Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các vụ tai nạn giao thông đường bộ và thực tiễn thực hiện tại thành phố hải phòng (luận văn thạc sĩ luật học)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (616.37 KB, 90 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

Nguyễn Ngọc Đại

TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
TRONG CÁC VỤ TAI NẠN GIAO THÔNG
ĐƯỜNG BỘ VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật dân sự và tố tụng dân sự
Mã số: 60380103

Người hướng dẫn khoa học: TS.Lê Đình Nghị

HÀ NỘI - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam kết luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập
của tôi. Các tài liệu, tư liệu được sử dụng trong luận văn có nguồn dẫn rõ
ràng, các kết quả nghiên cứu là quá trình lao động trung thực của tôi.
Hà Nội, tháng 11 năm 2016
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn

Tên tác giả

TS. Lê Đình Nghị



Nguyễn Ngọc Đại


LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được thực hiện tại Trường Đại học Luật Hà Nội. Để hoàn thành
được luận văn này tôi đã nhận được rất nhiều sự động viên, giúp đỡ của nhiều cá
nhân và tập thể.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Lê Đình Nghị đã
hướng dẫn tôi thực hiện nghiên cứu của mình.
Xin cùng bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo, người đã đem lại
cho tôi những kiến thức bổ trợ, vô cùng có ích trong những năm học vừa qua.
Cũng xin gửi lời cám ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Khoa Đào tạo sau đại
học, Khoa Pháp luật Dân sự, Đại học Luật Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi trong quá
trình học tập.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cám ơn đến gia đình, bạn bè, những người đã luôn
bên tôi, động viên và khuyến khích tôi trong quá trình thực hiện luận văn của mình.
Hà Nội, tháng 11 năm 2016

Nguyễn Ngọc Đại


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BLDS

- Bộ luật dân sự

BLHS

- Bộ luật hình sự


TAND

- Tòa án nhân dân

TP

- Thành phố

BTTH

- Bồi thường thiệt hại

TNBTTH

- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại

TNGT

- Tai nạn giao thông

TNGTĐB

- Tai nạn giao thông đường bộ


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
1. Bảng 1. Mức độ tổng quan tuyệt đối của tình hình Tội vi phạm quy
định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn thành
phố Hải Phòng từ năm 2005 đến năm 2014;

2. Bảng 2: Cơ cấu xét theo số người chết do TGTĐB trong các vụ án đã
xét xử theo Điều 202 BLHS 1999 và số người chết do TNGTĐB
(không khởi tố hình sự) trên địa bàn thành phố Hải Phòng từ năm 2005
đến năm 2014.

MỤC LỤC


MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG
THIỆT HẠI TRONG CÁC VỤ TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ5
1.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG
BỘ
5
1.2. KHÁI NIỆM TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI TRONG CÁC
VỤ TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
8
1.3. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ TRÁCH
NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI TRONG CÁC VỤ TAI NẠN GIAO
THÔNG ĐƯỜNG BỘ
21
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
TRONG CÁC VỤ TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ THEO PHÁP
LUẬT DÂN SỰ HIỆN HÀNH 27
2.1. CĂN CỨ PHÁT SINH TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
TRONG CÁC VỤ TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
27
2.2. XÁC ĐỊNH THIỆT HẠI TRONG CÁC VỤ TAI NẠN GIAO THÔNG
ĐƯỜNG BỘ
33

2.3. XÁC ĐỊNH TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI TRONG CÁC
VỤ TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
44
2.4. CÁC TRƯỜNG HỢP MIỄN TRỪ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG
THIỆT HẠI, GIẢM MỨC BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI TRONG CÁC VỤ TAI
NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ.
48
CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN THỰC HIỆN BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
TRONG CÁC VỤ TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TẠI THÀNH PHỐ
HẢI PHÒNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ
BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI TRONG CÁC VỤ TAI NẠN GIAO THÔNG
ĐƯỜNG BỘ52
3.1. TÌNH HÌNH TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG THỜI GIAN QUA.
52
3.2. THỰC TIỄN THỰC HIỆN BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI TRONG CÁC
VỤ TNGTĐB TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
57
3.3. NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP
LUẬT VỀ BTTH TRONG CÁC VỤ TNGTĐB
72
KẾT LUẬN 80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
81


7

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Tai nạn giao thông đường bộ là một trong những nguyên nhân gây tử vong
cao hàng đầu cho người tại Việt Nam, trung bình mỗi năm ở nước ta có gần
13.000 người chết vì TNGTĐB và hàng chục nghìn người khác bị thương. Cùng
với đó là những thiệt hại khổng lồ khác về kinh tế như: thiệt hại về phương tiện
giao thông, hạ tầng giao thông, chi phí khắc phục điều tra các vụ tai nạn giao
thông, chi phí y tế chăm sóc sức khoẻ cho những nạn nhân… Mặt khác,
TNGTĐB cũng ảnh hưởng đến tâm lý, tinh thần trước mắt cũng như lâu dài cho
họ. TNGTĐB xảy ra đã xâm phạm tới tính mạng, sức khoẻ, tài sản và các quyền
và lợi ích hợp pháp của cá nhân trong xã hội được pháp luật bảo vệ, do đó cần
phải được đền bù một cách đầy đủ, kịp thời và toàn diện. Tuy nhiên, trong thực
tiễn giải quyết các vụ TNGTĐB, không phải lúc nào quyền và lợi ích hợp pháp
của các chủ thể cũng được đảm bảo một cách đầy đủ, nguyên nhân là do các quy
định của pháp luật còn có nhiều vướng mắc gây khó khăn cho việc áp dụng pháp
luật. Mặt khác, việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các vụ
TNGTĐB là hết sức phức tạp, khó khăn cả trong lí luận và thực tiễn.
Xuất phát từ thực trạng đó, cùng với việc tìm hiểu, phân tích thực tiễn áp
dụng pháp luật về TNBTTH trong các vụ TNGTĐB trên địa bàn thành phố Hải
Phòng, học viên đã quyết định lựa chọn đề tài: “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại
trong các vụ tai nạn giao thông đường bộ và thực tiễn thực hiện tại thành phố
Hải Phòng” cho luận văn thạc sĩ chuyên ngành Luật Dân sự và Tố tụng dân sự
của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài.
Trong thời gian qua, việc nghiên cứu về bồi thường thiệt hại trong các vụ
tai nạn giao thông đường bộ đã được nhiều nhà khoa học pháp lý quan tâm
nghiên cứu dưới những góc độ khác nhau. Đã có rất nhiều những bài viết, các
công trình khác nhau nghiên cứu về TNBTTH trong các vụ TNGTĐB như bài
viết “Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các vụ án Vi phạm quy


