Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

Quản trị marketing chiến lược bài toán du lịch việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 47 trang )

Du lịch Việt Nam hụt hơi - Bài 1: Tour rẻ “vẽ... tiền” khách Việt
16:08:45 08/08/2011
Du lịch thế giới đã dịch chuyển từ Âu sang Á. Trong hơn 15 năm qua, khu vực châu Á -
Thái Bình Dương trở thành điểm đến ưa chuộng của xu thế dịch chuyển này.
Đặc biệt, khu vực Đông Á đã nổi lên, đạt tốc độ tăng trưởng du lịch cao, trở thành nơi
có sức hút mạnh mẽ nhất đối với du khách toàn cầu. Nắm bắt xu hướng dịch chuyển
này, các nước ở khu vực Đông Á, Đông Nam Á đã đầu tư mạnh cho phát triển du lịch.
Du lịch Việt Nam cũng tự hào với những bước tiến về phía trước, nhưng so ra vẫn còn
chậm hơn nhiều nước trong khu vực.
Từ tháng 6-2011 đến nay, tour du lịch đến Thái Lan luôn kín chỗ, các công ty lữ hành
phải từ chối nhận khách vì không còn khả năng phục vụ. Hướng dẫn viên tour Thái bay
như con thoi giữa Việt Nam - Thái Lan. Du khách Việt đã và đang đổ xô đến Thái. Du
lịch trong nước đang bất lực nhìn dòng tiền đổ ra nước ngoài. Điều gì đã tạo nên sức hút
của ngành du lịch Thái Lan?
Đụng đầu bên đất Thái
Du khách Việt Nam tham quan vườn thú Safari World (Thái Lan).
Trong những ngày này, đến các điểm dừng chân ở Pattaya, Bangkok của Thái Lan như
vườn thú Safari World, Hoàng cung, chùa Phật hoàng… du khách Việt có cảm giác như
ở quê nhà vì có thể nghe tiếng Việt đủ giọng Nam, Trung, Bắc. Cờ dẫn đoàn của các
công ty du lịch Việt Nam dày đặc, từ các công ty tên tuổi đến những công ty mới thấy
lần đầu! Người Việt đụng đầu bên đất Thái.
Thái Lan đang trở thành điểm đến khá “nóng” không chỉ của riêng du khách châu Á mà
cả thế giới. Hơn 12 giờ đêm, sân bay Suvarnabhumi ở Bangkok - Thái Lan vẫn nhộn
nhịp đón khách từ khắp nơi đổ về. Nhìn khu vực làm thủ tục nhập cảnh ở đây, hầu hết
lượng khách đến Thái Lan trên những chuyến bay đêm đều đến từ những thị trường
1
châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam… Những chuyến bay đêm cũng đồng
nghĩa với giá rẻ, du lịch Thái Lan đang hút khách vì giá rẻ.
Trong suốt mùa du lịch hè từ tháng 6-2011 đến nay, hầu hết tour khởi hành đến Thái
đều đầy khách. Hiện nay, trung bình mỗi tuần, một công ty du lịch đưa 35 - 50
khách/đoàn đi Thái. Nhiều công ty du lịch lớn có thể đưa 2 - 3 đoàn/tuần. Ngoài các


hãng hàng không quen thuộc khai thác đường bay từ Hà Nội, TPHCM đi Bangkok như
Thai Airways, Vietnam Airlines... Turkish Airlines của Thổ Nhĩ Kỳ mới mở đường bay
tại thị trường Việt Nam vài tháng nhưng cũng điều chỉnh tăng tần suất chuyến bay giữa
TPHCM - Bangkok từ 4 chuyến/tuần lên 7 chuyến/tuần. Các công ty du lịch cho biết,
lượng khách đi trong dịp hè là gia đình nên số lượng người đi tour khá nhiều, khách
phải đặt trước cả tháng mới hy vọng còn chỗ. Dù có ham khách cỡ nào, các công ty
cũng đành từ chối vì không lo được vé máy bay.
Theo ước tính của các chuyên gia du lịch, trong gần 800 doanh nghiệp khai thác lữ hành
quốc tế tại Việt Nam hiện nay, ít nhất một nửa doanh nghiệp nói trên có khai thác tour
đến Thái. Ở giai đoạn “nóng”, trung bình mỗi tuần có khoảng 14.000 khách Việt đến
Thái du lịch.
Bà Nguyễn Thị Tuyết Mai, Giám đốc Truyền thông – đối ngoại của Fiditour cho biết,
chuẩn bị đón mùa du lịch hè từ thị trường Việt Nam, ngành du lịch Thái Lan đã tung ra
nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn, tăng thêm nhiều dịch vụ cho tour đi trong 6
ngày 5 đêm nhưng giá trọn gói chỉ khoảng 8 triệu đồng/khách. Do vậy, lịch tour đi Thái
luôn kín chỗ trong suốt thời gian từ tháng 6 đến nay, dự kiến lượng khách đến Thái
trong hè năm nay tại Fiditour tăng khoảng 30% so với cùng kỳ. Và với sự bùng nổ này,
lượng khách từ Việt Nam đến Thái Lan du lịch trong 6 tháng đầu năm 2011 đã đạt
khoảng 245.000 khách, tăng gần 40% so với cùng kỳ năm 2010.
Ngành du lịch Campuchia cũng thành công trong việc thu hút khách du lịch từ Việt Nam
trong 3 năm lại đây. Ông So Mara, Quốc vụ khanh Bộ Du lịch Campuchia cho biết, với
chính sách không tăng giá trong nhiều năm qua, mục tiêu thu hút khách Việt Nam đến
Campuchia đã thành công. Năm 2009, lượng khách Việt Nam đã vượt qua Hàn Quốc để
trở thành thị trường khách quốc tế dẫn đầu tại Campuchia. Đến Angkor (Siêm Riệp) ở
bất cứ thời điểm nào trong năm, khách Việt cũng chiếm số đông. Và suốt 3 năm qua,
khách du lịch Việt Nam luôn dẫn đầu tại thị trường này, với tốc độ tăng trưởng hàng
năm ở mức hai con số. Tour du lịch từ TPHCM đi Campuchia đến Siêm Riệp, Phnôm
Pênh trong 4 ngày 3 đêm giá không vượt quá 200 USD. Ngoài ra, Singapore, Malaysia
cũng là những điểm đến hấp dẫn, thu hút đông lượng khách từ Việt Nam.
Tiền “chảy” ra nước ngoài

