Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Đề cương Luận văn thạc sĩ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC GẮN LIỀN VỚI QUYỀN CON NGƯỜI LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.84 KB, 8 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
Học viên: Hà Thu Hương
Lớp: Cao học nhân quyền K18


ĐỀ TÀI
TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC GẮN LIỀN VỚI
QUYỀN CON NGƯỜI: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Đề cương Luận văn thạc sĩ
Ngành: Luật
Chuyên ngành: Pháp luật về quyền con người
Mã số: Ngành đào tạo thí điểm

Đề xuất người hướng dẫn: Tiến sỹ Vũ Công Giao
Hà Nội - 2013

1. Đặt vấn đề
1.1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Chế định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước là một vấn đề
còn rất mới cả về mặt khoa học lẫn thực tiễn pháp luật thực định trên thế giới. Về
mặt pháp lý, bồi thường thiệt hại là một dạng nghĩa vụ dân sự, là sự khôi phục lại
những tổn thất về tài sản, tổn thất về tính mạng, sức khỏe, uy tín, danh dự, nhân
phẩm phát sinh do hành vi vi phạm gây ra bằng giá trị vật chất hoặc những cách
thức và tiêu chí do pháp luật quy định. Theo đó, trách nhiệm bồi thường thiệt hại
từ hành vi xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân là trách
nhiệm pháp lý được xác định với mọi chủ thể. Vì vậy, khi Nhà nước thực hiện
công quyền gây thiệt hại cho các cá nhân, tổ chức thì cũng phải bồi thường thiệt
hại bằng cách khôi phục những thiệt hại về tài sản, bù đắp những tổn thất về tinh
thần trong trường hợp cán bộ, công chức Nhà nước có hành vi trái pháp luật
trong khi thi hành công vụ gây ra.


Chế định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước ở Việt Nam xuất phát từ
yêu cầu bảo đảm quyền cơ bản của con nguời trong thực tiễn, mặt khác, phù hợp
với Công ước Quốc tế về quyền yêu cầu giải quyết bồi thường thiệt hại do công
chức nhà nước gây ra là một trong những quyền cơ bản về dân sự, chính trị của
con người. Tại điểm b khoản 3 Điều 2, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và
chính trị, 1966 đã tuyên bố “Bảo đảm rằng bất kỳ người nào có yêu cầu về các
biện pháp khắc phục sẽ được các cơ quan tư pháp, hành pháp hoặc lập pháp có
thẩm quyền hoặc bất kỳ cơ quan nào khác có thẩm quyền do hệ thống pháp luật
của quốc gia quy định, xác định quyền lợi cho họ và sẽ mở rộng khả năng áp
dụng các biện pháp khắc phục mang tính tư pháp.”
Mặc dù Việt Nam đã gia nhập Công ước quốc tế về các quyền dân sự và
chính trị 1966 được 31 năm (từ ngày 24/9/1982), đồng thời cũng nội luật hóa
những quy định pháp luật quốc tế vào trong pháp luật quốc gia bảm đảm quyền
của người bị thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật của người thi hành công vụ
gây ra, tuy nhiên, áp dụng vào thực tế đã bộc lộ những điểm hạn chế, có quy định
chưa hiệu quả, phù hợp, chồng chéo dẫn đến việc yêu cầu bồi thường của người
bị thiệt hại gặp nhiều khó khăn, xu hướng cán bộ, công chức có hành vi trái pháp
luật trong quá trình thực thi công vụ có dấu hiệu gia tăng.
Vì vậy, xuất phát từ thực tiễn nói trên, việc nghiên cứu các quy định của
pháp luật về bồi thường nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng và
2
thi hành án là điều cần thiết, góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý cho việc bảo
đảm thực thi công vụ của cán bộ, công chức cũng như tạo cơ chế thuận lợi cho
người bị thiệt hại thực hiện quyền con người trong việc yêu cầu bồi thường của
mình một cách toàn diện.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu cuối cùng, chung nhất của luận văn là nhằm phục vụ cho việc
nghiên cứu khoa học và cũng đóng góp một vài kiến nghị, góp ý cho việc sửa
đổi, bổ sung hệ thống pháp luật liên quan đến pháp luật về bồi thường nhà nước,

