Tải bản đầy đủ (.doc) (76 trang)

ôn tập văn học 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (575.61 KB, 76 trang )

Trường THPT Kim Xuyên Ôn tập Ngữ văn 12
KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH
MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN HẾT
THẾ KỶ XX.
I.Khái quát VHVN từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến 1975 .
1. Vài nét về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa.
- Đường lối văn nghệ của Đảng Cộng sản, sự lãnh đạo của Đảng đã góp phần tạo nên một
nền văn học thống nhất trên đất nước ta.
- Hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ kéo dài suốt 30 năm đã tác
động sâu sắc đến đời sống vật chất, tinh thần của dân tộc, trong đó có văn học nghệ thuật,
tạo nên ở văn học giai đoạn này những đặc điểm và tính chất riêng của một nền văn học
hình thành , phát triển trong hoàn cảnh chiến tranh lâu dài và vô cùng ác liệt.
- Nền kinh tế nghèo nàn và chậm phát triển.
- Về văn hóa, từ năm 1945 đến 1975, điều kiện giao lưu bị hạn chế( chủ yếu tiếp xúc và
chịu ảnh hưởng của các nước XHCN như Liên Xô, Trung Quốc).
2. Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu.
a. Chặng đường từ năm 1945 đến 1954.
- Một số tác phẩm trong những năm 1945-1946 đã phản ánh được không khí hồ hởi, vưi
sướng đặc biệt của nhân dân ta khi đất nước vừa giành được độc lập( Ngọn Quốc kì, Hội
nghị non sông ).
- Từ cuối năm 1946, văn học tập trung phản ánh cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Văn học gắn bó sâu sắc với đời sống cách mạng và kháng chiến ; tập trung khám phá sức
mạnh và những phẩm chất tốt đẹp của quần chúng nhân dân; thể hiện niềm tự hào dân tộc
và niềm tin vào tương lai tất thắng của cuộc kháng chiến.
- Truyện ngắn và kí là những thể loại mở đầu cho văn xuôi chặng đường kháng chiến
chống Pháp . Những tác phẩm tiêu biểu: Một lần tới Thủ đô và Trận phố Ràng của Trần
Đăng, Đôi mắt và rừng nhật kí Ở rừng của Nam Cao, Làng của Kim Lân Từ 1950, đã
xuất hiện những tập truyện kí khá dày dặn: Vùng mỏ của Võ Huy Tâm, Xung kích của
Nguyễn Đình Thi, Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc
- Thơ ca: đạt được nhiều thành tựu xuất sắc. +Tiêu biểu là những tác phẩm: Cảnh khuya,
Cảnh rừng Việt Bắc, Rằm tháng giêng của Hồ Chí Minh, Bên kia sông Đuống của Hoàng


Cầm, Tây Tiến của Quang Dũng, Đất nước của Nguyễn Đình Thi đặc biệt là tập thơ
Việt Bắc của Tố Hữu.
+ Cảm hứng chính là tình yêu quê hương đất nước, lòng căm thù giặc, ca ngợi cuộc sống
kháng chiến và con người kháng chiến.
- Kịch: một số vở kịch xuất hiện gây sự chú ý lúc bấy giờ như Bắc Sơn, Những người ở
lại của Nguyễn Huy Tưởng, Chị Hòa của Học Phi
- Lí luận, phê bình văn học chưa phát triển nhưng đã có những tác phẩm có ý nghĩa
quan trọng như bản báo cáo Chủ nghĩa Mác và vấn đề văn hóa Việt Nam của Trường
Chinh, bài tiểu luận Nhận đường và tập Mấy vấn đề nghệ thuật của Nguyễn Đình Thi.
b. Chặng đường từ 1955 đến 1964.
Trang 1
Trường THPT Kim Xuyên Ôn tập Ngữ văn 12
- Văn xuôi mở rộng đề tài, bao quát được khá nhiều vấn đề và phạm vi của hiện thực đời
sống như đề tài kháng chiến chống Pháp: Sống mãi với Thủ đô của Nguyễn Huy
Tưởng ; đề tài hiện thực đời sống trước Cách mạng: Tranh tối tranh sáng của Nguyễn
Công Hoan, Mười năm của Tô Hoài; đề tài công cuộc xây dựng CNXH: Sông Đà của
Nguyễn Tuân, Mùa lạc của Nguyễn Khải.
- Thơ ca phát triển mạnh mẽ. Các tập thơ tập thơ xuất sắc ở chặng đường này gồm có:
Gió lộng của Tố Hữu, Anhs sáng và phù sa của Chế Lan Viên, Riêng chung của Xuân
Diệu, Đất nở hoa của Huy Cận , Tiếng sóng của Tế Hanh
- Kịch nói có phát triển . Tiêu biểu : Một đảng viên của Học Phi, Chị Nhàn và Nổi gió
của Đào Hồng Cẩm.
c. Chặng đường từ 1965 đến 1975.
- Văn học tập trung viết về kháng chiến chống Mĩ. Chủ đề bao trùm là ngợi ca tinh thần
yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
- Văn xuôi chặng đường này tập trung phản ánh cuộc sống chiến đấu và lao động, đã
khắc họa khá thành công hình ảnh con người Việt Nam anh dũng, kiên cường, bất khuất.
+ Từ tiền tuyến lớn, những tác phẩm truyện kí viết trong máu lửa của chiến tranh đã
phản ánh nhanh nhạy và kịp thời cuộc chiến đấu của quân dân miền Nam anh dũng như
tác phẩm Người mẹ cầm súng của Nguyễn Thi, Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành,

Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng
+ Ở miền Bắc, truyện kí cũng phát triển mạnh. Tiêu biểu là kí chống Mĩ của Nguyễn
Tuân; truyện ngắn của Nguyễn Thành Long, Nguyễn Kiên, Vũ Thị Hường Tiểu thuyết
cũng phát triển: Bão biển của Chu Văn, Cửa sông và Dấu chân người lính của Nguyễn
Minh Châu
-Thơ: đạt nhiều thành tựu xuất sắc, đánh dấu bước tiến lớn của nền thơ ca Việt Nam
hiện đại. Thơ chặng đường này thể hiện rõ khuynh hướng mở rộng và đào sâu chất liệu
hiện thực, đồng thời tăng cường sức khái quát, chất suy tưởng, chính luận. Nhiều tập thơ
có tiếng vang , tạo được sự lôi cuốn, hấp dẫn như: Máu và hoa của Tố Hữu, Hoa ngày
thường, chim báo bão của Chế Lan Viên, Vầng trăng quầng lửa của Phạm Tiến Duật,
Gió lào cát trắng của Xuân Quỳnh, Góc sân và khoảng trời của Trần Đăng Khoa
Lịch sử thơ ca chặng đường này đặc biệt ghi nhận sự xuất hiện và những đóng góp của
thế hệ nhà thơ trẻ thời kì chống Mĩ: Phạm Tiến Duật, Nguyễn Khoa Điềm, Lê Anh
Xuân, Lưu Quang Vũ, Bằng Việt, Nguyễn Mỹ, Xuân Quỳnh, Thanh Thảo
-Kịch cũng có những thành tựu đáng ghi nhận. Quê hương Việt Nam và Thời tiết ngày
mai của Xuân Trình, Đại đội trưởng của tôi của Đào Hồng Cẩm là những vở kịch tạo
được tiếng vang bấy giờ.
d. Văn học vùng tạm chiếm.
- Dưới chế độ Mĩ và chính quyền Sài Gòn, bên cạnh xu hướng văn học tiêu cực vẫn tồn
tại xu hướng văn học tiến bộ, yêu nước và cách mạng. Nội dung tư tưởng nói chung của
xu hướng văn học này đều nhằm phủ định chế độ bất công và tàn bạo, lên án bọn cướp
nước và bán nước, thức tỉnh lòng yêu nước và ý thức dân tộc; kêu gọi, cổ vũ các tầng lớp
nhân dân, đặc biệt là thanh niên, tập hợp lực lượng xuống đường đấu tranh.
- Hình thức của những sáng tác này thường gọn nhẹ: thơ, truyện ngắn, phóng sự , bút kí.
- Tác giả tiêu biểu: Vũ Hạnh, Trần Quang Long, Đông Trình, Sơn Nam, Võ Hồng, Lý
Văn Sâm, Viễn Phương
3. Những đặc điểm cơ bản của VHVN từ 1945 đến 1975: 3 đặc điểm
Trang 2
Trường THPT Kim Xuyên Ôn tập Ngữ văn 12
* Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận

mệnh chung của đất nước, phục vụ cách mạng , cổ vũ chiến đấu:
+ Văn hóa nghệ thuật trở thành một mặt trận; văn học trở thành vũ khí phục vụ kháng
chiến, nhà văn lấy tư tưởng cách mạng và mẫu hình nghệ sỹ làm tiêu chuẩn cầm bút.
+ tinh thần tự giác, tự nguyện gắn bó với dân tộc, với nhân dân của nhà vănđược đề cao.
+ Văn học tập trung vào đề tài tổ qúc và chủ nghĩa xã hội; thể hiện cảm động tình đồng
chí, đồng đội, tình quân dân,…
* Nền văn học hướng về đại chúng, tìm đến những hình thức nghệ thuật quên với nhân
dân: Văn học lấy đại chúng làm đối tượng phản ánh và phục vụ.
- Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
II. Vài nét khái quát về VHVN từ 1975 đến hết thế kỉ XX.
1. Hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa.
-Với chiến thắng mùa xuân năm1975, lịch sử dân tộc ta mở ra một thời kì mới: thời kì
độc lập, tự do và thống nhất đất nước. Tuy nhiên từ năm1975 đến năm1985, đất nước ta
gặp những khó khăn, thử thách mới.
-Từ năm 1986 với công cuộc đổi mới do Đảng đề xướng và lãnh đạo, kinh tế nước ta
cũng từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường, văn hóa cũng có điều kiện tiếp xúc
rộng rãi với nhiều nước trên thế giới. Tất cả đã tạo điều kiện để văn học phát triển phù
hợp với nguyện vọng của nhà văn và người đọc cũng như quy luật phát triển khách quan
của nền văn học.
2. Những nét khái quát của VHVN từ 1975 đến hết thế kỉ XX
.Sau 1975, đề tài văn học được nới rộng hơn. Một số tác phẩm đã phơi bày một vài nét
tiêu cực trong xã hội, hoạc nhìn thẳng vào những tổn thất nặng nể trong chiến tranh, đè
cập đến nhữmg bi kịch cá nhân và đời sống tâm linh. Đặc biệt từ sau 1986 trở đi, văn học
đổi mới mạnh mẽ về ý thức nghệ thuật. Người cầm bút thức tỉnh càng sâu sắc về ý thức
cá nhân và có quan niệm mới mẻ về con người.
- Thơ sau năm 1975 không tạo được sức lôi cuốn, hấp dẫn như ở giai đoạn trước. Tuy
nhiên, vẫn có những tác phẩm ít nhiều tạo được sự chú ý của người đọc.
+ Chế Lan Viên từ lâu vẫn âm thầm đổi mới thơ ca. Những cây bút thời chống Mĩ cứu
nước vẫn tiếp tục sáng tác, sung sức hơn cả là Xuân Quỳnh, Nguyễn Duy, Hữu Thỉnh,
Thanh Thảo