Dân mình có tiền và xuất ngoại để biết đây biết đó là điều đáng mừng. Và cũng bởi vì đi
đây đi đó nên hay so sánh cái được hơn để nhận diện mình rõ hơn. Ngẫm lại thấy xót
2
ruột! Không xót sao được khi ở bất cứ quốc gia nào, bài toán doanh thu du lịch cũng đều
tính dựa trên cơ sở của tổng lượng khách đến, số ngày lưu trú, mức chi tiêu của du
khách. Nhìn vào 3 tiêu chí trên, du lịch Việt Nam chỉ có thể tự tin về số lượng khách
đến dựa trên số liệu báo cáo có tăng trưởng ở hai con số. Còn số ngày lưu trú và mức
chi tiêu của du khách tại Việt Nam, từ lâu nay vẫn đang chờ sự thay đổi của ngành du
lịch để có thể giữ chân và “moi” túi tiền du khách. Và đây cũng là vấn đề cốt lõi để du
lịch Việt Nam phát triển bền vững hơn.
Các sản phẩm du lịch Việt Nam còn đơn điệu.
Thái Lan, Campuchia chọn chiến lược bán tour giá rẻ và họ đã thành công. Lượng lớn
du khách Việt Nam vẫn đổ xô đến Thái, Campuchia, dòng tiền trong nước tiếp tục đổ ra
nước ngoài ngày một nhiều hơn. Trong khi đó, chúng ta vất vả trong việc kiếm từng
đồng ngoại tệ từ lượng khách quốc tế đến Việt Nam. Chúng ta đã từng ca thán, có một
lượng lớn tiền của Việt Nam đổ vào 32 sòng bài lớn nhỏ dọc biên giới Việt Nam -
Campuchia. Và những sòng bài này ở phía bạn như những vòi hút tiền từ Việt Nam. Vì
hiện nay, kinh doanh casino vẫn còn hạn chế tại Việt Nam. Trong khi đó, casino là loại
hình dịch vụ giải trí hái ra tiền, đóng góp lớn vào doanh thu du lịch. Malaysia - đất nước
Hồi giáo, họ có thế mạnh trong khai thác du lịch sinh thái nhưng họ vẫn có casino.
Singapore - được biết đến với thương hiệu xanh, sạch nhưng họ cũng làm cho du lịch
phong phú hơn, tìm cách giữ lại nguồn tiền khi lượng khách từ Singapore sang Malaysia
chơi casino ngày một tăng. Với việc đưa vào khai thác hệ thống casino mới đây, quốc
đảo này hy vọng sẽ có tăng trưởng 60% lượng khách quốc tế trong năm nay.
Số lượng khách đến ít đột phá và chúng ta cũng không có nhiều “thủ thuật” để moi tiền
du khách vì các sản phẩm du lịch, dịch vụ, mua sắm vẫn còn thiếu và yếu. Giá điện,
xăng dầu ở Campuchia cao hơn Việt Nam gấp nhiều lần, nhưng bao năm qua, giá tour
du lịch đến Campuchia vẫn không tăng giá! Giám đốc một công ty du lịch chia sẻ, giá
3
tour du lịch trọn gói 6 ngày 5 đêm đến Thái Lan hiện nay trung bình ở khoảng hơn 350 -

370 USD. Trong đó, riêng tiền vé máy bay khứ hồi và thuế phi trường khoảng hơn 220 -
250 USD, tất cả các dịch vụ còn lại như xe di chuyển, vé tham quan, ăn ở khách sạn
trong 5 ngày trên đất Thái chỉ gói gọn trong khoảng 80 - 100 USD còn lại! Chỉ 80 - 100
USD làm sao lo được chừng ấy thứ! Nghe qua đã thấy lỗ, nhưng vì sao họ vẫn làm được
và thành công?
Bài 2: Lời giải nào cho bài toán Du lịch Di sản?
Thứ Bảy, 30.7.2011 | 08:18 (GMT + 7)
Chọn Năm du lịch 2012 với chủ đề là “Du lịch Di sản”, nhưng một thực trạng cho
thấy, du lịch di sản ở Việt Nam vẫn là một bài toán khó tìm lời giải – điều đó xuất
phát từ chính những sự thống nhất không đồng đều trong cơ cấu quản lý, triển
khai thực hiện của mô hình nhiều tiềm năng này.
Du lịch Di sản: Tiềm năng còn bị bỏ ngỏ
Chưa đầu tư bảo tồn, bảo tồn lại chưa quy củ
Việc khai thác và khai thác thế nào cho tốt tiềm năng sẵn có về du lịch di sản ở Việt
Nam không phải là chưa bao giờ được đặt ra. Vấn đề này đã được đưa ra khá lâu với
nhiều tranh cãi, định hướng khác nhau. Tuy nhiên, sau đó, du lịch di sản dường như vẫn
bị rơi vào sự rối rắm khi không biết phải bắt đầu từ đâu và triển khai như thế nào.
Cũng chính vì thế, không ít những di tích sau khi được công nhận đã rơi vào tình trạng
hoang hóa, hoặc chưa được phát huy, bảo tồn giá trị đúng cách. Đã không ít lần, các
phương tiện thông tin đại chúng cho hay về những di tích lịch sử cấp tỉnh, cấp quốc gia
hẳn hoi chưa có một sự đầu tư đúng hướng để bảo tồn, hoặc bảo tồn chưa đúng cách,
làm mất đi nhiều giá trị vốn có của di tích. Đây là một thực trạng đáng buồn của hệ
thống bảo tồn các di sản ở Việt Nam.
Những Di sản ở Việt Nam chưa có một sự đầu tư bảo tồn đúng mực
4
Đơn cử như khi Di sản Khu di tích Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội vừa được công
nhận là Di sản văn hóa vật thể của nhân loại vào đầu tháng 8 năm ngoái, sau đó đã có
rất nhiều tranh cãi xung quanh việc có nên khai quật, mở rộng tiếp không gian cũng như
để tìm kiếm thêm nhiều giá trị khác ở khu di tích này. Đã có những ý kiến cho rằng, đó
là một việc nên làm để mở rộng và làm phong phú hơn nữa những giá trị của Hoàng

