Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Đề cương Luận văn thạc sĩ Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền của người chưa thành niên bị tước tự do ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.72 KB, 8 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
Học viên: NGUYỄN PHƯƠNG LINH
Lớp: Cao học nhân quyền K18


ĐỀ TÀI
Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền của người chưa thành niên
bị tước tự do ở Việt Nam
Đề cương Luận văn thạc sỹ
Ngành: Luật
Chuyên ngành: Luật Nhân quyền
Mã số:

Đề xuất người hướng dẫn: Tiến sĩ Vũ Công Giao
Hà Nội - 2013

1
1. Đặt vấn đề
1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Tố tụng hình sự với tư cách là quá trình nhà nước đưa một người ra trước pháp
luật để xử lý khi họ bị coi là tội phạm. Quá trình này luôn thể hiện đậm nét tính
quyền lực nhà nước, đồng thời những đối tượng người bị tước tự do là những chủ
thể đặc biệt bởi họ bị áp dụng những biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất, bị
tước đoạt một số quyền công dân để phục vụ hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và
thi hành án. Chính vì vậy, hoạt động tố tụng hình sự là hoạt động được xếp vào
nhóm nguy cơ cao khi đề cập đến nó trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền
con người. Theo đó, quyền con người trong tố tụng hình sự là nhóm quyền dễ bị
những người tiến hành tố tụng vô tình hoặc cố ý xâm hại vì một lý do nào đó,
không chỉ vậy mà những vi phạm trên sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường và
không thể khắc phục được bởi nó liên quan đến quyền được sống, quyền tự do của


một cá nhân.
Mặc dù đã có nhiều quy định về các thủ tục tố tụng đối với người bị tạm giữ, bị
can, bị cáo chưa thành niên nhưng việc áp dụng trên thực tiễn đã bộc lộ nhiều điểm
bất hợp lý, thiếu hiệu quả, điều này dẫn đến chất lượng giải quyết các vụ án không
cao. Bên cạnh đó tình trạng các cơ quan tiến hành tố tụng lạm dụng quyền hạn, vô
tình hay cố ý vi phạm các quy định về tố tụng, không tôn trọng quyền lợi của người
chưa thành niên vẫn xảy ra, dẫn đến những trường hợp oan sai làm ảnh hưởng đến
quyền và lợi ích hợp pháp của đối tượng.
Vì vậy, việc nghiên cứu các quy định về người chưa thành niên bị tước tự do
nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật là điều cần thiết.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Đề tài cung cấp cái nhìn tổng quát về hệ thống các văn bản pháp luật có liên
quan đến người chưa thành niên bị tước tự do cũng và các văn kiện nhân quyền
quốc tế về lĩnh vực này. Đồng thời xem xét thực tiễn áp dụng những quy định nêu
trên tại Việt Nam. Trên cơ sở đó, đưa ra những nhận xét, đánh giá và những kiến
nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
2
- Đưa ra khái niệm về người chưa thành niên bị tước tự do
- Phân tích các quy chế pháp lý đối với người chưa thành niên bị tước tự do theo
quy định của pháp luật nhân quyền quốc tế và pháp luật Việt Nam
- So sánh, nhận xét, đánh giá các quy định của pháp luật Việt Nam với các quy
định của pháp luật nhân quyền quốc tế về tính hợp lý, tính phù hợp và tính
tương thích.
- Nghiên cứu thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật đối với việc bảo vệ
quyền của người chưa thành niên bị tước tự do
- Nhận xét những hạn chế, thiếu sót trong thực tiễn áp dụng
- Đưa ra những nguyên nhân của hạn chế thiếu sót.
- Kiến nghị những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật Viêt Nam về quyền của