+ Thành tựu nổi bật của thơ ca giai đoạn này là trường ca: Những người đi tới biển
của Thanh Thảo, Đường tới thành phố của Hữu Thỉnh. Một số tập thơ có giá trị khi ra đời
ít nhiều tạo được sự chú ý: Tự hát của Xuân Quỳnh, Người đàn bà ngồi đan của Ý Nhi,
Thư mùa đông của Hữu Thỉnh. Những cây bút thơ thuộc thế hệ sau năm 1975 xuất hiện
nhiều, đang từng bước tự khẳng định mình như: Một chấm xanh của Phùng Khắc Bắc,
Tiếng hát tháng giêng của Y Phương
- Văn xuôi sau năm 1975 có nhiều khởi sắc hơn thơ ca , một số cây bút bộc lộ ý thức
muốn đổi mới cách viết về chiến tranh, cách tiếp cận hiện thực đời sống như Nguyễn
Trọng Oánh, Thái Bá Lợi
+ Từ đầu những năm tám mươi, văn xuôi tạo được sự chú ý của người đọc với
những tác phẩm như: Đứng trước biển của Nguyễn Mạnh Tuấn, Gặp gỡ cuối năm của
Nguyễn Khải, Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng
+ Từ năm 1986, văn học chính thức bước vào chặng đường đổi mới. Văn học
gắn bó hơn, cập nhật hơn những vấn đề của đời sống hàng ngày.
Trang 3
Trường THPT Kim Xuyên Ôn tập Ngữ văn 12
+ Văn xuôi thực sự khởi sắc với những tập truyện ngắn: Chiếc thuyền ngoài xa
và Cỏ lau của Nguyễn Minh Châu, Tướng về hưu của Nguyễn Huy Thiệp; tiểu thuyết
Bến không chồng của Dương Hướng, Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh; bút kí Ai đã
đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
+ Kịch nói sau năm 1975 phát triển mạnh mẽ. Một số tác phẩm tạo được sự chú ý của
khán giả như Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ, Mùa hè ở biển của Xuân
Trình
+ Phóng sự xuất hiện đề cập đến những vấn đề bức xúc của đời sống.
+ Lí luận, nghiên cứu phê bình văn học cũng có sự đổi mới. Ngoài những cây bút
có tên tuổi , đã xuất hiện một số cây bút trẻ có nhiều triển vọng.
*Như vậy: Từ sau năm 1975, nhất là từ 1986, VHVN từng bước chuyển sang giai đoạn
mới. Văn học vận động theo hướng dân chủ hóa , mang tính nhân bản và nhân văn sâu
sắc. Đề tài, chủ đề đa dạng; thủ pháp nghệ thuật phong phú; cá tính sáng tạo của nhà văn
được phát huy.

Cái mới của văn học giai đoạn này là tính chất hướng nội, đi vào hành trình tìm kiếm bên
trong, quan tâm nhiều hơn tới số phận cá nhân trong hoàn cảnh phức tạp,đờithường . Bên
cạnh đó, còn nảy sinh một vài xu hướng tiêu cực, những lúng túng, bất cập, những biểu
hiện quá đà, thiếu lành mạnh.

NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG - ĐẠO LÝ
I.Ôn khái niệm : NLXH và nghị luận về một tư tưởng, đạo lí
1.NLXH
2.Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí
II.Tìm hiểu đề và lập dàn ý:
1.Tìm hiểu đề:
a.Khảo sát ví dụ:
Đề: Anh (chị) hãy trả lời câu hỏi sau của nhà thơ Tố Hữu:
“Ôi! Sống đẹp là thế nào hỡi bạn”
(Một khúc ca)
* Vấn đề NL: lối sống đẹp của con người.
-Sống đẹp: sống tích cực, có lí tưởng, có tâm hồn, có trí tuệ
-Để sống đẹp, cần:
+Lí tưởng đúng đắn
+Tâm hồn lành mạnh
+Trí tuệ sáng suốt
+Hành động hướng thiện
* Thao tác lập luận
+Giải thích (sống đẹp là gì?)
+Phân tích (các khía cạnh sống đẹp)
+Chứng minh (nêu tấm gương người tốt)
+Bình luận (bàn về cách sống đẹp; phê phán lối sống ích kỉ)
-Dẫn chứng chủ yếu dùng tư liệu thực tế.
b.Các bước tìm hiểu đề:
- Xác định vấn đề cần nghị luận: tư tưởng, đạo lí được nêu.

- Tìm luận điểm, luận cứ cho vấn đề cần nghị luận.
- Dự kiến thao tác lập luận cho bài văn
Trang 4
Trường THPT Kim Xuyên Ôn tập Ngữ văn 12
2.Lập dàn ý:
a.Ví dụ:
Từ các ý tìm được trong phần (1.a), hãy lập dàn ý cho đề bài trên.
* Dàn ý tham khảo:
- Mở bài:
+Giới thiệu quan niệm sống đẹp
+Trích dẫn nguyên văn câu thơ Tố Hữu
- Thân bài:
+ Giải thích : sống đẹp
+ Phân tích:các khía cạnh biểu hiện lối sống đẹp (lí tưởng, tâm hồn, trí tuệ, hành động),
có dẫn chứng minh hoạ.
+ Phê phán lối sống cá nhân, thiếu ý chí, nghị lực.
+ Xác định phương hướng, biện pháp phấn đấu để có lối sống đẹp
- Kết bài:
+ Sống đẹp là chuẩn mực cao nhất trong nhân cách con người.
+ Thế hệ trẻ cần phấn đấu rèn luyện, nâng cao nhân cách.
b.Dàn bài chung:
Thường gồm 3 phần
- Mở bài: giới thiệu tư tưởng đạo lí cần bàn.
- Thân bài:
+ Giải thích tư tưởng đạo lí đó
+ Phân tích mặt đúng, bác bỏ mặt sai
+ Phương hướng phấn đấu
- Kết bài:
+ Ý nghĩa của tư tưởng, đạo lí trong đời sống.
+ Rút ra bài học nhận thức và hành động về tư tưởng đạo lí.

III.Luyện tập:
Bài tập 1/SGK/21-22
a.VĐNL: phẩm chất văn hóa trong mỗi con người.
- Tên văn bản: Con người có văn hoá
b.TTLL:
- Giải thích: văn hoá là gì? (đoạn 1)
- Phân tích: các khía cạnh văn hoá (đoạn 2)
- Bình luận: sự cần thiết phải có văn hoá (đoạn3)
c.Cách diễn đạt trong văn bản rất sinh động, lôi cuốn:
- Để giải thích, tác giả sử dụng một loạt câu hỏi tu từ gây chú ý cho người đọc.
- Để phân tích và bình luận, tác giả trực tiếp đối thoại với người đọc, tạo quan hệ gần gũi,
thẳng thắn.
- Kết thúc văn bản, tác giả viện dẫn thơ Hi Lạp, vừa tóm lượt được các luận điểm, vừa tạo
ấn tượng nhẹ nhàng, dễ nhớ.
Bài 2/ SGK/22:
a.Dàn ý:
- Mở bài:
+ Vai trò lí tưởng trong đời sống con người.
+ Có thể trích dẫn nguyên văn câu nói của Lep Tônxtôi
- Thân bài:
Trang 5
Trường THPT Kim Xuyên Ôn tập Ngữ văn 12
+ Giải thích: lí tưởng là gì?
+ Phân tích vai trò, giá trị của lí tưởng: Ngọn đèn chỉ đường, dẫn lối cho con người.
Dẫn chứng: lí tưởng yêu nước của Hồ Chí Minh.
+ Bình luận: Vì sao sống cần có lí tưởng?
+ Suy nghĩ của bản thân đối với ý kiến của nhà văn. Từ đó, lựa chọn và phấn đấu cho lí
tưởng sống.
- Kết bài:
+ Lí tưởng là thước đo đánh giá con người.

+ Nhắc nhở thế hệ trẻ biết sống vì lí tưởng.
b. Viết văn bản:
HS làm ở nhà
TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
Hồ Chí Minh
I. Vài nét về tiểu sử:
( HS tham khảo SGK )
II. Sự nghiệp văn học:
1.Quan điểm sáng tác:
a. Coi văn học là một vũ khí chiến đấu phục vụ cho sự nghiệp cách
b. Hồ Chí Minh luôn chú trọng tích chân thực và tính dân tộc của văn học
c. Người luôn chú ý đến mục đích và đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và
hình thức của tác phẩm.
2. Di sản văn học
* Lớn lao về tầm vóc tư tưởng,phong phú về thể loại và đa dạng về phong cách nghệ
thuật.
a. Văn chính luận:
- Mục đích: Đấu tranh chính trị nhằm tiến công trực diện kẻ thù, thực hiện những nhiệm
vụ CM của dân tộc.
-Nội dung: Lên án chế độ thực dân Pháp và chính sách thuộc địa, kêu gọi thức tỉnh
người nô lệ bị áp bức liên hiệp lại trong mặt trận đấu tranh chung.
- Một số tác phẩm tiêu biểu:
+ Các bài báo đăng trên tờ báo: Người cùng khổ, Nhân đạo
+ Bản án chế độ thực dân Pháp: áng văn chính luận sắc sảo nói lên nỗi thống khổ
của người dân bản xứ, tố cáo trực diện chế độ thực dân Pháp, kêu gọi những người nô lệ
đứng lên chống áp bức.
+ Tuyên ngôn độc lập: Có giá trị lịch sử lớn lao, phản ánh khát vọng độc lập, tự
do và tuyên bố nền độc lập của dân tộc VN.
+ Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, không có gì quý hơn độc lập, tự do.
b. Truyện và kí:

- Truyện ngắn: Hầu hết viết bằng tiềng Pháp xuất bản tại Paris khoảng từ 1922-
1925: Pari (1922), Lời than vãn của bà Trưng Trắc (1922), Con người biết mùi hun khói
(1922), Vi hành (1923), Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu (1925)
Trang 6
Trường THPT Kim Xuyên Ôn tập Ngữ văn 12
+ Nội dung: Tố cáo tội ác dã man, bản chất tàn bạo xảo trá của bọn thực dân - phong
kiến đề cao những tấm lòng yêu nước và cách mạng.
+ Nghệ thuật: Bút pháp hiện đại nghệ thuật trần thuật linh hoạt, xây dựng được
những tình huống độc đáo, hình tượng sinh động, sắc sảo.
- Ký : Nhật kí chìm tàu (1931), Vừa đi vừa kể chuyện(1963)
c.Thơ ca: Có giá trị nổi bật trong sự nghiệp sáng tác của NAQ-HCM, đóng góp quan
trọng trong nền thơ ca VN.
Nhật kí trong tù (133 bài).
Thơ HCM (86 bài)
Thơ chữ Hán HCM (36 bài)
3. Phong cách nghệ thuật:
* Phong cách độc đáo, đa dạng
- Văn chính luận: Ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép
- Truyện và kí:
Nét đặc sắc: giàu tính sáng tạo, chất trí tuệ va tính hiện đại
- Thơ ca: Kết hợp hài hòa giữa cổ điển và hiện đại.
III. Kêt luận: ( Xem sách )

Phần hai: Tác phẩm
I. Tiểu dẫn:
1. Hoàn cảnh ra đời
(SGK)

2. Mục đích:
- Tuyên bố nền độc lập của dân tộc.

- Ngăn chặn âm mưu xâm lược của các nước thực dân, đế quốc.
3 .Giá trị của bản TNĐL
a. Về lịch sử
Là một văn kiện có giá tri lịch sử to lớn: Tuyên bố chấm dứt chế độ thực dân, phong
kiến ở nước ta và mở ra kỉ nguyên mới độc lập tự do dân tộc.
b.Về văn học:
TNĐL là bài văn chính luận ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, đanh thép, lời lẽ hùng
hồn và đầy sức thuyết phục -áng văn bất hủ .
4.Bố cục: gồm 3 đoạn .
- Đoạn 1:Cơ sở pháp lí của bản tuyên ngôn
- Đoạn 2: Cơ sở thực tiễn của bản tuyên ngôn.
- Đoạn 3: Lời tuyên bố độc lập
-> Bố cục cân đối, kết cấu chặt chẽ .
II. Đọc -Hiểu văn bản:
1. Cơ sở pháp lí và chính nghĩa của bản TN:
Nêu và khẳng định quyền con người và quyền dân tộc:
- Trích dẫn 2 bản tuyên ngôn:
+ Tuyên ngôn độc lập của Mĩ (1776)
+ Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp (1791)
-> Nêu lên nguyên lí cơ bản về quyền bình đẳng, độc lập của con người .
Trang 7
Trường THPT Kim Xuyên Ôn tập Ngữ văn 12
* Ý nghĩa của viêc trích dẫn:
- Có tính chiến thuật sắc bén, khéo léo, khóa miệng đối phương.
-Khẳng định tư thế đầy tự hào của dân tộc( đặt 3 cuộc CM, 3 nền độc lập, 3 bản TN
ngang tầm nhau.)
* Lập luận sáng tạo :" Suy rộng ra " “ -> từ quyền con người nâng lên thành quyền dân
tộc.
* Tóm lại: Với lời lẽ sắc bén, đanh thép, Người đã xác lập cơ sở pháp lý của bản TN,
nêu cao chính nghĩa của ta. Đặt ra vấn đề cốt yếu là độc lập dân tộc.

2.Cơ sở thực tiễn của bản TN:
a. Tội ác của Pháp:
*Tội ác 80 năm: Lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng… nhưng thực chất cướp nước, áp bức
đồng bào ta,t rái với nhân đạo và chính nghĩa.
-Chứng cứ cụ thể :
+ Về chính trị: không có tự do, chia để trị ,đầu độc , khủng bố.
+ Về kinh tế: bóc lột dã man
-Đoạn văn có giá trị của bản cáo trạng súc tích,đanh thép, đầy phẩn nộ đ/v tội ác tày trời
của thực dân
*Tội ác trong 5 năm (40-45)
- Bán nước ta 2 lần cho Nhật (bảo hộ?)
- Phản bội đồng minh ,không đáp ứng liên minh cùng Việt Minh để chống Nhật, thậm
chí thẳng tay khủng bố, giết nốt tù chính trị ở Yên Bái,Cao Bằng.
*Lời kết án đầy phản nộ, sôi sục căm thù. Vừa:
+ Vạch trần thái độ nhục nhã của Pháp (quì gối , đầu hàng , bỏ chạy )
+ Đanh thép tố cáo tội ác tày trời (từ đó, từ đó )
Đó là lời khai tử dứt khoát cái sứ mệnh bịp bợm của thực dân Phaáp đối với nước ta
ngót gần một thế kỉ.
b. Dân tộc VN (lập trường chính nghĩa)
- Gan góc chống ách nô lệ của Pháp trên 80 năm
- Gan góc đứng về phe đồng minh chống Phát xít.
- Khoan hồng với kẻ thù bị thất thế.
-Giành độc lập từ tay Nhật chứ không phải từ P .
* Với lối biện luận chặt chẽ, lôgích, từ ngữ sắc sảo. Cấu trúc đặc biệt, nhịp điệu dồn
dập, điệp ngữ"sự thật "như chân lí không chối cãi được. Lời văn biền ngẫu.
c.Phủ định chế độ thuộc địa thực dân Pháp và khẳng định quyền độc lập, tự do của
dân tộc
-Phủ định dứt khoát, triệt để (thoát ly hẳn,xóa bỏ hết ) mọi đặc quyền, đặc lợi của
thực dân Pháp đối với đất nước VN,
-Khẳng định mạnh mẽ quyền độc lập, tự do của dân tộc

*Hành văn: hệ thống móc xích->khẳng định tuyệt đối
3.Lời tuyên bố độc lập trước thế giới
- Lời tuyên bố thể hiện lí lẽ đanh thép vững vàng của HCT về quyền dân tộc -tự do( trên
cơ sở lí luận pháp lí, thực tế ,bằng ý chí mãnh liệt của dân tộc ).
- Khát vọng tự do của cả dân tộc thể hiện qua giọng văn hào hùng mãnh liệt đầy niềm tin.
Cụm từ “tự do, độc lập”nhắc lại một cách kiêu hãnh, đầy ý chí.
- Khẳng định vị thế bình đẳng của nước ta trên toàn thế giới. “ Chúng tôi tin rằng…”
III. Tổng kết:
Trang 8
Trường THPT Kim Xuyên Ôn tập Ngữ văn 12
Với tư duy sâu sắc, cách lập luận chặt chẽ, ngôn ngữ chính xác, dẫn chứng cụ thể,
đầy sức thuyết phục, thể hiện rõ phong cách chính luận của HCM. TNĐL đã khẳng định
được quyền tự do, độc lập của dân tộc VN,
TNĐL có giá trị lớn lao về mặt lịch sử, đánh dấu một trong những trang vẻ vang bậc
nhất trong lịch sử đấu tranh kiên cường bất khuất giành độc lập tự do từ trước đến nay và
là một áng văn bất hủ của nền văn học dân tộc.
GIỮ GÌN SỰ TRONG SÁNG
CỦA TIẾNG VIỆT
I. Giữ gìn sự trong sáng của TV
1. Nói hoặc viết đúng chuẩn mực, đúng quy tắc của TV.
2. Sự trong sáng không dung nạp tạpchất.
3. Tính văn hóa lịch sự của lời nói.
Ghi nhớ: (SGK)
4. Luyện tập:
Bài 1a. Từ ngữ của Hoài Thanh
b. Từ ngữ của Nguyễn Du
-Nhận xét: Những từ ngữ trên đã lột tả đúng thần thái và tính cách của từng nhân vật đến
mức tưởng như không có từ gnữ nào có thể đúng hơn, có thể thay thế cho các từ ngữ trên
được nữa.
Bài 2. Tôi có lấy ví dụ về một dòng sông. Dòng sông vừa trôi chảy, vừa phải tiếp nhận-

dọc đường đi của mình-những dòng nước khác. Dòng ngôn ngữ cũng vậy-một mặt nó
phải giữ bản sắc cố hữu của dân tộc, nhưng nó không được phép gạt bỏ, từ chối những gì
mà thời đại mang lại.
Bài 3.Từ Micosoft là tên một công ti nên cần dùng. Từ file là tệp tin, từ hacker nên dịch
kẻ đột nhập trái phép hệ thống máy tính cho dễ hiểu. Còn từ cocoruder là danh từ tự xưng
nên có thể giữ nguyên. Như vậy trong câu này có hai từ file, hacker nên dịch ra TV.
II. Trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt:
Là trách nhiệm của mỗi người dân VN. Khi nói, viết cần thực hiện những yêu cầu sau:
1. Có ý thức yêu mến quý trọng TV bởi đó là di sản quý báu mà bao đời ông cha ta đã
để lại.
2. Nắm được những chuẩn mực, quy tắc của TV: phát âm, chữ viết, dùng từ, đặt câu, tạo
văn bản, giao tiếp…muốn thế phải trau dồi ngôn ngữ qua sách báo, tích lũy kinh nghiệm
trong giao tiếp.
3. Ngôn ngữ tiếng Việt không cho phép pha tạp, lai căng nhưng vẫn cần tiếp nhận những
yếu tố tích cực của tiếng nước ngoài. Trong giao tiếp cần tránh nói thô tục, kệch cỡm để
lời nói có văn hóa.
Ghi nhớ: (SGK)
Trang 9
Trường THPT Kim Xuyên Ôn tập Ngữ văn 12
III. Luyện tập:
Bài 1: Câu a không trong sáng, bỏ từ đòi hỏi.
Bài 2. không cần dùng từ Valentine từ ngày lễ tình nhân thì tình nhân là từ Hán, còn ngày
tình yêu thì thuần Việt còn biểu hiện được ý nghĩa tình cảm cao đẹp là tình cảm con
người.
NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU, NGÔI SAO SÁNG
TRONG VĂN NGHỆ CỦA DÂN TỘC.
Phạm Văn Đồng
I. Giới thiệu:
1. Tác giả:
- Phạm Văn Đồng (1906-2000) quê ở Quảng Ngãi.

