Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.59 KB, 9 trang )

PHÒNG GD&ĐT CHÂU THÀNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS THIỆN MỸ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


Số: …… /KH.GVCN Thiện Mỹ, ngày 28 tháng 8 năm 2012

KẾ HOẠCH CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
Năm học: 2012 – 2013

- Căn cứ kế hoạch năm học 2012 – 2013 của Trường THCS Thiện Mỹ;
- Căn cứ vào khoản 1, 2 điều 31 chương IV Điều lệ trường trung trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (Ban hành kèm
theo Quyết định số: 07/2007/QĐ-BGDĐT ngày 2 tháng 4 năm 2007 Của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo);
- Căn cứ tình hình thực tế về cơ cấu lớp và phân công giáo viên giảng dạy năm học 2012 - 2013 của Trường THCS Thiện Mỹ.
Nay tổ chủ nhiệm xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp như sau:
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
-Thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục và đào tạo toàn diện học sinh trong nhà trường bậc trung học phổ thông;
-Tổ chức tập thể HS hoạt động tự quản nhằm phát huy tiềm năng tích cực của học sinh; tạo cầu nối giữa tập thể hs với các tổ chức xã hội
trong và ngoài nhà trường, đánh giá kết quả rèn luyện của mỗi hs và phong trào chung của lớp.
-Nâng cao vai trò, trách nhiệm của giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp đặc biệt trong công tác tìm hiểu, nắm bắt hoàn cảnh học sinh; tư
vấn kịp thời cho học sinh.
II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH :
1. Thuận lợi, khó khăn :
a) Thuận lợi:
-Số học sinh Học sinh đầu năm học : 550 em.
-Năm học 2011 – 2012, GVCN năng động, sáng tạo và có ý thức tổ chức kỷ luật, luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ;
-Mỗi GVBM giảng dạy đều có tinh thần hợp tác, có năng lực sư phạm, luôn quan tâm và có trách nhiệm tới hs, tới việc hoàn thành
nhiệm vụ;


-Năm học 2012 – 2013, nhà trường tiếp tục thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và cuộc
vận động “Học tâp và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” tạo nền cho các phong trào thi đua học tập, rèn luyện và hoạt động của


từng học sinh cùng tập thể lớp.
b) Khó khăn:
-Hầu hết hs đã tới tuổi lớn , có nhiều biến động về tâm, sinh lý nên ít nhiều cũng ảnh hưởng tới sự tiếp thu bài, tính năng động trong
hoạt động của các em.
-Nhiều PHHS chưa thực sự coi con là bạn để là chỗ dựa về tinh thần và hỗ trợ, tư vấn cho con lúc cần thiết.
-Một số PHHS chưa quan tâm tới việc học tập và rèn luyện của con em mình;
III. NHỮNG CÔNG VIỆC VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN :
1. Phân loại học sinh : (sau khi khảo sát đầu năm học) - Tổng số học sinh:……

Môn
Số HS xếp loại
Môn
Số HS xếp loại
Môn
Số HS xếp loại
G K Tb Y Kém G K Tb Y Kém G K Tb Y Kém
Toán CN GDCD
Lý Văn A.Văn
Hóa Sử MT
Sinh Địa AN
T. Dục Tin

2. Cơ cấu tổ chức học sinh của lớp :
Danh sách đội ngũ tự quản:
1. Lớp trưởng: ………………………………………….
2. Lớp phó học tập: …………………………………………
3. Lớp phó lao động – vệ sinh: ………………………………………
4. Lớp phó văn nghệ - thể thao: ………………………………………
5. Thủ quỹ lớp: ………………………………………….
6. Tổ trưởng tổ 1: …………………………………………

