Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

báo cáo thực tập tại ủy ban nhân dân thị trấn cúng sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (228.25 KB, 37 trang )

Báo cáo tốt nghiệp thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thế Tài
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ UỶ BAN NHÂN DÂN THỊ TRẤN
CỦNG SƠN:
II/. KHÁI QUÁT VỀ UBND THỊ TRẤN CỦNG SƠN.
1/. Đặc điểm tình hình chung:
Qua sưu tầm tư liệu sự kiện lịch sử thị trấn Củng Sơn, nghiên cứu
sách địa chính Phú Yên trang 812, 813 có ghi: “Làng Củng Sơn nguyên là
Phước Sơn”. Thời kỳ Pháp thuộc huyện Sơn Hoà thành lập năm 1899, làng
Củng Sơn nguyên là Phước Sơn được thành lập năm 1900.
Ngày nay, Thị trấn Củng Sơn là trung tâm huyện lị của Huyện Sơn
Hòa- tỉnh Phú Yên.
Địa thế Thị trấn Củng Sơn phía Đông giáp xã Sơn Hà.
Phía Tây giáp xã Ea Chà Rang.
Phía Nam giáp tim sông ba cận xã Đức Bình, huyện Sông Hinh.
Phía Bắc giáp xã Suối Bạc, huyện Sơn Hoà, tỉnh Phú Yên.
Tổng diện tích tự nhiên của Thị trấn là 2.221km
2
, có 5 khu phố là
Đông Hòa, Tây Hòa, Trung Hòa Tịnh Sơn và Bắc lí, dân số là 11.034
người.
Thị trấn Củng Sơn có khí hậu ôn hoà, nhiệt độ trung bình 25ºC, cao
37ºC, ở độ cao từ 200 mét đến 800 mét, nằm trong khu vực nhiệt đới gió
mùa, thời tiết hằng năm chia thành hai mùa mưa nắng rõ rệt: mùa mưa từ
tháng 8 đến tháng 12 (âm lịch), thường mưa lụt vào tháng 9, tháng 10 (âm
lịch). Nắng nóng nhiều từ tháng 4 đến tháng 7 (âm lịch), có gió Tây nam,
gió thổi mạnh nhất vào tháng 7 âm lịch.
2/. Tình hình phát triển kinh tế xã hội:
SVTT: Nguyễn Xuân Hưng trang: 1

Báo cáo tốt nghiệp thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thế Tài
Qua nhiều năm khắc phục hậu quả của chiến tranh để lại, thị trấn


Củng Sơn đã phát triển sản xuất, ổn định đời sống nhân dân. Năm 1986,
thực hiện đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam, phát triển kinh
tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lí của Nhà
nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xoá bỏ quan liêu bao cấp.
Triển khai thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, dưới sự lãnh đạo
của huyện uỷ Sơn Hoà và thông qua các nhiệm kỳ Đảng uỷ thị trấn Củng
Sơn đã xác định phát triển kinh tế nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi) là
trọng tâm để nâng cao đời sống nhân dân.
- Diện tích đất nông nghiệp: 1115,76ha.
- Đất lâm nghiệp và có khả năng lâm nghiệp: 505 ha
- Đất phi nông nghiệp và đất chuyên dùng khác: 600,24 ha.
Thị trấn Củng Sơn đất đai có nhiều loại, thích hợp từng loại cây
trồng: đất đỏ bazan, đất cát pha đất sét, đất cát trắng, đất cát phù sa.
- Năm 2010 toàn Thị trấn gieo trồng được 1564 ha,trong đó diện tích
trồng mía chiếm 526 ha và cây lúa nước là 710 ha, còn lại là cây hoa màu
khác.
- Lãnh đạo Thị trấn Củng Sơn đã có sự quan tâm, động viên bà con
nông dân ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất, đầu tư thâm
canh đưa năng suất bình quân hai vụ lúa nước đạt 70 – 80 tấn/ha.
- Bênh cạnh đó chú trọng phát triển đàn gia súc, trọng tâm là phát
triển chăn nuôi bò. Bằng việc thải loại dần các giống bò kém chất lượng,
hiệu quả kinh tế thấp thay thế, phát triển và nâng cao chất lượng đàn bò
theo hướng sản xuất hàng hóa.
SVTT: Nguyễn Xuân Hưng trang: 2

Báo cáo tốt nghiệp thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thế Tài
- Công tác dạy và học ngày càng được nâng cao, tỉ lệ trẻ em 6 tuổi
vào lớp 1 đạt 100%, hạn chế được tỉ lệ học sinh bỏ học giữa chừng; giữ
vững được công tác giáo dục phổ thông, nhà nước quan tâm đầu tư kinh phí
xây dựng các trường lớp từ mẫu giáo mầm non, trường tiểu học, trung học

