGUỒN NƢỚC VÀ QUYỀN TIẾP CẬN NƢỚC SẠCH ....................... 6
1.1.
Tài nguyên nƣớc và an ninh nguồn nƣớc .................................................. 6
1.1.1.
Tầm quan trọng của tài nguyên nước ............................................................ 6
1.1.2.
Một số vấn đề về an ninh môi trường và an ninh về nước ............................ 8
1.1.3.
Biến động môi trường nước và an ninh con người ..................................... 13
1.1.4.
Mối quan hệ giữa an ninh nguồn nước và quyền con người ....................... 16
1.1.5.
Các thách thức, rủi ro về an ninh nguồn nước trong khu vực Châu Á.............. 18
1.2.
Một số vần đề lý luận về quyền tiếp cận nƣớc sạch ............................... 23
1.2.1.
Lịch sử quyền về nước ................................................................................ 24
1.2.2.
Cơ sở pháp lý của quyền tiếp cận nước sạch của người dân ....................... 28
1.2.3.
Nội dung của quyền sử dụng nước .............................................................. 36
1.2.4.
Nghĩa vụ của các quốc gia thành viên ......................................................... 38
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG VỀ ĐẢM BẢO AN NINH NGUỒN NƢỚC
VÀ QUYỀN TIẾP CẬN NƢỚC SẠCH CỦA NGƢỜI DÂN
VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG ...................................................... 45
2.1.
Thực trạng về an ninh môi trƣờng nƣớc của Việt Nam và an
ninh nguồn nƣớc tại đồng bằng sông Hồng ............................................ 45
2.1.1.
Thực trạng về an ninh môi trường nước của Việt Nam .............................. 45
2.1.2.
Thực trạng an ninh nguồn nước tại đồng bằng sông Hồng ......................... 52
2.1.3.
Những vấn đề ảnh hưởng đến an ninh nguồn nước tại đồng bằng
sông Hồng ................................................................................................... 54
2.2.
Quyền tiếp cận nƣớc sạch của ngƣời dân vùng đồng bằng sông
Hồng: khả năng tiếp cận, tính bền vững và tính công bằng .................. 56
2.2.1.
Khả năng tiếp cận ........................................................................................ 56
2.2.2.
Tính bền vững ............................................................................................. 62
2.2.3.
Tính công bằng ............................................................................................ 65
Chƣơng 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO CƠ CHẾ ĐẢM
BẢO AN NINH NGUỒN NƢỚC VÀ QUYỀN TIẾP CẬN NƢỚC
SẠCH CỦA NGƢỜI DÂN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG ........... 68
3.1.
Hội nhập và hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trƣờng................................ 68
3.1.1.
Hội nhập quốc tế về bảo vệ môi trường ...................................................... 69
3.1.2.
Hợp tác quốc tế trong việc sử dụng nguồn nước trên các lưu vực
sông quốc tế và bảo đảm thực hiện quyền .................................................. 70
3.2.
Giải pháp quản lý, sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên nƣớc
vùng đồng bằng sông Hồng từ cách tiếp cận quyền với nƣớc sạch ............ 71
3.2.1.
Hoàn thiện hệ thống thể chế đảm bảo quyền con người đối với môi trường......... 71
3.2.2.
Tăng cường phối hợp, phân cấp, nâng cao năng lực các cơ quan quản
lý đảm bảo tính hiệu quả trong sử dụng tài nguyên nước ........................... 74
3.2.3.
Giải pháp quản lý nguồn nước, hạn chế suy giảm nguồn nước,
kiểm soát ô nhiễm nước và xử lý các nguồn gây ô nhiễm ở lưu
vực sông Hồng ............................................................................................ 77
3.2.4.
Công tác cải tiến quản lý nguồn nước ngầm, nước mặt, đảm bảo quyền
sử dụng nước và giảm thiểu xu hướng khai thác nước quá mức .................... 82
3.2.5.
Bảo đảm tính cộng đồng và tính công bằng trong quản lý sử dụng nước ......... 85
3.2.6.
Nhóm giải pháp liên quan đến một số ngành .............................................. 87
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 89
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 91
4
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Nghĩa đầy đủ
AICHR
Ủy ban liên Chính phủ ASEAN về nhân quyền (ASEAN
Intergovernmental Commission on Human Rights)
ASEAN
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (Association of
Southeast Asian Nations)
ICESCR
Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa,
1966 (International Covenant on Economic, Social and
Cultural Righs, 1966)
MRC
Ủy hội sông Mê-kông quốc tế (Mekong River Commission)
RRDRWASS
Dự án cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
vùng đồng bằng sông Hồng (Red River Delta Rural Water
Supply and Sanitation)
UDHR
Tuyên ngôn Quốc tế về nhân quyền, 1948 (Universal
Declatation of Human Rights, 1948)
Ủy ban Công ước
Ủy ban về các quyền kinh tế, văn hóa và xã hội
WTO
Tổ chức thương mại thế giới (The World Trade
Organization)
WB
Ngân hàng thế giới (World Bank)
DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng
Số hiệu bảng
Bảng 1.1: Các yếu tố của hệ thống an ninh con người
Trang
14
Bảng 2.1: Một số đặc trưng cơ bản của các hệ thống sông
chính ở Việt Nam
46
Bảng 2.2: Các chỉ tiêu cơ bản về sức khỏe liên quan đến nước
và vệ sinh ở Việt Nam
59
Bảng 2.3: Tổng hợp kết quả thực hiện cấp nước và vệ sinh
các tỉnh đến tháng 8/2011
63
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nước là một nguồn tài nguyên thiên nhiên có giới hạn và là một loại hàng
hóa công cộng thiết yếu cho đời sống và sức khỏe. Một cuộc sống theo đúng nghĩa
của nó không thể thiếu quyền có nước uống. Trái đất ước tính có 1,4 tỉ km3 nước,
nhưng trừ đi những phần nước mặn, nước đóng băng và nước ở sâu dưới lòng đất
không thể khai thác được, thì chỉ còn lại 0,75% để phục vụ con người. 0,75% ấy lại
được phân chia không đồng đều. Nước sạch không phải là nguồn tài nguyên dành
cho tất cả mọi người bởi vẫn còn 11% (khoảng 783 triệu người) vẫn không được
tiếp cận nguồn nước an toàn. Thêm vào đó, sự khác biệt lớn cũng diễn ra giữa khu
vực nông thôn và thành thị. Khoảng 96% dân số khu vực đô thị đã được tiếp cận
nguồn nước chất lượng so với con số 81% của khu vực nông thôn.
