BIÊN BẢN ĐÁNH GIÁ
Trên đây là bản đánh giá của nhóm 02 về từng thành viên của nhóm trong quá
trình hoàn thành bài thảo luận. Nhóm 02 xin cam kết những đánh giá trên là minh
bạch và chính xác!
STT Họ và tên Mã sinh viên Lớp HC Điểm nhóm
đánh giá
Ghi chú
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BIÊN BẢN HỌP NHÓM
I. Thời gian họp
- Thời gian : Thứ ngày tháng năm 2015
- Địa điểm : Sân nhà U gần thư viện ĐH Thương Mại
II. Thành phần họp nhóm
- Số thành viên có mặt :
III. Nội dung
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………….
IV.Cuộc họp kết thúc vào
Nhóm Trưởng
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BIÊN BẢN HỌP NHÓM
I. Thời gian họp
- Thời gian : Thứ ngày tháng năm 2015
- Địa điểm : sân nhà U gần thư viện ĐH Thương Mại
II. Thành phần họp nhóm
- Số thành viên có mặt :
III. Nội dung
- Nộp bài cá nhân.
- Tổng hợp
- Chỉnh sửa thành bài nhóm
IV. Cuộc họp kết thúc vào
Nhóm Trưởng
I. LÝ THUYẾT
1.1.Quy định của WTO về thuế chống trợ cấp
a)Khái niệm
Thuế chống trợ cấp (còn gọi là thuế đối kháng) là khoản thuế bổ sung (ngoài
thuế nhập khẩu thông thường) đánh vào sản phẩm nước ngoài được trợ cấp
vào nước nhập khẩu.
Đây là biện pháp chống trợ cấp (còn gọi là biện pháp đối kháng) nhằm vào
các nhà sản xuất xuất khẩu nước ngoài được trợ cấp (thông qua thủ tục điều
tra chống trợ cấp do nước nhập khẩu tiến hành) chứ không nhằm vào chính
phủ nước ngoài đã thực hiện việc trợ cấp (WTO quy định các cơ chế xử lý
khác mang tính đa phương cho trường hợp này).
b)Điều kiên áp dụng
Không phải cứ có hiện tượng hàng hoá nước ngoài được trợ cấp là nước
nhập khẩu có thể áp dụng các biện pháp đối kháng đối với hàng hoá đó.
Theo quy định của WTO thì việc áp dụng các biện pháp đối kháng chỉ có thể
thực hiện nếu cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu, sau khi đã tiến
hành điều tra chống trợ cấp, ra kết luận khẳng định sự tồn tại đồng thời của
cả 03 điều kiện sau:
(i) Hàng hoá nhập khẩu được trợ cấp (với biên độ trợ cấp không thấp hơn
1%);
(ii) Ngành sản xuất sản phẩm tương tự của nước nhập khẩu bị thiệt hại
đáng kể hoặc bị đe doạ thiệt hại đáng kể hoặc ngăn cản đáng kể sự hình
thành của ngành sản xuất trong nước (gọi chung là yếu tố “thiệt hại”);
(iii) Có mối quan hệ nhân quả giữa việc hàng nhập khẩu được trợ cấp và
thiệt hại nói trên;
Theo quy định của WTO, nước nhập khẩu không được tiến hành điều tra
(và không được áp thuế chống trợ cấp) nếu nước xuất khẩu là nước đang
phát triển và có lượng nhập khẩu sản phẩm liên quan ít hơn 4% tổng nhập
khẩu hàng hoá tương tự vào nước nhập khẩu. Là một nước đang phát triển.
c)Cách xác định mức trợ cấp
Để xác định hàng hoá nhập khẩu có được trợ cấp hay không, cơ quan điều
tra nước nhập khẩu sẽ tiến hành tính toán mức trợ cấp của hàng hoá đó.
Phương pháp tính toán chi tiết tuân thủ pháp luật của nước điều tra về vấn đề
này, nhưng về cơ bản theo các hướng dẫn sau:
- Nếu Nhà nước cho doanh nghiệp vay một khoản với mức lãi suất thấp hơn
mức lãi suất thương mại bình thường cho khoản vay tương tự: Mức trợ cấp
được tính là phần chênh lệch giữa 2 mức lãi suất này;
- Nếu Nhà nước bảo lãnh vay với phí bảo lãnh thấp hơn chi phí mà doanh
nghiệp phải trả cho khoản vay thương mại tương tự nếu không có bảo lãnh
của Nhà nước: Mức trợ cấp sẽ được tính là phần chênh lệch giữa 2 mức này;
- Nếu Nhà nước mua hoặc cung cấp hàng hoá, dịch vụ với giá mua cao hơn
mức hợp lý hoặc giá cung cấp thấp hơn mức hợp lý (xác định theo các điều
kiện thị trường của hàng hoá/dịch vụ liên quan): mức trợ cấp là mức chênh
lệnh giá.
Biên độ trợ cấp được tính theo phần trăm mức trợ cấp trên trị giá hàng hoá.
d)Cách xác định yếu tố “thiệt hại”
Việc xác định “thiệt hại” là một bước không thể thiếu trong một vụ điều tra
chống trợ cấp và chỉ khi kết luận điều tra khẳng định có thiệt hại đáng kể
cho ngành sản xuất nội địa nước nhập khẩu thì nước nhập khẩu mới có thể
xem xét việc áp dụng các biện pháp chống trợ cấp.
- Về hình thức, các thiệt hại này có thể tồn tại dưới 02 dạng: thiệt hại thực tế,
hoặc nguy cơ thiệt hại (nguy cơ rất gần);
- Về mức độ, các thiệt hại này phải ở mức đáng kể;
- Về phương pháp, các thiệt hại thực tế được xem xét trên cơ sở phân tích tất
cả các yếu tố có liên quan đến thực trạng của ngành sản xuất nội địa (ví dụ
tỷ lệ và mức tăng lượng nhập khẩu, thị phần của sản phẩm nhập khẩu, thay
đổi về doanh số, sản lượng, năng suất, nhân công…)
e) Thủ tục điều tra và áp dụng thuế chống trợ cấp:
- Nộp hồ sơ: bằng văn bản của ngành sản xuất sản phẩm tương tự tại nước
nhập khẩu,hoặc của một nhóm các nhà sản xuất đại diện cho ngành đó; trong
một số trường hợp đặc biệt, cơ quan điều tra của nước nhập khẩu có thể
quyết định bắt đầu tiến hành điều tra dù không có hồ sơ của ngành sản xuất
hoặc đại diện ngành đề nghị.
- Quá trình điều tra: phải kết thúc trong thời hạn 12 tháng, và trong trường
hợp đặc biệt chỉ được kéo dài tới tối đa là 18 tháng kể từ khi chính thức bắt
đầu điều tra.
Nếu mức trợ cấp thấp hơn mức ngưỡng cho phép hoặc không đủ bằng chứng
thì cơ quan điều tra sẽ chấm dứt điều tra. Mức ngưỡng cho phép là 1% đối
với nước thành viên phát triển, là 2% với nước thành viên đang phát triển và
3% với nước thành viên kém phát triển nhất.
* Nguyên tắc áp dụng thuế chống trợ cấp
- Mức thuế chống trợ cấp không được cao hơn giá trị trợ cấp tính theo đơn vị
sản phẩm
nhập khẩu được trợ cấp;
- Thuế chống trợ cấp phải được áp dụng trên cơ sở không phân biệt đối xử.
