Tải bản đầy đủ (.pdf) (41 trang)

TỔNG QUAN VỀ TIN HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.83 MB, 41 trang )

TÀI LIỆU THAM KHẢO: TỔNG QUAN VỀ TIN HỌC
MỤC LỤC
Chương 1. Tin Học đã ra đời và phát triển như thế nào?
 Khái niệm về Tin Học 1
 Quá trình lịch sử phát triển 5
Chương 2. Vai trò của Tin Học
 Vai trò đối với xã hội loài người 17
 Vai trò đối với Việt Nam 19
 Vai trò đối với ngành Công an 21
Chương 3. Mặt trái của Tin Học
 Virus 23
 Hacker và tội phạm máy tính 27
 Chiến tranh thông tin 33
 Ảnh hưởng tiêu cực của Tin học đối với con người 37
Bùi Danh Hường – Giáo viên Bộ môn Toán – Tin Học 2010

TÀI LIỆU THAM KHẢO: TỔNG QUAN VỀ TIN HỌC
Chương 1. Tin Học đã ra đời và phát triển như thế nào?
 Khái niệm về Tin Học
Tin học là một ngành khoa học mới mẻ, lịch sử phát triển thực sự của nó
chỉ mới vài chục năm, thế nhưng sự phát triển như vũ bão của nó, đặc biệt từ
những năm thập niên 90 thế kỷ 20 cho đến nay, đã khiến cho Tin học trở thành
một khoa học có phạm vi rất rộng lớn, có liên quan đến rất nhiều lĩnh vực khoa
học - kỹ thuật khác. Sự phát triển nhanh chóng đó đã khiến cho mọi cố gắng
nắm bắt, khái quát về ngành khoa học này đều tỏ ra thiếu chính xác hoặc lạc
hậu rất nhanh. Chỉ riêng về tên gọi chỉ khái niệm đã liên tục thay đổi trong
những khoảng thời gian ngắn. Vào thời kỳ đầu tiên, người ta gọi nó là Điện
toán, ám chỉ sự kết hợp giữa toán học và điện tử, khi mà máy tính chủ yếu được
sử dụng để thực hiện các phép tính toán. Sau đó, vào khoảng những năm 60,
người ta dùng tên gọi là Khoa học máy tính, tức là khoa học nghiên cứu, chế
tạo và ứng dụng máy tính. Lúc này đã thừa nhận nó như một ngành khoa học


độc lập, mà đối tượng tác động chính là máy tính. Vào những năm 80, tên gọi
Tin học xuất hiện, nguyên gốc tiếng Anh của từ “Tin học” là Informatic, bắt
nguồn từ Information, nghĩa là “thông tin”. Đối tượng tác động lúc này được
xác định không phải là máy tính nữa mà là thông tin. Những tên gọi hiện đại
hơn xuất hiện vào thời gian gần đây như CNTT, đề cập đến những ứng dụng
công nghệ vào thực tiễn cuộc sống; hay CNTT & truyền thông để nhấn mạnh
vai trò của viễn thông và thông tin liên lạc, trong đó Internet là điển hình.
Như vậy là cho đến nay vẫn chưa có một sự thống nhất về tên gọi, về
định nghĩa, về khái niệm của ngành khoa học này. Trong sách báo, tài liệu, trên
các phương tiện thông tin đại chúng, 5 tên gọi trên vẫn đang được sử dụng đan
xen. Người ta sử dụng tên gọi này hay tên gọi khác tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ
thể.
Tóm lại chúng ta có thể hiểu Tin học là “Ngành khoa học về xử lý thông
tin tự động bằng máy tính điện tử”. Tin học là một ngành khoa học, cũng
tương đương như các khoa học khác, như Toán học, Vật lý học, Hóa học hay
Sinh học. Nó nghiên cứu về thông tin và xử lý thông tin, trong đó xử lý thông
tin là nội dung cơ bản quan trọng xuyên suốt. Chức năng xử lý thông tin trong
Tin học bao gồm 5 quá trình:
- Thu thận thông tin: lấy thông tin từ thế giới thực và biểu diễn thông tin
đó dưới các dạng dữ liệu mà máy tính hiểu được.
- Lưu trữ thông tin: ghi nhớ thông tin lên các thiết bị lưu trữ để có thể đem
ra sử dụng trong những lần xử lý về sau.
Trang 1
TÀI LIỆU THAM KHẢO: TỔNG QUAN VỀ TIN HỌC
- Xử lý thông tin: tác động lên các thông tin đã có thông qua các phép biến
đổi, phân tích, tổng hợp, tra cứu,… để tạo ra các thông tin mới.
- Xuất thông tin: hiển thị thông tin ra ngoài thế giới thực dưới các dạng mà
con người có thể nhận biết được.
- Truyền thông tin: gửi thông tin từ máy này sang máy khác, từ điểm này
sang điểm khác.



Lưu trữ tin

Thu
nhận
tin
Dữ
liệu

Xử lý
tin
Dữ
liệu
mới

Xuất
thông
tin


Truyền tin

Văn
bản

Âm
thanh

Hình

ảnh



Văn
bản

Âm
thanh

Hình
ảnh


Hình 1: Lưu đồ về các quá trình xử lý thông tin
Đầu tiên, thông tin trong thế giới thực như văn bản, âm thanh, hình ảnh,
tín hiệu,… được thu nhận và biến đổi thành các dạng dữ liệu ở trong máy tính.
Từ các dữ liệu đã có này thông qua tác động, biến đổi, phân tích, tổng hợp, tra
cứu để tạo ra các dữ liệu mới. Đây là giai đoạn rất quan trọng, vì một lý do rất
đơn giản, điều mà người sử dụng cần đến, quan tâm nhất chính là nội dung của
các dữ liệu mới này. Dữ liệu mới tạo ra càng chất lượng thì càng phục vụ tốt
cho lợi ích của con người. Dữ liệu sau khi thu nhận hoặc xử lý được ghi nhớ lại
trên các thiết bị lưu trữ như các dạng đĩa từ hay đĩa quang để có thể đem ra sử
dụng lại. Chúng cũng có thể được truyền tới máy khác, nơi khác bằng sao chép
thủ công hoặc thông qua hệ thống mạng. Và cuối cùng, dữ liệu sau khi xử lý
được hiển thị trở lại thế giới thực để con người nhận biết được kết quả cần thiết.
Trang 2
TÀI LIỆU THAM KHẢO: TỔNG QUAN VỀ TIN HỌC
Trong Tin học, toàn bộ các quá trình xử lý thông tin trên đây được thực hiện
chủ yếu thông qua máy tính điện tử. Máy tính điện tử không chỉ là công cụ,

phương tiện, mà còn như một bộ phận hữu cơ không thể tách rời của Tin học.
Nói đến Tin học là phải có mặt máy tính. Máy tính có những tính năng rất đặc
biệt tạo nên lợi thế cho Tin học so với các ngành khoa học khác. Các tính năng
đó là:
Tính năng thứ nhất: Tốc độ xử lý cao. Máy tính có tốc độ xử lý rất cao. Các
máy tính cá nhân bình thường hiện nay có tốc độ xử lý vào khoảng vài chục
triệu phép tính/s. Còn như chiếc máy tính chơi cờ Deep Blue từng đánh bại vua
cờ Gary Gasparop có khả năng tính được 200 triệu phép tính/s. Chiếc máy tính
mạnh nhất thế giới hiện nay là siêu máy tính Blue Gene L của hãng IBM có tốc
độ tính toán là 70,72 nghìn tỷ phép tính/s. Chúng ta hãy tưởng tượng thế này,
trên trái đất có khoảng 7 tỷ người, nếu mỗi người có khả năng tính được 10.000
phép tính/s thì cộng lại cũng mới chỉ xấp xỉ khả năng tính toán của siêu máy
tính Blue GeneL. Nhờ có tốc độ xử lý cao như vậy mà máy tính có khả năng
thực hiện mọi công việc rất nhanh chóng, gần như là tức thời. Đó chính là ưu
thế thứ nhất của Tin học.
Deep Blue
200 triệu phép tính/s
Blue Gene/L (IBM)
70,72 nghìn tỷ phép tính/s
Hình 2: Các máy tính có tốc độ xử lý cao
Tính năng thứ hai: Khả năng lưu trữ thông tin lớn: Máy tính điện tử có
khả năng lưu trữ thông tin rất lớn chỉ trong những thiết bị lưu trữ rất nhỏ. Các
bạn hãy thử tự tìm một vài ví dụ về khả năng lưu trữ thông tin của máy tính. Tôi
có một ví dụ thế này, một đĩa mềm 1,4MB có thể lưu được nội dung của 1 cuốn
Trang 3
TÀI LIỆU THAM KHẢO: TỔNG QUAN VỀ TIN HỌC
sách dày 300 trang, mỗi trang có trung bình 50 dòng, mỗi dòng 80 chữ cái.
Những ổ đĩa cứng cho máy tính cá nhân hiện bán trên thị trường có dung lượng
tới 200Gb. Mà 1Gb=1000Mb. Tính ra một đĩa cứng như vậy có thể lưư trữ
được 140.000 quyển sách như trên. Một đĩa cứng có thể lưu trữ được cả một thư

viện sách. Chúng ta có thể thấy được khả năng lưu trữ rất lớn của máy tính điện
tử, và điều đó tạo nên lợi thế thứ hai của Tin học.