Không thể phủ nhận rằng an ninh nguồn nước trên thế giới đang bị đe dọa
do chịu tác động từ hiện tượng biến đổi khí hậu. Lượng mưa giảm sút đáng kể,
sông ngòi, hồ ao cạn kiệt là tình trạng đang diễn ra phổ biến tại nhiều khu vực. Và
người ta dự đoán rằng nước sẽ là “vàng xanh” của tương lai và thay vì là nguyên
nhân của chiến tranh thì vì tính thiết yếu của nước các quốc gia cần sự hợp tác
hơn. Sự ra đời của Công ước về luật sử dụng các nguồn nước quốc tế vào các mục
đích phi giao thông được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc Khóa họp 41 thông qua
năm 1997 lần đầu tiên điều chỉnh khá toàn diện quan hệ giữa các quốc gia trong
lĩnh vực sử dụng các nguồn nước quốc tế đã góp phần chung tay để bảo đảm an
ninh nguồn nước cho các quốc gia.
Nhìn thấy tầm quan trọng của việc tiếp cận nước sạch, sau hơn 15 năm tranh
luận, vào ngày 28 tháng 7 năm 2010, Đại hội đồng Liên Hợp quốc đã bỏ phiếu công
nhận quyền tiếp cận nước sạch và điều kiện sống hợp vệ sinh là một trong những
quyền căn bản của con người, được đứng riêng, độc lập với các quyền cơ bản khác,
dù là sự công nhận khá muộn màng.
Tại Việt Nam, tình trạng suy kiệt nguồn nước trong hệ thống sông, hạ lưu
các hồ chứa trên cả nước và nước dưới đất ở nhiều vùng đang diễn ra ngày càng
1
nghiêm trọng. Ngoài nguyên nhân khách quan do diễn biến theo quy luật tự nhiên
của tài nguyên nước, do điều kiện khí hậu, thủy văn, do tác động của biến đổi khí
hậu, còn do tác động của con người, như khai thác quá mức, sử dụng lãng phí, gây ô
nhiễm... Nước sạch đang ngày một khan hiếm. Vùng đồng bằng châu thổ Sông
Hồng không nằm ngoài quy luật này. Với mục tiêu 85% số dân nông thôn, 95% dân
số tại thành thị được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh vào năm 2015 hướng tới
100% dân số được sử dụng nước sạch vào năm 2020, thì việc đảm bảo an ninh
nguồn nước cũng như vấn đề quyền tiếp cận nước sạch của người dân ở Việt Nam
nói chung, vùng đồng bằng sông Hồng nói riêng cần được nhận thức một cách đầy
đủ, có hệ thống và rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
Vì những lý do nêu trên tác giả đã chọn đề tài “An ninh nguồn nước và
quyền tiếp cận nước sạch của người dân vùng đồng bằng sông Hồng - thực trạng
và giải pháp” cho luận văn của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Vấn đề về an ninh nguồn nước và việc sử dụng nước sạch tại đồng bằng sông
Hồng tuy không phải là vấn đề mới tại Việt Nam, nhưng hiện nay là vấn đề mới
trong khoa học pháp lý, đặc biệt là liên quan đến lĩnh vực nhân quyền. Vấn đề về an
ninh nguồn nước được các nhà khoa học Việt Nam tập trung nghiên cứu dưới góc
độ thủy lợi và phát triển bền vững. Quyền tiếp cận nước sạch cũng chỉ được các nhà
luật học Việt Nam nghiên cứu như là một phần nhỏ trong quyền kinh tế, xã hội và
văn hóa trong cách sách chuyên khảo, tạp chí. Mỗi tác giả nghiên cứu, khai thác an
ninh nguồn nước và quyền tiếp cận nước sạch dưới nhiều khía cạnh riêng của mình.
Điển hình là các công trình:
Bài viết “Suy giảm tài nguyên nước và nguy cơ mất an ninh nguồn nước ở
Việt Nam”của tác giả Lê Bắc Huỳnh, 2013, đăng trên trang web của Cục quản lý tài
nguyên nước – Bộ tài nguyên môi trường. Bài viết đã đề cập đến thực trạng an ninh
nguồn nước tại Việt Nam dưới góc độ phát triển bền vững.
Nghiên cứu của John Scanlon, Angela Cassar và Noémi Nemes với đề
tài “Nước là quyền con người?” trong chương trình Luật môi trường của Tổ chức
2
bảo tồn thiên Quốc tế(IUCN), năm 2004 đã tập trung nghiên cứu mối quan hệ giữa
nước và quyền con người và đề cập đến nội dung của quyền đối với nước sạch, góp
phần vào việc đưa quyền đối với nước sạch được công nhận là quyền con người.
Bài viết “Tiếp cận nước sạch và vệ sinh môi trường quyền cơ bản của con
người” của tác giả Đào Minh Hương, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Con người số 1
năm 2012. Trong bài, tác giả tâ ̣p trung phân tích khả năng tiế p câ ̣n , tính bền vững
và tính công bằng trong t hực hiê ̣n Quyề n tiế p câ ̣n nước sa ̣ch và vê ̣ sinh môi trường .
Đồng thời tác giả nêu một số giải pháp quản lý , sử du ̣ng hiê ̣u quả và bề n vững tài
nguyên nước từ cách tiế p câ ̣n quyề n .
Với tình hình nghiên cứu trên đây cho thấy, những công trình này tuy có đề
cập đến các góc độ khác nhau của vấn đề an ninh nguồn nước và quyền tiếp cận
nước sạch nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ
thống về an ninh nguồn nước và quyền tiếp cận nước sạch của người dân vùng đồng
bằng sông Hồng góc độ pháp lý về quyền con người. Vì thế, đề tài này không trùng
với bất cứ đề tài nào đã được công bố.
3. Đối tƣợng, mục đích, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: là an ninh nguồn nước và quyền tiếp cận nước sạch
được giới hạn tại vùng đồng bằng sông Hồng dưới góc độ nhân quyền.
3.2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu pháp luật thực định, phân tích, đánh giá các quan
điểm, quan niệm trong khoa học pháp lý hiện nay về an ninh nguồn nước và quyền
tiếp cận nước sạch, luận văn làm sáng tỏ những vấn đề lý luận chung và thực trạng
về an ninh nguồn nước và quyền tiếp cận nước sạch của người dân vùng đồng bằng
sông Hồng. Trên cơ sở đó, xây dựng cơ sở khoa học đánh giá thực trạng an ninh
nguồn nước, thực trạng sử dụng nước sạch của người dân vùng đồng bằng sông
Hồng, đề xuất những giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý,
sử dụng nguồn nước tại khu vực và đảm bảo việc thực hiện quyền sử dụng nước
sạch của người dân.