- Nếu có nhà xuất khẩu do thuộc nước xuất khẩu bị áp dụng thuế chống trợ
cấp nhưng trên thực tế đã không được điều tra (vì lý do khác việc từ chối
hợp tác với cơ quan điều tra) thì sẽ được tiến hành điều tra nhanh để xác
định một mức thuế riêng hợp lý.
f) Thời hạn áp dụng và rà soát thuế chống trợ cấp
Thuế chống trợ cấp được áp dụng tối đa là 5 năm kể từ ngày bắt đầu áp dụng
và có thể kéo dài thêm 5 năm nếu thông qua việc rà soát cuối kỳ cho thấy
vẫn cần áp dụng thuế chống trợ cấp.
- Hàng nông nghiệp ít bị đánh thuế chống trợ cấp hơn hàng công nghiệp mặc
dù trợ cấp đối với hàng nông nghiệp lớn hơn nhiều so với hàng công nghiệp.
- Thuế chống trợ cấp thường tập trung trong một số ngành nhất định là các
ngành có côngnghệ thấp, thường các nước đang phát triển có lợi thế cạnh
tranh
Theo quy định của WTO, nước nhập khẩu không được tiến hành điều tra (và
không được áp thuế chống trợ cấp) nếu nước xuất khẩu là nước đang phát
triển và có lượng nhập khẩu sản phẩm liên quan ít hơn 4% tổng nhập khẩu
hàng hoá tương tự vào nước nhập khẩu. Là một nước đang phát triển, Việt
Nam được hưởng quy chế này.
Tuy nhiên, quy định này sẽ không được áp dụng nếu tổng lượng nhập khẩu
từ tất cả các nước xuất khẩu có hoàn cảnh tương tự chiếm trên 9% tổng
lượng nhập khẩu hàng hoá tương tự vào nước nhập khẩu
1.2. Nhận xét chung về việc áp dụng thuế chống trợ cấp
- Các nước đều chủ động xây dựng luật về Chống trợ cấp từ trước khi Hiệp
định SCM có
hiệu lực và về cơ bản dựa trên các quy định của WTO.
- Các nước đều có sự kết hợp chặt chẽ giữa Luật chống trợ cấp và Luật
chống phá giá.
- Về tổ chức thực hiện, cơ quan chủ trì việc điều tra và khuyến nghị áp dụng
các biện pháp
chống trợ cấp đều là Bộ Thương mại (hoặc Bộ Công Thương), Bộ Tài chính
và Cục Hải quan
(thuộc Bộ Tài chính) là cơ quan trực tiếp kiểm soát hàng nhập khẩu và đánh
thuế chống trợ cấp.
- Thuế chống trợ cấp và thuế chống bán phá giá chỉ được áp dụng sau khi có
điều tra cả các nhân tố trong nước và ngoài nước và khó áp dụng hơn so với
các biện pháp tự vệ.
- Thuế chống trợ cấp chỉ có thể được áp dụng sau khi có hiểu biết thấu đáo
về trợ cấp và có tổ chức bộ máy hoàn thiện để có thể áp dụng thuế chống trợ
cấp một cách hiệu quả.
* Cơ quan điều tra và tổ chức thực hiện
- Bộ Thương mại (MOFCOM): chịu trách nhiệm chính thực hiện việc điều
tra và áp dụng thuế chống trợ cấp. Cục Thương mại Xuất Nhập khẩu và
Thương mại Bình đẳng của MOFCOM chịu trách nhiệm cụ thể về tổ chức
điều trần trong quá trình điều tra.
- Uỷ ban Chính sách Thuế thuộc Hội đồng Nhà nước: đưa ra quyết định cuối
cùng về áp dụng thuế tạm thời khi có đề xuất của MOFCOM và cũng là cơ
quan quyết định đánh thuế chống trợ cấp.
- Cơ quan Hải quan chịu trách nhiệm thu thuế sau khi có quyết định của Uỷ
ban Chính sách Thuế về việc đánh thuế chống trợ cấp.
* Trình tự và thủ tục áp dụng
Tổng thời gian dành cho một cuộc điều tra trợ cấp không được vượt quá 12
tháng kể từ ngày bắt đầu điều tra cho đến khi đưa ra kết luận cuối cùng,
trong một số trường hợp có thể được xem xét và kéo dài thêm 6 tháng. Thủ
tục bao gồm:
- Hồ sơ đề nghị điều tra có đầy đủ bằng chứng chứng minh 3 yếu tố như quy
định của WTO. MOFCOM phải xem xét tính đại diện ngành của hồ sơ đề
nghị, nội dung và các bằng chứng trong hồ sơ trong vòng 60 ngày.
- MOFCOM sẽ gửi giấy mời tới chính phủ nước xuất khẩu sản phẩm đang bị
xem xét đến để thương lượng về trợ cấp. Một khi đã quyết định điều tra,
MOFCOM sẽ thông báo cho các bên liên quan. - Điều tra chính thức,
MOFCOM tiến hành gửi câu hỏi, chọn mẫu, tổ chức điều trần để các bên
liên quan trình bày ý kiến, điều tra tại cơ sở, v.v để tìm bằng chứng về trợ
cấp và thiệt hại do trợ cấp gây ra. MOFCOM cũng ban hành các Quy tắc
Tạm thời về điều trần trong quá trình điều tra để áp dụng thuế chống trợ cấp.
- Sau quá trình điều tra ban đầu, MOFCOM sẽ đưa ra các kết luận điều tra sơ
bộ riêng rẽ. Căn cứ vào kết luận đó, Uỷ ban Chính sách Thuế thuộc Hội
đồng Nhà nước có thể quyết định áp dụng thuế chống trợ cấp tạm thời.
- Kết luận chính thức sẽ được đưa ra trong vòng 12 tháng kể từ ngày khởi
xướng điều tra, trường hợp đặc biệt có thể kéo dài thêm 6 tháng. Mức thuế
và thời gian áp dụng thuế theo quy định của WTO. Trong quá trình áp dụng
thuế chống trợ cấp, MOFCOM có thể rà soát lại sự cần thiết phải đánh thuế,
dựa trên những bằng chứng hợp lý mà các bên liên quan đưa ra cũng như
những lý do hợp lý mà MOFCOM tự nhận thấy.
* Một số vấn đề khác
- Cam kết tự nguyện.
Trong quá trình điều tra để đánh thuế chống trợ cấp, MOFCOM có thể xem
xét chấm dứt
hoặc ngừng điều tra nếu nước xuất khẩu sản phẩm trợ cấp đưa ra cam kết
loại bỏ hoặc hạn chế
trợ cấp hay các biện pháp phù hợp khác.
- Hồi tố.
Tương tự như quy định tại Hiệp định SCM, Luật 2001 cũng cho phép đánh
thuế hồi tố
nhằm bù đắp phần nào những thiệt hại do trợ cấp gây ra, với quy định cụ thể
cho hai giai đoạn: giai đoạn áp dụng thuế tạm thời và giai đoạn đánh thuế
chính thức.
2.Quy định của Việt Nam về chống trợ cấp cho hàng hóa nhập khẩu vào
Việt Nam(theo pháp lệnh của chính phủ năm 2004)
a) Khái niệm
1. Trợ cấp là sự hỗ trợ về tài chính của Chính phủ hoặc cơ quan của Chính
phủ dành cho tổ chức, cá nhân khi sản xuất, xuất khẩu hàng hóa vào Việt
Nam và đem lại lợi ích cho tổ chức, cá nhân đó.