8


định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” của tác giả Bùi Huy Hưng
đăng tải trên Tạp chí Toà án nhân dân số 02 năm 2016, “Một số vướng mắc trong
thực tiễn giải quyết các vụ án về trật tự an toàn giao thông đường bộ” của tác giả
Nguyễn Đức Mai đăng tải trên Tạp chí Toà án nhân dân số 22 năm 2009… Một
số luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ chuyên ngành luật đề cập đến TNBTTH trong
các vụ TNGTĐB như học viên Trần Quỳnh Phượng (2011) Bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng trong các vụ án tai nạn giao thông đường bộ tại thành phố Huế từ
năm 2006 đến năm 2009, Luận văn thạc sĩ Luật học, Học viện khoa học xã hộiViện khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội; học viên Nguyễn Thanh Hồng (2001)
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các vụ tai nạn giao thông, luận án tiến sĩ,
Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội. Trên cơ sở tìm hiểu các tác phẩm nêu trên chúng
tôi nhận thấy rằng, việc nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện về TNBTTH hại trong
các vụ TNGTĐB dưới góc độ lý luận và thực tiễn thì chưa được thể hiện ở các
công trình này, đặc biệt là sau khi BLDS 2005 ra đời. Với đề tài “Trách nhiệm
bồi thường thiệt hại trong các vụ tai nạn giao thông đường bộ và thực tiễn thực
hiện tại thành phố Hải Phòng” chúng tôi mong muốn đây sẽ là công trình nghiên
cứu một cách tổng thể và cơ bản về tất cả các khía cạnh pháp lý của TNBTTH
trong các vụ TNGTĐB.
3. Đối tượng, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là một số vấn đề lý luận chung về
TNBTTH ngoài hợp đồng trong các vụ TNGTĐB; căn cứ pháp lý của TNBTTH
và thực tiễn giải quyết BTTH trong các vụ TNGTĐB tại địa bàn thành phố Hải
Phòng và của toàn quốc.
* Mục đích nghiên cứu đề tài
Trên cơ sở đối tượng nghiên cứu, mục đích của việc nghiên cứu đề tài
được xác định: Phân tích làm rõ các nội dung lý luận về TNBTTH trong các vụ
TNGTĐB, phân tích các quy định của pháp luật thực định về TNBTTH trong các



9

vụ TNGTĐB và thực tiễn vận dụng từ đó đưa ra giải pháp hoàn thiện pháp luật
trong lĩnh vực tương ứng.
* Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Luận văn được hoàn thành thực hiện được các nhiệm vụ sau đây:
- Làm rõ khái niệm, đặc điểm của TNGTĐB;
- Làm rõ khái niệm về TNBTTH trong các vụ TNGTĐB và phân loại
TNBTTH trong các vụ TNGTĐB;
- Tìm hiểu lịch sử hình thành các quy định pháp luật về BTTH trong các vụ
TNGTĐB;
- Phân tích các căn cứ phát sinh TNBTTH, xác định thiệt hại, TNBTTH và
các trường hợp miễn trừ trách nhiệm bồi thường, giảm mức bồi thường trong các
vụ TNGTĐB của BLDS 2005 và so sánh với BLDS 2015;
- Tìm hiểu tình hình TNGTĐB và thực tiễn vận dụng các quy định của pháp
luật BTTH trong các vụ TNGTĐB trên địa bàn thành phố Hải Phòng, chỉ ra
những bất cập của các quy định pháp luật về BTTH trong các vụ TNGTĐB và
hướng hoàn thiện pháp luật về BTTH trong các vụ TNGTĐB
4. Phương pháp nghiên cứu
Cơ sở phương pháp luận được sử dụng trong việc nghiên cứu đề tài là cơ
sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch
sử, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật. Bên cạnh đó, tác giả sử
dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học như: Tổng hợp, phân tích,
thống kê… để làm sáng tỏ các vấn đề trong nội dung nghiên cứu.
5. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài
Các kết quả nghiên cứu và kiến nghị của đề tài có thể sử dụng làm tài liệu
tham khảo tại các cơ sở đào tạo và nghiên cứu về luật học, các cơ quan xây dựng
luật để sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện pháp luật về TNBTTH trong các vụ
TNGTĐB.



10

Đồng thời các kết quả nghiên cứu cũng có giá trị tham khảo đối với các cơ
quan, tổ chức hữu quan, người làm công tác giải quyết việc BTTH trong các vụ
TNGTĐB.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các
vụ tai nạn giao thông đường bộ
Chương 2: Nội dung trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các vụ tai nạn
giao thông đường bộ theo pháp luật dân sự hiện hành
Chương 3: Thực tiễn thực hiện bồi thường thiệt hại trong các vụ tai nạn
giao thông đường bộ tại thành phố Hải Phòng và những giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả áp dụng pháp luật về bồi thường thiệt hại trong các vụ tai nạn giao
thông đường bộ.


