Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Liên minh kinh tế - tiền tệ Châu Âu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.44 KB, 5 trang )

Liên minh châu Âu (EU) là một liên minh kinh tế chính trị bao gồm
27 quốc gia thành viên thuộc Châu Âu, với hơn 500 triệu dân. Nó là một thể
chế đa phương (EU27) gần giống như một nhà nước theo kiểu liên bang
rộng lớn với vị thế là một trong các trung tâm chính trị, kinh tế, thương mại
tài chính lớn mạnh, và đang vươn lên phấn đấu trở thành khu vực phát triển
nhất hành tinh trong thế kỷ 21. Hiện nay, vai trò của Liên minh Châu Âu
trong lĩnh vực kinh tế đối với thế giới nói chung và bản thân các nước trong
khu vực nói chung ngày càng to lớn và quan trọng
I, Khái quát về Liên minh kinh tế - tiền tệ Châu Âu:
Nhắc tới phương diện hoạt động kinh tế của EU là là nhắc tới Liên
minh kinh tế - tiền tệ Châu Âu.
1, Khái niêm Liên minh kinh tế - tiền tệ. Để có được một nền Liên
minh kinh tế - tiền tệ thì EU và hầu hết các khu vực đã phải trải qua các giai
đoạn phái triển sau:
*Giai đoạn 1: Khi vực mâu dịch ưu đãi (Preferential Tranding Cluab
– PTC): nó được thành lập bởi các quốc gia trong đó họ thực hiện việc cắt
giảm thuế quan với các loại hàng hóa xuất nhập khẩu(trừ tài chính) từ các
nước thành viên và giữ biểu thuế quan không đổi với các nước khác.
*Giai đoạn 2: Khu vực mậu dịch tư do (Free–Trade Area FTA) được
hình thành khi hai hay nhiều nước thực hiện việc bãi bỏ tất cả các loại thuế
xuất nhập khẩu và tất cả các hạn ngạch đối với mậu dịch hàng hóa qua lại
giữa các nước thành viên(trừ tài chính) và giữ nguyên biểu thuế với cá nước
*Giai đoạn thứ ba: Liên minh thuế quan (Customs Union–CU): các
nước thành viên bãi bỏ toàn bộ thuế xuất nhập khẩu đối với tất cả các loại
hàng hóa buôn bán với nhau thêm vào đó là sự thống nhất quy định đánh
thuế nhập khẩu chung bên ngoài.
1
*Giai đoạn bốn: thị trường chung(Common Market – CM):thị trường
chung được thiết lập khi liên minh thuế quan có thêm sự cho phép các yếu tố
sản xuất(cả lao động và tư bản) di chuyển tự do giữa các nước thành viên.
*Giai đoạn năm: Liên minh kinh tế tiền tệ(Economic Motetary Union


– EMU): là bước phát triển cao nhất cảu liên kết kinh tế khu vực hiện nay,
trong liên minh này, đồng tiền của các nước được thay thế bằng một đồng
tiền chung, ngân hàng chung bới quyết định chính sách tiền tệ chung. Không
có các hàng rào thuế quan, phi thuế quan
2, Liên minh kinh tế - tiền tệ Châu Âu: là liên kết kinh tế và tiền tệ
của các của các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu mà trong đó xác lập
một thị trường chung với sự dịch chuyển tự do của các yếu tố hàng hóa, vốn
dịch vụ, lao động, đồng thời thống nhất các chính sách tài chính và tiền tệ và
chính sách kinh tế xã hội của họ. Việc tạo ra một đơn vị tiền tệ duy nhất đã
trở thành mục tiêu chính thức của Cộng đồng Kinh tế châu Âu từ năm 1969.
Tuy nhiên, chỉ cho đến khi Hiệp ước Maastrichtcó những cải tiến vào
năm 1993 (Hiệp ước Maastricht) thì các quốc gia thành viên EU mới thực sự
bị ràng buộc về mặt pháp lý bởi liên minh tiền tệ kể từ ngày 01/01/1999 hiện
nay đã có 16 quốc gia sử dụng đồng tiền này.
II, Bình luận vai trò cảu Liên minh Châu Âu đối với thế giới và
khu vực trong lĩnh vực kinh tế.
1, Bình luận vai trò của Liên minh kinh tế tiền tệ Châu Âu đối với
thế giới: Từ những ưu điểm của EMU, ta thấy được:
Thực tiễn hiện nay Liên minh kinh tế tiền tệ châu Âu có vai trò vô
cùng to lớn và quan trọng của với nền kinh tế thế giới, dần đang trở thành
một trung tâm kinh tế thế giới đối trọng với Mỹ. Ngày từ lúc mới thành
lập, EU đã đặt ra mục tiêu trọng tâm là thiết lập một thị trường kinh tế duy
nhất ở châu Âu bao gồm lãnh thổ của tất cả các quốc gia thành viên. Hiện
2
tại, hệ thống tiền tệ chung euro đang được sử dụng ở 16 nước thuộc EU.
Tổng thu nhập quốc nội khu vực năm 2002 tỷ trọng so với GDP toàn thế
giới thì GDP chiếm 27,8%.. Năm 2008, EU chiếm 30% GDP danh nghĩa và
khoảng 22% GDP sức mua tương đương của thế giới. Vào năm 2009, sản
lượng kinh tế của Liên minh châu Âu chiếm khoảng 21% tổng sản lượng
kinh tế toàn cầu, ước tính vào khoảng 14,8 nghìn tỉ USD, trở thành nền kinh

