TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÒA BÌNH
VIỆN QUẢN LÝ SAU ĐẠI HỌC
ĐỀ CƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Tên đề tài: Quản lý Nhà nước về đất đai trên
địa bàn huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.
Học viên: Lường Anh Dũng
Ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 8340410
Người hướng dẫn: PGS.TS Phạm Thanh Thủy
Điện Biên, năm 2019
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
Hà Nội, ngày …… tháng …… năm 2019
Giáo viên hướng dẫn
LỜI MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, là tư liệu sản
xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng trong môi trường sống, là địa bàn phân
bố dân cư, cơ sở phát triển kinh tế, văn hoá đời sống xã hội Nhân dân. Tài
nguyên đất thì có hạn, không tái tạo lại được trong đó dân số tăng nhanh dẫn đến
nhu cầu sử dụng đất cho các mục đích ngày càng tăng. Để giải quyết vấn đề này
cần quản lý, sử dụng đất đai một cách hợp lý, có hiệu quả tránh lãng phí tài
nguyên đất đai.
Để đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai trong quá trình phát
triển kinh - xã hội của huyện Nậm Pồ giai đoạn từ 2015 đến 2020, cần nghiên
cứu thực trạng của nó để thấy được những kết quả đạt được, những mặt còn tồn
tại trong công tác quản lý nhà nước về đất đai của huyện Nậm Pồ, từ đó đưa ra
những biện pháp khắc phục phù hợp nhằm khai thác sử dụng nguồn lực đất đai
có hiệu quả hơn. Nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, mang lại lợi ích thiết
thực về đời sống kinh tế xã hội, làm thay đổi bộ mặt của một huyện nghèo vùng
cao biên giới chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội nhờ nông nghiệp. Đây cũng là
những nội dung cần được nghiên cứu nhằm góp phần làm sáng tỏ những vấn đề
nêu trên, học viên lựa chọn đề tài nghiên cứu “Quản lý nhà nước về đất đai
trên địa bàn huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên”.
1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu
Công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Nậm Pồ giai
đoạn từ 2015 đến 2020.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
1.3.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng tình hình quản lý nhà nước về đất đai trên
địa bàn huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên từ đó đề xuất giải pháp nhằm quản lý nhà
nước về đất đai tốt hơn.
1.3.2. Mục tiêu cụ thể
Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước về
đất đai.
Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về đất đai và chỉ ra nguyên nhân
của những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý nhà nước về đất đai của huyện
Nậm Pồ.
Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý nhà nước về đất đai tại địa
phương.
Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường công tác quản quản lý nhà nước về
đất đai trên địa bàn huyện giúp cho các cơ quan chức năng của địa phương có
một định hướng trong việc quản lý nhà nước về đất đai ở huyện Nậm Pồ những
năm sắp tới.
1.3.2. Mục tiêu cụ thể
Nghiên cứu giữa lý luận và thực tiễn liên quan đến quản lý nhà nước về
đất đai trên địa bàn huyện Nậm Pồ.
Nhận biết được các vấn đề về quản lý nhà nước về đất đai, những nguyên
nhân liên quan đến đất đai ở huyện Nậm Pồ.
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa
bàn huyện Nậm Pồ
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: hoạt động quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện
Nậm Pồ
Về thời gian được thực hiện: từ năm 2015 đến 2020.
Về nội dung: Nội dung nghiên cứu tập trung đánh giá thực trạng công tác
quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Nậm Pồ và đưa ra giải pháp thực
hiện tốt hơn trong thời gian tới.
1.5. Phương pháp nghiên cứu đề tài
1.5.1. Phương pháp nghiên cứu chung
Ngoài việc sử dụng phương phương pháp duy vật biện chứng và duy
vật lịch sử của triết học Mác – Lê ninh, quá trình nghiên cứu còn sử dụng các
phương pháp như: Phân tích thống kê, chi tiết hóa, so sánh, đánh giá, tổng
hợp, khái quát, theo nhiều cách riêng rẽ tới kết hợp với nhau. Chúng được sử
dụng trong việc khảo cứu, phân tích, đánh giá các nghiên cứu lý luận và thực
tiễn thực hiện chính sách đất đai. Trên cơ sở đó, cùng với tình hình thực tế và
đặc điểm của huyện Nậm Pồ, học viên lựa chọn các nội dung và chỉ tiêu đánh
giá công tác quản lý nhà nước về đất đai ở đây.
1.5.2. Phương pháp thu thập tài liệu
- Thu thập từ tài liệu thứ cấp.
- Thu thập tài liệu sơ cấp.
1.5.3. Phương pháp điều tra
- Chọn điểm điều tra.
- Đối tượng điều tra.
1.5.4. Phương pháp phân tích tổng hợp
Là phương pháp phổ biến trong phân tích kinh tế được vận dụng trong
quá trình nghiên cứu đề tài nhằm phân tích từng nội dung tiêu chí qua tổng hợp
nhận xét đánh giá về công tác quản lý nhà nước về đất đai của từng loại đối
tượng điều tra. Từ đó đưa ra các kết luận tổng hợp.
1.5.5. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo
Từ các kết quả nghiên cứu các huyện trên địa bàn tỉnh Điện Biên, tập hợp ý
kiến của những chuyên gia về lĩnh vực có liên quan, tham gia ý kiến của các cấp
chính quyền học viên sẽ đưa ra các giải pháp phù hợp.
1.6. Kết cấu của luận văn
Phần mở đầu.
Chương 1. Quản lý nhà nước về đất đai trong nền kinh tế
Chương 2. Thực trạng quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện
Nậm Pồ
Chương 3. Định hướng và giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước
về đất đai tại huyện Nậm Pồ.