11

CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
TRONG CÁC VỤ TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
1.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA TAI NẠN GIAO THÔNG
ĐƯỜNG BỘ
1.1.1. Khái niệm tai nạn giao thông đường bộ
Tai nạn giao thông hay tai nạn giao thông đường bộ đã có từ rất lâu
trong lịch sử loài người dưới nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên, hiện tại vẫn
chưa có một định nghĩa nào thật chính xác có thể lột tả hết những đặc tính của

nó. Khi nghiên cứu về TNGT, đã có rất nhiều khái niệm về tai nạn giao thông
khác nhau được đưa ra:
Theo Wikipedia tiếng Việt định nghĩa về TNGT: “Tai nạn giao thông là
sự việc bất ngờ xảy ra ngoài ý muốn chủ quan của người điều khiển phương tiện
giao thông khi đang di chuyển trên đường giao thông, do vi phạm các quy tắc an
toàn giao thông hay do gặp những tình huống, sự cố đột xuất không kịp phòng
tránh, gây nên thiệt hại nhất định về người và tài sản.”
Cũng theo Wikipedia, TNGTĐB được định nghĩa là: “Tai nạn giao thông
đường bộ là TNGT xảy ra đối với những phương tiện giao thông đang tham gia
giao thông trên các tuyến đường bộ hay trên đường chuyên dùng và đối với
người đi bộ.”
Theo tác giả Đỗ Đình Hoà định nghĩa: “Tai nạn giao thông là sự kiện bất
ngờ, nằm ngoài ý muốn chủ quan của con người, xảy ra khi các đối tượng tham
gia giao thông trên đường giao thông công cộng, đường chuyên dùng hoặc ở các
địa bàn giao thông công cộng, nhưng do chủ quan, vi phạm các quy tắc an toàn
giao thông hoặc do gặp phải các tình huống, sự cố đột xuất không kịp phòng
tránh đã gây ra những thiệt hại nhất định cho tính mạng, sức khoẻ con người
hoặc tài sản của Nhà nước và nhân dân”1
1 Bộ Công an (1997), "Tai nạn giao thông, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa", Kỷ yếu hội thảo khoa
học, Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội, trang 20


12

Theo tác giả Đào Công Hải, thì "Tai nạn giao thông là tai nạn xảy ra khi
các đối tượng tham gia trên đường giao thông công cộng gây nên: - Thiệt hại về
sức khỏe, tính mạng con người - Thiệt hại về tài sản hoặc thiệt hại đặc biệt
nghiêm trọng về tài sản".2
Theo tác giả Vũ Mạnh Thắng: “Tai nạn giao thông là sự việc xảy ra bất
ngờ do người tham gia giao thông hoặc vi phạm các quy định về trật tự an toàn

giao thông hoặc gặp phải tình huống, sự cố đột xuất, không kịp xử lý, có thiệt hại
về tính mạng, sức khoẻ con người, thiệt hại về tài sản”3
Một định nghĩa khác ngắn gọn hơn đó là: “Tai nạn giao thông đường bộ là
một sự việc bất ngờ xảy ra ngoài ý muốn của người điều khiển các phương tiện
giao thông đường bộ khi đang tham gia giao thông.”
Mỗi khái niệm, định nghĩa trên đều có một cách diễn giải khác nhau về
TNGT và TNGTĐB tuy nhiên tổng hợp các điểm chung nhất từ các khái niệm
nêu trên, chúng tôi đưa ra khái niệm chung về TNGTĐB như sau:
TNGTĐB là một sự kiện xảy ra bất ngờ do hành vi của con người vi
phạm các quy định về an toàn giao thông đường bộ hoặc do sự cố đột xuất, do
các trường hợp bất khả kháng gây ra trong quá trình tham gia giao thông đường
bộ của con người gây ra thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ và tài sản cho con
người.
1.1.2. Đặc điểm của tai nạn giao thông đường bộ
Dựa vào khái niệm về TNGTĐB đã nêu trên và từ các nhận xét, đánh giá
trong thực tế, có thể thấy TNGTĐB có một số đặc điểm sau đây:
Thứ nhất, TNGTĐB là một sự kiện xảy ra bất ngờ, ngoài ý muốn do hành
vi của vi phạm các quy định về an toàn giao thông đường bộ của con người, do
2 Bộ Công an (1997), "Tai nạn giao thông, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa", Kỷ yếu hội thảo khoa
học, Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội, trang 82.
3 Bộ Công an (1999), Tạp chí Công an nhân dân, số 9, trang 12


13

sự cố đột xuất hoặc do các trường hợp bất khả kháng gây nên khi đang tham gia
giao thông đường bộ.
Đây là đặc điểm nổi bật, dễ nhận thấy nhất của các vụ TNGTĐB. Pháp
luật luôn đặt ra các quy định về an toàn giao thông đường bộ để buộc người tham
gia giao thông phải chấp hành. Khi người tham gia giao thông không tuân thủ

các quy định về an toàn giao thông đường bộ (vượt đèn đỏ, điều khiển xe vượt
quá tốc độ cho phép…) sẽ tạo điều kiện cho TNGTĐB xảy ra, tuy nhiên không
phải cứ có hành vi vi phạm các quy định về an toàn giao thông đường bộ thì sẽ
gây nên TNGTĐB. TNGTĐB phải là một “sự kiện xảy ra bất ngờ”, người tham
gia giao thông không thể nhìn thấy trước được hậu quả hoặc không thể nhận thức
khả năng gây hậu quả của hành vi của mình và do người tham gia giao thông vi
phạm các quy định về an toàn giao thông đường bộ và do các sự cố đột xuất,
trường hợp bất khả kháng gây nên
Thứ hai, TNGTĐB không gây ra thiệt hại về danh dự, nhân phẩm và uy tín
mà nó chỉ gây ra thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ và tài sản.
Danh dự cá nhân là sự coi trọng của dư luận xã hội đối với cá nhân đó,
dựa trên những giá trị tinh thần, đạo đức tốt đẹp; nhân phẩm của cá nhân là
những phẩm chất và giá trị con người của cá nhân đó còn uy tín cá nhân thể hiện
ở sự tín nhiệm và mến phục của cộng đồng hoặc một bộ phận dân cư đối với cá
nhân đó4. Các hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm và uy tín có thể kể đến là:
làm nhục, vu khống, Tuy pháp luật không quy định cụ thể các hành vi nào là
hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm và uy tín của cá nhân nhưng có thể khẳng
định rằng hành vi của con người vi phạm các quy định về an toàn giao thông
đường bộ hoặc do sự cố đột xuất, do các trường hợp bất khả kháng gây ra trong
quá trình tham gia giao thông đường bộ của con người chỉ xâm phạm đến tính
mạng, sức khoẻ và tài sản cho các nạn nhân và người thân của họ chứ không thể
làm ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của những người đó.
4 PGS. TS. Hoàng Thế Liên (2008), Bình luận khoa học Bộ luật dân sự năm 2005 - Tập I, NXB Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.