cơ sở, trung học phổ thông trên địa bàn thị trấn.
- Y tế trên địa bàn thị trấn ngày càng được quan tâm, Nhà nước đầu
tư xây dựng bệnh viện Huyện trên địa bàn thị trấn, các trạm xá được xây
dựng đàng hoàn, tổ chức tốt các đợt tiêm thuốc phòng cho trẻ sơ sinh. Phát
động phong trào thường xuyên giữ vệ sinh gia đình, vệ sinh công cộng, vệ
sinh môi trường để phòng bệnh. Thực hiện kế hoạch sinh đẻ đạt chỉ tiêu,
không sinh con thứ ba.
III. QUY CHẾ LÀM VIỆC
1/. Chức năng:
UBND Thị trấn Củng Sơn do Hội đồng Nhân dân (HĐND) thị trấn
bầu ra, là cơ quan chấp hành của HĐND Thị trấn , chịu sự chỉ đạo trực tiếp
của Đảng ủy, HĐND và UBND huyện Sơn Hòa, chấp hành nghiên túc và
thực hiện kịp thời, có hiệu quả các Nghị quyết, chủ trương , chính sách của
Đảng ủy, Ban thường vụ Đảng ủy Có trách nhiệm báo cáo toàn bộ hoạt
động của mình với Đảng ủy, HĐND và UBND huyện Sơn Hòa. Thực hiện
chức năng quản lí Nhà nước về tất cả các lĩnh vực trên địa bàn thị trấn.
2/. Nhiệm vụ và quyền hạn:
Nhiệm vụ và quyền hạn của UBND thị trấn Củng Sơn được quy định
cụ thể trong Luật tổ chức HĐND và UBND được Quốc Hội nước Cộng hòa
SVTT: Nguyễn Xuân Hưng trang: 3

Báo cáo tốt nghiệp thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thế Tài
Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003 ( từ điều
111 đến điều 118).
3/. Cơ cấu tổ chức:
- Thực hiện Luật tổ chức HĐND và UBND được Quốc Hội nước
Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 26 tháng 11 năm
2003;
- Nghị định số 92/2009/NĐ-CP của Chính phủ: Về chức danh, số
lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường,

thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã quy định số
lượng cán bộ cho xã, phường, thị trấn như sau:
+ Thị trấn có Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân; có 23 định
biên (trong đó 01 định biên thuộc diện chính sách thu hút trí thức trẻ); có
06 tổ chức chính trị-xã hội; các cán bộ và thành viên UBND được tổ chức
đúng theo qui định của Nghị định số: 92/2009/NĐ-CP của Chính phủ.
+ Về tổ chức bộ máy của UBND thị trấn theo đúng quy định của
pháp luật. Theo số lượng dân cư, bộ máy hành chính Nhà nước của UBND
thị trấn gồm có: 01 Chủ tịch, 02 Phó Chủ tịch và 07 chức danh chuyên môn
theo qui định gồm: Công chức Văn phòng-Thống kê; Công chức Địa chính-
Xây dựng-Đô thị và Môi trường; Công chức Tài chính-Kế toán; Công chức
Tư pháp-Hộ tịch; Công chức Văn hóa- Xã hội; Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy
Quân sự thị trấn (Xã đội trưởng); Trưởng Công an thị trấn (Công an chính
quy).
SVTT: Nguyễn Xuân Hưng trang: 4

Báo cáo tốt nghiệp thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thế Tài
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của UBND thị trấn Củng Sơn
Ghi chú: các chức danh chuyên môn tham mưu cho Chủ tịch, Phó
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân. Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân là người giúp
việc cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân.
4/. Quan hệ công tác:
- UBND thị trấn Củng Sơn là cơ quan thực thi pháp luật và nghị
quyết của Đảng ủy, HĐND thị trấn và các Nghị quyết, Chỉ thị … của cấp
SVTT: Nguyễn Xuân Hưng trang: 5

PHÓ
CHỦ TỊCH
PHÓ
CHỦ TỊCH

CHỦ TỊCH
Công
chức
Văn
phòng-
Thống

Công
chức
Văn
hoá –
Xã hội
Công
chức

pháp –
Hộ
tịch
Công
chức
Tài
chính –
Kế
toán
Công
chức
Địa
chính
– Xây
dựng

Thị
đội
trưởng
Trưởng
Công
an thị
trấn
Báo cáo tốt nghiệp thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thế Tài
trên. Có mối quan hệ chặt chẽ và đồng bộ với Đảng ủy, HĐND và các đoàn
thể ở địa phương.
- Quan hệ công tác với UBND huyện và các Phòng, ban chuyên môn
của huyện:
+ Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của UBND huyện, có trách nhiệm chấp
hành mọi văn bản của UBND và Chủ tịch UBND huyện; thực hiện báo cáo
định kì, đột xuất theo chế độ quy định hoặc theo yêu cầu của UBND huyện.
- Quan hệ công tác với Đảng ủy:
+ UBND thị trấn Củng Sơn chấp hành nghiêm túc và tổ chức kịp
thời, có hiệu quả các Nghị quyết, chủ trương chính sách và các quy định
của Đảng. Báo cáo với Đảng ủy về kết quả tổ chức thực hiện các Nghị
quyết, chủ trương chính sách quy định của Đảng.
- Quan hệ công tác với Thường trực HĐND thị trấn Củng Sơn:
+ UBND thị trấn Củng Sơn phối hợp chặt chẽ với Thường trực
HĐND Thị trấn Củng Sơn trong việc chuẩn bị chương trình và nội dung
làm việc của kì họp HĐND, các báo cáo, các đề án của UBND Thị trấn
trình cho HĐND Thị trấn; giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình
thực hiện Nghị quyết HĐND, các văn bản của HĐND Thị trấn và trả lời
chất vấn của Đại biểu HĐND Thị trấn.
- Quan hệ công tác với Ủy ban Mặt trận tổ quốc thị trấn Củng Sơn
và các đoàn thể nhân dân:
+ UBND Thị trấn phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Mặt trận tổ quốc

