Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

GIẢI PHÁP NÂNG CAO VỊ THẾ VÀ HÌNH ẢNH NGƯỜI VIỆT NAM VỚI CỘNG ĐỒNG QUỐC TẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (371.57 KB, 26 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
o0o
ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC
ĐỀ TÀI:
GIẢI PHÁP NÂNG CAO VỊ THẾ VÀ HÌNH ẢNH NGƯỜI VIỆT
NAM VỚI CỘNG ĐỒNG QUỐC TẾ
SINH VIÊN THỰC HIỆN : ĐINH NGỌC ANH
MÃ SINH VIÊN : A20310
NGƯỜI HƯỚNG DẪN : THS. NGUYỄN ĐỨC HƯỞNG
HÀ NỘI - 2014MỤC LỤC
PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
− Về thực tiễn.
Thời gian gần đây tại Hà Nội xảy ra tình trạng “chặt chém” du khách nước ngoài,
khách nước ngoài khi mua hàng hóa phải chịu mức giá cao hơn, đôi khi là gấp nhiều
lần so với người trong nước. Tình trạng này liên tục được người nước ngoài phản ánh
lại với tần suất nhiều lần trên tuần, được báo chí và thời sự đưa tin. Chúng ta cần phải
xem xét lại tình trạng này bởi nó làm xấu đi cái cách nhìn của người nước ngoài đối
với người dân Hà Nội cũng như người Việt Nam. Chỉ cần một sự việc xấu cũng có thể
phá hỏng công sức mà nhiều người Việt Nam đang ra sức thực hiện, đó là xây dựng và
tạo vị thế hình ảnh người Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế.
Cha ông ta từ xưa đã nhiều lần bàn về nghệ thuật tạo dựng, xây dựng hình ảnh
con người. Hình ảnh ấy giúp người đối diện chú ý, phân biệt bạn với những người
khác hay nói cách khác khi bạn tạo được hình ảnh của bản thân bạn với người đối
diện, tức là bạn đã có một vị thế trong mắt người đó. Nếu hình ảnh của bạn đủ tốt
trong mắt ai đó thì bạn sẽ được người đó quan tâm, chia sẻ lợi ích hoặc ít nhất là bạn
sẽ không bị lãng quên, chịu sự cô độc trên trái đất này.
− Về lý luận.
Cũng giống như xây dựng hình ảnh và tạo vị thế của một con người thì việc xây


dựng hình ảnh và tạo vị thế của một dân tộc cũng cần phải có nghệ thuật. Từ xưa thì
hình ảnh con người Việt Nam ta trong mắt bạn bè nước ngoài là một dân tộc yêu nước,
giản dị đến mộc mạc, thật thà, gần gũi, chăm chỉ, chịu thương, chịu khó. Hiện nay
trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng mở rộng, sự giao lưu về mọi mặt như văn hóa,
kinh tế, thương mại giữa các nước ngày càng “nở rộ” không ngừng thì chúng ta vẫn
còn thiếu nhiều yếu tố để hòa nhập với cộng đồng thế giới. Việc tạo dựng vị thế và
nâng cao hình ảnh con người Việt Nam thật tốt, thân thiện trong mắt bạn bè quốc tế là
điều vô cùng quan trọng. Người Việt Nam ta phải ra sức xây dựng hình ảnh, thương
hiệu của chúng ta, vừa là để hoàn thiện bản thân vừa để hòa nhập, tạo vị thế, chỗ đứng
với cộng đồng thế giới. Đây luôn là một vấn đề cực kì cấp thiết, luôn cần phải được
thảo luận đến và cần thực hiện ngay lập tức.
2. Mục đích nghiên cứu
− Ý nghĩa khoa học:
Đưa ra một số giải pháp góp một phần công sức vào việc nâng cao vị thế và hình
ảnh con người Việt Nam tốt đẹp hơn trong mắt bạn bè, cộng đồng quốc tế.
Cải thiện được một số thói quen xấu của người Việt Nam khi tiếp xúc với người
nước ngoài.
Xây dựng Việt Nam là một điểm đến hấp dẫn, thân thiện, ứng xử có văn hóa với
người nước ngoài.
− Ý nghĩa thực tiễn:
Tìm hiểu thực trạng hiện nay người nước ngoài, khách du lịch nhìn nhận con
người Việt Nam như thế nào.
Tìm ra một số tính cách tốt của người Việt Nam trong cách nhìn của người nước
ngoài để giữ gìn và phát huy nó.
Khắc phục một số tính cách, các cư xử không tốt của người Việt Nam.
Tìm hiểu những khác biệt về văn hóa nước ngoài để có thể giao tiếp, ứng xử
cũng như làm việc với người nước ngoài khéo léo và có nghệ thuật hơn.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ nghiên cứu của đề cương cũng như báo cáo sau này sẽ tập trung vào 3
phần và được trình bày thành 3 chương:

− Cơ sở lý luận về xây dựng vị thế, tạo dựng thương hiệu và nâng cao hình ảnh con
người của một đất nước.
− Phân tích, đánh giá thực trạng hình ảnh con người Việt Nam trong mắt người
nước ngoài.
− Đưa các giải pháp nhằm tạo dựng vị thế và nâng cao hình ảnh con người Việt
Nam đối với bạn bè, cộng đồng quốc tế.
4. Đối tượng nghiên cứu
Trong phạm vi đề cương hiện tại và bài nghiên cứu khoa học sau này, tác giả tập
trung nghiên cứu đến đối tượng chính đó là “Vị thế và hình ảnh con người Việt Nam
trong mắt người nước ngoài, cộng đồng quốc tế.”
5. Khách thể nghiên cứu
Xuất phát từ đối tượng nghiên cứu trình bày ở trên, khách thể mà tác giả nghiên
cứu chủ yếu sẽ là:
− Người nước ngoài đến du lịch đến Việt Nam.
− Người nước ngoài đang sinh sống, học tập và làm việc tại Việt Nam.
6. Phạm vi nghiên cứu
− Phạm vi đối tượng nghiên cứu:
Vị thế và hình ảnh con người Việt Nam với người nước ngoài tại Hà Nội.
− Phạm vi khách thể nghiên cứu:
Người nước ngoài đến du lịch hoặc học tập, sinh sống, làm việc tại Hà Nội.
− Phạm vi địa bàn nghiên cứu:
Trong nội thành Hà Nội, các quận nhiều người nước ngoài và khách du lịch như:
quận Hoàn Kiếm, Ba Đình và Tây Hồ cụ thể khu vực phố cổ, hồ Gươm, một số khách
sạn quốc tế: Sheraton, Deawoo, trung tâm giải trí, khu thương mại Lotte, Tràng Tiền,
… là một số địa điểm thuộc địa bàn mà tác giả tập trung nghiên cứu.
− Phạm vi thời gian nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu vấn đề “vị thế và hình ảnh của người Việt Nam” sẽ được xác
định ở thời điểm hiện tại, trong bối cảnh đất nước chúng ta đang ngày càng hòa nhập
sâu hơn với cộng đồng thế giới: người nước ngoài sống, học tập, làm việc và đến du
lịch Việt Nam là phổ biến.