14

Thứ ba, các vụ TNGTĐB khi xảy ra rất khó xác định lỗi của các bên và
nguyên nhân gây thiệt hại.

Các vụ TNGTĐB thường xảy ra bất ngờ, nhanh chóng, nếu là ban đêm thì
ít khi có người làm chứng, nếu là ban ngày thì người đi đường khó chứng kiến
đầy đủ diễn biến của nó; hoặc nếu có chứng kiến rõ chăng nữa thì ít người dừng
lại để đứng chờ khai báo sự việc với cơ quan Công an đặc biệt là ở những khu
vực hẻo lánh, ít dân cư. Các bên trong vụ TNGTĐB thường cố tình đưa ra lời
khai có lợi cho mình, gây khó khăn cho việc xác định phần lỗi và trách nhiệm bồi
thường của từng bên. Việc dựng lại hiện trường, thực nghiệm điều tra cũng chỉ
mang tính tương đối.
Thứ tư, chỉ được gọi là TNGTĐB nếu hành vi vi phạm các quy định về an
toàn giao thông đường bộ là do lỗi có lỗi vô ý hoặc không có lỗi.
Trong trường hợp thiệt hại xảy ra trong quá trình tham gia giao thông
được thực hiện do lỗi cố ý hoặc không có lỗi do đây là một sự kiện bất ngờ nằm
ngoài ý chí chủ quan của của những người tham gia giao thông. Trường hợp
người gây tai nạn mong muốn thiệt hại xảy ra thì không thể gọi là TNGTĐB mà
tùy từng trường hợp sẽ có tên gọi tương ứng.
Ví dụ 1: Do có mâu thuẫn trong làm ăn nên nhân lúc A đang đi bộ sang
đường, B đã cố tình điều khiển xe ôtô đâm thẳng vào A, hậu quả làm ông A thiệt
mạng tại chỗ. Đây là một vụ Giết người chứ không phải là một vụ TNGTĐB do
hành vi của A là hành vi cố ý tước đoạt trái pháp luật tính mạng của người khác.
Ví dụ 2: C vốn là người không ưa gì D nên luôn tìm cách “chọc tức” D.
Khi D đang dựng xe máy uống nước bên bờ sông, thì C bèn giả vờ điều khiển xe
máy đi vào “ổ gà” gần đó làm xe mất lái rồi đâm vào xe máy của D làm xe máy
của D rơi xuống sông. Trong trường hợp này hành vi của C là một hành vi huỷ
hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản.
1.2. KHÁI NIỆM TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
TRONG CÁC VỤ TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ


15


1.2.1. Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các vụ tai nạn
giao thông đường bộ
Trước hết, cần khẳng định: Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ là
nguồn nguy hiểm cao độ.
Khoản 19 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 có quy định:
“Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc
sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba
bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự.”
Còn Khoản 1 Điều 623 BLDS 2005 liệt kê những nguồn nguy hiểm cao
độ trong thực tế: “Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận
tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất
nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ
khác do pháp luật quy định”. Theo điểm b Mục 1 Phần III Nghị
quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08 tháng 7 năm 2006 của Hội đồng thẩm phán
Tòa án Nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLDS 2005 về
bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì: “Để xác định nguồn nguy hiểm cao độ
cần phải căn cứ vào khoản 1 Điều 623 BLDS và văn bản quy phạm pháp luật
khác có liên quan hoặc quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về lĩnh
vực cụ thể đó”
Như vậy có thể hiểu, phương tiện giao thông cơ giới đường bộ là một hình
thức của phương tiện giao thông vận tải cơ giới và phương tiện giao thông cơ
giới đường bộ là nguồn nguy hiểm cao độ. Ngoài ra, phương tiện giao thông cơ
giới đường bộ còn đáp ứng đặc điểm là nguồn nguy hiểm cao độ là bởi hoạt động
“tự thân” của chúng luôn tiềm ẩn khả năng gây thiệt hại cho môi trường và
những người xung quanh. (ví dụ: xe ôtô mất phanh gây tai nạn…)
Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ là nguồn nguy hiểm cao độ, do
vậy khi vận hành, đưa phương tiện giao thông cơ giới đường bộ vào hoạt động
trên đường bộ thì có thể gây nguy hiểm cao độ cho tính mạng, sức khỏe và tài
sản của con người do vậy pháp luật có những quy định nghiêm ngặt trong việc



16

trông giữ, vận hành, sử dụng… phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, cụ thể
ở đây là các quy định về an toàn giao thông đường bộ để tránh cho thiệt hại xảy
ra.
Các vụ TNGTĐB chỉ có thể xảy ra nếu con người có hành vi vi phạm
các quy định về an toàn giao thông đường bộ mà gây ra TNGTĐB làm thiệt hại
đến tính mạng, sức khỏe và tài sản cho con người (không thể gây thiệt hại về
danh dự, nhân phẩm, uy tín như đã phân tích ở trên) thì sẽ phát sinh TNBTTH,
trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. TNBTTH trong các vụ TNGTĐB bao
gồm cả trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng và trách nhiệm bồi
thường ngoài hợp đồng. Tuy nhiên trong phạm vi luận văn này, tác giả chỉ xem
xét TNBTTH trong các vụ TNGTĐB như là một loại TNBTTH ngoài hợp đồng
Từ những sự phân tích và nhận định nêu trên, tác giả xin đưa ra khái
niệm TNBTTH trong các vụ TNGTĐB như sau:
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các vụ tai nạn giao thông đường
bộ là một loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được phát sinh
khi người nào có hành vi vi phạm các quy định về an toàn giao thông đường bộ
gây ra gây ra thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ và tài sản cho con người.
1.2.2. Phân loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các vụ tai nạn
giao thông đường bộ
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các vụ tai nạn giao thông đường bộ
được chia làm 2 loại gồm: TNBTTH do hành vi trái pháp luật của con người gây
ra TNBTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
1.2.2.1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật của
con người gây ra
Trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật của con
người gây ra, có 2 trường hợp đáng chú ý đó là: BTTH trong trường hợp người bị
hại có lỗi và BTTH trong trường hợp có lỗi của nhiều người