Phần Kết luận.
CHƯƠNG 1
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRONG NỀN KINH TẾ
1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
ĐẤT ĐAI
1.1.1. Vai trò của đất đai
Đất đai có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống kinh tế, chính trị,
xã hội của mỗi đất nước. Nhiều nước trên thế giới đã đưa vấn đề đất đai vào
Hiến pháp của mình nhằm bảo vệ, quản lý và sử dụng đất đai có hiệu quả. Ở
Việt Nam, đất đai được xác định là tài nguyên quý giá của quốc gia; là tư liệu
sản xuất đặc biệt, nguồn nội lực quan trọng nhất để phát triển kinh tế - xã hội; là
bộ phận cơ bản của lãnh thổ quốc gia; là thành phần quan trọng của môi trường
sống; là thành quả đấu tranh cách mạng của nhiều thế hệ… Do đó, đất đai luôn
là vấn đề được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm.
1.1.2. Đặc điểm của đất đai
Đất đai là tài nguyên quý giá của mỗi quốc gia, quốc gia nào có nhiều đất
đai thì quốc gia đó sẽ phát triển tốt. Đất đai không tự sinh ra mà đã có sẵn ở mỗi
quốc gia và là tư liệu sản xuất chủ yếu của ngành nông nghiệp. Đặc điểm đất đai
ảnh hưởng lớn đến quy mô, cơ cấu và phân bố của ngành nông nghiệp. Vai trò
của đất đai càng lớn hơn khi dân số ngày càng đông, nhu cầu dùng đất làm nơi
cư trú, làm tư liệu sản xuất,… ngày càng tăng. Vì vậy, phải nghiên cứu, tìm hiểu
quy mô, đặc điểm đất đai để bố trí cơ cấu sử dụng thích hợp nhằm phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước, nâng cao đời sống nhân dân.
1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
ĐẤT ĐAI
1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước về đất đai
Quản lý Nhà nước về đất đai là hoạt động tổ chức và điều chỉnh bằng
quyền lực Nhà nước đối với các hành vi của các chủ thể tham gia quan hệ pháp
luật đất đai để thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu toàn dân về đất đai nhằm duy
trì và phát triển các quan hệ đất đai theo trật tự pháp luật quy định.
Như vậy, quản lý nhà nước về đất đai là tổng hợp các hoạt động của cơ
quan Nhà nước về đất đai: đó là các hoạt động trong việc nắm và quản lý trình
hình sử dụng đất đai; trong việc phân bố đất đai vào các mục đích sử dụng theo
chủ trương của Nhà nước; trong việc kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng đất.
Các hoạt động tổ chức, điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước thực chất là
thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về đất đai. Đảng và Nhà nước ta trên
cơ sở quy định chế độ sở hữu toàn dân về đất đai đã luôn luôn quan tâm tới việc
quản lý thống nhất vốn đất quốc gia từ trung ương đến từng địa phương.
Vấn đề quản lý không đơn thuần chỉ là xây dựng, kiện toàn các hệ thống
cơ quan quản lý đất đai mà quan trọng là xác định được các nội dung quản lý đất
đai và quy định chặt chẽ về mặt pháp lý các nội dung đó.
1.2.2. Vai trò quản lý nhà nước về đất đai
Quản lý nhà nước về đất đai có vai trò quan trọng đối với sự phát triển
kinh tế, xã hội của huyện Nậm Pồ, trong đó đất đai được Nhà nước quản lý
nhằm:
Sử dụng đất đai hợp lý và có hiệu quả. Đất đai được sử dụng vào tất cả
các hoạt động của con người, tuy có hạn về mặt diện tích nhưng sẽ trở thành
năng lực sản xuất vô hạn nếu biết sử dụng hợp lý. Thông qua chiến lược sử dụng
đất, kế hoạch sử dụng đất, xây dựng quy hoạch, Nhà nước điều tiết để các tổ
chức, cá nhân sử dụng đất sử dụng đúng mục đích, đúng quy hoạch nhằm thực
hiện mục tiêu chiến lược đã đề ra;
Việc ban hành các chính sách pháp luật, các quy định về sử dụng đất đai
tạo ra một hành lang pháp lý cho việc sử dụng đất đai, tạo nên tính pháp lý cho
việc bảo đảm lợi ích chính đáng của tổ chức, cá nhân sử dụng đất, đồng thời
cũng bảo đảm lợi ích của Nhà nước trong việc sử dụng, khai thác quỹ đất có
hiệu quả;
Tăng cường hướng dẫn và kiểm tra việc quản lý nhà nước về lĩnh vực đất
đai trên địa bàn huyện Nậm Pồ, trong đó tập trung một số nội dung: đất hoang,
đất nông nghiệp không sản xuất được, giao đất nông nghiệp đúng đối tượng chủ
yếu là người địa phương có nhu cầu sản xuất nông nghiệp thật sự, tránh lãng phí
đất. Từ đó, phát hiện những mặt tích cực để phát huy, điều chỉnh và giải quyết
những sai phạm;
Việc quản lý nhà nước về đất đai còn giúp Nhà nước ban hành các chính
sách, quy định, đồng thời, bổ sung, điều chỉnh những chính sách không còn phù
hợp với thực tế.
