Tải bản đầy đủ (.docx) (61 trang)

luận văn khoa khách sạn du lịch Phân tích doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tại công ty cổ phần du lịch và khách sạn Ngân Hà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (382.22 KB, 61 trang )

Khóa luận tốt nghiệp Khoa: Kế toán – Kiểm
toán
TÓM LƯỢC
Việt Nam đang từng bước hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới. Đó vừa
là thời cơ vừa là thách thức đối với các doanh nghiệp trong nước. Các doanh nghiệp
cần quan tâm tới các công cụ quản lý kinh doanh để có thể quản lý hoạt động kinh
doanh một cách hiệu quả. Phân tích kinh tế là một công cụ như vậy. Phân tích kinh
tế giúp cho nhà quản lý nắm bắt được đặc điểm, tình hình tăng giảm các chỉ tiêu
kinh tế, qua đó đưa ra những chính sách kinh doanh phù hợp. Vì vậy, phân tích kinh
tế là công cụ mà các doanh nghiệp cần quan tâm, chú trọng.
Doanh thu nói chung và doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ nói riêng là
một chỉ tiêu quan trọng phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh. Việc nghiên cứu,
phân tích doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đang là nhu cầu cần thiết đối với
mỗi doanh nghiệp tai công ty cổ phần du lịch và khách sạn Ngân Hà việc hoàn thiện
và nâng cao công tác phân tích doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đang là một
yêu cầu lớn đặt ra.
Trong nội dung bài khóa luận với đề tài: “Phân tích doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ tại công ty cổ phần du lịch và khách sạn Ngân Hà” sẽ trình
bày các nội dung sau:
Thứ nhất: Hệ thống hóa cơ sở lý luận về doanh thu, doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ, phân tích doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ và các nội
dung phân tích.
Thứ hai: Giới thiệu tổng quan tình hình kết quả kinh doanh, phân tích thực
trạng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, ảnh hưởng của các nhân tố đến
doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty.
Thứ ba: Đưa ra những kết luận và đề xuất giải pháp nhằm tăng doanh thu bán
hàng và cung cấp dịch vụ.
Tuy nhiên, do thời gian và năng lực còn hạn chế nên khóa luận không thể
tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự chỉ dẫn của thầy cô giáo để bài
khóa luận đươc hoàn thiện hơn
1


GVHD: TS. Đặng Văn Lương SVTH: Trần Thị Lan Anh
1
Khóa luận tốt nghiệp Khoa: Kế toán – Kiểm
toán
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực tập tại công ty Cổ phần Du lịch và Khách sạn Ngân Hà
Hà Tĩnh, được lãnh đạo công ty, các cô chú, anh chị phòng kế toán công ty tạo điều
kiện và giúp đỡ cùng với sự hướng dẫn tận tình của TS. Đặng Văn Lương, em đã
vận dụng những kiến thức đã được trang bị trên ghế nhà trường vào thực tế hoạt
động tại công ty Cổ phần du lịch và khách sạn Ngân Hà để hoàn thành khóa luận tốt
nghiệp với đề tài “ Phân tích doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tại Công
ty Cổ phần Du lịch và Khách sạn Ngân Hà ”.
Em xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới TS. Đặng Văn Lương, ban lãnh
đạo công ty cùng các cô chú, anh chị tại phòng kế toán công ty Cổ phần du lịch và
khách sạn Ngân Hà đã giúp đỡ em tận tình trong thời gian vừa qua.
Do hạn chế về kiến thức chuyên môn và thời gian nghiên cứu, bài khóa luận
không tránh khỏi những thiết sót. Em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các
thầy cố giáo để bài khóa luận được hoàn thiện và có tính thực tế cao hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Sinh viên
Trần Thị Lan Anh
2
GVHD: TS. Đặng Văn Lương SVTH: Trần Thị Lan Anh
2
Khóa luận tốt nghiệp Khoa: Kế toán – Kiểm
toán
MỤC LỤC
3
GVHD: TS. Đặng Văn Lương SVTH: Trần Thị Lan Anh

3
Khóa luận tốt nghiệp Khoa: Kế toán – Kiểm
toán
DANH MỤC BẢNG BIỂU
4
GVHD: TS. Đặng Văn Lương SVTH: Trần Thị Lan Anh
4
Khóa luận tốt nghiệp Khoa: Kế toán – Kiểm
toán
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nội dung
DT Doanh thu
BH Bán hàng
CCDV Cung cấp dịch vụ
GTGT Giá trị gia tăng
TTDB Tiêu thụ đặc biệt
LN Lợi nhuận
HĐKD Hợp đồng kinh doanh
TNDN Thu nhập doanh nghiệp
TSCĐ Tài sản cố định
BCTC Báo cáo tài chính
CNĐKKD Chứng nhận đăng ký kinh doanh
VPGD Văn phòng giao dịch
VNĐ Việt Nam đồng
ĐVT Đơn vị tính
GĐ Giám đốc
BTC Bộ tài chính
NSLĐ Năng suất lao động
BQ Bình quân
TT Tỷ trọng

TL Tỷ lệ
LĐ Lao động

5
GVHD: TS. Đặng Văn Lương SVTH: Trần Thị Lan Anh
5
Khóa luận tốt nghiệp Khoa: Kế toán – Kiểm
toán
PHẦN MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của phân tích doanh thu bán hàng và cung cấp dịch
vụ trong doanh nghiệp.
• Về mặt lý luận
Việt Nam đang từng bước hội nhập toàn cầu hóa nền kinh tế bằng việc gia
nhập các tổ chức thương mại thế giới và khu vực đồng thời tăng cường các mối
quan hệ song phương, đa phương ( WTO, APEC, kí kết các hiệp định song phương
với Mỹ, Nhật Bản …). Để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp cần quan tâm đến
doanh thu bán hàng và công tác phân tích doanh thu bán hàng. Bởi vì trong giai
đoạn nền kinh tế Việt Nam hội nhập cùng với sự ảnh hưởng của sự suy thoái chung của
nền kinh tế, nếu doanh nghiệp không thường xuyên kiểm tra, đánh giá diễn biến kết
quả hoạt động sản xuất kinh doanh đặc biệt không đánh giá được tình hình doanh thu
bán hàng của doanh nghiệp, điều này có thể đẩy doanh nghiệp tới sự thua lỗ trong kinh
doanh và nếu mất kiểm soát doanh nghiệp có thể bị đẩy tới bờ vực phá sản.
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là cơ sở để đánh giá kết quả kinh
doanh để doanh nghiệp xây dựng các kế hoạch tái sản xuất, mở rộng quy mô… Vì
vậy, tăng doanh thu là mục tiêu quan trọn của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị
trường cạnh tranh như hiện nay.
Phân tích doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ có ý nghĩa quan trọng
đốivới doanh nghiệp. Phân tích doanh thu bán hàng giúp doanh nghiêp đánh giá một
cách đúng đắn, toàn diện, khách quan tình hình thực hiện các chỉ tiêu doanh thu bán
hàng trong kỳ. Từ đó, phát hiện ra những tồn tại, tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra

những chính sách biện pháp thích hợp đổ tăng doanh thu, nâng cao hiệu quả kinh
doanh. Ngoài ra, những số liệu từ phân tích tình hình doanh thu bán hàng là cơ sở
để phân tích các chỉ tiêu kinh tế khác như phân tích tình hình mua hàng, phân tích
chi phí, phân tích lợi nhuận,….
• Về mặt thực tiễn
Công ty Cổ phân Du lịch và Khách sạn Ngân Hà là công ty chuyên kinh
doanh về khách sạn, nhà hàng, tổ chức sự kiện, … Qua nghiên cứu thực tế tại công
ty, doanh thu bán hàng qua các năm có sự biến động rõ rệt. Công ty chưa thật sư
chú trọng vào việc phân tích các nội dung phân tích doanh thu bán hàng như: phân
6
GVHD: TS. Đặng Văn Lương SVTH: Trần Thị Lan Anh
6
Khóa luận tốt nghiệp Khoa: Kế toán – Kiểm
toán
tích xu hướng biến động doanh thu bán hàng qua các năm, phân tich doanh thu theo
tổng mức, kết cấu và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng.
Chính vì vậy, công ty chưa đánh giá rõ rang, đầy đủ những ưu điểm, hạn chế còn
tồn tại và những biện pháp khắc phục những hạn chế đó. Hơn thế nữa, công tác
phân tích tại công ty chưa có bộ phận chuyên phụ trách mà vẫn do phòng kế toán
thực hiện. Vì vậy công tác phân tích doanh thu bán hàng còn chưa được hiệu quả.
Có nhiều yếu tố tác động tới tình hình doanh thu bán hàng của doanh nghiệp như:
tình mùa vụ (mùa du lịch, mùa đám cưới, sự kiện…), giá cả cạnh tranh trên thị
trường…mà công tác phân tích chưa đề cập tới.
Việc nghiên cứu, phân tích doanh thu bán hàng tại công ty Cổ phần du lịch
và khách sạn Ngân Hà cung cấp cho quản lý, giám đốc cái nhìn tổng quát về tình
hình thực hiện các chỉ tiêu doanh thu bán hàng trong kỳ, các nhân tố ảnh hưởng tới
sự biến động của doanh thu, những tồn tại và nguyên nhân để đưa ra các giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và tăng doanh thu. Vì vậy, việc nghiên cứu đề
tài: “Phân tích doanh thu bán hàng tại công ty Cổ phần Du lịch và Khách sạn Ngân
Hà” là rất cần thiết.

Mục tiêu cụ thể đặt ra cần giải quyết trong đề tài
Xuất phát từ việc nhận thức rõ tầm quan trọng và tính cấp thiết của đề tài kết
hợp với quá trình tìm hiểu thực tế tại công ty Cổ phần Du lịch và Khách sạn Ngân
Hà, đề tài đặt ra ba mục tiêu nghiên cứu sau:
Thứ nhất: Hệ thống hóa các vấn đề lý thuyết liên quan đến doanh thu bán
hàng và phương pháp phân tích doanh thu bán hàng tại công ty gồm các nội dung:
một số khái niệm cơ bản, một số khái niệm liên quan, mục đích, nguồn số liệu, nội
dung phân tích doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Thứ hai: Phân tích, đánh giá thực trạng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch
vụ tại Công ty Cổ phần Du lịch và Khách sạn Ngân Hà
Thứ ba: Đưa ra các kết quả đạt được, những hạn chế còn tồn tại trong công
tác quản lý, thực hiện các chỉ tiêu doanh thu. Sau đó đề xuất một số giải pháp
kiến nghị nhằm tăng doanh thu bán hàng, nâng cao hiệu quả kinh doanh cho
doanh nghiệp.
7
GVHD: TS. Đặng Văn Lương SVTH: Trần Thị Lan Anh
7
Khóa luận tốt nghiệp Khoa: Kế toán – Kiểm
toán
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu : Giới hạn phân tích doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
của công ty Cổ phần Du lịch và Khách sạn Ngân Hà
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: Phân tích doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của
công ty Cổ phần du lịch và khách sạn Ngân Hà
+ Về thời gian: Số liệu phân tích sử dụng trong khóa luận lấy từ số liệu công
ty cung cấp năm 2013-2014
Phương pháp thực hiện đề tài
Phương pháp thu thập và tổng hợp dữ liệu
Phương pháp thu thập và tổng hợp dữ liệu là bước đầu tiên không thể thiếu ở

bất kỳ cuocj điều tra nghiên cứu nào. Để thu thập dữ liệu phục vụ nghiên cứu, đề tì
này sử dụng bốn phương pháp thu thập và tổng hợp dữ liệu đó là: phương pháp sử
dụng phiếu điều tra, phương pháp phỏng vấn trực tiếp, phương pháp tổng hợp dữ
liệu và phương pháp nghiên cứu tài liệu
Phương pháp sử dụng phiếu điều tra
Phương pháp thu thập dữ liệu được sử dụng tại công ty Cổ phần du lịch và
kahcsh sạn Ngân Hà là điều tra gián tiếp, thông qua việc phát phiếu điều tra theo
mẫu đã thiết kế sẵn.
Nội dung của phiếu điều tra gồm 2 phần. Phần thứ nhất gồm thông tin cá
nhân của đối tượng điều tra: họ và tên, chức vụ,… Phân thứ hai bao gồm các câu
hỏi đã được chuẩn bị sẵn. Các câu hỏi dưới dạng câu hỏi đóng, người trả lời chỉ cần
đánh dấu vào câu tra lời phù hợp (Phụ lục 02: Phiếu điều tra trắc nghiệm)
Các bước tiến hành điều tra:
Bước 1: Thiết kế phiếu điều tra. Mối phiếu điều tra gồm 12 câu hỏi khác
nhau về vẫn đề nghiên cứu. Các câu hỏi dưới dạng kết đóng, tức là có sẵn các đáp
án để người được điều tra lựa chọn.
Bước 2: Phát phiếu điều tra: phát 10 phiếu điều tra cho các đối tượng có hiểu
biết về vấn đề nghiên cứu, thuộc ban lãnh đạo, phòng kế toán, kinh doanh của công
ty. Ngày tiến hành phát phiếu điều tra vào ngày 10/03/2015.
Bước 3: Thu lại các phiếu điều tra, tổng hợp thông tin và lập bảng tổng hợp
phiếu điều tra phục vụ nghiên cứu (Bảng 2.2: Bảng tổng hợp phiếu điều tra)
8
GVHD: TS. Đặng Văn Lương SVTH: Trần Thị Lan Anh
8
Khóa luận tốt nghiệp Khoa: Kế toán – Kiểm
toán
Phương pháp phỏng vấn trực tiếp:
Phỏng vấn là phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua cuộc nói chuyện
trực tiếp giữa người tiến hành phỏng vấn và người được phỏng vấn.
Thông qua các câu hỏi và trả lời trực tiếp giúp thu thập được những thông tin