1.2.2.1.1. Bồi thường thiệt hại trong trường hợp người bị hại có lỗi


17

Bồi thường thiệt hại trong trường hợp người bị thiệt hại có lỗi được quy
định tại Điều 617 BLDS 2005: "Khi người bị thiệt hại cũng có lỗi trong việc gây
thiệt hại thì người gây thiệt hại chỉ phải bồi thường phần thiệt hại tương ứng với
mức độ lỗi của mình; nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại
thì người gây thiệt hại không phải bồi thường."
Khi thiệt hại xảy ra mà người bị thiệt hại cũng có lỗi trong việc gây ra
thiệt hại, thì họ phải chịu trách nhiệm tương ứng với mức độ lỗi của mình. Thực
chất, trong trường hợp này người bị thiệt hại xác định rõ mức độ lỗi của mỗi bên
để ấn định trách nhiệm bồi thường. Vì người bị thiệt hại cũng có lỗi, nhưng họ lại
là người bị thiệt hại, do vậy, họ không phải “bồi thường” cho mình. Trong trường
hợp này, trách nhiệm bồi thường không phải là trách nhiệm liên đới. Người gây
thiệt hại chỉ phải bồi thường thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình. Tuy
nhiên, việc xác định mức độ lỗi của người gây thiệt hại gặp rất nhiều khó khăn.
Trong trường hợp thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại, tức là
người gây ra thiệt hại không có lỗi thì họ không phải bồi thường thiệt hại. Ví dụ:
Một người cố ý lao vào ô tô để tự tử...5
1.2.2.1.2 Bồi thường thiệt hại trong trường hợp có lỗi của nhiều người
Bồi thường thiệt hại ngoài hợp do nhiều người gây ra được quy định tại Điều
616 BLDS 2005, cụ thể như sau: " Trong trường hợp nhiều người cùng gây thiệt
hại thì những người đó phải liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại. Trách
nhiệm bồi thường thiệt hại của từng người cùng gây thiệt hại được xác định
tương ứng với mức độ lỗi của từng người; nếu không xác định được mức độ lỗi
thì họ phải bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau."
Theo quy định trên đây thì trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại cũng
là một loại nghĩa vụ liên đới; các chủ thể trong trách nhiệm liên đới là những chủ

thể cùng gây thiệt hại cho phía người bị hại. Điều 616 BLDS chỉ quy định cụ thể

5 PGS. TS. Hoàng Thế Liên (2008), Bình luận khoa học Bộ luật dân sự năm 2005 - Tập I, NXB Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.


18

thế nào là "cùng gây thiệt hại". Điều đó đã dẫn đến có hai cách hiểu khác nhau
trong thực tiễn nhận thức và áp dụng pháp luật. Một trường hợp thực tiễn cụ thể
như sau: A là người điều khiển xe mô tô lưu thông trên đường Quốc lộ 1A phía
sau chở B, do chạy quá tốc độ, vượt ẩu, A đã chạy xe ra gần giữa đường và đâm
vào chắn bùn bánh xe bên trái xe ô tô do C điều khiển đang lưu thông ngược
chiều gây tai nạn làm B bị thương nặng. Qua kết quả khám nghiệm hiện trường
và các chứng cứ khác cho thấy C đã không giảm tốc độ khi tránh xe ngược chiều,
chạy lấn sang phấn đường bên trái 15 cm so với tim đường, Tòa án kết luận cả A
và C đều có lỗi đối với thiệt hại về sức khỏe của B, cả A và C đều phải chịu
TNBTTH cho B. Tuy nhiên, việc áp dụng điều luật của BLDS để giải quyết việc
bồi thường trong trường hợp này đã có hai ý kiến khác nhau:
Ý kiến thứ nhất cho rằng, cần áp dụng Điều 616 BLDS để buộc A và C
phải liên đới bồi thường thiệt hại vì cho rằng, trong trường hợp này cả A và C
đều có lỗi đối với thiệt hại của B, hay nói cách hành vi trái pháp luật của A và
hành vi trái pháp luật của C là nguyên nhân gây ra là hậu quả thiệt hại về sức
khỏe của B; mặt khác Điều 616 BLDS chỉ quy định chung chung là "cùng gây
thiệt hại" chứ không trực tiếp chỉ rõ là "cố ý" hay "vô ý" nên trách nhiệm liên đới
bồi thường thiệt hại vẫn đặt ra đối với trường hợp trên.
Ý kiến thứ hai cho rằng, trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại chỉ phát
sinh trong trường hợp những người có hành vi trái pháp luật đều "cùng cố ý" gây
ra thiệt hại, hoặc những trường hợp khác do pháp luật quy định. Trong trường
hợp trên, tuy xét về mặt khách quan thì hành vi của A và hành vi của C xảy ra

đồng thời, đều đóng vai trò là nguyên nhân gây ra thiệt hại đối với B, nhưng giữa
A và B không có sự "cùng cố ý", do vậy, trường hợp trên không thể áp dụng Điều
616 để buộc A và C phải liên đới bồi thường thiệt hại được. 6