1.2.3. Nguyên tắc quản lý nhà nước về đất đai
Quản lý nhà nước về đất đai bao gồm các nguyên tắc chủ yếu như:
a. Nguyên tắc quản lý tập trung và thống nhất của nhà nước
b. Nguyên tắc phân cấp gắn liền với các điều kiện bảo đảm hoàn thành
nhiệm vụ
c. Quản lý đất đai theo nguyên tắc tập trung dân chủ:
d. Nguyên tắc kế thừa và tôn trọng lịch sử:
1.2.4. Sự cần thiết phải quản lý nhà nước về đất đai
Hoạt động của thị trường luôn có hai mặt tích cực và tiêu cực, do đó cần
có sự quản lý, can thiệp, điều chỉnh của Nhà nước bằng các công cụ và chính
sách phù hợp nhằm phát huy tính tích cực và hạn chế những tiêu cực của thị
trường trong lĩnh vực đất đai.
Trong những năm gần đây việc phát triển thị trường bất động sản là một
thành phần nhạy cảm nhất trong quản lý nhà nước về đất đai. Ngay cả đối với
những nước được coi là có nền kinh tế thị trường tự do phát triển, thì vai trò
quản lý nhà nước đối với phân bổ và sử dụng đất cũng rất lớn. Vì vậy, quản lý
nhà nước về đất đai là nhằm đảm bảo 3 mục đích cơ bản:
Đảm bảo sử dụng đất có hiệu quả, tránh lãng phí
Đảm bảo tính công khai, minh bạch trong quản lý và sử dụng
Tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
1.3. NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI
Quản lý nhà nước về đất đai bao gồm có 15 nội dung được quy định tại
Điều 22, Luật Đất đai năm 2013. Tuy nhiên, trong phạm vi đề tài, học viên trình
bày thành 7 nội dung chính nhằm phù hợp với thực tiễn của công tác quản lý nhà
nước về đất đai ở địa phương.
1.3.1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng
đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó
1.3.2. Công tác kỹ thuật và nghiệp vụ địa chính
1.3.3. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
1.3.4. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi và chuyển mục đích
sử dụng đất
1.3.5. Quản lý tài chính về đất đai
1.3.6. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người
sử dụng đất và quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai
1.3.7. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật
về đất đai; giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo
trong quản lý và sử dụng đất.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Quản lý nhà nước về đất đai là nhu cầu khách quan, là công cụ để bảo vệ
và điều tiết các lợi ích gắn liền với đất đai và quan trọng nhất là bảo vệ chế độ
sở hữu về đất đai. Nhiệm vụ này cần được đổi mới một cách cụ thể và phù hợp
để đáp ứng yêu cầu quản lý và tương xứng với điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội
của đất nước trong từng giai đoạn.
Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý, chính
quyền thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu và quản lý nhà nước về đất đai trên
địa bàn được quy định bởi pháp luật. Với phạm vi đề tài, chính quyền cấp huyện
thực hiện việc quản lý nhà nước trên địa bàn gồm 7 nội dung chủ yếu gồm:
Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và
tổ chức thực hiện các văn bản đó; công tác kỹ thuật và nghiệp vụ địa chính; quản
lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi
và chuyển mục đích sử dụng đất; quản lý tài chính về đất đai; quản lý, giám sát
việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất và quản lý các hoạt
động dịch vụ công về đất đai; thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định
của pháp luật về đất đai; giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố
cáo trong quản lý và sử dụng đất.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ÐẤT ÐAI TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN NẬM PỒ, TỈNH ĐIỆN BIÊN
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN
NẬM PỒ
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Nậm Pồ là một huyện miền núi, biên giới, nằm về phía Tây bắc của tỉnh
Điện Biên, cách thành phố Điện Biên Phủ khoảng 140 km, có diện tích tự nhiên
là 149.559,12 ha, với 15 đơn vị hành chính xã, trong đó có 8/15 xã biên giới
giáp nước bạn Lào, có đường biên giới Quốc gia dài 119,7 km, có 2 cửa khẩu
phụ. Huyện được thành lập theo Nghị quyết số 45/NQ-CP ngày 25/8/2012 của
Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập đơn vị hành chính
cấp xã, cấp huyện thuộc tỉnh Điện Biên. Địa giới hành chính như sau:
+ Phía Đông giáp huyện Mường Chà;
+ Phía Tây giáp huyện Mường Nhé và nước Cộng hòa dân chủ Nhân dân
Lào;
+ Phía Nam giáp nước Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào;
+ Phía Bắc giáp huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu.
2.1.2. Địa hình địa mạo
Nậm Pồ có địa hình địa hình đồi núi cao chạy dài theo hướng Tây Bắc Đông Nam, có xu hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam và nghiêng dần từ Tây
sang Đông, độ cao từ 200m đến 1800m. Xen kẽ giữa các dãy núi có các dạng địa
hình thung lũng, sông suối, thềm bãi bồi, mô sụt võng,... phân bố rộng khắp trên
địa bàn nhưng diện tích nhỏ, hẹp có điều kiện giữ nước và tưới nước trên hầu hết
diện tích đất đã được khai thác trồng lúa và hoa màu.
2.1.3. Khí hậu
Nậm Pồ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa khô (mùa đông)
và mùa mưa (mùa hè). Mùa khô từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau, có
gió mùa đông lạnh khô, chịu ảnh hưởng của gió Tây khô nóng (gió Lào); ít mưa,
chịu nhiều sương muối và rét hại gây bất lợi cho đời sống và sản xuất nông
nghiệp. Mùa mưa từ tháng 5 - 10, mưa nhiều với đặc tính diễn biến bất thường,
phân hóa đa dạng, ít chịu ảnh hưởng của bão, nhưng chịu ảnh hưởng của gió
mùa Tây Nam chứa một lượng ẩm lớn kèm theo các nhiễu động khí quyển mạnh
và thường xuyên đã tạo ra các cơn mưa dông, mưa rào kéo dài 2 đến 3 ngày,
thường xuất hiện dông, mưa đá. Độ ẩm tương đối trung bình thường từ 78 –
93%. Có lượng mưa lớn, bình quân từ 1.800 – 2.500 mm/năm, mưa tập trung từ
tháng 6 - 9.