thành Thăng Long, nhưng cũng lại không ít người thì nói, nên giữ nguyên hiện trạng
như khi được công nhận để bắt tay vào khai thác về mặt thăm quan, du lịch. Cả hai ý
kiến này đều có những lý lẽ riêng thuyết phục.
Nhưng rồi cũng lại vừa có một tin mới vào đầu tháng 4 vừa rồi cho hay, vì việc thi công
những công trình lân cận đã khiến cho Di tích Hoàng thành Thăng Long bị sụt lún
nghiêm trọng, nhiều người còn ngần ngại đặt ra câu hỏi rằng, rồi di tích này sẽ có nguy
cơ không còn nguyên vẹn nữa!? Dù sau đó, ban quản lý di tích cũng đã tổ chức cuộc
họp thống nhất và đưa ra ý kiến xử lý nhưng câu chuyện này một lần nữa cho thấy sự
không quy củ trong quy hoạch, đầu tư, phát triển và bảo tồn di tích Hoàng thành Thăng
Long và cả với phần lớn Di sản ở Việt Nam.
Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội) có nguy cơ không còn nguyên vẹn do bị sụt lún
Trong thời gian vừa qua, một điều đáng mừng là đã có rất nhiều động thái của Bộ
VHTT&DL phối hợp cùng các đơn vị có liên quan tổ chức nhiều chương trình, hội thảo,
triển lãm nhằm xem xét, bàn bạc và tìm phương hướng cũng như thúc đẩy phát triển du
lịch di sản nói riêng và phát triển ngành du lịch nói chung.
Làm mới du lịch di sản từ những cái cũ
Cần phải nói ngay rằng, làm mới du lịch di sản không có nghĩa là tất cả di sản phải được
làm mới (trùng tu, tôn tạo, xây dựng mới) mà đó chính là phải có những sự đầu tư mới,
chính sách hoạch định mới cũng như nhiều dự án mới tập trung khai thác tốt tiềm năng
du lịch di sản.
5
Rất nhiều ý kiến được đưa ra trong các cuộc hội thảo, triển lãm nhằm xây dựng, định
hướng một cách đúng đắn nhất lời giải cho bài toán du lịch di sản ở Việt Nam.
Hầu hết các ý kiến đều tập trung vào các giải pháp thuộc về lĩnh vực con người, nhân
lực của ngành du lịch di sản. Các hoạt động tuyên truyền, tổ chức hội thảo, tập huấn góp
phần nâng cao nhận thức bảo tồn cho chính cộng đồng địa phương ở khu vực di sản là
điều thiết yếu, nó giúp cho chính những người dân nơi có di sản biết quý trọng, nâng niu
và có cách làm phù hợp để phát triển những tiềm năng này. Thứ nữa, vấn đề nhân lực
cho nghành du lịch di sản cũng đang là một vấn đề đau đầu khi có quá ít người thực sự
am hiểu về di sản, giá trị về văn hóa, lịch sử của các di sản ngay cả khi nhận trách

nhiệm trùng tu, tôn tạo hay đơn giản chỉ từ người chịu trách nhiệm hướng dẫn viên du
lịch trong một mô hình du lịch di sản cụ thể.
CẦn đào tạo nguồn nhân lực cho nghành du lịch di sản, bắt đầu từ những hướng dẫn
viên du lịch
Một yếu tố quan trọng thứ hai mà nhiều ý kiến của các Giáo sư, Tiến sĩ đầu ngành đưa
ra đó là sự cần thiết đầu tư vào các giải pháp, hoạch định cụ thể, đúng đắn cho mô hình
phát triển du lịch di sản. Các giải pháp cụ thể: Hoàn thiện, nâng cao chất lượng các dịch
vụ du lịch tại các di sản văn hóa thế giới; Đẩy mạnh nghiên cứu cải tiến, làm mới các
sản phẩm cũ; Xác định sản phẩm định vị thương hiệu cho các di sản; Tăng cường liên
kết để phát triển sản phẩm du lịch; Phát động sự tham gia của cộng đồng…
Ông Trương Minh Tiến - Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội – nơi
được coi là có tiềm năng rất lớn để phát triển du lịch di sản ở Việt Nam cũng cho biết,
mặc dù 2012 được chọn là năm Du lịch di sản ở khu vực các tỉnh duyên hải Bắc miền
Trung - Huế, nhưng Hà Nội với nhiều di tích lịch sử, và 3 di sản lớn là Khu di tích
Hoàng thành Thăng Long, Hội Gióng (Di sản VHTG) và Bia tiến sĩ ở Văn Miếu Quốc
Tử Giám (Di sản Ký ức thế giới) đã đưa ra nhiều phương án để đẩy mạnh phát triển du
6
lịch di sản trong năm 2012, tạo ra một mô hình xuyên suốt trong du lịch di sản ở cả
nước.
Thái Anh
Du lịch Di sản: Tiềm năng còn bị bỏ ngỏ
Thứ Năm, 28.7.2011 | 15:04 (GMT + 7)
Với 5 di sản văn hóa vật thể đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế
giới, Việt Nam hoàn toàn có thể khai thác mạnh vào mô hình du lịch Di sản. Vậy
nhưng, tiềm năng này vẫn đang bị bỏ ngỏ một cách đáng tiếc!
Cùng với việc ngày càng có nhiều danh thắng, địa danh của Việt Nam có mặt trong danh
sách di sản thế giới, việc phát triển du lịch di sản đang là một vấn đề nhận được nhiều
quan tâm của dư luận, đặc biệt là việc làm sao để phát triển được dòng du lịch vốn nhiều
tiềm năng này tại Việt Nam.
Những “mỏ vàng” của ngành “công nghiệp không khói”

Kể từ tháng 12.1993, khi Ủy ban Di sản Thế giới của UNESCO quyết định ghi tên quần
thể di tích Cố đô Huế vào Danh mục Di sản Văn hóa Thế giới, cho tới nay nước ta đã có
7 di sản văn hóa vật thể và thiên nhiên được nhận vinh dự đó. Trong số này có 5 Di sản
Văn hóa vật thể là: Quần thể di tích Cố đô Huế, Khu phố cổ Hội An, Khu di tích Mỹ
Sơn, Trung tâm Khu Di tích Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội, và mới đây nhất, ngày
27.6 vừa qua Thành nhà Hồ cũng được công nhận là Di sản văn hóa vật thể của nhân
loại.
Thành Nhà Hồ - thêm một di sản vừa được công nhận là Di sản văn hóa thế giới
Có lẽ, không cần phải nói thêm gì về giá trị của những Di sản này bởi nó đã được cả thế
giới công nhận, về những giá trị lịch sử, văn hóa mà nó mang theo.
7
Không chỉ có những di sản văn hóa đã được thế giới công nhận, theo thống kê mới nhất
của Cục Di sản văn hóa (Bộ VHTTDL), hiện nay trên cả nước có khoảng trên 4 vạn di
tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh. Trong đó, có hơn 3 nghìn di tích được xếp
hạng cấp quốc gia, hơn 5 nghìn di tích xếp hạng cấp tỉnh.Cộng thêm vào đó là gần 1
nghìn di sản phi vật thể được sưu tầm nghiên cứu, lưu trữ…
Với sự phong phú đa dạng như vậy của các di sản văn hóa ở Việt Nam, dễ thấy rằng bên
cạnh việc bảo tồn các di sản thì việc đưa những di sản này vào khai thác, và phát triển
về du lịch là một điều cần thiết. Bởi văn hóa là yếu tố nội sinh của du lịch, nên những di
sản phong phú, nhiều giá trị về văn hóa chính là thế mạnh nội lực giúp Việt Nam có thể
đẩy mạnh phát triển “ngành công nghiệp không khói” - du lịch trên cơ sở những di sản
có sẵn.
Hoàng thành Thăng Long cũng vừa được công nhận năm ngoái với những giá trị lịch sử
và văn hóa mà nó mang theo
2011 sẽ là năm Du lịch Di sản!
Với một con số có thể gọi là “khổng lồ” về các di sản văn hóa tại Việt Nam, việc đưa Di
sản vào phát triển du lịch là một điều cần thiết. Trước nhất là đối với sự phát triển của
du lịch, tiềm năng di sản không thể bị… bỏ ngỏ mãi. Thứ nữa, việc phát triển du lịch
cũng tạo nhiều cơ sở để việc bảo tồn, phát huy các giá trị của di sản như lịch sử, văn hóa
được thực hiện một cách quy củ, nề nếp và đúng đắn nhất.