Lưu trữ
Ổ cứng laptop
100Gb
100.000 cuốn
sách
Hình 3: Khả năng lưu trữ của máy tính
Tính năng thứ ba: Xử lý tự động: đó là khả năng xử lý thông tin bằng các
chương trình một cách tự động mà không cần đến sự can thiệp từng bước của
con người. Đây là một khả năng quan trọng của máy tính, nhờ nó mà máy tính
có thể hoạt động độc lập, hay ở mức độ cao hơn là có thể “suy nghĩ” để quyết
định hành động tiếp theo. Tất nhiên,
suy nghĩ ở đây phải được đặt trong
ngoặc kép. Hiện tại, máy tính không
có khả năng suy nghĩ như con
người, đó là điều chắc chắn; còn
trong tương lai thì không ai có thể
khẳng định trước một điều gì cả.
Một trong những cách suy nghĩ đơn
giản nhất của máy tính là liệt kê tất
cả các phương án có thể xảy ra và
lựa chọn phương án tốt nhất. Đó
chính là cách mà máy tính chơi cờ
Deep Blue dùng để đánh bại vua cờ
Hình 4: Robot ASIMO (Honda)
Trang 4
TÀI LIỆU THAM KHẢO: TỔNG QUAN VỀ TIN HỌC
Gary Gasparop, cứ mỗi nước đi của nó đã được tính trước hàng trăm, hàng

nghìn khả năng có thể xảy ra tiếp theo, điều mà ông vua cờ không làm được.
Ba tính năng trên của máy tính điện tử cũng chính là các lợi thế của Tin học.
Chính nhờ những lợi thế này mà Tin học đã phát triển rất mạnh mẽ và hiện tại
đã xâm nhập vào hầu như mọi lĩnh vực trong cuộc sống.
 Quá trình lịch sử phát triển
Lịch sử phát triển của Tin học có rất nhiều vấn đề và sự kiện, ở đây chúng ta
sẽ cùng điểm qua các cột mốc quan trọng trong sự phát triển của các công cụ
tính toán và các lĩnh vực khoa học kỹ thuật có liên quan. Nguyên nhân là tại vì
lịch sử Tin học gắn liền rất chặt chẽ với sự phát triển của các công cụ tính toán;
sự hình thành, ra đời và phát triển của Tin học đều xuất phát từ các nỗ lực của
con người để chế tạo các công cụ tính toán mới có thể tính toán nhanh hơn,
nhiều hơn, chính xác hơn. Nhìn vào lịch sử Tin học theo khía cạnh này, chúng
ta có thể chia làm 2 giai đoạn:
Giai đoạn thứ nhất - Các công cụ tính toán sử dụng hệ thập phân
Hệ thập phân là hệ số gồm mười chữ số từ 0 -> 9 mà con người sử dụng để
tính toán hàng ngày. Đây là thời kỳ sơ khai của Tin học, khi mà các công cụ
tính toán còn rất đơn giản, được chế tạo trên cơ sở bắt chước các phép tính toán
thập phân của con người. Các công cụ tính toán giai đoạn này chủ yếu chỉ thực
hiện được bốn phép tính cơ bản: cộng, trừ, nhân, chia. Tuy nhiên cũng chính
trong giai đoạn này, đã xuất hiện những nền tảng lý thuyết và kỹ thuật làm tiền
đề cho sự ra đời của Tin học hiện đại.
Công cụ tính toán đầu tiên mà con người nghĩ ra là bàn tính tay. Các bàn
tính tay đầu tiên xuất hiện ở Trung Quốc và Ấn Độ khoảng 300 năm TCN.
Các bàn tính
khung gỗ này khá
hoàn thiện về mặt
cấu tạo cũng như
quy tắc, luật tính
toán. Chúng có thể
thực hiện được các

phép tính cộng, trừ,
nhân, chia một cách
khá nhanh chóng
với những con số
lớn đến trên 10 chữ
số. Và chúng ta hay
Hình 5: Các dạng bàn tính tay Trung Quốc
Trang 5
TÀI LIỆU THAM KHẢO: TỔNG QUAN VỀ TIN HỌC
gọi với tên gọi với tên gọi quen thuộc là “ Bàn tính Trung Quốc”.
Việc tính toán trên các bàn tính Trung Quốc đòi hỏi phải học thuộc các quy
tắc, luật riêng, đặc biệt là đối với phép nhân và phép chia. Bàn tính chủ yếu
được các thương nhân sử dụng để phục vụ cho việc kinh doanh buôn bán.
Những kỹ năng sử dụng bàn tính được xem là bắt buộc đối với những người
hành nghề kinh doanh, buôn bán. Và ở phương Đông, mãi cho đến thế kỷ 19,
bán tính vẫn là công cụ tính toán phổ biến trong xã hội. Còn ở phương Tây thì
từ năm 1642 đã xuất hiện những chiếc máy tính cơ học hoạt động bằng các
bánh xe răng cưa.
Chiếc máy tính cơ học đầu tiên được phát minh bởi nhà toán học người
Pháp là ông Blaise Pascal. Vào năm 1642, Pascal đã thiết kế và chế tạo một
chiếc máy tính cơ học
hoạt động bằng các bánh
xe răng cưa, chiếc máy
được đặt tên là máy
Pascaline. Chúng ta hãy
quan sát hình ảnh và cấu
tạo bên trong của chiếc
máy Pascaline. Chiếc
máy được cấu tạo từ
nhiều bánh xe răng cưa

được sắp xếp liền nhau.
Khi bánh xe đơn vị quay
10 vòng sẽ kéo theo bánh
xe hàng chục quay 1
vòng, bánh xe hàng chục
quay 10 vòng sẽ kéo
bánh xe hằng trăm quay 1 vòng,… cứ thế, đó là nguyên tắc hoạt động của máy
Pascaline. Máy Pascaline có thể thực hiện được 4 phép tính cơ bản: cộng, trừ,
nhân, chia tương đương như một máy tính bỏ túi 4 chức năng ngày nay. Mô
hình của chiếc máy tính cơ thời đó vẫn còn xuất hiện trong một số dụng cụ máy
móc hiện đại ngày nay như đồng hồ đo điện, đồng hồ đo nước, công tơ mét ôtô,
xe máy.
Blaise Pascal
(1623 - 1662)
Hình 6: Máy tính cơ Pascaline (1642)
Sự ra đời của máy Pascaline đánh dấu một cột mốc quan trọng trong nỗ lực
chế tạo các công cụ tính toán của con người, và thực sự là nó có các ưu điểm
vượt trội so với bàn tính tay như tính toán nhanh hơn, sử dụng tiện lợi hơn. Tuy
nhiên, khả năng của nó vẫn chỉ mới dừng lại ở mức độ thực hiện được 4 phép
cộng, trừ, nhân, chia và vẫn cần đến các tao tác của người sử dụng.
Trang 6
TÀI LIỆU THAM KHẢO: TỔNG QUAN VỀ TIN HỌC
Charles Babbage
(1792