2.1.4. Các nguồn tài nguyên
* Tài nguyên nước: Nguồn nước mặt của huyện chủ yếu được cung cấp
bởi hệ thống sông Suối Nậm Pồ, suối Nậm Chà, suối Nậm Chim, Nậm Bai, Nậm
He và nhiều hệ thống các khe suối nhỏ nằm ở các khe núi, ao, hồ khác. Do nằm
trên địa hình phức tạp, chia cắt mạnh và có độ dốc lớn nên việc khai thác và sử
dụng nguồn nước mặt cũng có nhiều hạn chế. Chất lượng nguồn nước khá tốt, là
nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sinh hoạt và sản xuất của người dân trong
huyện. Hiện chưa có tài liệu cụ thể nghiên cứu về trữ lượng nước ngầm, nhưng
qua khảo sát sơ bộ tại một số giếng nước trong khu vực có rừng cho thấy mực
nước ngầm nằm ở độ sâu 6-10m, có thể khai thác dùng trong sinh hoạt cho Nhân
dân.
Nhìn chung, tài nguyên nước của huyện khá dồi dào, khá thuận lợi cho đầu tư
khai thác thủy điện; nhưng do địa hình dốc, diện tích đồi núi trọc khá nhiều nên
việc khai thác phục vụ sinh hoạt và sản xuất khó khăn.
* Tài nguyên đất
Trải qua quá trình Feralit, bào mòn, rửa trôi, bồi tụ, hình thành mùn, trên
địa bàn huyện Nậm Pồ có các loại đất sau:
Đất mùn đỏ vàng trên đất đá biến chất, loại đá mẹ Firit (Hs);
Đất đỏ vàng trên đá biến chất (Fs);
Đất đỏ mùn trên đá sét (Hs);
Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa (Fl);
Đất thung lũng dốc tụ trồng lúa (Dl);
Đất phù sa, sông suối (Py);
Đất mòn, trơ sỏi đá.
* Tài nguyên rừng: Là một huyện có tài nguyên rừng và thảm thực vật
khá phong phú, đa dạng chủng loại cây được phân bố đều trên địa bàn 15/15 xã,
hiện còn tồn tại một số loài cây quý hiếm nằm trong sách đỏ như: Pơ mu, Sa Mu
và nhiều loại quý hiếm có giá trị kinh tế cao cũng như trong nghiên cứu khoa
học gồm: giổi, sấu, trám, muồng hoa vàng nhưng hiện nay số lượng không đáng
kể. Các cây rừng nhân tạo chủ yếu là: Keo, tre.
Nậm Pồ có tài nguyên rừng rất lớn, chưa tính diện tích đất đồi núi chưa sử
dụng có khả năng sử dụng vào mục đích lâm nghiệp và diện tích rừng phát triển
sau nương rẫy thì huyện hiện có khoảng 60.000 ha đất có rừng tự nhiên chiếm
khoảng 40% tổng diện tích tự nhiên của huyện.
Đất lâm nghiệp chưa có rừng (theo quy hoạch 3 loại rừng) trên địa bàn huyện có
khoảng 52.000 ha, tập trung chủ yếu ở các xã Si Pa Phìn khoảng 8.000 ha, Phìn
Hồ khoảng 5.000 ha, Pa Tần khoảng 5.000 ha, Vàng Đán khoảng 3.400 ha v.v..
* Tài nguyên khoáng sản: Nậm Pồ chưa có nghiên cứu đánh giá về tài
nguyên khoáng sản trên địa bàn, theo khảo sát sơ bộ tài nguyên khoáng sản trên
địa bàn huyện chỉ có khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường như: đá kết
xây dựng thông thường tuy nhiên trữ lượng nhỏ, phân bố không tập trung.
Hiện có các điểm mỏ đá đã được cấp phép khai thác gồm mỏ đá Pa Tần
xã Pa Tần của Công ty TNHH Trường Thọ Điện Biên; mỏ đá Huổi Nhạt 2, xã
Chà Nưa của công ty cổ phần đầy tư xây dựng và thương mại Huy Hoàng;
Còn một số điểm mỏ đá chưa khai thác gồm: Huổi Sang xã Nà Hỳ; Nà
Cang xã Chà Nưa; Km 51; Km 53 bản Pa Tần xã Pa Tần; Phi Lĩnh xã Si Pa
Phìn; Nà Khoa xã Nà Khoa; Nậm Chim xã Si Pa Phìn; Nà Hỳ 1 xã Nà Hỳ v.v...
Trữ lượng cát sỏi trên các suối của huyện trữ lượng ít, không tập trung,
chất lượng không cao do lẫn phù sa đất.
2.1.5. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội và các ngành kinh tế
2.1.6. Dân số, lao động, việc làm, thu nhập và đời sống nhân dân
2.1.7. Thực trạng về phát triển cơ sở hạ tầng
2.1.8. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện
Nậm Pồ.
