Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

GIUP HOC SINH LOP3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (384.21 KB, 9 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO HUYỆN ĐẠI LỘC
TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN MINH CHẤN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI : KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH
BẢO QUẢN MÁY TÍNH
Giáo viên : Phạm Minh Ngọc
Đơn vị : Trường TH Nguyễn Minh Chấn
Tháng 03 - 2011
1
KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH
BẢO QUẢN MÁY TÍNH
***
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Qua quá trình thực tế giảng dạy môn tin học khối 3 tại Trờng TH Nguyễn
Minh Chấn tôi thấy rằng việc diễn đạt để học sinh hiểu rõ bản chất của việc
thoát khỏi phần mềm là rất khó khăn bởi ngôn ngữ trong phần mềm là ngôn
ngữ tiếng anh trong khi đó học sinh ít được thực hành phòng máy, có những
học sinh nhầm lẫn việc tắt máy và thoát khỏi phần mềm, đồng thời hưởng
ứng việc đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng công nghệ thông tin phục vụ
dạy học, tôi xin đưa ra một kinh nghiệm giảng dạy nhằm đạt mục tiêu làm sao
cho học sinh tiếp thu kiến thức và thực hiện một cách nhanh chóng và dễ
hiểu, tránh nhầm lẫn giữa các thao tác khi thực hành với máy tính. Đó là lý do
tôi chọn đề tài “ Kinh nghiệm giúp học sinh quản lý máy tính”

II. CƠ SỞ LÝ LUẬN :
Những năm gần đây, sách giáo khoa liên tục đổi mới cả về cách trình bày,
phương pháp dạy và học, các khái niệm và kiến thức cơ bản đều đổi mới. Giáo
viên thực hiện giảng dạy bộ môn tin học ở các cấp học đa số là giáo viên hợp
đồng, thu nhập còn thấp nên ý thức truyền đạt hết kiến thức cho học sinh rất hạn


chế, ý thức trách nhiệm chưa cao,chỉ thực hiện quoa la vì thế cốt lõi là làm sao
có thể truyền đạt một cách đúng đắn nhất nội dung kiến thức đem lại lợi ích cho
học sinh.
2
III. CƠ SỞ THỰC TIỄN :
Thực tế hiện nay lượng kiến thức truyền thụ cho học sinh ngày một nâng cao
và nhiều hơn vì thế vấn đề nảy sinh là làm sao để học sinh có thể tiếp thu một
cách nhanh nhất và hiệu quả nhất, cố gắng làm sao để hoàn thành lượng kiến
thức ngay trong tiết học nhằm giảm bớt thời gian tìm hiểu, để học sinh còn có
thời gian đầu tư cho các môn học khác.
IV. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
Để hướng dẫn cho học sinh thực hành tại phòng máy, tôi đã tiến hành theo
các bước sau:
1. Chuẩn bị:
- Đối với giáo viên: nghiên cứu tài liệu, sách giáo khoa, soạn đề cương trình
tự giảng dạy, soạn giáo án, chuẩn bị thiết bị gồm: máy tính .
- Học sinh: học bài cũ đồng thời đọc trước các bước hớng dẫn để làm bài tập
thực hành.
2. Quá trình thực hiện:
Sau khi kết thúc tiết trước, giáo viên vào chuẩn bị và kiểm tra lại thiết bị
đồ dùng dạy học, kiểm tra nguồn điện, bật máy tính, chuẩn bị sách giáo khoa,
sách giáo viên (sử dụng thời gian nghỉ tiết để chuẩn bị).
Bước 1: Tiến hành khảo sát 100% học sinh ở từng khối 3- 4- 5 ở các tiết
thực hành luyện gõ phần mềm Mario tại phòng máy vi tính. Gần kết thúc tiết
học giáo viên yêu cầu học sinh thoát khỏi phần mềm Mario và Turn off máy.
Bước 2: Số liệu sau khi khảo sát cụ thể như sau:
KHỐI SỐ HỌC
SINH
SỐ HỌC SINH CHƯA
ĐẠT