1871)
Chương trình
hoạt độn
g


Kết quả
out
i
n
Hình 7: Máy phân tích (1823)
Bước tiến tiếp theo trong lịch sử chế tạo máy tính đến từ nước Anh. Năm
1823, một giáo sư ở đại học Cambrigde tên là Charles Babbage đã nhận được
tài trợ của chính phủ Anh để nghiên cứu và thiết kế chiếc máy phân tích
(Analytical Engine) có thể lập trình được bằng các thẻ đục lỗ để thực hiện bất
kỳ phép tính nào với độ chính xác trên 20 chữ số. Khả năng lập trình được của
máy phân tích là điều mà những công cụ tính toán trước đây không có. Ở máy
phân tích, các chương trình hoạt động được mã hóa trên các bìa giấy cứng đục
lỗ gọi là thẻ đục lỗ, máy sẽ đọc các thẻ đục lỗ này và tự động hoạt động theo
chương trình đã được mã hóa trên đó, sau đó cho ra kết quả. Như vậy máy phân
tích có khả năng hoạt động một cách độc lập và thực hiện được nhiều phép tính
khác nhau tuy theo chương trình đã vạch sẵn từ trước của người sử dụng.
Những chương trình được mã hóa trên các thẻ đục lỗ này chính là những phần
mềm đầu tiên trên thế giới.
Bản thiết kế máy phân tích của Charles Babbage bao gồm 4 thành phần:
- Phần nhập: bộ phận đọc các thẻ đục lỗ
- Nhà máy: nơi thực hiện các phép tính toán, chế tạo từ các bánh xe răng
cưa và chạy bằng động cơ hơi nước.
- Kho: nơi lưu trữ các toán tử và kết quả.
- Phần xuất: nơi cho ra kết quả dưới dạng các bản đục lỗ hay các bản in.
Trang 7
TÀI LIỆU THAM KHẢO: TỔNG QUAN VỀ TIN HỌC
Các máy tính hiện đại ngày nay cũng có cấu trúc cơ bản gồm 4 phần giống
như
máy phân tích suốt 40 năm. Lúc đầu
chí

trọng tiếp theo, đánh dấu lần đầu tiên có một công cụ tính
toá
Được khích lệ bởi thành
côn
cấu trúc của máy phân tích ở trên.
Charles Babbage đã theo đuổi dự án
nh phủ Anh tài trợ cho dự án, nhưng sau đó họ cắt tài trợ vì chi phí quá cao
mà triển vọng áp dụng vào thực tế trong thời gian gần là không có. Thế là
Charles Babbage bỏ tiền túi ra để tiếp tục nghiên cứu, nhưng đáng tiếc là ông đã
không hoàn thiện được chiếc máy phân tích của mình. Vấn đề ông gặp phải là
cần phải có hàng ngàn bánh răng mới có thể đạt đến mức độ chính xác mà công
nghệ của thế kỷ 19 không đáp ứng được. Lúc này mới chỉ trong thời đại động
cơ hơi nước. Một trong những mẫu thiết kế của Charles Babbage bao gồm tới
50.000 chi tiết, hoạt động trong một cỗ máy hoạt động bằng động cơ hơi nước,
có kích thước bằng cả một đầu máy xe lửa. Tuy nhiên, ý tưởng của Charles
Babbage đã đi trước thời đại và đặt nền móng cho những nhà phát minh thiết kế
máy tính sau này.
Cột mốc quan
n được đem vào áp dụng trong thực tiễn đưa lại những hiệu quả to lớn, đó là
chiếc máy sắp xếp (Tabulating Machine), do một nhà phát minh người Mỹ là
ông Herman Hollerith chế tạo vào năm 1890. Chiếc máy được sử dụng để sắp
xếp những thông tin về thống kê cho việc điều tra dân số ở Hoa Kỳ, và nó
nhanh chóng chứng minh sự hiệu quả của mình. Những cuộc điều tra dân số
trước đó mất gần 7 năm rưỡi để thống kê bằng tay, nhưng khi sử dụng máy sắp
xếp, cuộc thống kê cơ bản năm 1890 chỉ mất 6 tuần, và chỉ mất hai năm rưỡi để
phân tích tỉ mỉ tất cả dữ liệu đó.
g, năm 1896, Herman
Hollerith thành lập Công ty
máy tính thống kê (Tabulating
Machine Company) sản xuất

hàng loạt những chiếc máy
tương tự cung cấp cho các hệ
thống thông tin kinh tế. Năm
1924, công ty đổi tên là Công
ty kinh doanh máy tính quốc
tế (International Business
Machines Coporation), viết tắt
là IBM: một nhãn hiệu máy
tính nổi tiếng ngày nay.
Herman Hollerith
Hình 8: Máy sắp xếp (1890)
Trang 8
TÀI LIỆU THAM KHẢO: TỔNG QUAN VỀ TIN HỌC
Trên đây, chúng ta vừa tìm hiểu về các công cụ tính toán cơ học. Mặc dù
đạt được một số thành công nhất định, nhưng các công cụ tính toán cơ học gặp
phải rất nhiều hạn chế do cố gắng bắt chước cách tính toán thường ngày của con
người. Tuy nhiên, các nỗ lực chế tạo ra các công cụ tính toán trong giai đoạn
này đã tạo ra những nền tảng lý thuyết và kỹ thuật làm tiền đề cho sự ra đời của
Tin học hiện đại sau này. Với bàn tính tay, việc sử dụng bàn tính tay đã khiến
cho con người nghĩ đến những quy tắc, luật tính toán và tìm cách ghi nhớ chúng
dưới dạng các bài thơ, bài vè. Tiếp theo là máy tính cơ Pascaline, đánh dấu việc
sử dụng các kết cấu máy móc cơ học để áp dụng vào tính toán, nhằm nâng cao
mức độ chính xác, tốc độ tính toán và sự tự động. Rồi đến máy phân tích, người
ta bắt đầu suy nghĩ đến việc tạo ra các chương trình hoạt động lập sẵn cho máy
tính mà ngày nay ta gọi là phần mềm, cũng như hoàn thiện mô hình cấu trúc
máy tính gồm 4 phần cơ bản. Rồi đến máy sắp xếp, con người bắt đầu có ý thức
tận dụng khả năng tính toán của máy tính, ứng dụng vào các công việc thực tế
để đạt được hiệu quả cao hơn.
Với những nền tảng lý thuyết và kỹ thuật đó, khi kỷ nguyên điện tử ra đời,
các nhà phát minh, nghiên cứu chuyển sang một hướng đi mới: chế tạo các công

cụ tính toán hoạt động dựa trên các nguyên lý điện tử.
Giai đoạn thứ hai - Công cụ tính toán điện tử và các kỹ thuật liên quan:
Đây là giai đoạn Tin học hiện đại ra đời và phát triển trên nền tảng của các
nguyên lý điện tử và lý thuyết nhị phân.
Mọi việc xuất phát từ năm 1848, khi nhà toán học George Boole hoàn thiện
lý thuyết Đại số nhị phân. Nội dung cơ bản của Đại số nhị phân là biểu diễn
mọi thông tin chỉ bằng hai ý nghĩa ĐÚNG và SAI. Nghĩa là, với 2 giá trị cơ bản
là ĐÚNG và SAI, đại số nhị phân có thể biểu diễn được tất cả mọi dạng thông
tin.
Nền tảng lý thuyết của Đại số nhị phân chính là cơ sở để chế tạo các máy
tính điện tử hoạt động theo nguyên lý nhị phân, dựa trên hai trạng thái của dòng
điện:
- Ngắt mạch: biểu diễn ý nghĩa KHÔNG (0)
- Đóng mạch: biểu diễn ý nghĩa CÓ (1)
Và từ đây các nhà nghiên cứu bắt đầu bắt tay vào chế tạo máy tính làm từ
những bóng đèn điện tử.
Chiếc máy tính điện tử đầu tiên, đó là chiếc máy tính Colossus do nhà toán
học người Anh là Alan Turing chế tạo năm 1943. Chiếc máy Colossus được
Trang 9
TÀI LIỆU THAM KHẢO: TỔNG QUAN VỀ TIN HỌC
dùng để giải mã. Nguyên nhân ra đời của nó xuất phát từ chiến tranh thế giới
lần thứ hai.
Vào thời kỳ đầu
chiến tranh, tàu ngầm
quân Đức liên tục đánh
phá tàu thuyền Anh,
lệnh truyền từ bộ chỉ
huy quân Đức ở Berlin
đến các tàu ngầm thông
qua sóng radio. Quân