Xác định được tầm quan trọng của việc phát triển Du lịch di sản, mới đây, Bộ
VHTT&DL vừa chính thức gọi tên Năm Du lịch quốc gia 2012 là "Năm Du lịch quốc
gia các tỉnh duyên hải Bắc miền Trung - Huế 2012" với chủ đề "Du lịch di sản". Không
khó để nhận ra, khu vực Duyên hải Bắc miền Trung – Huế đã có ít nhất 2 trên 5 di sản
văn hóa phi vật thể đã được UNESCO công nhận. Chưa kể đến những Di sản còn lại
đều nằm ở những vùng lân cận. Việc phát triển thành một mô hình du lịch di sản trong
8
năm cũng như trong một chuỗi không gian nhất định được coi là một sự định hướng
đúng đắn.
2011 sẽ là năm "Du lịch Di sản" với điểm chính ở khu vực Bắc miền Trung - Huế
Nói về sự phát triển du lịch trong quan hệ với bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn
hóa, nhiều Giáo sư, Tiến sĩ đầu ngành cũng đã khẳng định về vai trò và những lợi thế
của Việt Nam khi đưa Di sản vào phát triển Du lịch. Viện phó Viện phát triển Du lịch
Việt Nam, ông Phạm Trung Lương còn cho rằng, việc nước ta có sự phong phú về Di
sản (đã được công nhận và chưa được công nhận) chính là một thế mạnh để cạnh tranh
với các mô hình du lịch khác, và thậm chí là với ngành du lịch của các nước khác trong
khu vực và trên thế giới.
Chọn Năm du lịch 2011 với chủ đề là “Du lịch Di sản”, nhưng một thực trạng cho thấy,
Du lịch Di sản ở Việt Nam vẫn là một bài toán khó tìm lời giải – điều đó xuất phát từ
chính những sự thống nhất không đồng đều trong cơ cấu quản lý, triển khai thực hiện
của mô hình nhiều tiềm năng này.
(Còn nữa)
Du lịch Việt Nam: Bài toán 31% hay 85%
Tags: Thái Bình Dương, Du lịch Việt Nam, khách du lịch, toàn thế giới, quốc tế, 2 năm,
điểm đến, bài toán, thu hút, tiếp theo, 31%, ngành, 85%, hội
9
Theo công bố của Tổ chức VISA và Hiệp hội du lịch
khu vực châu Á-Thái Bình Dương (PATA), trong
cuộc khảo sát vừa thực hiện trên 5.000 khách du lịch
quốc tế từ 10 thị trường du lịch trọng điểm trên toàn

thế giới có 31% cho biết, Việt Nam sẽ là điểm đến
tiếp theo của họ trong vòng 2 năm tới.
Đó là một con số khả quan, có thể mang đến cho ngành du lịch nước nhà nhiều cơ hội
phát triển, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng lượng khách quốc tế đến Việt Nam từ mục tiêu
đạt 4,4 triệu lượt khách trong năm 2007, lên 6 triệu lượt khách vào năm 2010.
Tuy nhiên, những cơ hội đang đến cũng đặt ra cho ngành du lịch Việt Nam rất nhiều
khó khăn. Cơ sở hạ tầng, phòng ở khách sạn thiếu trầm trọng, sản phẩm du lịch nghèo
nàn vẫn là vấn đề nan giải với ngành du lịch nước nhà, không chỉ trong thời điểm hiện
tại mà ít nhất còn kéo dài thêm vài năm nữa.
Nếu vấn đề trên được cải thiện thì ngành du lịch Việt Nam mới có thể đón thêm 31%
khách du lịch “mới” và hy vọng giảm bớt tỷ lệ 85% khách quốc tế đến Việt Nam “một
đi không trở lại” vì không để lại ấn tượng tốt trong du khách.
Ngành du lịch Việt Nam đã có nhiều hướng giải quyết, đầu tư để thu hút khách quốc tế
trong giai đoạn từ nay đến năm 2010, nhưng sẽ không có nhiều thay đổi khi mà các dự
án đầu tư vẫn ì ạch, chưa thể hoàn thành.
Ngay cả TPHCM, một TP lớn đi đầu về phát triển kinh tế, nhiều dự án đầu tư phục vụ
mục tiêu thu hút du lịch trong giai đoạn đến năm 2010 vẫn chưa khả thi, còn thiếu sự
phối hợp đồng bộ giữa các ngành, chưa tạo ra thêm một sản phẩm du lịch mới nào cho 2
- 3 năm tới.
TPHCM muốn mở rộng, phát triển sản phẩm, tăng việc tham quan, mua sắm cho khách
du lịch nhưng lại thiếu bãi đỗ xe; chưa chọn được địa điểm để quy hoạch thành khu phố
đi bộ ở quận 1; tour du lịch tham quan khu phố Đông y quận 5 kết hợp với nhà hàng
thực dưỡng, chương trình nghệ thuật văn hóa dân tộc phục vụ du khách ở rạp Kim Châu
vẫn chưa thể hoàn thành, dù đã khởi động cách đây nhiều năm. Việc nâng cấp, mở rộng
các khách sạn cao cấp như Rex, Kim Đô, Grand, Majestic cũng phải chờ 2,3 năm nữa
mới hoàn thành.
Khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang là “tâm điểm” của thế giới, thu hút 60% lượng
khách trên toàn cầu. Việt Nam đang có lợi thế, là một trong những điểm đến của khách
quốc tế trong những năm tới. Rõ ràng đây là một yếu tố thuận lợi, một cơ hội không dễ
có cho ngành du lịch Việt Nam. “Thiên thời” đã có, chúng ta còn thiếu chất xúc tác tạo