− Về cỡ mẫu nghiên cứu:
Tác giả dự kiến sẽ tiến hành cuộc khảo sát thực tế bằng bảng hỏi với khoảng 300
mẫu tại phạm vi địa bàn trình bày ở trên trong khoảng 03 tuần liên tục. Việc phân định
cỡ mẫu sẽ được phân theo một số yếu tố định tính theo:
+ Giới tính.
+ Độ tuổi.
+ Quốc tịch.
+ Ngành nghề làm việc.
+ Thời gian ở Việt Nam.
7. Giả thuyết nghiên cứu
Trong tầm kiến thức hạn hẹp, với đề tài nghiên cứu khoa học này, tác giả xin
được đưa ra 3 giả thuyết nghiên cứu sau:
Để nâng cao vị thế và hình ảnh con người Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế cần
có những giải pháp đồng bộ và thống nhất từ các cấp lãnh đạo cho đến từng người dân.
Hình ảnh trong mắt bạn bè nước ngoài có vị trí như thế nào thể hiện bộ mặt của mỗi cá
nhân, của cả đất nước chứ không phải là câu chuyện của riêng ai.
Cá nhân ra sức rèn luyện phẩm chất cơ bản, hiện đại hóa, cập nhật tri thức, đạo
đức cho riêng mình cũng đã chính là nâng cao hình ảnh con người Việt Nam. Nhiều cá
nhân cùng phấn đấu không ngừng thì không những sẽ đạt được mục đích đề ra mà còn
làm rạng danh dân tộc, không thua kém bất kỳ dân tộc nào khác trên thế giới.
Trong nền kinh tế thị trường, toàn cầu hóa, khi giao tiếp với người nước ngoài
cần phải tìm hiểu truyền thống văn hóa của họ, tôn trọng những văn hóa đó, cư xử với
họ lịch thiệp thì mới mong nhận được họ tôn trọng văn hóa của mình, cư xử lịch thiệp
với dân tộc mình.
8. Phương pháp nghiên cứu
− Phương pháp luận nghiên cứu:
Phương pháp mà tác giả áp dụng trong bản đề cương hiện tại và bài cáo cáo
nghiên cứu sau này sẽ sử dụng 02 phương pháp nghiên cứu là định tính và định lượng:
suy luận logic, phương pháp duy vật biện chứng, khảo sát bảng hỏi, phương pháp phân
tích tổng hợp, khái quát hóa, thống kê, tổng hợp số liệu, so sánh, đi từ cơ sở lý thuyết

đến thực tiễn nhằm giải quyết và làm sáng tỏ mục đích nghiên cứu đã trình bày.
− Phương pháp nghiên cứu cụ thể:
+ Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp.
Tác giả thu thập tài liệu, tổng hợp ý kiến từ mạng Internet, tài liệu môn Văn hóa
Đạo đức Doanh nghiệp: Thói quen tốt và xấu của người Việt Nam, thư viện Đại học
Thăng Long, đồng thời tổng hợp ý kiến, quan điểm của một số bạn sinh viên Thăng
Long về đề tài đang tiến hành nghiên cứu.
+ Phương pháp quan sát.
Quan sát các vấn đề xảy ra liên quan trực tiếp đến đề tài từ nhiều khía cạnh và
nhiều quan điểm. (VD: cách ứng xử của người Việt Nam với người Việt Nam, cách
ứng xử của người Việt Nam với nước ngoài để có thể so sánh và phân biệt; quan sát
cách ứng xử của người nước ngoài khi giao tiếp với người Việt Nam và khi họ giao
tiếp, ứng xử với nhau để tìm được sự khác biệt)
+ Phương pháp điều tra phỏng vấn.
Đối với một số người nước ngoài đã ở, có nhiều kinh nghiệm và tiếp xúc lâu năm
với người Việt Nam. Tác giả sẽ tiến hành phỏng vấn sâu một vài câu hỏi chi tiết hơn
nhằm lấy ý kiến, quan điểm để hình thành cơ sở dữ liệu, tạo giải pháp sau này.
+ Phương pháp bảng hỏi.
Đây sẽ là phương pháp điều tra chủ yếu trong công trình nghiên cứu khoa học
của tác giả. Bảng hỏi được xây dựng và thiết kế cho 300 khách thể là người nước
ngoài đang sinh sống, học tập, làm việc ở các khu vực nội thành Hà Nội với các ngành
nghề, quốc tịch khác nhau. Đảm bảo sự đa dạng của cỡ mẫu và sự khách quan của việc
nghiên cứu. Bảng hỏi được kết cấu 2 phần là thông tin cá nhân và các câu hỏi hướng
đến vấn đề chính với nội dung chủ yếu xoay quanh vấn đề thực trạng cách nhìn của
người nước ngoài đối với người Việt Nam, những điểm tốt xấu và các giải pháp tạo
dựng vị thế và nâng cao hình ảnh người Việt Nam trong mắt bạn bè, cộng đồng quốc
tế.
PHẦN 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
Việc tổ chức nghiên cứu sẽ được tiến hành trong 02 tháng từ 22-9-2014 đến 22-
11-2014. Cụ thể 11 công việc (trong đó có 6 công việc chính) và thời gian được tiến

hành chi tiết dưới đây:
Nội
dung
Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11
2
2
2
3
3
0
3
1
1 2 … 6 7 8 9 1
0
1
1
1
2
… 3
0
1 2 3 4 … 1
3
1
4
1
5
… 2
1
2
2

Xác định
vấn đề
Nghiên
cứu lý
luận
Thiết kế
dự án
Đưa ra
đề cương
chính
thức
Phân bổ
nguồn
lực
Thu thập
dữ liệu
Kiếm tra
chất
lượng
Nhập dữ
liệu
Phân tích
dữ liệu
Viết báo
cáo
Nộp báo
cáo
1. Nghiên cứu lý luận.
Thời gian thực hiện: nghiên cứu lý luận sẽ được tiến hành trong 07 ngày. Bao
gồm cả hai vấn đề tìm hiểu tổng quan đề tài và tìm các tài liệu tạo dựng vị thế, xây