7. Tổ trưởng tổ 2: …………………………………………
8. Tổ trưởng tổ 3: …………………………………………
9. Tổ trưởng tổ 4: …………………………………………
3. Nhiệm vụ chung :
a) Giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức :
-Tăng cường giáo dục cho hs thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy, nội quy nhà trường;
-Chú trọng bồi dưỡng cho học sinh nhận thức đúng đắn nét đẹp văn hóa học đường, tạo sự đột phá trong công tác thi đua học tập tốt giữa
các học sinh trong lớp, giữa các lớp.
-Các thành viên trong lớp đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập, trong cuộc sống.
-Không đánh nhau trong và ngoài lớp, ngoài trường, không vi phạm Luật ATGT.
b) Thực hiện các cuộc vận động:
-Tổ chức cho hs trong lớp thực hiện tốt cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh bằng những hoạt động cụ thể:
-Tham gia kế chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh;
-Liên hệ những tấm gương đạo đức của Bác Hồ vào từng hoạt động hàng ngày: học tập, rèn luyện hạnh kiểm, bảo vệ của công, tiết kiệm
điện, giữ vệ sinh lớp học
-Phát huy hiệu quả của cuộc vận động Hai không: có ý thức trong học tập, nghiêm túc khi làm bài kiểm tra, Khuyến khích học sinh
đề xuất sáng kiến và cùng các thầy cô giáo thực hiện các giải pháp để việc dạy và học có hiệu quả ngày càng cao.
c) Thực hiện phong trào thi đua : “ Xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực”
-Cùng đội ngũ tự quản của lớp tổ chức cho hs thực hiện tốt các tiêu chí lớp học thân thiện, tích cực:
- Lớp học sạch đẹp, an toàn;
- Có nhiều tiết học tích cực trong tuần;
- Các hoạt động giáo dục kỹ năng sống, sinh hoạt tập thể, ứng xử, giao tiếp;
4. Xây dựng tập thể học sinh tự quản:
a) Mục tiêu:
Xây dựng một tập thể học sinh tự quản mà nòng cốt của nó là đội ngũ cán bộ lớp có kĩ năng điều hành các hoạt động của tập thể
mình.
Tạo được không khí tự rèn luyện, mạnh dạn, ý thức làm chủ ở mọi học sinh.
Hình thành ở học sinh những kĩ năng tổ chức cơ bản như :
+ Kĩ năng nhận nhiệm vụ và lập kế hoạch hoạt động.
+ Kĩ năng điều khiển tập thể lớp thực hiện kế hoạch đó.

+ Kĩ năng đánh giá kết quả hoạt động và rút kinh nghiệm để lần sau làm tốt hơn.
b) Biện pháp thực hiện:
- Lựa chọn đội ngũ cán bộ lớp đủ uy tín và có năng lực điều khiển tập thể lớp.
GVCN sinh hoạt, định hướng cùng hs về tiêu chuẩn lựa chọn, mục tiêu và nội dung hoạt động của lớp để chọn được đội ngũ cán bộ lớp.
Tập thể lớp tự lựa chọn, bầu ra đội ngũ cán bộ lớp trên cơ sở thông qua hình thức bỏ phiếu kín. Tổ chức cho các em bỏ phiếu tín
nhiệm những bạn xứng đáng nhất vào cán sự lớp. Việc bỏ phiếu phải diễn ra công khai, đúng nguyên tắc, bảo đảm tính dân chủ không áp
đặt học sinh.
- Tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng cán bộ lớp:
Thời gian tổ chức: sau khi tập thể lớp đã lựa chọn đội ngũ cán bộ lớp;
Các bước tiến hành:
+ Giao nhiệm vụ cụ thể cho từng cán bộ lớp, cán bộ chức năng. Yêu cầu các em hãy ghi nhiệm vụ của mình vào sổ công tác để ghi
nhớ và thực hiện.
+ Cho các em thảo luận, bàn biện pháp thực hiện bản kế hoạch công tác của lớp, định hướng vào công việc của từng loại cán bộ
lớp.
+ Nếu cần, có thể tổ chức huấn luyện riêng cho từng loại cán bộ;
- Tổ chức bồi dưỡng cho toàn lớp về những nội dung xây dựng tập thể lớp tự quản.
Thời gian tổ chức: nên tập trung bồi dưỡng vào đầu năm học, cuối HKI, đầu HKII;
Những nội dung cần bồi dưỡng:
- Thế nào là một tập thể lớp tự quản
- Vai trò đội ngũ cán bộ lớp trong quá trình lớp tự quản.
- Tự quản giờ học vắng giáo viên
- Tự quản giờ truy bài
- Tự quản giờ trên lớp
- Tự quản các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Những nội dung trên có thể được xen kẽ vào nội dung của giờ sinh hoạt tập thể HS có dịp trao đổi, bàn bạc, coi đó như là một dịp bồi
dưỡng cho các em.
- Tổ chức các hoạt động thực tế để học sinh được rèn luyện các kĩ năng tự quản.
+ Ban đầu, GVCN có thể tham gia trực tiếp vào việc xây dựng kế hoạch hoạt động, hướng dẫn hs chuẩn bị hoạt động, điều khiển hs
tham gia hoạt động và đánh giá kết quả.
+ Sau đó, giao dần cho cán bộ lớp tự tổ chức và điều khiển các hoạt động của lớp. Giúp đỡ học sinh với tư cách là người cố vấn, điều