Việt Nam và các đoàn thể nhân dân trong thị trấn cùng chăm lo, bảo vệ lợi
ích chính đáng của nhân dân; tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân
SVTT: Nguyễn Xuân Hưng trang: 6

Báo cáo tốt nghiệp thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thế Tài
tham gia xây dựng, củng cố chính quyền vững mạnh, tự giác thực hiện các
chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
III/. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CÔNG
CHỨC CÁC CHỨC DANH CHUYÊN MÔN THUỘC UBND THỊ
TRẤN CỦNG SƠN:
Theo Thông tư số: 06/TT-BNV, ngày 30 tháng 10 năm 2013 quy định
một số điều về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của công chức nhà nước
như sau:
1/. Nhiệm vụ của Trưởng Công an thị trấn.
- Tham mưu, giúp UBND thị trấn tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền
hạn của UBND xã trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa
bàn theo quy định của pháp luật.
- Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật về
công an xã và các văn bản có liên quan của cơ quan có thẩm quyền.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch UBND thị trấn giao.
2/. Nhiệm vụ của công chức Chỉ huy trưởng Quân sự.
- Tham mưu, giúp UBND thị trấn tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền
hạn của UBND trong lĩnh vực quốc phòng, quân sự trên địa bàn theo quy
định của pháp luật.
- Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật về
dân quân tự vệ, quốc phòng toàn dân, nghĩa vụ quân sự và các văn bản có
liên quan của cơ quan có thẩm quyền.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch UBND thị trấn giao.
3/. Nhiệm vụ của công chức Văn phòng – Thống kê.
SVTT: Nguyễn Xuân Hưng trang: 7


Báo cáo tốt nghiệp thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thế Tài
- Tham mưu, giúp UBND thị trấn tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền
hạn của UBND trong lĩnh vực: Văn phòng, thống kê, tổ chức, nhân sự, thi
đua, khen thưởng, kỷ luật, tín ngưỡng, tôn giáo, dân tộc và thanh niên trên
địa bàn theo quy định của pháp luật.
- Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ Xây dựng và theo dõi việc thực hiện chương trình, kế hoạch công
tác, lịch làm việc định kỳ và đột xuất của HĐND, Thường trực HĐND,
UBND, Chủ tịch UBND cấp thị trấn;
+ Giúp Thường trực HĐND và UBND thị trấn tổ chức các kỳ họp;
chuẩn bị các điều kiện phục vụ các kỳ họp và các hoạt động của HĐND,
UBND;
+ Tổ chức lịch tiếp dân, tiếp khách của UBND; thực hiện công tác
văn thư, lưu trữ, cơ chế “ một cửa” và “ một cửa liên thông” tại UBND thị
trấn; nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo và chuyển đến Thường trực HĐND,
UBND xem xét, giải quyết theo thẩm quyền; tổng hợp, theo dõi và báo cáo
việc thực hiện quy chế làm việc của UBND thị trấn và thực hiện dân chủ ở
cơ sở theo quy định của pháp luật;
+ Chủ trì, phối hợp với công chức khác xây dựng và theo dõi việc
thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội; tổng hợp, thống kê, báo cáo
tình hình phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ và các hoạt động kinh
tế- xã hội trên địa bàn thị trấn; dự thảo các văn bản theo yêu cầu của
HĐND, Thường trực HĐND, UBND, Chủ tịch UBND thị trấn.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên
ngành và do Chủ tịch UBND thị trấn giao.
SVTT: Nguyễn Xuân Hưng trang: 8

Báo cáo tốt nghiệp thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thế Tài
4/. Nhiệm vụ của công chức Địa chính- xây dựng- Đô thị và môi

trường:
Tham mưu, giúp UBND xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn
của UBND thị trấn trong lĩnh vực: Đất đai, tài nguyên, môi trường, xây
dựng, đô thị, giao thông, nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa
bàn theo quy định của pháp luật.
- Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ:
+ Thu thập thông tin, tổng hợp số liệu, lập sổ sách các tài liệu và xây
dựng các báo cáo về đất đai, địa giới hành chính, tài nguyên, môi trường và
đa dạng sinh học, công tác quy hoạch, xây dựng, đô thị, giao thông, nông
nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn theo quy định của pháp
luật;
+ Tổ chức vận động nhân dân áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật
vào sản xuất, bảo vệ môi trường trên địa bàn thị trấn;
+ Giám sát về kỹ thuật các công trình xây dựng thuộc thẩm quyền
quản lý của UBND thị trấn;
+ Chủ trì, phối hợp với công chức khác thực hiện các thủ tục hành
chính trong việc tiếp nhận hồ sơ và thẩm tra để xác nhận nguồn gốc, hiện
trạng đăng ký và sử dụng đất đai, tình trạng tranh chấp đất đai và biến động
về đất đai trên địa bàn; xây dựng các hồ sơ, văn bản về đất đai và việc cấp
phép cải tạo, xây dựng các công trình và nhà ở trên địa bàn để Chủ tịch
UBND thị trấn quyết định hoặc báo cáo UBND cấp trên xem xét, quyết
định theo quy định của pháp luật.
SVTT: Nguyễn Xuân Hưng trang: 9