ra “địa lợi, nhân hòa” để phát triển du lịch thật sự.
10
Việt Nam nằm trong 10
điểm đến hấp dẫn nhất năm
2007.
Năm 2016, VN nằm trong 10 điểm du lịch hấp dẫn nhất thế giới
Tags: Du lịch Việt Nam, nghiên cứu công nghiệp, nhất thế giới, ngành công nghiệp,
vào danh sách, bản báo cáo, hấp dẫn, nằm trong, của ngành, tăng trưởng, cơ hội, năm,
điểm, 10
Trong bản báo cáo vừa công bố “Các cơ hội của ngành công nghiệp du lịch Việt Nam
(2007 - 2009)”, Hãng nghiên cứu công nghiệp toàn cầu RNCOS dự báo Việt Nam sẽ lọt
vào danh sách 10 điểm du lịch hấp dẫn nhất thế giới vào năm 2016.
Theo tính toán của RNCOS, trong 5 năm tới (2007 - 2011), tốc độ tăng trưởng của
ngành công nghiệp du lịch Việt Nam luôn đạt mức trên 14%. Báo cáo cho biết: “Việt
Nam là một trong những nền kinh tế thể hiện sự tăng trưởng ấn tượng nhất ở châu Á.
Nước này đã đón khoảng 3,6 triệu khách du lịch quốc tế năm 2006, so với 2,1 triệu
người năm 2000. Doanh thu từ du lịch đạt 2,4 tỷ USD (chiếm 3,9% GDP), so với 1,2 tỷ
USD năm 2000”.
Các chuyên gia kinh tế của RNCOS khẳng định, nhờ sự bùng nổ của ngành công nghiệp
du lịch, sẽ có thêm nhiều cơ hội việc làm, tăng thu nhập cho người dân và tăng sức mua.
Ngành du lịch cũng sẽ đóng vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng của nền kinh tế
Việt Nam. Giao thông, y tế và các ngành công nghiệp liên quan khác cũng sẽ được
hưởng lợi từ sự bùng nổ của du lịch.
Báo cáo nhấn mạnh: “Du lịch nằm trong số những ngành công nghiệp tăng trưởng
nhanh nhất tại hầu hết các nước trên thế giới.
Tại các nước châu Á, Việt Nam nằm trong số những điểm du lịch đạt tỷ lệ tăng trưởng
cao nhất. Trong những năm gần đây, Việt Nam chào đón khách du lịch đến từ nhiều
nước, nhiều khu vực”.
Trí Đường
Cơ hội cho Du lịch Việt Nam

Tags: Thái Bình Dương, Hội An, Quảng Nam, Năm APEC, Tourism Working Group,
Hàn Quốc, phát triển nguồn nhân lực, Du lịch Việt Nam, Di sản Thế giới, đánh giá chất
lượng, nền kinh tế, trong khu vực, tạo điều kiện, Đảo Thái Bình, tăng cường, nhằm
11
Sapa một địa điểm du lịch
thu hút nhiều khách nước
ngoài
- Với chủ đề “Thúc đẩy hợp tác du lịch APEC vì sự thịnh vượng chung”, Hội nghị Bộ
trưởng Du lịch APEC lần thứ 4 đã chính thức diễn vào ngày 12/10 đến ngày 18/10 với
sự tham dự của hơn 200 bộ trưởng và quan chức thuộc ngành du lịch của 21 nền kinh tế
thành viên APEC cùng với 3 tổ chức quan sát viên APEC: ASEAN, Hội đồng hợp tác
kinh tế các quốc đảo Thái Bình Dương (PECC), Hội đồng các quốc đảo Thái Bình
Dương (PIF), và một số tổ chức du lịch khu vực và thế giới (PTA, WTO, WTTC)…
Hội nghị Bộ trưởng Du lịch APEC lần thứ 4 là cơ hội để các thành viên đánh giá tính
hiệu quả của các dự án trong khuôn khổ 4 mục tiêu chính sách của Hiến chương du lịch
APEC đã được thông qua từ năm 2000 của Hội nghị lần thứ nhất tại Hàn Quốc. Theo
đó, sau 6 năm, nhiều dự án đã được triên khai thực hiện các mục tiêu trên. Tuy nhiên,
với sự phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch toàn cầu hiện nay, cần thiết phải có nhiều
hơn nữa các đề xuất từ các nền kinh tế thành viên nhằm nâng cao hiệu quả của các dự
án.
Tại Hội nghị, báo cáo kết quả khảo sát, đánh giá chất lượng, hiệu quả dự án của Nhóm
công tác du lịch TWG (Tourism Working Group) về những vấn đề đang đặt ra đối với
du lịch APEC như bảo đảm an ninh cho du khách, chính sách phát triển du lịch, các biện
pháp nhằm đảm bảo phát triển du lịch bền vững, tạo điều kiện đi lại thuận lợi trong khu
vực, đẩy mạnh trao đổi về du lịch, giữ gìn bản sắc văn hóa nhằm phát triển du lịch bền
vững.v.v. sẽ là cơ sở để đưa ra những khuyến nghị nhằm tăng cường hợp tác du lịch
APEC cùng với việc thảo luận và thông qua nội dung triển khai ưu tiên của Năm APEC
2006 về du lịch.
Bên cạnh đó, Hội nghị cũng sẽ thảo luận một số sáng kiến của các nền kinh tế thành
viên về tăng cường hợp tác du lịch APEC trong đó Việt Nam đóng góp một số sáng kiến