chỉnh đúng hướng cho các em.
+ Tổ chức để học sinh tự đánh giá kết qủa hoạt động của tập thể lớp. Qua đánh giá, các em rút ra được bài học kinh nghiệm để cho
những hoạt động tiếp theo đạt hiệu quả cao hơn. Mỗi lần như vậy là dịp để tập thể học sinh trưởng thành.
5. Tổ chức các hoạt động GDNGLL:
a) Mục tiêu:
- Thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp, giúp học sinh củng cố, bổ sung và mở rộng thêm tri thức đã học, phát triển óc thẩm mỹ,
tăng cường thể chất, nhận thức và xã hội, ý thức công dân, tình yêu quê hương, đất nước .
- Giáo dục thái độ tích cực, tinh thần đoàn kết, ý thức chủ động và mạnh dạn trong các hoạt động tập thể.
- Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng tự quản hoạt động ngoài giờ lên lớp, góp phần GD tính tích cực của người công dân tương lai.
b). Biện pháp thực hiện:
- Giáo viên chủ nhiệm chuẩn bị :
+ Xác định rõ tên của chủ đề hoạt động hoặc tên của buổi sinh hoạt; lựa chọn các hình thức hoạt động phù hợp.
+ Xây dựng yêu cầu giáo dục cần đạt được của hoạt động đó theo 3 yếu tố: nhận thức, thái độ, kĩ năng hành vi.
+ Dự kiến nội dung và các hình thức hoạt động của tổ chức
+ Dự kiến người thực hiện: Học sinh làm gì, GVCN làm gì,các lực lượng giáo dục khác tham gia vào phần việc nào.
+ Dự kiến thời gian tiến hành cho cả chủ điểm giáo dục, cho từng thời điểm cụ thể.
+ Dự kiến địa điểm tiến hành.
+ Điều kiện, phương tiện vật chất cần thiết.
- Tập thể học sinh lập kế hoạch
Dựa vào yêu cầu giáo dục và gợi ý cho GVCN đề ra, học sinh bàn bạc cùng nhau, lập biên bản kế hoạch hoạt động.
Nội dung của bản kế hoạch gồm các vấn đề sau:
+ Phân công những công việc cần tổ chức cho tổ, nhóm và mọi thành viên tham gia vào quá trình chuẩn bị cũng như lúc tiến hành
hoạt động.
+ Xác định thời gian tiến hành, các công việc được phân công.
+ Lựa chọn địa điểm thực hiện các công việc của từng tổ, nhóm, cá nhân.
+ Sau cùng xây dựng chương trình hoạt động;
- Thực hiện kế hoạch hoạt động.
Đây là bước thể hiện toàn bộ kết quả chuẩn bị của cả học sinh và giáo viên, là bước thể hiện năng lực tổ chức tự quản hoạt động
tập thể.
Khi thực hiện kế hoạch hoạt động cần chú ý những điều sau:

+ Chỉ đạo hs thực hiện theo đúng chương trình đã vạch.
+ Cần chú ý có thể nảy sinh những tình huống ngoài dự kiến. GVCN cần rèn luyện cho đội ngũ tự quản đề phòng, có phương án
giải quyết để khỏi bị động.
+ GVCN cần theo dõi hoạt động, kịp thời chỉnh đốn và cố vấn cho đội ngũ tự quản, huy động tiềm năng của mọi hs cùng tham gia
để hoạt động sôi nổi, sinh động.
- Rút kinh nghiệm và đánh giá kết quả.
GVCN cùng với đội ngũ cán bộ lớp rút kinh nghiệm và đánh giá kết quả hoạt động, đồng thời, bồi dưỡng các em về kỹ năng đánh giá
hoạt động của tập thể.
Khi đánh giá cần hướng dẫn các em nhận định cả ưu điểm và tồn tại để khắc phục.Việc đánh giá có thể tiến hành ngay sau khi tổ
chức hoạt động một cách công
khai và mọi người cùng đóng góp ý kiến.Cũng có thể thăm dò ý kiến học sinh bằng phiếu hoặc trao đổi với đội ngũ can bộ lớp hoặc với các
đại biểu khác cùng tham gia sinh hoạt.
6. Xác định mục tiêu phấn đấu chung .
a) Mục tiêu: - Liên đội đạt danh hiệu :
- Tập thể lớp đạt danh hiệu :
- Chi đội đạt danh hiệu : …………………………….
- Duy trì sĩ số HS : 100%
- Vận động học sinh ra lớp khi các em có ý muốn nghỉ học
- Ngăn chặn tình trạng học sinh nghỉ bỏ học , bỏ tiết .
- Hạnh kiểm : + Tốt : … + Khá : …… + T. bình :…… +Lên lớp :….
- Học lực: + Giỏi : + Khá : …… + T.bình : ……. + yếu : … +kém :
b) Biện pháp thực hiện:
- GVCN kết hợp cùngPHHS khuyến khích con em mình đi học
- GVCN thường xuyên bám sát lớp để thông tin kịp thời về với gia đình.
- GVCN nắm bắt tâm tư tình cảm nguyện vọng của các em để kịp thời điều chỉnh các em theo hướng tốt hơn.
- Theo dõi sát những trường hợp cá biệt luôn có tư tưởng nghỉ bỏ học để hướng cho các em tiếp tục học tập
- Quy hoạch đối tượng học sinh để có biện pháp cụ thể
- Kết hợp cùng với ban giáo dục đạo đức học sinh , GVBM, TPT , BGH để giáo dục đạo đức cho các em
- Liên hệ thường xuyên hơn với PHHS để có biện pháp kịp thời đối với các em có dấu hiệu vi phạm.
- Giáo dục đạo đức các em thông qua các buổi sinh hoạt ngoại khóa, sinh hoạt lớp, sinh hoạt tập thể.

- PHHS thường xuyên theo dõi sổ theo dõi cá nhân của học sinh có chữ kí của
- GVCN để biết được những sai phạm cũng như những tiến bộ của con em mình để có biện pháp uốn nắn cũng như tuyên dương khích
lệ các em.
- Nhắc nhở các em đi học đều đặn hơn.
- GVCN kiểm tra vở học tập, thời gian biểu của các em thường xuyên hơn.
- Có biện pháp phụ đạo thêm những môn học còn yếu kém.
- Thành lập đôi bạn cùng tiến giúp nhau cùng tiến bộ trong học tập.
- PHHS kiểm tra vở học của con em mình trước khi đi học
- Liên hệ thường xun hơn với PHHS để trao đổi về tình hình học tập của các em ở trường cũng như ở nhà.
- Kết hợp cùng GVBM để nâng cao chất lượng bộ mơn.
- Tách nhóm học sinh cá biệt để khơng làm ảnh hưởng đến các bạn khác.
- u cầu học sinh nâng cao tinh thần tự giác trong học tập để tiến bộ
- Trao đổi cụ thể hơn với PHHS trong cuộc họp phụ huynh để tìm ra hướng khắc phục cụ thể.
7. Kế hoạch hoạt động cụ thể từng tháng:

Tháng …
Chủ điểm
Nội dung thực hiện
Kết quả
thực hiện







Nhận xét, đánh giá việc thực hiện kế hoạch từng tháng trong học kì I :
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………

Nhận xét, đánh giá việc thực hiện kế hoạch từng tháng trong học kì II :
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………….
Trên đây là kế hoạch cơng tác GVCN năm học 2012 – 2013 của đơn vị Trường THCS Thiện Mỹ .Với kinh nghiệm được tích lũy cùng với
những cải tiến và các giải pháp mới, tồn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trường THCS Thiện Mỹ quyết tâm sẽ thực hiện tốt kế
hoạch đã đề ra.
Rất mong được sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ của các cấp chính quyền, Ban đại diện CMHS, các bộ phận có liên quan.