Anh có bắt được những
sóng này, nhưng vấn đề
là những thông điệp đó
đã được người Đức mã
hóa bằng hệ mã Navi,
được coi là hoàn toàn
bảo mật, không có khả
năng bị giải mã lúc bấy
giờ. Thế là chính phủ Anh mới lập ra một phòng thí nghiệm tuyệt mật chế tạo
máy tính điện tử Colossus để giải mã các thông điệp. Nhà toán học nổi tiếng
Alan Turing phụ trách thiết kế chiếc máy tính này.
Colossus đi vào hoạt động từ năm 1943, và đã góp công lớn giúp người Anh
bảo vệ được hòn đảo của họ trước sự tấn công của người Đức. Vì tính chất quan
trọng của nó, dự án này được phân loại bí mật quân sự trong suốt 30 năm, nên
Colossus không có triển vọng tương lai. Nó chỉ có ý nghĩa là chiếc máy tính
điện tử đầu tiên trên thế giới.Tuy Colossus là chiếc máy tính điện tử đầu tiên,
nhưng nó chỉ được thiết kế với chức năng duy nhất là giải mã. Có nghĩa rằng nó
chỉ là chiếc máy tính đơn chức năng. Còn chiếc máy tính điện tử đa chức năng
đầu tiên, đó là chiếc máy tính do hai kỹ sư người Mỹ là Mauchley và Eckert ở
đại học Pensyvania chế tạo vào năm 1946, được đặt tên là ENIAC
ENIAC là tên viết tắt của cụm từ tiếng Anh Electronic Numerical
Integrator And Computer, dịch ra nghĩa tiếng Việt là Bộ tích phân điện tử số.
ENIAC là một cỗ máy khổng lồ, chiếm diện tích cả một gian phòng lớn. Nó
nặng tới 30 tấn, bao gồm gần 18000 bóng đèn điện tử. Nó được lập trình bằng
cách thiết đặt 6000 công tắc nhiều vị trí, nối vô số ổ cắm cùng cả rừng cáp dài
tới 500 dặm. Nó tiêu thụ tới 140KW điện. ENIAC chính là hình ảnh hoàn thiện
của máy phân tích. Chắc chúng ta vẫn còn nhớ chiếc máy phân tích của Charles
Babbage? Vào thế kỷ 19, nền tảng khoa học kỹ thuật thấp kém không cho phép
Alan
Turing

Máy Colossus (1943)
Hình 9: Chiếc máy tính điện tử đầu tiên
Trang 10
TÀI LIỆU THAM KHẢO: TỔNG QUAN VỀ TIN HỌC
Charles Babbage chế tạo thành công máy phân tích, mà phải đến hơn 100 năm
sau, Mauchley và Eckert mới biến ý tưởng của ông thành sự thực. ENIAC hoạt
động dựa trên các chương trình được lập trình sẵn và tốc độ tính toán của nó là
100.000 phép tính/s.
ENIAC
Nặng 30 tấn
Cao 5,5 m
Dài 24 m
17468 bóng
đèn điện tử
Dây dẫn dài
500 dặm
100.000 phép
tính/s
Hình 10: Máy tính điện tử đa chức năng đầu tiên

Để ENIAC hoạt động được người ta cần đến cả một đội ngũ chuyên gia điều
hành được đào tạo cẩn thận. ENIAC có thể thực hiện được rất nhiều công việc
khác nhau, chủ yếu là các phép tính toán trong khoa học. Một trong những thử
nghiệm đầu tiên của nó là thực hiện các tính toán để nghiên cứu tính khả thi của
việc chế tạo bom hydro trong lĩnh vực hạt nhân.
ENIAC lúc đầu cũng được tài trợ bởi quân đội và cũng phục vụ cho các mục
đích quân sự. Tuy nhiên khi cỗ máy hoàn thành năm 1946 thì chiến tranh đã
qua đi, do đó Mauchley và Eckert được phép tổ chức một khóa học hè để trình
bày công trình nghiên cứu của mình cho các đồng nghiệp khoa học. Khóa học
hè đó đã mở đầu cho sự bùng nổ mối quan tâm đến việc chế tạo máy tính điện

tử số cỡ lớn, sau khóa học hè, nhiều nhà nghiên cứu khác bắt tay vào chế tạo
máy tính điện tử. Và lịch sử chế tạo máy tính bước vào một giai đoạn mới.
Chính vì điều này, người ta thường coi sự ra đời của ENIAC chính là sự mở đầu
cho Tin học hiện đại.
Trang 11
TÀI LIỆU THAM KHẢO: TỔNG QUAN VỀ TIN HỌC
Theo sau ENIAC, lần lượt có rất nhiều máy tính điện tử số cỡ lớn khác được
chế tạo. Đặc điểm chung của những chiếc máy này là được thiết kế từ thành
phần cơ bản là các bóng đèn điện tử. Do đó chúng có kích thước rất lớn, tiêu
tốn nhiều năng lượng. Tình trạng đó tiếp diễn cho đến khi một phát kiến kỹ
thuật mới ra đời vào năm 1948, đó là kỹ thuật bán dẫn.
Ba nhà vật lý là các
ông John Bardeen,
Walter Brattain và
William Shockley đã
phát minh ra kỹ thuật
bán dẫn vào năm 1948,
cũng nhờ đó mà các
ông được trao giải
Nobel năm 1956. Kỹ
thuật bán dẫn ra đời đã
tạo ra một cuộc cách
mạng trong chế tạo
máy tính. Các máy
tính lúc trước được chế
tạo từ các bóng đèn
điện tử, bây giờ được
thay thế bởi các bóng bán dẫn nhỏ hơn, tiêu tốn ít năng lượng hơn, tính năng
hoàn hảo hơn. Kích thước của các máy tính chế tạo từ bóng bán dẫn, như chúng
ta thấy trên màn hình, được thu nhỏ đáng kể, ngược lại, các tính năng lại vượt

trội hơn rất nhiều các thế hệ máy tính làm từ bóng đèn điện tử lúc trư
John
Bardeen
Walter
Brattain
William
Shockley
Hình 11: Các tác giả của kỹ thuật bán dẫn
ớc.
Với kỹ thuật bán dẫn, các hệ thống máy tính được thu nhỏ, nhưng lại trở nên
phức tạp hơn trước rất nhiều. Các chức năng của máy tính ngày càng đa dạng
khiến cho việc điều hành quản lý hoạt động của máy tính cũng như việc tạo ra
các chương trình hoạt động theo cách thức thủ công cũ không đáp ứng nổi yêu
cầu. Thế là trong những năm 60, người ta bắt đầu hoàn thiện hệ điều hành và
ngôn ngữ lập trình.
Như chúng ta đã biết, vào thời kỳ đầu tiên của máy tính điện tử, với mỗi
chiếc máy tính người ta phải đào tạo một đội ngũ chuyên gia để điều hành hoạt
động của nó. Việc này rất phiền phức và kém hiệu quả. Vì thế người ta bắt đầu
phát triển những chương trình để điều khiển máy tính hoạt động một cách độc
lập, gọi là hệ điều hành. Đầu tiên chỉ là những chương trình Monitor theo dõi
hoạt động của các thành phần trong máy, sau đó phát triển dần lên thành hệ điều
hành hoàn chỉnh vào năm 1960, mà đầu tiên có thể kể đến đó là hệ điều hành
UNIX, tiếp theo là các hệ điều hành khác như DOS, WINDOWS rồi LINUX.
Trang 12
TÀI LIỆU THAM KHẢO: TỔNG QUAN VỀ TIN HỌC
Trong đó, hiện nay hệ điều hành Windows đang chiếm ưu thế tuyệt đối với
khoảng 95% máy tính trên thế giới đang sử dụng Windows, còn lại 5% sử dụng
Linux và một số hệ điều hành khác.
Cũng trong thời gian này, người ta hoàn thiện các ngôn ngữ lập trình có
cấu trúc dựa theo các câu lệnh tiếng Anh. Ngôn ngữ lập trình là những chương