Báo cáo tốt nghiệp thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thế Tài
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên
ngành và do Chủ tịch UBND thị trấn giao.
5/. Nhiệm vụ của công chức Tài chính- kế toán.
- Tham mưu, giúp UBND thị trấn tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền
hạn của UBND thị trấn trong lĩnh vực tài chính, kế toán trên địa bàn theo

quy định của pháp luật.
- Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ Xây dựng dự toán thu, chi ngân sách thị trấn trình cấp có thẩm
quyền phê duyệt; tổ chức dự toán thu, chi ngân sách và các biện pháp khai
thác nguồn thu trên địa bàn thị trấn;
+ Kiểm tra và tổ chức thực hiện các hoạt đọng tìa chính, ngân sách
theo hướng dẫn của cơ quan tài chính cấp trên; quyết toán ngân sách và
thực hiện báo cáo tài chính, ngân sách theo đúng quy định của pháp luật;
+ Thực hiện công tác kế toán ngân sách ( kế toán thhu, chi ngân sách
thị trấn, kế toán các quỹ công chuyên dùng và các hoạt động tài chính khác,
kế toán tiền mặt, tiền gửi, kế toán thanh toán, kế toán vật tư, tài sản,…)
theo quy định của pháp luật;
+ Chủ trì, phối hợp với công chức khác quản lý tài sản công; kiểm
tra, quyết toán các dự án đầu tư xây dựng thuộc thẩm quyền quản lý của
UBND thị trấn theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên
ngành và do Chủ tịch UBND thị trấn giao.
6/. Nhiệm vụ của công chức Tư pháp- hộ tịch.
SVTT: Nguyễn Xuân Hưng trang: 10

Báo cáo tốt nghiệp thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thế Tài
- Tham mưu, giúp UBND thị trấn tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền
hạn của UBND xã trong lĩnh vực tư pháp và hộ tịch trên địa bàn theo quy
định của pháp luật.
- Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ Phổ biến, giáo dục pháp luật; quản lý tủ sách pháp luật, tổ chức
phục vụ nhân dân nghiên cứu pháp luật và tổ chức lấy ý kiến nhân dân trên
địa bàn thị trấn trong việc tham gia xây dựng pháp luật;
+ Kiểm tra, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và
UBND thị trấn báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định; tham

gia công tác thi hành án dân sự trên địa bàn;
+ Thực hiện nhiệm vụ công tác tư pháp, hộ tịch, chứng thực, chứng
nhận và theo dõi về quốc tịch trên địa bàn thị trấn theo quy định của pháp
luật; phối hợp với công chức Văn hóa- xã hội hướng dẫn xây dựng hương
ước quy ước ở thôn, tổ dân phố và công tác giáo dục pháp luật tại địa
phương;
+ Chủ trì, phối hợp với công chức khác thực hiện công tác hòa giải ở
cơ sở.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên
ngành và do Chủ tịch UBND thị trấn giao.
7/. Nhiệm vụ của công chức Văn hóa- xã hội.
- Tham mưu, giúp UBND thị trấn tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền
hạn của UBND trong lĩnh vực: Văn hóa, thể dục thể thao, du lịch, thông tin,
truyền thông, lao động, thương binh, xã hội, y tế, giáo dục theo quy định
của pháp luật.
SVTT: Nguyễn Xuân Hưng trang: 11

Báo cáo tốt nghiệp thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thế Tài
- Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ Tổ chức, theo dõi và báo cáo về các hoạt động văn hóa, thể dục, thể
thao, du lịch, y tế và giáo dục trên địa bàn; tổ chức thực hiện xây dựng đời
sống văn hóa ở cộng đồng dân cư và xây dựng gia đình văn hóa trên địa
bàn thị trấn;
+ Thực hiện các nhiệm vụ thông tin, truyền thông về tình hình kinh
tế- xã hội ở địa phương;
+ Thống kê dân số, lao động, việc làm, ngành nghề trên địa bàn; theo
dõi, tổng hợp, báo cáo về số lượng và tình hình biến động các đối tượng
chính sách lao động, thương binh và xã hội; theo dõi, đôn đốc việc thực
hiện và chi trả các chế độ đối với người hưởng chính sách xã hội và người
có công; quản lý nghĩa trang liệt sĩ; thực hiện các hoạt động bảo trợ xã hội

và chương trình xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn thị trấn;
+ Chủ trì, phối hợp với công chức khác và Khu phố trưởng xây dựng
hương ước, quy ước ở khu phố và thực hiện công tác giáo dục tại đại bàn
thị trấn.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên
ngành và do Chủ tịch UBND thị trấn giao.
SVTT: Nguyễn Xuân Hưng trang: 12

Báo cáo tốt nghiệp thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thế Tài
NỘI DUNG BÁO CÁO THỰC TẬP
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ “MỘT CỬA”, “MỘT CỬA
LIÊN THÔNG”

TẠI UBND THỊ TRẤN CỦNG SƠN
I/. QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO
CƠ CHẾ “MỘT CỬA”, “MỘT CỬA LIÊN THÔNG”
.
1/. Khái niệm quy trình giải quyết thủ tục hành chính
1.1. Thủ tục hành chính
Trong thực tiễn hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước được
tiến hành theo một trình tự nhất định mà pháp luật quy định nhằm đạt được
mục tiêu quản lý. Khoa học quản lý gọi đó là thủ tục quản lý hành chính
nhà nước hay thủ tục hành chính.
Hiện nay trong nghiên cứu khoa học vẫn tồn tại nhiều quan niệm
khác nhau về thủ tục hành chính. Tuy nhiên có thể đưa ra quan niệm đang
được thừa nhận rộng rãi như sau: Thủ tục hành chính là trình tự, cách thức
giải quyết công việc của cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền
trong mối quan hệ nội bộ của hành chính và giữa các cơ quan hành chính
SVTT: Nguyễn Xuân Hưng trang: 13