2. Ngành sản xuất trong nước là tập hợp các nhà sản xuất trong nước hoặc
đại diện của họ có khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa sản xuất chiếm
tỷ lệ chủ yếu trong tổng khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hoá tương tự
được sản xuất ở trong nước với điều kiện các nhà sản xuất này không nhập
khẩu và không có mối quan hệ liên kết trực tiếp với tổ chức, cá nhân sản
xuất, xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ
cấp.
3. Thuế chống trợ cấp là thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng trong trường
hợp hàng hóa được trợ cấp nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây
ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước.
4. Thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước là tình trạng suy giảm
đáng kể hoặc kìm hãm tăng trưởng về sản lượng, mức giá, mức tiêu thụ hàng
hóa, lợi nhuận, tốc độ phát triển sản xuất, việc làm của người lao động, đầu
tư và các chỉ tiêu khác của ngành sản xuất trong nước hoặc là tình trạng dẫn
đến khó khăn cho việc hình thành một ngành sản xuất trong nước.
5. Đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước là khả
năng trước mắt, rõ ràng và chứng minh được sẽ gây ra thiệt hại đáng kể cho
ngành sản xuất trong nước.
6. Hàng hoá tương tự là hàng hoá có tất cả các đặc tính giống với hàng hóa
bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp hoặc trong trường hợp không có
hàng hóa nào như vậy thì là hàng hóa có nhiều đặc tính cơ bản giống với
hàng hóa bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp.
7. Mức trợ cấp không đáng kể là mức trợ cấp thấp hơn 1% trị giá sản phẩm.
8. Trợ cấp có tính riêng biệt là trợ cấp chỉ áp dụng riêng cho tổ chức, cá
nhân hoặc ngành sản xuất nhất định hoặc trợ cấp chỉ áp dụng cho tổ chức, cá
nhân hoặc ngành sản xuất trong khu vực địa lý nhất định của nước hoặc
vùng lãnh thổ bị điều tra áp dụng biện pháp chống trợ cấp.
b) Điều kiện áp dụng
Điều kiện áp dụng biện pháp chống trợ cấpnhập khẩu vào Việt Nam khi có
đủ các điều kiện sau đây:
Hàng hóa nhập khẩu được xác định có trợ cấp theo quy định tại Điều 3 của
Pháp lệnh này;
- Hàng hoá nhập khẩu quy định tại khoản 1 Điều này là nguyên nhân gây ra
hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước
c)Xác định trợ cấp
Việc xác định trợ cấp được thực hiện theo quy định sau đây:
- Xác định hàng hóa được trợ cấp nhập khẩu vào Việt Nam, trợ cấp có tính
riêng biệt và mức độ trợ cấp mà hàng hóa đó được hưởng;
- Tổng giá trị trợ cấp. Cách tính tổng giá trị trợ cấp được quy định như sau:
*Trường hợp trợ cấp là một khoản cấp không hoàn lại thì giá trị trợ cấp
được tính trên cơ sở giá trị trợ cấp thực tế cấp cho tổ chức, cá nhân đó;
* Trường hợp trợ cấp được cấp dưới hình thức một khoản vay thì giá trị
trợ cấp được tính trên cơ sở chênh lệch giữa mức lãi suất phải trả cho khoản
vay đó theo điều kiện thương mại bình thường và mức lãi suất mà tổ chức,
cá nhân thực tế phải trả cho khoản vay đó;
* Trường hợp trợ cấp được cấp dưới hình thức bảo lãnh vay thì giá trị trợ
cấp được xác định trên cơ sở phần chênh lệch giữa mức lãi suất phải trả
trong trường hợp không được bảo lãnh và mức lãi suất thực tế phải trả khi
được bảo lãnh;
* Trường hợp trợ cấp được cấp dưới hình thức chuyển giao cổ phần thì giá
trị trợ cấp được xác định trên cơ sở lượng vốn thực tế mà doanh nghiệp được
nhận;
* Trường hợp trợ cấp được cấp dưới hình thức Chính phủ hoặc cơ quan của
Chính phủ mua hàng hóa, dịch vụ vào với giá cao hơn giá thị trường và bán
ra với giá thấp hơn hoặc bằng giá thị trường cho tổ chức, cá nhân thì giá trị
trợ cấp được xác định trên cơ sở phần chênh lệch giữa giá thị trường với giá
thực tế mà Chính phủ hoặc cơ quan của Chính phủ phải trả cho hàng hóa,
dịch vụ đó hoặc phần chênh lệch giữa giá mua vào với giá bán ra của Chính
phủ hoặc cơ quan của Chính phủ cho tổ chức, cá nhân;
- Giá trị trợ cấp được cấp dưới hình thức khác sẽ được tính một cách công
bằng, hợp lý và không trái với thông lệ quốc tế.
d) Xác định thiệt hại và đe dọa gây ra thiệt hại cho ngành sản xuất trong
nước
Việc xác định thiệt hại và đe dọa gây ra thiệt hại được thực hiện theo quy
định sau đây:
-Việc xác định thiệt hại vật chất và nguy cơ gây thiệt hại đối với ngành sản
xuất trong nước phải bảo đảm dựa trên những bằng chứng cụ thể;
- Xác định mức độ thiệt hại hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành
sản xuất trong nước trên cơ sở xem xét các nội dung sau:
* Số lượng, khối lượng hoặc trị giá hàng hóa nhập khẩu được hưởng trợ cấp
đã và đang tăng lên đáng kể do giá bán thấp làm giảm thị phần của ngành
sản xuất trong nước, thay đổi cơ cấu tiêu thụ, giảm năng suất của ngành sản
xuất trong nước;
*Giá hàng hóa nhập khẩu thấp do được hưởng trợ cấp dẫn đến giá hàng hóa
do ngành sản xuất trong nước bị giảm theo;
* Tác động của hàng hóa nhập khẩu được trợ cấp đối với các yếu tố về chỉ
số kinh tế, năng suất, lợi nhuận của ngành sản xuất trong nước;
* Tác động của hàng hóa nhập khẩu được trợ cấp trong tương quan với sản
lượng của sản phẩm tương tự sản xuất trong nước. Trường hợp việc xác định
đó không thực hiện được thì tác động này được đánh giá thông qua việc xem
xét sản lượng của một nhóm sản phẩm nhất định hoặc một sản phẩm trong
phạm vi hẹp nhất của sản phẩm tương tự sản xuất trong nước;
- Khi hàng hóa nhập khẩu từ hai hay nhiều nước hoặc vùng lãnh thổ cùng là
đối tượng điều tra để áp dụng biện pháp chống trợ cấp thì cơ quan điều tra
có thể đánh giá tác động của việc nhập khẩu từ các nước hoặc vùng lãnh thổ
đó khi đã xác định được:
* Tổng giá trị trợ cấp được áp dụng liên quan tới hàng hóa nhập khẩu từ
từng nước hoặc vùng lãnh thổ là đáng kể và khối lượng hàng hóa nhập khẩu
từ mỗi nước hoặc vùng lãnh thổ là đáng kể;
* Điều kiện cạnh tranh giữa hàng hóa nhập khẩu với nhau và điều kiện cạnh
tranh giữa hàng hóa nhập khẩu với hàng hóa do ngành sản xuất trong nước
sản xuất để làm cơ sở hợp lý cho việc đánh giá tác động.
e) Nguyên tắc áp dụng
- Biện pháp chống trợ cấp chỉ được áp dụng ở mức độ cần thiết, hợp lý nhằm
ngăn ngừa hoặc hạn chế thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước.