trình dùng để tạo ra các chương trình hoạt động khác của máy tính. Ngôn ngữ
lập trình đầu tiên là Algol 60, rồi tiếp đến là Pascal, C, C++, Visual C, Visual J,
Visual Basic, Java Cho đến hiện nay thì có rất nhiều ngôn ngữ lập trình khác
nhau.
Việc hoàn thiện hệ điều hành và ngôn ngữ lập trình đã khiến cho việc sử
dụng máy tính trở nên dễ dàng, và máy tính cũng trở nên phổ biến vì thực hiện
được nhiều công việc nhờ có nhiều chương trình phần mềm hơn.
Sau kỹ thuật bán dẫn, một kỹ thuật cực kỳ quan trọng tiếp theo được phát
kiến là kỹ thuật mạch tích hợp.
Năm 1958, một kỹ sư người Mỹ là ông Jack Kiby đã chế tạo ra mạch tích
hợp IC (Integrated Circuit). Nguyên mẫu đầu tiên của ông là một bản mỏng
bằng germanium, trên đó có tích hợp các bóng bán dẫn, các điện trở và các tụ
điện – những thành phần chính của một mạch điện tử.
Kỹ thuật mạch tích hợp cho phép đưa nhiều linh kiện vào một bản mạch nhỏ
gọn để thực hiện một nhiệm vụ cụ thể nào đó. Điều này mở ra khả năng vô
cùng để thu nhỏ máy tính, tùy thuộc vào số linh kiện được tích hợp trên một vi
mạch. Lúc đầu, người ta chỉ có khả năng tích hợp vài chục bóng bán dẫn trên
một bản mạch. Sau đấy với sự phát triển của các kỹ thuật mạch tích hợp cỡ lớn,
cỡ rất lớn, các kỹ sư có khả năng tích hợp hàng nghìn, hàng chục nghìn linh
kiện trên một vi mạch. Và ngày nay, với công nghệ mạch tích hợp cỡ siêu lớn
thì số linh kiện đó đã lên tới con số hàng triệu, hàng chục triệu.
Với kỹ thuật mạch tích hợp, người ta bắt đầu
đóng gói toàn bộ các bộ phận thực hiện tính
toán của máy tính vào trong một vi mạch nhỏ
gọn gọi là con chíp. Con chíp đầu tiên ra đời
vào năm 1971, đó là con chíp Intel 4004 do
hang Intel chế tạo.
Intel 4004 bao gồm 2250 bóng bán dẫn, thực
hiện được 60000 phép tính/s.
Chúng ta hãy làm một phép so sánh: Con

chíp Intel 4004 nằm gọn trong lòng bàn tay, có
khả năng tính được 60000 phép tính /s; và chiếc máy ENIAC khổng lồ, chiếm
Hình 12: Con chíp đầu tiên
Trang 13
TÀI LIỆU THAM KHẢO: TỔNG QUAN VỀ TIN HỌC
diện tích cả một gian phòng, có tốc độ 100.000 phép tính/s. Qua đó có thể thấy
được sự phát triển vượt bậc của công nghệ chỉ trong vòng 25 năm: 1946-1971.
Sự ra đời của con chip đã tạo nên một bước đột phá mới trong lịch sử Tin
học. Con chip được ví như “ bộ óc ” của máy tính. Việc con chip ngày càng
hoàn thiện, đã khiến cho máy tính ngày càng được thu nhỏ, ngày càng đa năng,
và bắt đầu được ứng dụng rộng rãi vào trong cuộc sống.
Nếu như trước đây, việc sử dụng máy tính chỉ bó hẹp trong các viện nghiên
cứu, các trường đại học với mục đích khoa học; thì bây giờ mọi người bình
thường bắt đầu có cơ hội tiếp xúc, sở hữu và sử dụng máy tính để phục vụ cho
các nhu cầu công việc và giải trí của mình. Từ những năm 1970, máy tính bắt
đầu xuất hiện đến tận từng gia đình, với dòng máy mới là các máy tính cá nhân,
dưới hai dạng cơ bản là máy tính để bàn và máy tính xách tay.
Hình 13: Desktop và laptop
Máy tính cá nhân là các máy tính được thiết kế nhỏ gọn để một cá nhân có
thể sử dụng được. Máy tính cá nhân lúc này đã rất đa năng, có thể thực hiện
được rất nhiều công việc khác nhau, hỗ trợ rất tốt cho công việc của mỗi người,
kể cả phục vụ cho nhu cầu giải trí. Vào những năm thập niên 80, máy tính cá
nhân bắt đầu phát triển vì nhu cầu sử dụng cực kỳ lớn. Chúng ta hãy tưởng
tượng, nếu như trước đây chỉ có các viện nghiên cứu, trường đại học mới cần
máy tính, còn bây giờ mỗi người đều có nhu cầu sử dụng một máy tính cá nhân.
Nhu cầu đó, thị trường đó vô cùng lớn. Nắm bắt được điều này, các công ty
máy tính bắt đầu tập trung vào phát triển dòng máy tính cá nhân. Có được sự
kích thích của lợi nhuận và thị trường, Tin học bắt đầu có những bước phát triển
nhảy vọt. Các thế hệ máy tính cá nhân liên tiếp nối nhau ra đời, thế hệ sau ưu
Trang 14

TÀI LIỆU THAM KHẢO: TỔNG QUAN VỀ TIN HỌC
việt hơn thế hệ trước. Các chương trình phần mềm ngày càng nhiều hơn, đa
dạng hơn giúp cho máy tính cá nhân ngày trở nên tiện dụng hơn, thực hiện được
rất nhiều công việc khác
nhau. Bắt đầu từ thập niên 80 là giai đoạn thống trị của
dòn m
u tra tìm hiểu xem ai

ng
ta c
Ông
Trương Trọng Thi
Hãng R2E
g áy tính cá nhân.
Ở đây, có một chi tiết thú vị là sự ra đời của chiếc máy vi tính cá nhân
đầu tiên trên thế giới gắn liền với một người gốc Việt Nam. Vào năm 1985,
viện bảo tàng máy tính ở Boston, Mỹ đã làm một cuộc điề
là người đã chế tạo ra chiếc máy vi tính cá nhân đầu tiên.
Máy vi tính đầu tiên: MICRAL
Sử dụng bộ vi xử lý Intel 8008
Chế tạo năm 1973
Giá 1750 USD
Hình 14: Chiếc máy vi tính đầu tiên trên thế giới và tác giả của nó
Và kết quả đó là ông Trương Trọng Thi, một người Pháp gốc Việt đã chế tạo
ra chiếc máy vi tính đầu tiên, chiếc Micral. Vào năm 1973, ông Trương cùng
hãng R2E của mình đã tận dụng bộ vi xử lý Intel 8008 mới sản xuất, chế tạo ra
chiếc máy vi tính Micral, chiếc máy vi tính đầu tiên, được giới thiệu trên quy
mô toàn thế giới và có giá bán lúc đó là 1750 $. Ông Trương Trọng Thi được
xem là “cha đẻ của chiếc máy vi tính”, tên của ông cùng với chiếc máy Micral
hiện được trưng bày vĩnh viễn tại viện bảo tàng máy tính ở Boston, Mỹ. Chú

ó thể tự hào vì trong lịch sử Tin học có dấu ấn của một người Việt Nam.
Trong lịch sử Tin Học có một cột mốc quan trọng không thể không nhắc
đến, đó là sự ra đời của mạng Internet. Internet có tiền thân là mạng Arpanet
của bộ quốc phòng Mỹ. Vào năm 1969, bộ quốc phòng Mỹ thực hiện một dự án
kết nối mạng giữa Bộ quốc phòng và một số trường đại học, các trung tâm
nghiên cứu khoa học, các trung tâm quân sự lại với nhau. Mục đích ban đầu của
Arpanet là để duy trì liên lạc trong trường hợp có chiến tranh hạt nhân xảy ra.
Arpanet thành công vang dội, và lúc này mọi trường đại học trong nước Mỹ đều
Trang 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO: TỔNG QUAN VỀ TIN HỌC
muốn gia nhập. Arpanet bắt đầu phát triển, sau đó nó không còn giới hạn trong
phạm vi nước Mỹ nữa mà vươn ra các nước lân
cận và ra toàn thế giới, và trở

ạnh mẽ, kéo xã hội loài người vào
mộ
iện chiếm một vai trò, vị trí cực kỳ quan trọng
trong xã hội hiện đại.
Hình 15: Mạng Internet
thành mạng Internet như chúng ta biết ngày nay.

Internet là mạng kết nối các máy tính trên toàn thế giới. Các máy tính
trên thế giới đều có thể kết nối với nhau, trao đổi thông tin, dữ liệu một cách
nhanh chóng. Tương tự, tất cả mọi người trên thế giới đều có thể thông qua
Internet trao đổi, liên lạc với nhau một cách gần như tức thời. Internet kết nối cả
thế giới lại với nhau. Có thể nói Internet đã mở ra những khả năng vô hạn trước
mắt loài người. Sau khi Internet ra đời, Tin học bắt đầu thâm nhập vào mọi
ngóc ngách của cuộc sống, ảnh hưởng sâu rộng trên mọi lĩnh vực, mọi ngành
nghề, và hiện vẫn đang trên đà phát triển m
t kỷ nguyên mới: Kỷ nguyên thông tin.