- Tham gia Cách mạng rất sớm, từng bị đày ra Côn Đảo (1929-1936), 1940 được giao
nhiệm vụ xây dựng căn cứ địa Cách mạng ở Việt – Trung.
- Sau năm 1945, ông có nhiều cống hiến trong việc xây dựng, quản lí nhà nước ta,
từng là trưởng phái đoàn Việt Nam dự hội nghị Phông tenơblô, hội nghị Giơnevơ, ông
từng giữ nhiều chức vụ: Bộ trưởng Bộ tài chính, Bộ trưởng Bộ ngoại giao, phó Thủ
tướng, Thủ tướng, Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng . . .
- Ông còn là một nhà giáo dục, một nhà lí luận văn hóa, văn nghệ.
2. Hoàn cảnh sáng tác:
- Bài này được viết năm 1963 nhân kỉ niệm 75 năm ngày mất Nguyễn Đình Chiểu
( 3/7/1988).
- Hoàn cảnh đất nước: Mĩ can thiệp vào chiến trường Việt Nam ngày càng nhiều,
đánh phá miền Nam và chuẩn bị tiến hành chiến tranh xâm lược miền Bắc, phong trào
đấu tranh của nhân dân miền Nam đang diễn ra mạnh mẽ.
3. Bố cục: 3 phần
Phần 1 ( mở bài) : Từ đầu → cách đây một trăm năm.
Phần 2 ( thân bài): Tiếp → vì văn hay của “ Lục Vân Tiên.”
Phần 3( kết bài) : Còn lại.
II. Tìm hiểu văn bản:
1.Cuộc đời và quan niệm sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu:
a. Cuộc đời:
- Nguyễn Đình Chiểu là nhà nho sinh trưởng ở đất Đồng Nai, sinh ra trong buổi đất
nước bị giặc xâm lược, triều đình bán nước, phong trào khởi nghĩa nổ ra khắp nơi “
Nguyễn Đình Chiểu vốn là một nhà nho sinh trưởng ở đất Đồng Nai hào phóng, lại sống
giữa lúc nước nhà lâm nguy, vua nhà Nguyễn cam tâm bán nước, nhưng khắp nơi, nhân
dân và sĩ phu anh dũng đứng lên đánh giặc cứu nước”.
- Ông bị mù nên lấy văn chương làm vũ khí chống giặc “ vì mù cả hai mắt hoạt
động của người chiến sĩ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu chủ yếu là thơ văn”.
- Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu là tấm gương vì nghĩa lớn.
Trang 10
Trường THPT Kim Xuyên Ôn tập Ngữ văn 12

b. Quan niệm sáng tác:
- Văn chương là vũ khí giết giặc “ Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”.
- Coi thường những kẻ lợi dụng văn chương làm điều phi nghĩa :
“ Thấy nay cũng nhóm văn chương
Vóc dê da cọp khôn lường thực hư”.
2. Đánh giá về thơ văn yêu nuớc Nguyễn Đình Chiểu:
- Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu giúp người đọc hình dung được phong trào kháng
Pháp suốt 20 năm ( từ 1860 trở về sau).
- Thơ văn yêu nước của ông :
+ Kêu gọi lòng yêu nước không đầu hàng giặc “ Bớ các quan ơi . . .bỏ qua sao
phải”.
+ Ca ngợi những người anh hùng tận trung với nước, than khóc cho những liệt sĩ
ngã xuống vì dân, tình cảm của dân tộc đối với những chiến sĩ yêu nước “ ca ngợi những
người anh hùng suốt đời tận trung với nước, và than khóc những liệt sĩ đã trọn nghĩa với
dân. Ngòi bút, nghĩa là tâm hồn trung nghĩa của Nguyễn Đình Chiểu đã diễn tả thật là
sinh động và não nùng, cảm tình của dân tộc đối với người chiến sĩ của nghĩa quân, vốn
là người nông dân, xưa kia chỉ quen cày cuốc, bỗng chốc trở thành người anh hùng cứu
nước”.
→ Nguyễn Đình Chiểu đã viết nên những tác phẩm bằng tất cả nhiệt huyết yêu nước của
mình, góp phần khơi dậy lòng yêu nước của những con người thời đại ông, cổ vũ mạnh
mẽ cho cuộc chiến đấu chống thực dân thông qua hình tượng những con người tận trung
với nước, giữ khí phách hiên ngang cho dù chiến bại.

3. Đánh giá về tác phẩm Lục Vân Tiên:
- Tác phẩm đề cao chính nghĩa, ca ngợi những người trung nghĩa “đây là một bản
trường ca ca ngợi chính nghĩa, những đạo đức đáng quý trọng ở đời, ca ngợi những
người trung nghĩa”.
- Truyện tuy có hạn chế: những luân lí mà Nguyễn Đình Chiểu ca ngợi đến thời đại
ta đã lỗi thời, có những chỗ lời văn không được trau chuốt lắm nhưng nó vẫn là tác

phẩm lớn có giá trị, gần gũi và được nhân dân yêu thích (những nhân vật trọng nghĩa,
khinh tài gần gũi với quan niệm sống của dân, viết bằng lối văn nôm na dễ hiểu, dễ nhớ,
có không ít những vần thơ hay).
III. Tổng kết:
1. Nghệ thuật:
- Hệ thống lập luận chặt chẽ, hệ thống luận điểm rõ ràng:
+ Luận điểm trung tâm của bài nằm ở phần mở đầu bài viết “ Ngôi sao Nguyễn
Đình Chiểu, một nhà thơ lớn của nước ta, đáng lẽ phải sáng tỏ hơn nữa trong bầu trời
văn nghệ của dân tộc, nhất là trong lúc này”.
+ Trong bài viết có ba luận điểm làm sáng tỏ cho luận điểm trung tâm :
Luận điểm 1 (đầu thân bài) : “Cuộc đời và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu là một chiến
sĩ hi sinh, phấn đấu vì một nghĩa lớn.”
Luận điểm 2 ( giữa thân bài) : “Thơ văn yêu nước Nguyễn Đình Chiểu làm sống lại
trong tâm trí chúng ta phong trào kháng Pháp oanh liệt và bền bỉ của nhân dân Nam Bộ
suốt hai mươi năm trời.”
Trang 11
Trường THPT Kim Xuyên Ôn tập Ngữ văn 12
Luận điểm 3( cuối thân bài) : “Bây giờ xin nói về Lục Vân Tiên, tác phẩm lớn nhất
của Nguyễn Đình Chiểu, rất phổ biến trong dân gian nhất là ở miền Nam.”
Ngoài ra phần kết luận tác giả còn nêu luận điểm để tóm lại bài viết : “Đời sống và
sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gưong sáng, nêu cao địa vị và tác dụng
của văn học, nghệ thuật, nêu cao sứ mạng của người chiến sĩ trên mặt trận văn hoá tư
tưởng .”
- Ngoài hệ thống luận điểm chặt chẽ, bài viết có sức thuyết phục là nhờ những yếu tố
biểu cảm, từ ngữ đặc sắc, giàu hình ảnh: ( “Trên trời có những vì sao… càng thấy sáng”,
“ Trong thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu còn có những đoá hoa, những hòn
ngọc rất đẹp”) ; có sự kết hợp giữa phân tích, đánh giá và đặc biệt là tình cảm của tác
giả.
- Bài viết có kết cấu không theo trình tự thời gian.
2. Nội dung :

Với cách nghĩ sâu rộng mới mẻ của một người gắn bó với dân, với nước, tác giả đã
làm sáng tỏ mối quan hệ khăng khít giữa thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu với hoàn
cảnh của Tổ quốc lúc bấy giờ và với thời đại hiện nay. Tác giả cũng hết lòng ca ngợi
Nguyễn Đình Chiểu, một con người suốt đời dùng văn chương làm vũ khí chiến đấu vì
dân, vì nước, ngôi sao sáng trong nền văn nghệ Việt Nam.

MẤY Ý NGHĨ VỀ THƠ
Nguyễn Đình Thi

I. Giới thiệu:
1. Tác giả:
- Nguyễn Đình Thi ( 1924-2003), ông sinh tại Lào, quê ở Hà Nội.
- 1941 tham gia hoạt động cách mạng, 1945 tham gia hội văn hoá cứu quốc và hội
nhà văn Việt Nam.
- 1958-1989 là Tổng thư kí Hội nhà văn Việt Nam, từ 1995 là Chủ tịch Uỷ ban Toàn
quốc Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam, 1996 được giải thưởng Hồ Chí
Minh về văn học nghệ thuật.
- Thể loại sáng tác: văn, thơ, nhạc, kịch, lí luận phê bình văn nghệ …
- Tác phẩm: Tiểu thuyết : Xung kích ( 1951),Vào lửa (1966)… ; Thơ: Người chiến
sĩ(1956), Bài thơ Hắc Hải(1958)…
2. Hoàn cảnh sáng tác:
9/1949, Hội nghị tranh luận văn nghệ tổ chức ở Việt Bắc, trong hội nghị này,
Nguyễn Đình Thi đã trình bày quan niệm của mình về thơ trong “ Mấy ý nghĩ về thơ”,
bài viết này sau được đưa vào tập “ Mấy vấn đề văn học”.
II. Tìm hiểu văn bản:
1. Những đặc trưng cơ bản của thơ:
- Đặc trưng cơ bản nhất của thơ là tâm hồn con người:
+ Quá trình sáng tạo thơ là dùng lời và chữ để diễn tả sự rung động khác thường
của trạng thái tâm lí.
+ Làm thơ là “đang sống nhưng không chỉ nhìn lại sự sống mà là tâm hồn cũng