- Việc áp dụng biện pháp chống trợ cấp chỉ được thực hiện khi đã tiến hành
điều tra và phải dựa trên kết luận điều tra quy định tại Điều 19 và Điều 20
của Pháp lệnh này.
-Biện pháp chống trợ cấp chỉ được áp dụng trực tiếp đối với hàng hoá được
trợ cấp nhập khẩu vào Việt Nam theo quy định của Pháp lệnh này.
- Việc áp dụng các biện pháp chống trợ cấp không được gây thiệt hại đến lợi
ích kinh tế - xã hội trong nước.
f)Thủ tục và quá trình điều tra
Tham vấn
- Trước khi điều tra và trong quá trình điều tra, cơ quan điều tra có thể tổ
chức tham vấn với các bên liên quan đến quá trình điều tra quy định tại Điều
11 của Pháp lệnh này để tạo điều kiện cho các bên trình bày ý kiến và cung
cấp thông tin cần thiết.
-Các bên liên quan đến quá trình điều tra không bắt buộc phải có mặt tại các
cuộc tham vấn; nếu bên nào không có mặt tại các cuộc tham vấn thì lợi ích
của bên đó liên quan đến việc áp dụng biện pháp chống trợ cấp vẫn được
bảo đảm.
-Việc tiến hành tham vấn không được gây cản trở đến quá trình điều tra và
áp dụng biện pháp chống trợ cấp theo quy định của Pháp lệnh này.
Bảo mật thông tin
-Cơ quan điều tra chịu trách nhiệm giữ bí mật thông tin được cung cấp khi
nhận được yêu cầu thỏa đáng của các bên liên quan đến quá trình điều tra và
yêu cầu các bên này cung cấp tóm tắt thông tin cần giữ bí mật.
- Các bên liên quan đến quá trình điều tra được phép tiếp cận các thông tin
đã cung cấp cho cơ quan điều tra, trừ thông tin cần giữ bí mật.
Thời hạn điều tra
- Thời hạn điều tra để áp dụng biện pháp chống trợ cấp là không quá mười
hai tháng, kể từ ngày có quyết định điều tra.
- Trong trường hợp đặc biệt, Bộ trưởng Bộ Thương mại có thể quyết định
gia hạn thời hạn điều tra nhưng không quá sáu tháng.
Kết luận sơ bộ
- Trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày có quyết định điều tra, cơ quan
điều tra công bố kết luận sơ bộ về các nội dung liên quan đến quá trình điều
tra quy định tại các điều 13, 14 và 15 của Pháp lệnh này. Trường hợp đặc
biệt, thời hạn công bố kết luận sơ bộ có thể được gia hạn nhưng không quá
sáu mươi ngày.
- Kết luận sơ bộ và các căn cứ chính để kết luận sơ bộ phải được thông báo
bằng phương thức thích hợp cho các bên liên quan đến quá trình điều tra.
Kết luận cuối cùng
- Khi kết thúc quá trình điều tra, cơ quan điều tra công bố kết luận cuối cùng
về các nội dung liên quan đến quá trình điều tra quy định tại các điều 13, 14
và 15 của Pháp lệnh này.
- Kết luận cuối cùng và các căn cứ chính để kết luận cuối cùng phải được
thông báo bằng phương thức thích hợp cho các bên liên quan đến quá trình
điều tra.
Chấm dứt điều tra
Bộ trưởng Bộ Thương mại quyết định chấm dứt điều tra trong các trường
hợp sau đây:
-Tổ chức, cá nhân có hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp tự
nguyện rút hồ sơ;
-Kết luận sơ bộ quy định tại Điều 19 của Pháp lệnh này có một trong những
nội dung sau đây:
*Không có trợ cấp hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam;
*Khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hoá được trợ cấp nhập khẩu vào
Việt Nam không đáng kể;
* Mức trợ cấp không đáng kể;
* Không có thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành
sản xuất trong nước.
ÁP DỤNG BIỆN PHÁP CHỐNG TRỢ CẤP
Điều 22. Áp dụng thuế chống trợ cấp tạm thời
1. Sau sáu mươi ngày, kể từ ngày có quyết định điều tra, căn cứ vào kết luận
sơ bộ, Bộ trưởng Bộ Thương mại có thể ra quyết định áp dụng thuế chống
trợ cấp tạm thời.
2. Thuế suất thuế chống trợ cấp tạm thời không được vượt quá mức trợ cấp
được xác định trong kết luận sơ bộ.
3. Thuế chống trợ cấp tạm thời có thể được bảo đảm thanh toán bằng tiền đặt
cọc hoặc được bảo đảm bằng các biện pháp khác theo quy định của pháp
luật.
4. Thời hạn áp dụng thuế chống trợ cấp tạm thời không được vượt quá một
trăm hai mươi ngày, kể từ ngày có quyết định áp dụng biện pháp này.
5. Bộ trưởng Bộ Thương mại có thể gia hạn áp dụng thuế chống trợ cấp tạm
thời nhưng không quá sáu mươi ngày.
Điều 23. Áp dụng biện pháp cam kết
1. Sau khi có kết luận sơ bộ và trước khi kết thúc giai đoạn điều tra, tổ chức,
cá nhân sản xuất hoặc xuất khẩu hàng hóa thuộc đối tượng điều tra hoặc
Chính phủ nước hoặc vùng lãnh thổ có thể đưa ra cam kết với Bộ Thương
mại về việc tự nguyện chấm dứt trợ cấp, giảm mức trợ cấp, cam kết điều
chỉnh giá xuất khẩu hoặc áp dụng các biện pháp thích hợp khác.
2. Bộ trưởng Bộ Thương mại có thể chấp nhận, không chấp nhận hoặc đề
nghị điều chỉnh nội dung cam kết nhưng không được ép buộc các bên phải
cam kết.
3. Cơ quan điều tra công bố công khai nội dung cam kết cho các bên liên
quan đến quá trình điều tra được biết.
4. Trường hợp không chấp nhận cam kết của các bên liên quan, Bộ trưởng
Bộ Thương mại phải thông báo lý do không chấp nhận cam kết đó và cho
tiếp tục tiến hành điều tra để áp dụng biện pháp chống trợ cấp theo quy định
của Pháp lệnh này.
5. Bộ trưởng Bộ Thương mại ra quyết định đình chỉ điều tra chống trợ cấp
và áp dụng biện pháp cam kết nếu xét thấy việc thực hiện cam kết đó không
gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước.
Các bên có cam kết phải định kỳ cung cấp cho cơ quan điều tra thông tin, tài
liệu liên quan đến việc thực hiện cam kết và chứng minh tính chính xác của
các thông tin, tài liệu đó theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Thương mại.
6. Trường hợp các bên liên quan không thực hiện đúng theo cam kết, gây ra
hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước, Bộ
trưởng Bộ Thương mại ra quyết định tiếp tục tiến hành điều tra để áp dụng
biện pháp chống trợ cấp hoặc ra quyết định áp dụng biện pháp chống trợ cấp
theo quy định của Pháp lệnh này.
Điều 24. Áp dụng thuế chống trợ cấp
1. Trường hợp không đạt được cam kết quy định tại Điều 23 của Pháp lệnh
này, căn cứ vào kết luận cuối cùng và kiến nghị của Hội đồng xử lý vụ việc
chống trợ cấp, Bộ trưởng Bộ Thương mại ra quyết định áp dụng hay không
áp dụng thuế chống trợ cấp.