Trên đây, chúng ta đã điểm qua các cột mốc quan trọng trong lịch sử phát
triển Tin học. Chúng ta đã thấy sự hình thành của Tin học là bắt nguồn từ nỗ
lực chế tạo các công cụ tính toán của con người, và Tin học hiện đại đã ra đời
theo sau kỷ nguyên điện tử, khi các máy tính được chế tạo hoạt động theo
nguyên lý điện tử. Với các ưu thế nổi bật của mình, Tin học càng ngày càng
được ứng dụng rộng rãi, và h
Trang 16
TÀI LIỆU THAM KHẢO: TỔNG QUAN VỀ TIN HỌC
Chương 2. Vai trò của Tin Học
 Vai trò đối với xã hội loài người
Nói về sự phát triển của Tin học, có một nhà nhà tương lai học tên là
Toffler đã đưa ra hình tượng “3 làn sóng”. Trong đó làn sóng thứ ba chính là
làn sóng thông tin đang tràn tới trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội,
nối tiếp 2 làn sóng vẫn đang chảy với các mức độ khác nhau ở các quốc gia là
làn sóng nông nghiệp và làn sóng công nghiệp. Phải cần đến hàng ngàn năm
cho làn sóng thứ nhất; 200 năm cho làn sóng thứ hai; nhưng chỉ cần vài chục
năm cho làn sóng thứ ba. Vai trò của Tin học, đó chính là “Thúc đẩy nhanh sự
phát triển của xã hội loài người”.


Hình 16: Siêu máy tính IBM phục vụ dự án Bộ gien người
Vào thời kỳ những cỗ máy điện tử đầu tiên như Colossus và ENIAC, Tin
học chỉ giới hạn vai trò của mình trong một số mục đích khoa học và quân sự
đặc biệt. Nhưng rất nhanh sau đó, với sự ra đời của các kỹ thuật bán dẫn, mạch
tích hợp, sự phát triển và phổ biến của máy tính cá nhân, rồi mạng Internet, máy
tính bắt đầu phát huy tối đa các tính năng của mình: tốc độ tính toán ngày càng
nhanh hơn, khả năng lưu trữ dữ liệu ngày càng lớn hơn, và tính tự động hoá
ngày càng cao hơn. Những ưu điểm của các tính năng đó quá vượt trội, sự vượt
trội đó cũng giống như sự vượt trội của đầu máy xe lửa và tàu thuỷ thời kỳ công
nghiệp so sánh với xe ngựa, thuyền buồm thời kỳ nông nghiệp, và còn ở một

mức độ cao hơn hẳn. Và thế là tất cả mọi công việc, mọi hoạt động của con
Trang 17
TÀI LIỆU THAM KHẢO: TỔNG QUAN VỀ TIN HỌC
người bắt đầu thay đổi để nhằm mục đích tận dụng tối đa các tính năng đó của
máy tính.
Một số ví dụ minh họa:
Trong khâu sản xuất ở các nhà máy, các dây chuyền của thời đại công
nghiệp cũ được thay thế bởi những dây chuyền sản xuất thời đại Tin học, mức
độ tự động hoá được đẩy lên cao độ, hầu hết các thao tác được thực hiện bởi
máy móc dưới sự điều khiển của máy tính điện tử. Chính điều này đã gây ra
nhiều cuộc biểu tình lớn của công nhân ở các nước phương Tây, để chống lại sự
“xâm lấn” của máy tính, họ cho rằng máy tính sẽ cướp hết công ăn việc làm của
họ.
Tiếp theo là sự xâm nhập của Tin học vào các văn phòng, công sở, khả
năng lưu trữ cực lớn của máy tính đã khiến hình ảnh những văn phòng, công sở
đầy ắp giấy tờ, hồ sơ, tài liệu trở thành quá khứ. Máy tính trở thành công cụ làm
việc chính yếu của các công chức văn phòng. Các chương trình Tin học khiến
cho công việc trở nên nhẹ nhàng và hiệu quả hơn hẳn.
Các ngành khoa học cơ bản khác cũng có những bước tiến mới mạnh mẽ
nhờ việc áp dụng Tin học. Với khả năng tính toán cực nhanh của mình, máy
tính giúp cho các nhà toán học giải quyết được những bài toán hóc búa, giúp
cho các nhà vật lý tìm ra những vật liệu mới, giúp cho các nhà sinh học lai tạo
thành công những giống mới,… Tin học trở thành phương tiện hữu hiệu giúp
cho các nhà khoa học đạt được thành công trong nghiên cứu nhanh chóng hơn.
Trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, Tin học được ứng dụng một cách
mạnh mẽ và hiệu quả. Tiền bạc được lưu trữ trong những chiếc thẻ thông minh,
có thể dễ dàng thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ nhanh chóng và tiện lợi.
Nền tài chính toàn cầu được phản ánh hàng ngày qua các con số trên bảng điện
tử của thị trường chứng khoán. Không thể hình dung nổi hệ thống ngân hàng
hiện nay sẽ như thế nào nếu thiếu những chiếc máy tính.

Không có lĩnh vực nào thể hiện ảnh hưởng của Tin học rõ nét hơn trong
lĩnh vực thông tin liên lạc. Nhờ có mạng Internet, mọi khoảng cách đều bị xóa
nhòa, thế giới trở nên nhỏ hẹp. Tất cả mọi người ở bất cứ quốc gia nào cũng có
thể liên lạc với nhau một cách tức thời. Thư từ điện tử có thể gửi và tới nơi
trong phút chốc, thậm chí người ta có thể nói cho nhau nghe, nhìn thấy mặt
nhau dù cách xa nửa vòng trái đất.
Số liệu thống kê về Internet năm 2008:
- 1,3 tỉ người sử dụng email trên toàn thế giới.
- 210 nghìn tỉ email được gửi đi mỗi ngày.
Trang 18
TÀI LIỆU THAM KHẢO: TỔNG QUAN VỀ TIN HỌC
- 186.727.854 website tồn tại trên Internet tính đến tháng 12/2008.
- Năm 2008 có 31,5 triệu website được tạo mới và có 900 nghìn bài viết
mới mỗi ngày xuất hiện trên Internet.
- 329 triệu bài viết đã được đăng tải trong 133 triệu blog cá nhân
- Tổng số người sử dụng Internet cho đến tháng 6/2008 là hơn 1,46 tỉ
(1.463.632.361). Châu Á: 578,5 triệu người (chiếm 39,5%), Châu Âu
đứng nhì với 384,6 triệu (26,3%) và Bắc Mỹ với 248,2 triệu người
(chiếm 17%).
Lĩnh vực dịch vụ cũng thể hiện tầm ảnh hưởng to lớn của Tin học. Việc
mua bán trở nên nhẹ nhàng đơn giản hơn với việc mua bán trực tuyến. Các
trang web giúp cho việc quảng cáo sản phẩm tới người tiêu dùng nhanh chóng,
và người tiêu dùng cũng dễ dàng lựa chọn, so sánh các sản phẩm khác nhau một
cách nhanh chóng tại nhà của mình thông qua máy tính.
Qua một số ví dụ minh họa trên có thể thấy Tin học đã xâm nhập vào mọi
lĩnh vực, mọi ngành nghề, làm thay đổi hoàn toàn quy trình, cách thức, phương
pháp thực hiện công việc, từ đó đem đến sự vượt trội về chất lượng, về năng
suất và hiệu quả công việc. Nên có thể nói ngắn gọn trong một câu: “Tin học đã
thúc đẩy nhanh sự phát triển của xã hội loài người”.
 Vai trò đối với Việt Nam