6 Đăng Văn Quý, “Bàn về quy định trách nhiệm liên đới tại Điều 616 Bộ luật Dân sự”, tại địa chỉ:
/>33430595&article_details=1, truy cập ngày 01/8/2007


19

Quan điểm của chúng tôi đồng ý với cách hiểu thứ hai, trách nhiệm liên
đới bồi thường thiệt hại chỉ xảy ra khi các chủ thể gây thiệt hại cùng có lỗi cố ý,
hay nói cách khác họ phải cùng cố ý gây thiệt hại. "Cùng cố ý" vừa thể hiện cả về
mặt khách quan và chủ quan. Về khách quan, "cùng cố ý" có nghĩa là các chủ thể
gây thiệt hại cùng thực hiện hành vi trái pháp luật. Hành vi của họ có thể là cùng
loại hoặc không, nhưng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, là điều kiện, tiền đề
của nhau hoặc hành vi của người này là hậu quả của hành vi người kia. Về chủ
quan, các chủ thể hành vi trái pháp luật đều nhận thức được tính trái pháp luật
của hành vi của mình cũng như tính trái pháp luật của hành vi của người khác
cùng thực hiện với mình và họ đều thấy trước được hậu quả thiệt hại của hành vi
của mình cũng như hành vi của người cùng thực hiện với mình, cùng mong muốn
hoặc có ý thức để mặc cho hậu quả (thiệt hại) xảy ra.
Trong các vụ TNGTĐB, hành vi vi phạm các các quy định về an toàn giao
thông đường bộ chỉ có lỗi vô ý, nhiều người cùng có lỗi gây ra thiệt hại về tính
mạng, sức khoẻ, tài sản cho người khác thì không thể coi là “cố ý cùng gây thiệt
hại” mà chỉ coi là cùng gây ra hậu quả với lỗi vô ý. Điều 616 BLDS 2005 bên
cạnh việc quy định về căn cứ làm phát sinh trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt
hại còn quy định phương pháp xác định mức bồi thường thiệt hại của các chủ thể
căn cứ vào mức độ lỗi của mỗi người, nếu không các định được mức độ lỗi thì họ
phải bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau. Do vậy, nếu có nhiều người cùng

gây hậu quả với lỗi vô ý thì họ sẽ BTTH theo mức độ lỗi của mỗi người, nghĩa là
chia tách hậu quả theo mức độ lỗi tương ứng, nếu không xác định được mức độ
lỗi thì phải bồi thường theo phần bằng nhau. Về mặt thực tiễn xét xử các vụ
TNGTĐB do lỗi của nhiều người cùng gây ra cho thấy toà án đều buộc các bị cáo
chịu trách nhiệm về hình sự cũng như dân sự phần hậu quả chung của vụ án,
chưa có trường hợp nào chia tách hậu quả của vụ án.7
7 Trần Quỳnh Phượng (2011) Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong các vụ án tai nạn giao thông
đường bộ tại thành phố Huế từ năm 2006 đến năm 2009, Luận văn thạc sĩ Luật học, Học viện khoa học xã
hội-Viện khoa học xã hội Việt Nam, trang 48


20

1.2.2.2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ
gây ra
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là
một loại TNBTTH trong các vụ TNGTĐB
Về mặt thực tiễn xét xử các vụ TNGTĐB do lỗi của nhiều người cùng gây
ra cho thấy toà án đều buộc các bị cáo chịu trách nhiệm về hình sự cũng như dân
sự phần hậu quả chung của vụ án, chưa có trường hợp nào chia tách hậu quả của
vụ án.8
1.2.2.2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ
gây ra
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là
một loại TNBTTH trong các vụ TNGTĐB. TNBTTH do nguồn nguy hiểm cao
độ gây ra là loại trách nhiệm do tài sản gây ra, thiệt hại xảy ra không phải do
hành vi và do lỗi của con người mà do hoạt động “tự thân” của nguồn nguy hiểm
cao độ luôn tiềm ẩn khả năng gây thiệt hại cho môi trường và những người xung
quanh. Mặc dù chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu nguồn nguy hiểm cao độ có thể
không có lỗi đối với thiệt hại nhưng để bảo đảm quyền lợi hợp pháp cho người bị

thiệt hại, pháp luật vẫn buộc họ có trách nhiệm bồi thường.
* Các điều kiện phát sinh TNBTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
- Có hoạt động gây thiệt hại trái pháp luật của nguồn nguy hiểm cao độ.
Tính nguy hiểm của nguồn nguy hiểm cao độ còn thể hiện ở chỗ con
người không thể kiểm soát được một cách tuyệt đối nguy cơ gây thiệt hại. Đối
với nguồn nguy hiểm cao độ, pháp luật thường có những quy định nghiêm ngặt
trong việc trông giữ, vận hành, sử dụng, vận chuyển… chúng để tránh gây thiệt
hại. Thiệt hại liên quan đến các loại nguồn nguy hiểm cao độ rất đa dạng và do

8 Trần Quỳnh Phượng (2011) Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong các vụ án tai nạn giao thông
đường bộ tại thành phố Huế từ năm 2006 đến năm 2009, Luận văn thạc sĩ Luật học, Học viện khoa học xã
hội-Viện khoa học xã hội Việt Nam, trang 48


21

nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, chỉ áp dụng TNBTTH do nguồn nguy
hiểm cao độ gây ra khi thỏa mãn hai dấu hiệu sau:
Thứ nhất: Những vật được coi là nguồn nguy hiểm cao độ phải đang trong
tình trạng vận hành, hoạt động như: phương tiện giao thông vận tải cơ giới đang
tham gia giao thông trên đường… Trường hợp thiệt hại xảy ra khi nguồn nguy
hiểm cao độ đang ở trạng thái “tĩnh” – không hoạt động thì không thể coi là thiệt
hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, ví dụ: xe ô tô dừng đỗ trên đỉnh dốc
nhưng theo quán tính trượt xuống chân dốc gây thiệt hại…
Thứ hai: thiệt hại phải do chính sự tác động của bản thân nguồn nguy
hiểm cao độ hoặc do hoạt động nội tại của nguồn nguy hiểm gây ra.
Có quan điểm cho rằng các vật là vô tri vô giác, vì vậy chúng không thể
gây thiệt hại nếu không có sự tác động của con người. Quan điểm này cho rằng
đằng sau việc gây thiệt hại của một vật bao giờ cũng có sự tác động của con
người. Chiếc xe gây tai nạn là do người lái xe làm cho nó chuyển động. Quan