2. Thuế suất thuế chống trợ cấp không được vượt quá mức trợ cấp được xác
định trong kết luận cuối cùng.
3. Thời hạn áp dụng thuế chống trợ cấp không quá năm năm, kể từ ngày có
quyết định áp dụng thuế chống trợ cấp.
4. Thời hạn áp dụng thuế chống trợ cấp có thể được gia hạn trong trường
hợp Bộ trưởng Bộ Thương mại ra quyết định rà soát việc áp dụng thuế
chống trợ cấp theo quy định tại Chương IV của Pháp lệnh này.
5. Cơ quan điều tra thông báo bằng phương thức thích hợp quyết định áp
dụng hay không áp dụng thuế chống trợ cấp cho các bên liên quan đến quá
trình điều tra.
Điều 25. Áp dụng thuế chống trợ cấp có hiệu lực trở về trước
1. Trường hợp kết luận cuối cùng xác định có thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa
gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước và thuế chống trợ cấp
tạm thời đã được áp dụng trước khi có kết luận cuối cùng thì thuế chống trợ
cấp được áp dụng có hiệu lực trở về trước.
2. Thuế chống trợ cấp được áp dụng có hiệu lực trở về trước đối với hàng
hóa nhập khẩu trong thời hạn chín mươi ngày trước khi áp dụng biện pháp
tạm thời nếu có hai điều kiện sau đây:
a) Hàng hóa nhập khẩu đó được Chính phủ hoặc cơ quan của Chính phủ nước
ngoài trợ cấp;
b) Khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa được trợ cấp nhập khẩu vào
Việt Nam tăng nhanh đột biến gây ra thiệt hại khó có khả năng khắc phục
cho ngành sản xuất trong nước.
3. Không truy thu khoản chênh lệch về thuế khi áp dụng mức thuế chống trợ
cấp trong kết luận cuối cùng cao hơn mức thuế chống trợ cấp tạm thời quy
định tại Điều 22 của Pháp lệnh này.
4. Hoàn lại khoản chênh lệch về thuế khi áp dụng mức thuế chống trợ cấp
trong kết luận cuối cùng thấp hơn mức thuế chống trợ cấp tạm thời quy định
tại Điều 22 của Pháp lệnh này.
5. Trường hợp Bộ trưởng Bộ Thương mại ra quyết định không áp dụng thuế
chống trợ cấp thì thuế chống trợ cấp tạm thời đã được thu hoặc các khoản
bảo đảm thanh toán thuế chống trợ cấp tạm thời quy định tại Điều 22 của
Pháp lệnh này sẽ được hoàn lại.
2.1. Giới thiệu về vụ việc mặt hàng Tôm của VN bị kiện trợ cấp xuất
khẩu tại thị trường Mỹ
Ngày 28/12/2012 Liên minh công nghiệp tôm vùng vịnh Mỹ (COGSI) đã
chính thức đệ đơn kiện lên Bộ Thương Mại Mỹ về việc áp mức thuế chống
trợ cấp tôm nhập khẩu từ Việt Nam vì họ cho rằng ngành tôm của Việt Nam
nhận được các khoản tài trợ không chính thức từ chính phủ. Cho đến ngày
15/1/2013, đại diện chính phủ hai nước đã có buổi tham vấn tại Bộ Thương
mại Mỹ (DOC) và phía Việt nam đã bày tỏ những quan ngại về vấn đề trên.
Tuy nhiên vào ngày 18/1/2013, DOC vẫn quyết định điều tra về vụ kiện và
lựa chọn các bị đơn bắt buộc của Việt Nam thông qua các số liệu từ hải quan
của Mỹ. Trong ngày này, phía Việt Nam cũng đã chính thức phản đối vụ
kiện trên.
2.2 Phân tích vụ kiện
Trên thực tế, quy trình và thủ tục của vụ kiện thuế chống trợ cấp giá này rất
giống với quy trình và thủ tục của vụ kiện chống bán phá giá ban đầu ( Chỉ
khác ở chỗ thay vì điều tra bán phá giá Bộ thương mại Mỹ điều tra về trợ
cấp). Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt NamVASEP đã thông
tin về vụ kiện cho các doanh nghiệp trong ngành. Theo đó, các bên tập hợp
số liệu, giấy tờ cần thiết để chứng minh, trả lời cho phía chính phủ Mỹ.
Theo ông Trương Đình Hòe-Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu
Thủy sản Việt Nam (VASEP), vụ kiện chống trợ cấp với tôm Việt Nam dự
kiến kéo dài hơn một năm, với đơn kiện này Bộ Thương mại Mỹ (DOC) sẽ
tiến hành điều tra để xác định liệu các công ty tôm Việt Nam có nhận được
“các khoản trợ cấp” không chính đáng từ chính phủ Việt Nam hay không (ở
cấp quốc gia, cấp tỉnh hoặc cấp địa phương). Nếu xác định có trợ cấp, DOC
sẽ áp đặt một khoản “thuế chống trợ giá” bổ sung trên hàng nhập khẩu vào
Mỹ (như đang áp dụng đối với thuế chống bán phá giá).Chính phủ Mỹ sẽ
điều tra tại sao giá tôm Việt Nam khi vào thị trường Mỹ lại thấp hơn
giascuar doanh nghiệp nội đia, chẳng hạn như doanh nhiệp Việt có nhận
được khoản vốn của Nhà nước về lãi suất ưu đãi hay không?
Bộ thương mại Mỹ sẽ gửi bảng câu hỏi về số lượng và gí trị xuất
khẩu cho tất cả các nhà xuất khẩu tôm của Việt Nam mà phía Mỹ có thông
tin. Công ty Việt Nam sẽ được yêu cầu trả lời một cách chính xác và đầy đủ
bảng câu hỏi đó, nộp lại Bộ Thương mại Mỹ theo cách thức phù hợp (trường
hợp không tham gia trả lời bảng câu hỏi, công ty Việt Nam sẽ bị áp đặt mức
thuế chống trợ giá rất cao, có khả năng khiến họ không thể nào xuất khẩu
sang Mỹ).Sau khi các câu trả lời cho bảng câu hỏi số lượng và giá trị xuất
khẩu đã được nộp, Bộ Thương mại Mỹ sẽ chọn 2, 3 hoặc 4 nhà xuất khẩu
Việt Nam lớn nhất làm “bị đơn bắt buộc”. Các bị đơn bắt buộc này sẽ nhận
được bảng câu hỏi chi tiết liên quan đến thuế chống trợ giá từ Bộ Thương
mại Mỹ và phải trả lời bảng câu hỏi đó (cùng với bảng câu hỏi bổ sung, nếu
có), ngoài ra các viên chức của Bộ Thương mại Mỹ sẽ kiểm tra cơ sở của
các bị đơn bắt buộc.
Có 2 cơ quan thụ lý hồ sơ là Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ có nhiệm
vụ điều tra tôm Việt gây thiệt hại vật chất cho ngành công nghiệp nội địa Mỹ
nhiều hay ít và Bộ Thương mại Mỹ sẽ tính toán mức thiệt hại mà tôm Việt
gây ra cho các doanh nghiệp Mỹ ở mức bao nhiêu. Từ đó, chính phủ Mỹ sẽ
áp đặt một khoản thuế chống trợ giá.
- Quyết định sơ bộ về thiệt hại của ITC
Ngày 07 tháng 2 năm 2013, Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ
(USITC) đã ra kết luận sơ bộ khẳng định có thiệt hại đối với ngành sản xuất
nội địa Hoa Kỳ do tôm nhập khẩu từ Việt Nam được trợ cấp.