3
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn chỉ giới hạn nghiên cứu vấn đề an ninh nguồn nước tại khu vực
đồng bằng sông Hồng dựa trên tình hình thực tế có tham chiếu đến các chính sách,
quy định pháp luật có liên quan. Đồng thời luận văn đi sâu vào nghiên cứu lý luận,
các quy chuẩn của quyền tiếp cận nước sạch tại các Điều ước quốc tế và tại các văn
bản khác của Việt Nam làm cơ sở cho việc đánh giá về quyền tiếp cận nước sạch
của người dân vùng đồng bằng sông Hồng. Thông qua việc đánh giá thực trạng
trong 5 năm từ năm 2009 – 2013 để có cơ sở đó đề xuất những định hướng và giải
pháp nhằm hoàn thiện pháp luật cũng như việc thực hiện đạt hiệu quả cao.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài
Để giải quyết nhiệm vụ đặt ra, luận văn được thực hiện trên cơ sở phương
pháp luận của chủ nghĩa Mác Lênin, trong đó có sự vận dụng tổng hợp các phương
pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử để thấy được tiến trình hình thành và phát
triển các quy định về an ninh môi trường, an ninh nguồn nước và các quyền về nước
trên thế giới và Việt Nam, cụ thể hơn là tại đồng bằng sông Hồng. Đồng thời quán
triệt sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật
của Nhà nước đối với an ninh nguồn nước và quyền tiếp cận nước sạch…
Ngoài ra, để lý giải các vấn đề lý luận, giúp cho các vấn đề nghiên cứu được
nhìn nhận từ nhiều góc độ, luận văn sử dụng phối hợp nhiều phương pháp như:
phương pháp thống kê, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, tổng hợp, đánh giá… Các số
liệu có liên quan được nêu trong luận văn do tác giả thu thập và phân tích từ các báo
cáo tổng kết của các cơ quan cơ quan nhà nước như Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường… kết hợp với các thông tin được nêu trên
các báo chí, mạng Internet… để chứng minh và làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu.
5. Những nét mới của luận văn
Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện về
an ninh nguồn nước và quyền tiếp cận nước sạch của người dân vùng đồng bằng
sông Hồng. Là đề tài chuyên khảo trong khoa học pháp lý của nước ta với hướng
nghiên cứu mới, chuyên sâu hơn, góp phần làm rõ khái niệm, quy định về an ninh
nguồn nước và việc sử dụng nước sạch là quyền con người cần được đảm bảo để có
mức sống thỏa đáng, từ đó đề ra phương hướng áp dụng, hoàn thiện chính sách,
4
pháp luật phù hợp với hệ thống pháp luật Việt Nam cũng như việc đảm bảo thực
hiện quyền trên thực tế.
6. Kết quả nghiên cứu và ý nghĩa của luận văn
Đây là đề tài chuyên khảo về an ninh nguồn nước và quyền tiếp cận nước
sạch. Luận văn góp phần làm sáng tỏ và làm phong phú thêm lý luận về an ninh
nguồn nước, quyền về nước trên thế giới; khắc họa được toàn cảnh an ninh
nguồn nước và quyền tiếp cận nước sạch của người dân ở Việt Nam và đồng
bằng sông Hồng; chỉ ra những điểm tiến bộ, bất cập trong các quy định hiện nay
về quản lý nguồn nước, việc thực hiện quyền trên thực tế; đề xuất một số giải
pháp, hướng hoàn thiện, khắc phục góp phần bảo ản an ninh nguồn nước và thực
hiện quyền có hiệu quả.
Luận văn còn cung cấp cơ sở lý luận cho Đảng, Nhà nước để xây dựng chủ
trương, đường lối, chính sách, pháp luật đối với việc quản lý, sử dụng nguồn nước
đảm bảo an ninh và quy định việc thực hiện quyền tiếp cận nước sạch trong các văn
bản pháp luật có hiệu quả.
Công trình nghiên cứu giúp ích cho các nhà nghiên cứu trong công tác tuyên
truyền, chỉ đạo thực hiện pháp luật.
Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan nhà nước trong
việc xây dựng và thực hiện pháp luật có liên quan (đến chủ đề của luận văn). Ngoài
ra, luận văn còn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho hoạt động giảng dạy, nghiên
cứu ở Khoa Luật Ðại học Quốc gia Hà Nội và các cơ sở đào tạo khác ở Việt Nam.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, đề tài được kết cấu
thành 3 chương:
Chương 1. Một số vấn đề lý luận chung về an ninh nguồn nước và quyền tiếp
cận nước sạch
Chương 2. Thực trạng về đảm bảo an ninh nguồn nước và quyền tiếp cận
nước sạch của người dân vùng đồng bằng sông Hồng
Chương 3. Giải pháp hoàn thiện và nâng cao cơ chế đảm bảo an ninh nguồn
nước và quyền tiếp cận nước sạch của người dân vùng đồng bằng sông Hồng.
5
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ AN NINH NGUỒN NƢỚC
VÀ QUYỀN TIẾP CẬN NƢỚC SẠCH
1.1. Tài nguyên nƣớc và an ninh nguồn nƣớc
Thế giới hiện nay đã và đang khai thác, tận dụng triệt để các nguồn tài
nguyên thiên nhiên để phục vụ con người, trong quá trình sử dụng chúng ta có thể
thay thế nguồn tài nguyên này bằng nguồn tài nguyên khác, nhưng không có gì có
thể thay thế được nước trong cuộc sống. Một cách hiểu đơn giản hơn, đảm bảo
nguồn nước và phát triển kinh tế luôn phải được giải quyết hài hòa. Tuy nhiên, ngày
nay nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam đang phải đối mặt với
tình trạng thiếu hụt nguồn nước và vấn đề sử dụng nước sạch.
Vấn đề liên quan đến nguồn nước đã và đang nổi lên như một vấn đề chủ
chốt trong việc xác định hướng đi của các quốc gia hiện nay - hợp tác nhiều hơn hay
cạnh tranh nhiều hơn. Việt Nam cũng như các quốc gia khác trong khu vực đang
phải đối mặt và tìm ra cách giải quyết hữu hiệu về các vấn đề liên quan đến nguồn
nước. Sẽ không là cường điệu khi nói an ninh nguồn nước khi gặp khủng hoảng sẽ
đe dọa sự phát triển kinh tế và chính trị cũng như tính bền vững của môi trường.
Hiện nay, nước là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng cạnh tranh và bất
hòa trong và giữa các quốc gia, tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến các căng thẳng mới giữa
các quốc gia về việc chia sẻ nguồn nước trong khu vực và nguy cơ đấu tranh cục bộ
chống lại các quyết định của Chính phủ hoặc doanh nghiệp trong việc mở rộng các
ngành công nghiệp cần nhiều nước.
1.1.1. Tầm quan trọng của tài nguyên nước
Nước là yếu tố chủ yếu của hệ sinh thái, là nhu cầu cơ bản của mọi sự sống
trên Trái Đất và cần thiết cho các hoạt động kinh tế - xã hội của loài người. Cùng
với các dạng tài nguyên thiên nhiên khác, tài nguyên nước là một trong bốn nguồn
lực cơ bản để phát triển kinh tế - xã hội, là đối tượng lao động và là một yếu tố cấu
thành lực lượng sản xuất.
6
Từ xưa, con người đã biết đến vai trò quan trọng của nước; các nhà khoa học
cổ đại đã coi nước là thành phần cơ bản của vật chất và trong quá trình phát triển
của xã hội loài người thì các nền văn minh lớn của nhân loại đều xuất hiện và phát
triển trên lưu vực của các con sông lớn như: nền văn minh Lưỡng hà ở Tây Á nằm ở
lưu vực hai con sông lớn là Tigre và Euphrate (thuộc Irak hiện nay); nền văn minh
Ai Cập ở hạ lưu sông Nile; nền văn minh sông Hằng ở Ấn Ðộ; nền văn minh Hoàng
Hà ở Trung Quốc; nền văn minh sông Hồng ở Việt Nam...