như: Tổ chức Hội chợ du lịch APEC hàng năm, tổ chức diễn đàn đầu tư du lịch APEC,
mở các tuyến đường bay trực tiếp nối liền các di sản thế giới của các nước thành viên.
Hội nghị cũng sẽ thông qua “Tuyên bố Hội An về tăng cường hợp tác Du lịch APEC”,
khẳng định quyết tâm của các bộ trưởng trong thúc đẩy hợp tác du lịch, coi du lịch là
một trong những lĩnh vực ưu tiên hợp tác của APEC, khuyến khích các nền kinh tế
thành viên tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực du lịch, tiêu
chuẩn hóa dịch vụ, sớm áp dụng tài khoản vệ tinh du lịch, tăng cường phối hợp giữ khu
vực nhà nước và tư nhân trong phát triển du lịch, chia sẻ thông tin.v.v.
Tác động của Hội nghị Bộ trưởng Du lịch APEC lần thứ 4 (TMM) đến du lịch Việt
12
Nam hết sức to lớn, bởi hầu hết các thị trường
nguồn du lịch Việt Nam đều nằm trong khu
vực APEC. Việc tổ chức TMM sẽ tạo điều
kiện củng cố, thúc đẩy và tăng cường hợp tác
du lịch song phương và đa phương với các nền
kinh tế thành viên APEC, tạo cơ sở khai thác
tốt hơn nữa nguồn lức bên ngoài phục vụ phát
triển du lịch.
Đây cũng là dịp để tăng cường quảng bá hình
ảnh du lịch Quảng Nam - “Một điểm đến hai di
sản thế giới”, góp phần tạo nên hình ảnh đậm
nét về một nước Việt Nam năng động cởi mở, mến khách và là một điểm đến an toàn,
hấp dẫn với du khách khu vực và quốc tế. Mặt khác, đây cũng là cơ hội tốt để du lịch
Việt Nam nâng cap chất lượng dịch vụ, đào tạo nguồn nhân lực du lịch, đáp ứng yêu cầu
ngày càng cao, tăng sức cạnh tranh thu hút du khách trong hội nhập kinh tế quốc tế, đặc
biệt là sau khi Việt nam gia nhập WTO.
Nhân lực cho ngành du lịch : Bài toán quá khó ?
Việt Nam nằm trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nơi có tốc độ tăng trưởng về
lượng khách quốc tế đến cao nhất thế giới. Nhưng nguồn nhân lực phục vụ ngành du
lịch vẫn còn "đuối sức" so với tốc độ tăng trưởng khi hiện chỉ có 30% lao động trong

ngành du lịch được qua đào tạo.
Làm thế nào để đạt mục tiêu 80% nhân lực qua đào tạo trong năm 2015 đang là bài toán
đặt ra cho ngành du lịch Việt Nam .
Cầu vượt xa cung
Du lịch đã được xác định là một ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam với mục tiêu đạt
6 triệu khách du lịch quốc tế, 25 triệu khách nội địa, doanh thu du lịch đạt 4 - 4,5 tỷ
USD trong năm 2010. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Du lịch Việt Nam, trong giai
đoạn từ năm 1990-2007, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đã tăng gấp 17 lần, từ
250.000 lượt của năm 1990 lên 4,2 triệu lượt trong năm 2007. Theo đó, lực lượng lao
13
động trong ngành cũng tăng cao, từ 20.000 lao động của năm 1990 lên hơn 1 triệu hiện
nay.
Theo dự báo, đến năm 2015, du lịch Việt Nam cần khoảng 1,5-2 triệu lao động. Hiện cả
nước có khoảng 40 trường đại học có khoa du lịch, 83 trường cao đẳng và trung cấp du
lịch, hàng năm đào tạo hàng chục ngàn học sinh và sinh viên làm việc trong ngành du
lịch. Tuy nhiên, phần lớn chỉ được đào tạo ở phần nổi, chưa đi sâu vào chuyên ngành,
thiếu thực tiễn vì công tác đào tạo vẫn còn nhiều hạn chế về cơ sở vật chất, tài liệu và
đội ngũ giảng dạy.
Ông Nguyễn Mạnh Cường, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam thừa
nhận, nguồn nhân lực phục vụ du lịch Việt Nam vẫn còn yếu, hiện chỉ có 30% nhân lực
làm trong ngành du lịch được qua đào tạo bài bản, chất lượng sản phẩm du lịch của Việt
Nam vẫn còn thua xa nhiều nước trong khu vực. Đây là thách thức lớn của ngành du
lịch Việt Nam trong "cuộc chiến" cạnh tranh thị phần. Nếu không xây dựng được sản
phẩm du lịch và dịch vụ có chất lượng thì sẽ rất khó cạnh tranh với các nước.
Ngành du lịch Việt Nam đang hướng tới mục tiêu trong năm 2015: 80% lao động phục
vụ du lịch được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ; 100% cơ sở đào tạo có chương trình đáp
ứng yêu cầu thực tiễn, với 100% giáo viên được đào tạo và chuẩn hóa… Những con số
quá lớn này dường như là những mục tiêu "quá sức" với ngành du lịch Việt Nam trong 7
năm tới.
Bài học từ các nước

Thực tế hiện nay, trong đào tạo nhân lực cho ngành du lịch, các trường đào tạo tại Việt
Nam thiếu cơ sở vật chất để học viên thực tập, điều này làm cho học viên thiếu nhiều kỹ
năng khi ra thực tế. Trong thời gian gần đây, một số trường đã hướng đầu tư vào cơ sở
vật chất để nâng cao đào tạo.
Trong đó, Saigontourist đã có đề án xây dựng khách sạn, làm nơi thực tập cho học sinh
Trường Trung học Nghiệp vụ Du lịch Khách sạn TPHCM. Ông Hà Thanh Hải, Phó
Tổng Giám đốc khách sạn Sofitel Metropole Hà Nội ( thuộc tập đoàn quản lý khách sạn
Accor của Pháp ) nhận xét, với tốc độ phát triển nhanh chóng như hiện nay, vấn đề
tuyển dụng và đào tạo nhân viên lao động cho khách sạn càng trở nên cấp thiết.
Đây là một thách thức lớn không chỉ riêng với Sofitel Metropole Hà Nội mà cho nhiều
khách sạn cao cấp khác ở Hà Nội, nhất là khi nhiều khách sạn cao cấp đang được đẩy
nhanh xây dựng tại Hà Nội, TPHCM. Ông Hải cho biết, Sofitel Metropole Hà Nội xác
định đào tạo tại chỗ, đến các trường đào tạo nói chuyện, định hướng công việc cho học
viên, "săn" người từ lúc các học viên còn ở trường. Theo quy định của tập đoàn Accor,
mỗi cán bộ, nhân viên của khách sạn phải được đào tạo, nâng cao kiến thức 4 giờ/tháng.
Tham dự hội nghị Đảm bảo chất lượng phát triển nguồn nhân lực du lịch, vừa diễn ra tại
TPHCM vào đầu tháng 11-2008, tiến sĩ Steven Chua, Chủ tịch Học viện đào tạo du lịch,
14
khách sạn SHATEC (Singapore) đánh giá "Du lịch ở các nước châu Á đang phát triển
nhanh chóng, rất nhiều quốc gia đã đưa ra nhiều chương trình cũng như chiến lược phát
triển du lịch. Nhưng với tốc độ phát triển nhanh như "nấm mọc sau mưa" hiện nay, các
chương trình đào tạo nguồn nhân lực không thể theo kịp. Nguồn nhân lực chất lượng
cao vẫn thiếu".
Theo nhận định này thì vấn đề nguồn nhân lực cho ngành du lịch không phải là vấn đề
của riêng Việt Nam, mà nó cũng là vấn đề "nóng" của nhiều nước, ngay cả những nước
phát triển như Singapore, Nhật Bản. Thực tế việc đầu tư cơ sở hạ tầng chỉ cần một thời
gian ngắn, nhưng xây dựng đội ngũ phải cần thời gian dài. Khi phát triển du lịch, ngành
du lịch phải trải qua một số thách thức trong ngắn hạn, đó là người lao động có thể làm
nhiều giờ hơn, với mức lương thấp và khách hàng khó tính hơn. Tiến sĩ Steven Chua lưu
ý, phải đào tạo từng yếu tố nhỏ thành kỹ năng cho học viên. Ở Học viện SHATEC, ông