dựng hình ảnh.
− Tìm hiểu tổng quan về đề tài.
+ Thu thập, tìm kiếm các công trình nghiên cứu có liên quan trực tiếp tạo dựng
vị thế, giải pháp nâng cao hình ảnh người Việt Nam từ nhiều nguồn khác nhau như:
các tạp chí khoa học, báo cáo nghiên cứu khoa học trên các tạp chí, các cơ sở dữ
liệu tại các trường Đại học.
+ Lựa chọn các tài liệu phù hợp với tiêu chuẩn. Bỏ các tài liệu có ít sự liên quan.
+ Đọc chi tiết những tài liệu đã lựa chọn, ghi chép những nội dung chính của các
đề tài. Tìm hiểu những ý kiến, quan điểm của các tác giả về đề tài tạo dựng vị thế vầ
nâng cao hình ảnh con người Việt Nam. Đồng thời tiến hành ghi lại các thông tin cơ
bản để phục vụ cho việc trình bày tổng quan tài liệu. Bản ghi chép tác giả sẽ thiết kế
và bao gồm 5 mục sau:
Tóm tắt các vấn đề được nhấn mạnh.
Nói rõ mục đích trung tâm hay trọng điểm của nghiên cứu.
Ghi ngắn gọn thông tin về mẫu, tổng thể và người tham gia.
Tổng quan các kết quả chính liên quan đến nghiên cứu.
Chỉ rõ các thiếu sót hay sai lầm (về lý thuyết, phương pháp luận, kỹ thuật )
trong các tài liệu trên nếu có.
− Tìm các tài liệu liên quan để phục cho quá trình nghiên cứu.
+ Các cuốn giáo trình, sách, tạp chí bàn về xây dựng hình ảnh, tạo lập vị thế cá
nhân hoặc dân tộc.
+ Tìm hiểu các khái niệm liên quan đến đề tài.
+ Tìm hiếu một số giải pháp cơ bản, học hỏi kinh nghiệm từ các nước khác để
giải quyết vấn đề nâng cao hình ảnh và vị thế của người Việt Nam với cộng đồng
quốc tế.
9. Xác định phương pháp nghiên cứu sử dụng.
− Tham khảo các giáo trình giảng dạy, các tài liệu, tạp chí các sách có liên quan.
+ Địa điểm: Thư viện trường Đại học Thăng Long hoặc một số thư viện khác.
+ Tham khảo trên Internet: báo chí nước ngoài.
− Phương pháp điều tra:

+ Đối tượng điều tra: người nước ngoài.
+ Hình thức: Điều tra bảng hỏi.
+ Mục tiêu điều tra: tìm ra thực trạng, sự đánh giá của người nước ngoài về
người Việt Nam, xây dựng cơ sở dữ liệu giải pháp cho vấn đề để tiến hành chọn lọc
sau báo cáo.
− Phỏng vấn sâu:
+ Đối tượng phỏng vấn: những người nước ngoài đã ở Việt Nam một thời gian
dài trên 03 năm.
+ Nội dung phỏng vấn: đi vào chi tiết của các câu hỏi đã được chuẩn bị. Đồng
thời phỏng vấn sâu tìm hiểu các giải pháp mà người nước ngoài cho rằng sẽ tốt đối
với người Việt Nam. (Bạn nghĩ người Việt Nam có nên phổ cập Tiếng Anh cho
người dân để giao tiếp tốt hơn với người ngước ngoài hay không? Bạn nghĩ người
Việt Nam cần phải làm gì để tạo sự thân thiện, tự nhiên hơn với người nước
ngoài? )
− Phương pháp thống kê, so sánh và tổng hợp: kết hợp kết quả điều tra với các số
liệu từ báo cáo sau quá trình nghiên cứu để phân tích, đánh giá, so sánh, tổng hợp và
đưa ra các giải pháp.
10.Tiến hành khảo sát bảng hỏi và phỏng vấn.
Thời gian 03 tuần. Từ 10-10-2014 đến 30-10-2014.
11. Xử lí số liệu.
− Thời gian: Từ 03-11 đến hết ngày 15-11-2014.
− Kết quả thu về 300 bảng hỏi. Việc phân định cỡ mẫu sẽ được phân theo một số
yếu tố định tính đựa trên phần thông tin cá nhân cơ bản của bảng hỏi:
+ Giới tính.
+ Độ tuổi.
+ Quốc tịch.
+ Ngành nghề làm việc.
+ Thời gian ở Việt Nam.
− Nhập dữ liệu lên máy tính đối với các câu hỏi chính của bảng hỏi.
Câu 1-4: Sẽ tìm ra được thực trạng, sự đánh giá của người nước ngoài về con

người Việt Nam. Phương án A, B, C, D tương ứng với các mức 4,3,2,1 điểm. Tổng
điểm thu được sẽ được tính trung bình (chia cho 300 bản). Điểm trung bình sẽ cho
chúng ta thấy được thực trạng về vị thế và hình ảnh của con người Việt Nam với bạn
bè quốc tế, cụ thể là người nước ngoài tại Hà Nội.
Điểm số và tình trạng Nội dung
Từ 14-16 điểm:
Rất tốt
Hiệu quả rất tốt. Người nước ngoài đánh giá cao con người
Việt Nam. Người Việt Nam cần phát huy những điểm mạnh
của mình nhiều hơn nữa.
Từ 12-14 điểm:
Tốt
Hiệu quả tốt. Người Việt Nam cần biết được những điểm mạnh
của mình để phát huy, đồng thời ý thức được những tồn tại mà
chúng ta đang gặp phải.
Từ 8-11 điểm:
Bình thường
Vị thế và hình ảnh của con người Việt Nam trong mắt người
nước ngoài đang ở mức không tốt. Không tốt ở đây mang
nghĩa người nước ngoài đánh giá không cao hình ảnh của con
người nước ta. Chúng ta chưa tạo được nhiều điểm để họ chú ý
và nhớ tới, không có gì đặc biệt so với người của các nước
khác.
Từ 4-7 điểm:
Tình trạng xấu
Vị thế và hình ảnh của con người Việt Nam đang ở mức xấu
với người nước ngoài. Người nước ngoài không hề đánh giá
cao về cách ứng xử thân thiện và các đức tính của chúng ta.
Khi ở mức độ này có nghĩa là người Việt Nam cần phải học
hỏi rất nhiều để thay đổi và hòa nhập với thế giới.

Với câu 1 và câu 2 ta có thể thấy được sau khi tiếp xúc với con người Việt Nam
người nước ngoài có cảm nhận thay đổi như thế nào?
+ Nếu điểm số mức độ thân thiện trung bình của trước khi đến Việt Nam cao
hơn sau khi đến Việt Nam chúng ta có thể kết luận : “sau khi tiếp xúc với con người
Việt Nam người nước ngoài cảm thấy người Việt Nam thân thiện hơn” do đó chúng
ta cần quảng bá hình ảnh con người chúng ta với nước ngoài hơn nữa để người
nước ngoài có cái nhìn đúng đắn về người Việt Nam.
+ Nếu điểm số mức độ thân thiện trung bình của trước khi đến Việt Nam thấp
hơn sau khi đến Việt Nam chúng ta có thể kết luận : “con người Việt Nam không
thân thiện như người nước ngoài tưởng tượng”. Đây là trường hợp không mong
muốn của bất cứ người Việt Nam nào. Chúng ta phải xem xét các nguyên nhân ở
các câu hỏi sau để có biện pháp hạn chế điều này.
Câu 5,6,7,8: Câu hỏi nguyên nhân. Thông tin thu thập được ở đây là lý do tại sao
người nước ngoài lại đánh giá cao hoặc chưa cao về cách ứng xử của người Việt Nam.
Các câu hỏi này sẽ thu thập được một lượng lớn thông tin giải đáp về thực trạng lý giải
cho 4 mức thực trạng trình bày ở trên. Nó chúng ta biết điểm mạnh và điểm yếu về mặt
đức tính của dân tộc ta để chúng ta biết chúng ta đang ở vị trí như thế nào so với các
dân tộc khác trên thế giới. Đồng thời đây sẽ là các căn cứ quan trọng để tìm ra giải
pháp nâng cao vị thế và hình ảnh của con người Việt Nam.
Câu 9,10,11,12. Câu hỏi giải pháp. Dữ liệu thu về là định tính. Thông tin từ các
câu này cho chúng ta biết một số lời khuyên từ bạn bè nước ngoài để chúng ta cải
thiện những điểm yếu của mình và hòa nhập với cộng đồng quốc tế. Cuối cùng tác giả
sẽ đánh giá và chọn lọc một số giải pháp phù hợp và khả thi nhất.
12.Viết báo cáo kết quả nghiên cứu.
Thời gian 14 ngày. Từ 15-11 đến hết ngày 22-11-2014. Việc viết báo cáo sẽ được tiến
hành như sau:
− Báo cáo dự thảo: Từ ngày 15 đến 19.
− Báo cáo chỉnh sửa: Từ 19 đến 21.
− Báo cáo hoàn chỉnh: Ngày 22.
13.Đánh giá nghiệm thu đề tài.