điểm này đánh đồng tất cả các thiệt hại đều do con người gây ra, vì vậy các thiệt
hại đều quy về một nguyên tắc bồi thường thiệt hại nói chung. Tuy nhiên, không
phải mọi thiệt hại do vật gây ra đều có sự tác động của con người. Nhiều trường
hợp, hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ nằm ngoài sự kiểm soát, chế ngự
của con người và tự thân nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại. Việc xác định
thiệt hại là do “tác động của người” hay “tác động của vật” có ý nghĩa vô cùng
quan trọng khi xác định TNBTTH. 9
Những trường hợp thiệt hại có liên quan đến nguồn nguy hiểm cao độ
nhưng do “tác động của con người”, do hành vi của con người gây ra thì chỉ cần
áp dụng nguyên tắc chung của TNBTTH. Hầu hết các vụ tai nạn, thiệt hại đều có
sự tham gia của vật với vai trò trung gian như là công cụ, phương tiện mà con
người sử dụng để gây thiệt hại như lái xe phóng nhanh, vượt ẩu gây tai nạn…
9 Ts. Trần Thị Huệ (2009), Trách nhiệm dân sự do tài sản gây thiệt hại-vấn đề lý luận và thực tiễn, đề tài
nghiên cứu cấp trường, Đại học Luật Hà Nội , tại địa chỉ: truy cập ngày 01/8/2016


22

Những trường hợp này thiệt hại hoàn toàn do hành vi có chủ ý của con người chứ
không phải do tự thân nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại. Trường hợp thiệt
hại xảy ra do hoạt động nội tại của nguồn nguy hiểm cao độ, hoàn toàn độc lập
và nằm ngoài sự quản lý, kiểm soát của con người thì sẽ áp dụng TNBTTH do
nguồn nguy hiểm cao độ gây ra như: xe ô tô đang chạy với tốc độ cao đột nhiên
mất phanh, mất lái hoặc nổ lốp gây ra thiệt hại; …
Một điểm cần lưu ý là hoạt động gây thiệt hại của nguồn nguy hiểm cao
độ phải có tính trái pháp luật. Pháp luật hiện hành mới chỉ có quy định về “hành
vi trái pháp luật” của con người mà chưa có quy định về tính trái pháp luật khi tài
sản nói chung và nguồn nguy hiểm cao độ nói riêng gây thiệt hại. Theo tinh thần
của pháp luật nói chung và BLDS nói riêng, sức khoẻ, tính mạng và tài sản của
công dân được pháp luật bảo vệ do vậy việc gây thiệt hại đến tính mạng, sức

khoẻ, tài sản của người khác bị coi là trái pháp luật, trừ các trường hợp pháp luật
cho phép. Do vậy, Điều 623 BLDS 2005 quy định về bồi thường thiệt hại do
nguồn nguy hiểm cao độ gây ra cần phải hiểu đây là sự kiện gây thiệt hại trái
pháp luật, vì vậy TNBTTH được đặt ra.
Tóm lại, TNBTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là trách nhiệm đối
với sự kiện gây thiệt hại trái pháp luật của nguồn nguy hiểm cao độ chứ không
phải thiệt hại do hành vi của con người.
- Có thiệt hại xảy ra
Do đặc điểm của nguồn nguy hiểm cao độ là những loại tài sản có khả
năng gây ra thiệt hại trong quá trình vận hành, sử dụng chúng, thiệt hại do nguồn
nguy hiểm cao độ gây ra chỉ có thể là những thiệt hại về tài sản, tính mạng, sức
khỏe. Thiệt hại về danh dự, uy tín, nhân phẩm – là những thiệt hại chỉ có thể phát
sinh do hành vi của con người nên không thuộc phạm vi tác động của nguồn
nguy hiểm cao độ.
Cần phân biệt rõ thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra với thiệt hại
do hành vi trái pháp luật của con người gây ra có liên quan đến nguồn nguy hiểm
cao độ. Thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là thiệt hại do “tự thân”


23

nguồn nguy hiểm cao độ gây ra (ví dụ: Xe ôtô đang vận hành thì bị nổ lốp, mất
phanh…gây thiệt hại cho người tham gia giao thông…; còn thiệt hại có liên quan
đến nguồn nguy hiểm cao độ là thiệt do hành vi trái pháp luật của con người khi
gây thiệt hại nhưng liên quan đến nguồn nguy hiểm cao độ, ví dụ: Lái xe phóng
nhanh vượt ẩu, điều khiển phương tiện tham gia giao thông đi không đúng phần
đường dẫn đến tai nạn gây thiệt hại cho người khác)
- Có mối quan hệ nhân quả giữa hoạt động gây thiệt hại trái pháp luật của
nguồn nguy hiểm cao độ và thiệt hại xảy ra
Điều kiện này đòi hỏi hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ là nguyên

nhân tất yếu, nguyên nhân có ý nghĩa quyết định dẫn đến thiệt hại và thiệt hại
xảy ra là kết quả của hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ. Khi xác định
TNBTTH, cần xem xét thiệt hại đó nguyên nhân nào gây ra, do đâu mà có? Nếu
không xác định chính xác mối quan hệ nhân quả thì sẽ dẫn đến những sai lầm khi
xác định trách nhiệm bồi thường
Sự khác nhau trong mối quan hệ nhân quả giữa BTTH do nguồn nguy
hiểm cao độ gây ra so với BTTH do hành vi của con người gây ra thể hiện ở chỗ.
Nếu trong BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, sự tác động tự thân của
nguồn nguy hiểm cao độ là nguyên nhân gây thiệt hại (kết quả); thì trong BTTH
do hành vi con người gây ra, hành vi trái pháp luật của con người là nguyên nhân
gây thiệt hại (kết quả)
* Về vấn đề lỗi
Về nguyên tắc, TNBTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra chỉ cần thoả
mãn các điều kiện trên đây. Điều kiện về lỗi không có ý nghĩa đối với TNBTTH
do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, thậm chí kể cả khi chủ sở hữu nguồn nguy
hiểm cao độ không có lỗi vẫn phải bồi thường trừ trường hợp do pháp luật quy
định tại khoản 3 Điều 623 BLDS 2005.
Điều 623 BLDS 2005 quy định TNBTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây
ra chỉ được loại trừ trong trường hợp “thiệt hại do lỗi cố ý của người bị thiệt hại”.