TỶ LỆ
III 42 25 59,53%
IV 42 25 59,53%
V 77 47 61,03%
3
Tổng kết khảo sát thì kết quả đạt khoảng 60% so với tổng số học sinh
khảo sát thực hiện 2 thao tác trên như sau:
- Làm sai, không đúng theo quy trình tắt máy.
- Thực hiện chậm chạp, nhiều học sinh còn ngơ ngác không thực hiện
được nên đã tắt máy đột ngột bằng công tắc trên thân máy.
- Cho chương trình đang chạy ẩn dưới thanh Taskbar.
- Tắt công tắc trên màn hình rồi ra khỏi lớp, mặc dù máy vẫn đang
hoạt động.
Bước 3: Nếu cứ thực hiện theo thao tác mà các em học sinh đã làm thì
trong thời gian ngắn các máy tính này sẽ mong chóng hỏng; chẳng những thế các
màn hình của máy tính dễ bị cháy đèn hình. Vì thế tôi đã giảng lại cho các em :
*Phân biệt được các khái niệm:
+ Thế nào là Thoát khỏi phần mềm ?
Thoát khỏi phần mềm : là chỉ đóng chương trình đang làm việc, còn
máy tính vẫn hoạt động bình thường.
+ Thế nào là Turn of máy?
Turn of máy: Là cho máy tính ngừng làm việc, không hoạt động
nữa.
*Hướng dẫn học sinh kiểm tra:
+ Các chương trình đang mở và làm việc: Trên thanh Taskbar
4
Thanh
Taskbar
Bằng cách nhìn xem ở phía dưới cùng có thanh Taskbar (thanh ngang
Start), có chương trình nào ẩn dưới đó không? Muốn biết có chương trình gì thì

các em chỉ cần đưa con trỏ chuột vào thanh Taskbar và nhấn chuột trái để mở ch-
ương trình đó. Nếu không muốn thoát khỏi phần mềm thì hãy nháy vào đây
trên thanh tiêu đề.
+ Các cách để thoát khỏi phần mềm và Turn off máy
Thoát khỏi phần mềm : Có 3 cách thoát, các em thấy cách
nào dễ nhớ thì nên lựa chọn và thực hiện theo.
 Nháy vào dấu ở góc trên bên phải của phần
mềm
 Đưa con trỏ xuống thanh Taskbar, kích phải chuột
vào tên chương trình, nhấn chuột trái chọn Close, thực hiện như sau:
 Nhấn tổ hợp phím ALT + F4
 Turn off máy : Có 3 cách thoát, các em thấy cách nào dễ
nhớ thì nên lựa chọn và thực hiện theo.
 Cách 1: Vào thanh Start chọn Turn off Computer,
nháy vào Turn off.(Như hình dới đây)
5
Nháy vào
đây
Nháy vào
đây
 Cách 2: Nhấn tổ hợp phím ALT + F4
 Cách 3: Nhấn phím  trên bàn phím, rồi nhấn phím U
hai lần liên tiếp là xong.
Bước 4: Sau khi được hướng dẫn kỹ càng, chặt chẽ của giáo viên,
các em thực hiện tốt hơn, không nhầm lẫn giữa 2 thao tác trên nữa. Đa số
học sinh thực hiện theo:
• Khi nghe giáo viên yêu cầu thoát khỏi phần mềm đang sử
dụng thì học sinh chọn cách nhấn vào dấu ở góc phải
trên màn hình.
• Khi nghe giáo viên yêu cầu Turn off máy thì học sinh chọn

