Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Nội dung các quyền của người biểu diễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.5 KB, 15 trang )

Nội dung các quyền của người biểu diễn
LỜI MỞ ĐẦU
Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam được Quốc hội Nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam khoá XI kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 và
có hiệu lực vào ngày 01 tháng 07 năm 2006, là luật quy định về quyền tác giả,
quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với
giống cây trồng và việc bảo hộ các quyền đó.
Việc tìm hiểu, nghiên cứu về quyền tác giả cũng như những quy định
xung quanh về quyền này thật sự là cần thiết cho mỗi chúng ta, trong đó đặc
biệt là quyền của người biểu diễn. Vậy, quyền của người biểu diễn là gì ? Tại
sao lại phải bảo hộ quyền của người biểu diễn ? Nó có liên quan như thế nào với
quyền tác giả ?
Xuất phát từ những vấn đề đó, tác giả xin phép được trình bày nghiên cứu
với đề tài: “Nội dung các quyền của người biểu diễn”.
Bố cục của đề tài gồm 3 chương:
Chương I: Những lý luận chung về quyền của người biểu diễn
Chương II: Nội dung các quyền của người biểu diễn
Chương III: Các giải pháp, kiến nghị
CHƯƠNG I
Tiểu luận môn Sở hữu trí tuệ trong TMQT - Dương Văn Khôi 1
Nội dung các quyền của người biểu diễn
NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI BIỂU DIỄN
1/- Quyền của người biểu diễn:
Quyền của người biểu diễn là loại hình quyền được hầu hết luật pháp các
quốc gia, trong đó có Luật Sở hữu trí tuệ Việt Namcông nhận và bảo hộ. Tuy
nhiên, tại Việt Nam do tính chất phức tạp của loại hình quyền này, cũng như do
nhận thức của các chủ thể có liên quan còn hạn chế nên công tác bảo hộ quyền
của người biểu diễn gặp nhiều khó khăn. Để góp phần nâng cao hiệu quả công
tác bảo hộ quyền của người biểu diễn, các chủ thể liên quan mà trước hết là
người biểu diễn cần nắm vững các quy định pháp luật về quyền của người biểu
diễn, cũng như lý giải được tại sao pháp luật công nhận quyền của người biểu


diễn và điều kiện của người biểu diễn được bảo hộ.
2/- Khái niệm người biểu diễn:
Một tác phẩm có thể đến với công chúng bằng nhiều con đường khác
nhau, nhưng thông qua người biểu diễn với sự cảm thụ và thể hiện sáng tạo của
mình thì tác phẩm trở nên sinh động và có sức truyền thụ tới công chúng nhanh
nhất. Chính vì vậy, dù các hình thức giải trí ngày càng đa dạng nhưng số lượng
người biểu diễn không ngừng gia tăng và nền công nghiệp biểu diễn vẫn không
ngừng phát triển. Người biểu diễn là cầu nối giữa tác giả và công chúng, góp
phần truyền bá, lưu giữ và phát triển các tác phẩm có giá trị, do đó pháp luật đã
công nhận và bảo hộ các quyền của người biểu diễn đối với cuộc biểu diễn của
mình.
Quy mô và tính chất cuộc biểu diễn không ảnh hưởng đến quyền của
người biểu diễn. Cuộc biểu diễn có thể chỉ đơn giản có một người biểu diễn như
nhạc công độc tấu một bản nhạc, cũng có thể có rất nhiều người biểu diễn cùng
tham gia như một bộ phim, một vở kịch hay một buổi biểu diễn ca nhạc lớn. Để
Tiểu luận môn Sở hữu trí tuệ trong TMQT - Dương Văn Khôi 2
Nội dung các quyền của người biểu diễn
thực hiện một cuộc biểu diễn lớn như vậy thường cần có sự hợp tác của rất
nhiều người nhưng chỉ những người trực tiếp trình diễn, thể hiện tác phẩm mới
được coi là người biểu diễn và về nguyên tắc họ là chủ sở hữu quyền đầu tiên
đối với cuộc biểu diễn.
Những ai được coi là người biểu diễn được quy định rõ tại điều 3 (a)
Công ước quốc tế bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm và tổ chức
phát sóng (Công ước Rome): “Người biểu diễn là các diễn viên, ca sĩ, nhạc
công, vũ công và các người khác nhập vai, hát, đọc, ngâm, trình bày hoặc biểu
diễn khác các tác phẩm văn học, nghệ thuật”. Trong Hiệp ước của WIPO về
biểu diễn và bản ghi âm (Hiệp ước WPPT) năm 1996, khái niệm người biểu
diễn được mở rộng, ngoài những chủ thể tương tự được liệt kê trong Công ước
Rome, người biểu diễn còn bao gồm người trình bày các hình thức thể hiện dân
gian. Giống như mọi khái niệm pháp lý, khái niệm người biểu diễn không chỉ