- Quyết định sơ bộ về trợ cấp của DOC
Ngày 29/05/2013, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã ra quyết định
sơ bộ khẳng định có trợ cấp đối với tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ
Việt Nam, ẤnĐộ, Malaysia, Thái Lan và Trung Quốc; không có trợ cấp với
tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ Equado và Indonesia (dưới mức tối
thiểu). Theo đó, biên độ trợ cấp sơ bộnhư sau:
Quốc gia Các nhà sản xuất, xuất khẩu
Biên độ trợ cấp
sơ bộ
Việt Nam
Minh Qui Seafoods Co. Ltd. 5.08%
Nha Trang Seaproduct Company 7.05%
Các Doanh nghiệp khác 6.07%
Ấn Độ
Devi Fisheries Limited 10.41%
Devi Seafoods Ltd. 11.32%
Các Doanh nghiệp Ấn Độ khác 10.87%
Malaysia
Asia Aquaculture (M) Sdn. Bhd. 10.80%
Kian Huat Aquaculture Sdn. Bhd. 62.74%
Các Doanh nghiệp Malaysia khác 62.74%
Thái Lan
Marine Gold Products Limited
1.75% (de
minimis)
Thai Union Frozen Products Public
Co. Ltd (and its affiliate Thai
Union Seafood Co., Ltd)
2.09%
Các Doanh nghiệp Thái Lan khác 2.09%
Trung
Quốc
Zhanjiang Guolian Aquatic
Products Co., Ltd. (Guolian) and its
cross-owed affiliates (collectively,
the Guolian Companies)
5.76%
Các Doanh nghiệp Trung Quốc
khác
5.76%
Với việc áp thuế suất chống trợ giá lần này của Bộ Thương mại
Mỹ(DOC) tôm Việt Nam phải oằn mình cõng 2 loại thuế khi xuất khẩu sang
thị trường Mỹ
Phản ứng trước mức thuế của Bộ thương mại (DOC) sau khi điều tra
sơ bộ, VASEP khẳng định:” Kết quả sơ bộ này là một sự áp đặt bất công với
các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu tôm Việt Nam trong lúc các doanh
nghiệp đang hoạt động theo cơ chế thị trường, không nhận trợ cấp của Nhà
nước trong hoạt động sản xuất kinh doanh và cũng không nhận được bất kỳ
trợ cấp riêng biệt nào cho ngành tôm trong nhiều năm qua". VASEP yêu cầu
DOC xem xét lại quyết định sơ bộ này và công tâm khi thẩm tra tại chỗ
trong thời gian tới để công nhận ngành Tôm Việt Nam không có trợ cấp khi
quyết định kết quả cuối cùng của vụ kiện chống trợ cấp tôm của Việt Nam.
6- Quyết định cuối cùng về thiệt hại của ITC
Sáng 21/9/2013, theo giờ Việt Nam, Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa
Kỳ đã ra quyết định cuối cùng khẳng định tôm nước ấm nhập khẩu từ Việt
Nam và 4 quốc gia khác, cho dù có được chính phủ các nước này trợ cấp hay
không, đều không gây thiệt hại về vật chất hoặc đe dọa gây thiệt hại về vật
chất đối với ngành công nghiệp tôm, do đó không áp thuế chống trợ cấp với
tôm Việt Nam.Vụ kiện chấm dứt mà không áp thuế.
Tuy nhiên, chúng ta cũng không cẩn thận khi thời gian qua công bố về
việc hỗ trợ hóa chất chlorine cho người dân xử ly mầm bệnh, môi trường
nuôi tôm, rồi đề xuất hỗ trợ 20 triệu đồng /1ha tôm chết; kể cả chủ trương ưu
đãi lãi suất 10%/năm cho ngành thủy sản. Về vấn đề này, các doanh nghiệp
cũng trăn trở cho rằng một số chính sách ưu đãi chế biến, xuất khẩu tôm vẫn
đang ở dạng "trên giấy".Tuy nhiên do chúng ta không khéo nên dẫn đến việc
các nước hiểu nhầm và điều này đã gây bất lợi cho ta.Cái cần làm của nhà
chức trách và doanh nghiệp Việt Nam là phải đưa ra những số liệu, để chứng
minh cho Mỹ hiểu,cái khó là ở chỗ đó.
2.3 Các vụ kiện khác của VN bị kiện khác
- Ống dẫn dầu (Oil Country Tubular Goods)
Đây là vụ kiện chống bán phá giá và chống trợ cấp do Cơ quan Biên
mậu Canada (Canada Border Services Agency) khởi xướng ngày 21/07/2014
đối với sản phẩm ống dẫn dầu nhập khẩu từ Việt Nam và một số quốc gia
khác căn cứ vào đơn kiện mà cơ quan điều tra nhận được ngày 29/04/2014
trước đó. Các quốc gia cùng là bị kiện gồm có: Ấn Độ, Indonesia, Hàn
Quốc, Philippines, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraina, Việt Nam và Đài Loan
(riêng Đài Loan không bị kiện chống trợ cấp trong vụ việc này).
Một số thông tin về vụ việc:
1. Nguyên đơn: Tenaris Canada (Calgary, Alberta) và Evraz North America
Inc. (Regina, Saskatchewan)
2. Hàng hóa bị điều tra: Ống thép dẫn dầu (OCTG) có mã HS như sau:
7304.29.00.11; 7304.29.00.19; 7304.29.00.21; 7304.29.00.29;
7304.29.00.31; 7304.29.00.39; 7304.29.00.41; 7304.29.00.49;
7304.29.00.51; 7304.29.00.59; 7304.29.00.61; 7304.29.00.69;
7304.29.00.71;
7304.29.00.79;7304.39.00.10; 7304.59.00.10; 7306.29.00.11;
7306.29.00.19; 7306.29.00.21; 7306.29.00.29; 7306.29.00.31;
7306.29.00.39; 7306.29.00.41; 7306.29.00.49; 7306.30.00.29;
7306.30.00.39; 7306.50.00.90; 7306.90.00.10; 7306.90.00.20
Ngày 03/12/2014, Cơ quan Biên mậu Canada (CSBA) đã công bố
quyết định sơ bộ về hành vi bán phá giá và trợ cấp đối với các quốc gia bị
kiện. Theo đó, sản phẩm ống thép dẫn dầu của tất cả các công ty Việt Nam
đều chịu mức thuế như nhau, với mức thuế chống bán phá giá tạm thời là
53.2% và thuế chống trợ cấp tạm thời là 19%.Dự kiến, CSBA sẽ đưa ra kết
luận cuối cùng về phá giá, trợ cấp vào ngày 03/03/2015 và Tòa án Thương
mại Quốc tế Canada (CITT) sẽ công bố kết luận cuối cùng về thiệt hại vào
ngày 02/04/2015.
- Đinh thép (Steel Nails)
Ngày 19/06/2014, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã ra quyết định khởi
xướng điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp đối
với sản phẩm đinh thép (Steel Nails) nhập khẩu từ Ấn Độ, Hàn Quốc, Oman,
Malaysia, Đài Loan, Thổ Nhĩ Kỳ và Việt Nam.Căn cứ trên đơn kiện do
Công ty Mid Continent Steel & Wire, Inc., một nhà sản xuất sản phẩm đinh
thép của Hoa Kỳ (nguyên đơn) đã đệ trình ngày 29/05/2014 lên Bộ Thương
mại Hoa Kỳ (DOC) yêu cầu cơ quan này khởi xướng điều tra áp dụng biện
pháp chống bán phá giá (AD) và chống trợ cấp(CVD) đối với sản phẩm đinh
thép (steel nails) nhập khẩu từ 07 quốc gia: Ấn Độ, Hàn Quốc, Ô-man,
Malaysia, Đài Loan, Thổ Nhĩ Kỳ và Việt Nam.