chính xác , cụ thể và chi tiết hơn về vấn đề đang nghiên cứu.
Các bước tiến hành:
Bước 1: Xác định đối tượng được phỏng vấn để từ đó xây dựng các câu hỏi
mở về vấn đề doanh thu bán hàng và công tác phân tích doanh thu bán hàng của
công ty cho phù hợp với từng đối tượng.
Bước 2: Tiến hành phỏng vấn: Buổi phỏng vấn diễn ra vào ngày 12/03/2015
tại phòng Giám đốc và phòng kế toán của công ty. Người được phỏng vấn Giám
đốc- Nguyễn Trường Sinh, Kế toán trường – Nguyễn Thị Oanh, Kế toán bán hàng-
Nguyễn Thị Thanh Huyền
Bước 3: Tổng hợp thông tin thu thập được từ buổi phỏng vấn.
Qua cuộc phỏng vấn cho thấy được quan điểm cá nhân của người được
phỏng vấn về vấn đề doanh thu bán hàng của đơn vị, kế hoạch, định hướng, tầm
nhìn chiến lược của các cấp lãnh đạo trong thời gian tới.
Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu được sử dụng để tìm kiếm các tài liệu liên
quan: sách giáo trình, khóa luận, báo chí, các trang mạng phục vụ cho quá trình làm
khóa luận. Đây là nguồn số liệu quan trọng cả về lý luận và thực tiễn
Phương pháp nghiên cứu tài liệu được sử dụng trong khóa luận này nhằm
nghiên cứu các tài liệu sau:
-Tài liệu bên ngoài: Các chuẩn mực kế toán, các thông tư, các giáo trình phân
tích kinh tế, giáo trình kế toán tài chính, giáo trình tài chính doanh nghiệp của
trường Đại học Thương Mại và các trường đại học khối ngành kinh tế khác, các
luận văn cùng đề tài của khóa trước…
-Tài liệu bên trong: Các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ
năm 2012 đến 2013, các sổ kế toán tổng hợp và chi tiết về doanh thu bán hàng, các
hợp đồng, chứng từ liên quan đến việc kinh doanh của công ty
Phương pháp tổng hợp dữ liệu
9
GVHD: TS. Đặng Văn Lương SVTH: Trần Thị Lan Anh
9

Khóa luận tốt nghiệp Khoa: Kế toán – Kiểm
toán
Do các số liệu thu thập được không tập trung mà nằm rải rác trên nhiều
nguồn tài liệu khác nhau nên cần phải tổng hợp lại cho phù hợp với từng mục đích
phân tích
Phương pháp tổng hợp dữ liệu được sử dụng trong đề tài này để tổng hợp số
liệu từ báo cáo tài chính (báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai
đoạn 2012-2013), những số liệu mà công ty cung cấp có liên quan đến đề tài nghiên
cứu và những dữ liệu sơ cấp thu thập từ quá trình điều tra, phỏng vấn.
Phương pháp phân tích dữ liệu.
Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh là một phương pháp nghiên cứu để nhận thức được các
hiện tượng, sự vật thông qua quan hệ đối chiếu tương hỗ giữa sự vật, hiện tượng
này với sự vật, hiện tượng khác. Mục đích của sự so sánh là thấy được sự giống
nhau, đó là:
So sánh tuyệt đối:
So sánh tuyệt đối là kết quả so sánh so sánh trị số của chỉ tiêu giữa hai kì. Số tuyệt
đối có thẻ tính bằng giá trị, hiện vật, giờ công,… làm cơ sở để tính các giá trị khác.
Doanh thu bán hàng năm N so với năm N-1 được tính như sau:
Trong đó:
:Giá trị chênh lệch tuyệt đói doanh thu bán hàng năm N so với năm N-1
Doanh thu bán hàng năm N
: Doanh thu bán hàng năm N-1
So sánh tương đối
So sánh tương đối là kết quả so sánh giữa số kỳ phân tích với số kỳ gốc đã
được điều chỉnh theo hệ số chỉ tiêu có liên quan theo quyết định quy mô chỉ tiêu
phân tích.
- Tỷ lệ phần trăm (%) tăng giảm là chỉ tiêu tương đối phản ánh mức độ hoàn thành kế
hoạch tăng giảm so với kỳ trước:
10

GVHD: TS. Đặng Văn Lương SVTH: Trần Thị Lan Anh
10
Khóa luận tốt nghiệp Khoa: Kế toán – Kiểm
toán
- Tỷ trọng là chỉ tiêu phản ánh tỷ lệ % của một chỉ tiêu cá thể so với chỉ tiêu tổng thể.
Tỷ trọng doanh thu bán hàng năm X trong tổng doanh thu bán hàng được tính theo
công thức:
- Và các chỉ tiêu phát triển định gốc, tỷ lệ phát triển liên hoàn, tỷ lệ phát triển bình
quân.
Phương pháp so sánh được sử dụng trong bài này nhằm:
- So sánh số liệu doanh thu bán hàng qua hai năm liền kề là năm: 2012 và 2013.
+ So sánh doanh thu bán hàng theo nghiệp vụ kinh doanh: doanh thu bán hàng thứ
cấp, doanh thu cung cấp dịch vụ.
+ So sánh doanh thu bán hàng theo nhóm hàng, mặt hàng chủ yếu: dịch vụ khách sạn,
nhà hàng, dịch vu tổ chức sự kiện.
+ So sánh doanh thu bán hàng theo phương thức thanh toán: Doanh thu bán hàng thu
tiền ngay, doanh thu bán hàng trả chậm.
+ Tính các tốc độ phát triển định gốc, tốc độ phát triển liên hoàn, tốc độ phát triển
bình quân.
Qua việc so sánh nội dung này giúp cho doanh nghiệp nắm bắt toàn diện
tình hình tăng giảm của các chỉ tiêu doanh thu.
Phương pháp thay thế liên hoàn.
Phương pháp thay thế liên hoàn được sử dụng nhằm phân tích mối quan hệ
giữa doanh thu và các nhân tố ảnh hưởng, qua đó thấy được mức độ và tính chất
ảnh hưởng của các nhân tố đến doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Trình tự sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn.
Bước 1: Xác lập công thức tính doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ với
các nhân tố ảnh hưởng.
Bước 2: Sắp xếp vị trí các nhân tố trong công thức doanh thu, tuân thủ theo trình
tự nhất định đảm bảo nguyên tắc nhân tố số lượng trước, nguyên tố chất lượng sau.