biến đổi theo thời gian mà còn có những khác biệt theo phạm vi lãnh thổ. Pháp
luật các nước tuỳ thuộc điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội và kỹ năng lập pháp
đã có những điều chỉnh trong việc đưa ra khái niệm người biểu diễn và cuộc
biểu diễn, cũng như điều kiện để được bảo hộ quyền của người biểu diễn. Trên
cơ sở khái niệm người biểu diễn của Công ước Rome, Điều 16 Luật Sở hữu trí
tuệ Việt Nam liệt kê các tổ chức, cá nhân được bảo hộ quyền liên quan theo
pháp luật Việt Nam, trong đó quy định trực tiếp người biểu diễn gồm: “diễn
viên, ca sĩ, nhạc công, vũ công và những người khác trình bày tác phẩm văn
học, nghệ thuật”.
3/- Lý do bảo hộ quyền của người biểu diễn:
Không khó để nhận ra người biểu diễn đã đóng góp không nhỏ sức sáng
tạo trong quá trình biểu diễn các tác phẩm, vì vậy các công ước quốc tế, cũng
như luật pháp các quốc gia đã thừa nhận và bảo hộ quyền của người biểu diễn.
Tuy nhiên, mức độ bảo hộ của các nước không đồng nhất. Một số nước đã coi
Tiểu luận môn Sở hữu trí tuệ trong TMQT - Dương Văn Khôi 3
Nội dung các quyền của người biểu diễn
cuộc biểu diễn là một sản phẩm sáng tạo độc lập và người biểu diễn hưởng các
quyền riêng biệt. Ví dụ, Luật Bản quyền, thiết kế và sáng chế năm 1988 của
Anh quy định Quyền của người biểu diễn: “độc lập với bất cứ quyền tác giả,
quyền nhân thân đối với tác phẩm được biểu diễn hay bất kỳ bộ phim, bản ghi
âm, chương trình phát sóng, hoặc chương trình cáp nào có trong buổi biểu diễn
và bất kỳ quyền và nghĩa vụ nào khác …” Điều 7.1 Luật Bản quyền Đài Loan
cũng khẳng định người biểu diễn trình diễn tác phẩm hoặc các thể hiện dân gian
được bảo hộ độc lập. Việc bảo hộ quyền của người biểu diễn không ảnh hưởng
đến quyền tác giả của tác phẩm gốc. Trong khi nhiều nước khác nhận định
người biểu diễn chỉ đơn thuần trình diễn lại tác phẩm, mức độ sáng tạo thấp hơn
so với các tác phẩm thông thường, do đó cho người biểu diễn được hưởng
quyền đối với buổi biểu diễn của mình ở cấp độ thấp hơn dưới dạng quyền liên
quan đến quyền tác giả (sau đây gọi tắt là quyền liên quan). Ví dụ, tại Mục II
Chương II Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam về nội dung, giới hạn quyền và thời