2.2. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI
2.2.1. Hiện trạng sử dụng đất theo mục đích sử dụng
Theo số liệu thống kê đất đai năm 2015, tổng diện tích tự nhiên của huyện
Nậm Pồ là 149.559,12 ha. Trong đó: Đất nông nghiệp: 82.897,42 ha, đất phi
nông nghiệp: 2.715,41 ha và đất chưa sử dụng: 63.946,29 ha.
a. Đất nông nghiệp
b. Đất sản xuất nông nghiệp
c. Đất lâm nghiệp:
d. Đất nuôi trồng thủy sản:
e. Đất nông nghiệp khác:
f. Đất phi nông nghiệp
g. Đất chưa sử dụng
2.2.2. Biến động đất đai giai đoạn 2015 – 5/2018.
2.3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TẠI
HUYỆN NẬM PỒ
Quản lý nhà nước về đất đai là nhu cầu khách quan, là công cụ bảo vệ và
điều tiết các lợi ích gắn liền với đất đai, và quan trọng nhất là bảo vệ chế độ sở
hữu về đất đai. Nhiệm vụ này cần được đổi mới một cách cụ thể và phù hợp để
đáp ứng các yêu cầu quản lý và tương xứng với điều kiện chính trị, kinh tế, xã
hội trong từng giai đoạn.
Công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Nậm Pồ ngày
càng được tăng cường, dần dần đi vào nề nếp, pháp luật đất đai đã đi vào cuộc
sống xã hội, thể hiện cụ thể ở các nội dung sau:
2.3.1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng
đất đai và tổ chức thực hiện thi hành Luật Đất đai
2.3.2. Công tác kỹ thuật và nghiệp vụ địa chính
2.3.3. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
2.3.4. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi và chuyển mục đích
sử dụng đất
2.3.5. Quản lý tài chính về đất đai
2.3.6. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người
sử dụng đất và quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai
2.3.7. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật
về đất đai; giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo
trong quản lý và sử dụng đất.
2.4. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT
ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NẬM PỒ.
2.4.1. Kết quả đạt được
Công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Nậm Pồ trong
những năm qua rất được chú trọng. Đến nay công tác quản lý nhà nước về đất
đai đã đi vào nề nếp và đạt được những thành tựu quan trọng. Huyện Nậm Pồ
chưa được đo đạc thành lập bản đồ địa chính, công tác trích đo thành lập bản đồ
địa chính phục vụ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhỏ lẻ, kiểm kê,
thống kê đất đai, thanh tra kiểm tra đất đai đã tổ chức thực hiện kịp thời, tạo điều
kiện thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước về đất đai ổn định, chính xác.
Công tác quy hoạch trung tâm huyện, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn
huyện đã đạt được một số kết quả nhất định, giúp cho công tác quản lý nhà nước
về đất đai của huyện dần đi vào nề nếp.
Hệ thống hạ tầng kỹ thuật của huyện từng bước đã được đầu tư xây dựng
và cải tạo nâng cấp khá toàn diện, bảo đảm phục vụ kịp thời các yêu cầu phát
triển kinh tế - xã hội và đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần cho nhân dân.
Các quyền của người sử dụng đất đã được chính quyền huyện quan tâm
giải quyết và nhu cầu người sử dụng đất như: đăng ký cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình cá nhân nhỏ lẻ, đăng ký thế chấp, xóa thế
chấp, chuyển nhượng, chuyển mục đích,... Đây là cơ sở để người sử dụng đất
phát huy được nguồn lực đất đai tạo sự phát triển kinh tế xã hội, đây là cơ sở để
Nhà nước tăng nguồn thu cho ngân sách một cách hợp lý.
2.4.2. Hạn chế
Trong quản lý nhà nước về đất đai của chính quyền huyện cũng bộc lộ
nhiều mặt yếu kém, ảnh hưởng xấu tới chất lượng và hiệu quả phát triển kinh tế
- xã hội của huyện. Khai thác sử dụng nguồn lực đất đai chưa hiệu quả, cụ thể:
Tình trạng vi phạm pháp luật đất đai vẫn còn diễn ra như: Lấn chiếm đất
đai, sử dụng đất không đúng mục đích, sai quy hoạch;
Các xã trên địa bàn huyện Nậm Pồ chưa xây dựng được bản đồ địa chính.
Các xã trên địa bàn huyện đang sử dụng bản đồ 299 và bản đồ 163 độ chính xác
không cao, được thay thế bởi hồ sơ và và giấy chứng nhận giao đất gắn với giao
rừng theo Kế hoạch 388/KH-UBND ngày 20/02/2013 của UBND tỉnh gây khó
khăn trong công tác công tác lập hồ sơ và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, giải quyết tranh chấp đất đai, bồi thường giải phóng mặt bằng các công
trình;
Một số văn bản hướng dẫn việc thực hiện giải quyết hồ sơ đất đai còn
chồng chéo, chưa rõ ràng, gây lúng túng trong công tác giải quyết hồ sơ, dẫn đến
tình trạng trễ hẹn hồ sơ còn nhiều, đơn thư khiếu nại, tố cáo ngày càng phức tạp,
chưa đáp ứng được yêu cầu của người dân;
Còn tồn tại cơ chế xin cho trong công tác giao đất, cho thuê đất là nguyên
nhân chính tạo ra tình trạng tiêu cực đất đai, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế,
ổn định xã hội và môi trường đầu tư, gây tình trạng phức tạp trong xã hội;
Lợi ích của nhà nước và người dân có đất bị thu hồi chưa được bảo đảm
tương xứng;
Công tác phối hợp trong công việc giữa các cấp chưa tốt, việc cập nhật
các văn bản và đồ án quy hoạch của huyện còn chậm dẫn đến mức độ sai phạm
trong quản lý.