Bước 3: Tiến hành thay thế để xác định ảnh hưởng.
Bước 4: Cộng ảnh hưởng các nhân tố rồi đối chiếu với tăng, giảm chung của
doanh thu bán hàng để rút ra nhận xét.
11
GVHD: TS. Đặng Văn Lương SVTH: Trần Thị Lan Anh
11
Khóa luận tốt nghiệp Khoa: Kế toán – Kiểm
toán
Trong khóa luận này, phương pháp thay thế liên hoàn được sử dụng để đánh
giá mức độ, tính chất ảnh hưởng của nhóm nhân tố ảnh hưởng tới doanh thu bán
hàng là số lượng hàng bán và giá bán.
Doanh thu bán hàng = Số lượng hàng bán x Đơn giá
Phương pháp bảng biểu, sơ đồ phân tích
Trong phân tích hoạt động kinh tế người ta phải dung biểu mẫu hoặc sơ đồ
phân tích để phản ánh một cách trực quan các số liệu của phân tích.
Biểu mẫu phân tích nhìn chung được thiết lập theo các dòng cột để ghi chép
các chỉ tiêu và số liệu phân tích để phản ánh cách trực quan các số liệu phân tích.
Trong đó có những dòng cột dung để ghi chép các số liệu thu thập được và có
những dòng cột cần phải phân tích, tính toán. Các dạng biểu phân tích thường phản
ánh mối quan hệ so sánh giữa các chỉ tiêu kinh tế có quan hệ với nhau: so sánh giữa
số thực hiện và số kế hoạch, so với số cùng kỳ năm trước hoặc so sánh giữa chỉ tiêu
cá biệt với chỉ tiêu tổng thể. Số lượng các dòng, các cột tùy thuộc vào mục đích yêu
cầu và nội dung phân tích. Phương pháp này được sử dụng ở hầu hết các nội dung
phân tích doanh thu bán hàng tại công ty:
• Phân tích tình hình biến động doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ qua các năm.
• Phân tích tình hình biến động doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ theo tổng
mức và kết cấu.
• Phân tích nhân tố ảnh hưởng tới sự biến dổi của doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ
Phương pháp chỉ số.

Phương pháp chỉ số để tính toán phân tích sự biến động tăng giảm và mối
liên hệ tác động phụ thuộc lẫn nhau của các chỉ tiêu kinh tế có một hoặc nhiều yếu
tố khác nhau. Chỉ tiêu chỉ số được xác định được xác định bằng mối liên hệ so sánh
của một chỉ tiêu kinh tế ở những thời điểm khác nhau và thường là so sánh giữa các
kỳ báo cáo so với kỳ gốc.
Các chỉ số áp dụng trong phân tích kinh tế có hai loại: Chỉ số chung và chỉ số
cá thể. Chỉ số chung (còn gọi là chỉ số tổng hợp ) là chỉ số phản ánh sự biến động
tăng giảm của một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp có nhiều yếu tố hợp thành. Trong bài
khóa luận này, chỉ số chung là chỉ số tăng giảm của chỉ tiêu doanh thu bán hàng trong
12
GVHD: TS. Đặng Văn Lương SVTH: Trần Thị Lan Anh
12
Khóa luận tốt nghiệp Khoa: Kế toán – Kiểm
toán
kỳ. chỉ số cá thể là chỉ số phản ánh sự biến động tăng giảm của một chỉ tiêu kinh tế
riêng biệt như chỉ số giá cả hàng hóa bán ra trong kỳ, chỉ số số lượng hàng bán.
Phân tích doanh thu bằng phương pháp chỉ số cho phép ta thấy được mức
biến động tăng giảm (số tương đối) và mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các yếu
tố hợp thành của chỉ tiêu doanh thu tại thời điểm khác nhau.
Cụ thể:
Trong đó: : Chỉ số doanh thu bán hàng trong kỳ
: Chỉ số lượng hàng bán
: Chỉ số giá cả hàng bán
Áp dụng công thức trên, kết hợp với phương pháp số chênh lệch ta có thể xác
định được mức độ ảnh hưởng các nhân tố (số tuyệt đối) đến doanh thu bán hàng.
Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp
Chương 1: Cơ sở lý luận về doanh thu và phân tích doanh thu tại doanh
nghiệp
Chương 2: Phân tích thực trạng doanh thu tại công ty Cổ phần Du lịch và
Khách sạn Ngân Hà

Chương 3: Các kết luận và đề xuất nhằm tăng doanh thu tại công ty Cổ phần
Du lịch và Khách sạn Ngân Hà.
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DOANH THU VÀ PHÂN TÍCH DOANH
THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ CỦA DOANH NGHIỆP
1. Cơ sở lý luận về doanh thu và phân tích doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ của doanh nghiệp
2. Một số khái niệm cơ bản
13
GVHD: TS. Đặng Văn Lương SVTH: Trần Thị Lan Anh
13
Khóa luận tốt nghiệp Khoa: Kế toán – Kiểm
toán
• Khái niệm doanh thu
Theo chuẩn mực kế toán số 14- Doanh thu và thu nhập khác
Doanh thu: Là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ
kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh
nghiệp góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.
Như vậy doanh thu chỉ bao gồm tổng giá trị của các lợi ích kinh tế doanh
nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được. Các khoản thu hộ bên thứ ba không phải là
nguồn lợi ích kinh tế, không làm tăng vốn chủ sỡ hữu của doanh nghiệp sẽ không
được coi là doanh thu
Doanh thu của doanh nghiệp bao gồm: doanh thu bán hàng và cung cấp dịch
vụ, doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác.
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là biểu hiện của tổng giá trị các loại
sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp bán ra trong mội thời kỳ nhất định
Doanh thu hoạt động tài chính là các khoản thu bao gồm: tiền lãi, thu nhập từ
cho thuê tài sản, cho người khác sử dụng tài sản, cổ tức, lợi nhuận được chia, thu
nhập từ hoạt động mua bán chứng khoán….
Thu nhập khác là các khoản thu từ các hoạt động xảy ra không thường xuyên,
ngài các hoạt động tại ra doanh thu. Thu nhập khác gồm: thu về thanh lý tài sản cố