Việt Nam là một nước đang phát triển, vẫn đang trong quá trình vươn lên
để thoát khỏi lạc hậu, nghèo nàn. Do đó, vai trò của Tin học đối với xã hội Việt
Nam có những nét riêng. Cụ thể đối với nước ta, Tin học có một số ảnh hưởng
thể hiện trên những mặt sau đây:
+ Tin học hóa:
Việt Nam hiện đang ở trong quá trình Tin học hóa rất mạnh mẽ trên tất cả
mọi lĩnh vực. Tin học hóa, nói nôm na là áp dụng Tin học vào thực tiễn. Một
công việc cụ thể nào đó được phân tích, chia giai đoạn, mô hình hóa một cách
chi tiết để có thể sử dụng máy tính thay cho các thao tác thủ công, như thế gọi
là Tin học hóa. Tin học hóa tác động đến kinh tế xã hội, thể hiện chủ yếu trên 3
lĩnh vực:
- Lĩnh vực công nghiệp: Tin học hóa lĩnh vực công nghiệp giúp mang lại
năng suất, chất lượng cao hơn, như đã nói ở trên, thông qua việc tự động hóa
các dây chuyền sản xuất.
- Lĩnh vực dịch vụ: Hiện tại, quá trình tin học hóa đã và đang thay đổi sâu
sắc nội dung và cách thức hoạt động của nhiều loại hình dịch vụ. Nổi bật ở các
dịch vụ tài chính, ngân hàng, giao thông, du lịch, quảng cáo,… Tin học hóa tạo
Trang 19
TÀI LIỆU THAM KHẢO: TỔNG QUAN VỀ TIN HỌC
ra nhiều chuyển biến mới trong lĩnh vực dịch vụ từ chỗ phục vụ thụ động sang
trợ giúp quyết định đối với khách hàng, điển hình như các dịch vụ về văn hóa,
tư vấn, đào tạo và y tế.
- Lĩnh vực quản lý công cộng: Hiện tại đây là khu vực nhà nước ta đang
đầu tư Tin học hóa mạnh mẽ nhất, mà phần lớn thuộc các cơ quan nhà nước.
Tin học giúp cho việc cải cách thủ tục hành chính trở nên khả thi, tiết kiệm
được thời gian và công sức của người dân khi đi làm các thủ tục hành chính ở
các cơ quan công quyền.
Tháng 7/2001, thủ tướng chính phủ ký Quyết định số 112/2001/QĐ-TTg
phê duyệt “Đề án Tin học hóa quản lý hành chính nhà nước giai đoạn 2001 –
2005” (gọi tắt là đề án 112), một đề án Tin học hóa được đặt rất nhiều kì vọng

với hai mục tiêu cơ bản là:
- Tin học hóa hoạt động nghiệp vụ của bản thân các cơ quan hành chính
- Tin học hóa các dịch vụ công hướng đến người dân và doanh nghiệp
Mục tiêu của đề án nói ngắn gọn là xây dựng chính phủ điện tử. Cho đến
nay đề án 112 đã đi hết chặng đường, hằng trăm tỷ đồng đã được đầu tư và mặc
dầu chưa đạt được mục tiêu mong muốn nhưng cũng đã đem lại một số kết quả
đáng khích lệ. Trong đó việc dễ nhận thấy nhất là hầu hết các cơ quan, ban
ngành nhà nước đều đã xây dựng trang web riêng để phục vụ, hỗ trợ cho các
hoạt động của mình. Lấy ví dụ, trang web của quận I, thành phố Hồ Chí Minh
được xây dựng khá tốt, đã đưa được một số nghiệp vụ cụ thể vào áp dụng thông
qua mạng Internet như đăng ký kinh doanh, xin cấp phép xây dựng,… Những
điều đó đã giảm phiền hà cho nhân dân, đẩy nhanh cải cách thủ tục hành chính
“một cửa, một dấu”. Riêng ở thành phố Hồ Chí Minh, tổng kinh phí triển khai
của đề án 112 khoảng 240 tỷ đồng, trong đó chính phủ hỗ trợ 87 tỷ, thành phố
tự bỏ ra 153 tỷ.
Như vậy có thể thấy, trong giai đoạn hiện nay, nỗ lực của nhà nước đang
là tập trung vào Tin học hóa các lĩnh vực quản lý công cộng. Việc ứng dụng
CNTT trên lĩnh vực này có ý nghĩa quan trọng hàng đầu và mang lại những
hiệu quả kinh tế xã hội hết sức to lớn trong sự nghiệp phát triển đất nước.
+
Xa lộ thông tin liên lạc:
Internet là mạng máy tính kết nối các máy tính trên toàn cầu. Hiện nay ở
các nước tiên tiến, Internet đã trở thành một phần không thể thiếu của cuộc
sống hiện đại. Nó không chỉ là kho tri thức, là kênh liên lạc của toàn thế giới,
mà còn tạo ra môi trường nền tảng cho vô số dịch vụ mới phát sinh như thương
mại điện tử, thanh toán điện tử, giáo dục điện tử, báo điện tử, giải trí, quảng
cáo… Internet làm cho cuộc sống hiện đại ưu việt và văn minh hơn.
Trang 20
TÀI LIỆU THAM KHẢO: TỔNG QUAN VỀ TIN HỌC
Việt Nam tham gia Internet khá muộn vào năm 1997. Do đó nền tảng hạ

tầng cũng như các dịch vụ trên mạng Internet lúc ban đầu còn “yếu” và “thiếu”.
“Yếu”: chất lượng đường truyền, số lượng người dùng (ví dụ 4,7 triệu người
dùng Internet 12/2004), khả năng quản lý. “Thiếu”: các dịch vụ trên mạng
(thương mại điện tử, thanh toán điện tử, giáo dục trực tuyến,…), kho thông tin
tiếng Việt(ví dụ wikipedia), số lượng website,… Vào năm 2005 Việt Nam vẫn
còn thuộc “vùng trũng” Internet của thế giới.
Đáng mừng là những năm gần đây, mạng Internet ở Việt Nam phát triển
mạnh mẽ. Mạng lưới Internet gần như đã phủ khắp các gia đình ở thành thị
thông qua hệ thống băng thông rộng ADSL, cáp quang. Và với công nghệ 3G
mới phổ biến gần đây, việc truy cập Internet trở nên dễ dàng và tiện lợi hơn bao
giờ hết.
+
Động lực quan trọng để phát triển đất nước:
Nhìn lại lịch sử thế giới, có thể thấy nước nào biết tận dụng các tiến bộ
của khoa học công nghệ thì sẽ phát triển vượt trội hơn so với các nước khác. Ví
dụ như trong thế kỷ 17, nước Anh nhờ tận dụng các ưu thế của cuộc cách mạng
khoa học kỹ thuật lần I với động cơ hơi nước đã trở thành cường quốc mạnh
nhất thế giới. Hiện tại, thế giới đang bước vào cuộc “Cách mạng thông tin”,
nếu nước nào có khả năng tận dụng, phát huy được hết những ưu thế của cuộc
“Cách mạng thông tin” này thì có thể phát triển nhanh chóng. Đây là cơ hội
cho những nước đang phát triển như Việt Nam có thể đi tắt, đón đầu, đuổi kịp
trình độ của các nước phát triển trên thế giới.
Trong quan điểm của Đảng ta thể hiện ở chỉ thị 58 về “Đẩy mạnh ứng
dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp CNH –HĐH”, thì CNTT chính là
động lực quan trọng để phát triển đất nước, và phải đẩy mạnh ứng dụng và phát
triển CNTT ở nước ta.
 Vai trò đối với ngành Công an
Đối với ngành công an thì Tin học đóng một vai trò như thế nào?
Bộ công an bao gồm 6 tổng cục, thì trong đó có tổng cục 6 là Tổng cục
khoa học kỹ thuật, trong đó có cục E15 là đơn vị phụ trách việc phát triển các

ứng dụng CNTT trong ngành. Hiện tại, trong ngành đang có một số ứng dụng
CNTT đang hoạt động khá hiệu quả như:
- Hệ thống quản lý hồ sơ ở A27 và C27: Công việc quản lý hồ sơ
trong ngành công an do hai đơn vị phụ trách, đó là A27 bên an ninh và C27 bên
cảnh sát. Các hồ sơ trước đây được lưu trữ trên giấy tờ bây giờ được số hóa lưư
trữ vào máy và đang tiến hành nối mạng trên phạm vi cả nước. Nhờ vậy phục
vụ rất hiệu quả cho công tác nghiệp vụ. Chẳng hạn một vụ án xảy ra trong Nam
Trang 21
TÀI LIỆU THAM KHẢO: TỔNG QUAN VỀ TIN HỌC
mà đối tượng gây án là người ngoài Bắc, thì cơ quan công an chỉ cần tra cứu
trong hệ thống là biết được hồ sơ, lý lịch, tiền án, tiền sự của đối tượng ngay lập
tức.
- Hệ thống nhận dạng vân tay tự động VAFIS ở C27: Hệ thống này
được triển khai từ năm 1996 với kinh phí 18 triệu USD, do đơn vị C27 quản lý.
Hiện hệ thống quản lý gần 10 triệu mẫu vân tay các đối tượng tội phạm hình sự,
và đang phục vụ rất tốt cho công tác điều tra. Hệ thống có 2 cơ sở dữ liệu, một
lưu giữ vân tay của tất cả các đối tượng phạm tội mà công an bắt được, lăn dấu
vân tay trên cả nước; một lưu giữ các mẫu vân tay thu được tại hiện trường vụ
án chưa tìm ra thủ phạm. Thông qua việc so sánh hai cơ sở dữ liệu để tìm ra
tung tích thủ phạm. Trước đây phương pháp thủ công buộc các cán bộ hồ sơ
phải tra tìm rất mất thời gian, công sức mà kết quả lại hạn chế, thì hiện nay với
hệ thống VAFIS có thể cho ra ngay kết quả trong vài phút cho bất cứ yêu cầu
tra cứu nào. Mới hoạt động được 9 năm nhưng VAFIS đã đạt được rất nhiều
thành công, giải quyết được nhiều vụ án câu dầm, bế tắc. Riêng trong tháng 5
năm 2004, hệ thống đã tra cứu dấu vân tay của gần 100 vụ án chưa rõ thủ phạm,
xác định được 8 đối tượng phạm tội, trong đó có nhiều vụ phức tạp vì thủ phạm
thay đổi tên họ nhiều lần.
- Hệ thống quản lý xuất nhập cảnh ở A18 và A12: Hệ thống quản lý
xuất nhập cảnh dùng để quản lý các đối tượng xuất cảnh và nhập cảnh ở hai cửa
khẩu Tân Sơn Nhất và Nội Bài. Hệ thống nối mạng hai cửa khẩu và A18, A12.