Tài nguyên nước của một quốc gia hay của một vùng lãnh thổ gồm 2 loại:
loại từ nước nội địa sinh ra do mưa trừ đi lượng bốc hơi và loại nước quá cảnh chảy
từ nước khác (hoặc vùng lân cận đến).
Tài nguyên nước bao gồm nước trong khí quyển, nước mặt, nước dưới mặt
nước biển và đại dương. Các nguồn nước này hầu hết là tài nguyên tái tạo, nằm
trong chu trình tuần hoàn của nước. Mặc dù lượng nước trên Trái Đất là khổng lồ,
song lượng nước ngọt cho phép con người sử dụng chỉ chiếm một phần rất nhỏ bé
(dưới 1/100.000). Hơn nữa sự phân bố của các nguồn nước ngọt lại không đều theo
không gian và thời gian càng khiến cho nước trở thành một dạng tài nguyên đặc
biệt, cần phải được bảo vệ và sử dụng hợp lý.
Ngân hàng thế giới (WB) dự báo rằng trong 20 năm tới dân số thế giới có thể
đạt tới 8 tỷ người, sẽ làm tăng nhu cầu nước lên 650% khiến cho 26 quốc gia với
250 triệu dân sẽ lâm vào tình cảnh thiếu nước, căng thẳng về nước. Người ta tính
rằng cứ sau 21 năm, nhu cầu sử dụng nước lại tăng gấp đôi. Trong khi đó hiện nay,
ô nhiễm nước vẫn không ngừng tăng lên. 1/4 số hồ của Trung Quốc bị ô nhiễm,
hàng ngàn hồ của Thụy Điển bị Axit hóa, 3/4 lượng nước sông của Balan bị nhiễm
bẩn đến mức chỉ sử dụng cho nhu cầu công nghiệp cũng không đạt 2.
Các giá trị và tầm quan trọng của tài nguyên nước tại các lưu vực sông đã có
sự tác động đối với các nguồn tài nguyên khác và với con người, cụ thể như sau:
+ Tầm quan trọng theo tính chất đa chức năng gồm có: (i) Cung cấp các
nguồn tài nguyên quý giá cho sinh hoạt, sản xuất như nước, đất đai, rừng, khoáng
sản, thủy sản; (ii) Bảo vệ sự sống của con người và hệ sinh thái; (iii) Là môi trường
7
tiếp nhận, chuyển tải và tự làm sạch các chất thải; và (iv) Là môi trường tổng hợp
nhiều loại hàng hóa tự nhiên có giá trị kinh tế cao.
+ Giá trị của tài nguyên nước tại các lưu vực sông gồm có 17:
Giá trị sử dụng trực tiếp: (i) Cung cấp nước cho sinh hoạt & công nghiệp; (ii)
Cung cấp nước tưới; (iii) Cung cấp nước phát điện; (iv) Nuôi trồng thủy sản; và; (v)
Chống xâm nhập mặn.
Giá trị sử dụng gián tiếp: (i) Giao thông thuỷ; (ii) Khai thác cát lòng sông; (iii)
Cung ứng các dịch vụ phi thị trường, tiếp nhận tự làm sạch các chất thải; (iv) Tạo cảnh
quan môi trường; và (v) Phục vụ các hoạt động văn hoá, thể thao và giải trí.
Giá trị bảo tồn: (i) Tham gia vào chu trình nước trong tự nhiên; (ii) Duy trì
hệ sinh thái nước lành mạnh; (iii) Bảo tồn đa dạng sinh học dưới nước và trên cạn
trong phạm vi lưu vực; và (iv) Bảo tồn các vùng đất ngập mặn duyên hải, ngập
nước nội địa.
1.1.2. Một số vấn đề về an ninh môi trường và an ninh về nước
1.1.2.1. Sơ lược lịch sử của vấn đề an ninh môi trường
Quan điểm truyền thống tại các quốc gia khi nói tới an ninh quốc gia, chủ
yếu quan tâm tới chủ quyền dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ chống lại sự xâm lược về
quân sự từ quốc gia khác. Nhưng trong những năm gần đây, các quốc gia đã chú
trọng nhiều hơn tới việc mở rộng khái niệm truyền thống về an ninh sang những
lĩnh vực được gọi là các nguy cơ mới như cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, vi
phạm quyền con người, sự lan tràn của các căn bệnh truyền nhiễm và nguy cơ
xuống cấp môi trường do nhiễm độc, phá hủy tầng ôzôn, ô nhiễm nguồn nước…
Chính các vấn đề này đã làm thúc đẩy việc nghiên cứu mối quan hệ cụ thể giữa môi
trường và an ninh.
Nhân loại đã bước sang thế kỷ thứ 21 đối mặt với an ninh và phát triển là sự
thay đổi môi trường. Vấn đề suy thoái môi trường được đưa ra công luận thế giới từ
những năm 60 của thế kỷ 20 từ những bài viết của Rachel Carson. Cho đến những
năm 70, vấn đề này mới được nhận phản hồi tích cực: Hội nghị Stockhom, 1972 đã
đưa vấn đề này lên chương trình nghị sự toàn cầu và thành lập Chương trình Môi
8
trường Liên hợp quốc (UNEP); các tổ chức phi chính phủ như Hòa bình xanh và
Những người bạn của Trái đất, các cơ quan Bảo vệ môi trường Quốc gia đã được
thành lập; nhiều hiệp định đa phương về môi trường được đàm phán. Vào những
năm 80, Ủy ban Thế giới về Môi trường và Phát triển (WCED) đã được thiết lập và
đưa ra khái niệm mới phát triển bền vững để đưa vào chương trình toàn diện nhằm
cứu lấy môi trường. Ủy ban cũng đã kêu gọi mọi người nhận thức rằng an ninh môi
trường cũng một phần là chức năng của phát triển bền vững 2.
An ninh toàn diện của một quốc gia luôn bao gồm hai bộ phận có mối quan
hệ khăng khít với nhau: an ninh chính trị (bao gồm các yếu tố quân sự, kinh tế và
con người) và an ninh môi trường (bảo vệ và sử dụng môi trường). Các chuyên gia
ngày càng có nhiều ý kiến cho rằng quốc gia không còn là đối tượng duy nhất
đang được bảo vệ an ninh và ủng hộ việc chuyển từ khái niệm an ninh là tránh
khỏi các mối đe dọa khác sang khái niệm an ninh là tự do tiếp cận tới các dịch vụ
về môi trường. Mối quan hệ giữa an ninh và môi trường rất khó để phân tích, bởi
qua hàng thế kỷ đã coi an ninh là một khái niệm hẹp chỉ sự an toàn, không có
xung đột vũ trang. Nhưng nhiều nhà nghiên cứu đã đặc biệt tập trung nhấn mạnh
những chuyển biến của môi trường và nguồn tài nguyên cạn kiệt đóng vai trò là
những nguyên nhân tiềm tàng gây xung đột mạnh như Homer-Dixon, 1991, 1994;
Libiszewski, 1992; Bachler, 1994…Homer-Dixon đã kết luận rõ ràng rằng
“…khan hiếm các tài nguyên không phục hồi được là yếu tố góp phần đẩy đến
xung đột vũ trang ở rất nhiều nơi thuộc thế giới thứ ba” [2]. Việc môi trường
xuống cấp và tài nguyên cạn kiệt cũng góp phần tạo ra xung đột. Những phân tích,
bình luận của các chuyên gia đã chỉ ra môi trường sẽ trở thành yếu tố cốt lõi của
các tình trạng căng thẳng, trở thành kênh dẫn tới tình trạng căng thẳng, thành chất
xúc tác hay thậm chí là cái đích cho tình trạng căng thẳng trong tương lai, đặc biệt
là ở các nước đang phát triển.