rung động”.
Trang 12
Trường THPT Kim Xuyên Ôn tập Ngữ văn 12
+ Người đọc tiếp nhận thơ bằng tâm hồn “ làm sống ngay một tình cảm, một nỗi
niềm trong lòng người đọc”.
+ Quá trình tiếp nhận thơ của người đọc là quá trình chủ động, một trạng thái tinh
thần mới được nảy sinh “ mọi sợi dây của tâm hồn rung lên vì chạm thấy những hình
ảnh, những ý nghĩ, những mong muốn, những tình cảm mà lời và chữ của bài thơ kéo
theo đằng sau như vùng sáng xung quanh ngọn lửa”.
- Những đặc trưng khác:
+ Hình ảnh trong thơ: Là hình ảnh nảy sinh từ tâm hồn của người làm thơ khi họ tiếp
xúc với đời sống
“ hình ảnh thực nảy lên trong tâm hồn”.
Hình ảnh nhà thơ tìm thấy phải là những hình ảnh mới mẻ, những hình ảnh ấy có
từ cuộc sống, nhà thơ phải đào sâu tìm tòi, mở rộng hồn mình để thu nhận hình ảnh từ
cuộc sống.
+ Cảm xúc: là yếu tố quan trọng bậc nhất mà thơ hướng tới “ cảm xúc là phần thịt
xương hơn cả của đời sống tâm hồn”.
+ Thơ phải có tư tưởng, tư tưởng trong thơ gắn liền với cuộc sống và nằm ngay trong
cảm xúc “ tư tưởng dính liền với cuộc sống, ở trong cuộc sống, tư tưởng của thơ nằm
ngay trong cảm xúc tình tự”.
+Cái thực trong thơ: là sự thành thực của cảm xúc, là biểu hiện một cách chân thực,
sinh động những gì đang diễn ra trong tâm hồn “ hình ảnh thực nảy lên trong tâm hồn
khi ta sống trong một cảnh huống hoặc một trạng thái nào đó”.
2. Ngôn ngữ thơ:
- Ngoài giá trị ý niệm nó còn khơi gợi cảm xúc, suy nghĩ của con người “ mỗi chữ như
một ngọn nến đang cháy, những ngọn nến ấy xếp bên nhau thành một vùng sáng chung,
ánh sáng không những ở đầu ngọn nến, nó ở tất cả xung quanh những ngọn nến”.
- Ngôn ngữ trong thơ là ngôn ngữ nhịp điệu:
+ Nhịp điệu ở nhịp bằng trắc, bổng trầm.

+ Nhịp điệu trong tâm hồn.
- Ngôn ngữ thơ khác với văn xuôi, nó luôn đòi hỏi sự toàn bích “ văn xuôi đuợc phép
không mười phần hoàn hảo, nhưng thơ thì luôn luôn đòi hỏi sự toàn bích”.
3. Thơ tự do, thơ không vần:
- Nguyễn Đình Thi quan niệm “ không có vấn đề thơ tự do, thơ có vần và thơ không
vần. Chỉ có thơ thực và thơ giả, thơ hay và thơ không hay, thơ và không thơ”. Điều quan
trọng là thơ phải nói lên được tư tưởng, tình cảm của thời đại, diễn tả đúng tâm hồn của
con người ngày nay.
- Các nhà thơ phải tìm tòi những hình thức mới vì:
+ Mỗi thể thơ có một khả năng riêng.
+ Mỗi thời đại mới bao giờ cũng tạo ra hình thức mới.
+ Hiện nay thơ Việt Nam đang ở “ tuổi trẻ nhất của thời đại mới”.
+ Luật lệ thơ nằm ở sự tự chủ bên trong sự sáng tác của nhà thơ không nằm ở lề lối
bên ngoài, phá bỏ lề lối bên ngoài giúp thơ ‘đi xa hơn”.
III. Tổng kết:
1. Nghệ thuật:
- Đầu bài viết tác giả đưa ra khẳng định đặc trưng cơ bản của thơ là tâm hồn, sau đó
làm sáng tỏ đặc trưng đó bằng các phương diện cụ thể ( hình ảnh, cảm xúc, tư tưởng . )
Trang 13
Trường THPT Kim Xuyên Ôn tập Ngữ văn 12
- Lập luận logic, chặt chẽ, lí lẽ xác đáng, dẫn chứng tiêu biểu, hợp lí (dẫn ca dao, dẫn
thơ Kiều), từ ngữ giàu cảm xúc, hình ảnh cụ thể, sống động ( “ thơ là tiếng nói đầu tiên,
tiếng nói thứ nhất…cảm xúc” , “ mỗi chữ như một ngọn nến … sáng chung” , “ cảm xúc
là phần thịt xương hơn cả của đời sống tâm hồn”)
2. Nội dung:
Tác phẩm đã thể hiện được những suy nghĩ của tác giả về bản chất của thơ ca và quá
trình sáng tạo thơ ca, bài viết đến nay vẫn còn nguyên giá trị.
ĐÔ-XTÔI-ÉP- XKI
X.XVAI-GƠ
I. Giới thiệu:

1. Tác giả:
- Xtê-phan Xvai-gơ (1881-1941), nhà văn Áo, gốc Do Thái, là người có kiến thức
uyên bác.
- Ông từng đi du lịch nhiều nơi: Châu Âu, Châu Phi, Ấn Độ…, từng sống ở Áo, Mĩ,
Thụy Sĩ, Anh. Ông làm thơ, viết kịch, truyện đặc biệt là tiểu luận và chân dung văn học.
Ông là nhà văn có tinh thần nhân đạo sâu sắc.
2. Đô-Xtôi-Ép-Xki:
- Là nhà tiểu thuyết thiên tài của Nga, sinh ( 1821-1881).
- Ông từng bị Nga hoàng bắt giam, kết án tử hình, sau đó bị đi đày biệt xứ 4 năm ở
Xibia, mãn tù trở về Xanhpêtecbua nhưng bị quản thúc suốt đời.
3. Xuất xứ:
Văn bản trích trong tác phẩm “ Three Masters” ( tập tiểu luận chân dung Bandắc,
Đichken, Đôxtôiépxki).
II. Tìm hiểu văn bản:
1. Số phận, tính cách, con người của Đônxtôiépxki:
- Ông sống trong nghèo khổ,thiếu thốn ( xuất hiện thường xuyên ở hiệu cầm đồ, bị đòi
nợ . . .), bệnh tật ( bị động kinh).
- Bị tù đày ( bị lưu đày ở Xibia 4 năm), bị khinh rẽ ( các nhân viên ngân hàng chế
nhạo ông, ông trở về như kẻ hành khất).
- 52 tuổi trở về xứ sở, vinh quang đến với ông quá muộn màng, sau tất cả những gì
ông đã chịu đựng thì “ một giây phút hạnh phúc tột đỉnh đã được ban cho ông” để rồi “
khi quả đã được cứu thoát, vỏ khô rụng xuống” và Đônxtôíepxki qua đời.
- Ông là người xa lạ với thế giới đang tồn tại “ông sống leo lét trong một thế giới với
ông là xa lạ”.
- Ông xem lao động là sự giải thoát nỗi thống khổ của mình, ông miệt mài trong sáng
tác vì “đó là niềm hoan lạc lớn lao nhất của ông”.
- Luôn sống trong đau đớn, dằn vặt “ năm mươi tuổi nhưng ông đã chịu hàng thế kỉ
dằn vặt”.
- Tầm vóc của Đôxtôiepxki vượt lên trên những người cùng thời “ người ta nhường lời
cho Đôxtôiepxki… tất cả diễn giả khác từ chối không nói nữa’.

- Ông là sứ giả thực hiện sứ mệnh tổng hòa giải của nước Nga, là người kiềm chế mâu
thuẫn giai cấp thời đại ông ( giây phút tiễn biệt ông đông đảo con người mọi giai cấp
Trang 14
Trường THPT Kim Xuyên Ôn tập Ngữ văn 12
đoàn kết lại “ tất cả các đảng phái đoàn kết lại trong một lời nguyền yêu thương và cảm
phục”, đây chính là sức mạnh từ giá trị nhân văn mà Đônxtôíepxki qua tác phẩm của
mình đã đem lại cho nhân loại).
-Ở nuớc Nga và Châu Âu thế kỉ XIX không nhà văn nào có số phận cay đắng như
Đôxtôiepxki cũng không ai có vai trò to lớn như Đôxtôiepxki ( kiềm chế mâu thuẫn thời
đại ông).
2. Nghệ thuật:
- Sử dụng cấu trúc tương phản, đối lập hình ảnh ( trái tim đập vì nước Nga / thân thể
sống leo lét trong một thế giới với ông là xa lạ ; lao động là sự giải thoát, niềm hoan lạc
lớn lao nhất / lao động là nỗi thống khổ của ông ; người chịu nhiều cay đắng: bị lưu đày,
kẻ hành khất, người không tên / sứ giả của xứ sở, được hưởng những giây phút hạnh phúc
tuyệt đỉnh. ) nhằm làm nổi rõ chân dung của Đônxtôiepxki và bộc lộ rõ tư tưởng của
người viết.
- Sử dụng hình ảnh so sánh ( trở về như một kẻ hành khất, đếm các ngày như trước đây,
lời như sấm xét. . .), ẩn dụ ( “quả đã được cứu thoát, vỏ khô rụng xuống”, “ thành phố
ngàn tháp chuông”, “ những nguyên tố bị kích động”…) để nâng hình ảnh Đôxtôiepxki
lên như một vị thánh nhằm làm nổi bật chân dung, sứ mạng và vai trò của Đôixtôiepxki.
- Lời văn giàu hình ảnh, sinh động.
III. Tổng kết:
Bằng ngòi bút sắc sảo của mình, tác giả đã khắc hoạ được chân dung của
Đôxtôiepxki, một thiên tài văn học của Nga và nhân loại. Cuộc đời đầy cay đắng nhưng
Đôxtôiepxki đã chiến đấu không ngừng với số mệnh để sáng tạo ra những tác phẩm bất
hủ.Qua bài viết ta cũng hiểu được tài năng của Xvaigơ.
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT
HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
I. Tìm hiểu chung:

1. Khái niệm:
Nghị luận về một hiện tượng đời sống xã hội là bàn về một sự việc, hiện tượng có ý
nghĩa đối với xã hội, đáng khen, đáng chê hay có vấn đề đáng suy nghĩ.
2. Yêu cầu:
a. Nội dung:
- Người viết cần nêu được vấn đề cần nghị luận, gọi tên nó, kể ra những biểu hiện
của nó.
- Phân tích, đánh giá tính chất tốt, xấu, lợi hay hại, hay, dở của hiện tượng được đề
cập, chỉ ra nguyên nhân của sự vật, hiện tượng đó, bày tỏ thái độ của mình, đưa ra ý kiến,
suy nghĩ đối với hiện tượng đang được đề cập.
b. Hình thức:
Bài viết có bố cục mạch lạc, luận điểm rõ ràng, luận cứ xác thực, lập luận phù hợp,
lời văn chính xác, sinh động.
II. Cách làm bài nghị luận về một hiện tượng đời sống:
1. Tìm hiểu đề và tìm ý:
a. Tìm hiểu đề:
Trang 15
Trường THPT Kim Xuyên Ôn tập Ngữ văn 12
Đọc kĩ đề và xác định : đề thuộc loại nào? Đề nêu hiện tượng, sự việc gì? Đề yêu
cầu gì?
b. Tìm ý:
- Phân tích đề, tìm ý nghĩa của sự vật, hiện tượng.
- Đánh giá sự vật, hiện tượng ở những khía cạnh nào?
2. Lập dàn ý:
a. Mở bài:
Giới thiệu chung về sự vật, hiện tượng có vấn đề.
b. Thân bài:
- Nêu rõ hiện tượng được đề cập.
- Phân tích hiện tượng: + Phân tích mặt tốt xấu, lợi hại của đối tượng.
+ Chỉ ra nguyên nhân của hiện tượng.