người chưa thành niên bị tước tự do.
1.3 Tính mới và những đóng góp của đề tài
So sánh tính tương thích, tính hợp lý trong các quy định của pháp luật Việt
Nam với các quy định của pháp luật nhân quyền quốc tế về người chưa thành niên
bị tước tự do.
Nhận xét thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật đối với việc bảo vệ
quyền của người chưa thành niên bị tước tự do.
Kiến nghị những giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt
Nam về bảo vệ quyền của người chưa thành niên bị tước tự do.
Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan tiến hành tố
tụng trong các vụ việc có liên quan đến người chưa thành niên đặc biệt là người
chưa thành niên bị tước tự do. Ngoài ra, luận văn còn có thể sử dụng làm tài liệu
tham khảo, nghiên cứu tại Khoa Luật Đại học quốc gia Hà Nội và các cơ sở đào tạo
khác ở Việt Nam.
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Người chưa thành niên (người chưa thành niên là những đối tượng từ đủ 14
tuổi đến dưới 18 tuổi) bị tước tự do theo pháp luật Việt Nam cụ thể là các nhóm đối
tượng:
- Người chưa thành niên bị tạm giữ theo thủ tục tố tụng hình sự.
- Người chưa thành niên bị tạm giam.
- Người chưa thành niên đang chấp hành hình phạt tù có thời hạn.
Phạm vi nghiên cứu :
3
Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại Hà Nội, thời gian nghiên cứu từ năm
2009 đến năm 2014. Dựa trên cơ sở nghiên cứu sách chuyên khảo; giáo trình luật,
kỷ yếu hội thảo; luận án, luận văn; các bài báo, tạp chí có liên quan và tham khảo
các số liệu báo cáo, thống kê của các cơ quan nhà nước.
Tổng quan tài liệu
Đã có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều bài viết có nội dung xoay quanh vấn

đề này và các vấn đề khác có liên quan tiêu biểu như:
Sách:
+) Quyền con người trong quản lý tư pháp, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2000.
+) ……………
Luận án, luận văn:
+) Luận án tiến sỹ luật học, Bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự
Việt Nam của Nguyễn Quang Hiền.
+) Luận án tiễn sỹ luật học, Bảo đảm quyền con người của người bị tạm giữ,
bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam của Lại Văn Trình.
+) Luận án tiến sỹ luật học, Bảo đảm quyền con người trong hoạt động tư
pháp hiện nay.
Các bài báo, tạp chí:
+) Các bài báo của GS.TSKH Lê Văn Cảm: “Những vấn đề lý luận về bảo vệ
quyền con người bằng pháp luật trong lĩnh vực tư pháp hình sự”.
+) Chuẩn mực quốc tế về bảo đảm quyền con người trong hoạt động tố tụng
hình sự - TS. Tường Duy Kiên, Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đăng trên
Tạp chí nghề luật, số 05 năm 2006.
+) Bàn về khái niệm và cơ sở áp dụng thủ tục tố tụng đối với người bị bắt,
người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người chưa thành niên trong Luật tố tụng hình sự
Việt Nam – Ths. Đỗ Thị Phượng, Đại học Luật Hà Nội, đăng trên tạp chí Luật học
số 04, năm 2004.
+) Thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án đối với người chưa thành
niên – Ths. Đỗ Thị Phượng, Đại học Luật Hà Nội.
Tuy nhiên, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu cụ thể về việc bảo vệ
quyền của người chưa thành niên bị tước tự do. Luận văn này sẽ đề cập đến những
4
vấn đề lý luận và thực tiễn về nhóm này trong mối quan hệ so sánh với các quy
chuẩn, tiêu chuẩn quốc tế nhằm đưa ra các kiến nghị để hoàn thiện pháp luật hiện
hành.

2. Nội dung, địa điểm và phương pháp nghiên cứu
2.1 Nội dung nghiên cứu
Khái niệm về người chưa thành niên bị tước tự do
Các quy chế pháp lý đối với người chưa thành niên bị tước tự do theo quy định
của pháp luật nhân quyền quốc tế và pháp luật Việt Nam
Tính hợp lý, tính phù hợp và tính tương thích giữa các quy định của pháp luật
Việt Nam với các quy định của pháp luật nhân quyền quốc tế về quyền của người
chưa thành niên bị tước tự do.
Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật đối với việc bảo vệ quyền của
người chưa thành niên bị tước tự do và những hạn chế cần khắc phục, nguyên nhân
của hạn chế thiếu sót.
Những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật Viêt Nam về quyền của người chưa
thành niên bị tước tự do.
2.2 Phương pháp nghiên cứu
Chương 1 và Chương 3, luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng
và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lê Nin, kết hợp với các phương pháp cụ thể
như: phương pháp phân tích, điều tra, tổng hợp, hệ thống … để luận giải, khái quát
và phân tích theo mục đích của đề tài.
Chương 2 Luận văn sử dụng phương pháp thống kê, kết hợp với phương
pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để phân tích thực tiễn theo mục đích
của đề tài.
2.3 Địa điểm nghiên cứu.
Địa điểm nghiên cứu là Thành phố Hà Nội. Đây là trung tâm nghiên cứu học
thuật, có hệ thống thư viện hiện đại với nhiều đầu sách chuyên ngành. Mặt khác,
các chuyên gia có kiến thức sâu rộng về lĩnh vực nghiên cứu hiện đang công tác và
giảng dạy tại các cơ quan trên địa bàn Hà Nội.
3. Dự kiến kết quả.
5
Dự kiến Luận văn có độ dài từ 70 đến 120 trang bao gồm phần mở đầu, ba
chương và phần kết luận. Cụ thể:

Chương 1. Một số vấn đề lý luận về quyền của người chưa thành niên bị
tước tự do.
Trong phần này tác giả dự kiến sẽ phân tích và bình luận về một số vấn đề
sau:
1.1 Khái niệm người chưa thành niên bị tước tự do
1.1.1 Người chưa thành niên bị tước tự do theo quy định pháp luật
nhân quyền quốc tế
1.1.2 Người chưa thành niên bị tước tự do theo quy định của pháp
luật Việt Nam.
1.2 Các quy định bảo vệ quyền của người chưa thành niên bị tước tự do
1.2.1 Các quy định về quyền của người chưa thành niên bị tước tự do
theo pháp luật nhân quyền quốc tế
1.2.2 Các quy định về quyền của người chưa thành niên bị tước tự do
theo pháp luật Việt Nam
Trong phần này tác giả sử dụng quy định của các Công ước quốc tế ví dụ:
UDHR; ICCPR; Các quy tắc của Liên hợp quốc về bảo vệ người chưa thành niên bị
tước tự do được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua bằng Nghị quyết 45/113
ngày 14/12/1990; Các quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu của Liên hợp quốc về hoạt động
tư pháp đối với người vị thành niên 1985 các quy tắc Bắc Kinh được thông qua
theo Nghị quyết 40/33 ngày 29/11/1985 của Đại hội đồng Liên hợp Quốc; Các
hướng dẫn làm việc với trẻ em trong hệ thống tư pháp hình sự 1997 được khuyến
nghị bởi ECOSOC liên hợp quốc trong Nghị quyết số 197/30 ngày 21/7/1997; Các
hướng dẫn của Liên hợp quốc về phòng ngừa phạm pháp ở người chưa thành niên
(Các hướng dẫn RI-ÁT), 1990 được thông qua và tuyên bố bởi Đại hội đồng Liên
hợp quốc theo Nghị quyết 45/12 ngày 14/12/1990;
6
Các quy định của pháp luật Việt Nam ví dụ: Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa
đổi bổ sung một số điều năm 2009; Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003; Quy chế về
tạm giữ, tạm giam ; ….
Để phân tích các quy định của pháp luật và đánh giá tính phù hợp của pháp

luật Việt Nam với các quy định của pháp luật nhân quyền quốc tế.
Chương 2. Thực tiễn áp dụng các quy định về bảo vệ quyền của người chưa
thành niên bị tước tự do.
1.1 Thực trạng áp dụng các quy định về bảo vệ quyền con người của
người chưa thành niên bị tước tự do
1.1.1 Người chưa thành niên bị tạm giữ, tạm giam
1.1.2 Người chưa thành niên đang chấp hành hình phạt tù có thời hạn
1.2 Nguyên nhân của những hạn chế trong thực tiễn áp dụng các quy
định về bảo vệ quyền của người chưa thành niên bị tước tự do.
Trong phần này, tác giả dự kiến sẽ đưa ra các thực trạng về việc áp dụng các
quy định về bảo vệ quyền con người của người chưa thành niên bị tước tự do và
tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong việc áp dụng các quy định
trên.
Chương 3. Hoàn thiện các quy định của pháp luật về quyền của người
chưa thành niên bị tước tự do
3.1 Hoàn thiện các quy định của pháp luật về quyền của người chưa thành
niên bị tạm giữ, tạm giam.
3.2 Hoàn thiện các quy định của pháp luật về quyền của người chưa thành
niên đang chấp hành hình phạt tù có thời hạn.
4. Tiến độ
STT Hoạt động, Nội dung Thời gian
(Tính bằng tháng)
1 Thu thập tài liệu 1 Tháng
2 Xây dựng, hoàn thiện và bảo vệ đề cương 1 Tháng
3 Viết luận văn và trình dự thảo cho giáo viên
hướng dẫn
6 Tháng
7
4 Hoàn thiện dự thảo theo yêu cầu của giáo
viên hướng dẫn

3 Tháng
5 Chuẩn bị và bảo vệ luận văn 1 Tháng
5. Tài liệu tham khảo.
1. Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền 1948.
2. Tập hợp các văn kiện pháp lý quốc tế cơ bản về nhân quyền.
3. Hỏi đáp về luật nhân quyền
4. Tập hợp các bình luận chung
5. …………
8

×