Cách hiểu về an ninh môi trường ở các quốc gia, các tổ chức là khác nhau.
Nhưng đều tựu chung lại là: chỉ sự xuống cấp và tài nguyên cạn kiệt do nhiều
nguyên nhân như thiên tai, các hoạt động quân sự hoặc các xung đột vũ trang… tạo
9
ra dẫn đến nhiều mâu thuẫn gay gắt trong phát triển kinh tế - xã hội và quan hệ quốc
tế, đe dọa đến an ninh quốc gia; và cần có sự can thiệp, những giải pháp để làm dịu
bớt những tổn thất cho môi trường.
Tại Báo cáo Thiên niên kỷ của Hội đồng Châu Mỹ của Liên hiệp quốc xác
định “An ninh môi trường là việc bảo đảm an toàn trước các mối nguy hiểm môi
trường sinh ra do sự yếu kém trong quản lý hoặc thiết kế và có nguyên nhân trong
nước hay xuyên quốc gia” [2].
An ninh môi trường là trạng thái mà một hệ thống môi trường có khả năng
đảm bảo điều kiện sống an toàn cho con người trong hệ thống đó.
Rõ ràng là các nghiên cứu về môi trường và an ninh còn chưa thống nhất,
điều này cũng đã lý giải các khái niệm về an ninh môi trường còn chưa đồng nhất
giữa các học giả hay giữa các tổ chức quốc tế, quốc gia về môi trường. Dù chưa
thống nhất, nhưng việc đưa môi trường vào nội dung an ninh là việc đang nhận
được sự quan tâm rộng rãi trên thế giới.
1.1.2.2. Một số vấn đề an ninh về nước: sự khan hiếm nước và các tranh
chấp quốc tế liên quan đến nguồn nước
Khái niệm an ninh về nước được hiểu là [2]:
- Nước ngọt và hệ sinh thái được bảo vệ và cải thiện
- Phát triển bền vững và chính trị ổn định được cổ vũ
- Ai cũng có nước sạch để dùng với giá cả phải chăng, đảm bảo sức khỏe và
năng lực sản xuất
- Con người được bảo vệ khỏi các nguy hiểm do nước gây ra
- An ninh về nước của quốc gia là sử dụng tổng hợp, bảo vệ và phòng chống
có hiệu quả các tác hại về nước với 7 điểm cụ thể:
+ Cung cấp nước sạch và điều kiện vệ sinh cho mọi người
+ Đủ nước cho an ninh lương thực và phát triển kinh tế xã hội
+ Bảo tồn các hệ sinh thái nước
+ Phòng chống và giảm thiểu các tác hại do nước gây ra
+ Đánh giá nước hợp lý
10
+ Cộng tác nhiều bên để quản lý thống nhất tổng hợp tài nguyên nước có
hiệu quả và hiệu lực
+ Hợp tác quốc tế và các nguồn nước, chia sẻ vì lợi ích chung
Tổ chức cộng tác vì nước Toàn cầu (GWP) khuyến nghị các quốc gia căc cứ
chỉ tiêu chỉ dẫn về an ninh nước được đưa ra tại Diễn đàn nước thế giới lần thứ hai
và Hội nghị bộ trưởng 3/2000 tại Hà Lan, qua đó các quốc gia tự xây dựng cho
mình Chương trình hành động quốc gia về an ninh nước thế kỷ 21.
Sự khan hiếm về nước là cực kỳ nhạy cảm, nó dễ dàng tạo ra các kiểu bất ổn
định và rất có thể là cội nguồn của chiến tranh. Trên thực tế, chưa cần nhìn đến
tương lai 10 năm nữa, ngay cả trong quá khứ và hiện tại, nước cũng đã là nguồn tài
nguyên gây ra xung đột và chiến tranh giữa các quốc gia. Kể từ năm 1990, đã có ít
nhất 18 cuộc xung đột nghiêm trọng xảy ra trên khắp thế giới mà nguyên nhân xuất
phát từ sự cạnh tranh về các nguồn tài nguyên như: cuộc chiến tranh nước kéo dài
đến 30 năm ở Sudan…
Nước ngọt chỉ chiếm 1% nguồn tài nguyên nước thế giới, cần cho nhu cầu sử
dụng của con người, cho nông nghiệp và công nghiệp. Để đáp ứng nhu cầu nước tại
đô thị hiện nay, hơn một nửa thành phố ở Châu Âu đã khai thác quá mức nước
ngầm và nhiều nguồn nước ngầm bị ô nhiễm. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực, nhưng
ước tính hơn 20% dân số thế giới đang bị thiếu nước. Việc tìm kiếm nguồn nước
ngọt cấp cho các thành phố thường gây ra các xung đột tiềm tàng và thậm chí xảy ra
các cuộc chiến tranh vì nước.
Hơn 1 tỷ người không được tiếp cận các dịch vụ cơ bản như nước, con số
này sẽ tăng lên đến 3 tỷ người trong vòng 25 năm tới. Nhiều nơi trên thế giới, người
nghèo phải mua nước của những người bán lẻ nên thường đắt hơn. Một nghịch cảnh
là trong khi người nghèo đang đấu tranh với nước, thì nhiều thành phố có tới một
nửa lượng nước cấp bị thất thoát do rò rỉ và tệ ăn cắp nước. Do thiếu hiệu quả trong
công tác quản lý và không bình đẳng trong cấp nước như vậy có thể dẫn đến xung
đột sâu sắc hơn về mặt xã hội.
11
Vấn đề khan hiếm nước ngọt chủ yếu xảy ra do sự phân bố không đồng đều,
có thể kể đến như tại Mỹ, dân số chiếm 4% dân số thế giới nhưng sở hữu tới 8%
lượng nước ngọt toàn cầu; Trung Quốc chiếm 22% dân số thế giới nhưng chỉ sở hữu
7% lượng nước ngọt toàn cầu. Nhưng trên phạm vi thế giới, các tranh chấp liên
quan tới nguồn nước còn ở mức khẩn cấp hơn 2.