+ Hoàn thiện, đánh giá, nghiệm thu đề tài: được tổ chức vào 1 buổi 29-11, 01
tuần sau khi kết thúc cuộc nghiên cứu.
PHẦN 3: CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI
Ngoài mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, bài nghiên cứu khoa học
bao gồm 3 chương:
− Chương 1: Cơ sở lý luận của tạo vị thế và hình ảnh con người với người
khác.
− Chương 2: Kết quả nghiên cứu của đề tài giải pháp nâng cao vị thế và hình
ảnh người Việt Nam với cộng đồng quốc tế.
− Chương 3: Một số kiến nghị và giải pháp nâng cao vị thế và hình ảnh con
người Việt Nam với cộng đồng quốc tế.
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SƠ LÝ LUẬN CỦA TẠO VỊ THẾ VÀ HÌNH ẢNH CON
NGƯỜI ĐỐI VỚI NGƯỜI KHÁC
1.1. Tổng quan về đề tài
Vấn đề nâng cao hình ảnh người Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế này là một
đề tài khá rộng cũng như có khá nhiều cách tiếp cận. Vấn đề này không mới nhưng nó
luôn cấp thiết. Không như việc xây dựng một công trình kiến trúc có thể tính toán
được theo vài năm, vài chục năm, việc xây dựng hình ảnh của một quốc gia khó mà có
thể đo đếm được một cách chính xác. Nó là một công việc lâu dài vì chúng ta vừa xây
dựng nó đồng thời phải vừa bảo vệ nó trước các yếu tố khách quan cũng như chủ quan.
Cho đến nay có khá nhiều người đã bàn về việc xây dựng hình ảnh quốc gia như thế
nào, hình ảnh quốc gia phải ra sao, nhưng thông tin khá rải rác, không tập trung thành
những bài nghiên cứu hoàn thiện, có thể kể đến một số tài liệu như:
Bài báo Tạo "căn cước văn hóa" cho dân tộc Việt tại trang vietnamnet.vn
Đây là cuộc nói chuyện, trao đổi với báo Việt Nam Net giữa ông Phạm Sanh
Châu, nguyên Đại sứ Việt Nam tại UNESCO, hiện là Vụ trưởng Vụ Văn hóa đối ngoại
và UNESCO, Bộ Ngoại giao, và nhà thơ Trần Quang Quý.
Trong cuộc nói chuyện đó, các khách mời bàn về một vấn đề tưởng như khó nắm
bắt nhưng lại rất cụ thể về con đường chúng ta xây dựng hình ảnh, hay nói cách khác

chân dung của người Việt Nam, dân tộc Việt Nam trên trường quốc tế, chân dung dựng
lên bằng văn hóa. Đó chính là hình ảnh của người Việt Nam trong mắt các dân tộc
khác.
Bài báo đã chỉ ra điểm chết người trong cái cách xây dựng hình ảnh dân tộc mà
chúng ta chưa làm được đó là “nhận thức, chiến lược, và biện pháp triển khai”. Chúng
ta có một quá khứ đấu tranh hào hùng, khi nhắc đến Việt Nam người nước ngoài nghĩ
ngay đến hình ảnh “bắn súng”. Điều đó đúng nhưng cái thời đó đã qua. Trong khi
nước ta còn phải vất vả hồi phục đất nước sau chiến tranh, thì các nước trên thế giới và
các nước láng giềng đã lao vào công cuộc làm ăn kinh tế. Chúng ta phải thay đổi nhận
thức một cách nhanh chóng, để rồi có chiến lược xây dựng hình ảnh dân tộc như thế
nào, và sau đó cần phải có biện pháp triển khai từ các nhà lãnh đạo thì mới đuổi kịp
được họ.
Cuốn Sách – Người Việt: Phẩm chất và thói hư tật xấu. Nhiều tác giả. Nhà xuất
bản: Thanh Niên- báo Tiền Phong 2008.
Cuốn sách này nói đến phẩm chất và thói hử tật xấu của người Việt, đồng thời đề
ra một số biện pháp hạn chế các thói xấu của người Việt Nam.
12
1.2. Các khái niệm có liên quan đến đề tài
1.2.1. Vị thế với cộng đồng quốc tế là gì
Vị thế mang ý nghĩa chỉ vị trí. Mỗi cá nhân có nhiều vị trí khác nhau do đó họ
cũng có thể có nhiều vị thế khác nhau. Khi vị trí thay đổi thì vị thế cũng thay đổi. Mặc
dầu có nhiều vị thế nhưng các cá nhân luôn có một vị thế chủ đạo xác định rõ chân
dung của họ.
Vị thế với cộng đồng quốc tế là vị trí với những trách nhiệm và quyền lợi gắn
kèm theo. Nói cách khác, vị thế chính là một khái niệm tổng hợp nhằm chỉ vị trí trong
tâm trí của cộng đồng quốc tế cùng với những quyền lợi và nghĩa vụ tương ứng.
− Các loại vị thế phổ biến:
+ Vị thế gán cho (vị thế người phụ nữ)
+ Vị thế đạt được (từ một học sinh nghèo trở thành một giám đốc)
+ Vị thế vừa gán cho vừa đạt được (vị thế của một giáo sư)