đặc biệt là phục vụ cho việc sửa đổi, bổ sung Luật Trách nhiệm bồi thường của
Nhà nước trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Xác định một số mục tiêu cụ thể cần đạt được để đạt được mục đích tổng quát.
3. Tính mới và những đóng góp của đề tài
Đề tài này nghiên cứu về vấn đề trách nhiệm bồi thường của Nhà nước
gắn liền với quyền con người, mà chủ yếu làm rõ vai trò của Nhà nước trong việc
bồi thường, khắc phục những hậu quả do hành vi vi phạm pháp luật do cán bộ,
công chức gây ra trong quá trình thực thi công vụ. Qua đó, chủ yếu phân tích
những mặt hạn chế trong cơ chế thực thi quyền yêu cầu bồi thường của người bị
thiệt hại gặp phải trong thực tiễn chứ không bó hẹp trong phạm vi bồi thường dân
sự nói chung như rất nhiều đề tài nghiên cứu đã được hoàn thành. Đề tài cũng
nghiên cứu sự tương quan giữa pháp luật trong nước và pháp luật quốc tế, giữa
thực tiễn và pháp luật hiện hành để góp phần hoàn thiện khung pháp lý nhằm bảo
đảm quyền con người đối với trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan nhà nước
trong việc xây dựng và thực hiện pháp luật có liên quan (đến chủ đề của luận
văn). Ngoài ra, luận văn còn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho hoạt động
giảng dạy, nghiên cứu ở Khoa Luật ĐHQG Hà Nội và các cơ sở đào tạo khác ở
Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành đối với hai loại đối tượng: Đối tượng là cán
bộ, công chức làm việc tại các cơ quan nhà nước và đối tượng là các cá nhân, tổ
chức trong và ngoài nước.
3
Phạm vi nghiên cứu được giới hạn tại Hà Nội và một số địa phương phát
sinh bồi thường nhà nước trong khoảng thời gian 3 năm kể từ khi Luật Trách
nhiệm bồi thường của Nhà nước ra đời năm 2010 đến nay.
Tổng quan tài liệu
- Tạp chí Dân chủ và Pháp luật (2011): Số chuyên đề pháp luật về trách

nhiệm Bồi thường của Nhà nước.
- Sách tìm hiểu pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước do
ThS. Nguyễn Thanh Tịnh, Cục trưởng Cục bồi thường nhà nước (Chủ biên), ấn
phẩm của Nhà xuất bản tư pháp, 2012.
- Báo cáo Sơ kết 03 năm thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà
nước trình Thủ tướng Chính phủ (31/5/2013).
- Báo cáo về công tác bồi thường của Nhà nước (tại kỳ họp thứ 4, Quốc
hội khóa XIII), 10/2012.
- Báo cáo về công tác bồi thường nhà nước năm 2013 (Tại kỳ họp thứ 6
Quốc hội khóa XIII), 10/2013.
- Báo cáo Tham khảo kinh nghiệm pháp luật nước ngoài về trách nhiệm
bồi thường của Nhà nước của Bộ Tư pháp (10/7/2008)
Các bài viết:
- Thực trạng và hạn chế của hoạt động công vụ thông qua việc xét xử của
Tòa án nhân dân về yêu cầu bồi thường và giải quyết bồi thường theo Luật Trách
nhiệm bồi thường của Nhà nước của TS. Nguyễn Hải An, Tòa án NDTC, 2012;
- Thực trạng phát sinh yêu cầu bồi thường và giải quyết bồi thường nhà
nước trong lĩnh vực hải quan, thuế của Trương Huỳnh Thắng, Vụ Pháp chế, Bộ
Tài chính, 2012;
- Những hạn chế, yếu kém trong thi hành công vụ làm phát sinh trách
nhiệm bổi thường nhà nước tại địa phương và kiến nghị giải pháp khắc phục của
Tống Thị Thanh Nam, Trưởng phòng KT – THPL Sở Tư pháp Hà Nội
- Thực trạng và hạn chế của công chức trong thi hành công vụ làm phát
sinh yêu cầu bồi thường trong hoạt động thi hành án dân sự của Vũ Văn Đoàn,
PVTr Vụ GQKNTC Tổng cục Thi hành án dân sự;
Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước là một vấn đề mới, chỉ mới thực sự
được biết đến kể từ khi Luật Trách nhiệm bồi thường Nhà nước năm 2010 ra đời,
4
do đó, chưa có nhiều bài viết nghiên cứu vấn đề này. Đa số các bài viết tiếp cận
vấn đề này ở các khía cạnh liên quan đến chủ thể là Nhà nước mà không chú

