Ngày kiểm tra: 9A… /…./2011
9B…./…./2011
Tiết 55: KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
I. Mục đích kiểm tra:
1. Kiến thức
Chương I: Sinh vật và môi trường:
- Xác định được các nhóm nhân tố sinh thái (vô sinh, hữu sinh)
- Xác định được nhiệt độ ảnh hưởng đến hoạt động sinh lí của thực vật.
- Nhận biết được mối quan hệ cộng sinh giữa các loài sinh vật
- Xác định được các mối quan hệ khác loài qua các vi dụ.
- Đối chiếu kiến thức đã học để xác định được các sinh vật hằng nhiệt.
- Sắp xếp được các mối quan hệ khác loài qua các ví dụ minh họa.
Chương II: Hệ sinh thái:
- Xác định được đặc điểm cơ bản của quần thể sinh vật.
- Nhận biết được loài đặc trưng trong quần xã sinh vật
- Hiểu được thế nào là một chuỗi thức ăn đầy đủ.
- Giải thích được nguyên nhân của việc phát triển dân số hợp lí đối với quốc
gia.
- Xây dựng được một số chuỗi thức ăn đơn giản.
2. Kỹ năng
- Nhận biết được một số nhân tố sinh thái trong môi trường sống và ảnh
hưởng đến lên đời sống sinh vật.
- Học sinh đọc được sơ đồ một chuỗi thức ăn cho trước và xây dựng được
những chuỗi thức ăn đơn giản.
- Nhận biết được các thành phần của hệ sinh thái ngoài thiên nhiên.
3. Thái độ
Xây dựng tình yêu thiên nhiên và ý thức bảo vệ thiên nhiên.
II. Hình thức kiểm tra:
- Kiểm tra kết hợp TNKQ + TL
- Học sinh làm bài tại lớp.
III. Thiết lập ma trận
Mức độ
Nội dụng
Nhận biết Thông hiểu
Vận dụng
Thấp Cao
TN TL TN TL TN TL TN TL
Chương I:
Sinh vật và môi
trường
(4 tiết)
- Xác định được
các nhóm nhân
tố sinh thái (vô
sinh, hữu sinh)
- Xác định được
nhiệt độ ảnh
hưởng đến hoạt
động sinh lí của
- Đối chiếu kiến
thức đã học để
xác định được
các sinh vật
hằng nhiệt.
- Sắp xếp được
các mối quan
hệ khác loài
qua các vi dụ.
thực vật.
- Nhận biết được
mối quan hệ
cộng sinh giữa
các loài sinh vật
- Trình bày được
nguyên nhân của
hiện tượng tỉa
cành tự nhiên ở
thực vật.
Tỉ lệ %: 50
Số điểm: 5
Số câu: 6
3
2
1
1,25
1
0,25
1
1,5
Chương II:
Hệ sinh thái
(4 tiết)
- Xác định được
đặc điểm cơ bản
của quần thể sinh
vật.
- Nhận biết được
loài đặc trưng
trong quần xã
sinh vật
- Hiểu được thế
nào là một chuỗi
thức ăn đầy đủ.
- Giải thích
được ý nghĩa
của việc phát
triển dân số hợp
lí đối với quốc
gia.
- Xây dựng
được một số
chuỗi thức ăn
đơn giản gồm
nhiều mắt
xích.
Tỉ lệ %: 50
Số điểm: 5
Số câu: 5
2
0,5
1
0,25
1
2,75
1
1,5
Tổng số câu: 11 6 3 2
Tổng số điểm: 10 3,75 3,25 3
Tỉ lệ %: 100% 37,5% 32,5% 30%
IV. Nội dung kiểm tra:
Phần I: Trắc nghiệm khách quan. (3 điểm)
Câu 1: (1,5 điểm) Khoanh vào chữ cái a,b,c hoặc d trước câu trả lời đúng:
1.1. Nhóm động vật nào sau đây không thuộc nhóm động vật biến nhiệt?
a. Cá sấu, ếch đồng, giun đất c. Cá voi, mèo, chim bồ câu
b. Thằn lằn, tắc kè, cá chép d. Cá rô phi tôm đồng, cá thu
1.2. Nhiệt độ có ảnh hưởng đến quá trình nào sau đây của thực vật:
a. Quang hợp s c. Thoát hơi nước
b. Hô hấp d. Cả a, b và c đều đúng
1.3.Quan hệ giữa hai loài sống chung với nhau và cả hai loài cùng có lợi là mối
quan hệ nào?
a. Quan hệ cộng sinh. c. Quan hệ hội sinh.
b. Quan hệ kí si sinh. d. Quan hệ sinh vật ăn sinh vật khác.
1.4. Đặc điểm nào dưới đây là cơ bản nhất đối với quần thể?
a. Quần thể sinh vật là tập hợp các
cá thể trong cùng một loài
c. Các cá thể trong quần thể cùng sinh
sống trong một khoảng không gian xác
định.
b. Các cá thể trong quần thể cùng d.Quần thể có khả năng sinh sản, tạo
tồn tại ở một thời nhất định. thành những thế hệ mới.