định, nhượng bán TSCĐ, thu tiền phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng, thu tiền
bảo hiểm được bồi thường, được các khoản nợ phải thu đã xóa sổ tính vào chi phí
kỳ trước….
• Khái niệm doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Trong phạm vi của đề tài là phân tích doanh thu bán hàng và cung cấp dịch
vụ thì cần phải hiểu rõ khái niệm của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Theo chuẩn mực kế toán số 14 đoạn 10 thì doanh thu bán hàng được ghi nhận
khi thỏa mãn tất các năm điều kiện sau:
- Doanh nghiệp đã chuyển hóa phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu
hàng hóa hoặc sản phẩm cho người mua
- Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng
hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa
- Doanh thu được xác định tương đối chắc chứn
- Doanh nghiệp đã thu hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng
14
GVHD: TS. Đặng Văn Lương SVTH: Trần Thị Lan Anh
14
Khóa luận tốt nghiệp Khoa: Kế toán – Kiểm
toán
- Xác định chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ: là toàn bộ số tiền đã thu
được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản đã thu hoặc sẽ thu được từ bán sản
phẩm hàng hóa sau khi trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu như giảm giá hàng bán,
chiết khấu thương mại, giá trị hàng bán bị trả lại và các khoản thuế gián thu
Trong đó:
- Chiết khấu thương mại là khoản doanh nghiệp giảm giá niêm yết cho khách hàng
mua hàng với khối lượng lớn
- Giảm giá hàng bán là khoản giảm trừ cho người mua do hàng hóa kém phẩm chất,
sai quy cách hoặc lạc hậu với thị hiếu
- Giá trị hàng bán bị trả lại là giá trị khối lượng hàng bán đã xác định là tiêu thụ bị

khách hàng trả lại và từ chối thanh toán
- Các khoản thuế gián thu bao gồm thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp,
thuế xuất nhập khẩu, thuế TTĐB
1.1.1. Một số vấn đề lý luận liên quan.
1.1.1.1. Ý nghĩa của việc tăng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ có vai trò vô cùng quan trọng đối
với doanh nghiệp. Vì vậy tăng doanh thu có ý nghĩa không chỉ đối với doanh nghiệp
mà còn đối với xã hội.
Đối với doanh nghiệp, tăng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là điều
kiện để doanh nghiệp thực hiện tốt chức năng kinh doanh, thu hồi vốn nhanh, bù
đắp các chi phí sản xuất kinh doanh tạo những điều kiện để đầu tư mở rộng hoặc
đầu tư chiều sâu cho hoạt động kinh doanh, đồng thời thực hiện tốt nghĩa vụ với
Nhà nước, với người lao động.
Đối với xã hội, tăng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ góp phần thúc
đẩy sản xuất phát triển, đảm bảo cân đối cung cầu, nâng cao đời sống nhân dân.
1.1.1.2. Phân loại doanh thu
Xem xét theo mỗi chỉ tiêu thì doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ được
hình thành từ các nguồn khác nhau. Theo đó, tùy theo nghiệp vụ phát sinh tại mỗi
doanh nghiệp, đặc điểm khách hàng, phương thức thanh toán,…thì nguồn hình
thành doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là khác nhau. Cụ thể là:
• Căn cứ theo nghiệp vụ kinh doanh :
15
GVHD: TS. Đặng Văn Lương SVTH: Trần Thị Lan Anh
15
Khóa luận tốt nghiệp Khoa: Kế toán – Kiểm
toán
- Doanh thu từ hoạt động bán hàng
- Doanh thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ
• Căn cú theo mặt hàng:
- Doanh thu từ nhà hàng

- Doanh thu từ phòng nghỉ
- Doanh thu từ tổ chức tiệc cưới, sự kiện…
• Căn cứ theo phương thức thanh toán
- Doanh thu từ khách hàng trả tiền ngay
- Doanh thu từ khách hàng thanh toán trả chậm
1.1.1.3. Mục đích phân tích doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Phân tích doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là một công cụ hữu hiệu
giúp nhà quản trị trong việc đánh giá tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Vì
vậy, các doanh nghiệp cấn phải hiểu được tầm quan trọng của việc phân tích doanh
thu, thường xuyên kiểm tra, đánh giá đầy đủ chính xác mọi diễn biến về doanh thu
bán hàng và cung cấp dịch vụ cũng như kết quả kinh doanh. Mục đích của phân tích
doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là:
Thứ nhất: Phân tích doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ nhằm nhận thức
và đánh giá một cách đúng đắn, toàn diện và khách quan tình hình thực hiện các chỉ
tiêu doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp trong kỳ về số lượng,
kết cấu, chủng loại và giá cả hàng hóa, dịch vụ. Qua đó thấy được mức độ hoàn thành,
số chênh lệch tăng giảm của các chỉ tiêu kế hoạch bán hàng của doanh nghiệp.
Thứ hai: Phân tích doanh thu nhằm thấy được những hạn chế tồn tại và
những nguyên nhân ảnh hưởng khách quan cũng như chủ quan trong khâu bán hàng
và cung cấp dịch vụ, từ đó tìm được những chính sách, biện pháp cụ thể thích hợp
nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, tăng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Những số liệu, tài liệu phân tích doanh thu là cơ sở, căn cứ để phân tích các
chỉ tiêu kinh tế khác như: Phân tích tình hình mua hàng, phân tích tình hình chi phí
hoặc lợi nhuận kinh doanh. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng sử dụng số liệu phân tích
doanh thu để làm cơ sở xây dựng kế hoạch kinh doanh và đưa ra quyết định cho kỳ
sau.
1.1.1.4. Nguồn số liệu phân tích doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Phân tích doanh thu bao gồm rất nhiều nội dung phân tích như phân tích xu
hướng biến động doanh thu qua các năm, phân tích doanh thu theo tổng mức và kết
16