- Bình luận về hiện tượng: + Đánh giá chung về hiện tượng.
+ Khen, chê đối với hiện tượng.
c. Kết bài:
Kết luận, khẳng định, đưa ra lời khuyên hay bài học.
PHONG CÁCH NGÔN NGỮ
KHOA HỌC
I. Văn bản khoa học và ngôn ngữ khoa học:
1. Văn bản khoa học:
Gồm :
- Văn bản khoa học chuyên sâu: chuyên khảo, luận án, luận văn, tiểu luận, báo cáo
khoa học…
- Văn bản khoa học giáo khoa: giáo trình, sgk, thiết kế bài dạy…về các môn khoa
học tự nhiên, khoa học công nghệ, khoa học xã hội và nhân văn.
- Văn bản khoa học phổ cập: bài báo, sách phổ biến khoa học kĩ thuật.
2. Ngôn ngữ khoa học:
Là ngôn ngữ được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực khoa học, tiêu biểu là các
văn bản khoa học: khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, khoa học công
nghệ…
Ngôn ngữ khoa học tồn tại ở:
+ Dạng viết: luận văn, sgk, báo cáo khoa học… ngoài sử dụng từ ngữ, ngôn ngữ
khoa học còn dùng công thức, kí hiệu, sơ đồ…
+ Dạng nói: giảng bài, thảo luận, tranh luận… chú ý đến phát âm, diễn đạt phải
mạch lạc, chặt chẽ, dựa trên đề cương đã chuẩn bị.
II. Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ khoa học:
1. Tính khái quát, trừu tượng:
Thể hiện ở nội dung và phương tiện ngôn ngữ
Về phương diện ngôn ngữ: + Sử dụng thuật ngữ khoa học.
+ Kết cấu văn bản ( phần, chương, mục, đoạn): phục
vụ cho triển khai hệ thống luận điểm khoa học.
Trang 16

Trường THPT Kim Xuyên Ôn tập Ngữ văn 12
2. Tính lí trí, logic:
Thể hiện ở nội dung và phương tiện ngôn ngữ.
Về phương tiện ngôn ngữ:
+ Từ ngữ: là những từ ngữ thông thường chỉ dùng một nghĩa, không dùng từ đa
nghĩa, nghĩa bóng, ít dùng phép tu từ.
+ Câu văn: mỗi câu tương đương một phán đoán lôgic, câu chính xác, chặt chẽ,
lôgic, không dùng câu đặc biệt, không dùng phép tu từ cú pháp.
+ Cấu tạo đoạn văn, văn bản: các câu, các đoạn trong văn bản phải được liên kết
chặt chẽ, mạch lạc tạo nên tính thống nhất của văn bản.
3. Tính khách quan, phi cá thể:
Ngôn ngữ khoa học ít sử dụng những biểu đạt mang tính cá nhân, từ ngữ, câu văn
mang màu sắc trung hoà, ít bộc lộ cảm xúc.
THÔNG ĐIỆP NHÂN NGÀY THẾ GIỚI
PHÒNG CHỐNG AIDS 1-12-2003
( Cô-phi-An-nan)
I. Giới thiệu
1. Tác giả
- Cô-phi-An-nan (1938) tại Gana ( Châu Phi), bắt đầu làm việc tại tổ chức Liên hợp
quốc từ năm 1962, 1996 là phó tổng thư kí Liên hợp quốc, 1/1997-1/2007 ông trở thành
người thứ bảy và là người Châu Phi da đen đầu tiên giữ chức vụ tổng thư kí Liên hợp
quốc.
- Năm 2001 tổ chức Liên hợp quốc và cá nhân Cô-phi-An-nan được trao giải Nôben
Hoà bình. Ông cũng được trao nhiều giải thưởng danh dự khác ở châu Âu, Á, Phi…
2. Hoàn cảnh sáng tác
- Năm 2001 Cô-phi-An-nan ra lời kêu gọi thế giới đấu tranh phòng chống HIV, kêu gọi
thành lập quỹ sức khoẻ và AIDS toàn cầu.
- Thông điệp này được Cô-phi-An-nan viết gửi nhân dân thế giới nhân ngày thế giới
phòng chống AIDS, 1/12/2003.
II. Tìm hiểu văn bản

1. Tình hình phòng chống HIV trên thế giới.
a. Những vấn đề đã đạt được.
- Ngân sách phòng chống HIV tăng.
- Quỹ toàn cầu phòng chống lao, sốt rét được thông qua.
- Các nước đã xây dựng kế hoạch phòng chống HIV.
- Các công ty đã áp dụng chính sách phòng chống HIV nơi làm việc, nhiều nhóm từ
thiện và cộng đồng phối hợp với chính phủ và tổ chức khác phòng chống HIV.
b.Những vấn đề chưa đạt được.
- HIV vẫn gây tỉ lệ tử vong cao, ít có dấu hiệu suy giảm (1 phút có 10 người bị
nhiễm HIV, HIV đang lây lan ở mức báo động đối với phụ nữ, phụ nữ đã chiếm một nửa
số người bị nhiễm, bệnh dịch này lan rộng ở những nơi trước đây được coi là an toàn:
châu Á, Đông Âu, Uran đến Thái Bình Dương), điều này dẫn đến dân số có nguy cơ
giảm, ảnh hưởng đến lực lượng lao động toàn cầu.
Trang 17
Trường THPT Kim Xuyên Ôn tập Ngữ văn 12
- Chúng ta chưa đạt được chỉ tiêu đề ra trong năm 2005: chưa giảm được số thanh
niên, trẻ sơ sinh nhiễm HIV, chưa triển khai chương trình chăm sóc toàn diện trên thế
giới.
2. Các biện pháp cần thực hiện để đẩy lùi HIV.
- Cần có nguồn lực và hành động cần thiết “ chúng ta cần phải nổ lực nhiều hơn nữa
để thực hiện cam kết của mình bằng những nguồn lựcvà hành động cần thiết”.
- Đưa vấn đề AIDS lên vị trí hàng đầu và sẵn sàng đối mặt với nó “ chúng ta phải
đưa vấn đề AIDS lên vị trí hàng đầu trong chương trình nghị sự về chính trị và hành động
thực tế của mình. Đó là lí do chúng ta phải công khai lên tiếng về AIDS”.
- Không có thái độ kì thị, phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV “ chúng ta sẽ
không hoàn thành các mục tiêu đề ra thậm chí chúng ta còn bị chậm hơn nữa nếu sự kì thị
và phân biệt đối xử vẫn tiếp tục diễn ra đối với những người bị HIV/AIDS. Hãy đừng để
một ai có ảo tưởng rằng chúng ta có thể bảo vệ được chính mình bằng cách dựng lên các
bức rào ngăn cách giữa “ chúng ta” và “họ”.
- Mọi người cùng chung tay để chống lại căn bệnh của thế kỉ “ Hãy sát cánh cùng

tôi, bởi lẽ cuộc chiến chống lại HIV/AIDS bắt đầu từ chính các bạn”.
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật
- Tác giả sử dụng hệ thống lập luận chặt chẽ, thuyết phục:
+ Mở đầu nêu luận điểm xuất phát “ ngày hôm nay chúng ta đã cam kết và các
nguồn lực đã được tăng lên. Song những hành động của ta vẫn còn quá ít so với yêu cầu
thực tế”.
+ Sau đó đi vào từng luậm điểm : luận điểm 1, tác giả nêu lên những gì thế giới đã
làm được để phòng chống HIV thời gian qua, tác giả đưa ra những luận cứ, những dẫn
chứng xác thực, dẫn chứng được đưa theo phương diện từ rộng đến hẹp ( ngân sách
phòng chống HIV trên thế giới, quốc gia, công ty….). Luận điểm 2, tác giả nêu lên những
gì thế giới chưa làm được trong phòng chống HIV, đưa ra những số liệu chính xác, thuyết
phục ( trong năm qua mỗi phút đồng hồ …. Thái Bình Dương).
+ Sử dụng lập luận phản đề ( lẽ ra…lẽ ra…và lẽ ra…) làm cơ sở để đưa ra kiến
nghị của mình.
+ Để tăng tính thuyết phục bài viết sử dụng câu văn dài ngắn khác nhau, sử dụng
nhiều câu khẳng định, mệnh lệnh ( chúng ta đã… chúng ta hãy….chúng ta không thể…
hãy cùng tôi….) và cũng để tạo nên giọng điệu hùng hồn cho bài viết.
- Câu văn chứa đựng nhiều yếu tố biểu cảm nhất là đoạn “Đó là lí do chúng ta phải
công khai lên tiếng → hết”, nhờ yếu tố biểu cảm đó giúp bài văn không khô khan mà dễ
thuyết phục và thúc giục mọi người hành động phòng chống HIV.
- Ngôn ngữ hàm súc,chọn lọc, bài viết ngắn gọn, súc tích, cô đọng.
2. Nội dung
Trước hiểm hoạ của căn bệnh thế kỉ, HIV,đang cướp đi sức khoẻ, sinh mạng của
nhân loại, với vai trò là tổng thư kí Liên hợp quốc, Cô-phi-An-nan đã ra lời kêu gọi nhân
dân thế giới hãy chung tay đẩy lùi đại dịch này. Đó không chỉ là nhiệm vụ của một cá
nhân, một tổ chức nào mà là nhiệm vụ chung của tất cả chúng ta.