ngay cách 1: Vào thanh Start chọn Turn off Computer,
nháy vào Turn off.
V. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
Khi nhà trường xếp thời khóa biểu 2 tiết liền nhau thì thực hiện lý thuyết
kết hợp với thực hành, nếu xếp tách tiết thì tiết lý thuyết và thực hành rời nhau.
Phần thực hành sẽ thực hiện các thao tác của tiết trước.
Tùy theo tình hình thực tế của từng lớp, giáo viên và trò cùng bàn bạc và
thảo luận xem, kiểm tra xem bạn nào thực hiện còn chậm và chưa đúng, máy còn
làm việc mà tắt máy đột ngột. Hoạt động lúc này giáo viên đề nghị các học sinh
làm đúng, làm tốt nhất, nhanh nhất tới hướng dẫn trực tiếp cho học sinh đó.
6
Chọn đây
VI. KẾT LUẬN
1. Kết luận:
Kinh nghiệm giảng dạy trên đây đã được tôi áp dụng giảng dạy cho tất cả
các lớp học tin học ở trường trong năm học 2010 – 2011 từ đầu năm đến bây
giờ. Tiếp tục áp dụng trong các năm học sau nữa. Sau khi áp dụng sáng kiến
kinh nghiệm tôi thấy học sinh học tin lý thú hơn, thực hiện nhanh hơn, ít có
trường hợp không hiểu bài. Phần đông là học sinh giúp đỡ nhau tự học.
2. Bài học kinh nghiệm:
Trong mỗi công việc nói chung và trong công tác giảng dạy tin học nói
riêng, việc tự rút kinh nghiệm và khắc phục các khó khăn bằng các hình thức
trợ giúp khác là rất cần thiết đối với bản thân người làm công tác đó, nhằm
giúp hạn chế tối đa việc lặp đi lặp lại để giải thích mà vẫn không rõ ràng và
hiểu hết được ý nghĩa nhất là trong công tác giảng dạy thì việc lặp đi lặp lại sẽ
gây nhàm chán cho giáo viên, cho học sinh, học tập sẽ mệt mỏi và hiệu quả
rất hạn chế, mỗi lần vấp phải tôi đều ghi chép để lần sau tìm cách khắc phục,
tất cả chỉ mong muốn làm sao cho chính bản thân được thoải mái trong việc
giảng dạy đồng thời học sinh tiếp thu kiến thức được nhanh chóng và tốt hơn
mà còn giúp các em có tính tự quản, bảo vệ các thiết bị, đồ dùng học tập. Qua

kinh nghiệm này, tôi hy vọng Bộ Giáo dục - đào tạo, Sở Giáo dục - đào tạo,
Phòng Giáo dục- đào tạo cũng như các ban ngành có liên quan tới trường học
ngày càng quan tâm nhiều hơn nữa và đầu tư trang, thiết bị và đồ dùng dạy
học hiện đại, để nâng cao chất lượng giảng dạy và đào tạo học sinh.
Đại Hồng, tháng 03 năm 2011
Người viết
Phạm Minh Ngọc
7
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TT TÁC GIẢ TÊN TÀI LIỆU NHÀ XUẤT
BẢN
NĂM XUẤT
BẢN
1 Nguyễn
Xuân Huy
Cùng học Tin Học quyển 1
(sách học sinh)
NXB giáo dục
Việt Nam
2010
2 Nguyễn
Xuân Huy
Cùng học Tin Học quyển 2
(sách học sinh)
NXB giáo dục
Việt Nam
2010
3 Nguyễn
Xuân Huy
Cùng học Tin Học quyển 3

(sách học sinh)
NXB giáo dục
Việt Nam
2010
4 Nguyễn
Xuân Huy
Cùng học Tin Học quyển 1
(sách giáo viên)
NXB giáo dục
Việt Nam
2010
5 Nguyễn
Xuân Huy
Cùng học Tin Học quyển 2
(sách giáo viên)
NXB giáo dục
Việt Nam
2010
6 Nguyễn
Xuân Huy
Cùng học Tin Học quyển 3
(sách giáo viên)
NXB giáo dục
Việt Nam
2010
7 Webside />8 Phần mềm Mario
8
MỤC LỤC
TRANG BÌA Trang 1
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trang 2

NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
II. Cơ sở lý luận của vấn đề
III. Cơ sở thực tiễn của vấn đề
IV. Nội dung nghiên cứu
V. Kết quả nghiên cứu
VI. Kết luận
TÀI LIỆU THAM KHẢO
MỤC LỤC
Trang 2
Trang 2
Trang 3
Trang 3- 6
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
9

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×