Báo cáo tốt nghiệp thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thế Tài
nhà nước với công dân, tổ chức( Theo giáo trình “thủ tục hành chính”,
trang 7, NXB Khoa học và Kỹ Thuật, Hà Nội năm 2007).
1.2. Quy trình giải quyết thủ tục hành chính
- Quy trình là thuật ngữ được sử dụng khi nói về một loạt liên tục các
hoạt động theo trình tự thống nhất, hợp lý với các bước phải tuân theo một
cách thứ tự, lần lượt( do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành) bắt
buộc các chủ thể có liên quan phải thực hiện đúng khi tiến hành.
- Quy trình giải quyết thủ tục hành chính là trình tự các bước phải
tuân theo một cách lần lượt, thứ tự do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban
hành và mang tính bắt buộc đối với các chủ thể khi tham gia giải quyết thủ
tục hành chính.
2/. Quy trình giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa”
2.1. Khái niệm và bản chất của cơ chế “một cửa”
Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta là đấy mạnh cải cách hành
chính, trong đó cải cách thủ tục hành chính là khâu đột phá. Để thủ tục
hành chính phát huy hiệu quả cần xây dựng một cơ chế thích ứng. Việc
nghiên cứu, áp dụng cơ chế “một cửa” trong quá trình giải quyết thủ tục
hành chính là một giải pháp có nhiều ưu điểm và cần thiết được hoàn thiện.
Cơ chế “một cửa” được hình thành nhằm thay thế cơ chế “nhiều cửa”
trong giải quyết thủ tục hành chính giữa cơ quan công quyền với nhau và
giữa các cơ quan công quyền với công dân, tổ chức.
Theo Quyết định số
Số:
93/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ
ngày 22 tháng 6 năm 2007 về việc ban hành Quy chế thực hiện cơ chế
“một cửa” tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, Cơ chế một cửa
SVTT: Nguyễn Xuân Hưng trang: 14


Báo cáo tốt nghiệp thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thế Tài
là cơ chế giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân, bao gồm cả tổ chức,
cá nhân nước ngoài (sau đây gọi là tổ chức, cá nhân) thuộc trách nhiệm,
thẩm quyền của một cơ quan hành chính nhà nước, từ hướng dẫn, tiếp
nhận giấy tờ, hồ sơ, giải quyết đến trả kết quả được thực hiện tại một đầu
mối là bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của cơ quan hành chính nhà nước.
Bản chất của cơ chế “một cửa”: Nhằm giảm bớt các thủ tục hành
chính rườm rà, không cần thiết, tập trung giải quyết các dịch vụ hành chính
vào một đầu mối thống nhất. Khi tổ chức, công dân có nhu cầu liên hệ với
cơ quan nhà nước chỉ cần đến một đầu mối duy nhất để nộp hồ sơ cần thiết
theo hướng dẫn của các cơ quan chức năng và nhận kết quả giải quyết của
các cơ quan có thẩm quyền cũng chính tại nơi đó.
2.2. Mô hình “một cửa” ở cấp xã
Mô hình “một cửa” trong giải quyết thủ tục hành chính ở cấp xã được
triển khai đồng loạt từ ngày 01/01/2005 trên phạm vi cả nước và có hai
hình thức tổ chức bộ phận “ một cửa” như sau:
Hình thức thứ 1:

Theo hình thức thứ 1 thì bộ phận tiếp nhận và trả kết quả chỉ có một
đến hai người, thường là công chức văn phòng – thống kê và một cán bộ
SVTT: Nguyễn Xuân Hưng trang: 15

Tổ chức,
công dân
Bộ phận tiếp
nhận và trả
kết quả
(Công chức
văn phòng-
thống kê)

Công chức
chuyên môn
theo từng lĩnh
vực
Chủ tịch
hoặc phó
chủ tịch cấp

Báo cáo tốt nghiệp thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thế Tài
khác làm nhiệm vụ hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ của tổ chức, công dân, sau
đó chuyển đến công chức chuyên môn để xử lý, trình lãnh đạo uỷ ban nhân
dân cấp xã quyết định, rồi chuyển lại cho công chức văn phòng – thống kê
tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để hoàn trả cho tổ chức, công dân.
Hình thức thứ 2:
Ở hình thức thứ 2: Các công chức chuyên môn thuộc các lĩnh vực
giải quyết theo cơ chế "một cửa" được bố trí trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận
và trả kết quả, dưới sự điều hành trực tiếp của chủ tịch hoặc phó chủ tịch
UBND cấp xã. Tổ chức, công dân trực tiếp nộp hồ sơ cho công chức phụ
trách lĩnh vực để họ tiếp nhận và xử lý, xin ý kiến phê duyệt của lãnh đạo
uỷ ban nhân dân cấp xã, sau đó trả kết quả cho công dân hoặc tổ chức.
Những công việc đòi hỏi có thời gian nghiên cứu giải quyết thì viết giấy
hẹn để trả lại cho tổ chức, công dân theo quy định về thời gian được niêm
yết công khai tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.
3/. Quy trình giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “ một cửa
liên thông”
3.1. Khái niệm cơ chế “ một cửa liên thông”
Theo Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22/6/2007 về việc ban
hành Quy chế thực hiện cơ chế “ một cửa”, “ một cửa liên thông” tại cơ
SVTT: Nguyễn Xuân Hưng trang: 16