GVHD: TS. Đặng Văn Lương SVTH: Trần Thị Lan Anh
16
Khóa luận tốt nghiệp Khoa: Kế toán – Kiểm
toán
cấu, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động doanh thu , Vì vậy phân
tích doanh thu phải sử dụng nhiều nguồn số liệu khác nhau đảm bảo đủ số liệu để
phân tích.
Phân tích tình hình doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ căn cứ vào
những nguồn số liệu như sau:
• Tài liệu bên trong
Các chỉ tiêu doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp trong
kỳ. Các chỉ tiêu doanh thu bán hàng của doanh nghiệp được xây dựng tùy thuộc vào
chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm hoạt động kinh doanh cũng như căn cứ vào yêu
cầu quản lý của doanh nghiệp. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ có thê được
xây dựng theo các nghiệp vụ kinh doanh như: doanh thu bán hàng hóa, doanh thu
cung cấp dịch vụ, Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ còn có thể được xây
dựng kế hoạch theo ngành, nhóm hàng hay mặt hàng chủ yếu…
Các số liệu kế toán doanh thu bán hàng được sử dụng trong phân tích hoạt
động kinh tế doanh nghiệp bao gồm cả kế toán tổng hợp, kế toán chi tiết, các hợp
đồng bán hàng và các đơn đặt hàng, các chứng từ hóa đơn bán hàng…
• Tài liệu bên ngoài
- Các số liệu thông tin kinh tế thị trường, giá cả của những mặt hàng mà doanh
nghiệp kinh doanh bao gồm cả thông tin trong nước và thông tin trên thị trường
quốc tế và khu vực
- Các chế độ, chính sách về thương mại, chính sách tài chính- tín dụng và các chính
sách khác có liên quan đến hoạt động doanh nghiệp do Nhà nước hoặc do ban
ngành.
1.2. Nội dung phân tích doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
1.2.1.Phân tích xu hướng biến động của doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ qua các năm

Xu hướng biến động doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ ảnh hưởng rất
lớn tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, việc nắm bắt được xu
hướng biến động này là yêu cầu cấp thiết cho nhà quản trị nhằm đưa ra các quyết
định chiến lược kinh doanh phù hợp, giải quyết tốt các hạn chế tồn tại và các vấn đề
của công ty.
17
GVHD: TS. Đặng Văn Lương SVTH: Trần Thị Lan Anh
17
Khóa luận tốt nghiệp Khoa: Kế toán – Kiểm
toán
Mục đích phân tích: Phân tích doanh thu cần phải phân tích tốc độ phát triển
qua các năm, qua đó thấy được sự biến động tăng giảm và xu hướng phát triển cảu
doanh thu, đưa ra những thông tin dự báo nhu cầu của thị trường nhằm xây dựng kế
hoạch kinh doanh trung hoặc dài hạn
Nguồn số liệu: Các số liệu doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thực tế
qua các năm.
Phương pháp phân tích: Phương pháp phân tích được áp dụng là tính toán các
chỉ tiêu tỷ lệ phát triển liên hoàn, tỷ lệ phát triển định gốc và tỷ lệ phát triển bình
quân qua các công thức:
- Tốc độ phát triển liên hoàn:
- Tốc độ phát triển định gốc:
- Tốc độ phát triển bình quân:
Trong đó:
: Tốc độ phát triển liên hoàn
: Tốc độ phát triển định gốc
: Tốc độ phát triển bình quân
: Doanh thu bán hàng kỳ i
: Doanh thu bán hàng kỳ i-1
: doanh thu bán hàng kỳ gốc
r: Dấu tích

1.2.2. Phân tích doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ theo tổng mức,
kết cấu
Chỉ tiêu doanh thu bán hàng được phân loại theo nhiều cách khách nhau:
doanh thu bán hàng theo nghiệp vụ kinh doanh, doanh thu bán hàng theo mặt hàng,
doanh thu bán hàng theo phương thức bán,… Phân tích doanh thu bán hàng theo
từng cách thức phân loại cung cấp cho nhà quản trị những thông tin cần thiết về chỉ
tiêu doanh thu bán hàng và từ đó đưa ra những chiến lược kinh doanh phù hợp.
18
GVHD: TS. Đặng Văn Lương SVTH: Trần Thị Lan Anh
18
Khóa luận tốt nghiệp Khoa: Kế toán – Kiểm
toán
3. Phân tích doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ theo nghiệp vụ
kinh doanh
Trong giai đoạn hồi nhập của nền kinh tế hiện nay, các doanh nghiệp thương
mại, nhất là những doanh nghiệp lớn thường kết hợp thực hiện nhiều nghiệp vụ kinh
doanh khác nhau như: kinh doanh thương mại, sản xuất gia công, và kinh doanh
dịch vụ, đầu tư tài chính. Mỗi nghiệp vụ thường có những đặc điểm kinh tế, kỹ thuật
trong kinh doanh và quản lý khác nhau và tạo ra những nguồn doanh thu khác nhau. Vì
vậy, để quản lý tốt doanh thu, đòi hỏi chủ doanh nghiệp và các nhà quản lý phải xây
dựng kế hoạch, phân tích doanh thu bán hàng thoe từng nghiệp vụ kinh doanh.
Mục đích phân tích: Phân tích doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ theo
từng nghiệp vụ kinh doanh nhằm nhận thức và đánh giá chính xác mức độ hoàn
thành các chỉ tiêu doanh thu, qua đó xác định kết quả theo từng nghiệp vụ kinh
doanh. Từ đó, chủ doanh nghiệp có những cơ sở, căn cứ đề ra những chính sách,
biện pháp đầu tư thích hợp trong việc lựa chọn các nghiệp vụ kinh doanh mang lại
hiệu quả kinh tế cao.
Nguồn số liệu: Nguồn số liệu phân tích doanh thu theo nghiệp vụ kinh doanh
là căn cứ vào các số liệu kế hoạch, kế toán tổng hợp và chi tiết về doanh thu theo
các nghiệp vụ kinh doanh của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu phân tích doanh thu theo