Nơi nhận TM.TỔ CHỦ NHIỆM
- Phòng GD-ĐT
- Ban đại diện CMHS
- Phổ biến tồn GVCN
- Lưu văn thư.



HIỆU TRƯỞNG
THÔNG ĐIỆP GỬI QUÝ THẦY CÔ ĐƯỢC LÀM CÔNG TÁC GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM
( Trích : ĐỔI MỚI PP QUẢN LÝ LỚP HỌC BẰNG CÁC BIỆN PHÁP GD KỶ LẬT TÍCH CỰC)
Nhằm tạo ra sự thay đổi nhận thức và quan điểm cá nhân về GD kỷ luật GV cần:
1. Hãy nghĩ về nghề
2. Hãy nghĩ về mình
3. Quan tâm về sức khỏe bản thân tránh căng thẳng, giận dữ
4. Tự đặt mình vào hoàn cảnh của HS
5. Ghi chép nhật ký công tác lớp
6. Luôn tạo ra niềm vui cho bản thân
7. Gác lại những chuyện buồn khi tiếp xác với HS
8. Luôn trao đổi, học tập kinh nghiệm với đồng nghiệp
9. Không tiết kiệm lời khen đối với HS
10. Tạo không khí lớp học sinh động

11. Công tác phối hợp với các lực lượng GD
12. Xây dựng hộp thư “ Điều em muốn nói”
13. Tìm sự trợ giúp.
CÁC BIỆN PHÁP GD KỶ LUẬT TÍCH CỰC ÁP DỤNG TẠI LỚP HỌC.
1. Thay đổi cách cư xử trong lớp học
2. Quan tâm đến những khó khăn của HS
3. Tăng cường sự tham gia của HS trong xây dựng nội quy lớp học
4. Xây dựng tập thể lớp
Một số gợi ý biện pháp xử phạt :
- Tước bỏ các đặc quyền: Khi học sinh có cách xử sự đáng khen ngợi hoặc có tiến bộ, các em sẽ được tham gia vào các họat động mà
các em ưa thích ở trường, nhưng khi các em mắc lỗi những đặc quyền đó bị hủy bỏ cho tới khi các em có tiến bộ trở lại.
- Tạm dừng việc học tập để học sinh kiểm điểm lại bản thân: Giúp HS tĩnh tâm suy nghĩ và cân nhắc về hành động của mình. Mặt khác
giúp HS thoát khỏi trạng thái căng thẳng không kiềm chế được bản thân.GV cần quan sát- nhưng HS không biết. Có thể đặt một số sách
truyện về các danh nhân, những người đã có đóng góp cho xã hội.
- Báo cáo hàng ngày( những lỗi HS mắc phải) .Cần lưu ý không giao thêm bài tập+ chép phạt vì HS sẽ nghĩ rằng học tập là một sự
trừng phạt và không hiểu rằng học là quyền lợi, học mang lại niềm vui cho mỗi người.




Họ tên HS:………………………………
Lớp: ………………
BÁO CÁ0 HÀNG NGÀY
1. Không làm bài tập về nhà
2. Nói chuyện, làm việc riêng trong giờ học
3. MTT, chưa nghiêm túc khi xếp hàng
4. Ra khỏi chỗ ngồi một cách tùy tiện
5. Trêu trọc, xúc phạm bạn
6. Nói tục
7. Đánh nhau

8. không nghe lời thầy cô
9. Vức rác bừa bãi, viết vẽ bậy
10. …………………….
11. ……………………
…………………….

×