Tổ chức,
công dân
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả
- Công chức văn phòng- thống kê
- Công chức tư pháp- hộ tịch
- Công chức địa chính- xây dựng
Chủ tịch cấp
xã hoặc Phó
chủ tịch cấp

Báo cáo tốt nghiệp thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thế Tài
quan hành chính nhà nước ở địa phương. Cơ chế một cửa liên thông là cơ
chế giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân thuộc trách nhiệm, thẩm
quyền của nhiều cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp hoặc giữa các cấp
hành chính từ hướng dẫn, tiếp nhận giấy tờ, hồ sơ, giải quyết đến trả kết
quả được thực hiện tại một đầu mối là bộ phận tiếp nhận và trả kết quả
của một cơ quan hành chính nhà nước.
Với mô hình “một cửa liên thông”, quy trình giải quyết thủ tục hành
chính phải đáp ứng được yêu cầu và được cơ quan có thẩm quyền cấp
chứng chỉ đạt tiêu chuẩn đo lường chất lượng ISO 9001-2008 trong hoạt
động quản lý hành chính nhà nước.
Toàn bộ quy trình giải quyết thủ tục hành chính được công khai hóa,
người dân được quyền giám sát mọi khâu, mọi bước thực hiện của cán bộ,
đồng thời các cán bộ cũng giám sát lẫn nhau trong việc xử lý hồ sơ, bảo
đảm tính minh bạch, lành mạnh và hiệu quả. Quy trình giải quyết công việc
được “liên thông” giữa bộ phận “ tiếp nhận và trả kết quả” với các phòng,
ban liên quan và các cơ quan quản lý chuyên ngành
3/.2. Mô hình “một cửa liên thông”
Trước đây, thực hiện cơ chế “một cửa” riêng rẽ ở từng cơ quan hành
chính nhà nước nên khi tiến hành một hồ sơ hành chính, người dân vẫn phải

đi đến nhiều cơ quan để giải quyết khiến cho người dân vẫn than phiền là:
“một cửa” nhưng “nhiều khóa”. Để giải quyết khó khăn đó, cơ chế “một
cửa liên thông” được triển khai nhằm tăng cường sự liên kết giữa các cơ
quan công quyền với nhau trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính của
người dân. Với mô hình “một cửa liên thông”, cán bộ, công chức các phòng
SVTT: Nguyễn Xuân Hưng trang: 17

Báo cáo tốt nghiệp thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thế Tài
ban có thể chủ động liên hệ, phối hợp với nhau cùng giải quyết hồ sơ cho
dân. Các bộ phận và các cơ quan chức năng chủ động phối hợp mà không
phải chờ đợi, phụ thuộc lẫn nhau như trước, góp phần hạn chế đến mức
thấp nhất số hồ sơ bị trễ hẹn.
Mô hình “một cửa liên thông” được thể hiện bằng sơ đồ sau:
SVTT: Nguyễn Xuân Hưng trang: 18

Tổ chức, công
dân
Bộ phận “một cửa”
( Cơ quan chủ trì)
Cơ quan phối hợp
1
2
3
Bộ phận chuyên môn
(Cơ quan chủ trì)
2
1
3
Báo cáo tốt nghiệp thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thế Tài
CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN MÔ HÌNH “MỘT

CỬA”, “MỘT CỬA LIÊN THÔNG” TRONG GIẢI QUYẾT THỦ TỤC
HÀNH CHÍNH TẠI UBND THỊ TRẤN CỦNG SƠN.
I/. HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ PHẬN “ TIẾP NHẬN HỒ SƠ HÀNH
CHÍNH”
1/. Tổng quan về bộ phận một cửa thị trấn Củng Sơn.
Phòng làm việc của Bộ phận tiếp nhận hồ sơ hành chính của UBND
thị trấn Củng Sơn được bố trí nơi thuận tiện để công dân và tổ chức dễ liên
hệ, thoáng đãng, có diện tích là 40m2, trong đó 50% diện tích dành để bố
trí nơi ngồi chờ cho tổ chức, cá nhân. Trang bị đủ điều kiện cơ sở vật chất
cần thiết phục vụ cho việc tiếp nhận hồ sơ và tiếp xúc, giao dịch với công
dân; bố trí bàn, ghế, nước uống và các tiện nghi khác phục vụ tổ chức, cá
nhân đến giao dịch.
Đề án một cửa của UBND thị trấn Củng Sơn, được UBND Huyện sơn
Hòa phê duyệt theo quyết định số 42/QĐ-UBND, ngày 14/8/2004 của
UBND thị trấn Củng Sơn về phân công cán bộ phụ trách bộ phận một cửa
bao gồm: công chức Văn phòng-Thống kê; công chức Tư pháp-Hộ tịch;
công chức Địa chính-Xây dựng.
Thực hiện quyết định số 93/2007/QĐ-TTg, ngày 22/6/2007 ban hành
Quy chế thực hiện cơ chế một của, một cửa liên thông tại cơ quan hành
chính nhà nước ở địa phương. UBND thị trấn Củng Sơn đã ban hành quyết
định số 57/QĐ-UBND, ngày 15/7/2007 về việc về phân công cán bộ phụ
trách bộ phận một cửa bao gồm: công chức Văn phòng-Thống kê; công
SVTT: Nguyễn Xuân Hưng trang: 19