nghiệp vụ kinh doanh thường bao gồm các chỉ tiêu như sau: doanh thu bán hàng
hóa, doanh thu cung cấp dịch vụ (nhà hàng, phòng hát, phòng nghỉ,…) , doanh thu
hoạt động tài chính…
Phương pháp phân tích: Phương pháp phân tích chủ yếu là áp dụng phương
pháp so sánh và lập biểu so sánh giữa các số liệu thực hiện so với kế hoạch hoặc kỳ
này so với kỳ trước trên cơ sở tính các chỉ tiêu tỷ lệ phần trăm (%), số chênh lệch và
tỷ trọng doanh thi của từng nghiệp vụ kinh doanh
4. Phân tích doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ theo nhóm hàng,
mặt hàng kinh doanh
Hiện nay, để có thể tồn tại và phát triển các doanh nghiệp thương mại thường
kinh doanh tổng hợp với nhiều nhóm hàng, mặt hàng khác nhau nhằm đáp ứng tốt
hơn nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Mỗi nhóm hàng, mặt hàng có những đặc
điểm kinh tế kỹ thuật khác nhau trong kinh doanh và quản lý, mức doanh thu đạt
19
GVHD: TS. Đặng Văn Lương SVTH: Trần Thị Lan Anh
19
Khóa luận tốt nghiệp Khoa: Kế toán – Kiểm
toán
được cũng rất khác nhau. Doanh nghiệp cần nghiên cứu và tìm ra những mặt hàng
chủ yếu – là những mặt hàng truyền thống mà doanh nghiệp có nhiều kinh
nghiệm, khả năng và lợi thế cạnh trong trong kinh doanh, mang lại hiệu quả kinh
tế cao.
Mục đích phân tích: Phân tích doanh thu theo nhóm hàng, mặt hàng chủ yếu
là nhằm nhận thức một cách toàn diện tình hình doanh thu theo nhóm hàng, mặt
hàng, thấy được sự biến động tăng giảm và xu hướng phát triển nhu cầu tiêu dùng
của chúng làm cơ sở cho việc hoạch định chiến lược đầu tư theo nhóm hàng kinh
doanh của doanh nghiệp.
Nguồn số liệu: Các số liệu kế hoạch và hạch toán chi tiết doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ để so sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch hoặc thực hiện kỳ trước
Phương pháp phân tích: Phương pháp so sánh và lập biểu so snah giữa số

thực hiện với số kế hoạch hoặc kỳ này với kỳ trước trên cơ sở tính toán các chỉ tiêu
tỉ lệ phần trăm (%), số chênh lệch và tỷ trọng doanh thu của từng mặt hàng, nhóm
hàng kinh doanh
5. Phân tích doanh thu bán hàng theo phương thức thanh toán:
Để tăng doanh thu và thu hút khách hàng, các doanh nghiệp mở ra nhiều phương
thức thanh toán cho khách hàng như: thanh toán trực tiếp ngay (tiền mặt, séc, các loại
tín phiếu hoặc bằng chuyển khoản qua ngân hàng) hoặc thanh toán trả chậm
Mục đích phân tích: Phân tích doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ theo
phương thức thanh toán nhằm nghiên cứu, đánh giá tính hình biến động của các chỉ
tiêu doanh thi gắn với việc thu tiền bán hàng và cung cấp dịch vụ, từ đó tìm ra
những biện pháp hữu hiệu để thu hồi tiền nhanh chóng và có định hướng hợp lý
trong việc lựa chọn phương thức bán và thanh toán thích hợp trong kỳ tới.
Nguồn số liệu: Việc phân tích doanh thu theo phương thức thanh toán căn cứ
vào số liệu hạch toán tổng hợp và chi tiết các tài khoản “doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ” (TK 511), tài khoản “phải thu của khách hàng” (TK 131) , tài
khoản “dự phòng phải thu khó đòi” (TK139) và các tài khoản khác có liên quan
(TK 111, TK 112)
Phương pháp phân tích: Phương pháp phân tích là so sánh giữa số thực hiện
kỳ báo cáo so với kỳ trước để thấy được sự biến động tăng giảm.
20
GVHD: TS. Đặng Văn Lương SVTH: Trần Thị Lan Anh
20
Khóa luận tốt nghiệp Khoa: Kế toán – Kiểm
toán
6. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của doanh thu
bán hàng và cung cấp dịch vụ
Để có nhận thức và đánh giá một các chính xác tình hình thực hiện kế hoạch
doanh thu bán hàng cần phải đi sâu phân tích để thấy được mức độ và tính chất ảnh
hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu doanh thu, từ đó có những chính sách, biện pháp
nhằm đẩy mạnh bán hàng và cung cấp dịch vụ, tăng doanh thu.

7. Phân tích mức độ ảnh hưởng của số lượng hàng bán (dịch vụ) và
đơn giá bán đến doanh thu bán hàng.
Số lượng hàng hóa và đơn giá bán là hai nhân tố ảnh hưởng tới sự biến động
doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty. Vì vậy, phân tích mức độ ảnh
hưởng của số lượng hàng bán (dịch vụ) và đơn giá bán là yêu cầu cần thiết để đưa
ra các chính sách giá cả và chính sách sản lượng phù hợp trong từng thời kỳ, đảm
bảo doanh thu là cao nhất.
Mục đích phân tích: Doanh thu chịu ảnh hưởng của hai nhân tố ảnh hưởng
trực tiếp là số lượng và đơn giá hàng hóa, dịch vụ, được thể hiện qua công thức sau:
Doanh thu bán hàng = Số lượng hàng bán x Đơn giá bán
Từ công thức trên ta thấy nếu số lượng hàng bán và đơn giá bán tăng thì
doanh thu tăng và ngược lại. Xét về tính chất thì số lượng hàng hóa (dịch vụ) bán ra
là nhân tố chủ quan, vì nó phụ thuộc vào những điều kiện tổ chức và quản lý kinh
doanh của doanh nghiệp còn đơn giá bán là nhân tố khách quan do sự điều tiết của
quan hệ cung cầu.
Nguồn số liệu:
- Trường hợp phân tích theo lô hàng hay loại hình dịch vụ thì căn cứ vào số liệu hạch
toán chi tiết số lượng hàng bán (dịch vụ) tương ứng với đơn giá bán để tính toán
trên cơ sở áp dụng phương pháp thay thế liên hoàn hoặc phương pháp số chênh lệch
- Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh nhiều mặt hàng, nhiều loại hình dịch vụ thì
không thể phân tích các nhân tố ảnh hưởng theo số lượng và đơn giá thì phải tính
toán chỉ số giá hoặc căn cứ vào chỉ số giá chung đã được cơ quan thống kê công bố
để tính toán phân tích.
Phương pháp phân tích: Sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn kết hợp
phương pháp lập biểu.
21
GVHD: TS. Đặng Văn Lương SVTH: Trần Thị Lan Anh
21
Khóa luận tốt nghiệp Khoa: Kế toán – Kiểm
toán

