PHÒNG GD&ĐT ĐAM RÔNG
TRƯỜNG THCS LIÊNG TRANG
Số: 20/KH- THCS LT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập -Tự do - Hạnh phúc
--------------------------
Đạ Tông, ngày 10 tháng 11 năm 2010
KẾ HOẠCH
CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM NĂM HỌC 2010 – 2011
Căn cứ chỉ thị số 3399/CT-BGD&ĐT ngày 16/08/2010 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục & Đào tạo “về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ
thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp năm học 2010 - 2010”.
Căn cứ văn bản số 35/PGD&ĐT ngày 27/8/2010 của phòng Giáo dục và
Đào tạo Đam Rông về Báo cáo tổng kết năm học 2009 – 2010 và hướng dẫn thực
hiện nhiệm vụ năm học 2010 – 2011; Văn bản số 76/CV-PGD&ĐT ngày
27/8/2010 của phòng Giáo dục và Đào tạo Đam Rông về hướng dẫn thực hiện
nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2010 – 2011.
Năm học 2010 – 2011 là năm tiếp tục thực hiện chỉ thị số 06-CT/TW ngày
7/2/2006 của Bộ chính trị về “ cuộc vận động học tập làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh”; Chỉ thị số 33/2006/CT-TT ngày 8/9/2006 của Thủ tướng chính phủ
về chống tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục.
Xuất phát từ những yêu cầu, hoàn cảnh thực tế trong nhà trường và của địa
phương. Thực hiện chủ đề năm học là “Tiếp Tục đổi mới quản lí và nâng cao chất
lượng giáo dục”. Nay trường THCS Liêng Trang xây dựng kế hoạch công tác chủ
nhiệm năm học 2010 – 2011 với những nội dung cụ thể như sau:
I/ ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH :
1. Thuận lợi :
Đội ngũ làm công tác chủ nhiệm hầu hết là các giáo viên trẻ có sức khoẻ tốt
nhiệt tình công tác, yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm cao.
Sự phối hợp của các cơ quan, ban ngành, các tổ chức quần chúng trong,
ngoài nhà trường có sự chỉ đạo thống nhất của ĐU, HĐND, UBND xã, của ngành
cấp trên thể hiện sư quan tâm đúng mức đến nhiệm vụ giáo dục của địa phương.
2. Khó khăn:
- Nhận thức của một bộ phận nhân dân còn hạn chế nên sự quan tâm đến học
tập của con em họ chưa đúng mức, chưa hiệu quả.
- Đội ngũ GVCN về nhận thức, quan điểm chưa đồng bộ, dẫn đến sự phối
hợp giáo dục học sinh đôi khi còn thể hiện thiếu tính nhất quán.
- Đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, nên ảnh hưởng không nhỏ
đến chất lượng giáo dục toàn diện đối với học sinh. Tỷ lệ gia đình đông con cao
nên chưa có điều kiện tốt cho con em đi học.
- Cơ sở vật chất nhà trường còn thiếu, trường phải học 2 ca nên rất khó khăn
để thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng Giáo dục toàn diện học sinh.
1
- Thực hiện cuộc vận động "Hai không", yêu cầu đánh giá học sinh nghiêm
khắc, sẽ tác động không nhỏ đến tư tưởng của một số học sinh học lực yếu, ý thức
chưa cao có thể dẫn đến tình trạng bỏ học, đây là trở ngại không nhỏ đến công tác
duy trì sỹ số và Giáo dục học sinh cá biệt.
II/ CÁC CHỈ TIÊU PHẤN ĐẤU TRONG NĂM:
1. Các chỉ tiêu toàn diện:
- Duy trì sĩ số : 95 %
- Tỷ lệ lên lớp thẳng : 82 %
- Tỷ lệ lên lớp sau thi lại : 98 %
- Tỷ lệ tốt nghiệp THCS : 98 %
2. Chỉ tiêu xếp loại hạnh kiểm, học lực:
Lớp Học lực Hạnh Kiểm
Giỏi Khá TB yếu kém Tốt Khá TB Yếu
6A1 0 3 37 2 40 50 10
6A2 0 15 25 20 20
6A3 1 7 25 5 40
6A4 0 3
6A5 1 5 30 6
6A6 10 14 8 3 20 15
7A1
7A2 1 6 24 25 6
7A3 2 4 27 50 40 10
7A4 1 5 0 50 40 10
7A5
8A1 2 10 22 40 50 10
8A2 2 5 27 15 17 2
8A3 1 6 20 1 56 44
8A4 1 7 20 3 50 40 10
9A1 0 4 31
9A2 3 6 20 4 28 5
9A3 4 10 18 20
Cộng 29 110 334 24 0 434 347 52 0
III. CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
a. Đối với tổ chuyên môn :
- Xây dựng kế hoạch giao cho từng giáo viên bộ môn quản lý, giúp đỡ học sinh
trong học tập, tăng cường bồi dưỡng phụ đạo học sinh yếu kém.