Báo cáo tốt nghiệp thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thế Tài
chức Tư pháp-Hộ tịch; công chức Địa chính-Xây dựng; công chức Văn
hóa-Xã hôi.
2/. Chức năng, nhiệm vụ
Thực hiện sự chỉ đạo của cấp trên, từ ngày 01/10/2004, UBND thị
trấn Củng Sơn đã triển khai áp dụng cơ chế “ một cửa” trong giải quyết thủ

tục hành chính. Bộ phận “ một cửa” tại UBND thị trấn được thành lập với
tên gọi bộ phận “ tiếp nhận hồ sơ hành chính” với những chức năng,
nhiệm vụ sau:
- Là đầu mối giao dịch hành chính giữa công dân, tổ chức với UBND
thị trấn.
- Tiếp nhận hồ sơ hành chính của công dân, tổ chức đề nghị giải
quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền tiếp nhận của UBND thị trấn;
Chuyển cho cấp có thẩm quyền giải quyết; trả kết quả cho công dân, tổ
chức sau khi đã giải quyết.
- Cơ chế “ một cửa” được áp dụng trong các lĩnh vực sau: xây dựng
nhà ở, đất đai, hộ tịch, chứng thực
3/. Nguyên tắc hoạt động
- Thủ tục hành chính đơn giản, rõ ràng, đúng pháp luật.
- Công khai các thủ tục hành chính, phí, lệ phí và thời gian giải quyết
công việc của tổ chức, công dân.
- Nhận yêu cầu và trả kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.
- Việc phối hợp giữa các bộ phận có liên quan để giải quyết công
việc của tổ chức, công dân là trách nhiệm của cơ quan hành chính nhà
nước.
SVTT: Nguyễn Xuân Hưng trang: 20

Báo cáo tốt nghiệp thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thế Tài
- Bảo đảm giải quyết công việc nhanh chóng, thuận tiện cho tổ chức,
công dân.
II/. QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO
CƠ CHẾ “MỘT CỬA” TẠI UBND THỊ TRẤN CỦNG SƠN.
1/. Những thủ tục hành chính áp dụng giải quyết theo cơ chế
“một cửa” tại UBNDthị trấn Củng Sơn.
1.1. Lĩnh vực hành chính tư pháp.
Đăng ký khai sinh

1. Thủ tục Đăng ký khai sinh.
2. Thủ tục Đăng ký lại việc sinh.
3. Thủ tục Đăng ký khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi.
4. Thủ tục Đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú.
5. Thủ tục Đăng ký khai sinh quá hạn.
Đăng ký kết hôn
1. Thủ tục Đăng ký kết hôn.
2. Thủ tục Đăng ký lại việc kết hôn.
3. Thủ tục Xác nhận trình trạng hôn nhân.
Đăng ký khai tử
1. Thủ tục Đăng ký khai tử.
2. Thủ tục Đăng ký khai tử cho trẻ chết sơ sinh.
3. Thủ tục Đăng ký khai tử cho người bị tòa án tuyên bố đã chết.
4. Thủ tục Đăng ký khai tử quá hạn.
5. Thủ tục Đăng ký lại việc tử.
Đăng ký việc giám hộ
1. Thủ tục Đăng ký việc giám hộ.
2. Thủ tục Đăng ký chấm dứt việc giám hộ. Điều 9. Đăng ký việc
nhận con, cha, mẹ. Hộ tịch
SVTT: Nguyễn Xuân Hưng trang: 21

Báo cáo tốt nghiệp thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thế Tài
1. Thủ tục Thay đổi, cải chính hộ tịch cho người dưới 14 tuổi.
2. Thủ tục Bổ sung hộ tịch.
3. Thủ tục Cấp bản sao giấy tờ hộ tịch.
Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến bất động sản tại
UBND thị trấn
1. Thủ tục Chứng thực hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông
nghiệp của hộ gia đình, cá nhân.
2. Thủ tục Chứng thực hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

và tài sản gắn liền với đất.
3. Thủ tục Chứng thực hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
4. Thủ tục Chứng thực hợp đồng mua bán tài sản gắn liền với đất.
5. Thủ tục Chứng thực hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất và tài
sản gắn liền với đất.
6. Thủ tục Chứng thực hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất.
7. Thủ tục Chứng thực hợp đồng tặng cho tài sản gắn liền với đất.
8. Thủ tục Chứng thực hợp đồng thuê quyền sử dụng đất và tài sản
gắn liền với đất.
9. Thủ tục Chứng thực hợp đồng thuê quyền sử dụng đất.
10. Thủ tục Chứng thực hợp đồng thuê tài sản gắn liền với đất.
11. Thủ tục Chứng thực hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và tài
sản gắn liền với đất.
12. Thủ tục Chứng thực hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất.
13. Thủ tục Chứng thực hợp đồng thế chấp tài sản gắn liền với đất.
14. Thủ tục Chứng thực hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất và
tài sản gắn liền với đất.
15. Thủ tục Chứng thực hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất.
16. Thủ tục Chứng thực hợp đồng góp vốn bằng tài sản gắn liền với
đất.
Chứng thực khác
SVTT: Nguyễn Xuân Hưng trang: 22

Báo cáo tốt nghiệp thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thế Tài
1. Thủ tục Cấp bản sao từ sổ gốc.
2. Thủ tục Chứng thực bản sao từ bản chính.
3. Thủ tục Chứng thực chữ ký.
4. Thủ tục Chứng thực giấy ủy quyền.
5. Thủ tục Chứng thực hợp đồng ủy quyền.
6. Thủ tục Chứng thực di chúc.