trọng đến việc nghiên cứu những khó khăn, vướng mắc từ phía người bị thiệt hại
trong việc áp dụng pháp luật, mà cụ thể ở đây là khía cạnh liên quan đến quyền
con người trong việc yêu cầu Nhà nước bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng,
đồng thời, không có sự so sánh tương quan với Công ước liên quan đến quyền
Dân sự, chính trị 1966 mà Việt Nam đã gia nhập. Vì vậy, luận văn này sẽ đi sâu
nghiên cứu những vấn đề mà thực tiễn phát sinh, đồng thời cũng đề cập đến
những vấn đề lý luận và thực tiễn của nhóm này trong mối quan hệ so sánh với
các quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc tế nhằm đưa ra các kiến nghị để hoàn thiện pháp
luật hiện hành.
5. Nội dung, địa điểm và phương pháp nghiên cứu
5.1. Nội dung nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu cần theo sát các mục tiêu nghiên cứu
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của
chủ nghĩa Mác – Lê Nin, kết hợp với các phương pháp cụ thể như: phương pháp
phân tích, điều tra, tổng hợp, hệ thống … để luận giải, khái quát và phân tích
thực tiễn theo mục đích của đề tài.
5.3. Địa điểm nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu dự kiến tại Hà Nội, một thành phố lớn phát triển
toàn diện về mọi mặt kinh tế, văn hóa, xã hội, là nơi tập trung đầu não bộ máy
hoạt động của Nhà nước là các bộ, ngành, tổ chức chính trị. Khả năng cán bộ,
công chức làm trái quy định của pháp luật trong quá trình thi hành công vụ gây
thiệt hại cho người dân có xu hướng cao hơn các địa phương khác. Vì vậy, tác
giả chọn Hà Nội là địa điểm nghiên cứu chủ yếu cho đề tài của mình.
Dự kiến kết quả
Bản luận văn dự kiến dưới 100 trang, với cấu trúc dự kiến như sau:
Chương I: Một số vấn đề chung
1. Nguồn gốc hình thành và khái niệm trách nhiệm bồi thường của Nhà
nước
2. Ý nghĩa của việc bồi thường nhà nước