hạn bảo hộ quyền liên quan đã liệt kê các đối tượng được bảo hộ quyền liên
quan, trong đó Quyền của người biểu diễn được quy định tại Điều 29.
Dù cuộc biểu diễn được bảo hộ như một sản phẩm sáng tạo độc lập hay
như một đối tượng của quyền liên quan, việc bảo hộ quyền của người biểu diễn
là rất cần thiết. Bởi sự phát triển của công nghiệp ghi âm, công nghiệp điện ảnh
và đặc biệt gần đây là Internet đã giúp người biểu diễn định hình, sao chép và
truyền phát cuộc biểu diễn của mình tới đông đảo công chúng một cách nhanh
chóng, nhưng cũng chính những bản sao cuộc biểu diễn đó đã ảnh hưởng
nghiêm trọng tới khả năng kiểm soát công chúng tiếp cận với cuộc biểu diễn.
Nếu như đối với buổi biểu diễn trực tiếp chỉ cần thông qua kiểm soát vé vào cửa
là có thể khống chế được công chúng tiếp cận buổi biểu diễn, thì nay với vô số
bản sao băng từ hay bản lưu dưới dạng điện tử, khả năng kiểm soát và khống
chế các cá nhân, tổ chức tiếp cận, sử dụng và khai thác cuộc biểu diễn của người
biểu diễn bị thu nhỏ, khả năng thụ hưởng thù lao, thu hồi chi phí và đầu tư cho
Tiểu luận môn Sở hữu trí tuệ trong TMQT - Dương Văn Khôi 4
Nội dung các quyền của người biểu diễn
cuộc biểu diễn bị đe doạ. Vì vậy yêu cầu bảo hộ quyền của người biểu diễn càng
trở nên bức thiết.
Mặt khác, việc bảo hộ quyền liên quan, trong đó có quyền của người biểu
diễn, góp phần củng cố và hoàn thiện cơ chế bảo hộ quyền tác giả. Khi quyền
của người biểu diễn được bảo hộ, người biểu diễn nhận được thù lao tương
xứng với công sức đã bỏ ra trong quá trình thể hiện, truyền bá tác phẩm sẽ càng
nỗ lực truyền tải các sản phẩm sáng tạo của các tác giả, nâng cao giá trị của các
tác phẩm. Đồng thời khi biểu diễn các tác phẩm, người biểu diễn trước tiên phải
tuân thủ các nghĩa vụ xin phép và trả tiền bản quyền cho tác giả theo quy định
của pháp luật, khi đó tác giả được thụ hưởng các quyền mà pháp luật cho phép.
4/- Cuộc biểu diễn được pháp luật bảo hộ:
Các công ước quốc tế và pháp luật các quốc gia đã công nhận và quy định
về quyền của người biểu diễn. Tuy nhiên, không phải bất kỳ người tham gia
cuộc biểu diễn nào cũng đều là đối tượng được bảo hộ quyền liên quan. Theo

quan điểm của luật sở hữu trí tuệ, chỉ những người tham gia vào cuộc biểu diễn
các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học mới được hưởng các quyền của
người biểu diễn. Để xác định thế nào là một tác phẩm văn học, nghệ thuật và
khoa học lại cần đối chiếu với khái niệm tác phẩm theo quy định của pháp luật
từng nước. Theo luật Việt Nam, tác phẩm là “sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực
văn học, nghệ thuật và khoa học thể hiện bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức
nào” (khoản 7 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ). Do đó, mọi thành quả của quá trình
sáng tạo trong văn học, nghệ thuật hay khoa học đã được định hình đều có thể
trở thành đối tượng để biểu diễn và người biểu diễn các thành quả đó sẽ được
hưởng các quyền của người biểu diễn theo quy định pháp luật.
Theo nguyên tắc hiệu lực lãnh thổ của luật bản quyền, nơi thực hiện cuộc
biểu diễn cũng là một trong những điều kiện bảo hộ cuộc biểu diễn. Pháp luật
các nước thường chỉ bảo hộ cuộc biểu diễn của công dân nước mình, cuộc biểu
Tiểu luận môn Sở hữu trí tuệ trong TMQT - Dương Văn Khôi 5
Nội dung các quyền của người biểu diễn
diễn được thực hiện trên phạm vi lãnh thổ quốc gia mình và các trường hợp
khác tuỳ thuộc vào các Hiệp định song phương hoặc đa phương về các vấn đề
có liên quan mà quốc gia tham gia hoặc ký kết. Khoản 1 Điều 17 Luật Sở hữu
trí tuệ Việt Nam quy định với các cuộc biểu diễn mà người biểu diễn là công
dân Việt Nam dù được thực hiện tại Việt Nam hoặc nước ngoài đều được Pháp
luật Việt Nam bảo hộ. Ngoài ra, cuộc biểu diễn do người nước ngoài thực hiện
tại Việt Nam cũng được bảo hộ theo pháp luật Việt Nam và một số trường hợp
cụ thể khác theo quy định của pháp luật.
CHƯƠNG II
NỘI DUNG CÁC QUYỀN CỦA NGƯỜI BIỂU DIỄN
Tiểu luận môn Sở hữu trí tuệ trong TMQT - Dương Văn Khôi 6

×