Các cán bộ tại A18 và A12 ngồi ở phòng làm việc có thể nắm rõ hồ sơ, lý lịch
của các hành khách xuất cảnh và nhập cảnh ở hai sân bay Tân Sơn Nhất và Nội
Bài. Hệ thống không chỉ giúp quản lý các đối tượng cấm nhập, cấm xuất mà
còn phục vụ rất tốt cho công tác của các đơn vị nghiệp vụ có đối tượng xuất
nhập cảnh vào nước ta.
- Bản đồ điện tử dành cho lực lượng 113: Hệ thống bản đồ điện tử
được trang bị cho lực lượng 113 ở các thành phố lớn. Toàn bộ bản đồ thành phố
được mô hình hóa lưư giữ vào hệ thống, chi tiết đến từng số nhà, từng con phố,
ứng với số điện thoại có một địa chỉ cố định. Mỗi khi nhận được cuộc gọi hay
tin báo, lực lượng 113 có thể xác định được số điện thoại và địa chỉ vừa gọi,
cũng như tìm ra con đường ngắn nhất để đến hiện trường. Nhờ đó lực lượng
113 có thể nhanh chóng, kịp thời có mặt tại các nơi xảy ra tội phạm.
Bên cạnh việc ứng dụng Tin học vào trong công tác của mình, lực lượng
công an còn phải đối phó với một dạng tội phạm mới trong thời đại phổ cập Tin
học này, đó là tội phạm công nghệ cao. Đó là lý do cho sự ra đời của Cục phòng
chống tội phạm công nghệ cao thuộc Tổng cục phòng, chống tội phạm của Bộ
công an.
Trang 22
TÀI LIỆU THAM KHẢO: TỔNG QUAN VỀ TIN HỌC
Chương 3. Mặt trái của Tin Học
 Virus:
Trong suy nghĩ của tất cả mọi người thì virus là một hình ảnh mà ai nghĩ
đến nó cũng như nghĩ đến một con bệnh thuộc loại “tứ chứng nan y”. Riêng nói
đến virus máy tính, người ta lại liên tưởng đến những điều bất hạnh khiến cho
người sử dụng máy vi tính phải đau đầu.
Virus máy tính thực chất cũng chỉ là các phần mềm tin học. Sở dĩ có khái
niệm “virus” là vì các chương trình loại này có tính chất lây lan và kích thước
thường rất nhỏ, cộng thêm mức độ có thể hết sức nguy hiểm nên người ta dễ
liên tưởng đến các cơ chế hoạt động của virus sinh học. Nguồn gốc của virus
xuất phát từ “Core War”, một trò chơi do các chuyên gia trẻ tuổi của hãng

AT&T (Mỹ) sáng chế vào đầu thập niên 60. Nó miêu tả một cuộc đấu trí giữa
hai đối thủ bằng chương trình có khả năng tự tái tạo. Mỗi đối thủ cố gắng huỷ
diệt chương trình của kẻ địch và tái tạo chương trình của mình. Từ đó đến nay,
virus máy tính đã có những phát triển vượt bậc về kĩ thuật cũng như khả năng
phá hoại.
Virus máy tính chỉ là các phần mềm tin học. Người ta phân chia các phần
mềm có hại đó thành hai nhóm chính: “Con ngựa thành Troa” và các virus tin
học.
H
ình 17: Con n
g

a thành Troa

“Con ngựa thành Troa” là một điển tích cổ trong thần thoại Hi Lạp. Vào
thời cổ đại, suốt 10 năm chiến tranh người Hy Lạp không đánh thắng nổi quân
Trang 23
TÀI LIỆU THAM KHẢO: TỔNG QUAN VỀ TIN HỌC
thành Troa, cuối cùng nhờ nghĩ ra được một “siêu kế”, giả vờ thất bại và tháo
chạy trong một trận đánh kéo dài, sau đó họ gửi vào thành Troa một vật cầu
hoà, đó là một con ngựa gỗ khổng lồ, tuyệt đẹp. Dân thành Troa đưa ngựa gỗ
vào thành và tổ chức ăn mừng chiến thắng linh đình. Đêm đến, khi các chiến
binh no say, ngủ mê mệt thì một toán quân Hi Lạp từ bụng ngựa gỗ chui ra. Họ
lén mở tất cả các cổng thành rồi chiếm giữ các vị trí trọng yếu, ra mật hiệu cho
quân Hi Lạp tràn vào, tiêu diệt hết quân thành Troa.
Các chương trình virus máy tính được cài bí mật (như các toán quân Hi
Lạp) vào trong các phần mềm thông dụng (các chú ngựa gỗ) mà người sử dụng
(quân thành Troa) không hề hay biết. Khi người sử dụng vô tình chạy các phần
mềm đó thì các đoạn chương trình có hại sẽ bắt đầu hành động phá hoại. “Con
ngựa thành Troa” hay được các nhà sản xuất phần mềm sử dụng để chống lại

nạn ăn cắp bản quyền. Họ cài cắm các chương trình phá hoại vào phần mềm của
mình. Bình thường, nếu người sử dụng phần mềm của họ trên đĩa gốc thì không
sao, nhưng khi sử dụng trên các bản sao chép thì các chương trình phá hoại ẩn
mình bên trong ra tay hành động phá hoại dữ liệu của máy tính. Các chương
trình “Ngựa thành Troa” bao gồm một số loại có tên là “kỳ nhông”, “bom
logic” hay “bom thời gian”,…
Loại “kỳ nhông” có khả năng thích nghi dễ dàng với môi trường làm việc
của hệ thống, do đó nó có thể được sử dụng trong các đặc nhiệm “ăn cắp” thông
tin hoặc tiền bạc. Ví dụ, một tay hacker cài một chương trình “kỳ nhông” mô
phỏng một chương trình của ngân hàng, nó làm sai lệch đi vài phần mười xu
trong sai số làm tròn rồi chuyển số tiền sai lệch đó sang một tài khoản bí mật.
Mỗi lần thao tác như thế, tay hacker đó chỉ kiếm được vài xu, dần dần số tiền
cộng lại đã lên tới hàng trăm ngàn, hàng triệu đô la lúc nào không biết.
Còn các loại bom tin học như bom lôgic hay bom thời gian thì có tác
dụng như một quả bom thực sự, nghĩa là chúng sẽ “nổ”, khi có điều kiện thích
hợp hoặc đúng thời điểm đã định trước. Đã có trường hợp một nhân viên hãng
nọ đã cài “bom thời gian” và điều kiện “nổ” là khi không thấy tên anh ta xuất
hiện trong danh sách bảng lương của hãng 3 tuần liền. Và khi anh ta bị sa thải
vì một lí do nào đó thì chuyện gì xảy ra chắc các bạn đã đoán được. Xin các bạn
hiểu rằng “nổ” có nghĩa là phá hoại các chương trình thông dụng cùng dữ liệu
máy tính, chứ không phải là làm … tan xác hàng loạt máy tính.
Nhìn chung, các loại chương trình như “Ngựa thành Troa” không có tính
chất lây lan (tự sao chép bản thân), do đó mức độ nguy hiểm của chúng đỡ hơn
nhiều những chương trình máy tính có thể tự sao chép chính nó lên những đĩa,
những file khác, những chương trình này người ta thường gọi là virus tin học.
Xét theo một nghĩa nào đó, virus tin học là dạng phát triển của “Ngựa thành
Trang 24

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×