Các quốc gia ở đầu nguồn các dòng sông có nhiều ưu thế trong việc hạn chế
khối lượng nước ở thượng nguồn, tạo ra sức ép với các quốc gia ở hạ lưu. Như việc
Thổ Nhĩ Kỳ xây đập chặn nguồn nước của sông Tigris và Euphrates chảy vào Iraq;
Ai Cập, Sudan và Etiopia cũng tiềm cần xung đột do tranh chấp việc kiểm soát
nguồn nước sông Nile, bởi tại Ai Cập 98% lượng nước sử dụng ở quốc gia này bắt
nguồn từ sông Nile, nhưng có tới 85% lượng nước của sông Nile có nguồn gốc từ
Etiopia; Trung Quốc xây đập trên sông Brahmaputra, bắt nguồn từ Tây Tạng đã ảnh
hưởng nghiêm trọng tới nguồn nước ở hạ lưu Ấn Độ; hay như Trung Quốc xây 14
con đập bậc thềm ở Vân Nam, giữ lại hơn nửa lưu lượng dòng chảy, khiến mực
nước sông Mekong xuống thấp chưa từng có trong mùa khô, ảnh hưởng nghiêm
trọng đến nguồn cá và nông nghiệp của các nước vùng hạ lưu sông Mekong, tạo ra
sự bất bình trong khu vực các nước tiểu vùng sông Mekong…Những bài học về
xung đột nguồn nước ở Trung Đông và Nam Á đòi hỏi chúng ta phải suy nghĩ về an
ninh nguồn nước. Chiến lược quản lý khu vực là rất quan trọng đối với vấn đề an
ninh môi trường. Một quốc gia phụ thuộc nhiều vào nguồn nước quá cảnh hay có ưu
thế về nước quá cảnh thì nguy cơ mất an ninh ngày càng cao. Trên thế giới có hơn
200 lưu vực sông hồ là biên giới quốc tế, làm tăng nguy cơ tranh chấp về nước 2.
Thiếu nước đã làm nghèo thêm những cộng đồng nghèo. Dân nghèo ở thủ đô
Haiti phải chi 20% thu nhập để mua nước. 1/3 dân số Jacarta (Indonesia) – khoảng
2,6 triệu người phải mua nước từ xe bồn với giá 1,5 – 5,2 USD/m3. Gần toàn bộ
nước sinh hoạt ở Bỉ phải tải theo đường ống từ vùng biên giới với nước Pháp do
toàn bộ hệ thống nước mặt và nước ngầm bị nhiễm bẩn vì phân súc vật và nhiễm
mặn. Hiện nay 40% dân số thế giới sống trong 250 lưu vực sông. Đó là cội nguồn
gây ra tranh chấp.
12
Đối với các khu vực khan hiếm nước, một kế hoạch có tầm nhìn khu vực cần
được xây dựng một cách hoàn chỉnh và các quốc gia phát triển cần phải sẵn sàng
ủng hộ tài chỉnh cũng như kỹ thuật để thực hiện các kế hoạch như vậy. Cái giá bỏ ra
chắc chắn sẽ nhỏ hơn nhiều so với cái giá chúng ta phải trả khi xảy ra tranh chấp.
Có nhiều kiểu mất an ninh môi trường liên quan đến nước, các chuyên gia đã
gọi là cuộc chiến tranh nước, được Pascal Boniface (2002) đề cập với các kiểu sau:
- Những cuộc xung đột vũ trang công khai
- Thương thuyết, đàm phán căng thẳng giữa các quốc gia về chia xẻ nguồn
nước quá cảnh.
- Tranh chấp cộng đồng về chiếm dụng nguồn nước: ở nhiều nước, nông
nghiệp bị phê phán vì đã dùng quá nhiều nước nhưng đóng góp kinh tế lại không
đáng kể, nhiều nơi, các dịch vụ du lịch cũng bị lên tiếng vì chiếm dụng nước để
phục vụ du khách…
- Sử dụng nguồn nước như một công cụ chiến tranh: xâm chiếm, ngăn chặn,
phá hủy các nguồn nước làm cho kẻ địch dưới hạ nguồn khốn đốn. Như trong chiến
tranh vùng Vịnh, máy bay đồng minh tiến công liên tục vào hệ thống thủy lợi của
Iraq, hay quân Serbi đã phá hủy đập Permusa của Croatia năm 1993 trong cuộc
khủng hoảng Bancăng.
- Cuộc chiến tranh giành nước là cuộc chiến không có hồi kết
Trong tương lai, sẽ đến lúc những cuộc chiến mới giành và kiểm soát nguồn
nước, thậm chí sẽ khốc liệt hơn cả cuộc chiến dầu mỏ.
1.1.3. Biến động môi trường nước và an ninh con người
Rất nhiều thách thức chúng ta đối mặt ngày nay là những kết quả không chủ
định của những nỗ lực mà chúng ta đã làm nhằm tăng cường an ninh và thịnh
vượng cho loài người. Đó là việc con người đã và đang: (i) khai thác tài nguyên
(như cá, nước ngọt và gỗ) nhanh hơn khả năng tự phục hồi của chúng; (ii) đưa các
chất độc và chất thải khác vào trong đất, nước và không khí nhanh hơn sự tự làm
sạch của chúng và; (iii) sự thay đổi trầm trọng những hệ sinh thái rộng lớn (từ rừng
nhiệt đới cho đến các rạn san hô) đến mức chúng không thể tiếp tục hỗ trợ cho rất
nhiều giống loại hay cung cấp hiệu quả cho các dịch vụ môi trường.
13
Kết quả là, trên toàn thế giới, loài người đang phải trải qua sự khan hiếm
(đặc biệt là lương thực và nước uống), sự xâm lấn vi trùng, biến mất của các tiện
nghi môi trường và xả thải quá mức các hợp chất độc hại.
Khái niệm an ninh con người có ý nghĩa toàn diện và tổng hợp với việc phân
tích những mối bất an đa dạng mà con người phải đối mặt với toàn thế giới. Nó chỉ
ra bằng cách nào các hệ thống tương tác có thể vừa sản sinh những mối bất an,
trung hòa lẫn nhau, hay ngược lại, góp phần tăng cường an ninh.