1.5. Cho các chuỗi thức ăn sau: Trong các chuỗi thức ăn trên chuỗi nào là đúng:
a. Lúa → Sâu → Ngóe → ếch c. Sên trần → cóc → Thằn lằn → Rùa
b. Cỏ → Trâu → Gà→ Cáo d. Cây xanh → Ốc → Ba ba → Rắn
1.6. Loài nào sau đây là loài đặc trưng trong quần xã sinh vật ở vùng sa van?
a. Ngựa vằn c. Voi
b. Hươu cao cổ d. Sư tử
Câu 2: (1,5 điểm) Hãy sắp xếp thông tin ở cột A với cột B cho phù hợp và ghi vào
cột kết quả trong bảng sau:
Cột A
(Các nhóm nhân tố sinh thái)
Trả lời Cột B
(Các nhân tố sinh thái)
1. Nhóm nhân tố vô sinh 1 a. Vi sinh vật, nấm.
b. Khí hậu (ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm )
c. Động vật (Động vật có xương và
động vật không xương).
d. Thực vật
e. Thổ nhưỡng.
g. Nước (mặn, lợ, ngọt).
2. Nhóm nhân tố hữu sinh 2
Phần II: Tự luận. (7 điểm)
Câu 1: (1,5 điểm) Cho các loài sinh vật sau: Cây xanh, thỏ, hổ, mèo, chuột, vi
sinh vật, chim đại bàng. Hãy vẽ sơ đồ của 4 chuỗi thức ăn có số mắt xích theo thứ
tự lần lượt bằng: 3, 4, 5, 6.
Câu 2: (2,75 điểm) Ý nghĩa của việc phát triển dân số hợp lý trong sự phát triển
kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia?
Câu 3: (1,25 điểm) Trình bày nguyên nhân của hiện tượng tỉa cành tự nhiên?
Câu 4: (1,5 điểm) Hãy xếp các sinh vật dưới đây theo từng nhóm quan hệ khác
loài (cộng sinh, hội sinh, cạnh tranh, ký sinh, Sinh vật này ăn sinh vật khác).
Cỏ dại và lúa, cáo với gà, nấm với tảo hình thành địa y, dê và bò trên một
đồng cỏ, sán lá sống trong gan động vật, đại bàng và thỏ, một số loài sâu bọ sống
trong tổ mối hoặc tổ kiến, rận bám trên da trâu.
V. Đáp án và hướng dẫn chấm:
Phần I: Trắc nghiệm khách quan. (3 điểm)
Câu 1: (1,5 điểm)
Ý 1.1 1.2 1.3 1.4 1.5 1.6
Đáp án c d a d d b
Điểm 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25
Câu 2: (1,5 điểm) Mỗi ý đúng 0,25 điểm
Ý 1 2
Đáp án b, e, g a, c, d
Điểm 0,75 0,75
Phần II: Tự luận. (7 điểm)
Câu Đáp án Điểm
1 1. Cây xanh -> Thỏ -> vi sinh vật. 0,25
(1,5 điểm)
2. Cây xanh -> Thỏ -> Đại bàng -> Vi sinh vật.
3. Cây xanh -> Chuột -> Mèo -> Đại bàng -> Vi sinh vật.
4. Cây xanh -> Chuột -> Mèo -> Đại bàng -> Hổ -> Vi sinh vật.
(Chú ý học sinh có thể vẽ sơ đồ theo cách khác nếu đúng vẫn cho điểm)
0,25
0,5
0,5
2
(2,75 điểm)
- Phát triển dân số hợp lý là không để dân số phát triển quá
nhanh dẫn đến:
+ Thiếu nơi ở, nguồn thức ăn, nước uống.
+ Gây ô nhiễm môi trường, tài nguyên thiên nhiên bị kiệt quệ.
+ Thiếu trường học, bệnh viện, thiếu kiến thức về các lĩnh vực
khoa học kĩ thuật.
+ Dẫn đến đói nghèo…
- Việc phát triển dân số hợp lý nhằm đảm bảo chất lượng cuộc
sống cho mỗi cá nhân, mỗi gia đình và toàn xã hội nhằm sử
dụng hợp lý tài nguyên, môi trường của đất nước để mọi người
trong xã hội đều được môi trường chăm sóc, có điều kiện phát
triển tốt.
0,5
0,5
0,5
0,5
0,75
3
(1,25 điểm)
- Các cành phía dưới tiếp nhận ít ánh sáng nên quang hợp kém,
tổng hợp được ít chất hữu cơ.
- Lượng hữu cơ tích lũy không đủ bù lượng tiêu hao do hô hấp
và kèm theo khả năng lấy nước kém nên cành phía dưới bị khô
dần và sớm rụng.
0,5
0,75
4
(1,5 điểm)
- Quan hệ cộng sinh: nấm với tảo hình thành địa y.
- Quan hệ hội sinh: một số loài sâu bọ sống trong tổ mối hoặc tổ
kiến.
- Quan hệ cạnh tranh: Cỏ dại và lúa, dê và bò trên một đồng cỏ.
- Quan hệ ký sinh: Sán lá sống trong gan động vật, rận bám trên
da trâu.
- Sinh vật này ăn sinh vật khác: Cáo với gà, đại bàng và thỏ.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5