+ Vị thế chủ yếu - vị thế thứ yếu
1.2.2. Hình ảnh với cộng đồng quốc tế là gì
Hình ảnh là hình người, vật, cảnh tượng thu được bằng khí cụ quang học (như
máy ảnh), hoặc để lại ấn tượng nhất định và tái hiện được trong trí nhớ của người
khác.
Cũng giống như khái niệm hình ảnh ban đầu, hinh ảnh với cộng đồng quốc tế ở
đây mang ý nghĩa là sự ấn tượng về tính cách, sự thân thiện của con người Việt Nam
trong tâm trí bạn bè quốc tế.
CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI GIẢI PHÁP NÂNG
CAO VỊ THẾ VÀ HÌNH ẢNH CON NGƯỜI VIỆT NAM ĐÓI VỚI
CỘNG ĐỒNG QUỐC TẾ
13
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO VỊ THẾ
VÀ HÌNH ẢNH CON NGƯỜI VIỆT NAM VỚI CỘNG ĐỒNG QUỐC TẾ
3.1. Định hướng về hình ảnh con người Việt Nam trong thời gian tới.
+ Như chúng ta đã biết thì một nhãn hiệu sản phẩm, một công ty, một quốc gia,
một thành phố, một con người có thể được người ta nhớ đến vì một nét đặc biệt nào
đó, hoặc có thể không được nhớ vì không có gì đáng nhớ. Trong kinh tế thị trường
khách hàng bị tác động bởi vô số hoạt động truyền thông về hàng hoá dịch. Các ấn
tượng chỉ tồn tại khi nó tạo ra sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh, mang lại sự độc
đáo và phù hợp với tâm lý khách hàng. Đó là lý do để thuyết định vị ra đời trong
kinh doanh.
+ “Định vị trong thị trường là việc đưa những hình ảnh, các ấn tượng tốt đẹp,
đặc sắc, khó quên về sản phẩm của công ty vào trong tâm trí khách hàng bằng các
chiến lược Marketing thích hợp.”
+ Định vị hình ảnh con người Việt Nam có thể được tiến hành ở nhiều mức độ
khác nhau, tức là chúng ta phải xét cả điểm mạnh lẫn điểm yếu. Nếu xem “hình ảnh
con người của các nước trong mắt người nước ngoài” là thị trường tổng thì chúng ta
cần phải xem hình ảnh con người Việt Nam đang đứng ở vị trí nào trong thị trường
tổng thế đó. Cần phải nhận thức một cách rõ ràng về các điểm mạnh và điểm yếu

của chúng ta, để từ đó lấy một điểm mạnh khác biệt trong nét tính cách của người
Việt Nam mà các nước khác không có làm lợi thế cạnh tranh. Sau đó chúng ta cần
khuếch trương điểm mạnh đó để bạn bè trên thế giới nhận diện chúng ta, nhắc đến
Việt Nam là nói đến điểm tính cách mạnh đó, đồng thời phải có các giải pháp phù
hợp để hạn chế những điểm tính cách chưa tốt của người Việt Nam… Bài viết này
tập trung tìm hiểu những nỗ lực định vị nhằm tạo dựng một hình ảnh tốt đẹp về con
người Việt Nam, cũng như một điểm đến ấn tượng đối với người nước ngoài trên
thế giới.
+ Áp dụng lý thuyết định vị vào trong đề tài chúng ta nhận thấy trên thế giới thì
người Nhật nổi tiếng kỷ kuật, người Nga nổi tiếng hiền lành, người Mỹ nổi tiếng
kinh doanh giỏi họ có những đức tính dân tộc điển hình mà nhiều nước không có.
Chính những sự khác biệt đó khiến họ được nhiều người trên thế giới nhớ đến, từ đó
khi có giao lưu quốc tế thì công việc của họ sẽ dễ dàng, thuận lợi hơn. Chúng ta cần
nhìn nhận vào những thực tế: người Việt Nam ra nước ngoài phải xếp hàng riêng,
biển không ăn cắp vặt, trốn vé tàu điện ghi bằng chữ Việt Nam tại Nhật Bản, nạn
“bắt chẹt” khách du lịch tại Hà Nội… để có biện pháp làm giảm những vấn đề như
vậy. Đã đến lúc người Việt Nam ta cần xây dựng một tính từ tốt đẹp hơn để miêu tả
con người, dân tộc mình
14
+
3.2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hình ảnh của người Việt Nam
3.2.1. Hoàn thiện những đức tính tốt của người Việt Nam
Sự phát triển của con người thể hiện sự phát triển của xã hội. Hiện đại hóa xã hội
bao hàm "hiện đại hóa" con người, nhất là trong nền kinh tế tri thức. Muốn hiện đại
hóa con người phải xây dựng những đức tính cơ bản, toàn diện, vừa tiếp nhận tinh hoa
của thời đại, vừa mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Năm đức tính của con người Việt
Nam, mà Đảng ta đang lãnh đạo xây dựng.
Đức tính thứ nhất:
Có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc, phấn đấu vì độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội, có ý chí vươn lên đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, đoàn kết

với nhân dân thế giới trong sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ
và tiến bộ xã hội". Đây là tiêu chí bao trùm, xuyên suốt nói lên phẩm chất chính trị của
công dân đối với đất nước. Yêu nước ngày nay là phải gắn với mục tiêu, lý tưởng xây
dựng chủ nghĩa xã hội; yêu nước là phải thể hiện ý chí quyết tâm thoát nghèo từ mỗi
người dân, ở mỗi địa phương để vươn lên làm giàu cho mình và cho xã hội, tạo nên
sức mạnh cho đất nước phát triển theo mục tiêu mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra là
xây dựng một nước Việt Nam "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh".
Đức tính thứ hai
Có ý thức tập thể, đoàn kết, phấn đấu vì lợi ích chung". Nội dung của đức tính
này, nói lên sức mạnh của mỗi người nếu biết gắn kết với cộng đồng thì nguồn lực ấy
sẽ được nâng lên gấp bội, bởi vì đoàn kết là sức mạnh, đoàn kết làm nên sức mạnh.
Dân tộc ta đấu tranh giành thắng lợi to lớn, vẻ vang trước các thế lực thực dân, đế
quốc, phong kiến chính là nhờ đoàn kết. Trong sự nghiệp kiến thiết nước nhà, đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã và đang đặt ra cho mỗi chúng ta cần phải nâng
cao ý thức trách nhiệm đối với cơ quan, đơn vị, nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ mà
Đảng và nhân dân giao phó, chính trong đó có lợi ích của bản thân mình. Thực hiện
đức tính này, đòi hỏi mỗi người phải đấu tranh với chính mình, vượt qua chính mình,
ra sức tu dưỡng rèn luyện đạo đức, sống có nhân cách, trách nhiệm, xử lý hài hòa giữa
lợi ích chung và lợi ích riêng.
Đức tính thứ ba
Có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, cần kiệm, trung thực, nhân nghĩa, tôn
trọng kỷ cương phép nước, quy ước của cộng đồng; có ý thức bảo vệ và cải thiện môi
trường sinh thái". Đức hạnh con người thể hiện ở hành vi giao tiếp, đó là việc xử sự
giữa người với người, giữa cá nhân với cộng đồng trong lời ăn, tiếng nói, cử chỉ, hành
động, biểu hiện thái độ… Vì vậy, mỗi người tự tu dưỡng rèn luyện, tự điều chỉnh hành
vi của mình, đồng thời biết lắng nghe ý kiến góp ý của người khác để sửa chữa và
hoàn thiện mình, đó là nét đẹp của con người văn hóa. Trong quá trình xây dựng lối
sống và nếp sống tốt đẹp phải hướng tới thực hiện đầy đủ các chuẩn mực đạo đức mà
15