- Chủ động trong việc phối hợp với hội phụ huynh, các tổ chức Đoàn thể trong và
ngoài nhà trường để thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạt hiệu quả.
2
b. Đối với giáo viên chủ nhiệm lớp :
- Xây dựng kế hoạch chi tiết về quản lý giáo dục tập thể của lớp. Xây dựng các
giải pháp, biện pháp quản lý nề nếp của lớp hàng ngày.
- Chủ động trao đổi với đồng nghiệp, trao đổi với phụ huynh học sinh về tình
hình học tập của học sinh.
- Chủ động phối hợp với Tổng phụ trách đội, tổ chức Đoàn thể trong nhà trường
để phối hợp tổ chức các hoạt động giáo dục tập thể, giáo dục ngoài giờ lên lớp
cho học sinh.
- Thường xuyên gần gũi, tâm sự với học sinh để nắm bắt tâm tư nguyện vọng của
từng em. Xây dựng các biện pháp vận động giúp đỡ học sinh, đảm bảo duy trì sĩ
số được giao đến cuối năm.
- Quản lý tốt sinh hoạt 15 phút đầu giờ, tập thể dục, công tác trực nhật vệ sinh,
công tác lao động, tham gia học tập rèn luyện thân thể, các phong trào thể dục
thể thao, văn hóa nghệ của lớp.
c. Đối với giáo viên bộ môn.
- Lên lớp đúng giờ, kiểm diện học sinh hàng ngày trong từng tiết học, có biện
pháp nhắc nhở uốn nắn học sinh kịp thời.
- Chủ động xây dựng nội dung kế hoạch bồi dưỡng phụ đạo học sinh trong bộ
môn, khối lớp mình phụ trách.
- Chủ động tìm hiểu những học sinh có hoàn cảnh khó khăn hay nghỉ học, tìm
hiểu những học sinh ít nói, ít giao tiếp để có biện pháp giúp đỡ các em tham gia
học tập.
- Tạo cảm giác thoải mái cho học sinh trong những bài giảng, tránh gây căng
thẳng không khí nặng nề trong tiết học.
d. Đối với nhà trường và các đoàn thể.
- Cần có sự phối hợp, kết hợp đồng bộ giữa các tổ chức trong, ngoài nhà trường
với tổ chủ nhiệm, tổng phụ trách đội trong thực hiện, điều chỉnh kế hoạch.
- Tích cưc tổ chức các đợt thi đua, kỳ thi đua theo các chủ đề trong năm học,
nhằm XD không khí thi đua sôi nổi trong dạy& học; Với phương châm: Học để
chơi, chơi để học. Cần phối hợp với chuyên môn nhà trường trong các kỳ hội
giảng, tạo sự đồng bộ trong quá trình dạy học.
- Phối hợp chặt chẽ với hội cha mẹ học sinh nhằm tạo sự gắn kết giáo dục giữa
gia đình và nhà trường. Bố trí thời gian thích hợp và lên kế hoạch cụ thể cho
giáo viên chủ nhiệm được đi thực tế đến gia đình học sinh tạo sự hiểu biết, gần
gũi giữa thầy và trò để có biện pháp giáo dục phù hợp với từng đối tượng.
- Phối hợp chặt chẽ với đoàn thanh niên, đội thiếu niên tổ chức tốt công tác kế
hoạch nhỏ, các hoạt động từ thiện tạo cơ hội tốt để giáo dục nhân cách học sinh.
- Cần coi trọng công tác tổng kết, sơ kết đánh giá kịp thời công bằng nhằm thúc
đẩy động cơ thi đua trong dạy và học; Đồng thời làm tốt công tác điều chỉnh kế
hoạch cho phù hợp và đạt hiệu quả cao.
- Chú trọng việc làm hồ sơ chủ nhiệm theo đúng quy chế, cập nhật các thông tin
vào các loại hồ sơ, tránh hình thức, đối phó.
đ. Cơ cấu tổ chức.
- Hiệu trưởng – Tổ trưởng tổ chủ nhiệm.
- Tổng phụ trách đội – Tổ phó tổ chủ nhiệm.
3
- GVCN các lớp – Thành viên.
Tổ chủ nhiệm 02 tháng họp 01 lần. Họp bất thường khi có công việc cấp bách.