2.4.3. Nguyên nhân tồn tại quản lý nhà nước về đất
Những hạn chế và tồn tại trong công tác quản lý nhà nước về đất đai của
huyện Nậm Pồ đây là những thách thức lớn đối với nhiệm vụ quản lý nhà nước
về đất đai trong giai đoạn từ nay đến năm 2020. Trong phạm vi đề tài nghiên
cứu chỉ tập trung những bức xúc trực tiếp cần phải giải quyết sớm, đó là:
Thủ tục hành chính còn quá rườm rà, phức tạp không rõ ràng gây cản trở
các mối quan hệ đất đai trong xã hội, cản trở người sử dụng đất khai thác sử
dụng đất có hiệu quả để phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Bản đồ địa chính chưa được thành lập. Hồ sơ địa chính hầu như chưa
được thiết lập, chưa đăng ký thống kê, số lượng giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất chủ yếu là trích đo nhỏ lẻ để phục vụ nhu cầu cấp giấy của một số hộ gia
đình, cá nhân có nhu cầu cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, kế hoạch sử
dụng đất thiếu sự tham gia của người dân và các tổ chức. Dữ liệu thông tin về
đất đai chưa được xác lập, chưa tạo động lực phát triển thị trường bất động sản
tại địa phương.
Tài nguyên đất đai bị sử dụng lãng phí, hàng hóa đất đai chưa trở thành
nguồn lực tạo ra vốn đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội, tiêu cực trong quản lý
sử dụng đất còn xảy ra và chưa được xử lý dứt điểm. Nhiều khu vực trung tâm
các xã các hộ gia đình cá nhân tự ý chuyển mục đích từ đất nông nghiệp sang
đất ở, đất đai bỏ hoang hóa gây lãng phí tài nguyên đất.
Công tác quản lý việc sử dụng đất thiếu chặt chẽ, còn nhiều trường hợp sử
dụng đất không đúng mục đích.
Phát sinh nhiều mâu thuẫn về quan hệ đất đai trong xã hội, đặc biệt chính
sách tài chính về đất (định giá đất, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất) làm ảnh
hưởng tới lòng tin của nhân dân.
Trong quá trình thực hiện các thủ tục hành chính về quyền sử dụng đất
cho nhân dân đối với trường hợp cho phép chuyển mục đích sử dụng đất và tách
thửa vẫn còn nhiều lúng túng trong việc thực hiện các văn bản của tỉnh Điện
Biên chưa được qui định hoặc có qui định nhưng còn chồng chéo, chưa rõ ràng.
a. Nguyên nhân khách quan
b. Nguyên nhân chủ quan
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Thời gian qua, công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện
Nậm Pồ đạt được một số thành quả nhất định trên các mặt như: Công tác quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất,
chuyển mục đích sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân; Công tác bồi thường, hổ
trợ tái định cư khi thu hồi đất; Công tác đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa
chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản
khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân; Công tác thống kê, kiểm kê đất
đai; Kết quả quản lý tài chính về đất đai và giá đất; Công tác quản lý, giám sát
việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, quản lý hoạt động dịch
vụ về đất đai; Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật
về đất đai; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất.
Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số hạn chế trong công tác quản lý nhà nước về
đất đai trên địa bàn như: việc lập quy hoạch sử dụng đất chưa bám sát được nhu
cầu thực tế xã hội dẫn đến hiệu quả sử dụng đất thấp; hồ sơ địa chính thiếu, công
nghệ quản lý lạc hậu; việc thực hiện thủ tục hành chính về đất đai còn chưa đáp
ứng hết nhu cầu của nhân dân, vấn đề giải quyết đơn thư khiếu nại, tranh chấp
đất đai còn chưa dứt điểm...... Đây là những vấn đề cần giải quyết để công tác
QLNN về đất đai ở Nậm Pồ đi vào nền nếp, tạo động lực cho sự phát triển kinh
tế - xã hội huyện Nậm Pồ nói riêng, tỉnh Điện Biên nói chung.
CHƯƠNG 3
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN
LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NẬM PỒ
3.1. CĂN CỨ ĐỂ ĐƯA RA GIẢI PHÁP
3.1.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện Nậm Pồ
Phát triển kinh tế gắn với ổn định chính trị, tăng cường tiềm lực quốc
phòng an ninh. Thực hiện chủ trương xây dựng và củng cố hệ thống chính trị cơ
sở vững mạnh, lấy ổn định chính trị làm tiền đề để phát triển kinh tế – xã hội.
Xây dựng và củng cố thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh Nhân dân.
Phát triển kinh tế - xã hội huyện Nậm Pồ phải được đặt trong và gắn kết
với định hướng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Điện Biên và vùng
Trung du miền núi Bắc Bộ. Phấn đấu nâng cao tốc độ tăng trưởng và chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên cơ sở phát
huy tối đa nguồn lực nội tại của huyện và nguồn lực đầu tư từ bên ngoài. Phát
triển mạnh sản xuất nông - nghiệp hàng hoá, dịch vụ, công nghiệp chế biến làm
nền tảng cho tăng trưởng kinh tế. Tập trung đầu tư tăng cường kết cấu hạ tầng
kinh tế – xã hội.
Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với phát triển các mặt văn hoá - xã hội.
Kết hợp hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội. Thực
hiện tốt nhiệm vụ nâng cao dân trí, xóa đói giảm nghèo, cải thiện một bước căn
bản đời sống Nhân dân các dân tộc. Mở mang và nâng cao chất lượng sự nghiệp
y tế, giáo dục. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc.
Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với bảo vệ, cải thiện môi trường
sinh thái. Trong đó nhiệm vụ bảo vệ và phát triển vốn rừng được coi là nhiệm vụ
trung tâm về môi trường trong giai đoạn 2016 - 2030, nhằm bảo vệ nguồn sinh
thủy cho các công trình thuỷ lợi, thủy điện lớn của quốc gia; hạn chế được xói
mòn, rửa trôi, thoái hoá đất đai, hạn chế được thiệt hại do lũ ống, lũ quét, sạt lở
đất gây ra.
Phát triển kinh tế - xã hội phải kết hợp chặt chẽ với bảo vệ môi trường
sinh thái, đảm bảo phát triển bền vững và cảnh quan cho phát triển du lịch, đặc
biệt là du lịch sinh thái trên địa bàn huyện.
3.1.2. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện Nậm Pồ
Tranh thủ mọi nguồn lực để phát triển kinh tế xã hội một cách hiệu quả,
bền vững, đi đôi với tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ tài nguyên và môi trường,
giữ vững ổn định chính trị - xã hội; Giai đoạn 2016 - 2020, chú trọng tới các
mục tiêu giảm nghèo theo Nghị quyết 30a và chương trình nông thôn mới; Giai
đoạn 2021 - 2030, đưa Nậm Pồ từng bước trở thành một Huyện miền núi biên
giới vững mạnh, có an ninh chính trị ổn định, kinh tế xã hội tương đối phát triển,
khối đại đoàn kết các dân tộc vững chắc.
* Mục tiêu kinh tế:
- Phấn đấu đến năm 2020, cơ cấu GRDP đạt: Nông lâm nghiệp 52,45%,
công nghiệp - Xây dựng 19,72%, thương mại dịch vụ 27,83%.
- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân đạt 8 - 10%/năm.
- GRDP đầu người đạt 14,1 triệu đồng vào năm 2020.
- Tổng sản lượng lương thực có hạt toàn huyện đạt 19.926 tấn, bình quân
lương thực đầu người đạt 374,2 kg/người/năm.
- Đến năm 2020, toàn huyện sẽ có sản lượng một số sản phẩm chính gồm:
lúa 15.298 tấn, ngô 4.628,2 tấn, đậu tương 810 tấn, lạc 599 tấn, hoa quả các loại
670 tấn; đàn trâu 22.441 con, đàn bò 5.697 con, đàn lợn 50.956 con, đàn gia
cầm 186,6 ngàn con.
* Mục tiêu xã hội:
Quy mô dân số đến năm 2020 khoảng 53.250 người.
Tốc độ tăng dân số giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 2,64%/năm.
Đến năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo còn khoảng dưới 30,5% (bằng 50% theo
chuẩn nghèo mới).Tỷ lệ giảm hộ nghèo bình quân/năm đạt trên 4%.
Mỗi năm đào tạo nghề cho trên 500 lao động. Nâng tỷ lệ lao động qua đào
tạo lên 43,2% vào năm 2020. Hàng năm giải quyết việc làm cho khoảng 400
người; giảm thời gian lao động có việc làm không ổn định ở nông thôn còn
khoảng 1,5% vào năm 2020.
Về xây dựng nông thôn mới: Đến năm 2020 có 03 xã cơ bản đạt nhóm
hoàn thành từ 17 - 19 tiêu chí; 07 xã đạt nhóm hoàn thành từ 13 - 16 tiêu chí; 02
xã đạt nhóm hoàn thành từ 10 - 12 tiêu chí; 3 xã đạt nhóm hoàn thành từ 6 - 9
tiêu chí.
Đến năm 2020: có 90% số xã đạt Bộ tiêu chí Quốc gia Y tế xã.
Đến năm 2020 Cấp học mầm non có trên 50%, cấp tiểu học có trên 60%,
cấp THCS trên có 65% số trường đạt chuẩn quốc gia, huyện đạt chuẩn về xóa
mù chữ mức độ 2; duy trì phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; đạt chuẩn
phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 2.
Đến năm 2020, 100% số bản có điện lưới quốc gia; trên 95% số hộ được
sử dụng điện; 85% số hộ được cung cấp và sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh.
Năm 2020 có trên 50% gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa; 47% số
bản đạt tiêu chuẩn bản văn hóa; 87% số cơ quan đơn vị đạt tiêu chuẩn cơ quan,
đơn vị văn hóa; 42/127 bản có nơi sinh hoạt cộng đồng; 15/15 xã có Nhà văn
hóa, khu thể thao; có 70% dân số được xem truyền hình, 85% dân số được nghe
Đài Tiếng nói Việt Nam.
* Mục tiêu môi trường:
Phát triển hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường bền
vững. Các loại chất thải (nước thải, chất thải rắn) tại trung tâm huyện, các xã
được xử lý triệt để.
Tiếp tục duy trì và bảo vệ tốt rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, nâng cao
hiệu quả rừng sản xuất.
3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ ĐẤT ĐAI CỦA HUYỆN NẬM PỒ.
Qua phân tích, đánh giá thực trạng quản lý, sử dụng đất của huyện Nậm
Pồ nêu trên đã rút ra bài học kinh nghiệm. Trong đó, có những ưu điểm cần được
duy trì và phát huy. Những tồn tại và nguyên nhân trong thời gian đến cần có
biện pháp khắc phục. Trên cơ sở các đánh giá về kết quả quản lý nhà nước về
đất đai trên địa bàn huyện Nậm Pồ, các mục tiêu đến năm 2020 đã đề xuất.
Trong phạm vi Đề tài nghiên cứu chỉ tập trung đưa ra một số giải pháp hoàn
thiện quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Nậm Pồ theo hai nhóm giải
pháp đó là:
Nhóm giải pháp hoàn thiện công cụ và phương pháp quản lý nhà nước về
đất đai của chính quyền huyện Nậm Pồ;
Nhóm giải pháp hoàn thiện các nội dung quản lý nhà nước về đất đai của
chính quyền huyện Nậm Pồ.