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dày công xây dựng, là: cần, kiệm, liêm chính, chí công vô
tư.
Đức tính thứ tư
Lao động chăm chỉ vì lương tâm nghề nghiệp, có kỹ thuật, sáng tạo". Bản chất
cao nhất của con người là lao động, Nhưng, vấn đề đặt ra là lao động như thế nào, vì
mục đích gì, thì không phải ai cũng giống nhau. Do đó, việc giáo dục cho mọi người
lao động sáng tạo có ý thức, có tổ chức kỷ luật, hướng tới năng suất, chất lượng, hiệu
quả là cực kỳ quan trọng. Điều này, đòi hỏi mỗi người chúng ta phải gắn lương tâm,
trách nhiệm của mình với công việc, với nhiệm vụ, với sản phẩm của mình làm ra. Đặc
biệt là phải quan tâm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, vì sự phát triển và phồn vinh của
nước nhà.
Đức tính thứ năm
Thường xuyên học tập, nâng cao hiểu biết trình độ chuyên môn, trình độ thẩm
mỹ và thể lực". Đây là thước đo cơ bản của văn hóa, thông qua học tập mà tri thức của
mỗi người được nâng lên và mở rộng, từ đó chuyển hóa vào trong cuộc sống, đời sống
xã hội bằng những việc làm hữu ích vượt lên chính mình, chiến thắng bản thân mình,
tạo được sự đồng tình, thán phục của nhiều người. Thường xuyên nâng cao năng lực tổ
chức thực hiện các nhiệm vụ được giao, nắm bắt kịp thời thành tựu văn hóa, thông tin
hiện đại, biết huy động tài năng và các nguồn lực để hoàn thành tốt kế hoạch đã đề ra;
nâng con người lên một vẻ đẹp mới về trí tuệ, tâm hồn, biết thưởng thức cái đẹp phù
hợp với truyền thống dân tộc Việt Nam và những giá trị mới tiến bộ của thời đại.
Năm đức tính của con người Việt Nam đã được Đảng ta xây dựng và xác định có
thể coi đó là "cương lĩnh đạo đức công dân", trong đó các yếu tố quan trọng là yêu
nước, tuân thủ pháp luật, đức sáng, thành tín, đoàn kết, làm việc thiện, cần kiệm, tự
cường, yêu nghề và hiến thân. Đó là nét văn hóa trong các đức tính tốt đẹp của con
người Việt Nam trong thời kỳ phát triển mới.
3.2.2. Tìm hiểu văn hóa các nước để có phong cách giao tiếp phù hợp
Mỗi dân tộc có nền văn hóa và đặc điểm riêng của mình. Trong giao tiếp quốc tế,
mỗi người ít nhiều đều mang “tính đại diện”cho đất nước, địa phương hay đơn vị
mình, do đó mọi lời nói, cử chỉ, hành động đều cần phải cân nhắc kỹ, thận trọng để

tránh hiểu lầm. Có những chuyện tưởng chừng như lặt vặt, nhưng nếu ứng xử không
thích hợp, có thể để lại ấn tượng không tốt, thiếu hữu nghị, ảnh hưởng đến mục đích
chính của cuộc giao tiếp.
− Bắt tay:
Tư thế: bình đẳng, nét mặt vui tươi, chìa tay phải và nhìn thẳng vào mặt nhau;
không bắt tay chéo, không bắt tay người này mà nhìn người khác, không ngậm thuốc
lá, không đút tay trái vào túi quần, không mang găng tay.
16
Biểu thị tình cảm đúng mức: giữa nam giới với nhau, nên nắm cả bàn tay, siết
chặt, giữ ít lâu. Giữa nam giới và nữ giới thì người phụ nữ có thể chỉ nắm hờ, nam giới
không nên siết quá mạnh.
Thứ tự bắt tay: Chủ nhà giơ tay trước để bắt tay tất cả khách. Người đứng sau
chủ động giơ tay trước để bắt tay khách. Cấp trên, người lớn tuổi chủ động giơ tay
trước. Cấp dưới, người trẻ tuổi chỉ khẽ cúi đầu trước để tỏ lòng kính trọng. Nam giới
gặp đôi vợ chồng thì bắt tay người vợ trước, người chồng sau.
− Trao danh thiếp:
Được sử dụng rộng rãi trong giao tiếp đời thường cùng như trong quan hệ chính
thức để tự giới thiệu và làm quen với nhau. Danh thiếp cần chứa đựng đầy đủ những
thông tin cần thiết, không nên rườm rà, cầu kỳ.
Cần có thái độ trang trọng khi trao đổi danh thiếp cho nhau, trao nhận bằng hai
tay.
Người cương vị thấp hoặc trẻ tuổi cần trao danh thiếp trước cho người có cương
vị cao hơn hoặc nhiều tuổi hơn.
Khi được trao danh thiếp cần trao đáp lại, nếu không có nên xin lỗi và giải thích
lý do.
Chú ý khi nhận danh thiếp của khách, không nên bỏ túi ngay, cần đọc và hỏi cách
phát âm tên của khách cho đúng (để chứng tỏ sự quan tâm).
− Cách xưng hô:
Phải gọi đúng tên họ, địa vị xã hội của khách. Phải nhớ tên khách, tránh gọi
“trổng”. Khi giới thiệu chính thức cần kèm theo hàm, vị. Chỗ thân tình có thể gọi nhau

bằng tên riêng. Đối với những người mới gặp nhau lần đầu thì gọi bằng ông, bà, cô
(Mr/Mrs/Miss). Trường hợp không chắc một phụ nữ có chồng hay không thì gọi bằng
Ms.

− Giao tiếp bằng lời nói:
Ăn nói lịch sự, không khúm núm, không tự cao. “Cảm ơn”, “xin phép”, “xin lỗi”
là những lời nói không bao giờ thừa. Nói vừa nghe, khen chê phải thích hợp. Không
nên nói nhiều về mình nếu không được yêu cầu. Không nên chủ động hỏi đời tư của
khách, nhất là đối với phụ nữ (tuổi tác, hôn nhân, gia đình, lương bổng, doanh thu…)
− Giao tiếp bằng cử chỉ
+ Nét mặt và đôi mắt:
Nét mặt: Nét mặt bao giờ cũng nên vui tươi ngay cả trong trường hợp mình có
chuyện riêng đáng buồn hoặc có chuyện gì không hài lòng về khách.
Nên cười đúng chỗ, đúng lúc, đúng mức khi có chuyện thật sự đáng cười.
17
Nét mặt tỏ ra thông cảm trước mọi khó khăn của khách mà mình biết được.
Đôi mắt: còn được gọi là “cửa sổ tâm hồn”, có thể giúp các bên đối tác nhìn sâu
vào phía trong tâm hồn, những suy nghĩ của nhau:
Khi nói, nên thỉnh thoảng nhìn vào mặt người nghe để thăm dò phản ứng đối với
vấn đề mình đang nói, tránh gầm mặt xuống đất, xuống bàn hoặc ngó nơi khác;
Đối với những vấn đề tế nhị, nhạy cảm, tránh nhìn chằm chằm vào mặt người
nghe làm họ ái ngại, mất tự nhiên.
Khi cần khống chế và tác động vào đối phương thì cần nhìn thẳng vào mắt họ.
Cử chỉ của tay, chân
Tay: Khi nói cần có điệu bộ thích hợp để thêm phần sinh động và linh hoạt, tuy
nhiên, cũng không nên có quá nhiều điệu bộ. Việc dùng ngón tay trỏ chỉ thẳng vào mặt
người nghe là điều hết sức mất lịch sự. Cần tránh những cử chỉ như: nhổ râu, thọc tay
vào mũi, ngoáy tai… khi nói chuyện với khách.
Chân: Dáng đi khoan thai, đừng đi chân “chữ bát”, tay cà bơi, trông khó coi, mất
tư thế. Khi ngồi không rung đùi. Không đứng chàng hảng hoặc hai tay chống nạnh khi