7. Thủ tục Chứng thực văn bản từ chối nhận tài sản thừa kế.
8. Thủ tục Chứng thực văn bản phân chia tài sản thừa kế.
9. Thủ tục Chứng thực văn bản nhận tài sản thừa kế.
10. Thủ tục Chứng thực việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng.
1.2. Lĩnh vực xây dựng, đất đai.
Lĩnh vực xây dựng
1. Thủ tục Cấp giấy phép xây dựng nhà ở nông thôn (Đối với nhà ở
riêng lẻ tại những điểm dân cư nông thôn đã có quy hoạch xây dựng được
duyệt thuộc địa giới hành chính do xã quản lý).
2. Thủ tục Gia hạn giấy phép xây dựng nhà ở nông thôn.
3. Thủ tục Cấp giấy phép xây dựng tạm nhà ở nông thôn.
4. Thủ tục Xác nhận có nhà ở (để làm thủ tục nhập hộ khẩu).
Lĩnh vực đất đai
1. Thủ tục Chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp giữa hai hộ gia
đình, cá nhân.
2. Thủ tục Cung cấp thông tin đất đai từ hồ sơ địa chính.
2/. Quy trình tiếp nhận, giải quyết và trả hồ sơ hành chính theo
cơ chế “một cửa” tại UBND thị trấn Củng Sơn.
Thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND thị
trấn Củng Sơn được thực hiện theo quy trình sau:
Bước 1: Tổ chức, công dân có yêu cầu giải quyết công việc trực tiếp
liên hệ với bộ phận “tiếp nhận hồ sơ hành chính”.
SVTT: Nguyễn Xuân Hưng trang: 23

Báo cáo tốt nghiệp thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thế Tài
Bước 2: Cán bộ bộ phận “ tiếp nhận hồ sơ hành chính” tiếp nhận hồ
sơ của công dân, tổ chức và thực hiện các công việc sau:
- Kiểm tra hồ sơ: Nếu hồ sơ chưa đầy đủ phải hướng dẫn cụ thể để
công dân, tổ chức bổ sung, những trường hợp không thuộc thẩm quyền giải
quyết hoặc không phải đối tượng giải quyết thì giải thích rõ đồng thời

hướng dẫn để tổ chức, công dân đến nơi có thẩm quyền giải quyết theo quy
định của pháp luật
- Sau khi kiểm tra hồ sơ đã đúng và đủ theo quy định thì vào sổ theo
dõi; viết phiếu nhận; ghi giấy hẹn trả kết quả giải quyết.
Bước 3: Tập hợp hồ sơ, viết phiếu chuyển cho các bộ phận chuyên
môn ký nhận giải quyết, tổng hợp số lượng hồ sơ nhận và lệ phí thu được
trong ngày
Bước 4: Bộ phận chuyên môn ký nhận và chịu trách nhiệm giải quyết
các thủ tục hành chính đó bao gồm những công việc như:
- Thẩm định hồ sơ, tham mưu giải quyết, trình lãnh đạo ký, sau đó
chuyển về bộ phận “ tiếp nhận hồ sơ hành chính”.
- Nếu hồ sơ cần bổ sung hoặc hồ sơ không hợp lệ, cán bộ chuyên
môn thông báo cho bộ phận “ tiếp nhận hồ sơ hành chính”, cán bộ bộ phận
này chịu trách nhiệm giải thích hoặc hướng dẫn cho công dân bổ sung.
Bước 5: Cán bộ bộ phận “ tiếp nhận hồ sơ hành chính” nhận lại hồ sơ
từ bộ phận chuyên môn;
- Đóng dấu;
- Ghi sổ theo dõi;
- Thu lệ phí, phí theo quy định;
SVTT: Nguyễn Xuân Hưng trang: 24

Báo cáo tốt nghiệp thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thế Tài
- Trả kết quả cho công dân, tổ chức.
Các bước trên được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ: Quy trình giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “ một
cửa” tại UBND thị trấn Củng Sơn.

3/. Cơ chế “một cửa liên thông” trong giải quyết thủ tục hành
chính tại UBND thị trấn Củng Sơn
3.1. Những thủ tục hành chính áp dụng giải quyết theo cơ chế

“một cửa liên thông”.
1. Giải quyết chế độ trợ cấp một lần và mai táng phí đối với người có
công với cách mạng (Người hoạt động cách mạng, gia đình liệt sỹ, thương
binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách
mạng) khi từ trần.
2. Giải quyết chế độ trợ cấp một lần theo Nghị định số 59/2003/NĐ-
CP của Chính phủ đối với thân nhân người có công với cách mạng (người
hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày, người hoạt
động kháng chiến giải phóng dân tộc) đã chết trước ngày 01/01/1995.
3. Giải quyết trợ cấp đột xuất đối với thương binh, thân nhân liệt sĩ
đặc biệt khó khăn bằng nguồn ngân sách quận.
4 Đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận thương binh, bệnh binh, gia đình
liệt sỹ, Bằng "Tổ quốc ghi công".
SVTT: Nguyễn Xuân Hưng trang: 25

Tổ chức, công
dân
Bộ phận tiếp
nhận hồ sơ hành
chính
(Cán bộ văn
phòng- thống kê
và tư pháp hộ
tịch)
Công chức
chuyên môn
theo từng lĩnh
vực
Chủ tịch
phường

hoặc phó
chủ tịch
phường

×