24

Quy định như vậy được hiểu là nếu thiệt hại hoàn toàn do lỗi vô ý của người bị
thiệt hại thì TNBTTH do nguồn nguy hiểm cao độ vẫn phát sinh.
Một điểm quan trọng cần lưu ý là lỗi của chủ sở hữu, người chiếm hữu
trong TNBTTH do tài sản (trong đó có nguồn nguy hiểm cao độ) gây ra chỉ có
thể là lỗi vô ý. Chủ thể này đã không nhìn thấy trước nguy cơ tài sản có thể gây
thiệt hại, điều mà những người chu đáo, cẩn thận sẽ nhận thấy được trong hoàn
cảnh tương tự. Thiệt hại phát sinh khi chủ sở hữu, người quản lý tài sản đã không

thực hiện sự quan tâm, chu đáo cần thiết khi thực hiện nghĩa vụ quản lý tài sản.
Nếu như các trường hợp BTTH thông thường dựa trên sự suy đoán lỗi thì
TNBTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra dựa trên sự suy đoán trách nhiệm
đối với người có nghĩa vụ quản lý nguồn nguy hiểm cao độ. TNBTTH do nguồn
nguy hiểm cao độ gây ra chỉ áp dụng khi hoạt động gây thiệt hại của nguồn nguy
hiểm cao độ nằm ngoài khả năng kiểm soát, điều khiển của người chiếm hữu, vận
hành và là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến thiệt hại. Nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn
do lỗi của con người trong việc trông giữ, bảo quản, vận hành nguồn nguy hiểm
cao độ thì không áp dụng trách nhiệm này mà sẽ áp dụng TNBTTH nói chung.
TNBTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra không loại trừ khả năng thiệt
hại cũng có thể có một phần lỗi của người quản lý, trông giữ, bảo quản, vận hành
nguồn nguy hiểm cao độ nhưng hành vi của người trông giữ, vận hành nguồn
nguy hiểm cao độ không phải nguyên nhân có tính quyết định đến thiệt hại. Chủ
sở hữu, người đang chiếm hữu nguồn nguy hiểm cao độ không được miễn trừ
trách nhiệm bồi thường kể cả trong trường hợp họ chứng minh được mình không
có lỗi trong việc trông giữ, bảo quản vận hành nguồn nguy hiểm cao độ. Bởi lẽ,
yếu tố lỗi không phải là một điều kiện tiên quyết làm phát sinh TNBTTH do
nguồn nguy hiểm cao độ gây ra mà dấu hiệu quan trọng nhất để xác định trách
nhiệm này là hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ chính là nguyên nhân trực
tiếp, là yếu tố quyết định dẫn đến thiệt hại. Hoạt động gây thiệt hại của nguồn
nguy hiểm cao độ có thể hoàn toàn không có lỗi của con người (như xe đang
chạy trên đường bất ngờ nổ lốp trước dẫn đến đổi hướng đột ngột gây thiệt hại)


25

hoặc cũng có thể có một phần lỗi của người quản lý, điều khiển, tuy nhiên, lỗi ở
đây chỉ đóng vai trò thứ yếu đối với thiệt hại (như trước khi xuống dốc, lái xe
không kiểm tra lại phanh; lốp mòn do chủ quan nghĩ rằng xe vẫn vận hành tốt…)
Nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi, do hành vi của người điều khiển nguồn

nguy hiểm cao độ thì không áp dụng trách nhiệm này 10
* Xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy
hiểm cao độ gây ra
Căn cứ vào khoản 2 Điều 623 BLDS 2005 và Nghị quyết số 03/2006/NQHĐTP thì chủ thể phải chịu TNBTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra gồm
có: Chủ sở hữu; người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy
hiểm cao độ; người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật nguồn nguy hiểm cao độ.
Việc xác định ai trong số các chủ thể này phải chịu TNBTTH do nguồn
nguy hiểm cao độ gây ra phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể.
- Chủ sở hữu đang trực tiếp chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ.
Theo quy định của pháp luật, chủ sở hữu là người có quyền chiếm hữu, sử dụng,
định đoạt tài sản theo ý chí của mình. Việc thực hiện quyền sở hữu của chủ sở
hữu không được gây tổn hại tới lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của
người khác. Vì vậy, nếu nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại cho người khác
trong trường hợp chủ sở hữu đang trực tiếp chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm
cao độ thì TNBTTH thuộc về chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ.
- Người được chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ giao chiếm hữu, sử
dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật phải BTTH do
nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, trừ trường hợp giữa chủ sở hữu và người được
giao chiếm hữu, sử dụng có thoả thuận khác không trái pháp luật, đạo đức xã hội
hoặc không nhằm trốn tránh việc bồi thường (có thể là thoả thuận cùng nhau liên
đới bồi thường thiệt hại; có thể là thoả thuận chủ sở hữu bồi thường thiệt hại
10 Ts. Trần Thị Huệ (2009), Trách nhiệm dân sự do tài sản gây thiệt hại-vấn đề lý luận và thực tiễn, đề tài
nghiên cứu cấp trường, Đại học Luật Hà Nội , tại địa chỉ: truy cập ngày 01/8/2016


×