tế lớn nhất thế giới. EU cũng đạt được sản lượng xuất khẩu và nhập khẩu lớn
nhất thế giới, về hàng hóa và dịch vụ, đồng thời cũng là đối tác thương mại
lớn nhất đối với các thị trường lớn trên thế giới như Ấn Độ và Trung Quốc.
Trong những năm qua, EU có một sức mạnh kinh tế và chính trị rất
lớn trên thế giới. EU ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trong việc thúc
đẩy sự phát triển kinh tế toàn cầu. Vai trò kinh tế của EU trên trường quốc tế
được thể hiện trên lĩnh vực thương mại và đầu tư. EU là một trung tâm kinh
tế hùng mạnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá ổn định. Năm 2010, trong
khi cơn bão tài chính tiền tệ làm nghiêng ngả nền kinh tế thế giới thì EU –
khu vực ít bị ảnh hưởng của khủng hoảng - vẫn tiếp tục phát triển.
Sự ổn định của kinh tế EU được xem là một trong các nhân tố chính
giúp cho nền kinh tế thế giới tránh được nguy cơ suy thoái toàn cầu. Hiện
nay, EU và Mỹ là hai thực thể kinh tế lớn nhất thế giới có ảnh hưởng rất lớn
đến trật tự kinh tế quốc tế và chi phối xu hướng phát triển thương mại toàn
cầu., đã thiết lập phần lớn các luật lệ thương mại và tài chính quốc tế thông
qua một loạt các thể chế quốc tế như G8, WTO, IMF, và WB, nơi mà cả
Liên minh châu Âu và Hoa Kỳ góp phần lớn vốn.
EU đang muốn thể hiện một vai trò như người lãnh đạo đối với các
thành viên trong WTO do tầm quan trọng của EU trong thương mại và nền
kinh tế thế giới. EU là người khởi xướng nhiều sáng kiến trong việc xây
dựng các khối liên kết kinh tế khu vực và thế giới.
3
2, Bình luận vai trò của Liên minh Châu Âu đối với khu vực về
kinh tế. Qua những đặc điểm của EMU, ta thấy được vai trò vô cùng quan
trọng của EU với kinh tế khu vực. đó là: hoạch định chính sách kinh tế
chung của khu vực, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, tăng số người lao động,
tạo thêm việc làm, giải quyết nạn thất nghiệp; tạo điều kiện để nâng cao
năng suất lao động và thúc đẩy qua trình phát triển bền vững, bình ổn giá
trong quá trình lưu hành đồng Euro, đảm bảo sự di chuyển, lưu thông tự do
về người, vốn, hàng hóa và dịch vụ. Thị trường nội địa nằm trong chương

trình nghị sự chính của EU để theo đuổi cải cách cơ cấu, được hỗ trợ bởi
chính sách của EU về cạnh tranh và hỗ trợ nhà nước
EU xây dựng một khung pháp lí tốt nhất và đủ mạnh để vận hành các
chính sách kinh tế trong khu vực các quốc gia trong khu vực phải tuân theo
khung pháp lí này.
EU hoạch định các chương trình hỗ trợ các thành viên gặp khó khăn
về kinh tế để đảm bảo sự phát triển bền vững, đồng đều trong khu vực. Đồng
thời đề ra các biện pháp kịp thời để bảo vệ nền kinh tế khu vực trước ác yếu
tố bất lợi từ bên ngoài.
Nhìn chung, vai trò cảu EU được thể hiện rất rõ và tích cực trong
thời gian gần đây nhất là trong cuộc khủng hoảng năm 2010. EU thực hiện
vai trò rất tốt này nên các nước thành viên EU không bị chịu ảnh hưởng
nhiều từ cuộc khủng hoảng.
Kết Luận: Tóm lại việc nghiên cứu được vai trò của EU với thế giới
và khu vực trong lĩnh vực kinh tế nói chung, giúp ta thấy được những ưu
điểm và sự phát triển mạnh mẽ của EU, từ đó nhận định tốt về tình hình kinh
tế thế giới đưa ra các biện pháp hợp tác phù hợp, thêm vào đó là sự học hỏi
thêm các kinh nghiệm hợp tác.
4
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1, Nguyen Thi The – Những Vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản về
liên minh kinh tế - tiền tệ châu Âu - Khóa luận tốt nghiệp trường Đại Học
Luật Hà nội năm 2006
2, Hiệp ước Maastricht 1993
3, Phạm Hồng Hạnh – Đồng Euro và tác động của nó tới Việt Nam –
Đại Học Luật Hà Nội năm 2008
4, hhtp://europa.eu/index_en.htm
5

×