NGHỊ LUẬN VỀ MỘT

Trang 18
Trường THPT Kim Xuyên Ôn tập Ngữ văn 12
ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ
I. Yêu cầu
- Tìm hiểu từ ngữ, hình ảnh, âm thanh, nhịp điệu, cấu tứ đoạn thơ, bài thơ từ đó nêu
được giá trị nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ.
- Bài viết có bố cục mạch lạc, rõ ràng, lời văn có cảm xúc.
II. Dàn bài
1. Phân tích đoạn thơ
a. Mở bài
Giới thiệu đôi nét về tác giả, đôi nét về bài thơ ( hoàn cảnh ra đời, xuất xứ), giới thiệu
khái quát về đoạn thơ ( vị trí đoạn thơ, khái quát nội dung đoạn thơ, nguyên văn đoạn
thơ).
b. Thân bài
- Phân tích nội dung đoạn thơ.
- Phân tích nghệ thuật đoạn thơ.
c. Kết bài
Nêu đánh giá chung về đoạn thơ.
2. Phân tích bài thơ
a. Mở bài
Giới thiệu đôi nét về tác giả, giới thiệu khái quát về bài thơ ( Hoàn cảnh ra đời, xuất
xứ, khái quát nội dung bài thơ).
b. Thân bài
- Phân tích nội dung bài thơ.
- Phân tích nghệ thuật bài thơ.
- Nhận định về giá trị tư tưởng của bài thơ.
c. Kết bài
Nêu đánh giá chung về bài thơ.
Một số lưu ý khi làm bài phân tích một đoạn thơ hay một bài thơ: phân tích là
chia tách đối tượng ra thành các phương diện, các bộ phận khác nhau để tìm hiểu, khám

phá, cắt nghĩa. Tuy nhiên cái đích cuối cùng của thao tác trên là nhằm để tổng hợp, khái
quát, chỉ ra được sự thống nhất toàn cục của đoạn thơ, bài thơ. Có thể lần lượt phân tích
nội dung trước rồi đến giá trị nghệ thuật đặc sắc, có thể song song tiến hành cùng lúc vì
nội dung ý nghĩa bao giờ cũng kết hợp với hình thức nghệ thuật để biểu đạt nội dung.
Bám sát vào văn bản thơ, đối với phân tích bài thơ tiến hành chia đoạn, tìm ý chính
của mỗi đoạn. Đối vớ phân tích đoạn thơ vẫn có thể chia tách thành các ý nhỏ được.
Sau khi tìm ý chính của mỗi đoạn, ta biến các ý chính đó thành các luận điểm và lần
lượt triển khai các ý làm sáng tỏ luận điểm.
Khi phân tích, thao tác giảng giải, cắt nghĩa là quan trọng nó giúp cho người đọc
hiểu được bài thơ, đoạn thơ đang được đề cập vì thế phần lí lẽ chiếm cơ bản để thuyết
phục người đọc, sau đó kết hợp với những dẫn chứng nhằm minh hoạ cho lí lẽ. Các dẫn
chứng lấy ra từ đoạn thơ, bài thơ phải chính xác, tiêu biểu.
Khi phân tích cũng cần tránh diễn nôm các câu thơ, đoạn thơ, bài thơ thành văn
xuôi.
Khi phân tích nghệ thuật đoạn thơ, bài thơ cần lưu ý phát hiện và phân tích các yếu
tố nghệ thuật tiêu biểu, tìm hiểu xem vẻ đẹp nghệ thuật đó tập trung ở những yếu tố nào
( từ ngữ, hình ảnh, nhịp điệu…), các yếu tố nghệ thuật đó nhằm biểu đạt nội dung, ý
tưởng nào mà tác giả muốn gửi gắm.
Trang 19
Trường THPT Kim Xun Ơn tập Ngữ văn 12
Khi phân tích chú ý đến thao tác tổng hợp, khái qt ở từng cấp độ, sau đó tiến đến
những khái qt lớn của tồn bài.
TÂY TIẾN
QUANG DŨNG
I. Tác giả
- Tên thật Bùi Đình Diệm, sinh 1921- 1988
- Quê: Đan Phượng – Hà Tây
- Con người đa tài viết văn vẽ tranh nhưng nổi tiếng là thơ
- Phong cách: Hồn nhiên tinh tế, hào hoa, lãng mạn
Tác phẩm:

+ Thơ văn in chung với Trần Lê Văn: Rừng biển quê hương(1957)
+ Truyện ký: Đường lên Châu Thuận (1964) Rừng về xuôi (1968), Nhà đồi
(1970)
+ Thơ : Mây đầu ô (1986)
II. Bài thơ :
- Trích tập thơ “Mây đầu ô” (1986)
- Viết vào tháng 4/ 1948 khi ông đã rời xa đơn vò cũ, trong buổi đại hội toàn quân
liên khu III tổ chức tại làng Phù Lưu Chanh. Nhớ đơn vò cũ QD viết bài thơ và đọc
trước đại hội được các chiến só hoan hô nhiệt liệt. Lúc đầu có tên”Nhớ Tây Tiến”
- Tây Tiến là đoàn quân được thành lập từ đầu 1947 do QD làm đại đội trưởng. Đến
cuối 1948 chuyển sang Trung đoàn 52
- Nhiệm vụ: Phối hợp với bộ đội Lào làm tiêu hao lực lượng quân Pháp ở biên giới
Việt Lào
- Thành phần: Đa số là thanh niên Hà Nội, sinh viên học sinh thủ đô hào hoa, thanh
lòch
- Đòa bàn hoạt động : miền rừng núi phía Tây tổ quốc: Mai Châu, Châu Mộc, Sầm
Nưa, phía Tây Thanh Hoá
III. Bố cục:
1/ Nhớ về vùng đất khắc nghiệt và con đường hành quân gian khổ
2/ Nhớ về những kỷ niệm khó quên trong cuộc đời người chiến só
3/ Nhớ đoàn quân Tây Tiến
Trang 20
Trường THPT Kim Xun Ơn tập Ngữ văn 12
4/ Nhớ mãi Tây Tiến- Những năm tháng không thể nào quên
IV. Nội dung
1. Nhớ về vùng đất khắc nghiệt và con đường hành quân gian khổ:
- Nỗi nhớ mãnh liệt, khó tả, lâng lâng, tâm hồn như sống về thới quá khứ: Nhớ
chơi vơi- từ ngữ sử dụng đặc sắc
- Nhớ TT là nhớ vùng đất gắn liền với con sông Mã hào hùng. Một vùng đất dữ dội
và con đường hành quân gian khổ với nhiều vực sâu núi cao sương mù dày đặc, thú dữ

rình rập Tác giả dùng nhiều hình ảnh dữ dội để khắc hoa: Sương lấp đoàn quân
mỏi, Dốc lê khúc khuỷu dốc thăm thẳm, heo hút cồn mây súng ngửi trời, mưa xa
khơi…
- Nhiều câu thơ gẩy đôi, nhiều đòa danh xa lạ, nhiều câu thơ toàn thanh bằng, toàn
thanh trắc , giọng thơ hào hùng để tô đậm tính chất khốc liệt của đòa hình, âm u
hoang vắng.
-Người chiến só trước gian khổ
+ Nhiều anh đã ngã xuống do sức người có hạn: Gục lên súng mũ bỏ quên đời
+ Họ không chùng bùc, vẫn ngang tàng, ngạo nghễ trước khó khăn, có khi đầy
cảm hứng trước cảnh vật hùng vó và tìm được những phút giây đầm ấm bên bản làng
trên đường hành quân: Hình ảnh ấm áp lãng mạng” Cơm lên khói” “Mùa em thơm
nếp xôi”ï
2. Nhớ kỷ niệm:
- Nhớ đêm liên hoan thắm thiết tình quân dân vui như ngày cưói: Những cô gái đòa
phương áo xiêm lộng lẫy trong điệu mùa tiếng khèn thái độ e ấp như cô dâu mới làm
say mê tâm hồn ngưòi chiến só, nuôi lớn ước mơ đến ngày chiến thắng để có một
ngaỳ vui
- Nhớ cảnh nhớ người Tây Bắc Thơ mộng dòu dàng đặc trưng
 Hình ảnh đẹp, giọng thơ trữ tình tha thiết.
3. Nhớ đoàn quân Tây Tiến:
- Diện mạo: Kỳ dò, phi thường “ Không mọc tóc”
- Phẩm chất
+ Vượt khó cao độ: Chòu đựng thiếu thốn bệnh tật để chiến đấu, bò căn bệnh sốt
rét hoành hành dữ dội nhưng phong thái vẫn oai hùng như hùm như hổ
+ Yêu nước căm thù giặc: Ước mơ một ngày đánh đuổi hết kẻ thù ra khỏi biên
cương “Mắt trừng gửi mộng qua biên giới”
+Tâm hồn: Lãng mạn giàu yêu thương, nhớ về người yêu như động lực tiếp thêm
sức mạnh để chiến đấu và chiến thắng
+ Sẵn sàng hiến dâng tuổi trẻ cho CM, không sợ hy sinh => Tác giả đã thi vò cái
chết, ca ngợi sự bất tử của người chiến só trong lòng dân tộc: “ o bào….khúc độc

hành”
 Cách nói giảm sáng tạo, lớp từ Hán Việt, nhân hoá, đối lập, giọng thơ bi tráng đã
dựng được bức tượng đài về hình ảnh người chiến só TT hào hùng và hào hoa.
4. Nhớ mãi đoàn quân Tây Tiến:
Trang 21
Trường THPT Kim Xun Ơn tập Ngữ văn 12
- Nhớ đoàn quân mang đậm hào khí của tuổi trẻ VN, mang trong tim lời thề:
“Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh, ra đi không hẹn ngày về”
- Nhà thơ khẳng đònh mãi mãi tâm hồn mình luôn thuộc về TT
V. Kết luận:
- Bài thơ thể hiện rõ nét phong cách thơ hào hoa lãng mạn của QD
- QD đã góp một cái nhìn mới lạ độc đáo vềâ hình tượng người chiến só trong cụôc
kháng chiến chống Pháp
- Bài thơ đã gắn liền với tên tuổi tác giả