cho biết có cả việc dạy cho học viên cách bóc, gọt từng loại trái cây.
Lấy ví dụ từ Malaysia, ông Alex Rajakumar, Giám đốc Trung tâm Du lịch khối thịnh
vượng chung (CTC) (Malaysia) cho rằng, Chính phủ nước này giữ vai trò đầu tàu trong
sự thúc đẩy để ngành du lịch cất cánh! Với 26 triệu dân, Malaysia không có nhiều di sản
văn hóa cũng như thắng cảnh đẹp như Việt Nam, nhưng trong 2 năm trở lại đây,
Malaysia đã xây dựng một chiến lược quốc gia về phát triển du lịch; kết quả của chiến
dịch đầu tư này, Malaysia đón khoảng 20 triệu khách quốc tế trong năm 2007 .
Du lịch Việt Nam hụt hơi - Bài 2: Như “chim cánh cụt”
15:08:08 09/08/2011
Sau khi trừ chi phí giá vé máy bay, thuế phi trường, nhà cung ứng dịch vụ tour tại Thái
Lan chỉ còn trong tay khoảng 100 USD/khách để lo tất tật mọi thứ trong hành trình phục
vụ khách Việt Nam tại Thái Lan 5 ngày. Tự thân một công ty du lịch Thái Lan không
thể làm được nhưng cả ngành du lịch Thái có thể làm được điều đó. Và bù vào khoản
chênh này là tiền thu được từ các dịch vụ, mua sắm mà du khách phải “tự nguyện” bỏ
ra.
Phối hợp nhịp nhàng
Trên hành trình tour đến Thái vào cuối tháng 7 vừa qua, anh hướng dẫn viên du lịch vui
tính, nói rành tiếng Việt và am hiểu về Việt Nam đã giới thiệu cho khách đi đoàn rằng:
Tôi là người ủng hộ phe “áo đỏ”, nhưng xe đang chở các bạn đi là của phe “áo vàng”.
Tại Thái Lan, du lịch là một ngành kinh tế quan trọng, là thuốc thử số 1 được mang ra
đong đếm hiệu quả trong chính sách phát triển kinh tế của đảng nắm quyền điều hành
đất nước. Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, Chính phủ Thái Lan hỗ trợ doanh nghiệp
1/3 chi phí tour cho khách quốc tế. Đây là động lực lớn nhất để doanh nghiệp đầu tư,
phát triển du lịch.
15
Và điều này có thể lý giải vì sao chỉ có 100 USD/khách, nhưng các doanh nghiệp (DN)
của Thái vẫn đón, phục vụ khách chu đáo. Ở Thái Lan, tất cả các điểm du lịch đều do tư
nhân đầu tư, khai thác, kết hợp với ngành du lịch để cùng có lợi.
Đền Angkor Wat (Campuchia) thu hút đông khách du lịch VN tham quan.
Qua câu chuyện của anh hướng dẫn viên, chúng tôi ngạc nhiên hơn khi biết rằng, một

công ty tư nhân kinh doanh đá quý của Thái có cả ngàn chiếc xe chở khách du lịch, dù
họ không phải công ty khai thác tour du lịch! Đơn giản, họ sẽ chở khách cho công ty
nào đưa khách vào tham quan, mua sắm ở công ty đá quý của họ! Các DN du lịch Việt
Nam thán phục bởi cách phối hợp chặt chẽ của các DN Thái. Mỗi DN được phân công
một nhiệm vụ, “trên bảo, dưới nghe” và đó là thế mạnh của ngành du lịch Thái.
Campuchia tự hào với di sản Angkor, cả quần thể Angkor ở Siêm Riệp cũng được giao
cho tư nhân khai thác. Những ai đã đến Angkor sẽ không chê vào đâu được khi nhìn
thấy cách làm du lịch rất chuyên nghiệp ở đây. Sạch sẽ, thân thiện với môi trường, “ăn
xin” cũng lịch sự và ngồi đúng chỗ! Áp dụng tiêu chuẩn quản lý ISO 14001, dù Angkor
ở trong rừng nhưng trên đường đi và tại các ngôi đền luôn có người quét lá cây, dọn dẹp
sạch sẽ.
Còn ở Việt Nam, trong nhiều năm nay, mỗi lần họp bàn giải quyết khó khăn cho DN,
các công ty du lịch đều đề xuất nhà nước không đánh thuế nhập khẩu xe phục vụ cho du
lịch. Lãnh đạo Saigontourist đã nhiều lần bức xúc, tiền mua một chiếc xe giá chỉ có 1 tỷ
đồng, nhưng DN phải chi 2 tỷ đồng để mua vì mất thêm tiền thuế nhập khẩu 100%. Số
tiền đầu tư đội lên cao, vòng quay khấu hao sẽ lâu hơn, dẫn đến việc xe kém chất lượng,
kém cạnh tranh.
Hiện tại, chỉ có những DN du lịch lớn mới dám bỏ tiền ra đầu tư mua xe, chủ yếu để
làm thương hiệu hơn là kinh doanh. Không có nhiều sự ủng hộ từ chính sách khuyến
khích của nhà nước, hầu hết DN du lịch Việt Nam phải tự thân vận động. Với kiểu
16
“mạnh ai nấy làm”, “trên bảo, dưới không nghe” là hệ quả tất yếu của sự phát triển ì
ạch, giậm chân tại chỗ của ngành.
Ông Nguyễn Văn Mỹ, Giám đốc Công ty Dã ngoại Lửa Việt, bức xúc, Việt Nam không
thua các nước trong khu vực về danh lam thắng cảnh, thậm chí còn đa dạng hơn, nhưng
ta không thể chuyển được thành thế mạnh, hấp dẫn. Cách làm du lịch của Việt Nam như
du lịch “chim cánh cụt” - chúng ta bất lực nhìn các nước xung quanh tung cánh bay lên.
“Đặc sản” và cách moi tiền du khách
Khi dẫn đoàn đến Pattaya - thành phố vui chơi về đêm ở phía Đông Nam của Thái Lan,
anh bạn hướng dẫn viên nói trên so sánh khiêm tốn, biển Pattaya không bằng Nha Trang