Sản phẩm bị điều tra: là đinh thép có chiều dài trục không quá 12
inch, các loại đinh thép này bao gồm, nhưng không giới hạn bởi, các loại
đinh được làm từ dây thép (round wire) và đinh được cắt từ tấm (plate), có
mã HS là: 7317.00.55, 7317.00.65 và 7317.00.75.
Giai đoạn điều tra: 01/01/2013-30/12/2013
Ngày 28/10/2014, DOC đã công bố kết luận sơ bộ của vụ kiện.Theo
đó, USDOC xác định Hàn Quốc, Malaysia, Oman và Đài Loan đều có biên
độ trợ cấp dưới mức tối thiểu (de minimis - 2%), riêng Việt Nam chịu mức
biên độ trợ cấp là 8.35% (trừ công ty United Nail ở mức 0.17%).DOC dự
kiến sẽ đưa ra kết luận cuối cùng vào tháng 3 năm 2015.
- Sợi Polyester
Ngày 19 tháng 12 năm 2013, Ủy ban Châu Âu (EC) đã đăng công báo
chính thức khởi xướng điều tra chống trợ cấp đối với sản phẩm sợi Polyester
nhập khẩu từ Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam. Dưới đây là một số thông
tin liên quan đến vụ việc:
1. Bên đệ đơn: Hiệp hội các công ty sản xuất sợi nhân tạo Châu Âu
(CIRFS: European Man-made Fibres Association)
2. Sản phẩm bị điều tra: Sản phẩm sợi Polyester (polyester staple
fibres- PSF) có mã CN code 5503 20 00
Ngày 17/12/2014, Ủy ban Châu Âu (EC) đã ra quyết định chấm dứt
điều tra do biên độ trợ cấp dưới mức tối thiểu.
- Mắc áo bằng thép ( steel wire garment hangers )
Ngày 18/01/2012, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) chính thức ra quyết
định khởi xướng điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với sản
phẩm mắc áo bằng thép (steel wire garment hangers) nhập khẩu từ Việt Nam
Bên đệ đơn: M&B Metal Products Company, Inc; Innovative
Fabrication LLC/Indy Hanger; và US hanger company, LLC
Sản phẩm bị điều tra: Sản phẩm mắc áo bằng thép có mã HS:
7326.20.0020 và 7323.99.9080
2. Điều tra về thiệt hại của ITC:
Ngày 10/02/2012, Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (ITC) ra kết
luận sơ bộ khẳng định có thiệt hại đáng kể đối với ngành sản xuất mắc áo
thép nội địa Hoa Kỳ do mắc áo thép nhập khẩu từ Việt Nam được trợ cấp và
bán phá giá.
Ngày 01/02/2013, ITC ra kết luận cuối cùng khẳng định có thiệt hại
đáng kể đối với ngành sản xuất nội địa Hoa Kỳ do mắc áo thép Việt Nam
được trợ cấp và bán phá giá.
3. Quyết định áp thuế chính thức:
Căn cứ vào kết quả điều tra về phá giá và trợ cấp của DOC và kết quả
điều tra về thiệt hại của ITC, Bộ Thương mại Hoa Kỳ ra quyết định áp thuế
chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với mắc áo thép nhập khẩu từ Việt
Nam với mức thuế chống bán phá giá bằng biên độ phá giá cuối cùng (nêu
trên) và mức thuế chống trợ cấp bằng biên độ trợ cấp cuối cùng (nêu
trên).Lệnh áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp cùng có hiệu lực từ
ngày 05/02/2013.
- Ống thép hàn cacbon (circular welded carbon-quality steel pipe)
Ngày 26/10/2011, 4 công ty sản xuất ống thép cacbon Hoa Kỳ đã đệ
đơn lên Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) yêu cầu cơ quan này khởi xướng
điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với các sản phẩm ống thép
nhập khẩu từ Việt Nam, Ấn Độ, Oman và Các Tiểu Vương Quốc Ả
Rập.Ngày 15/11/2011, DOC đã ra quyết định khởi xướng điều tra chống bán
phá giá, chống trợ cấp đối với các sản
phẩm ống thép nhập khẩu từ Việt Nam, Ấn Độ, Oman và Các Tiểu Vương
Quốc Ả Rập. Một số thông tin liên quan đến vụ việc:
1. Bên khởi kiện: Công ty Allied Tube and Conduit (IL), JMC Steel
Group (IL), Wheatland Tube (PA), và Công ty thép Hoa Kỳ (PA)
2. Sản phẩm bị điều tra:
Sản phẩm thuộc đối tượng của cuộc điều tra này bao gồm ống và ống
dẫn thép hàn bằng cacbon (“circular welded carbon-quality steel pipe”), có
mã HS như sau:
7306.19.1010, 7306.19.1050, 7306.19.5110, 7306.19.5150,
7306.30.1000, 7306.30.5025, 7306.30.5032, 7306.30.5040, 7306.30.5055,
7306.30.5085, 7306.30.5090, 7306.50.1000, 7306.50.5050, và
7306.50.5070.
3. Kết luận về điều tra phá giá và trợ cấp của DOC:
- Điều tra về trợ cấp:
Ngày 26/03/2012, DOC đã đưa ra kết luận sơ bộ khẳng định có trợ
cấp đối với sản phẩm ống thép Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Ngày
16/10/2012, DOC ra kết luận cuối cùng phủ định có trợ cấp đối với sản
phẩm này nhập khẩu từ Việt Nam. Cụ thể:
Tên Doanh nghiệp
Biên độ trợ cấp
sơ bộ
Biên độ trợ
cấp cuối
cùng
Công ty SeAH Steel VINA 0,04% (de
minimis)
0,00%
Công ty chế tạo máy Hồng
Nguyên
8,06% 0,00%
Các công ty khác 8,06% 0,00%
4. Kết luận về điều tra thiệt hại của Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa
Kỳ:
Ngày 15/11/2012: Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (ITC) ra kết
luận cuối cùng không có thiệt hại do hành vi phá gia hay trợ cấp gây ra đối
với ngành sản xuất nội địa Hoa Kỳ, do vậy, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC)
không áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với sản phẩm ống
thép của Việt Nam, Oman, Ấn Độ và Ả Rập.
- Túi nhựa đựng hàng bán lẻ PE
Đây là vụ kiện do Hoa kỳ khởi xướng điều tra chống bán phá giá và
chống trợ cấp ngày 21/04/2009. Ngày 31/08/2009 Bộ Thương mại Hoa Kỳ
(DOC) ra kết luận sơ bộ khẳng định có trợ cấp với biên độ trợ cấp: 0.20% -
4.24%. Ngày 26/03/2010 Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) ra kết luận cuối
cùng về biện độ trợ cấp:
Ngày 15/04/2010, Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ đã đưa ra kết luận
chính thức khẳng định có thiệt hại đáng kể đối với ngành sản xuất nội địa do
bán phá giá và trợ cấp.
Công ty Advance Polybag: 52.56%
Công ty Chin Sheng: 0.44%
Công ty Fotai Vietnam: 5.28%
Tất cả các công ty khác: 5.28%
Ngày 04/05/2010, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã chính thức ban hành
lệnh áp thuế chống trợ cấp đối với túi nhựa PE Việt Nam trong 5 năm.