nói chuyện
3.2.3. Một số điểm lưu ý trong giao tiếp với người nước ngoài
Thái độ của chúng ta khi tiếp xúc với người nước ngoài cần chân thành, tự nhiên,
không khách khí, nhưng cũng nên tránh tùy tiện, xuề xòa để khách có thể hiểu lầm là
ta coi thường họ. Người khách nước ngoài nào khi tiếp xúc với ta lần đầu, cũng để ý
đến thái độ của chúng ta. Nếu gây được cảm tình tốt ngay từ buổi đầu thì sẽ dễ dàng
cho việc tiếp xúc sau này. Trái lại, nếu để khách cảm thấy ta lạnh nhạt, quá dè dặt, kiểu
cách sẽ không có lợi cho mối quan hệ giữa ta và khách, đồng thời cũng gây một ấn
tượng không đẹp ngay từ buổi đầu, làm cho khách khó chịu.
Cần khiêm tốn, nhưng cũng nên tránh xu hướng khiêm tốn giả tạo, tránh tự ti,
tránh thái độ không tốt là tự kiêu dân tộc, khoe khoang thành tích của dân tộc mình.
Đối với những người ở nước nhỏ, cần chú ý: không nên làm gì, nói gì, thái độ gì để
khách cảm thấy là ta không coi trọng nước nhỏ.
Trong tiếp xúc với khách không nên đưa ra những vấn đề chính trị, thời sự gay
cấn và nên tránh tranh luận gay gắt. Nếu như khách chủ động nêu ra những vấn đề gay
cấn thì ta cũng nên tìm cách lái sang những chuyện khác.
Trong lúc vui chuyện với khách nên cân nhắc kỹ không nên làm lộ những điều bí
mật. Song cũng cần tránh thái độ quá dè dặt làm cho khách không dám chuyện trò cởi
mở.
18
Cần giữ lời hứa, do vậy, cần cân nhắc kỹ những đề xuất của khách. Trường hợp
đã hứa, nhưng vì lý do nào đó mà không đáp ứng được thì cần nói lại cho khách biết
để thông cảm, ta không nên lờ đi mà không nói lại lý do không làm được.
Cần giữ đúng cương vị, xã hội nào cũng có trật tự nhất định. Giao thiệp giữ đúng
cương vị là cần thiết, nếu không khách sẽ hiểu lầm cho là ta coi thường họ. Nhưng nếu
ta ở cấp cao hơn khách thì cần cân nhắc. Cần phân biệt khi ta đứng cương vị chiêu đãi
khách, hoặc tiếp khách đến thăm có khác với khi ta đứng cương vị phụ trách đàm
phán, thảo luận công việc. Khi tiếp khách, ta có thể tiếp tất cả mọi người, ở cương vị
khác nhau, nhưng khi thảo luận công việc, đàm phán thì cần giữ đúng cương vị tương
đương hoặc cao hơn một chút so với khách. Trong những cuộc gặp gỡ chiêu đãi,

thường thường người cấp thấp không nên chủ động tìm gặp làm quen với những người
cấp cao hơn mình.
Cần biết tên và chức vụ của khách để tiện xưng hô. Gặp lại khách lần thứ hai thì
cần biết tên và chức vụ hoặc nghề nghiệp của khách. Người khách nào cũng vậy đứng
về mặt tâm lý cũng sẽ có cảm tình khi ta gọi đúng tên của họ.
Nếu mời cơm cần nghiên cứu kỹ thực đơn sao cho phù hợp với khẩu vị của
khách. Tránh làm những món ăn mà khách kiêng kỵ không ăn vì lý do tôn giáo, sức
khỏe.
Cần tôn trọng tập quán sinh họat của khách. Quan hệ nam, nữ giữa người Châu
Âu họ rất tự nhiên khác với người Châu Á (hôn tay, hôn trán, hôn má ).
Các nước công nghiệp phát triển thường có thói quen giữ đúng giờ giấc. Ta cũng
nên học tập thói quen làm việc đúng giờ, họp hành chiêu đãi đúng giờ. Hẹn đến đúng
giờ hẹn, nếu vì lý do đột xuất đến chậm cần điện thoại xin lỗi vì chậm trễ.
Trước khi vào nhà cần phải gõ cửa, đợi người ở trong phòng trả lời cho phép mới
mở cửa vào, khi vào hay ra khỏi phòng nhớ đóng cửa lại.
Xin lỗi, cảm ơn là những từ luôn luôn ở cửa miệng, khi làm điều gì phiền tóai
đến người khác cần xin lỗi, người ta giúp một việc nhỏ cũng cần phải cảm ơn.
Ở những nơi công cộng đông người không nên nói to. Nếu nghiện thuốc nên tìm
nơi cho phép hãy hút thuốc. Nếu ngồi cạnh phụ nữ, muốn hút thuốc cần hỏi ý kiến
trước khi hút.
Về mùa đông đi ngoài đường thường đội mũ, mặc áo choàng chống rét nhưng khi
vào trong nhà nên bỏ mũ, cởi áo ngoài ra.
Trong lúc ăn không nên xỉa răng, nếu có xỉa răng thì nên dùng một tay che
miệng. Sau bữa ăn không nên ngậm tăm. Uống nước sau bữa ăn không nên xúc miệng
gây thành tiếng (òng ọc), nhất là nên tránh xúc rồi nhổ toẹt ra gần chỗ ngồi.
Khi nói chuyện với phụ nữ không nên hỏi tuổi, không nên hỏi chuyện riêng về
gia đình, chồng con Phụ nữ Châu Âu không thích khen béo.
19
Nếu đi cùng phụ nữ cần thể hiện sự quan tâm lúc lên xe, xuống xe. Khi vào trong
nhà giúp đỡ cởi áo choàng, hoặc giúp mặc áo choàng hay xách đỡ những đồ vật nặng