của Việt Nam, nhưng ở đây có những cái lạ! Đó là sex tour, những màn biểu diễn hoành
tráng, sinh động có một không hai của những người chuyển đổi giới tính. Quả thật,
không cần nhiều, chỉ bấy nhiêu đó cũng đã tạo nên thương hiệu, “đặc sản” cho ngành du
lịch Thái.
Những đặc sản mới nghe qua có gì đó không phù hợp với đất nước có đến 95% dân số
theo Phật giáo như Thái Lan. Nhưng Thái Lan đã tách bạch được giữa văn hóa và kinh
doanh. Và họ nổi tiếng khắp thế giới với “đặc sản” này, buộc khách khi đến phải khám
phá để biết “đặc sản” như thế nào? Đặc sản không có trong chương trình tour. Ngành du
lịch Thái đã đưa bạn đến Thái với một cái giá quá rẻ, muốn xem “đặc sản” bạn phải bỏ
tiền túi với giá không rẻ, khoảng 50 - 60 USD/khách/show.
Những ai đã đến Thái du lịch đều thừa nhận, các dịch vụ từ nhỏ đến lớn đều biết cách
moi tiền du khách. Chương trình tour đưa khách đi tắm biển nhưng khách phải trả tiền
thuê ghế để ngồi. Bạn muốn chụp hình với người chuyển giới, với chim, cọp, voi… đều
phải trả tiền, với giá khá mềm, khoảng 50 bath/người/lần (35.000 đồng). Du khách bị
móc túi, nhưng trên tinh thần tự nguyện!
Shopping là một trong những điểm nhấn để du khách xài tiền, trong chương trình tour
có hẳn 1 ngày để du khách tự do mua sắm, khám phá Bangkok. Thái Lan đã thành công
với tên gọi “Thiên đường mua sắm” qua những chiến dịch và các tháng bán hàng
khuyến mãi giá rẻ trong năm. “Đã đến Thái phải mua - đã mua phải mua nhiều”, du
khách đều phấn khởi chi tiền ra mua quần áo, túi xách, quà cáp với số tiền nhiều hơn
tiền mua tour.
Chị Kim Tuyến (quận 4, TPHCM) cho biết, vào trung tâm mua sắm MBK, chị như bị bỏ
bùa mê, hút vào các gian hàng quần áo, túi xách vì giá khá rẻ so với Việt Nam. Sau hơn
nửa ngày lang thang ở MBK, chị đã chi hơn 10 triệu đồng để mua quần áo, túi xách làm
quà tặng cho gia đình.
Nếu phát triển tốt du lịch sinh thái, thắng cảnh mà không kèm theo các sản phẩm, dịch
vụ, giải trí như mua sắm, casino thì ngành du lịch chưa thể moi tiền của du khách và bài
17
toán doanh thu du lịch sẽ chịu tác động mạnh từ yếu tố này. Du lịch Việt Nam đang
thiếu các dịch vụ giải trí, mua sắm hàng tiêu dùng giá rẻ để du khách xài tiền.


Du lịch mua sắm đóng góp rất lớn vào kinh tế Thái Lan. Theo kết quả nghiên
cứu của MasterCard Worldwide, du lịch mua sắm ở Bangkok không còn là mua
sắm giá rẻ mà nâng lên mức cao hơn. Theo ước tính, trung bình mỗi du khách
đến Bangkok chi tiêu 1.250USD. Còn tại Việt Nam hiện nay, mức chi tiêu của
du khách nước ngoài ở mức khá thấp, trung bình dưới 700USD cho tour 7 ngày
ở Việt Nam.
Liên kết giữa các địa phương: Điểm yếu của du lịch
14:08:13 12/08/2011
"Bắt tay" làm du lịch một cách bài bản, chuyên nghiệp và hiệu quả giữa các địa phương
đã được bàn đến từ lâu, không ít văn bản hợp tác đã được ký. Thế nhưng, thời gian cứ
trôi còn những lời cam kết hợp tác vẫn chỉ ở trên giấy.
"Thân ai nấy lo"
Mới đây, tại TP Đà Nẵng, hội thảo "Liên kết phát triển 7 tỉnh duyên hải miền Trung"
được tổ chức. Với lợi thế bờ biển trải dài cùng nhiều di sản thế giới, các điểm đến hấp
dẫn, một lần nữa vấn đề hợp tác phát triển du lịch giữa các tỉnh miền Trung lại được bàn
luận. Không phải đến bây giờ mà đã từ lâu, các tỉnh có tiềm năng phát triển ngành "công
nghiệp không khói" ở miền Trung đã ngồi lại với nhau, "hứa" sẽ phối hợp để đưa du
lịch lên tầm cao mới. Hàng chục cuộc họp được tổ chức, nhiều bản ký kết đã ra đời
nhưng triển khai lại chưa được bao nhiêu.
Theo Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), mỗi năm miền Trung đón hàng triệu
lượt khách quốc tế nhưng thời gian lưu trú trung bình của du khách tại Thừa Thiên Huế,
Đà Nẵng, Hội An chỉ là 1,5 - 2,5 ngày với mức chi tiêu trung bình
76USD/khách/ngày. Lý giải vì sao tiềm năng du lịch của miền Trung lớn mà lại không
hấp dẫn du khách, các nhà hoạch định chính sách, doanh nghiệp cho rằng, do thiếu một
chiến lược phát triển mang tính liên vùng cao. Mặc dù hiện nay các địa phương đều có
quy hoạch định hướng phát triển du lịch nhưng sự gắn kết vùng, miền còn hạn chế và
quan trọng hơn là thực hiện chưa tốt những cam kết về liên kết. "Mỗi tỉnh vẫn cứ làm du
lịch theo cách "thân ai nấy lo, mạnh ai nấy làm". Chỉ riêng trong hai tháng 6 và 7 vừa
qua, cùng lúc cả 4 tỉnh là Khánh Hòa, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế và Ninh Thuận đều tổ

chức lễ hội du lịch biển. Hình thức tổ chức na ná nhau vào cùng một thời điểm không
chỉ khiến cho du khách nhàm chán mà còn gây ra sự lãng phí, trong khi hiệu quả thu
được lại chẳng như mong muốn, khách du lịch bị san sẻ ra bốn nơi. Nếu biết cách tổ
chức các lễ hội theo hình thức khác nhau, vào thời gian hợp lý và điểm đến này quảng
18

×