3.1 Nguyên nhân các doanh nghiệp Việt Nam bị dính líu vào các vụ kiện
chống trợ cấp.
- Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, tính đến năm 2012, có
28 quốc gia công nhận Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường. Tuy
nhiên, trong đó không có Mỹ và nhiều nước châu Âu. Theo các quy định
hiện hành về thuế chống trợ cấp trong pháp luật Mỹ, quốc gia có nền kinh tế
phi thị trường là ở đó các cơ quan quản lý nhà nước không hoạt động dựa
trên các nguyên tắc thị trường về chi phí và cấu trúc giá, vì vậy hoạt động
mua bán hàng hóa ở các quốc gia này không phản ánh giá trị thực của hàng
hóa.
- Các văn bản quy phạm pháp luật áp dụng thuế chống trợ cấp mới chỉ dừng
lại ở quy định “khung”,nguồn tài chính hạn hẹp cho công tác điều tra và
quản lý thuế chống trợ cấp,nguồn nhân lưc trong nước còn thấp và không
được đào tạo bài bản,nhận thức của cơ quan quản lý và doah nghiệp còn chủ
quan và chưa coi trọng biện pháp trợ cấp.
- Công việc tuyên truyền về pháp luật trong thương mại quốc tế được thực
hiện chưa tốt nên dẫn tới tình trạng doanh nghiệp không có những hiểu biết
nhất định về quyền và nghĩa vụ của họ đối với việc tiến hành điều tra áp
dụng thuế chống trợ cấp và nghĩa vụ tham gia thực hiện của họ trong quá
trình xuất khẩu hàng hóa.
- Nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa đảm bảo được chế độ ghi chép kế toán
rõ rằng,chưa tuân thủ các tiêu chuẩn kế toán quốc tế,sổ sách kế toán không
minh bạch,số liệu không chính xác dẫn đến việc sai xót trong tính toán biên
độ trợ cấp.
- Về vụ việc Mỹ kiện doanh nghiệp Việt Nam về chống trợ cấp mặt hàng
tôm xuất khẩu :Theo ông Huỳnh Văn Gành, Gíam đốc Sở Công thương tỉnh
Kiên Giang cho biết "chúng tôi chưa rõ DOC (Bộ thương mại Hoa Kỳ) cáo
buộc về trợ cấp những vấn đề nào đối với ngành tôm.Tuy nhiên, chúng ta
cũng không cẩn thận khi thời gian qua công bố về việc hỗ trợ hóa chất
chlorine cho người dân xử ly mầm bệnh, môi trường nuôi tôm, rồi đề xuất
hỗ trợ 20 triệu đồng /1ha tôm chết; kể cả chủ trương ưu đãi lãi suất
10%/năm cho ngành thủy sản. Vì vậy, nên xem lại có phù hợp hay không
khi công bố, bởi chúng ta đã hội nhập quốc tế" Về vấn đề này, các doanh
nghiệp cũng trăn trở cho rằng một số chính sách ưu đãi chế biến, xuất khẩu
tôm vẫn đang ở dạng "trên giấy".Tuy nhiên do chúng ta không khéo nên dẫn
đến việc các nước hiểu nhầm và điều này đã gây bất lợi cho ta,khiến các
doanh nghiệp nước ngoài dễ dàng kéo ta vào các vụ kiện.
3.2 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam khi dính vào các vụ kiện liên
quan tới trợ cấp hàng xuất khẩu.
Trong hơn 20 năm mở cửa thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, tham
gia vào WTO, xuất khẩu hàng hóa trực tiếp sang các thị trường khác thì khi
dính vào các vụ kiện tụng nói riêng và các vụ kiện liên quan tới trợ cấp hàng
xuất khẩu nói chung thì thị trường nhà nước Việt Nam, cũng như các doanh
nghiệp Việt Nam nói riêng đều rút ra được bài học cho riêng mình:
- Về nguyên tắc, kiện chống trợ cấp là công cụ được nước nhập khẩu sử
dụng để đối phó với các hiện tượng trợ cấp ( cạnh tranh không lành
mạnh ) từ nước ngoài gây thiệt hại . Tuy nhiên, không loại trừ công cụ
này được dung để chống lại sự gia tăng của nhập khẩu giá rẻ. Vì vậy,
các doanh nghiệp vẫn cần thực hiện những biện pháp phòng tránh và
đối phó cần thiết để chủ động trước nguy cơ này.
- Phải đảm bảo chế độ ghi chép kế toán rõ ràng, tuân thủ các tiêu chuẩn
kế toán quốc tế để các số liệu của doanh nghiệp được cơ quan điều tra
chấp nhận sử dụng khi tính toán biên độ trợ cấp.
- Lưu giữ tất cả các số liệu, tài liệu có thể làm bằng chứng chứng minh
không chống trợ cấp.
- Có quỹ dự phòng đảm bảo các chi phí theo kiện ( trong trường hợp
phải theo kiện tại nước ngoài ). Chuẩn bị đầy đủ các nguồn lực cần
thiết cho việc theo kiện ( vả về tài chính và con người ) bởi vì một vụ
kiện thường kéo dài, với những đòi hỏi cao về bằng, lập luận.
- Khi vụ kiện xảy ra cần chủ động yêu cầu được tham gia ( tự giới thiệu
mình trước cơ quan điều tra ), tích cực hợp tác với cơ quan điều tra và
chủ động thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng trong quá trình điều
tra để được tính biên độ trợ cấp riêng phản anh đúng hơn thực tế hoạt
động của các doanh nghiệp Việt Nam.
- Không gian lận trong và sau cuộc điều tra trợ cấp để tránh bị trừng
phạt bởi những mức thuế chống trợ cấp rất cao.
- Cần đưa ra các pháp lệnh cũng như hướng dẫn chi tiết thi hành một số
điều lệnh trợ cấp hàng hóa nhập khẩu cũng như xuất khẩu ở Việt
Nam.
- Thành lập các hội đồng xử lí vụ việc chống bán phá giá, trợ cấp và tự
vệ để có thể giải quyết các nhiệm vụ, vụ việc liên quan tới trợ cấp
hàng xuất khẩu
KẾT LUẬN
Trong hơn 20 năm mở cửa thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài,
tham gia vào WTO, xuất khẩu hàng hóa trực tiếp sang các thị trường khác
thì khi dính vào các vụ kiện tụng nói riêng và các vụ kiện liên quan tới trợ
cấp hàng xuất khẩu nói chung thì thị trường nhà nước Việt Nam, cũng như
các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng cần rút ra bài học cho riêng mình. Cần
nhận thức rằng: Kiện tụng,áp thuế suất cao hoặc sử dụng hàng rào kỹ thuật
trong thư ơng mại quốc tế là điều bình thường và các đối thủ cạnh tranh vẫn
thường sử dụng. Hieenjnay nó cũng được dùng như một phương thức bảo hộ
của chính phủ đối với các doanh nghiệp trong nước trước sư lấn át từ các
doanh nghiệp nước ngoài và gành tôm Việt Nam cũng không là ngoại lệ. Do
đó, trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, để tránh dính líu vào các vụ
kiện tụng thương mại, các doanh nghiệp Việt Nam cần nâng cao hiểu biết về
luật thương mại quốc tế có như vậy mới nâng cao vị thế của Việt Nam trên
thị trường thế giới.