Các yếu tố ảnh hưởng đến an ninh con người gồm các hệ thống về kinh tế,
chính trị, văn hóa, dân số và sinh thái. Bảo đảm an ninh con người là đảm bảo các
hệ thống trên nằm trong tầm kiểm soát và phát triển bền vững
Bảng 1.1: Các yếu tố của hệ thống an ninh con ngƣời 2
Các hệ thống
Kinh tế
Tăng an ninh
Giảm an ninh
- Phúc lợi
- Nghèo đói
- Các chính sách phúc lợi
- Không bình đẳng
- Khủng hoảng, đồi bại
Chính trị
Văn hóa
Dân số
- Luật
- Sử dụng các nguồn lực
- Khả năng thực thi luật pháp
bất hợp pháp
- Sự đồng thuận xã hội
- Phân biệt đối xử
- Công lí
- Phi công lý
- Tỷ lệ sinh thấp
- Tỷ lệ sinh cao
- Đô thị hóa
- Bùng phát di cư
- Hệ thống hỗ trợ cuộc sông
Sinh thái
(tiện nghi môi trường)
- Nguồn nguyên liệu
- Sự khan hiếm
- Dịch bệnh
Nguồn: UNDP, 1999
14
Từ góc độ an ninh con người, biến động môi trường nước đã có tác động rất
lớn trên ba khía cạnh. Thứ nhất, nó có thể trở thành nguồn bất ổn, thậm chí nếu quốc
gia không coi biến đổi môi trường nước như một hiểm họa của những giá trị hay các
lợi ích quốc gia thì các công dân có thể đánh giá khác đi. Thứ hai, nếu quốc gia thực
sự đánh giá mối quan hệ giữa biến động môi trường nước và an ninh cá nhân, thì sự
đánh giá này vẫn có thể bị nhìn nhận từ khia cạnh lợi ích của quốc gia. Thứ ba, biến
động môi trường nước có thể làm xấu đi những dạng tiềm năng của bất an ví dụ như
đói nghèo, phân biệt đối xử hay nạn khủng bố…Cần phải có nhận thức toàn diện về
vấn đề an ninh con người trong mối quan hệ với biến động của môi trường nước 2.
Ví dụ như nỗ lực để giảm bất an bằng cách xóa đói giảm nghèo có thể thất bại nếu
liên quan tới việc gia tăng sự suy giảm hay khan hiếm tài nguyên nước, tạo nên sự
tăng trưởng ngắn hạn sẽ làm lu mờ những mất mát về trung và dài hạn.
Khi an ninh con người và an ninh môi trường nước cũng hướng đến một
kết quả chung sẽ tạo điều kiện, trong đó cá nhân và cộng đồng có sự tiếp cận
công bằng và hợp lý những nhu cầu cần thiết để tồn tại và phát triển khỏe mạnh;
các xung đột về môi trường được giải quyết công bằng; môi trường nước được
bảo vệ khỏi hành vi phá hoại của con người. Dưới hoàn cảnh đó, các thể chế hỗ
trợ an ninh con người sẽ tăng khả năng thích nghi và ứng phó với những thay đổi
từ môi trường hơn là ngăn cản.
Báo cáo phát triển con người năm 1994 của Liên hợp quốc đã đưa ra quan
niệm về an ninh con người là sự an toàn của con người trước những mối đe doạ
kinh niên như nghèo đói, bệnh tật và đàn áp, và những sự cố bất ngờ, bất lợi trong
đời sống hàng ngày. Ngày nay, những mối đe dọa đối với con người (thất nghiệp,
ma túy, tội ác, ô nhiễm môi trường, nhân quyền, xung đột vũ trang, khủng bố…)
không còn là tính chất riêng lẻ của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc mà đã trở thành vấn
đề phổ biến đòi hỏi phải có sự phối hợp giải quyết của nhiều quốc gia. An ninh con
người cũng bao hàm mối liên hệ chặt chẽ với sự phát triển bền vững và vấn đề bảo
vệ các quyền cơ bản của con người.
Nền tảng bảo đảm an ninh con người là bảo đảm mỗi cá nhân không phải
15
chịu những đe dọa đối với sự thịnh vượng và giàu có của bản thân họ. Chương trình
phát triển Liên Hợp quốc (UNDP, 1994) đã đưa ra các mối đe dọa đến an ninh con
người gồm 7 danh mục:
+ An ninh kinh tế (đảm bảo thu nhập cơ bản)
+ An ninh lương thực (có khả năng tiếp cận bằng sức lao động hay kinh tế
tới lương thực)
+ An ninh sức khỏe
+ An ninh môi trường (tiếp cận với nguồn cấp nước sạch, không khí trong
lành và một hệ thống đất đai không bị thoái hóa)
+ An ninh cá nhân (được bảo đảm an ninh khỏi bạo lực thể chất và các đe dọa)
+ An ninh cộng đồng (được đảm bảo không bị phân biệt sắc tộc)
+ An ninh chính trị (được bảo vệ bằng các quyền con người cơ bản và có tự do)
An ninh con người đã đưa ra cơ hội để kết nối chính sách an ninh với chính
sách phát triển. Bởi phát triển bền vững không phải luôn là chiến lược được ưa
chuộng bởi các chuyên gia an ninh truyền thống. Nhưng để đi đến thành công về sự
phát triển chung, cộng đồng phải trở nên nhạy bén với an ninh con người và có
những mối quan tâm về an ninh môi trường và phạm vi chúng được chia sẻ. Có thể
nói rằng an ninh môi trường là một bộ phận của an ninh con người.
1.1.4. Mối quan hệ giữa an ninh nguồn nước và quyền con người
- Thứ nhất, an ninh nguồn nước là vấn đề của quyền con người
An ninh nguồn nước là một phần hợp thành an ninh môi trường. Bảo đảm an
ninh nguồn nước sẽ góp phần bảo đảm môi trường trong lành. Con người được sống
trong môi trường trong lành là quyền con người được ghi nhận lần đầu trong Tuyên
bố của Hội nghị Liên Hợp Quốc về môi trường con người (Tuyên bố Stockholm –
năm 1972), rằng con người có các quyền cơ bản về tự do, bình đẳng và điều kiện
sống tối thiểu trong môi trường trong lành, bình đẳng cho phép con người có cuộc
sống trong nhân phẩm và hạnh phúc.
Sự gắn kết giữa môi trường nước và quyền con người được thể hiện khá rõ
đối với việc bảo đảm thực hiện các quyền như: quyền được sống; sự toàn vẹn thân
16
thể của mỗi cá nhân, của đời sống mỗi gia đình; quyền đối với sức khỏe, thịnh
vượng và phát triển của mỗi cá nhân, cũng như nhóm và cộng đồng xã hội… Tất cả
các quyền này đều phụ thuộc vào môi trường sống, môi trường tự nhiên xung quanh
con người trong đó có môi trường nước. Và đây được xác định là cơ sở quan trọng
cho cuộc sống của tất cả mọi cá nhân, mọi cộng đồng xã hội.
Hiện nay, sức khỏe của con người đang bị ảnh hưởng ngày càng lớn bởi ô
nhiễm môi trường nước và sự thiếu nước. Và chính sự ô nhiễm, sự hủy hoại môi
trường nước đều trực tiếp tác động đến việc hưởng thụ quyền con người của tất cả
mọi người. Vì thế, nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của con người là phải nâng cao
chất lượng cuộc sống, bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong lành chính
là bảo đảm được sử dụng nước sạch. Do vậy, cộng đồng thế giới thừa nhận việc
được sống trong môi trường trong lành, được sử dụng nước sạch chính là vấn đề của
quyền con người.
- Thứ hai, bảo vệ nguồn nước là điều kiện tiền đề để thực hiện hóa quyền
con người.