22
GVHD: TS. Đặng Văn Lương SVTH: Trần Thị Lan Anh
22
Khóa luận tốt nghiệp Khoa: Kế toán – Kiểm
toán
CHƯƠNG II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG DOANH THU BÁN HÀNG
VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH VÀ KHÁCH
SẠN NGÂN HÀ
8. Tổng quan tình hình và ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến vấn
đề nghiên cứu.
9. Tổng quan về công ty cổ phần du lịch và khách sạn Ngân Hà
10. Quá trình hình thành và phát triển
a. Một số đặc điển về công ty:
- Tên công ty: Công ty Cổ phần Du lịch và Khách sạn Ngân Hà
- Địa chỉ: 158 Trần Phú, thành phố Hà Tĩnh
- Điện thoại: 039.369.8686; Fax: 039.369.0877
- Mã số thuế: 3000340479
- Tài khoản Ngân hàng: 57057023988800036 tại Ngân hàng TMCP Đại
Dương - Chi nhánh Hà Tĩnh
- Người đại diện: Ông Nguyễn Trường Sinh - Giám đốc
- Website:
Tọa lạc trung tâm Kinh tế - Văn hóa - Xã hội Tỉnh Hà Tĩnh, trên đường quốc
lộ 1A, Khách sạn Ngân Hà thực sự là một địa điểm lý tưởng cho du khách tham
quan du lịch, tổ chức các buổi dạ tiệc, hội họp, kết nối thông tin nhanh chóng và
thuận tiện giao dịch thương mại, tài chính.
b. Quá trình hình thành và phát triển:
Tiền thân cuả công ty cổ phần du lịch và khách sạn Ngân Hà là Xí nghiệp
Xây lắp lưới điện Hùng Vương được thành lập từ năm 1994, công ty Cổ phần Du
lịch và Khách sạn Ngân Hà được thành lập vào ngày 4/11/2004 theo Giấy chứng
nhận đăng ký doanh nghiệp do Sở kế hoạch và Đầu tư Hà Tĩnh cấp với số vốn điều

lệ là: 60.000.000.000 đồng.
Công ty Ngân Hà là đơn vị tiên phong đầu tư vào lĩnh vực du lịch khách sạn
tại thành phố Hà Tĩnh. một trong các doanh nghiệp tư nhân đầu tiên của tỉnh Hà
Tĩnh, công ty Ngân Hà có kinh nghiệm gần 20 năm thi công điện.Với công trình
kiến trúc, quy mô hiện đại đạt tiêu chuẩn 3 sao gồm các Dịch vụ: 105 phòng nghỉ
đạt tiêu chuẩn quốc tế, hội trường hội nghị sức chứa 1000 khách, nhà hàng tiệc
23
GVHD: TS. Đặng Văn Lương SVTH: Trần Thị Lan Anh
23
Khóa luận tốt nghiệp Khoa: Kế toán – Kiểm
toán
cưới, nhà hàng phục vụ ăn sáng tự chọn cho khách lưu trú, văn phòng cho thuê,
bar,vũ trường, karaoke gia đình, massage sauna, câu lạc bộ sức khỏe, internet wifi
miễn phí.
11. Chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực kinh doanh của công ty
Khách sạn Ngân Hà Hà Tĩnh có chức năng: Sản xuất, chức năng lưu thông và
tổ chức tiêu thụ sản phẩm. Kinh doanh khách sạn vì mục tiêu thu hút được nhiều
khách hàng, thoả mãn nhu cầu của khách hàng ở mức độ cao, đem lại hiệu quả kinh
tế cho ngành du lịch, cho đất nước và cho chính bản thân khách sạn và công ty.
Vị trí của ngành kinh doanh khách sạn: là điều kiện không thể không có để
đảm bảo cho du lịch tồn tại và phát triển, khách sạn là nơi dừng chân của khách
trong hành trình du lịch của họ. Khách sạn cung cấp cho khách những nhu cầu thiết
yếu (ăn uống, nghỉ ngơi…) và những nhu cầu vui chơi giản trí khác. Kinh doanh
khách sạn tạo ra sức mạnh tổng hợp, góp phần đưa ngành du lịch phát triển, tạo
công ăn việc làm trong ngành, tạo nguồn thu ngoại tệ lớn cho ngành, là cầu nối giữa
ngành du lịch với các ngành khác.
-Lĩnh vực kinh doanh của Công ty Cổ phần du lịch và khách sạn Ngân Hà:
Dịch vụ Nhà hàng, khách sạn, lữ hành du lịch
Đầu tư nhà máy SX và tinh chế rượu chất lượng cao, từ nguyên liệu rượu nếp
và nhung hươu Hương Sơn - Hà Tĩnh

Xây lắp các công trình Điện từ 35kv - 0,4kv
Tư vấn đầu tư các Dự án lớn
12. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý công ty cổ phần du lịch và khách
sạn Ngân Hà.
Công ty cổ phần du lịch và khách sạn Ngân Hà thực hiện quản lý theo chức
năng.
24
GVHD: TS. Đặng Văn Lương SVTH: Trần Thị Lan Anh
24
Giám đốc
Phó Giám Đốc 1
Phó Giám Đốc 2
Phòng kinh doanh
Bộ phận Nhà hàng
Phòng kế toán tài chính
Phòng tổ chức hành chính
Bộ phận Bảo trì, kỹ thuật
Bộ phận Lễ tân và Bảo vệ sảnh
Bộ phận Buồng phòng
Khóa luận tốt nghiệp Khoa: Kế toán – Kiểm
toán
Sơ đồ 1.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý công ty cp du lịch và khách sạn Ngân Hà
(Nguồn: Phòng tổ chức – công ty cổ phần du lịch và khách sạn Ngân Hà )
* Ban Giám đốc : Gồm Giám đốc và hai Phó giám đốc được phân công quản
lý cụ thể: Giám đốc Khách sạn chịu trách nhiệm điều hành quản lý toàn bộ công
việc của Khách sạn, trực tiếp quản lý Phòng kế toán tài chính, Phòng tổ chức hành
chính, chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của Khách sạn trước Chủ tịch
Công ty.
* Phó giám đốc 1 :Trực tiếp quản lý điều hành Phòng kinh doanh, Bộ phận
nhà hàng, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Khách sạn.

* Phó giám đốc 2 : Trực tiếp phụ trách Bộ phận Buồng phòng, Bộ phận kỹ
thuật, Bộ phận Lễ tân và bảo vệ sảnh, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Khách sạn.
* Phòng Tổ chức - Hành chính: Quản lý và chỉ đạo nhân lực, tham mưu
cho Giám đốc về công tác đánh giá chất lượng nguồn nhân lực
25
GVHD: TS. Đặng Văn Lương SVTH: Trần Thị Lan Anh
25

×