NGHỊ LUẬN VỀ MỘT Ý KIẾN BÀN
VỀ VĂN HỌC
I. Khái niệm
Nghò luận về một ý kiến đối với văn học là bài nghò luận mà nội dung làbình luận
hoặc phân tích một ý kiến đối với văn học. Nó yêu cầu mọi người phải biết giải thích
đúng đắn nội dung ý kiến đối với văn học, biết nhận đònh đánh giá ý kiến ấy
II. Tìm hiểu đề
- Giải thích các từ khó để tìm ra vấn đề mà đề yêu cầu nghò luận
- Xác đònh thái độ, lập trường nghò luận: Tán đồng, bác bỏ hay bổ sung
III. Lập dàn ý
1. Mở bài: HS có thể mở bài trực tiếp hay gián tiếp nhưng phải giới thiệu ý kiến
nhận đònh (trích dẫn nguyên văn nếu có)
2. Thân bài:
a. Giải thích các từ khó để làm cơ sở xác đònh chích xác vấn đề nghò luận: Ý
kiến đề cập đến vấn đề gì?

b.Trình bày từng khía cạnh vấn đề mà ý kiến nhận đònh đề cập
c. Ý kiến bản thân đối với từng vấn đề
- Nếu tán đồng thì khẳng đònh vấn đềâ đúng và chứng minh
- Nếu không đồng ý thì bác bỏ và chứng minh vấn đề sai
- Nếu chưa thật hợp lý thì bổ sung, nêu nguyên nhân
3. Kết bài: Nhận xét đánh giá chung về nhận đònh
- Đối với thời điểm nhận đònh ,ý kiến có giá trò gì?
- Đối với hiện nay và sau này còn giá trò không?
VIỆT BẮC
TỐ HỮU
PHẦN I: Tác giả
Trang 22
Trường THPT Kim Xun Ơn tập Ngữ văn 12
I. Tiểu sử (1920 - 2002)
- Tên thật : Nguyễn Kim Thành
- Quê: Phù Lai – Quảng Tho ï- Quảng Điền - Thừa Thiên Huế
- Xuất thân trong gia đình nhà nho, cha mẹ đều yêu thích thơ ca dân gian
- Tham gia CM từ rất sớm, 18t đựợc kết nạp Đảng. 1939 bò Pháp bắt sau dó vượt
ngục tiếp tục hoạt động
- 1945 làm Chủ tòch uỷ ban khởi nghóa Huế, sau đó lên chiến khu VB hoạt động
chủ yếu trên lónh vực VHNT, giữ nhiều chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước
- 1996: Nhận giải thưởng HCM
II. Đường CM, đường thơ
1. Từ ấy (1937-1946) gồm 3 phần Máu lửa, Xiềng xích , Giải phóng
Nội dung: Niềm say mê lý tưởng. hăng say hoạt độïng CM, kêu gọi đấu tranh, tin
tưởng thắng lợi
2. Việt Bắc (1946-1954)
- Bản hùng ca về cuộc k/c chống Pháp gian khổ trường kỳ nhưng nhầt đònh thắng
lợi
- Ca ngợi nhân dân kháng chiến, ca ngợi Đảng và Bác Hồ, tình quân dân, tình yêu

quê hương ĐN
3. Gió lộng (1955-1961)
- Niềm vui chiến thắngTD Pháp, niềm vui xây dựng XHCN ở miền Bắc
-Tình cảm với miền Nam ruột thòt và ý chí thống nhất Tổ Quốc
4. Ra trận (1962-1971) Máu và hoa(1972-1977)
- Ca ngơi cuộc k/c chống Mỹ và nhân dân miền nam anh hùng
- Phản ánh những chặn đường CM gian khổ hào hùng, niềm tin niềm tự hào,
- Nỗi đau Bác ra đi
5. Một tiếng đờn (1992) Ta với ta (1999)
- Sự chiêm nghiệm về cuộc đời và con người
- Niềm tin vào lý tưởng và cách mạng, lòng nhân đạo của con người
III. Phong cách nghệ thuật
1- Tố Hữu- nhà thơ trữ tình chính trò
- Cảm xúc thống nhất với tuyên truỳên CM
- Cảm hứng chủ yếu về những sự kiện chính trò lớn của đất nước, lý tưởng CM
khơi nguồn mọi cảm hứng nghệ thuật
2- Thơ Tố Hữu thiên về khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn
- Thơ TH thể hiện những vấn đề cốt lõi của lòch sử, hướng tới cái chung không
hướng tới đời tư
- Nhân vật đại diện cho giai cấp dân tộc,mang vẻ đẹp lý tưởng CM
- Cái tôi chiến só cái tôi công dân
3. Thơ TH có giọng điệu tâm tình ngọt ngào
- Cách xưng hô gần gũi thân mật: Đồng bào, đồng chí, em
Trang 23
Trường THPT Kim Xun Ơn tập Ngữ văn 12
-Tuyên truyền CM bằng giọng tâm tình
4. Thơ TH đậm đà tính dân tộc
-Phản ánh con người trong thời đại mới nhưng có sự tiếp nối truyền thống tình
cảm đạo lý dân tộc
-Sử dụng thành công các thể thơ dân tộc (lục bát, bảy chữ), ngôn ngữ gần gũi quen

thuộc giàu tính nhạc
Phần 2: Tác phẩm V IỆT BẮC
I. Xuất xứ:
-Viết vào tháng 10 -1954 khi miền Bắc hoàn toàn giải phóng bắt tay vào thời kỳ
xây dựng
- Chính phủ dời từ chiến khu Việt Bắc về thủ đô Hà Nội
- Bài thơ diễn tả cuộc chia tay giữa nhân dân VB và cán bộ CM đầy luyến lưu bòn
ròn
- Thể thơ lục bát, lối hát đối đáp giao duyên phổ biến trong ca dao
II. Bố cục: 2 phần. Đoạn trích thuộc phần đầu ghi lại những kỷ niệm giữa CM và
Nhân dân K/c
III. Nội dung:
1.Lời của Việt Bắc
- VB đặt ra nhiều câu hỏi cho cán bộ về xuôi: Ra đời có nhớ VB không ? Có nhớ
những ngày tháng gian khổ với những con ngưòi thuỷ chung với CM
- Lời VB cũng là tác phẩm nhắc nhở mọi người và tự nhủ với mình sẽ không bao
giờ quên Việt Bắc, chiếc nôi CM, không quên chính mình với những ngày gian khổ
 Cặp xưng hô mình – ta, điệp từ nhớ, kiểu lặp cấu trúc mình về….,mình đi….,
giọng thơ sâu lắng, nhiều câu hỏi tu từ đã diễn tả tình cảm tha thiết đấy luyến lưu bòn
của người ở lại với người ra đồi.
2. Lời cán bộ về xuôi
- Nỗi nhớ VB thật mãnh liệt được so sánh : Nhớ gì như nhớ người yêu
- Nhớ VB là nhớ cảnh ,nhớ người
- Nhớ cảnh vật VB thật thơ mộng hữu tình ở mọi khoảnh khắc không gian ,thời
gian
-Trăng lên đầu núi
- Nắng chiều lưng nương
- Làng bản khói sương
Thiên nhiên VB 4 mùa đẹp như bộ tứ bình:
Xuân: Mơ nở trắng rừng

Hạ: Ve kêu rừng phách đổ vàng
Thu: nh trăng hoà bình
Đông: Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Nhớ con người VB giản dò cần cù, thủy chung với CM, sống chan hòa với thiên nhiên
Trang 24
Trường THPT Kim Xun Ơn tập Ngữ văn 12
Ngôn ngữ giàu hình ảnh âm thanh từ nhớ nhạc điệu. Điệp, cấu trúc câu, cặp xưng hô
mình –ta. Hình ảnh giàu chất thơ. Giọng thơ tha thiết trữ tình đã diễn tả tình cảm sâu
nặng đối với nhân dân và quê hương VB
Nhớ VB hào hùng trong chiến đấu
+ Cảnh vật cùng con người chiến đấu: Núi giăng…… quân thù
+ Những trận đánh ác liệt làm kẻ thù kinh hồn bạc vía: Phủ Thông , Đèo Giàng ,
Sông Lô, Phố Ràng, Cao Lạng, Nhò Hà
+ Những đoàn quân, công dân lớn mạnh cả về lực lượng , ý chí đã tạo nên sức
mạnh vô song: Quân đi điệp điệp trùng trùng, dân công đỏ đuốc từng đoàn
+ Chiến thắng oanh liệt diễn ra khắp trăm miền: Hoà Bình, Tây Bắc, Điện Biên,
Đồng Tháp, An Khê, VB , đèo De, núi Hồng….
- Nhớ VB chiếc nôi CM
- Nơi có cơ quan đầu não chỉ đạo những đường lối đúng đắn: Xây dựng, chiến đấu,
phát triển kinh tế, văn hoá miền ngược và miền xuôi.
Nhớ VB có Bác Hồ kính yêu, Bác là niềm tin là sức mạnh của dân tộc và loài
người đau khổ: Ở đâu u ám quân thù….Chí bền
 Hình ảnh đẹp, liệt kê, phép điệp, ẩn dụ, cảm hứng ngợi ca Tố Hữu đã diễn tả
ân tình sâu nặng với Bác, với Đảng
IV. Kết luận:
Bài thơ là bài ca về CM, kháng chiến, nhân dân VB và thể hiện rõ nét phong cách Tố
Hữu.
LUẬT THƠ
I. Khái qt về luật thơ.
1. Luật thơ.

* Khái niệm luật thơ
* Các thể thơ Việt Nam
2. Vai trò của “tiếng” trong thơ
* Là căn cứ để xác lập thể thơ
* Là căn cứ để ngắt nhịp trong thơ
* Thanh của “tiếng” là căn cứ để xác định luật bằng (B) trắc(T) -> tạo nhạc điệu thơ
* Vần của “tiếng” là căn cứ để hiệp vần thơ: vị trí hiệp vần là yếu tố quan trọng
xác định luật thơ.
 Số “tiếng” và các đặc điểm của “tiếng” về cách hiệp vần, phép hài thanh
ngắt nhịp là các nhân tố cấu thành luật thơ
II. Một số thể thơ truyền thống
1. Thể lục bát
2. Thể song thất lục bát
3. Thể ngũ ngơn Đường luật
4. Các thể thất ngơn Đường luật
III. Các thể thơ hiện đại
- Thơ 5 tiếng, 7 tiếng, 8 tiếng, hỗn hợp, tự do, thơ - văn xi
Trang 25

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×