khi lên xuống xe.
3.2.4. Những chủ đề cần tránh trong giao tiếp với người nước ngoài
20
− Tiền bạc:
Người Việt khi gặp nhau có thói quen hỏi về giá cả, thu nhập. Ví dụ như: "Cái áo
này cậu mua bao nhiêu thế?", "Váy đẹp nhỉ, bao nhiêu tiền đấy?", … Tuy nhiên, khi
nói chuyện với người nước ngoài, bạn không nên hỏi những câu tương tự như vậy. Họ
không thích nói về điều đó trừ những mối quan hệ thật sự thân thiết.
+ How much did your house cost? (Anh mua ngôi nhà này bao nhiêu tiền?)
+ What did you pay for your car? (Xe anh bao nhiêu tiền?)
+ How much did that dress cost? (Cái váy này bao nhiêu?)
+ How much money did you make? (Anh đã kiếm được bao nhiêu tiền?)
− Tuổi tác:
Nhất là đối với phụ nữ, hỏi tuổi tác là điều không được hoan nghênh.
− Tôn giáo- Chính trị:
Không bao giờ phê phán, chỉ trích chế độ chính trị xã hội, luật lệ, phong tục, tập
quán, tôn giáo của khách nhất là tuyệt đối không nhận xét, chỉ trích những người lãnh
đạo nước họ. Cần tôn trọng những điều thiêng liêng của khách (quốc huy, quốc kỳ).
Chúng ta cần nhận thức rằng nước nào cũng có những luật lệ, phong tục tập quán hay,
bên cạnh một số phong tục tập quán dở. Một nước dù văn minh đến mấy cũng có thể
có những luật lệ, phong tục tập quán mà chúng ta chưa cho là hay, là hợp, thậm chí còn
có những luật lệ, phong tục rất lạc hậu, dã man (như chế độ phân biệt chủng tộc, đàn
áp người khác màu da ). Bởi vậy thái độ của người giao thiệp khôn khéo là chỉ nói
những điều hay, chỉ biểu dương những ưu điểm có thật của họ và tránh không nói đến
những điều dở.
Ta không nên bàn về tôn giáo khi giao tiếp là vì những câu hỏi về tôn giáo có thể
gây nên tình trạng chia rẽ, gây gổ, hoặc xuất hiện tranh cãi trong khi giao tiếp.
- Do you believe in democracy? (Anh có tin chế độ dân chủ không)
- What do you think about politicians? (Anh nghĩ sao về các chính trị gia?)
- What do you think about candidate X? (Anh nghĩ sao về ứng cử viên X?)

- Who are you going to vote for? (Anh định bỏ phiếu cho ai?)
- What are your views on communism? (Quan điểm của anh về chủ nghĩa cộng
sản là gì?)
− Ngoại hình:
- How much do you weigh? (Bạn bao nhiêu kí?)
- Have you gain weight lately? (Dạo này bạn lên ký hả?)
- Is that your natural hair colour? (Đây có phải màu tóc tự nhiên của bạn không?)
− Thông tin cụ thể về hôn nhân:
- When are you going to get married? (Khi nào chị sẽ kết hôn?)
21
- Why aren't you married? (Tại sao chị chưa kết hôn?)
- When are you going to have children? (Khi nào thì chị định có con?)
- You should get married soon. (Chị nên cưới sớm đi.)
- You should have children (or another child).
22
KẾT LUẬN CHUNG
Đất nước Việt Nam là một đất nước giàu đẹp, với một nền văn hóa Á Đông rực
rỡ, giàu bản sắc dân tộc, con người nơi đây có truyền thống kiên cường, bất khuất, biết
đoàn kết vượt qua mọi khó khăn và trở ngại. Những điều đó đã được kiểm chứng theo
suốt dòng chảy của thời gian. Thế hệ Việt Nam ngày hôm nay được kế thừa những
truyền thống tốt đẹp đó, không có bất cứ lí do gì để chúng ta không tiếp tục phát huy,
xây dựng hình ảnh con người Việt Nam tốt đẹp hơn, tạo được vị thế trong lòng người
nước ngoài.
23
BẢNG HỎI
Cảm ơn bạn đã trả lời bảng hỏi về đề tài nghiên cứu: “Giải pháp nâng cao vị
thế và hình ảnh người Việt Nam với cộng đồng quốc tế.”
Xin bạn vui lòng trả lời một số câu hỏi dưới đây bằng cách tích vào các ô lựa
chọn hoặc ghi vài dòng ngắn gọn nếu không có lựa chọn như bạn nghĩ. Mọi thông
tin bạn cung cấp sẽ được giữ kín và dùng trong công tác nghiên cứu. Nếu có gì thắc

mắc, xin liên hệ tác giả tại địa chỉ:
PHẦN I: Thông tin cá nhân.
Xin bạn cho biết một số thông tin cá nhân: (Thông tin này là bảo mật, không
công khai nếu như không được sự đồng ý của bạn)
1. Bạn là:   Nam  Nữ
2. Tuổi:
 Dưới 20  20 đến 40
 40 đến 60  Trên 60
3. Quốc tịch: …………………………
4. Lĩnh vực nghề ngiệp:
 Sinh viên  Y tế
 Kinh doanh  Giáo dục
 Con người  Khách du lịch
 Khoa học  Khác
5. Bạn đã đến Hà Nội (Việt Nam) bao lâu?
 Dưới 3 tháng  3tháng đến 1 năm
 1 năm đến 3 năm  Trên 3 năm
6. Bạn có kế hoạch sinh sống, làm việc tại Việt Nam thời gian dài sắp tới hay
không?
 Có  Không
PHẦN II: CÂU HỎI
1. Trước khi đến Việt Nam, bạn nghĩ gì về người Việt Nam?
 A. Rất thân thiện B. Thân thiện
 C. Không thân thiện D. Kém thân thiện
2. Sau khi đến Việt Nam, cảm nhận chung của bạn về con người nơi đây
như thế nào?
 A. Rất thân thiện  B. Thân thiện
 C. Không thân thiện  D. Kém thân thiện
3. Cho đến thời điểm hiện tại, bạn cảm nhận cuộc sống tại Việt Nam như
thế nào?

24
 A. Rất tốt  B. Tốt
 C. Khống tốt  D. Tồi tệ
4. Bạn có nghĩ rằng có sự khác biệt nào về sự đối xử của con người Việt
Nam với người nước ngoài không?
 Hầu như không có sự phân biệt  Có sự phân biệt (không rõ)
 Có sự phân biệt (thể hiện rõ )  Kì thị người khác mình
5. Hãy cho biết một số vấn đề về văn hóa và nguyên nhân mà bạn thấy
khó khăn để hòa nhập với con người nơi đây?
 Ẩm thực : ……………………………………
 Lễ nghi : ………………………
 Giờ giấc : ……………………………………
 Khác : ……………………………………
6. Đối với bạn, vấn đề ứng xử và giao tiếp với người Việt Nam có gặp
nhiều khó khăn không?
 A. Không khó khăn  B. Khó khăn để hiểu
 C. Rất khó để hiểu và giao tiếp  D. Cự kì khó hiểu
7. Những điểm tính cách nổi bật nhất mà bạn cảm nhận thấy ở người Việt
Nam tốt hơn so với dân tộc của bạn?
 Trung thực  Chăm chỉ
 Đúng giờ  Kỷ luật
 Thông minh  Hiếu học
 Khác: ………………………………………………………….
8. Những điểm tính cách nổi bật nhất mà bạn cảm nhận thấy ở người Việt
Nam chưa tốt hơn so với dân tộc của bạn?
 Thiếu tinh thần trách nhiệm  Nói dối
 Không tôn trọng của công  Đi trễ
 Tâng bốc cấp trên  Lười biếng
 Chen lấn  Thiếu tinh thần trách nhiệm
 Khác: ………………………………………………………….

9. Theo bạn, người Việt Nam nên cải thiện những điểm tính cách chưa tốt
so với người nước bạn như thế nào?
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
10.Theo bạn, người Việt Nam nên dạy Tiếng Anh và kĩ năng giao tiếp quốc
tế cho mọi người như nào để có hiệu quả nhất?
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
11. Theo bạn giải pháp để giảm thiểu tình trạng “chặt chém” khách du lịch
25

×