3.2.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện các nội dung quản lý nhà nước về
đất đai của chính quyền huyện Nậm Pồ
a. Lập và quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Chính quyền huyện Nậm Pồ muốn quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn huyện
ngày càng tốt hơn để phục vụ cho phát triển kinh tế, xã hội của huyện thì không
thể không lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hằng năm của tỉnh Điện Biên
trong đó có huyện Nậm Pồ và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết của các
xã. Vì khi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất khi đã được cấp có thẩm quyền xét
duyệt là cơ sở pháp lý để quản lý đất đai và là căn cứ để bố trí sử dụng đất như:
giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
b. Hoàn thiện công tác đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính,
cấp giấychứng nhận quyền sử dụng đất
Hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ khắc phục
được tình trạng khiếu nại khiếu kiện, tố cáo của người dân; có đầy đủ thông tin
về người sử dụng đất và hồ sơ địa chính nhằm phục vụ công tác quản lý nhà
nước về đất đai tốt hơn; đây là điều kiện để thúc đẩy phát triển thị trường bất
động sản lành mạnh, nằm trong sự kiểm soát của nhà nước.
c. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành luật pháp và
giải quyết khiếu nại tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai
Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai là những vấn đề
có liên quan với nhau, chính quyền huyện muốn giải quyết đúng pháp luật các
vụ khiếu nại, khiếu kiện, tố cáo, tranh chấp đất đai thì phải tăng cường công tác
thanh tra để tìm ra nguyên nhân vụ việc xử lý theo quy định của pháp luật, qua
đó thấy được việc chấp hành pháp luật của cơ quan quản lý và người sử dụng
đất, đồng thời phát hiện nội dung của pháp luật không phù hợp với thực tiễn của
cuộc sống để có biện pháp khắc phục.
d. Bồi thường, hổ trợ tái định cư khi thu hồi đất
Ngoài các quy định liên quan đến bồi thường giải phòng mặt bằng của
Chính phủ, chính sách bồi giải phòng mặt bằng chung của tỉnh Điện Biên đã ban
hành, chính quyền huyện cần xây dựng một quy trình thực hiện bồi thường giải
phóng mặt bằng và bố trí tái định cư trình UBND tỉnh phê duyệt để áp dụng
chung các dự án trên địa bàn huyện, tránh việc bồi thường mỗi dự án khác nhau
gây khiếu nại, khiếu kiện nhiều lần. Quy trình này phải xây dựng chi tiết, cụ thể
từng bước, thời gian thực hiện từng công đoạn; ban hành các biểu mẫu thực hiện
cho cả người dân và cơ quan thực hiện bồi thường.
3.2.2. Nhóm giải pháp hoàn thiện công cụ và phương pháp
quản lý nhà nước về đất đai của chính quyền huyện Nậm Pồ
a. Tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành chính về đất đai
Quản lý chặt chẽ đất đai trên địa bàn huyện theo pháp luật quy định đảm
bảo mục tiêu quản lý đến từng thửa đất, từng chủ sử dụng. Cải cách thủ hành
chính trong lĩnh vực đất đai vẫn là một yêu cầu có tính khách quan, bởi vì chất
lượng quản lý nhà nước về đất đai phụ thuộc rất nhiều vào thủ tục hành chính.
Mặc dù, trong những năm qua, chính quyền huyện Nậm Pồ có quan tâm thực
hiện các thủ tục hành chính “một cửa” và đạt được kết quả nhất định, tuy nhiên
vẫn còn nhiều bất cập, chất lượng, hiệu quả, hiệu lực chưa tốt.
b. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về đất đai
Là huyện nghèo vùng cao, biên giới nên trình độ nhận thức của người dân
về pháp luật Đất đai còn nhiều hạn chế. Vì vậy, công tác tuyên truyền giáo dục
pháp luật về đất đai cho người dân có ý thức trong quản lý và sử dụng hiệu quả
nguồn lực đất đai góp phần cho phát triển của cộng đồng, xã hội theo hướng bền
vững là một việc làm hết sức cần thiết mà các cơ quan được giao nhiệm vụ phải
thực hiện.
c. Tiếp tục kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về đất đai
Đội ngũ công chức địa chính tham mưu cho UBND các xã về lĩnh vực đất
đai hiện nay còn yếu về chuyên môn nghiệp vụ. Vì vậy, chính quyền huyện cần
cần có những biện pháp đào tạo cho công chức khi thực hiện quản lý nhà nước
về đất đai. Đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ cho các cơ quan chuyên môn của
bộ máy quản lý đất đai của chính quyền huyện: Phòng Tài nguyên và Môi
trường, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất và Tổ chức Phát triển Quỹ đất
của huyện Nậm Pồ.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Tiềm năng đất đai của huyện Nậm Pồ vẫn là nguồn lực lớn phục vụ cho
quá trình xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội của huyện, quản lý nhà
nước về đất đai trên địa bàn huyện còn một số vấn đề cần giải quyết. Do đó,
trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu, học viên đề xuất hai nhóm giải pháp gồm:
Nhóm giải pháp hoàn thiện các nội dung quản lý nhà nước về đất đai và
nhóm giải pháp hoàn thiện công cụ và phương pháp quản lý nhà nước về đất đai
của chính quyền huyện Nậm Pồ. Trong đó, chú trọng các giải pháp như: Lập và
quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Hoàn thiện công tác đăng ký đất đai,
lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấychứng nhận quyền sử dụng đất; Tăng