5
3. Mối tương quan giữa trách nhiệm bồi thường của Nhà nước với quyền
yêu cầu bồi thường của người bị thiệt hại, hay là quyền con người.
3.1. Quyền con người về việc bảo đảm quyền dân sự, chính trị trong pháp
luật Việt nam và pháp luật quốc tế
3.2. Quyền con người cụ thể trong việc yêu cầu bồi thường nhà nước trong
pháp luật Việt nam và pháp luật quốc tế
3.3. Mối tương quan giữa trách nhiệm bồi thường của Nhà nước với quyền
yêu cầu bồi thường của người bị thiệt hại
4. Phân loại phạm vi trách nhiệm bồi thường
4.1. Bồi thường nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính
4.2. Bồi thường nhà nước trong hoạt động thi hành án
4.3. Bồi thường nhà nước trong hoạt động tố tụng
5. Thực trạng công tác giải quyết bồi thường Nhà nước tại nước ta trong 3
năm trở lại đây
Chương II. Pháp luật quốc tế và Việc Nam về bồi thường nhà nước
I. Quy định pháp luật của một số quốc gia trên Thế giới
1. Nhóm các quốc gia có đạo luật riêng về bồi thường của Nhà nước
2. Nhóm các quốc gia chưa có đạo luật riêng về bồi thường của Nhà nước
3. Quyền con người được bảo đảm về quyền yêu cầu bồi thường nhà
nước: ưu điểm và hạn chế
II. Pháp luật hiện hành về bồi thường nhà nước ở Việt Nam
1. Hệ thống pháp luật hiện hành về bồi thường nhà nước
2. Đánh giá thực trạng pháp luật
3. Những khó khăn, vướng mắc làm hạn chế hiệu lực của chế định bồi
thường thiệt hại do cán bộ, công chức gây ra
III. Một số kiến nghị, đề xuất nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật để bảo
đảm quyền con người trong bồi thường nhà nước
Chương III. Bảo đảm quyền con người trong việc yêu cầu bồi thường
I. Vấn đề về bảo đảm quyền con người trong bồi thường nhà nước

1. Vấn đề bảo vệ nhân quyền trong bồi thường nhà nước
6
2. Vấn đề tôn trọng nhân quyền trong bồi thường nhà nước
3. Vấn đề thúc đẩy nhân quyền trong bồi thường nhà nước
II. Thực tiễn hoạt động yêu cầu bồi thường ở Việt Nam
1. Những vụ việc điển hình về bồi thường nhà nước trong thời gian qua
2. Những khó khăn, hạn chế trong cơ chế yêu cầu bồi thường
6. Tiến độ
STT Hoạt động/Nội dung Thời gian
1 Thu thập tài liệu 1 tháng
2 Xây dựng, hoàn thiện và bảo vệ đề cương 1 tháng
3 Viết luận văn và trình dự thảo cho giáo viên hướng dẫn 6 tháng
4 Hoàn thiện dự thảo theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn 3 tháng
5 Chuẩn bị các thủ tục và bảo vệ luận văn 1 tháng
Tài liệu tham khảo
- Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị 1966;
- Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2010 và các Thông tư, thông
tư liên tịch hướng dẫn thi hành;
- Hiến pháp 1992 (đã được sửa đổi bổ sung năm 2001);
- Bộ luật dân sự 2005;
- Bộ luật tố tụng dân sự 2004;
- Bộ luật tố tụng hình sự năm 2004;
- Giáo trình lý luận và pháp luật về quyền con người, NXB Lao động xã
hội, 2011
- Giới thiệu các văn bản quốc tế về quyền con người, NXB Lao động xã
hội, 2011
- Nghị quyết số 388/NQ – UBTVQH11 ngày 17/03/2003 về bồi thường
thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình
sự gây ra và các Thông tư, TTLT hướng dẫn thi hành;
- Nghị định số 47/CP của Chính phủ ngày 03/5/1997 về việc giải quyết

bồi thường thiệt hại do công chức, viên chức nhà nước, người có thẩm quyền của
cơ quan tiến hành tố tụng gây ra và các Thông tư, TTLT hướng dẫn thi hành;
7
- Thông tư số 18/2004/TT-BCA ngày 9/11/2004 về bồi thường thiệt hại
cho các trường hợp bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình
sự thuộc công an nhân dân gây ra.
- Tài liệu tập huấn nghiệp vụ giải quyết bồi thường Nhà nước, Vụ Pháp
luật dân sự - kinh tế, Bộ Tư pháp, 2010.
- Tài liệu hội nghị triển khai công tác năm 2012 của Cục Bồi thường nhà
nước.
- Tài liệu Tọa đàm đánh giá tình hình thi hành Luật Trách nhiệm bồi
thường của Nhà nước 2012 của Dự án JICA, Nhật Bản.
8

×