IV. KẾ HOẠCH TỪNG THÁNG.
1. Tháng 9- 2010:
1.1. Chủ điểm: "Chào mừng năm học mới"
1.2. Nội dung:
- Công tác tổ chức. Hoàn chỉnh bộ máy hoạt động của lớp.
- XD nội quy, nền nếp học tập ở trường, ở nhà.
- XD các chỉ tiêu phấn đấu cho từng lớp
- Họp phụ huynh, GVCN làm quen với PH, XD kế hoạch hoạt động
- Tổ chức đại hội chi đội, liên đội.
- Triển khai thu các loại quỹ của lớp, của trường.
- Triển khai các nội dung phong trào thi đua “Xây dựng nhà trường thân thiện,
học sinh tích cực”
2. Tháng 10- 2010:
2.1. Chủ điểm: "Chăm ngoan, học giỏi"
2.2. Nội dung:
- Cho Học sinh tìm hiểu các ngày chủ điểm:10/10, 15/10
- Giáo dục tính kế hoạch trong học tập, trong sinh hoạt cho học sinh.
- Tiếp tục xây dựng, củng cố các nền nếp hoạt động cho Học sinh.
- Chú trọng công tác lao động tu sửa, cải tiến khung cảnh lớp học
- Động viên, giúp đỡ các em trong đội tuyển Học sinh tạo điều kiện để các em
được tham gia bồi dưỡng thường xuyên
- Phát động thi đua chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11
- Hoàn thành thu 50% quỹ các loại.
3- Tháng 11- 2010:
3.1 Chủ điểm: "Uống nước nhớ nguồn".
3.2. Nội dung:
- Tiếp tục tổ chức tốt phong trào thi đua chào mừng ngày NGVN với các nội
dung: Học tập, văn hoá, văn nghệ, TDTT
- Giáo dục tình cảm tôn sư, trọng đạo.
- Tổ chức tốt hoạt động thi đua chào mừng ngày NGVN 20/11.
- Tiếp tục công tác bồi dưỡng học sinh giỏi
4
- Tổ chức tốt, hiệu quả các phong trào hoạt động chào mừng 20. 11
- Hoàn thành quỹ Bảo hiểm ytế học sinh
4- Tháng 12. 2010:
4.1. Chủ điểm: "Hành quân theo bước chân những người anh hùng"
4.2. Nội dung:
- Giáo dục truyền thống dựng nước, giữ nước của dân tộc
- Tiếp tục các hoạt động thi đua, lao động tu sửa, cải tạo cảnh quan môi trường.
- Chuẩn bị tốt kiến thức cho đội tuyển học sinh giỏi lớp 9.
- Phối hợp tích cực với các tổ chức: Đoàn TN, hội cha mẹ, hội PN, hội cựu chiến
binh. . ..Tổ chức hiệu quả buổi hoạt động ngoại khoá theo chủ đề.
5- Tháng1, 2- 2011:
5.1. Chủ điểm: "Mừng đảng, mừng xuân."
5.2. Nội dung:
- Giáo dục những tri thức về Đảng, vai trò lãnh đạo của Đảng với sự ngiệp cách
mạng Việt Nam.
- Tổ chức tốt công tác sơ kết, tổng kết học kỳ I; Trên cơ sở đó có sự điều chỉnh,
bổ sung kế hoạch cho phù hợp.
- Tổ chức tốt kỳ nghỉ tết nguyên đán đúng kế hoạch, an toàn, tiết kiệm
- Tăng cường tổ chức cho GVCN đi thực tế.
- Hoàn thành thu quỹ đợt 2, đảm bảo 100% kế hoạch.
6- Tháng 3- 2011:
6.1. Chủ điểm: "Tiến bước lên đoàn"
6.2. Nội dung:
- Phối hợp với đoàn TN tổ chức cho Học sinh được tìm hiểu về lịch sử, truyền
thống của đoàn
- Tổ chức thi đua với các nội dung phong phú, hấp dẫn Học sinh
- Tiếp tục tổ chức củng cố các nền nếp vui chơi học tập, tổ chức tốt công tác lao
động, cải tạo CSVC trường lớp.
- Tổ chức cho Học sinh hoạt động nhân dịp 26.3.2010.
7- Tháng 4- 2011:
7.1. Chủ điểm : "Ngày hội toàn thắng"
7.2. Nội dung:
- Ôn lại truyền thống tự hào của dân tộc, đặc biệt là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch
sử. Tổ chức tốt đợt thi đua giành nhiều điểm tốt với hình thức "Tiến về Sài
Gòn"
5