Một sự thật hiển nhiên, các quyền cơ bản của con người không thể thực
hiện được nếu nguồn nước không được đảm bảo, vì nước có tác động trực tiếp
tới hưởng thụ quyền của mỗi cá nhân và cả cộng đồng. Vì vậy, bảo vệ và nâng
cao chất lượng nguồn nước là nhu cầu thiết yếu để bảo vệ cuộc sống con người,
là điều kiện tiền đề bảo đảm nhân phẩm và giá trị của con người, phát triển và
hoàn thiện nhân cách con người.
Các hoạt động của con người đã làm ô nhiễm và cạn kiệt nguồn nước trên
phạm vi toàn cầu đã gây hại cho sức khỏe con người. Do vậy, quyền sống của con
người đang bị ảnh hưởng trực tiếp hàng ngày do sự ô nhiễm nguồn nước gây ra.
Trách nhiệm bảo vệ môi trường và quyền con người trước hết thuộc về Nhà nước.
Nhà nước có trách nhiệm tôn trọng, bảo vệ và thực hiện các quyền con người về
môi trường, trong đó có quyền được sử dụng nước sạch.
- Thứ ba, bảo vệ và thực hiện tốt quyền con người là điều kiện thiết yếu để
có chính sách tốt về đảm bảo an ninh nguồn nước ở mỗi quốc gia.
17
Để có chính sách tốt về bảo vệ môi trường nói chung, môi trường nước nói
riêng, đòi hỏi các quyền con người phải được bảo đảm thực hiện. Các chuyên gia về
môi trường và nhân quyền cho rằng, để có chính sách tốt về môi trường chỉ có thể
thông qua việc bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin về môi trường, quyền
được tham gia của dân chúng trong việc ban hành các quyết định về môi trường và
tiếp cận tư pháp liên quan đến môi trường. Các quyền này có tính chất thủ tục để
thực hiện hóa các quyền về môi trường. Khi các quyền này được thực hiện tốt giúp
cho người dân đóng vai trò tích cực, chủ động đối với các quyết định, chính sách
của Nhà nước có liên quan đến môi trường; thực hiện dân chủ hóa đối với các quyết
định, chính sách về môi trường. Chính sự tham gia này sẽ hạn chế tệ quan liêu của
những người ban hành chính sách, bảo đảm sự cân bằng giữa lợi ích bảo vệ nguồn
nước – phát triển bền vững với nhu cầu tăng trưởng kinh tế. Và vì vậy, việc thực
hiện các quyền có tính chất thủ tục này rất quan trọng, qua đó sẽ tạo ra nguồn nước
được bảo đảm cho sức khỏe, bảo vệ lợi ích số đông, lợi ích cộng đồng, bảo vệ
những người dễ bị tổn thương trong xã hội như trẻ em, phụ nữ, người nghèo, dân
tộc thiểu số…
1.1.5. Các thách thức, rủi ro về an ninh nguồn nước trong khu vực Châu Á
- Các quốc gia đang phải đối mặt với nhiều vấn đề phức tạp ảnh hưởng đến
nguồn nước như: gia tăng dân số; lượng tiêu thụ nước của hộ gia đình không
ngừng tăng; quá trình mở rộng hệ thống thủy lợi, thủy điện và các ngành công
nghiệp cần nhiều nước…đã làm giảm lượng nước hàng năm tại các châu lục: Châu
Á giảm 1,6% mỗi năm, Châu Âu…Thậm chí, ở những nơi mà lượng nước vốn ít
như các vùng Trung Đông, khu vự Tây Á chỉ cần có một sự suy giảm hoặc biến
đổi về lượng nước mưa hàng năm đã có thể khiến cho khu vực đó rơi vào tình
trạng khủng hoảng nước, tác động nghiêm trọng đến cộng đồng tại khu vực và tác
động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế, con người cũng như ảnh hưởng đến việc
bảo vệ môi trường 19.
- Có nhiều thành phố trong khu vực đang phải đối mặt với nỗi ám ảnh về cạn
kiệt nguồn nước như: thủ đô Sana’a của Yemen và Quatta ở Pakistan; …Trong các
18
cuộc ngiên cứu, tìm kiếm của các tổ chức thì tại các nước đang phát triển, hàng
chục triệu giếng khoan đã và đang đe dọa sẽ rút cạn mạch nguồn nước ngầm, trong
khi đó các con sông vẫn đang dần kiệt quệ. Có nhiều quốc gia xuất siêu, nhập siêu
trong việc xuất khẩu các nhiên liệu hóa thạch, quặng khoáng sản và gỗ từ các quốc
gia khác, nhưng lại phải tự xoay sở với nguồn tài nguyên nước của quốc gia mình.
- Việc nguồn nước bị sử dụng khi vượt quá 25% tổng nguồn nước có thể tái
tạo đã tạo ra áp lực về nguồn nước tại mỗi quốc gia. Nhiều quốc gia đã tìm ra cách
thức đảm chất lượng nước, xoay vòng việc sử dụng nước để quản lý nguồn nước tốt
hơn, có thể kể đến như Nhật Bản ….Trong một bản báo cáo vào năm 2009 của Ủy
ban kinh tế, xã hội Liên hợp quốc ở Châu Á Thái Bình Dương (UNESCAP) đã cảnh
báo về tình trạng khủng hoảng nước tại Châu Á “sự thiết hụt nguồn nước ở mức độ
này dẫn đến tình trạng tranh giành một nguồn tài nguyên quý giá đang nổi lên như
là mối đe dọa lớn tới ổn định trật tự xã hội” 28.
- Do sự gia tăng dân số, tiêu dùng và áp lực phát triển kinh tế tăng cao, đồng
thời sự gia tăng sản lượng lương thực tại các châu lục bị chững lại, các Châu lục cần
một cuộc cách mạnh xanh, nhưng nguồn nước sẽ là trở ngại lớn nhất để thực hiện.
Đặc biệt là ở Châu Á và Châu Phi.
- Nguồn nước sử dụng tăng mạnh nhất không phải đến từ lĩnh vực nông
nghiệp mà từ lĩnh vực công nghiệp và các hộ gia đình ở khu đô thị. Liên hợp Quốc
đã dự đoán rằng lượng nước tiêu thụ trong công nghiệp sẽ tăng gấp đôi từ năm 2000
đến năm 2025, trong đó tập trung chủ yếu ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương,
“do khu vực này sẽ trở thành trung tâm sản xuất công nghiệp của thế giới và phát
triển mạnh mẽ ở những ngành sử dụng nhiều nước như sản xuất phụ tùng phương
tiện giao thông vận tải, đồ uống và dệt may” 29.
- Sự phụ thuộc vào nước từ những con sống và mạch nước ngầm xuyên quốc
gia ngày càng phổ biến tại các nước Châu Á, nhưng chỉ có bốn trong số 57 lưu vực
sông xuyên quốc gia chịu sự điều chỉnh của các điều ước quốc tế về chia sẻ nguồn
nước hay các hình thức hợp tác được thể chế hóa. Đó là sông Mekong (nơi không
có sự tham gia của Trung Quốc, một quốc gia thượng nguồn chiếm khá nhiều ưu
19